Thư gửi người em trong nhà tù
Paulus Lê Sơn thân mến
Anh vừa nhận được tin mẹ em đang hấp hối trên giường bệnh, anh gửi em mấy dòng này.
Kể từ cuộc điện thoại dang dở cuối cùng em gọi cho anh đến nay, em bị bắt bí ẩn và rồi cách biệt, chưa có một cơ hội nào để gặp lại em. Dù không gặp lại, nhưng hình ảnh em vẫn chưa khi nào nguôi trong trái tim mọi người.
Mọi người nhớ em không chỉ bởi những việc em đã làm, những hi sinh của em khi đã dấn thân cho sự thật và công lý, người ta còn nhớ em bởi những hoàn cảnh khắc nghiệt riêng em mà em đã chấp nhận, chịu đựng và vượt qua.
Anh đã về quê em khá nhiều lần, quê hương của Thánh Lê Bảo Tịnh – giáo xứ Trinh Hà thuộc Giáo phận Thanh Hóa. Có về đó mới thấy rằng cuộc “cách mạng tư tưởng và văn hóa” của đảng ta đã thắng lợi giòn giã ở nhiều nơi mà quê em là điển hình. Cũng có về đó, mới thấy được sự trưởng thành và hi sinh của em dấn thân cho những công việc chung, sự nghiệp chung là lớn lao đầy nhọc nhằn, vất vả. Một giáo xứ lâu đời, một nơi có đền Thánh tử đạo, nay số người theo đạo chỉ còn lác đác. Việc tồn tại một giáo xứ, một cơ sở của Giáo hội ngày nay chắc sẽ không bao giờ có nếu không có những giáo dân kiên định, vững vàng đầy hi sinh như ông ngoại em.
Biết em chưa lâu, gặp em chưa nhiều lắm nhưng để lại trong anh là hình ảnh của một thanh niên có những suy tư về việc chung, về giáo hội, đất nước và chấp nhận hi sinh vì Sự thật, Công lý. Nhớ những ngày sự kiện Tam Tòa của Giáo phận Vinh, em đã cố gắng thật nhiều để hiệp thông với các nạn nhân để nói lên sự thật ở đó và tinh thần của giáo dân GP Vinh. Những ngày sự kiện Đồng Chiêm xảy ra, em là một trong những người đầu tiên có mặt để sẻ chia với các nạn nhân. Rồi nhiều biến cố khác nữa, ít khi em từ nan, ít khi em bỏ cuộc.
Người ta còn nhớ hình ảnh em bên những thai nhi, bên những hành trình bảo vệ sự sống, chống lại cái ác, cái vô cảm của xã hội và đi giải quyết các hậu quả của những cuộc ăn chơi trác táng cho những ai đó là sản phẩm của đạo đức xã hội suy đồi.
Sơn thân mến
Anh biết rằng nếu cũng như những thanh niên khác chiếm đa số trong xã hội hiện nay, lớn lên lo chăm chăm cho mình cuộc sống vật chất, hưởng thụ mặc cho mọi sự xung quanh suy đồi, mặc cho giáo hội và xã hội lâm nguy, thì em cũng có thể tạo cho minh một cuộc sống không vất vả đến vậy. Nếu như em cũng nhiễm thói bịt mắt, che tai để yên ổn cho riêng bản thân mình với não trạng ích kỷ, thì đâu đến nỗi em chịu những vất vả như hôm nay.
Anh biết rằng, nhiều khi, những trăn trở của em không chỉ vì hoàn cảnh, vì cuộc sống xã hội mà thẳm sâu tự trái tim mình em băn khoăn, lo lắng cho Giáo hội, em phân vân khi bước những bước khó khăn trên bước đường Sự thật – Công Lý. Những bước đường đó em phải trả giá bằng sự khó khăn, thiếu thốn, sự hi sinh của riêng mình. Không chỉ có thế, em còn phải oằn lưng chống lại những lời chói tai, dị nghị ngay trong gia đình, làng xóm và ngay cả trong giáo hội.
Nhưng, đó là sự trả giá cần thiết và cần phải chấp nhận khi em xác định được mục tiêu phía trước của mình là Thiên Chúa, ngài là Đường, là Sự thật và là Sự sống để nhắm tới và bước đi bằng những hành động, lời nói, bài viết của mình.
Tất cả để sự thật được sáng tỏ, để những nạn nhân có tiếng nói.
Thế rồi, anh còn nhớ ngày 3/8/2011, buổi trưa hôm đó, cuộc gọi qua điện thoại của em báo cho anh biết em đang gặp một nhóm người lạ mặt, cuộc gọi dở dang và em biệt tích đến nay. Nhóm người đó đã bắt cóc em khi em chưa kịp có ai bên cạnh.
Gia đình em bàng hoàng, bạn bè em ngạc nhiên, người yêu em ngơ ngác. Người ta có thể kết cho em muôn vàn thứ tội tùy thích, hẳn em đã biết rồi, ở ta muốn ai có tội gì mà chẳng được. Còn anh, anh biết rằng đã đến lúc em phải chấp nhận trả giá cho việc nói lên Sự thật và Công Lý, điều mà ở đất nước này người ta đã không thích từ lâu.
Paulus Lê Sơn thân mến
Mẹ em, người phụ nữ quê mùa đã một thân một mình nuôi em lớn khôn, được học hành trong hi vọng. Giờ đây đang nằm hấp hối trên giường bệnh vẫn mỏi mòn ngóng tin em.
Còn em, em vẫn biệt tăm, ở trong nhà giam lạnh lùng kia, em có biết?
Anh gửi qua làn gió đông lạnh buốt hôm nay thổi vào trong đó cho em những lời này, ở đó em hãy cùng anh và mọi người cầu nguyện cho mẹ em. Cầu xin Chúa thương để mẹ em vượt qua khó khăn, đau khổ này để sống, để chờ ngày em về như lòng mẹ em đã mong ước từ những ngày ẵm em trên tay, một mình nuôi em khôn lớn đến hôm nay.
Cũng qua đây, anh muốn nhắc em rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, mọi người vẫn bên em trong sự hiệp thông của mọi tín hữu là con cái Chúa.
Xin Chúa Hài Đồng sẽ đến và mang bình an đến sớm cho em, cho gia đình, cho giáo hội và đất nước chúng ta.
Hà Nội, ngày chuẩn bị mừng Chúa Giáng sinh 2011
Blog Nguyễn Hữu Vinh
Nhà tôi trước đây có nuôi một con chó fốc (loại chó nhỏ xíu, xinh xinh, quen được nuông chiều để làm cảnh) nhưng hôm anh bạn đến chơi nhà, thấy anh bạn thích nó và nó cũng yêu mến anh bạn nên đã quyết định tặng nó cho anh bạn đem về nuôi. Một hôm rảnh rỗi ngồi ở sân nhà tôi gọi mấy anh bạn yêu chó đến chơi, ngồi ngắm lũ chó tôi thấy phì cười. Chuyện là khi hai anh bạn dắt 2 con chó, một fốc, một Ngao (loại chó có xuất xứ ở Tây Tạng, trông nó to và mặt mũi gớm ghếc như là con sư tử, ai nhìn cũng phát khiếp) vào đến sân, con fốc bỗng nhảy xổ ra từ tay người bạn, chĩa mõm vào Ngao xủa inh ỏi như là thể hiện sự dũng cảm đối với chủ, nó gầm gừ, biểu diễn mọi tư thế dũng mãnh trước con quái vật Ngao mới đến chơi, nó ra cái vẻ trước chủ rằng mình đang bảo vệ cho chủ, nó lao đến gần con Ngao rồi lại chạy ra xa, rồi lại lao đến, vừa lao đến nó vừa xủa chói cả tai, cứ như vậy – còn con Ngao thì chẳng làm gì, nó cứ đứng đó nhìn con nhãi ranh fóc biểu diễn. Khi tôi mời hai anh bạn vào nhà, con Ngao lừng lững đi vào nằm cạnh ghế ngồi của chủ (nó vẫn bình thản và lặng im) nhưng con fóc thì rầm rầm lao vào gầm gừ đe doạ, con Ngao bỗng ngáp một cái, con fốc dựng đứng cả lông gáy, nhảy vù một phát lên người bạn tôi và nằm im thin thít, mắt lấm la lấm lét, nhưng nó chỉ nằm im được một lát rồi thấy không có gì nguy hiểm, nó lại bắt đầu xủa ầm ĩ, nó nghĩ hành động của nó là anh hùng, thật buồn cười. Khi tôi dẫn hai bạn đi xem những cây cảnh tôi trồng, con foc giả bộ đi theo chủ, đến nửa trừng nó quay lại mon men theo tường, vòng qua ghế và cắn trộm con Ngao một cái vào đuôi rồi lao về phía chủ, con Ngao nhanh như chớp, vồ lấy cái hông đuôi của con fôc và tát một cái mạnh làm con fôc đau điếng, kêu ầm ĩ. Cũng may là con foc không có đuôi nên không bị bắt lại, chứ nếu nó bị Ngao bắt lại chắc cuộc đời nó chấm hết. Trọc tức Ngao chán rồi, fóc quay sang doạ nạt tôi (chủ cũ của nó), nó cũng vẫn những hành động như vậy, gầm gừ, lườm nguýt, đe doạ và xủa inh ỏi với tôi như thể người xa lạ khiến tôi hơi chạnh lòng, thú thực là tôi cũng đã có thời gian chăm sóc nó, nuôi nấng, dạy bảo nó và đôi khi còn tốn kém nhiều công sức đầu tư cho nó, kỳ vọng ở nó ấy thế mà nó lại quay đầu cắn lại tôi. Mặc dù tôi rất hiểu hoàn cảnh của nó hiện tại, trước mặt chủ mới, chủ cũ thì rất khó. Các cụ nói “ ăn cây nào, rào cây ấy” nhưng không nhất thiết phải thể hiện như vậy chứ. Nghĩ mà thương có con foc bởi vì nó cứ tưởng chủ nó có thể sẽ trừng trị được con Ngao nên cứ già mồm ông ổng suốt nghe mà sót rột, nó không biết được rằng nếu con Ngao mà điên lên thì đến chủ nó (chủ của con foc) cũng phải sợ vậy nên nó cứ thế làm càn. Bài học rút ra của con cho foc là nên biết mình là ai và đừng có “thùng rỗng kêu to”, không biết ơn thì thôi cũng không nên làm chủ cũ phải buồn phiền và đã đến nhà người khác rồi mà vẫn còn cậy chủ để làm càn thì sẽ có lúc đến ngay cả chủ của nó cũng chẳng thể làm gì được cả. Tuy nhiên bài học này con fóc sẽ chẳng bao giờ hiểu được vì nó chỉ là con chó thôi, có nói nó cũng không hiểu, nó chỉ hành động theo bản năng và những thói quen vốn có. Tôi tự nhủ mình sẽ không nuôi foc nữa.
Cách dựng truyện, cũng như cách viết (nửa trừng thay cho nửa chừng ….) này theo tôi thấy, giống hệt như anh chàng nickname Trần Công, ngoại hiệu Lão Tà, vốn sinh sồng và mần ăn ở Mút-Cu, thường viết ngày xưa trên DCV Online.
Giá mà các nick như Uncle Fox hay nguoivehuu nhào vô đây tiếp chuyện có lẽ hợp lắm và sẽ nổi đình nổi đám lên ngay.
Lại quên, có nick Nguyễn Bảo Tư vốn mê truyện comics bằng tranh, tham gia nữa lại càng dzui dzữ vào dịp năm cùng tháng tận !
Thú thực tôi vốn xưa nay không ưa các trò ẩn dụ, hay các công án bên Thiền ,hoặc bàn chuyện huyền giới (huyền hoặc), nên xin kính nhi viễn chi luôn. Đọc chơi cho biết, chứ íu muốn động não bồi tiếp.
Lão Ngoan
Mình biết một người tù người nhà lên thăm báo tin mẹ mất, ông quay mặt đi im lặng đến hết giờ “thăm nuôi” rồi vào. Mình cũng biết chuyện một người tù ngày về thấy ảnh mẹ trên bàn thờ mới biết. Thằng Dũng, thằng Trọng, thằng Sang và những thằng cộng phỉ khác chắc chắn cũng sẽ vui vầy ấm áp với con cháu nó những ngày lễ cuối năm… Sao chúng nó độc ác quá!
4 tên đó giống Gadafi mà !
Không ác sao giết người , ăn cắp ngày , lừa bịp được .
Một tín hửu đẹp ! Một hình ảnh trong sáng mà buồn