GS Carl Thayer: Việt Nam muốn độc lập với cả Mỹ và Trung Quốc
Bài của GS Carl Thayer bị Global Times cắt xén
Nam Phương/Người Việt (dịch và giới thiệu)
LTS (NV): Giáo Sư Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc phòng Hoàng Gia Úc, thường được báo chí quốc tế phỏng vấn và đề nghị viết bài bình luận thời sự. Ngày 25 tháng 7, 2012, tờ Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo), phụ bản Anh ngữ của Nhân Dân Nhật Báo (cơ quan tuyên truyền của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc) đăng tải một bài viết của ông Thayer với tựa đề “Vietnam looking to play pivotal role with both China and US” (Việt Nam muốn đóng vai trò then chốt trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ).
Khi được báo Người Việt hỏi đó có phải nguyên văn hay đã bị cắt xén? Ông cho hay tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã bỏ bớt 2 đoạn. Cái tựa do ông đặt là “Vietnam is the Real Pivot” (Việt Nam là mấu chốt thật sự).
Ðầu tiên Global Times gửi cho ông một số câu hỏi về tương lai mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh Hoa Kỳ thay đổi chiến lược toàn cầu qua quyết định chuyển 60% lực lượng sang khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Ông đã viết với số chữ do họ hạn định. Sau đó, họ lại yêu cầu ông bình luận thêm về việc Việt Nam làm sao hóa giải các nguy hiểm (do hậu quả) của mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Ông Thayer giả định rằng họ thiếu chỗ để đăng trọn cả bài. Thật ra, nếu họ muốn đăng hết, chỉ cần thu nhỏ tấm hình minh họa, co kéo bớt thì thế nào cũng đủ chỗ. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, những ngày gần đây có những bài viết rất hung hăng, đe dọa cả Việt Nam và Philippines. Nhiều người Việt Nam đã gửi lời phản bác với từ ngữ rất nặng nhưng vẫn được báo này đăng trong phần bình luận (comments) ngay dưới các bài viết của họ. Có người còn gửi cả bài thơ thất ngôn tứ tuyệt “Nam quốc sơn hà nam đế cư” của anh hùng Lý Thường Kiệt kèm theo lời bình luận vẫn được Hoàn Cầu Thời Báo đăng.
Dưới đây, báo Người Việt đăng bản dịch bài viết của ông Thayer trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, có luôn cả hai đoạn bị cắt bỏ (phần chữ in nghiêng, đậm), trong mối quan hệ tay ba Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bài viết dưới đây hoàn toàn là quan điểm của Giáo Sư Carl Thayer, một người từ bên ngoài nhìn vào vấn đề Việt Nam.
————————————————
Việt Nam là cái trục thật sự
Carlyle A. Thayer
Không một nhà phân tích nào ở cái nước từng đã đánh nhau với Việt Nam có thể hoài nghi quyết tâm duy trì nền độc lập của Việt Nam. Việt Nam cũng đã học từ lịch sử rằng tùy thuộc quá đáng vào một cường quốc có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực.
Bối cảnh lịch sử này là một nhắc nhở cần thiết để độc giả biết rằng Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Từ năm 1991 Việt Nam đã theo đuổi một chính sách đối ngoại đa dạng hóa và đa phương hóa các mối quan hệ và đã trở thành đối tác đáng tin cậy của tất cả mọi nước. Việt Nam đã đạt thành công. Cả khối Á Châu đã đồng ý chọn Việt Nam làm đại diện cho cái ghế đại biểu không thường trực tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Việt Nam đã tiến đến đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Trung Quốc, Nam Hàn, Tây Ban Nha, Anh quốc và Ðức.
Việt Nam muốn đóng vai trò then chốt trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Nói một cách khác, Việt Nam muốn phát triển quan hệ sâu xa với mỗi nước và làm mỗi quan hệ song phương tự nó là một quan hệ quan trọng. Là một mấu chốt, Việt Nam muốn Trung Quốc và Hoa Kỳ chấp nhận Việt Nam như một đối tác đáng tin cậy. Việt Nam muốn định hướng các quan hệ để họ không là đồng minh của bên này chống lại bên kia.
Năm 2003, Ðảng CSVN dùng các từ “hợp tác” và “đấu tranh” để làm kim chỉ nam cho mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Công thức này khắc phục được sự đối chọi trong ý thức hệ của CSVN: Làm thế nào giải thích được va chạm và xung đột với Trung Quốc xã hội chủ nghĩa và làm sao giải thích được những lợi ích chung với “đế quốc” Mỹ. Việt Nam quyết định hợp tác với cả hai nhưng vẫn đấu tranh khi các lợi ích cốt lõi của Việt Nam bị thử thách.
Hoa Kỳ đã loan báo chính sách tái cân bằng sự hiện diện quân sự ở khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Một vài nhà phân tích Trung Quốc và trong khu vực kết luận rằng Hoa Kỳ đang mưu toan kềm chế Trung Quốc. Một phần trong chính sách quân bằng đó, Hoa Kỳ muốn cải thiện mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Việt Nam hoan nghênh nhưng chỉ tới một mức độ. Thí dụ, ba năm vừa qua, Việt Nam và Hoa Kỳ có một số hoạt động hải quân phối hợp. Những hoạt động này không có tính cách tập luyện quân sự liên quan đến trao đổi kỹ năng chiến đấu.
Cách tốt nhất để nhìn mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là so sánh nó với mối quan hệ quốc phòng giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam trao đổi các cuộc thăm viếng cấp cao với cả hai nước. Việt Nam thực hiện đối thoại chiến lược với cả hai nước và gần đây nâng tầm đối thoại lên cấp thứ trưởng quốc phòng với cả hai nước.
Việt Nam cho phép tàu chiến cả hai nước thăm cảng Việt Nam nhưng giới hạn chỉ một chuyến mỗi năm, kể cả Mỹ. Năm 2010, thí dụ, khu trục hạm John McCain của Mỹ đến thăm cảng Ðà Nẵng thì mấy tháng sau, khu trục hạm trang bị hỏa tiễn tối tân nhất của Trung Quốc cũng đến Việt Nam.
Hoa Kỳ rất muốn tiếp cận cảng của Việt Nam nhiều hơn. Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta nói rõ điều này khi ông đến Cam Ranh gần đây. Nhưng nó nổi rõ lên rằng, nhiều phần, chiến hạm Mỹ sẽ khó lòng đến đây được trong thời gian sắp tới. Việt Nam mở cơ sở sửa chữa tàu thương mại ở Cam Ranh cho hải quân mọi nước. Hoa Kỳ là nước đầu tiên nhận lời mời này bằng cách gửi 3 chiếc tàu tiếp liệu đến để sửa chữa. Các tàu này là các tàu vận chuyển hàng hóa tiếp liệu cho Hải Quân Hoa Kỳ, không phải tàu chiến và do một thủy thủ đoàn dân sự điều hành.
Trong chuyến viếng thăm Hà Nội của Bộ Trưởng Panetta, cả bộ trưởng Quốc Phòng và thủ tướng CSVN đều yêu cầu Mỹ bỏ cấm vận bán trang bị quân sự ghi trong nghị định về Vận chuyển Võ khí Quốc tế (International Trafficking in Arms Regulations). Nên lưu ý rằng Trung Quốc được kể là một trong 3 trở ngại để phát triển sự hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, bị cấm theo đạo luật Thẩm Quyền An Ninh Quốc Phòng có từ năm 2000 ‘The US National Defense Authorization Act’.
Sách Trắng Quốc Phòng của Việt Nam năm 2009 tóm tắt chính sách gìn giữ độc lập. Tôi gọi đó là “chính sách 3 không”: Không cho ngoại quốc đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, không liên minh quân sự và không dùng một nước thứ ba để chống lại nước khác.
Hoa Kỳ có thể muốn gia tăng sự tiếp cận cảng Việt Nam cho hải quân nhưng Việt Nam chống lại sự hiện diện của Hải Quân Mỹ để bảo vệ sự độc lập.
Năm 2009 gia tăng căng thẳng Biển Ðông, Việt Nam phản ứng bằng cách báo hiệu rằng họ hậu thuẫn sự hiện diện của Hải Quân Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Việt Nam chứng minh điều này qua cử chỉ tượng trưng là (cho một số sĩ quan, viên chức) bay lên một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ quan sát hoạt động lên xuống của các phi cơ. Nói cách khác, Việt Nam đang đóng vai trò của một cái trục quay. Họ nâng sự hợp tác với Mỹ nhưng không đồng minh với Mỹ để chống Trung Quốc.
Cuối cùng, có một lý do khác tại sao Việt Nam lại tự giới hạn quan hệ quốc phòng với Mỹ. Một bài bình luận gần đây của Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh (ngày 11/7/2012) nhận ra điều này một cách khéo léo. Bài viết này nói “Hà Nội dựa vào Trung Quốc để khẳng định sự lựa chọn chính trị của mình (theo gương Trung Quốc, đạt phát triển nhanh chóng bằng con đường cải cách từ từ) nhưng cũng muốn chống lại Trung Quốc bằng cách sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ.” Bài bình luận lưu ý rằng Việt Nam phải đánh đu giữa các mối quan hệ đối ngoại với các thế lực chính trị nội bộ.
Có nhiều lãnh tụ chính trị ở Việt Nam sợ Mỹ có chủ đích trên hết là thay đổi thể chế xuyên qua diễn biến hòa bình. Các lãnh tụ Việt Nam không đồng thuận quan điểm với nhau trên vấn đề này nên Việt Nam thường theo đuổi những chủ trương đối chọi nhau. Thí dụ, Việt Nam vận động để Mỹ bỏ cấm vận bán võ khí trong khi vẫn đàn áp các bloggers dù Mỹ đặt điều kiện (cải thiện) nhân quyền là một điều tiên quyết.
Việt Nam cố làm giảm nhẹ các sự nguy hiểm vì đến gần Mỹ quá bằng cách ngưng một số dự án. Việt Nam cũng đàn áp các người vận động dân chủ hóa và bloggers đặc biệt là những người có quan hệ với người Việt hải ngoại. Và đảng CSVN, Bộ Công An và Tổng Cục Chính Trị của quân đội CSVN chia xẻ kinh nghiệm với các đối tác Trung Quốc.
Giải pháp cho thế khó xử của Việt Nam, không phải như tờ Nhân Dân Nhật Báo cổ võ “hợp tác với Trung Quốc để giới hạn vai trò then chốt của Mỹ ở Á Châu” mà duy trì nền độc lập của Việt Nam bằng cách đóng vai trò then chốt giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Ðốn. Nếu những cường quốc này tôn trọng các lợi ích cốt lõi và nền độc lập của Việt Nam, thì sự hợp tác sẽ át đấu tranh.
Nguồn: Người Việt
Đi với Mỹ thì chắc chắn mất đảng.
Đi với Trung Quốc thì vẫn còn đảng, chỉ mất có cái lưỡi bò, bô xít tây nguyên, bị “thuê” đểu vài ngàn mẫu rừng biên giới… Rẻ chán! Vì vẫn giữ được ghế cai trị tha hồ tham nhũng móc ngoặc chia chác nhau ăn.
Nhưng chỉ thế thôi nhé? Các đồng chí Trung Quốc phải hứa không được biến Việt Nam thành Tây Tạng, Tân Cương nhá. Làm thế các đồng chí Ba Đình cũng mất ăn cả lũ đấy.
Như vậy nên tháng rồi Phùng tướng quân thống tướng mới vừa tổ chức ăn mừng chiêu đãi cám ơn quân đội Trung Cộng ở Hà Nội. Gớm, độc lập quá nhỉ! Chỉ thiếu điều Phùng tướng quân cầm cu cho thằng Tầu nó đái. Hay là đã làm thế rồi?
Hic, mà sao mấy vị CCCĐ cũng ở tây như ông tây úc này mà suy nghĩ và cách sống chẳng giống họ là sao ha, cứ co cụm lại nhưng không phải để giúp đỡ nhau mà để chụp nón cối lên đầu nhau, để thỉnh thoảng biểu diễn các vở hài kịch hoan hô đả đảo, quá trời, quá trời….
ông tây này hiểu VN hơn mấy người Việt HN cực đoan, nếu họ hiểu mà họ nói sai đi thì họ là những người dối trá, nếu họ nghe mà không hiểu thì là ngu ngốc, bại não, nếu họ không biết mà cứ nói bừa thì là những kẻ đui, điếc! vậy họ là gì?
Mỹ không cút, Ngụy không nhào
Bố bảo thằng Tàu dám mó Biển Đông !
Vì Hồ hai tay dâng không
Cho nên cớ sự nên nông nỗi này .
Biển đảo “nó” dâng quan thày
Nước Nam “nó” cũng tính ngày đổi…tên
Đồng bào ơi, hãy vùng lên !
Trước diệt nội gián, sau “lèn” ngoại xâm .
GS. Carl Thayer: Trung Quốc đã cố ngăn trở Việt Nam thông qua Luật Biển. Khi Quốc hội Việt Nam rõ ràng quyết tâm thực hiện việc thông qua Luật Biển thì Trung Quốc đã lên kế hoạch trả đũa. Đó là lý do CNOOC ngay lập tức mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và nằm ngoài đường 9 đoạn yêu sách của nước này.
Phần quan trọng nhất trong Luật Biển Việt Nam là điều 2.2 của luật này quy định rằng, bất kì trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Quá hay, đọc bài này, tất nhiên cả những bài khác cùng tác giả, mấy ông CCCĐ chắc thấy mình lòi đuôi ra, người ta nhận định chính quyền VN như vậy, nhìn rõ chiến lược của VN như vậy, thấy rõ thế của VN như vậy, hỡi những người giả mù và điếc, hãy mở mắt ra mà đọc cho rõ, đừng cố tình xuyên tạc, bôi nhọ và kích động nữa, xấu xa và bẩn thỉu lắm!
CCCĐ hãy mở mắt ra!
Không “nhạy cảm” đâu bạn Lâm Vũ ơi! Thằng nguỵ quyền VN muốn chơi trò láu cá đấy, bản chất của chúng là vậy mà! Tâm can thì rất muốn bắt tay với Mẽo nhưng lại muốn giữ chặt ghế để đè đầu cỡi cổ Nhân dân VN, không như quan điểm rõ ràng của Singapore, Hàn quốc, Nhật bản, Úc…Mẽo chắc chắn nó không đui mù và đần độn như vẹm nghĩ !!!
Ủa cái đám Việt nam này là đám nào vậy? Có phải lũ môi hở răng lạnh với Trung cộng, đuổi giặc Mỹ cọp beo không?
Tôi nghĩ thằng Mỹ nó khờ nhưng nó không bị điên, để đưa vũ khí cho một lũ gian xảo, tráo trở như những người cộng sản triệu phú, tệ đến nỗi đuổi cha mẹ của những đồng chí đã hy sinh, để lấy những miếng đất của những người đáng thương đó để làm giàu cho mình.
Trung cộng đang nằm từ cao tới thấp, có gì ở xứ Việt cộng nó không biết, nó không chiếm được đâu, mà vũ khí Mỹ là món béo bở nhất.
CÁI PHỨC TẠP CỦA TÂM LÝ NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
Người Việt Nam sau thế chiến thứ hai phần lớn chưa mở mang tầm nhìn ra toàn thế giới hiện đại. Khi thế chiến thứ hai kết thúc năm 1945, tâm lý chung của người Việt khi ấy là tâm lý bài Pháp. Điều này là tự nhiên vì sau gần 80 bị thực dân Pháp đô hộ. Khi đó phong trào giải phóng thuộc địa đang trỗi dậy mạnh mẽ trên toàn thế giới. Việt Nam cũng chỉ là một trong những trường hợp như thế. Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời sau khi cả Pháp và Nhật đều công nhận nền độc lập cho VN cũng ở trong tình huống như vậy.
Tuy nhiên, do định mệnh lịch sử như thế nào đó mà khi ấy đất nước và dân tộc VN lại bước vào một bước ngoặt nghiêm trọng.
Đó là sự xuất hiện của ông Hồ Chí Minh và chính phủ liên hiệp của ông sau khi đã giành được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim.
Ông Hồ là một nhà cách mạng cộng sản đã được đào tạo từ hệ thống đào tạo cán bộ cộng sản quốc tế của nhà nước Liên Xô kể từ trước đó.
Mục đích của ông Hồ và các đồng chí của ông, thực sự là xây dựng cho được chủ nghĩa CS tại VN mà ông và các đồng chí đều coi đó chính là lý tưởng cũng như mục đích bất di bất dịch của họ.
Tất nhiên lực lượng của Pháp đã quay lại VN trong cớ sự đó, bởi người Pháp còn muốn bảo vệ quyền lợi tất nhiên cho khơi Liên Hiệp Pháp của mình, khi ấy cũng giống như khối Liên Hiệp Anh, và phản ứng tất nhiên của phe thế giới không theo chủ nghĩa cộng sản khi ấy nói chung. Bởi sự phân chia ảnh hưởng hay sự phân cực trên thế giới đã thật sự bắt đầu, mà hai cực lớn nhất lúc ấy không ai ngoài ra là Liên Xô và Mỹ.
Như vậy cuộc chiến tranh với người Pháp của ông Hồ lúc ấy đã bắt đầu mang mầm mống phức tạp.
Bên ngoài thế giới, lúc ấy người ta đã mơ hồ thấy rõ ý nghĩa phong trào cộng sản của ông Hồ, đồng thời cả phong trào chống Pháp của nhân dân VN nói chung.
Nhưng bên trong chưa lúc nào ông Hồ tuyên bố công khai mục đích của chủ nghĩa cộng sản và sự quy về cực Liên Xô của ông ta. Trong nước chỉ rặt tuyên truyền mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, rồi sau cả đế quốc Mỹ, khi người Mỹ bắt đầu công khai can thiệp để hậu thuẫn cho VNCH, tức Miền Nam VN khi đất nước đã bị chia cắt sau hiệp định Pháp Việt 1954.
Chiến thắng Điện Biên Phủ thực chất là chiến thắng của xương máu nhân dân VN chống lại lực lượng quân sự của Pháp, song cũng là chiến thắng bước đầu của ý nghĩa cộng sản quốc tế trên thế giới và tại đất nước VN.
Các cuộc cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ tại miền Bắc sau 1954, theo mô hình của Trung Quốc, các cuộc cải tạo tư sản tại miền Nam sau 1975 theo bài bản của Liên Xô để tiến tới kinh tế tập thể theo kiểu chủ thuyết cộng sản hoàn toàn cho thấy điều đó.
Song cuối cùng chủ thuyết cộng sản mác xít đã hoàn toàn thất bại sau khi đã lên tới giai đoạn áp dụng đỉnh cao nhất tại Á đông là chính thể của Mao Trạch Đông tại TQ và chính thể kiểu Khmer đỏ tại Kampuchia. Kết quả bức tường Berlin sụp đổ, Đông Đức được sáp nhập vào Tây Đức, cả Liên Xô và khối XHCN Đông Âu bị sụp đổ và tan rã, phong trào cộng sản quốc tế thực chất coi như bị cáo chung.
Việt Nam lại bước vào bước ngoặt thứ hai hoàn toàn không tiên liệu trước.
Đó là nền kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu hóa một cách tất yếu không còn có thể đi ngược dòng lại được nữa.
Thế nhưng mô thức tổ chức xã hội theo thể chế các nước cộng sản trước kia thì vẫn còn. Có nghĩa đảng CSVN vẫn là lực lượng cầm quyền duy nhất, hình tượng ông Hồ vẫn còn tôn sùng duy nhất, thậm chí toàn dân luôn luôn được đảng CS hướng dẫn phải làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, và mọi lực lượng trong nước đều phải làm theo những lời bác Hồ dạy.
Như thế sau khi đất nước được thống nhất năm 1975, hiến pháp theo kiểu cộng sản và sinh hoạt kinh tế xã hội chủ yếu theo kiểu cộng sản càng được củng cố, phát huy, phát triển cơ bản về tất cả mọi mặt.
Tuy nhiên có điều, sau khi hội nhập quốc tế và đi về lại nền kinh tế thị trường toàn cầu nói chung, đảng CS vẫn chỉ đạo nhà nước phải gắn vào bất di dịch cái đuôi từ ngữ “định hướng XHCN”.
Thực chất đây chỉ là khía cạnh tâm lý, không phải ý nghĩa khoa học hay ý nghĩa thực tế khách quan.
Bởi vì chủ thuyết mác xít vốn chủ trương không dùng thị trường, không dùng tiền tệ như là mục đích sau cùng. Vậy mà đã là nền kinh tế thị trường lại vẫn còn gắn cái mác “định hướng XHCN” là hoàn toàn vô lý, thậm chí nghịch lý, hoàn toàn ảo tưởng, không thực tế, hay hoàn toàn hình thức giả tạo.
Thế nhưng tâm lý mọi người CS nói chung, tâm lý mọi đảng viên nói chung, vẫn không khi nào bỏ được hình ảnh của ông Hồ, hình ảnh của khái niệm đấu tranh giai cấp, hình ảnh của từ ngứ XHCN là lẽ đương nhiên. Bởi vì nó đã được tuyên truyền quá lâu dài, quá sâu rộng trong toàn bộ xã hội kể từ ngày ông Hồ Chí Minh xuất hiện trên chính trường VN từ sau đệ nhị thế chiến. Một công trình toàn bích, đồ sộ như vậy không thể một sớm một chiều đã có thể lay đổ được. Bời vì đó không phải là kết quả của lý trí, của lý tính, của đầu óc, mà chính là kết quả của cảm xúc, của tình cảm, của thói quen sinh hoạt cá nhân, tập thể và xã hội mà ai ai cũng biết.
Cũng chính vì thế, nếu trước kia tại miền Nam VN, trong chính thể VNCH, tư tưởng chống Mỹ, chống đế quốc không được hằn mạnh, bởi vì đó không phải là suy nghĩ thực tế, nhu cầu hành động thực tế của xã hội nói chung. Nhưng ngược lại tại miền Bắc VN, hay sau khi VN thống nhất, tư tưởng thân Liên Xô, thân TQ, chống Mỹ, chống đế quốc vẫn luôn luôn là mục đích tuyên tuyền và đào tạo chính trị hàng đầu của xã hội VN trong thể chế nhà nước CS. Đấy cái tâm lý phức tạp của người VN bị chia năm xẻ bảy từ 1945 cho đến 1975 và từ 1975 cho đến nay sự thực khách quan là hoàn toàn như thế.
Nhưng sau khi chiến tranh biên giới phía Bắc giữa VN và TQ, sau khi chiến tranh biên giới Tây Nam giữa VN và Khmer đỏ, sau khi nhà nước LX và khối Đông Âu hoàn toàn sụp đổ, sau khi hội nhập toàn cầu và nền kinh tế thị trường, tâm lý người VN nói chung đã có phần ít phân hóa và ít phức tạp hơn từ trước tới nay.
Nhật là sau khi TQ chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN, sau khi họ tuyên bố về đường lưỡi bò do họ đơn phương đưa ra về chính sách tham vọng biển Đông của họ, nhất là sau khi họ gây rối nhiều mặt trong thềm lục địa và lãnh hải VN, sau khi họ mưu đồ thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa hoàn toàn hư ảo, gian dối, giả tạo, tâm lý của người Việt nói chung đã càng trở nên thuần nhất, đi tới chỗ bớt chia rẽ hơn.
Tuy nhiên không phải không có một số cá nhân nào đó tuy tiềm ẩn, vẫn có thể còn thân TQ vì các quan điểm tâm lý ngày xưa do lịch sử để lại như trên đã nói. Đó là những kết quả do tuyên tuyền kiểu phe ta bề ngoài, không phải cái nhìn có tính chiều sâu của tinh thần yêu nước thực chất hay tinh thần dân tộc hoàn toàn thiết yếu và đúng đắn.
Ngược lại, cũng có những thành phần Việt kiều nào đó ở nước ngoài vẫn luôn giữ thái độ, quan điểm chống cộng một cách cực đoan, có thể bất chấp mọi tình huống, kể cả tình huống sẽ thật sự tiến tới xâm lăng đất nước VN khi nhu cầu bành trướng của họ không thể còn có chỗ dừng được nữa.
Như vậy thì giải pháp cho vấn đề tâm lý của người Việt hiện nay phải được đặt ra là, cho dù quá khứ của anh ra sao, chiến tuyến của anh lúc đó thế nào, giờ đây buộc mọi người phải có tầm nhìn quốc tế một cách cụ thể, khách quan, vượt ra khỏi mọi sự tuyên truyền giả tạo nhất thời nào đó mà trong quá khứ nó đã bị cường điệu, thổi phồng một cách sai trái hay lệch lạc theo bất cứ kiểu nào. Có nghĩa cần phải nhìn rõ các nhu cầu về con người, về xã hội, về dân tộc, về đất nước mới hoàn toàn chính đáng, trường cửu nhất. Trái lại những cái gì gọi là thuộc chủ nghĩa, thuộc thần thánh hóa cá nhân một cách giả tạo, ích kỷ, cái gì thuộc về bè nhóm trong quốc nội kể cả quốc tế đều là những hình thức gian giảo hoặc thấp kém, không phải ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội chân chính thật sự.
Nói khác đi, chính nhu cầu nâng cao nhận thức khoa học, nhu cầu tính thẳng thắn, khách quan, trung thực của mỗi cá nhân, nhu cầu đối nhân xử thế lẫn nhau một cách hoàn toàn bình đẳng, trong sáng giữa mọi người, nhu cầu phản bác mọi sự tuyên truyền xã hội không chính đáng, nhu cầu không tuyên truyền cho người khác những gì mình tự thấy không chính đáng, đó mới thật sự là những nhu cầu thiết yếu, sáng suốt, lành mạnh, lương hảo và tốt đẹp nhất của mỗi cá nhân và xã hội trong lòng một xã hội hoàn toàn nhân văn, hoàn toàn tự do, dân chủ một cách đích thực và đúng nghĩa nhất. Có nghĩa nhu cầu giải phóng ý thức hệ giả tạo, sai trái, giải phóng mọi tư tưởng cục bộ, biệt phái, nhu cầu quay trở về với ý nghĩa nhân bản rộng rãi, bao quát, nhu cầu tư duy tự chủ, hoàn toàn độc lập của mỗi cá nhân một cách chính đáng, lành mạnh, sáng suốt, giải thoát ra khỏi mọi sự tuyên truyền thấp kém, sai lệch, giả tạo và mù quáng, nhu cầu tái lập lại tinh thần quốc gia, dân tộc một cách truyền thống, đúng đắn và cỡi mở nhất, đó mới thật là nhu cầu tâm lý thiết yếu nhất của mọi người Việt Nam trong hoàn cảnh thế giới toàn cầu và hiện đại ngày nay.
Võ Hưng Thanh
(28/7/12)
Việc báo (tiếng Anh) của TQ cắt hai đoạn đó cũng dễ hiểu, vì nó bất lợi cho TQ. Đoạn (bị cắt) thứ nhất, cho rằng TQ cản trở VN hợp tác quân sự với Hoa Kỳ; đoạn cắt thứ hai, cho rằng có hợp tác giữa CSVN và TQ trong việc đàn áp biểu tình chống TQ ở VN.
Nhưng việc thay đổi tựa đề bài việt của GS C.Thayer là một trò khá bẩn thỉu, ngay cả đối với ngành báo chí vốn không lấy gì… sạch sẽ của Trung Cộng.
Theo tôi, tựa đề chính gốc, “Vietnam is the Real Pivot” chỉ có nghĩa VN đóng vai trò quan trọng, “mấu chốt” (đối với tình hình chính trị TBD, trong đó có cả vấn đề đối tác giữa Hoa Kỳ và TQ). Tờ báo của chính quyền TQ đã đồi thành “Vietnam looking to play pivotal role with both China and US”, mà báo NV diễn dịch là “Việt Nam muốn độc lập với cả Mỹ và Trung Quốc”. Theo tôi cũng có thể hiểu là “Việt Nam muốn chạy qua chạy lại giữa TQ và Mỹ”.
“To be the real pivot” và “To play a pivot role” nghĩa khá giống nhau. Nhưng khi thêm vào “… with both China and US”, thành ra có nghĩa VN chỉ là cái “đệm” kẹt giữa hai đại cường, vừa hàm ý nói VN chỉ là chỗ cho Hoa Kỳ và TQ dựa lên để đối đầu với nhau. Nói chung là vừa hạ giá VN, lại vừa có ý nói VN không biết thủy chung, lúc theo bên này lúc bám bên kia… v.v.
Đó là cách hiểu của cá nhân tôi, có thể là người Việt nên nhạy cảm quá chăng?