WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tài tử Đơn Dương bị ép rời khỏi Việt Nam như thế nào?

Hồi đầu thế kỷ, nhân dịp 25 năm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Hollywood sản xuất nhiều cuốn phim về đề tài này. Ngoài phim về chiến tranh, còn có phim về nước Việt Nam, và một số phim về người Việt Nam tại Mỹ.

Một trong những cuốn phim về chiến tranh làm ra vào thời đó, là phim We Were Soldiers, làm năm 2002 với Mel Gibson trong vai chính. Ngay trong cuối tuần đầu tiên khởi chiếu, cuốn phim đã thu về hơn $20 triệu tiền vé. Chuyện của phim này là trận Ia Drang.

Một cuốn phim về người Việt Nam di tản năm 1975, là cuốn Green Dragon, do Timothy Linh Bùi đạo diễn, một cuốn phim độc lập, sản xuất không qua các studio lớn, nhưng cũng kéo được sự tham gia của hai diễn viên lớn là Patrick Swayze (phim Ghost) và Forest Whitaker (giải Oscar 2007).

Tài tử Đơn Dương trong phim We Were Soldiers, đóng vai viên trung tá chỉ huy quân đội Bắc Việt trong trận Ia Drang.

Một diễn viên Việt Nam xuất hiện trong cả hai phim đó, là Đơn Dương. Trong We Were Soldiers, một đội quân Mỹ 365 người bị một sư đoàn Bắc Việt bao vây và cả hai bên đều chiến đấu dũng cảm. Cuốn phim chuyển qua chuyển lại giữa cái nhìn của bên Mỹ và cái nhìn của bên Bắc Việt. Mel Gibson đóng vai trung tá chỉ huy phía Mỹ. Đơn Dương đóng vai Trung tá (sau này là tướng) Nguyễn Hữu An, người chỉ huy bên Bắc Việt.

Trong Green Dragon, Đơn Dương đóng vai một ông bố đưa gia đình đi di tản sau 30 tháng 4. Họ tới được trại tỵ nạn trong Camp Pendleton. Patrick Swayze đóng vai viên sĩ quan phụ trách người tỵ nạn, còn Forest Whitaker đóng vai một anh lính đầu bếp, anh dùng tranh vẽ của mình để làm quen với một em bé tỵ nạn và qua em bé học thêm về văn hóa Việt Nam. Trong phim, có một đoạn Đơn Dương cầm ghi ta hát bài “Sài Gòn niềm nhớ không tên” của nhà văn Nguyễn Đình Toàn: “Sài Gòn ơi, ta nhớ người như người đã mất tên, như dòng sông nước quẩn quanh buồn.”

Niềm vui với hai cuốn phim Hollywood chưa trọn, khi Đơn Dương về tới Việt Nam thì bị hạch sách quấy nhiễu.

Báo chí thời đó chạy nhiều bài viết tố cáo Đơn Dương bằng những lời lẽ rất nặng – loại lời lẽ mà có thể khiến Đơn Dương bị tù, bị kết án tử hình – những chữ như “phản động,” “phản bội,” “bán nước.” Cả các con Đơn Dương cũng bị đấu tố, và quán nhậu nơi Đơn Dương mở chung với gia đình bị đập phá.

Phim “Mê thảo thời vang bóng,” chỉ vì có Đơn Dương đóng trong đó, cũng gặp khó khăn khi muốn được chiếu ở các đại hội điện ảnh, liên hoan phim ở ngoại quốc.

Những điều này khiến Hollywood để ý. Giới đạo diễn, diễn viên, các nhà báo chuyên đề Hollywood, xưa nay vốn ít quan tâm đến chính trị ở nơi xa xôi, hoặc có cảm tình với nước Việt Nam sau chiến tranh, bỗng nhìn thấy một sự thật khác ở đất nước đó.

Một thỉnh nguyện thư, mang những chữ ký nổi tiếng của giới điện ảnh Mỹ, được chuyền tay nhau kêu gọi Việt Nam ngưng áp bức gia đình Đơn Dương.

Đồng thời, họ liên lạc với các chính trị gia Mỹ, yêu cầu chính phủ Mỹ can thiệp.

Trong số tài liệu Wikileaks lộ ra, tên tuổi Đơn Dương xuất hiện nhiều lần. Một trong những lần sớm nhất là công điện đề ngày 1 tháng 10, 2002, mang tựa đề “Cuộc họp với Trợ lý Bộ trưởng Hùng.”

Mục đích của cuộc họp giữa ông Nguyễn Đức Hùng (sau này là đại sứ ở Singapore và ở Canada) là chuẩn bị cho hội nghị APEC, nơi Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ gặp Tổng thống George W. Bush. Tuy nhiên, ông Hùng đã phải nghe Đại sứ Ray Burghardt nêu vấn đề Đơn Dương.

Ông Burghardt nói “báo chí quốc tế cũng như rất nhiều thư từ các nhân vật điện ảnh Hollywood” cho rằng Đơn Dương bị tịch thu hộ chiếu và bị dọa sẽ còn bị phạt nặng hơn nữa. Rồi ông yêu cầu ông Hùng hỏi bên văn hóa sự thật là thế nào.

Cũng khoảng cùng lúc đó, bên Mỹ chuẩn bị sắp xếp để Đơn Dương có thể đi định cư được nếu muốn. Một công điện 2 ngày sau, đề ngày 3 tháng 10, là công điện của tòa đại sứ tại Hà Nội xin Bộ Ngoại giao phê chuẩn hồ sơ tỵ nạn cho diễn viên Bùi Đơn Dương, vợ, và hai con. Công điện này cho biết trước đây bà Suzie Bùi, chị của Đơn Dương và là mẹ của hai đạo diễn Timothy Linh Bùi (Green Dragon) và Tony Bùi (Ba Mùa), đã có làm giấy bảo lãnh rồi nhưng sau này không tiếp tục nữa nên hồ sơ đã đóng. Miêu tả tình hình của Đơn Dương, tòa đại sứ viết:

“Bùi bị đối diện với cả một phong trào lớn tiếng chống lại cá nhân ông, hầu hết vì vai đóng trong phim ‘We Were Soldiers’ của Mỹ nhưng cũng vì các vai trước đây trong hai phim quốc tế ‘Three Seasons’ và ‘Green Dragon.’ Ông bị tố cáo không chính thức vào tội ‘phản bội tổ quốc,’ một lời tố cáo đáng quan ngại tại Việt Nam, nơi mà hiến pháp bắt buộc mọi công dân ‘bảo vệ thống nhất đất nước.’”

Bản công điện viết tiếp:

“Hộ chiếu của Bùi đã bị tịch thu, ông dường như đã bị cấm ra nước ngoài đóng phim vào tháng 11, và có những nỗ lục để cấm ông diễn – nghề kiếm sống duy nhất của ông – trong ít nhất 5 năm nữa.”

Không chỉ dùng pháp luật áp chế, Đơn Dương còn bị sách nhiễu như trong một cuộc đấu tố:

“Ông bị quấy nhiễu mỗi tối với điện thoại của an ninh gọi tới, bị theo dõi mỗi khi ra khỏi nhà, và cho biết bạn bè và hàng xóm lo sợ tránh né. Ông bị công an thẩm vấn hôm 2 tháng 10 và tỏ vẻ lo sợ là sắp bị bắt giam, mặc dù lý do để bắt thì không ai nói rõ cho ông trừ những điều đã nói ở trên. Ông đã bị gọi là ‘kẻ phản bội’ trong báo chí của nhà nước và của đảng Cộng sản.”

Nửa năm sau, Đơn Dương được xuất ngoại với vợ con. Cùng đi với gia đình ra Tân Sơn Nhất là nhân viên tòa tổng lãnh sự, và họ về kể lại trong công điện ngày 10 tháng 4, 2003, với tựa đề nặng nề: “Sách nhiễu tới phút chót.”

Đó là sau khi Đơn Dương đã bị sách nhiễu, các con ông cũng bị làm khó dễ trong trường, và côn đồ tới phá nhà hàng của gia đình ông, bản công điện viết. Ông bị gọi lên công an phường, ông khất, rồi cuối cùng ra đi mà không lên gặp công an.

Khác với nhiều lần trước, lần này hải quan không cho nhân viên tòa tổng lãnh sự vào trong để tiễn người. Khi được hỏi tại sao thì mỗi người trả lời mỗi khác. Có người bảo nhân viên lãnh sự “chỉ được tiễn công dân nước họ.” Có người bảo “khu vực hải quan không cho phép nhân viên lãnh sự vào” – trong khi thật ra thì “mới thứ Sáu tuần trước thì không có luật đó.” Rồi khu vực công an cửa khẩu cũng được cho là không cho phép vào, và “một lần nữa, mới thứ Sáu tuần trước thì không như thế.”

Một người quay phim, tự xưng là của Truyền hình Việt Nam, theo quay phim gia đình Đơn Dương rời nước, đi qua luôn chặng kiểm soát.

Đến chỗ khai hải quan, nhân viên tòa tổng lãnh sự bị chặn lại. Lý do này nọ được đưa ra. Nhân viên tổng lãnh sự quán bảo, mới thứ Sáu tuần trước chúng tôi không bị chặn, thì hải quan chỉ nhún vai lắc đầu bảo, luật trên thay đổi rồi.

Hai người cấp trên tới, nhưng thay vì giải quyết cho lãnh sự vào trong, một trong hai người bắt đầu khám xét hành lý gia đình Đơn Dương “một cách chậm chạp và ôi trời ơi kỹ càng làm sao,” công điện viết. Một nhân viên lãnh sự Úc cũng tới và cũng không được cho vào trong.

Tuy không được vào, nhưng nhân viên lãnh sự cũng đứng nhìn và thấy gia đình bị đưa vào một phòng nhỏ, nơi có ít nhất 8 viên hải quan bu vào lục soát hành lý gồm 6 va li và 3 thùng. Họ lục từng món hàng. “Họ chụp nhiều tấm ảnh của đồ đạc, quần lót bị giơ lên soi ánh đèn.”

Sau một giờ lục soát, hải quan cho phép gia đình gói đồ lại, lại chạy qua X-ray, rồi đẩy đi. Đơn Dương được đưa qua một quày khác, rồi bị bắt phải ký một xấp giấy tờ – “phải hứa hẹn cái gì thì chúng tôi không biết,” công điện viết.

Hãng EVA đã phải giữ máy bay lại trong 15 phút để chờ gia đình Đơn Dương. “Qua cửa kính, nhân viên lãnh sự quan sát thấy gia đình đi qua được hành lang xuất phát, đi thẳng tới cầu qua máy bay. Người ‘quay phim’ tiếp tục quay cho tới phút chót, trong khi một đám đông nhân viên an ninh đứng đầy phòng đợi của người đi.”

Chuyến bay cất cánh lúc 3:15, với gia đình Đơn Dương trên đó, bay qua California với bà Suzie Bùi, chị ông.

Ông đã, như công điện viết, bị chính quyền “xua đuổi ra khỏi quê hương mình.”

Nguồn: Vũ Quý Hạo Nhiên (Người Việt)

 

16 Phản hồi cho “Tài tử Đơn Dương bị ép rời khỏi Việt Nam như thế nào?”

  1. Hồng Vân , Hồng Đào says:

    Bà Nội – San Jose chỉ được cái NÓI ĐÚNG NHƯ SỰ THẬT mà thôi .
    SỰ THẬT – Thuốc Đắng dã Tật như thế nào , cứ dòm những bản mặt đang nhăn nhó và kêu trời , của mấy con bệnh bị Bà Nội bắt đúng mạch ở đây thì rõ .
    Vâng . Thưa Bà Nội ! Sự Thật – nói thẳng ra dù đắng thế , nhưng còn tốt hơn vạn lần sự màu mè giả tạo của thân phận mấy kẻ lang thang nơi xó trời ngoại bang không bao giờ về được Quê Mẹ Việt Nam .

  2. Xin mạn phép Lê Thiện Ý nói thêm cho quý chiến hữu rõ câu nói : “…cột đèn còn muốn đi nữa là…” là câu nói của Nghệ Sĩ Hài Miền Nam Trần Văn Trạch, nói khi được phỏng vấn sau khi vượt biên thành công. Ông là em ruột của GSTS Trần van Khuê, một lão trí thức mê XHCN, chẳng giúp được gì cho phong trào Tự do Dân chủ Đa nguyên, thật đau buồn cho thanh niên hậu sinh ngày nay quá, cũng giống như những trí thức VN theo voi hít bã mía ngày nay. Kính chào.

  3. @Bà Nội-San Jose. Tài tử Đơn Dương đáng ghét vì hai mặt, thế ông Hồ Chí Minh, Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc…thì mấy mặt, ông ta có đáng nguyền rủa không hỉ.

  4. côngtằngtônnửthịmẹt says:

    Chúng ta không nên về huà với ọn CS thoá mạ ĐD .Anh làmột nghê sỉ,dù đời tư anh ,theo báo chí không được tốt đẹp (có nghệ sỉ nướcnàomà không có tiếng xấu,b6 bối trong v/đ tình cảm,yêu dương thác loạn đâu chứ ?) .Riêng về 2 cuốn phim anh đóng cho Mỷ thì đó chỉ vì nghề nghiêp (Đả mang lấy nghiệp vào thân/Củng đừng trách lẩn trời gần trời xa (ĐTTT) ,Mà củng kh6ng có chi qúa đáng vì dù sao thì nước Mỷ củng ,bây giờ đang đả trở lại VN và con cháu các “cụ’ củng thích “qi mả ” (ngay các cụ củng vậy,ví dù ao Mỷ củng là thiên đường (Nếu không thì sao con cháu BCT/CS họ lại ởMỷ ,lấy con ngụy và vào dân Mỷ,xây dựngcơ ngơi cho một kh gió nổi phong ba,cha con lại đoàn tụ trên miền đất hưá (như 3 con của thủdủng/dù chachúng làm thân với Mỷ nhưng vẩn ngả theo chú Ba Tàu ?)
    Còn phi “chúng ta là lính” hỉì gióng như cai tưa.VC hay Mỷ gí củng là lính bảo vệ cho chính thể củamính (cho VNCH,cho Mỷ cho CS,Nga Tàu).nghỉa la dù đối đầu,dù trăm mưu ngàn kế tiêu dệt nhau chúng ta vẩn là lính cầm súng….Vả lại tụi VC đê hèn,bần tiện nên không có lòng cờimở của một kẻxưng là chiên thăng cuôc chiến (thực tế75)
    Họ htiêú cái tinh anh hùng mả thươngcủa Mỷ làmphim ca ngợi người Nhật trong trân Trân Châu Cảng…mà người đóng vai đô đốc Nhật trên biển làtài tử Nhật Bản….
    Đon Dương đả chếtXongmột kiếp người.Hơn nửa qua đây anh chẳng làm gì được có lợi cho phe nào,có hai cho ai. Còn chuyện tình như đ3 nói ở trên là chuyện thường tình của người nghệ sỉ có chút tăm tiếng .Mà biết đâucái bọn cộng gian theo chỉ thị ,đuổi tận giết tuyệt anh trên đất tự do này. Thôi thì anh chết củng như mọi ngườ bình thường ,tới số nên đả đi trước chúng ta một bưóc ,giả từ cuộc đời tạm bợ này.
    Nếu có đểy ,trách móc thì nên nớ tới một Chếlinh mà có lẻ khi muốn về Mỷ,vẩn cón rút iền dân hải ngoại ,nên đả dàn dung cái màn CA “chơi” CL ở Hà nội và về đây bao nhiêu người ca ngợi tội nghiệp Chế Linh,khn nức nở “giọng vàng,giọng kim cương” Ngày xưa nghe kể anh hát có thuê người vổ tay (mốtt này bây gờ củng thịnh hành cho các ca sỉ hát hoài không “lên nổi!”‘ ở VN) thì nay,sao anh không làm lại “chi6u” :củ? Cho nên đọc bài viết “ca” tên chàmphản bội này mà …cườikhông nổi.
    Ngoài chế chàm này còn ElvisPhương,Hương Làn ,lươnh tùngquang,thahtuyền vv và vv…mà ch,1.6 cứ ca ngợi mải kèm theo nhửng bài chống cộng ,THẬTXÔMTRÒ.
    Thôi thì,cứ mackeno,vì nếu phản đối thì lấy ca sỉ nào hát cho VIỆTKIỀU nghe !
    ..

  5. Mạc Đại says:

    Đơn Dương muối mặt lất nữ đại gia hạnh Phước lớn hơn mìnnh 14 tuổi , chắc mẫm phen này được hưởng thụ đã đời- nào ngờ đâu đứt bóng bất ngờ. Đau đớn quá-đau đớn thay .. Đúng là mưu sự tại nhân ….

  6. Hoàng Hựu says:

    Cộng sản muôn đời không bao giờ thay đổi bản chất cốt lõi của nó: đó là thù ghét tự do và chống lại các quyền con người. Các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của CSVN luôn chống lại các quyền tự do căn bản của công dân. Hiến pháp và luật pháp chỉ là công cụ được sử dụng để đàn áp và khủng bố công dân. Với cá nhân tôi không phải là fan của tài tử Đơn Dương, nhưng đích thực ông ta là một trong số hàng ngàn hàng triệu nạn nhân của đảng cộng sản.

    Muốn có tự do dân chủ, quyền con người được bảo vệ, công bằng xã hội được thực thi, đất nước và xã hội thăng tiến và phát triển, nền tảng đạo đức xã hội được tái lập…người dân Việt Nam cần hiểu rằng họ phải chấm dứt tiếp tay hoặc ủng hộ chế độ cộng sản lưu manh và trộm cướp hiện nay. CSVN từ trên xuống dưới chỉ là một lũ trộm cướp và lưu manh chuyên nghiệp.

  7. Đóng phim thôi chớ đâu là cái quái gì mà cũng bày đặc lên án phản bội , bán nước tội đồ dân tộc !
    Bọn CS tư tưởng còn rặt mùi hiếu chiến , bảo thủ không đúng người , đúng lúc !
    Toàn một lũ muội

  8. D.Nhật Lệ says:

    Đúng là miệng lưỡi…bà nội…cay độc qúa nhưng có nên cay độc như thế không ?
    Nói chung,đồng bào VN.không bao giờ thù ghét nhau,huống chi trường hợp Đơn Duơng bị bạo quyền
    kết án “bán nước,phản động…”,dù chưa bị xử trước toà án nào hết cùng với sự a dua nhảy vào đấm đá
    túi bụi ĐD.của báo chí gia nô gồm toàn tay sai,bồi bút.
    Chẳng lẽ VC.xử ác với ĐD.chưa đủ hay sao mà người hải ngoại còn nỡ lòng nào…ném theo môt cục đá ?
    Buồn cho nhân tình thế thái !

  9. Bà Nội - San Jose says:

    Đúng thôi !
    Kẻ 2 mặt , bao giờ cũng đáng ghét . Cũng như, không ai ưa lũ chiêu hồi .
    Đơn Dương trước đóng phim ca ngợi CSVN hết mức , sau lại đổi tính theo Mỹ đóng phim xuyên tạc sự thật ,như tự chửi chính mình … để rồi bị xua đuổi … về theo Mỹ… bỏ vợ cũ , theo bồ mới … lang thang …dính vào kiện tụng … cuối cùng chết nhạt nhẽo nơi xứ thiên đường ( dù kịp rất ân hận muốn tạ lỗi quay về với Quê Hương )
    Phải chăng , thân phận của những người sống 2 mặt và lưu vong , là thế ?

    • Hải Đăng says:

      Làm gì mà Bà Nội – San Jose phải lồng lộn với những lời cay đắng thế?
      Chắc là con gái của bà bị Đơn Dương xù, hay không để ý tới nên bà hận thù, cay nghiệt, ngay cả khi Đơn Dương đã từ trần hôm 7/12/2011?

  10. Lê Thiện Ý says:

    Từ vai trò “con cưng”, tài sản qúy, trở thành “tên tội đồ”, con ghẻ, bị miệt thị, húng hiếp mọi bề; tài tử Đơn Dương phải trải qua bao cay nhục tủi hờn, bị thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần.Cái giá phải trả cho cái nghề ưa thích cuả mình đối với chế độ độc tài đảng trị là quá lớn, đắt đỏ. Hành vi côn đồ, vô pháp vô thiên trong lúc Đ/D cùng gia đình ở phi trường chuẩn bị rời VN, trước sự chứng kiến cuả mọi người, cho thấy cái tàn độc, nghiệt ngã cuả cs là thế nào !
    Họ chỉ muá may, “diễn võ rừng”, làm trò cười cho ngoại nhân! Cây cột đèn còn muốn “đi” nưã là…!

Phản hồi