WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chừng nào “Trung quốc Lật Ngửa Lá Bài”?

Một loạt diễn biến trong hai tháng 6 và 7/2012 cho thấy quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam trở nên căng thẳng. Và bức tranh nói lên một điều: Trung quốc tiếp tục tiến hành kế hoạch hòng buộc Việt Nam, khối Asean và Hoa Kỳ công nhận chủ quyền của họ trong Biển Đông. Trung quốc tạo ra những căng thẳng vật chất trên Biển Đông với Phi Luật Tân, như chiếm bãi cạn Scarborough, bắt bớ ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng Hoàng Sa … Và sau khi Việt Nam tiếp đón bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ tại Cam Ranh (Bộ trưởng Leon Panetta ) và ban hành Luật Biển (Luật Biển Việt Nam )Trung quốc bắt đầu tấn công bằng những đòn ảo như công khai mở những lô trên biển nằm trong vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ) của Việt Nam, kêu các công ty khai thác dầu khí quốc tế đấu thầu.Trung quốc đi từng bước một cách có kế hoạch để dần dần lật ngửa con bài của họ là từ ngấm ngầm đến công khai chiếm đóng vùng biển nằm trong một hình chữ U (còn gọi là vùng biển hình Lưỡi Bò) phủ lên gần hết Biển Đông do chính quyền Trung quốc công bố lần đầu tiên năm 1933 và chính quyền Mao Trạch Đông tu chính năm 1953. (Bản đồ hình chữ U).

Chưa ai quên cách đây đúng 4 năm khi Việt Nam cho mở hai lô biển và ký thầu với công ty dầu khí ExxonMobil của Hoa Kỳ: một lô nằm ngoài khơi hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi rộng 18.230 km vuông, và lô thứ hai cách Đông Nam Vũng Tàu 440 km rộng 14.200 km vuông (xem Map 1) Trung quốc đã tìm cách ngăn chận bằng cách vận động và áp lực ExxonMobil bỏ thầu. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ tỏ ý không can dự, nhưng công ty ExxonMobil sợ mất quyền lợi làm ăn với Trung quốc ở những nơi khác nên tạm ngưng thầu.
Và bây giờ ngang ngược hơn Trung quốc bước qua một lằn ranh khác cho Công Ty Khai thác Dầu khí Ngòai biển (China National Offshore Oil Corp – CNOOC) mở 9 lô cạnh nhau trong vùng EEZ của Việt Nam kêu gọi các hãng thầu quốc tế đấu thầu. Hai lô phía bắc chỉ cách bờ biển tỉnh Bình Định 68 km. Bốn lô kế tiếp trải dài ngoài bờ biển tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Phan Thiết. Ba lô còn lại chạy dài cho đến ngang tầm mũi Cà Mâu (xem Map 2). Tổng số 9 lô rộng 160.000 cây số vuông và ở độ sâu lý tưởng từ 300 mét đến 4000 mét.

Trước cao điểm này, ngày 21/6 Quốc hội Việt Nam ban hành “Luật Biển” xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và xác định quyền khai thác tài nguyên trong vùng EEZ . Trung quốc trả đũa bằng sắc lệnh nâng cấp chính quyền cấp quận Tam Sa có trụ sở trên đảo Woodleys thuộc Hoàng Sa (được thành lập tháng 12/2007) bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lên cấp tỉnh.

Với bầu không khí căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, nhất là các khu Trung quốc mở thầu nằm trong vùng EEZ 200 hải lý (370km) của Việt Nam không ai nghĩ có công ty quốc tế nào đấu thầu. Trung quốc cũng biết vậy. Mục đích của Trung quốc là cho Việt Nam và thế giới biết rằng Trung quốc xem Luật Biển của Việt Nam hoàn toàn vô giá trị và không có tính pháp lý đối với Trung quốc. Thứ hai là tính toán của Trung quốc để làm cho thế giới (nhất là Hoa Kỳ) quen với ý niệm cái gì trong vùng đường “lưỡi bò” là của Trung quốc.

Phản ứng của Việt Nam đã rất mạnh mẽ. Ngày 1/7 tại Sài gòn và Hà Nội các cuộc biểu tình chống Trung quốc đã diễn ra rầm rộ. Hà Nội, mặc dù lo sợ các cuộc biểu tình của dân chúng biến thành phong trào chống Đảng, công an Việt Nam lần này đã không giải tán các cuộc tuần hành phản đối và chỉ lo bảo vệ an ninh cho tòa đại sứ và sứ quán Trung quốc theo đúng luật ngoại giao quốc tế. Trong khi đó Trung quốc gởi thêm một hải đội vũ trang đến tăng cường an ninh trong vùng Trường Sa.

Tờ Global Times, một tờ báo Anh ngữ của Trung quốc có lập trường bênh vực các chính sách đối ngoại của Trung quốc trong một bài bình luận ngày 4/7 viết rằng Trung quốc tuy cần thận trọng để giữ tư cách nước lớn (sic), nhưng thái độ của Việt Nam và Phi Luật Tân đều đáng bị trừng phạt.

Công ty CNOOC vừa tiết lộ rằng Trung quốc sẽ đầu tư 32 tỉ mỹ kim để khai thác 50 triệu tấn dầu khí trong Biển Đông trong vòng 20 năm tới . Theo thống kê hiện nay vùng Biển Đông có trữ lượng dầu hỏa dưới đáy biển cao thứ tư trên thế giới, sau Vịnh Mexico, vùng biển phía tây Phi châu và Brazil. Không có thống kê nào cho biết có bao nhiêu phần trăm dầu thô trong Biển Đông nằm trong vùng EEZ của Việt Nam.
Khoan dầu ngoài biển đòi hỏi kỹ thuật cao. Trước đây chỉ có vài nước có khả năng khoan dầu ngoài biển như Anh, Na Uy, Hoa Kỳ … Nhưng mới đây Trung quốc cũng đã chế tạo được dàn khoan dầu ngoài biển.

Trung quốc có khả năng khoan dầu, nhưng Trung quốc chỉ kêu thầu chứ không tự khoan. Không khác gì Trung quốc có một lá bài tẩy còn sấp. Một câu hỏi cấp bách được đặt ra: Nếu Trung quốc lật ngửa cây bài, ngang nhiên kéo dàn khoan đến khoan dầu trong 9 lô vừa mở thầu thì Việt Nam sẽ phản ứng ra sao? Đây sẽ là hành động xâm lăng (không khác gì Trung quốc xua quân đánh qua biên giới), Việt Nam không thể phản đối bằng ngoại giao hay biểu tình, mà phải dùng binh lực để bảo vệ bờ cõi.
Trung quốc có chờ cơ hội đó để đánh Việt Nam một trận không? Hải quân Việt Nam có đủ sức nghênh chiến không. Việt Nam có đủ sức buộc Trung quốc rút dàn khoan ra khỏi vùng Đặc quyền Kinh tế mình không ? Và nếu không cái gì sẽ xẩy ra? Vấn nạn này không phải chỉ là vấn nạn riêng của chính quyền Việt Nam mà còn là một vấn nạn quốc tế liên quan đến Hoa Kỳ. Ngồi yên để Trung quốc làm mưa gió trên Biển Đông, hay hành động đều có những hệ lụy to lớn đối với Hoa Kỳ và nền hòa bình thế giới.

Trước tình hình căng thẳng này, ngày 14/7 vừa qua Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam dẫn đầu một phái đoàn chuyên viên Việt Nam đi Hoa Kỳ (chính thức nói là) để thảo luận về đạn và mìn còn lại tại Việt Nam sau chiến tranh. Chuyến đi dự trù 10 ngày,và phái đoàn của ông Vịnh sẽ làm việc với viên chức Bộ Quốc phòng, bộ Ngoại giao, bộ Lao động Hoa Kỳ và sẽ gặp gỡ trao đổi với các dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ.

Trong lúc tình hình Biển Đông dầu sôi lửa bỏng mà một nhân vật then chốt về an ninh quốc gia như tướng Nguyễn Chí Vịnh đi Hoa Kỳ để bàn về chuyện ‘đạn, mìn” còn sót lại của một trận chiến tranh chấm dứt cách đây 37 năm là một chuyện buồn cười. Biết đâu tướng Vịnh đi Hoa Kỳ để cùng với giới chức quốc phòng Hoa Kỳ trao đổi về một đáp án quân sự và ngoại giao trong trường hợp Trung quốc lật ngửa lá bài.
Trung quốc sẽ phải tính toán kỹ trước khi lật ngửa lá bài. Hậu quả của nó sẽ có một tầm quan trọng ngoài dự kiến. Trong thế tương quan về hải lực hiện nay giữa Trung quốc và Hoa Kỳ có lẽ Trung quốc sẽ chưa liều lật ngửa lá bài.

Nhưng 10 hay 20 năm nữa lại là một vấn đề khác. Trong thời gian đó Việt Nam phải làm gì? Đáp án thì có nhiều. Nhưng quan trọng nhất là chính quyền phải biết huy động nội lực chống xâm lăng của toàn dân.

July 22, 2012

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho “Chừng nào “Trung quốc Lật Ngửa Lá Bài”?”

  1. KhoTu says:

    “Đúng là cháy nhà mới lòi ra mặt chuột”
    Viêtcộng lúc nào cũng tự hào là khôn ngoan biết cách dối gạt mọi người.

    Tết mậu thân, chúng đồng ý hưu chiến, nhưng trở mặt, ra lệnh cho quân đánh chiếm tất cả các tỉnh thành miền nam, để chạy tội cho việc tráo trở, lật lọng, nói một đuờng làm một nẻo, rồi chúng tự biện hộ “việc binh không nề dối trá”!

    Đây cũng không phải là trường hợp duy nhất mà việt cộng nói một đường làm một nẻo đối với nhân dân VN.
    Thế rồi, ngày nay thiên hạ tự nhiên nghe thấy bọn vici cùng nhau rống lên như lũ heo bi chọc tiết:
    “trung cóoc nói một đường làm một nẻo trong vấn đề biển đông”!

    À thì ra viêt cộng với tàu cộng cùng học một sách cả!
    nhưng cách “nói một đường làm một nẻo” của tàu cộng nó cao hơn của việt cộng mấy chục levels, nó cóc cần biết thằng đàn em rên rỉ thế nào! thế là lòi mặt chuột ngu dốt của lũ vici!

    “cao nhơn tắc hữu cao nhân trị” chỉ có cộng nó trị cộng được thôi.
    Lưu manh ắt có thằng lưu manh hơn nó trị.

    Nghe nói bộ chính trị đang họp bàn đưa ra khẩu hiệu cho nhăn răng:

    “Đừng nghe những gì tàu cộng nói mà hãy nhìn những gì tàu cộng làm”

  2. dtz says:

    Những nước khác như Phi, Hàn…chẳng cần hồi hộp len lén chờ đợi xem phản ứng của Tàu, xem Tàu hỉ mủi to nhỏ thế nào để hành động thích ứng như thế đó. Cho nên họ chẳng quan tâm đến những câu hỏi như “Chừng nào Trung quốc Lật Ngửa Lá Bài?”.
    Đối với những nước đó thì đơn giản lắm: hể Tàu cộng vào lảnh hải của họ là họ đem tàu chiến ra đuổi. Đuổi không đựợc, cự không lại họ kêu Mỹ vô giúp hoặc la làng tại những buổi họp quốc tế cho thế giới biết chứ không có câm họng như VN đâu.

    CS cai trị thích xuất khẩu người làm cu li, làm “vợ” khắp các nước; chuyện gì cũng làm miễn có tiền là được. Giờ mấy nước đó chẳng xem VN ra cái gì cả. Cả thằng Đài Loan nhỏ bé cũng vào chiếm phần đảo biển thuộc VN rồi.

  3. Cu Tý says:

    GIÓ GIAO MÙA.
    1.
    Gió giao mùa lung lay sao lạ,
    Sao vờn sao tơi tả bướm hoa.
    Tình lang trở mặt xót xa,
    Tình ta chớm nở hương hoa diệu kỳ.
    Hoa bên tường dậy thì trổ nhuỵ,
    Hoa đường xa bừng khí mỹ miều.
    Như diều bay lượn chít chiu,
    Tút gà sao lạ phải liều lội sông.

    2.
    Gió giao mùa Đông Phong thi triển,
    Tập tựa hồ rung chuyển Trời Đông.
    Thân gà e phải ướt lông,
    Lội không bằng vịt khó mong thoát nàn.
    Đàn vịt con rã tan mất mẹ,
    Qua bao thời ngụ ké nhờ gà,
    Lên bờ quên nước quên nhà,
    Bên gà lục địa bướm hoa phũ phàng.

    3.
    Gió giao mùa tình lang trăn trở,
    Bốn Tốt bày hơ hớ chán chê,
    Chữ Vàng Mười Sáu nhão nhề,
    Hồ màu võ lựu mân mê lộ hình.
    Thương phận Kiều nghiệp tình chưa dứt,
    Mặc Bạc Bà ra sức bán mua.
    Sao đè sao lại chanh chua,
    Thân hèn Câu Tiễn thẹn thùa bao phen.

    4.
    Gió giao mùa làm khèn lạc giọng,
    Ôi sao còn ong óng xuê xang,
    Nhặt khoan líu cống xự xàng.
    Rướt anh cửa trước trướng loan ấp chàng.
    Nhớ thưở nào tình lang đưa đẩy,
    Nay thắm tình lẩy bẩy chào mời.
    Vểnh môi vênh mép ngượng lời,
    Tình già non nghĩa lã lơi thẹn thùng.

    Ô sao !!! Lắm kiếp chồng chung!!!

  4. Trung Hoàng says:

    TỘI PHẠM TỰ LỘ MẶT.

    Khi Cái Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc bị đánh tiếng vang động trên khắp Thế Giới Hoàn Cầu, thì cho dù CSBK có lật ngưả hay không lật ngưả lá bài tẩy, bộ mặt thật bá quyền bành trướng khu vực cuả kẻ cuồng tham cũng đã bị nhận ra rõ ràng hơn bao giờ hết. Cù cưa cù nhầy, lúc thò lúc thụt là chiến lược trường kỳ cuả CSBK, vưà hợp thức hoá những biển đảo đã cướp đoạt thâu tóm cuả Việt Nam, mà lại vưà tìm mọi cơ hội khiêu khích không ngừng, để cướp đoạt lấy biển đảo cuả dân tộc và đất nước Việt Nam thêm nưã, vì thế nên có thể nói CSBK luôn luôn ôm lấy cái lòng tham cuồng nhiệt không đáy trong vô vọng và hoang tưởng đó.

    Lòng tham cuồng nhiệt không đáy đó cuả CSBK, chẳng những luôn gây hấn quấy rối không ngừng ở phiá Nam là Biển Đông Á, mà còn lan rộng ra khắp ở phiá Đông và cả phiá Bắc là khu vực Biển Nhật Bản, cũng như khu lảnh hải tiếp giáp với vùng biển sở hữu cuả Liên Bang Nga trong suốt thời gian vưà qua. Những hành động ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế đó, đã tạo nên sự câm ghét cuả các nước đối tác nầy trong khu vực, và rồi từ từ sẽ đẩy các nước có tranh chấp ít nhiều nầy liên kết với nhau, nhất là lại có sự trở lại khu vực Biển Châu Á Thái Bình Dương rất đúng lúc cuả Hải Quân Hoa Kỳ, một sức mạnh mà hầu như hải quân cuả CSBK không thể nào so sánh và đương đầu được khi có biến động.

    Việc Hoa Kỳ không quan tâm mấy tới khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong những thập kỷ trước, ắt hẵn là cũng có một chủ ý nào đó mà không thể để lộ ra được với nhiều lý do. Nhưng thiết nghĩ là, đã đến lúc Hoa Kỳ có thể tính lại sổ những gì còn rơi rớt lại, không hẵn đó là một sự sao lãng trong vô tình, mà dường như là muốn mở ra một cánh cưả một cách có chủ ý riêng, để trưng bày tỏ rõ những tội ác, tội ác cuả một chủ thuyết vô thần phi nhân bản tường tận chơn xác, sẽ được minh thị tỏ rõ rất đích đáng hơn bao giờ hết. Một sự trưng bày mà do chính kẻ tội phạm phải lộ diện, hiện đang phô diễn trước mắt toàn thể Nhơn Loại trên khắp Thế Giới, một Cáo Chung rất cần thiết phải được minh thị tường tận. Đó mới là điểm chính yếu đáng nói cuả vấn đề Biển Đông Á, trong những diễn tiến cuả ngày hôm nay và cho cả tương lai.

    Việt Nam lại là nước bị lấn đoạt bức hiếp từ phiá CSBK, thì không cớ vì Việt Nam lại bị cô lập trên thế giới, như những kẻ lạ xen vào mong bóp méo được sự thật. Chính Trung Quốc sẽ phải nhận lấy cái thảm hoạ thê thảm bị cô lập nầy, đó là chuyện rất chắc chắn là sẽ phải như thế. Người Trung Hoa trên thế giới sẽ bị khinh thường trước cặp mắt nhơn loại thế giới, do từ sự cuồng tham không đáy cuả nhóm cầm quyền CSBK gây ra. Việt Nam nếu có, thì chỉ riêng một phần nào do CSVN, đảng đàn em lâu đời cuả CSBK, với những vi phạm nhân quyền qua đàn áp những thành phần đấu tranh, để mong dân chủ hoá đất nước trong sự ôn hoà mà thôi. Một sự đàn áp ít nhiều cho sự tồn tại cuả riêng ĐCSVN, và nhất là làm mát lòng người láng giềng đàn anh là đảng CSBK với tham vọng cực kỳ ngông cuồng nầy.

    Với tham vọng cuồng ngông đó, CSBK đang lần lần sa vào một MÊ HỒN TRẬN, mà không còn có một lối thoát nào giành cho kẻ hung bạo, cho dù có tiến hay lùi thì cũng phải bị tan rã, trước mắt là CSBK và tiếp đến với một hệ quả cuốn theo, đó chính là cảnh Tam Phân Tứ Liệt không thể tránh khỏi. Tính và mệnh cuả Trung Hoa Lục Điạ là luôn luôn phải chiụ cảnh như thế, với cái quả nghiệp lực tranh bá đồ vương tự xa xưa, luôn hiện hữu trong hơi thở và giòng máu nóng đó, đang luôn luôn tuôn chảy trong họ mà không bao giờ có thể biết ngừng lại. Một chu trình chuyển luân cuả cơ tạo hoá bất biến khép kín, sẽ luôn luôn giành cho kẻ khinh mạng cuồng bạo, với một ảo tưởng bá quyền bành trướng xa vời không thể dứt bỏ nầy.

    Canh bạc Biển Đông Á tất nhiên các nước đều có không ít lá bài tẩy, nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thế tranh giành ảnh hưởng điạ chính trị thế giới. Nhưng xét nghiệm cho kỷ, những lá bài Trung Quốc thì Hoa Kỳ khả dỉ có thể hiểu và biết khá tận tường, nhưng những lá bài tẩy cuả Hoa Kỳ e rằng Trung Quốc không thể nào có thể lường hết cho được. Đó mới chính là những quyết định sự thắng bại, mà trong thời gian vưà qua, sự đối đầu chỉ giưả hai vị Bộ Trưởng Ngoại Giao cuả hai nước trong một số lần, sự thất bại cay đắng vô cùng nhục nhã giành cho CSBK, là một sự việc mà cả thế giới nhơn loại nầy đều có thể hiểu và thấy được tường tận hơn bao giờ hết. Nó cho mọi người thấy rõ được sự yếu kém trong nhiều mặt cuả Trung Quốc với CSBK, trước một Hoa Kỳ dân chủ tự do rất hùng mạnh là như thế nào.

    Thế nên, trong cuộc chiến Biển Đông Á cuả hôm nay và tương lai, Trung Quốc với CSBK hung hăng cuồng bạo lấn lướt trong khu vực, nhưng xét nghiệm ra chẳng khác chi con thiêu thân mông muội, đang cố gắng nhảy vào biển lưả để tự huỷ mình không hơn không kém.

    Xin trân trọng.

  5. LeQuocTrinh says:

    Chừng nào TQ lật ngửa lá bài ?

    Tác giả có vẻ lạc hậu khi đặt một câu hỏi như vậy. Xin nói thẳng nhé:

    “Rằng TQ đã thật sự lật ngửa lá bài phản phé khi bắt đầu chiến thuật “Ngoại giao Ping Pong” gửi phái đoàn VĐV bóng bàn kỳ cựu qua Mỹ để vận động dư luận HK sửa soạn cho chuyến viếng thăm của cố tt Nixon qua Bắc Kinh 1971. Sau đó thì ai cũng đã đoán ra rằng TQ chính thức “cầm dao đâm sau lưng đồng chí VN thân thương”, phản bội khối CS quốc tế, bắt tay với Mỹ để Mỹ rảnh tay “trị ông Liên Xô” bên trời Âu.

    Màn kịch “phản thùng” này của TQ đưa đến cái giá thoả hiệp như sau:

    - Mỹ rảnh tay rút chân ra khỏi chiến trường VN, chấp thuận theo lòng dân chúng Mỹ (phản chiến), Quốc Hội HK bỏ phiếu ra lệnh quân đội HK rút hết mọi viện trợ cho VN (1973);

    - Mỹ ban hành chính sách “Tối Huệ Quốc” để cho phép các cty đại gia Mỹ được quyền làm ăn, đầu tư vốn, kỹ thuật, thiết bị ồ ạt sang TQ. Từ đó Mỹ đã gỡ gạc lấy lại cả vốn lẫn lời để trang trải chiến phí cho 10 năm can thiệp VN (150 tỷ US$, chết 56000 lính). Xem gia tài WAL MART sẽ biết gia đình này phất lên từ đâu ?

    - Khối CS Đông Âu và Liên Xô sụp đổ nhanh chóng cuôi thập niên 80, chỉ vì nai lưng cáng đáng cho các chư hầu nhỏ bé (Cuba, VN, Bắc Triều Tiên), đánh dấu chiến thắng vẻ vang của Mỹ và cộng đồng Âu Châu;

    Nói chính xác hơn thì sự sụp đổ của CS là chuyện tất yếu vì chủ nghĩa này đi ngược lại chiều tiến hoá KHKT và dân chủ của nhân loại. Đây mới thật là một chủ nghĩa “phản động” đúng theo ý nghĩa lịch sử. Lãnh đạo TQ đã hy sinh hơn 40 triệu người vì cố gắng áp dụng hình thức XHVN điên rồ tạo ra những sự kiện “Cách mạng văn hoá” “Trăm hoa đua nở” (1960) nội bộ chém giết thủ tiêu thanh toán đẫm máu. TQ đã bị tê liệt và hoàn toàn mất liên lạc với thế giới trong suốt 4 năm “cách mạng văn hoá”. Thất bại ê chề này khiến cho lãnh đạo TQ phải tỉnh ngộ, nhận ra rằng con đường CS sẽ đưa họ vào phá sản toàn diện. Họ chỉ còn mỗi giải pháp độc nhất là bắt tay với Mỹ để “hiện đại hoá đất nước”. Nhưng họ vẫn cố giữ tổ chức ĐCS TQ để đàn áp, kềm kẹp mọi phản kháng, nhằm tạo nên ổn định xã hội thoả mãn yêu cầu độc nhất của các cty tư bản Âu Mỹ. ĐCS TQ là tập đoàn bóc lột dân lao động TQ để tập trung và tích luỹ vốn thật nhiều. Họ chỉ còn một con đường duy nhất phải theo là “Sử dụng chủ nghĩa Đại Hán để gây nên tinh thần yêu nước cực đoan” bởi vì nội bộ họ đang xào xáo. Đó là hình ảnh một Đức quốc xã trong tương lai, thế giới đang cảnh báo nguy cơ chiến tranh và …VN sẽ là con cờ thí trước tiên.

    Đừng trách người ta, “Tiên trách kỷ, Hậu trách nhân”. Lãnh đạo ĐCS VN đã ngu si nhắm mắt chạy theo hình ảnh TQ vĩ đại từ đầu thập niên 50, đã bị ràng buộc quá nhiều vào những viện trợ và mưu đồ nham hiểm của TQ, đã nhẫn tâm đem nhân dân VN ra nướng trên hoả lò CS thì ngày nay phải rước hoạ vào thân là lẽ tất nhiên.

    Nhân dân VN muốn tránh được hiểm hoạ “mất nước” thì chỉ còn giải pháp là vùng dậy phá tan chế độ độc tài độc đảng kềm kẹp, tay sai của TQ. Thế thôi!

  6. Đại Nghĩa says:

    Chu Huy Phương, biên tập viên của Tân Hoa Xã viết một bài vừa phản đối, vừa cảnh cáo chính quyền Tàu cộng về việc thiết lập thành phố Tam Sa sẽ đưa tới một hậu quả như sau:
    “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung quốc, đồng thời sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế…
    “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung quốc. Nếu giai tầng lãnh đạo của Trung quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra”. (Tiền Phong online ngày 19-7-2012)

  7. Vũ duy Giang says:

    Tình trạng”háo chiến”của TQ ở Biển Đông cho cảm tường là nhóm Tướng Tá nước này đang”xổng chuồng” lính, vì gần đến lúc thay đổi team cầm quyền tại TQ(2013),nên Hồ Cẩm Đào không giữ nổi giây xích lính vào chuồng nữa! Loạn”kiêu binh” thì ở nước nào, thời đại nào cũng có.

    Nhưng các Tướng Tá TQ “xổng chuồng” này quên mất là ông Tổ Mao của họ, đã coi thường “nước lớn” Mỹ là”cọp giấy”, mà bây giờ Global Times lại mang”nước lớn”(hay lợn?!)TQ ra dọa trừng phạt các nước nhỏ như Phi Luật Tân, và VN?!

    Nhưng Global Times cũng quên rằng Vua Lý Thường Kiệt đã mang quân đi”Đánh Tống(ngay tại nước TH,dưới thời nhà Tống!), và bình Chiêm”(Thành), vì nước Đại Việt”nhỏ” thời đó đã là:”Nam Quốc,Sơn Hà, Nam Đế cư”, và dân Việt mới có câu. “Nực cười châu chấu đá Voi. Tưởng rằng chấu ngã, ai ngờ Voi nghiêng!”

  8. Nguyễn Nghĩa . says:

    Anh Trần Bình Nam có thể cho biết các dẫn chứng, chứng minh khẳng định của anh:

    ” một hình chữ U (còn gọi là vùng biển hình Lưỡi Bò) phủ lên gần hết Biển Đông do chính quyền Trung quốc công bố lần đầu tiên năm 1933.”

    Ở đây anh đã khẳng định rất rõ là đường lưỡi bò do chính quyền TQ công bố đầu tiên 1933.
    Đây là chính quyền trung ương hay địa phưởng Đây là chính quyền trung ương hay 1 bộ, 1 vụ…

    Tất cả phải rõ ràng, mong anh cho links để tham chứng.

    Nguyễn Nghĩa.

  9. dv says:

    Nếu hôm nay ông Nguyễn phú Trọng
    Gặp lại Hồ cẩm Đào có ôm hôn thắm thiết

    Đễ kết bạn tương lai
    Với chủ thuyết khôi hài
    Tình anh em đồng chí
    Nhưng hiềm khích lẫn nhau
    Chơi trò mèo vờn chuột
    Tất thằng nhỏ chịu phần thua
    Nếu không tìm lối thoát
    Bằng mọi cách ” thoát Trung ”
    Đừng nhầm lẫn đồng chí
    Đừng nhầm lẫn bạn vàng
    Vì Quốc Gia Dân Tộc
    Là con đường thênh thang
    Thành chư hầu nô lệ
    Tình cốt nhục tương tàn
    Tổ Quốc cũng tan hoang
    Do bọn Tàu xâm lược
    Chống Tàu là yêu nước
    Theo Tàu là hại dân
    Thoát Trung là thượng sách

  10. Thằng Bờm. says:

    Trung quốc có thể so sánh với một người bệnh vừa phục hồi sức khoẻ. Nhưng do bản chất nhác tập thể dục nên cơ thể đã “trương phì” không đồng đều. Cơ quan cấp bộ nào cũng dương dương tự đắc; chỉ tội nghiệp cho cái anh “tổng hợp” là vai trò của “phủ thủ tướng” cứ loay hoay như gà nuốt dây thun.

    Hơn thế, quyền lực “độc đoán” của TQ ngày hôm nay được lớn lên từ sức mạnh quân sự, do đó, những gì có liên quan đến quân đội đều được kính nể ở TQ. Hồ Cẩm Đào đã từng bị giới chóp bu TQ khinh miệt vì ông ta không từng và không có quan hệ sâu với PLA. Hiện nay, có thể giản lược vấn đề một chút, ở chóp bu TQ có 2 nhóm với 2 quan điểm ; nhóm thứ nhất, tiếp tục trung thành với 24 chử vàng của Đặng Tiểu Bình, tức là tiếp tục thu mình nhẫn nhục làm ăn kinh tế ; nhóm thứ hai, cho rằng quan điểm của Đặng đã lỗi thời, TQ phải vươn ra biển lớn, đoạt quyền thống trị ít nhất là một nửa Thái Bình Dương.

    Lá bài biển Đông phần lớn nằm trong tay nhóm thứ 2.

    Khả năng của TQ có thể thu được những gì mà nhóm thứ 2 mong muốn hay không ? Chắc chắn là không. Nhóm này có chịu ngồi yên để bị thuần hoá bởi nhóm thứ nhất hay không ? Cũng chắc chắn là không. Nhóm hiếu động này thừa biết khả năng quân sự của TQ so với Mỹ là bất đối xứng.

    Họ sẽ tiến hành loại “chiến tranh nhân dân” của Mao như đã từng thấy với Bắc Việt xử dụng trong chiến tranh 1954-1975. Những thứ được gọi là Hải Giám, Quản lý Thuỷ sản, v…v… là những công cụ cho loại chiến tranh nhân dân xảy ra trên biển. Dẫu Hoa Kỳ có tổ chức xong Sea-Air Battle thì cũng vẫn bó tay đứng đó mà nhìn mấy tay “Tàu cù nhầy” vừa cắt-bụp-xòe vừa la làng như mấy mụ tú bà.

    Vậy, con bài ngửa của TQ là lúc này thì đánh vỏ mồm, sau đại hội 18 sẽ tiếp tục “lọt chọt” thừa cơ hội lượm hết đảo này đến đảo kia. Động thái này có 2 cái lợi ; thứ nhất là nhóm hiếu chiến có công ăn việc làm để tiến cử con cháu vào hàng ngủ “thượng lưu” ; thứ hai là nhóm “láu cá thu mình” (nhóm thứ nhất) có cơ hội kềm chế nhóm hiếu chiến bằng con đường ngoại giao, qua tương quan với các nước lớn trên thế giới, bởi PLA không thể nào tìm thấy một chiến thắng quân sự theo đúng nghĩa của nó ở trên biển Đông.

    Nói chung, con bài ngửa của TQ vẫn là “chiến tranh nhân dân”, nếu nhà nước VN bỏ qua yếu tố nhân dân trong cuộc kèn cựa này, chắc chắn sẽ thua TQ hết keo này đến keo khác.

    Có một ngoại lệ, nếu Hoa Kỳ vận động thế giới cho ra một loại luật chẵng hạn như : “Trong một cuộc đụng độ có xử dụng phương tiện mạnh hơn gây tổn thất cho phương tiện nhỏ hơn trên biển, có xử dụng vũ khí sát thương, bất kể vũ khí đó lạc hậu hay tiên tiến, bất kể người xử dụng vũ khí có thuộc quân đội hay không thuộc quân đội của bất kỳ một quốc gia nào. Phía gây hấn được định nghĩa như là ‘cướp biển’ hoặc quốc gia có công dân gây hấn trên biển được định nghĩa như là ‘tuyên chiến’ với phía bị hại. Với một đạo luật mang tầm quốc tế như thế, TQ phải bó tay mà an phận thủ thường. Biển Đông lặng sóng.

    Chung cuộc, nhà nước VN phải để cho nhân dân VN được tham gia trong cái “cuộc chiến cù nhầy” này, tuỳ từng lúc mà nhân dân tự biết sẽ phải làm gì với biển Đông, hảy để cho nhân dân tự thực hiện hầu tránh những đụng chạm cấp nhà nước khi chưa cần thiết ; và với bên ngoài, chẵng cần nói ai cũng hiểu, chỉ có Mỹ mới có đủ khả năng trải cánh tay quyền lực trên biển Đông.

Leave a Reply to Nguyễn Nghĩa .