WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vì sao Trung Quốc không thể chọn được lãnh đạo tài giỏi?

Ảnh: Giang Trạch Dân (Minoru Iwasaki-Pool/Getty Images)

Khi các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc sẵn sàng cho việc rút lui vào mùa hè này ở Beidaihe, một khu nghỉ mát riêng biệt có bãi biển, khoảng 225 km về phía bắc của Bắc Kinh, các nước còn lại trên thế giới vẫn mù tịt về việc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cầm quyền lớn nhất thế giới. Theo quy ước, việc bổ nhiệm các vị trí hàng đầu của đảng thường hoàn tất khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thoát khỏi cái nóng ngột ngạt của mùa hè, sự ô nhiễm, và ẩm ướt nhấn chìm Bắc Kinh, để bơi lội và thư giãn ở Beidaihe vào cuối tháng 7, một nơi được biết đến với khí hậu mát mẻ và không khí trong lành.

Vụ thanh lọc tệ hại, Bạc Hy Lai, có thể tạm thời đã loại bỏ mối đe dọa chết người, để thống nhất trong giới lãnh đạo cao cấp, nhưng điều đó không thể chấm dứt sự tranh giành khốc liệt các chức vụ cao cấp, cũng như các chức vụ mà họ mong muốn hoặc làm giảm sự mơ hồ về tác động của việc thay đổi lãnh đạo liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. So với quá trình chuyển đổi lãnh đạo trước đây, sự thay đổi sắp xảy ra có lẽ là một trong những thay đổi quan trọng nhất về mức độ và thời gian.

Trong số chín ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị (PSC), bảy người sẽ nghỉ hưu. Sẽ có bảy gương mặt mới nếu đảng quyết định duy trì số lượng ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện tại. Nếu đảng giảm số lượng ủy viên Bộ Chính trị xuống còn bảy người, một quyết định có thể giúp sắp xếp lại [ban lãnh đạo] hiệu quả hơn, năm ủy viên mới sẽ được chọn tại đại hội đảng sắp tới, đã lên kế hoạch vào mùa thu. Trong khi các nhà phân tích tập trung toàn bộ sự chú ý vào các ứng viên hàng đầu của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan có quyền ra các quyết sách quan trọng nhất của đảng, đáng chú ý là trong số 25 ủy viên Bộ Chính trị, sẽ có ít nhất 15 gương mặt mới. Trong số [15 người] này, hai hoặc ba ủy viên mới dưới 52 tuổi, sẽ có khả năng trở thành các đối thủ mạnh cho hai chức vụ hàng đầu của đảng trong 5 năm. Nói cách khác, quá trình chuyển đổi này không những sẽ lựa chọn thế hệ các nhà lãnh đạo kế tiếp, mà còn xác định các ứng viên có triển vọng để kế nhiệm Tập Cận Bình với chức tổng bí thư Đảng Cộng sản và Lý Khắc Cường, chức thủ tướng chính phủ sắp tới.

Về vấn đề thời gian, sự chuyển giao quyền lực đang diễn ra vào thời điểm quan trọng trong việc cầm quyền của đảng. Về mặt kinh tế, “Mô hình Trung Quốc” được phóng đại, bị xem như kiệt sức. Tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, do xuất khẩu sụt giảm cũng như nhu cầu nội địa thấp. Các rủi ro rất lớn trong hệ thống tài chính đang chồng chất. Lĩnh vực bất động sản thì đang trên bờ vực phá sản. Những người có óc xét đoán nhất, gồm cả những người bên trong chính phủ, đã nhận ra rằng, không thể tiếp tục tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu. Cải cách cơ cấu khó khăn đang chờ đợi ban lãnh đạo kế tiếp.

Về mặt chính trị, sự kiện Bạc Hy Lai đã tiết lộ những rạn nứt sâu kín bên trong giới cầm quyền trong việc phân chia quyền lực và bảo vệ lợi ích cá nhân của họ. Đoàn kết trong giới lãnh đạo cao cấp là chất keo gắn kết mọi người trong chế độ lại với nhau, cho thấy có các dấu hiệu xung đột. Người dân Trung Quốc ngày càng muốn có tiếng nói vệ việc đất nước được điều hành như thế nào. Mặc dù hệ thống kiểm duyệt của đảng tốn kém, nhưng sự lây lan của cuộc cách mạng thông tin, đặc biệt là Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc, thách thức quyền lực của đảng. Bất đồng chính kiến càng trở nên thách thức hơn, như trường hợp trốn thoát táo bạo của ông Trần Quang Thành, thoái khỏi sự quản chế bất hợp pháp tại gia hồi cuối tháng 4. Các lời kêu gọi dân chủ và cải cách chính trị, từ lâu bị đảng đàn áp, đã xuất hiện trở lại trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Đây là những dấu hiệu cảnh báo mô hình chính trị sau [sự kiện Thiên An Môn] năm 1989, kết hợp đàn áp có chọn lọc với những lời hứa luôn gia tăng mức sống, sắp sửa được làm sáng tỏ.

Cho nên câu hỏi được đặt ra là, liệu các nhà lãnh đạo mới có chuẩn bị cho những thách thức này không?

Dưới mắt của giới ưu tú phương Tây thì doanh nhân và chính trị gia đều như nhau, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực tế đồng nghĩa với “thông minh, có khả năng [lãnh đạo], năng động, quyết định, và hướng tới tương lai”. Thường sau các cuộc họp tương đối ngắn, nhiều người trong số họ có ấn tượng, qua cảm nhận về sự tinh tế, thông minh và kỹ năng lãnh đạo của các quan chức Trung Quốc.

Dĩ nhiên, sự thật thì hoàn toàn khác. So với những nhà lãnh đạo cách mạng tiền nhiệm của họ, thế hệ các nhà lãnh đạo hiện tại rõ ràng là được giáo dục tốt hơn, trẻ hơn, văn hóa tinh tế hơn. Nhưng hệ thống hiện tại ở Trung Quốc có thực sự thúc đẩy các nhà lãnh đạo có khả năng nhất lên nắm các chức vụ hàng đầu hay không? Các lãnh đạo như thế có thể thực sự lãnh đạo một cách hiệu quả khi được đưa vào [nắm giữ các chức vụ hàng đầu]?

Bằng chứng dựa vào các nghiên cứu và tin tức từ báo chí ở Trung Quốc, cho thấy rằng, thay vì chứng minh những thành tựu đã đạt được, sự đỡ đầu cá nhân và sức mạnh phe phái thì quan trọng hơn nhiều trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo hàng đầu, so với các yếu tố khách quan như lý lịch điều hành công việc. Ví dụ, Victor Shih thuộc Đại học San Diego (UCSD) và các cộng sự của ông đã nghiên cứu kỹ các dữ liệu hồ sơ nhân sự tổng quát và tốc độ tăng trưởng kinh tế nội địa để tìm xem việc thăng tiến của các quan chức ở Trung Quốc có thực sự phụ thuộc vào khả năng của họ là làm cho kinh tế tăng trưởng hay không. Kết luận của nhóm nghiên cứu là, sự đỡ đầu chính trị (đặc biệt các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo đầy quyền lực), quyết định việc thăng tiến, thay vì tốc độ tăng trưởng.

Phát hiện này tương tự cũng đúng trong việc lựa chọn của các nhà lãnh đạo hàng đầu. Với một số ít trường hợp ngoại lệ, hầu hết các ứng viên dự kiến sẽ vào các chức vụ hàng đầu trong Ban Thường vụ và Bộ Chính trị, không có lý lịch có thể truyền cảm hứng về sự tự tin và sự ngưỡng mộ [của người dân]. Ngoài các giới hạn nghiêm ngặt nhất và giới hạn khách quan như độ tuổi của họ, yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến cơ hội để họ được vào các chức vụ hàng đầu là liệu những người ở đằng sau họ có quyền hành mạnh mẽ để ủng hộ họ hay không.

Việc đỡ đầu chính trị cho các chức vụ hàng đầu trong quá trình thay đổi lãnh đạo chỉ có thể sản sinh một liên minh mong manh, sắp đặt mọi thứ lại với nhau một cách cẩu thả, thông qua các cuộc thương lượng và mặc cả. Những bổ nhiệm quan trọng được thực hiện không dựa trên năng lực cá nhân hoặc thành tích đã được chứng minh, mà dựa vào sự trung thành cá nhân và những cất nhắc về việc bổ nhiệm như thế có thể giúp cân bằng sự phân chia quyền lực giữa các phe phái như thế nào. Những trường hợp như thế, vai trò của những người làm chính sách không phù hợp với các kỹ năng của họ, vẫn thường xảy ra, không phải là trường hợp ngoại lệ.

Tuy nhiên, hậu quả tai hại nhất của hệ thống lựa chọn lãnh đạo phức tạp này là, chắc chắn kết quả của sự lãnh đạo tập thể nghiêng về sự thỏa hiệp giữa các phe phái, thậm chí làm tê liệt chính sách. Thực tế là Trung Quốc đã thất bại trong việc thực hiện các cải cách kinh tế cần thiết để tái cân bằng lại nền kinh tế trong thập kỷ trước đó, về căn bản phải được quy cho hệ thống rạn nứt trong việc chọn lãnh đạo như thế.

Để công bằng đối với Đảng Cộng sản, căn bệnh chính trị này không chỉ xảy ra đối với riêng Trung Quốc. Tất cả các chế độ độc tài không có nguyên tắc vững chắc trong việc chọn lãnh đạo, mà thông qua độc quyền mặc cả, với kết quả có thể tiên đoán là: các chế độ này trở nên cứng nhắc và cuối cùng sẽ bị rơi khỏi quyền lực.

Không chắc liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thay đổi hệ thống hiện tại hay không, mặc dù họ nhận thấy những sai sót chết người đó. Cho nên hội nghị vào mùa hè này ở Beidaihe sẽ cho ra nhiều màn hồi hộp và đầy kịch tích, thay vì cho ra những nhà lãnh đạo đúng đắn, chỉ đạo Trung Quốc đi theo một hướng khác.

Dương Lệ Chi chuyển ngữ

Nguồn: The Diplomat

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

4 Phản hồi cho “Vì sao Trung Quốc không thể chọn được lãnh đạo tài giỏi?”

  1. Định Hóa says:

    Câu trả lời thật dản dị, bởi hệ thống Đảng đặt tiêu chuẩn hồng hơn chuyên, Xét trên bình diện nổi, như Việt Nam, với dân số 90 triệu, họ tuyển lựa theo “tính đảng”, 90 triệu nay được khoanh vùng vào hơn 3 triệu đảng viên. Với 3 triệu đó, họ bầu với nhau, cũng dựa theo tiêu chuẩn “tính đảng”. Mà người có tính đảng chưa chắc, nếu không nói là hầu hết đều thiếu kiến thức về mọi vấn đề điều hành xã hội để đưa đất nước tiến lên. Vì thế, Còn Cộng Sản thì muôn đời đất nước không bao giờ có người tài để kinh bang tế thế. Ngoại trừ lãnh vực ma mãnh, bạo lực, cướp đoạt, tạo giả thành chân, kém cỏi nhưng luôn muốn biến thành qủa của người khác thành thành qủa của mình. Cộng Sản là thế. Rồi tiếp theoi, một anh đảng viên tuy rất kém về học vấn, kiến thức, nhưng thuộc “con nhà nòi” hay đầy “tính đảng”, bỗng được chọn ra làm lãnh đạo. Anh này xây dựng đế chế của mình, khi phải xuống, cũng lại chính anh ta và phe cánh chọn người kế nhiệm. Một người kém chọn một anh kém hơn nhưng đầy “tính đảng” và thuộc phe mình lên lãnh đạo, bảo sao đất nước không ngày một tàn lụi trên mọi khía cạnh của đất nước, con người và xã hội, xã hội được mênh danh là “Xã hội Chủ Nghĩa. Hết ý!

  2. East West Oneness Foundation says:

    Câu tục ngữ cuả người Pháp là “Il ya a des fous qui ont des plus fous qui les admirent.” Câu này thật đúng cho đảng cộng sản Trung quốc và Việt Nam. Cho nên Trung Quốc và Việt Nam khó mà khá đặng.

  3. NGÀN KHƠI says:

    LẠI NÓI VỀ Ý NGHĨA CỦA NHÂN TÀI TRONG XÃ HỘI

    Nhân tài hay người có thật tài là tinh hoa của xã hội. Tài là yếu tố bẩm sinh, yếu tố chọn loc, tinh hoa trong quần thể người. Tất nhiên trong thế giới loài vật hay loài thảo môc, cũng không phải cá mè một lứa mà vẫn có yếu tố trội vượt, xuất sắc riêng trong chùng loài. Nhưng ở con người, tinh hoa hay tài năng không phải chỉ thuần túy là nhân tố sinh học hay tài khéo tư nhiên, mà còn là giáo dục, là đầu óc. Chính giáo dục làm phát huy tài năng, không quyết định tuyệt đối tài năng. Tài năng nơi con người không phải chỉ thuần túy tài khéo, năng lực kỹ năng, mà còn là sự sáng tạo và ý thức nhận thức về các đối tượng sự vật nói chung. Tài năng của con người như vậy cũng bao gồm các ý chí và đạo đức. Tài năng nói chung là sự chọn lọc, sự vượt lên mọi tố chất bình thường mà thông thường những người khác đều có được. Trong tính cách đó, tài năng ngoài tính cách đột xuất, tức đột biến, còn yếu chất tự nhiên hay bẩm sinh là điều không thể phủ nhận được. Có nghĩa tài thì tư nhiên nó có, không phải muốn nó có theo kiểu chủ quan mà có được. Có nghĩa tài năng là kết quả của sự phát triển lịch sử về văn hóa, văn minh. Nhưng đồng thời lịch sử phát triển văn hóa, văn minh cũng là nền tảng làm phát triển các tài năng trong xã hội. Tài như vậy không khu khư vào duy lãnh vực nào, mà thực chất luôn phát huy đa dạng, đa diện trong mọi tầng lớp xã hội, mọi phương diện xã hội, mọi khía cạnh xã hội.
    Các Mác là người mê tín, căn cứ vào quan điểm biện chứng luận của Hegel để cho rằng đấu tranh giai cấp là hai cực đối lập đề làm cho lịch sử nhân loại vận động. Muốn thành lập xã hội cộng sản trong tương lai phải lấy giai cấp công nhân làm đầu tàu, đó là sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân. Một quan niệm phi xã hội, phi nhân văn thực tế, hoàn toàn không có cơ sở khoa học khách quan, đầy tính hoang đường như vậy lại trở thành kim chỉ nam cho mọi đảng mác xít. Trung Quốc do đàng mác xít lãnh đạo. Bởi vậy thực tế giới cầm quyền chỉ là thiểu số nhân danh giai cấp công nhân mà chính bản thân họ không phải là giai cấp công nhân. Tuy nhiên nguyên tắc sống lâu lên lão của mọi người vào đảng làm thành một tầng lớp phong kiến chi phối toàn thể xã hội thật sự. Bởi thế, nhằm bảo thủ các quyền lợi riêng của bè phái, ở Trung Quốc không thể có các tài năng phát triển tự do vô hạn, mà thật ra đó cũng chỉ là những tài năng thứ cấp nếu có do các “tài năng” của đảng hay các đảng viên lãnh đạo chi phối tất cả. Nói khác mọi tài năng trong xã hội không bao giờ được nhân dân bầu cử theo kiều khách quan và bao quát để lãnh đạo xã hội, nhưng thực chất đó vẫn luôn là sự chia ghế, chia phần của những người đã vào chính quyền, đã nắm chính quyền từ đầu đến cuối, được mệnh danh là lực lượng lãnh đạo, thành phần lãnh đạo, hay là đảng lãnh đạo. Chính trị trong khi chỉ là một yếu tố nhỏ của tài năng hay của nhiệm vụ quản lý nhà nước, đàng này đã trở thành nơi chiếm lãnh mọi tài nguyên xã hội và nơi ban phát mọi phần còn lại của tài nguyên xã hội cho tất cả người nào chịu theo và thần phục những người lãnh đạo đảng độc quyền đó. Đó cũng là lý do tại sao không bao giờ Trung Quốc có thể chọn được những người lãnh đạo tài giỏi. Bởi vì mâm bát đều đã có sẵn, món ăn cũng đã có sẵn, chỉ việc hâm tới hâm lui và dọn đi dọn lại chỉ bấy nhiêu giữa những người sống lâu lên lão của một tập thể chóp bu cố hữu hoặc tùy mỗi lúc già rụi mà đôn lên theo quán tính của tồn tại và của tàn dư lịch sử thế thôi.

    ĐẠI NGÀN
    (05/7/12)

  4. Nguyễn Hà Huy says:

    Câu hỏi Trung Quốc tại sao không lựa chọn được nhân tài không khác gì ta hỏi chính Việt Nam ta vậy . Cái thể chế lấy tư tưởng chính trị làm thống soái như mấy nước CS còn tồn tại , thì còn lâu mới có nhân tài ra làm việc . Chúng tôi là những trí thức đang công tác tại nhà nước CS này nên hiểu nội tình của thể chế nước nhà thấy ái ngại vô cùng . Nào là phải nắm vững lập trường tư tưởng vững vàng , phải lấy chủ thuyết Mác -Lê làm kim chỉ nam trong hành động , noi tấm gương của Cụ Hồ lấy chuyên chính là chủ lực , … câu chuyện nhân tài phục vụ đất nước , buồn lắm thay !

Leave a Reply to Nguyễn Hà Huy