WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bắc Đới Hà: Chọn lựa trỗi dậy hay sụp đổ

Ảnh mang tính minh họa

Cứ 5 năm một lần, vào mùa hè, Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc hiện gồm có 25 người lại họp một cuộc họp mở rộng tại khu nghỉ mát Bắc Đới Hà, bên bờ biển Bột Hải, trong tỉnh Hà Bắc để chuẩn bị cho cuộc Đại Hội đảng thường họp vào cuối năm.

Cuộc họp này đã thành nếp từ thời Mao Trạch Đông, cách nay vừa một nửa thế kỷ.

Bắc Đới Hà có bãi biển đẹp, cát trắng mịn, dài 10 km, bên bờ là rừng thông và rừng liễu, luôn mát mẻ, không khô lạnh như phía Bắc, không nóng ẩm như phía Nam. Tương truyền từ thời xưa, Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tào Tháo …đã coi nơi này là khu nghỉ mát lý tưởng.

Nhà Thanh đã xây dựng khu du lịch Bắc Đới Hà tráng lệ hài hòa với thiên nhiên từ năm 1893.

Năm nay, từ ngày 2 và 3 tháng 8 các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lần lượt tụ tập tại đây, mở cuộc họp kéo dài hơn 1 tháng để bàn bạc công việc hệ trọng là chuẩn bị nội dung cho Đại hội đảng lần thứ XVIII, sẽ họp tại Bắc Kinh vào cuối tháng 10 tới.

Theo tin của Tân Hoa Xã, ngày 5/8 ông Giang Trạch Dân nguyên tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, năm nay 85 tuổi và ông Lý Bằng nguyên thủ tướng, 83 tuổi đã có mặt. Một số trí thức tiêu biểu, nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh, nhà du hành vũ trụ …được mời tham dự.

Hai nội dung sẽ được bàn bạc kỹ, một là vấn đề nhân sự, dự kiến những ai có thể sẽ vào ban chấp hành trung ương mới, và nhất là ai sẽ vào bộ chính trị hiện gồm 25 người, và quan trọng hơn nữa là ai sẽ vào ban thường vụ bộ chính trị hiện có 9 người. Hai là trao đổi về nội dung các văn kiện sẽ trình Đại Hội, quan trọng nhất là về đường lối chính trị – kinh tế – xã hội và đường lối đối ngoại cho 5 và 10 năm tới.

Về nhân sự ở trên cao nhất đã gần như chắc chắn là ông Tập Cận Bình hiện là phó chủ tịch nước sẽ thay ông Hồ Cẩm Đào trên cương vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước và ông Lý Khắc Cường hiện là phó thủ tướng sẽ thay ông Ôn Gia Bảo trên cương vị thủ tướng.

Những nhân vật sẽ có thể vào thường vụ bộ chính trị là Vương Kỳ Sơn hiện là phó thủ tướng, Du Chính Thanh hiện là bí thư thành ủy Thượng Hải, Trương Đức Giang hiện là bí thư thành ủy Trùng Khánh (thay cho Bạc Hy Lai bị mất chức do liên quan đến vụ giết chết tỷ phú người Anh), Lưu Vân Sơn trưởng ban tuyên truyền trung ương, Trương Cao Lệ hiện là bí thư thành ủy Thiên Tân, Lý Nguyên Triều phụ trách an ninh – chính trị và Uông Dương hiện là bí thư Quảng Đông.

Có 2 vấn đề cần giải quyết về nguyên tắc. Một là ban thường vụ vẫn gồm 9 người hay giảm xuống còn 7, như trước năm 2002. Hai là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước sẽ thôi hẳn mọi chức sau đại hội, hay vẫn còn giữ chức Bí thư Quân ủy trung ương trong 2 năm nữa rồi mới giao lại cho tổng bí thư kiêm chủ tịch nước mới.

Năm nay, theo nhận định của một số blogger tự do ở Hồng Kông và Đài Loan cũng như của một số chiến sỹ dân chủ Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ, cuộc họp ở Bắc Đới Hà có một số nét khác thường. Cuối tháng 7, một cơn bão lớn tràn qua đây, tàn phá một số nhà cửa và làm đổ nhiều vạt rừng thông và rừng liễu đẹp. Cảnh hoang tàn đổ nát nay vẫn còn dấu vết chưa kịp khắc phục. Phải chăng đây là dấu hiệu xấu, là điềm gở cho đảng Cộng sản Trung Quốc khi chuẩn bị cho Đại Hội 18?

Sự kiện Bạc Hy Lai, bà vợ Cốc Khai Lai và con trai Bạc Qua Qua trong một vụ án tàn bạo giết nhà tỷ phú Anh Neil Heywood từng là bạn thân của gia đình phơi bày sự thối nát kinh hoàng tiêu biểu cho cả một tầng lớp lãnh đạo ở thượng tầng, làm giàu và hưởng lạc vô độ, tiêu biểu cho một bộ máy công an và hành chính cộng sản cực kỳ vô đạo, chống ma túy về danh nghĩa lại buôn ma túy quy mô lớn, chống xã hội đen trên danh nghĩa lại liên minh với xã hội đen, miệng tụng cách mạng mà chuyên làm chuyện vô luân, trong đó tên trùm công an Vương Lập Quân là một tên trùm lưu manh thực sự, từng là cánh tay phải của cặp Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai.

Các nhà dân chủ cho rằng thật là kinh khủng khi vụ án này hoàn toàn có khả năng bị ém nhẹm, nếu như giữa Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân không phát sinh mâu thuẫn dậm dọa nhau, để Quân phải nghĩ cách thoát thân đến lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô xin tỵ nạn, để từ đó vụ án bị vỡ lở không sao bịt kín được.

Thật là kinh khủng khi nghĩ rằng nếu vụ án không bị phát hiện, Bạc Hy Lai chắc chắn còn lên cao nữa, vào thường vụ bộ chính trị gồm 9 người có quyền lực vô hạn vào tháng 10 tới, và bà lớn Cốc Khai Lai và cậu quý tử Bạc Qua Qua sẽ còn tha hồ vùng vẫy ăn chơi trác táng, phá của và phá phách xã hội Trung Quốc đến mức nào nữa.

Một sự kiện xuất bản rất bất ngờ và lý thú đang được giới học giả Trung Quốc bàn tán sôi nổi nhân dịp cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay. Đó là sự xuất hiện cuốn sách «Trung Quốc Mộng » – Giấc Mơ Trung Quốc, do giáo sư Lưu Minh Phúc sáng tác. Dưới tên sách trên đây là hàng chữ «Hậu Mỹ Quốc Thời Đại đích» – có nghĩa là Thời đại Sau của nước Mỹ. Theo lời giới thiệu mở đầu, cuốn sách có mục đích định vị, xác định vị trí chiến lược của các nước sau khi thời đại nước Mỹ hiện nay kết thúc.

Tác giả là nhà học giả Lưu Minh Phúc, giảng viên chính trị của trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh, nguyên là Giám đốc Viện Ngiên cứu Xây dựng Quân đội của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Người viết tựa cho cuốn sách là Trung tướng Lưu Á Châu, một nhân vật nổi tiếng của giới nghiên cứu chính trị – quốc phòng – quốc tế Trung Quốc, hiện là chính ủy Học viện quân sự cao cấp Trung Quốc, được chú ý bởi nhiều ý kiến độc đáo, bởi nhiều cuộc nói chuyện và bài báo hấp dẫn công chúng, đặc biệt là giới trẻ quan tâm đến thời sự đất nước. Cuốn sách được xuất bản lưu hành từ năm 2011, tái bản năm 2012, được các báo Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, Pháp, Nhật tóm tắt, trích dẫn, giới thiệu rộng rãi.

Một số mạng internet quốc tế cho rằng đây là cuốn sách rất công phu và độc đáo, nên tìm đọc, rất cần đọc và phải tìm đọc – must read – bởi tất cả các nhà hoạt động chính trị trên thế giới.

Các nhà dân chủ Trung Quốc cho rằng với cuốn «Trung Quốc Mộng», tác giả Lưu Minh Phúc và người viết tựa Lưu Á Châu thật ra và trước hết muốn gửi những lời tâm huyết phản biện cho tập thể những người lãnh đạo trong cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay, đông thời gửi đến cả tầng lớp trí thức và tuổi trẻ trong cả nước.

Nghiên cứu quá trình trỗi dậy và trụt xuống của các cường quốc bá chủ thế giới trong 5, 6 thế kỷ nay, tác giả cho thế kỷ XVI là thế kỷ Bồ Đào Nha, thế kỷ XVII là thế kỷ Hà Lan, thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX là thế kỷ nước Anh và thế kỷ XX là thế kỷ Hoa Kỳ.
Hiện nay đang là thời kỳ quá độ cạnh tranh nhau để lên ngôi bá chủ thế giới, trong đó nổi bật nhất là Trung Quốc đang vươn dậy, trỗi dậy về mọi mặt, từ chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính đến văn hóa, khoa học kỹ thuật.

Tác giả cho rằng nuôi tham vọng trỗi dậy làm nước bá chủ đứng đầu thế giới không có gì là sai trái, đáng hổ thẹn, trái lại là một mục tiêu cao đẹp, dẫn đầu cả nền văn minh của nhân loại trong thời đại mới.

Nhưng, đây mới là vấn đề then chốt. Đó là trỗi dậy theo hướng nào, bằng con đường nào, con đường chính trị – kinh tế – quân sự – văn hóa hiện nay của đảng CS Trung Quốc có khả thi hay không, có triển vọng thành đạt hay không? Tất cả vấn đề là ở chỗ mấu chốt này.

Tác giả điểm lại sự trỗi dậy của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh quốc…đều giống nhau ở sự trỗi dậy trên biển, hướng ra nước ngoài, dựa vào sức mạnh của hải quân đi chiếm thuộc địa, mang tính chất bành trướng, thực dân và chiến tranh, đó là kiểu trỗi dậy hung hãn theo luật rừng.
Do đó sức hấp dẫn không lâu bền, ngày càng lộ thế yếu và sụp đổ là tất yếu.

Tác giả khuyến cáo lãnh đạo hãy suy tính thật kỹ càng, thận trọng, trong cuộc đọ sức của thế kỷ này để giành ngôi quốc gia quán quân. Cần nhận rõ đây là cuộc cạnh tranh giữa các nền văn minh trong thời đại toàn cầu hóa.

Tác giả khẳng định con đường trỗi dậy đúng đắn, có hiểu quả phải là con đường giương cao ngọn cờ Hòa bình, Phát triển và Hợp tác, xây dựng thế giới hài hòa, làm cho các giá trị do Trung Quốc đề xướng đi ra, lan rộng toàn thế giới. Tác giả cũng nhấn mạnh Văn hóa Trung Quốc phải là văn hóa bảo vệ lục địa, hấp dẫn, vẫy gọi và dắt dẫn thế giới, đó là tư tưởng văn hóa phòng ngự, không mang tư tưởng vũ lực tiến công giành quyền trên biển, kiểu các cường quốc phương Tây trước đây đem luật rừng ra thế giới. Tác giả cho rằng đó phải là nội dung ganh đua, cạnh tranh quan yếu nhất giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để mở ra thời đại mới trong lịch sử thế giới. Ngọn đuốc văn minh do ai nắm và giương cao. Đây chính là lỗ hổng đáng quan ngại nhất trong các dự thảo văn kiện chuẩn bị cho Đại hội XVIII sắp tới rồi.

Về xây dựng xã hội Trung Quốc tiên tiến và xây dựng đảng CS Trung Quốc tiền phong trong sạch, tác giả tỏ ra rất bi quan. Ông yêu cầu một cách nhìn dũng cảm trong sáng dù cho có đau lòng, vì đây là vấn đề quyết định nhất trong cuộc trỗi dậy của đất nước, lại là vấn đề gay gắt nhất.

Ông dẫn ra kết quả điều tra và thông kê của báo Quân Giải Phóng rất đáng tin cậy: hiện Trung Quốc có viên chức tham nhũng tỷ lệ nhiều nhất thế giới, chi phí hành chính cao nhất thế giới, chi phí công quỹ lãng phí ít hiệu quả nhất thế giới, số người chết vì mọi loại tai nạn cũng có tỷ lệ cao nhất, các vụ làm ăn dối trá, lừa gạt, hàng giả hàng nhái cũng nhiều nhất thế giới. Không khắc phục nhanh, có hiệu quả những cố tật ấy của xã hội và nhất là của đảng thì trổi dậy chỉ là giấc mơ phù phiếm, hão huyền. Ông cảnh báo: nếu không tỉnh ngộ, không thay đổi mạnh mẽ thì từ ý muốn trỗi dậy đến nguy cơ sụp đổ chỉ cách nhau có một bước!

Ý kiến cuối cùng của nhà nghiên cứu Lưu Minh Phúc có vẻ như muốn nói thẳng với giới lãnh đạo hiện đang tề tựu ở Bắc Đới Hà về vấn đề nhân sự. Ông cho rằng việc tuyển lựa nhân tài cho bộ máy lãnh đạo đất nước rất yếu kém, không ngang tầm tình thế đòi hỏi, hiện nay «giới tinh anh chính trị tài cán tầm thường, chỉ lo đặc quyền đặc lợi, tài sản không minh bạch», đó là tai họa gốc phá hoại sự trỗi dậy mạnh mẽ của đất nước.

Cuốn sách «Trung Quốc Mộng» mang chất phản biện và cảnh báo xuất hiện rất đúng lúc. Cuộc sống gần đây cung cấp thêm vô vàn dẫn chứng hùng hồn cho lập luận của tác giả. Trong đó sự kiện Bạc Hy Lai phơi bày sự thối nát tiêu biểu của giới cầm quyền cao nhất trong đảng cộng sản, và cuộc phiêu lưu xấu xa mang bản chất bành trướng theo luật rừng ở Biển Đông là 2 sự kiện có ý nghĩa nhất. Trỗi dậy như thế chỉ dẫn đến mau sụp đổ.

Để xem cuộc chóp bu ở Bắc Đới Hà, giới lãnh đạo Trung Quốc có còn khả năng lắng nghe những tiếng nói lành mạnh ngay thật của giới trí thức nước mình hay không.

Blog Bùi Tín (VOA)

6 Phản hồi cho “Bắc Đới Hà: Chọn lựa trỗi dậy hay sụp đổ”

  1. ghost says:

    Rồi đây tội ác của ĐCS trung quôc sẽ phơi bày. Vụ đàn áp, giết, tra tấn, mỗ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công không thể che giấu được nữa. Bạc hy Lai, Chu vĩnh khang, giang trạch dân.v.v..v. http://minhhue.net

  2. kbc3505 says:

    Trung Quốc sẽ là cường quốc lãnh đạo thế giới trong thế kỷ này? Các ông lãnh đạo Bắc Kinh hãy lấy tay rờ cằm vuốt râu tự hỏi xem có phải vậy không hay mình đang mơ?

    Tự hỏi xem liệu thế giới có chấp nhận một cường quốc chưa đủ mạnh về kinh tế, quân sự, lại lấy chủ nghĩa cộng sản và dân tộc bạo tàn làm nền tảng xâm lăng để bành trướng? Những cái đầu lãnh đạo thiếu nhân bản, thiếu đạo đức, không có óc sáng tạo, giỏi chôm chỉa… Có đủ sức khuất phục thế giới hay sẽ bị thế giới văn minh tiêu diệt?

    Hãy nhìn thế giới đang chống sản phẩm trí tuệ “made in China” thì chúng ta sẽ hiểu!

    kbc3505

  3. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Xin được dóng góp một chút công sức cùng ông Bùi Tín trong việc tìm hiểu kỹ hơn nữa về Tàu cộng hiện nay ra sao, nhất là cuộc đấu đá nội bộ dành quyền lực đang diễn ra tới hồi khá quyết liệt.

    Kính cáo,
    Lại Mạnh Cường

    ==

    WIKIPEDIA

    Bộ Chính trị (政治局 Chính trị Cục) Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 16, được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 16 (năm 2002) gồm có:

    24 ủy viên chính thức: Vương Lạc Tuyền, Vương Triệu Quốc, Hồi Lương Ngọc (dân tộc Hồi), Lưu Kì, Lưu Vân Sơn, Ngô Nghi (nữ), Ngô Quan Chính, Trương Lập Xương, Trương Đức Giang, Trần Lương Vũ (đến tháng 9 năm 2006), La Cán, Du Chính Thanh, Quách Bá Hùng, Hoàng Cúc, Tào Cương Xuyên, Tăng Khánh Hồng, Tăng Bồi Viêm, Chu Vĩnh Khang, Hồ Cẩm Đào, Hạ Quốc Cường, Giả Khánh Lâm, Ôn Gia Bảo, Lý Trường Xuân, Ngô Bang Quốc.
    1 ủy viên dự khuyết: Vương Cương

    Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 ủy viên: Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, Tằng Khánh Hồng, Hoàng Cúc, Ngô Quan Chính, Lý Trường Xuân, La Cán.

    Bộ Chính trị (政治局 Chính trị Cục) Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17, được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 17 (năm 2007) gồm có 25 ủy viên.

    Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 ủy viên:

    1 Hồ Cẩm Đào Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương

    2 Ngô Bang Quốc Chủ tịch Quốc hội

    3 Ôn Gia Bảo Thủ tướng

    4 Giả Khánh Lâm Chủ tịch Chính hiệp

    5 Lý Trường Xuân Chỉ đạo tuyên truyền

    6 Tập Cận Bình Phó Chủ tịch nước

    7 Lý Khắc Cường Phó Thủ tướng thường trực

    8 Hạ Quốc Cường Bí thư Ủy ban Kiểm tra Trung ương

    9 Chu Vĩnh Khang Bí thư Ủy ban các vấn đề luật pháp và chính trị

    =====

    Bùi Tín dự đoán trong bài viết mới đây dưới tựa đề “Bắc Đới Hà: Chọn lựa trỗi dậy hay sụp đổ”:

    Về nhân sự ở trên cao nhất đã gần như chắc chắn là ông Tập Cận Bình hiện là phó chủ tịch nước sẽ thay ông Hồ Cẩm Đào trên cương vị tổng bí thư kiêm chủ tịch nước và ông Lý Khắc Cường hiện là phó thủ tướng sẽ thay ông Ôn Gia Bảo trên cương vị thủ tướng.

    Những nhân vật sẽ có thể vào thường vụ bộ chính trị là Vương Kỳ Sơn hiện là phó thủ tướng, Du Chính Thanh hiện là bí thư thành ủy Thượng Hải, Trương Đức Giang hiện là bí thư thành ủy Trùng Khánh (thay cho Bạc Hy Lai bị mất chức do liên quan đến vụ giết chết tỷ phú người Anh), Lưu Vân Sơn trưởng ban tuyên truyền trung ương, Trương Cao Lệ hiện là bí thư thành ủy Thiên Tân, Lý Nguyên Triều phụ trách an ninh – chính trị và Uông Dương hiện là bí thư Quảng Đông.

    =====

    LMCường:
    Bí thư ở các thành phố lớn quan trọng nhất nước như Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh và tỉnh Quảng Đông, tỉnh giầu nhất nước, dĩ nhiên sẽ nằm trong Bộ Chính trị. Trưởng ban tuyên tuyền cũng như trưởng cơ quan phụ trách an ninh chính trị (công an) cũng rất quan trọng cho sự tồn vong của chế độ CS, nên dĩ nhiên phải nằm trong BCT.

    Hồ Cẩm Đào, sinh năm 1942, tổng bí thư và chủ tịch nước; Ngô Bang Quốc, 1941, chủ tịch quốc hội; Ôn Gia Bảo, 1942, thủ tướng; Giả Khánh Lâm, 1940, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Lý Trường Xuân, 1944, cơ quan tuyên truyền đảng CS; Hạ Quốc Cường, 1943 … là những nhân vật đến tuổi về hưu (ra đời ở đầu thập niên 40), cho nên kỳ này về vườn là đúng cách qui định bấy lâu nay của Cộng đảng Tàu.
    Riêng Chu Vĩnh Khang đang bị tai tiếng vì có dính dáng đến vụ vợ chồng Bạc Lai Hy, và một vài vụ nhỏ khác, chắc chắn sẽ khăn gói quả mướp ra đi, trong vinh quang hay nhọc nhằn chưa rõ lắm, qua cuộc đấu đá nội bộ dành quyền lực hiện nay.

    Tập Cận Bình (1953), Lý Khắc Cường (1955) … là những người sinh ra trong thập niên 50, dĩ nhiên sẽ là những người kế tục nắm quyền sinh sát trong vòng 4-8 năm tới.

    =====

    Wikipedia:

    Hồ Cẩm Đào (chữ Hán giản thể: 胡锦涛, chính thể: 胡錦濤, latin hóa: Hú Jǐntāo) (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1942) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và là người kế nhiệm Giang Trạch Dân trong thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là người tiếp tục chính sách cải cách kinh tế của ông Đặng Tiểu Bình và có tư tưởng ôn hòa về kiểm duyệt báo chí.

    Ôn Gia Bảo (chữ Hán giản thể: 温家宝; phồn thể: 溫家寶; bính âm: Wēn Jiābǎo; sinh tháng 9 năm 1942) là Thủ tướng thứ sáu, người đứng đầu Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 4 năm 1965. Tháng 9 năm 1967, ông tham gia công tác, tốt nghiệp khoa cấu tạo địa chất Học viện Địa chất Bắc Kinh (nay là Đại học Địa chất Trung Quốc), tham gia nghiên cứu sinh, công trình sư. Hiện ông là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Ngô Bang Quốc (chữ Hán giản thể: 吴邦国, chính thể: 吳邦國, latin hóa: Wú Bāngguó) sinh tháng 7 năm 1941, là một nhà chính trị Trung Quốc. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiện ông đang là Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngô Bang Quốc sinh ra tại huyện Phì Đông, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ông nhập học Đại học Thanh Hoa năm 1960, chuyên ngành kỹ thuật đèn điện tử và tốt nghiệp năm 1967.

    Giả Khánh Lâm (chữ Hán: 贾庆林, bính âm: Jia Qing Lin), sinh năm 1940 là Uỷ viên bộ chính trị, chủ tịch MTTQ (chính hiệp) khóa 11

    ===

    Tin từ web Tàu cộng:

    Lý Trường Xuân, sinh tháng 2 năm 1944 tại Đại Liên tỉnh Liêu Ninh, tham gia Đảng CS năm 1965, học lực Đại học, kỹ sư.
    Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Ương, cầm đầu ủy ban tuyên truyền đảng CS Trung Quốc.

    Hạ Quốc Cường, sinh tháng 10 năm 1943, người Tương Hương Hồ Nam, tháng 1 năm 1966 vào Đảng, học lực Đại học, kỹ sư cấp cao.
    Hiện giữ chức Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương, Bí thư Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương.

    Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942 tại tỉnh Giang Tô, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1964 khi mới 22 tuổi , là “ông hoàng an ninh” , bởi từng nắm giữ từng giữ chức Bộ trưởng Công an, nay đứng đầu Ủy ban Chính pháp của Trung ương Đảng, là nhân vật đứng thứ chín trong bộ máy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (tin của BBC)

    ===

    Wikipedia:

    Tập Cận Bình (tiếng Trung giản thể: 习近平; tiếng Trung phồn thể: 習近平; bính âm: Xí Jìnpíng) Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông Tập Cận Bình thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc.
    Tập Cận Bình, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ông tốt nghiệp Cử nhân Chính trị Học viện Khoa học Xã hội, Đại học Thanh Hoa, Kỹ sư Hóa chất, Thạc sỹ, Tiến sỹ Luật. Tháng 1 năm 1974, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Quan điểm

    Tập Cận Bình là người ủng hộ phát triển kinh tế thị trường, nhưng khá thận trọng về cải cách chính trị; phát triển Trung Quốc với việc duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản và việc cần thiết duy trì ổn định xã hội.

    Quan điểm chung của Tập Cận Bình về người làm “quan” là: “Mỗi cán bộ chính quyền cần phải luôn luôn ghi nhớ: quyền lực của chính quyền nhân dân bắt nguồn từ nhân dân, phải đại biểu cho lợi ích của nhân dân, phải vì nhân dân mưu lợi ích”.

    Về đối ngoại, khi sang thăm Mexico, ông có bình luận: “Có một số người nước ngoài buồn tẻ, với cái bụng căng tròn, những người chẳng có gì hay ho hơn là chỉ ngón tay vào chúng tôi Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc không xuất khẩu Cách mạng; thứ 2 Trung Quốc cũng không xuất khẩu đói nghèo; và thứ 3, Trung Quốc không đến để gây ra những cơn nhức đầu, có gì phải nói thêm hay không?”. Và nhiều người đã nhận định, nếu ông trở thành người đứng đầu Trung Quốc, hẳn ông cũng sẽ cứng rắn trong các vấn đề quan hệ quốc tế không kém gì người tiền nhiệm.

    Lý Khắc Cường (Trung: 李克强; bính âm: Lǐ Kèqíang) (tháng 7 năm 1955-), tiến sĩ kinh tế, một chính trị gia tại Trung Quốc. Ông hiện giữ chức vụ phó thủ tướng quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đồng thời là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

  4. Nợ nần says:

    Ai đang khống chế thế giới ngày hôm nay ? Không phải Mỹ , không phải TQ , không phải Cộng đồng Châu Âu …vv …Tất cả đều không phải .

    Chính các cổ Đông của các ngân hàng kếch sù trên thế giới , đã khôn khéo kết hợp với nhau để thống trị thế giới này . Một Tài sản khủng khiếp nếu nghe qua chúng ta không thể tin được , một con số Sáu triệu tỷ Mỹ Kim !!!

    Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi , tại sao khi cả thế giới đang khủng hoảng về kinh tế mà các nhà tỷ Phú trên khắp thế giới lại càng giàu thêm .

    TQ và VN đã chủ quan , hay vì thế kẹt , nên đã tự đưa cổ vào tròng của nền kinh tế Thị trường , một sân chơi tự do chẳng khác gì casino , càng ham ăn , càng vỡ nợ . Tập đoàn của các ngân hàng là chủ casino , cũng chính là chủ nợ của tất cả các nước trên thế giới .

    Không Tuân Thủ nguyên tắc của sân chơi chung WTO của thế giới , thì sẽ bị phạt , không được tiếp tục vay mượn , tức là vỡ kế hoạch đầu Tư , tiến tới phá sản , tiến tới vỡ nợ .

    Một vòng xoay của tiền tệ bị nghẽn , một quốc gia bị phá sản , một đất nước bị thất nghiệp , một chính sách thắt lưng buộc bụng được ban hành , một dân tộc chống đối biểu tình , một chính quyền thay đổi , một hình thức xoá nợ theo yêu cầu , rồi lại vay mượn nợ , rồi lại vỡ nợ …

    Sự phát triển của các Quốc gia trên thế giới hiện nay đều đi đôi với nợ nần . Chính tập đoàn chủ nợ bằng mọi hình thức khống chế các con nợ để điều khiển thế giới này .

    Chế độ CS TQ và VN đã bị lệ thuộc là con nợ , ắt chế độ CS phải thay đổi , phải tiêu vong .

  5. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Xin thành thật cám ơn ông Bùi Tín đã thu thập tin tức rồi bình luận về khả năng những diễn biến ở Tàu lục địa ra sao trong hiện tại và tương lai gần.

    Đây là những điều mà chúng ta cần đào sâu và tìm hiểu thật kỹ, nhất là về mặt bang giao quốc tế.
    Thông thường có quá nhiều bài viết về chính trường Mỹ, nhất là trong kỳ bàu cử tổng thống Mỹ. Trong khi đó những bài nghiên cứu về tình hình chính trị ở Tàu cộng lại quá ít.. Nếu có lại sơ sài và nặng tính chủ quan (đến khinh địch !)

    Tàu cộng là một lực lượng đang vươn lên rất đáng ngại cho chẳng những vùng Đông Á mà cả thế giới. VN là lân bang kế cận và hay có xung đột với Tàu. Nhưng chưa bao giờ đáng ngại bằng lúc này, bởi Cộng đảng Việt không đủ khả năng và quyết tâm chống mưu toan bành trướng và Hán hóa biển Đông.Ngược lại chúng cấu kết chặt với bọn cầm đầu Tàu cộng để bắt vít ngồi lâu trên quyền lực, cho dù có đi ngược lại quyền lợi tối thượng quốc gia dân tộc.

    Lại Mạnh Cường

  6. ĐẠI NGÀN says:

    VUA KHÔNG NGAI

    Thời quân chủ phong kiến, vua là cá nhân cha truyền con nối trong gia đình hay giòng họ, đứng đầu, nắm quyền chung trong một nước. Dưới vua là triều đình, điều khiển, quản lý một guồng máy cai trị gồm các quan lại được bổ nhiệm qua thi cử hay qua tiến cử. Dân thì cứ suốt đời là dân, chỉ có mối hi vọng duy nhất may chi gặp triều vua anh minh sáng suốt, nếu gặp hôn quân bạo chúa cũng đành chịu, không còn cách gì khác.
    Khi nền dân chủ phát triển tại châu Âu từ cuối thế kỷ 18, lý thuyết nhân quyền, tự do, bình đẳng, và tam quyền phân lập, được đề ra một cách thực tế và hiệu quả, nhờ đó cá nhân cũng như xã hội được phát triển một cách hài hòa, sinh động, dùng phổ thông đầu phiếu để thể hiện sự chọn lựa và ủy quyền của toàn dân cho các chính phủ dân cử, tạo lập nên những chính quyền dân chủ trong chế độ tự do, dân chủ đúng nghĩa.
    Thế nhưng vào giữa thế kỷ 19, tại Đức lại xuất hiện học thuyết Mác chủ trương chuyên chính vô sản, đúng ra chuyên chính của nhà nước độc đảng, do đảng mác xít nắm quyền duy nhất. Từ đó cũng thủ tiêu tam quyền phân lập, thủ tiêu phổ thông đầu phiếu. Bởi Mác chủ trương thiết lập một xã hội quốc tế vô sản, tức quốc tế hóa giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản, thủ tiêu nền kinh tế tư bản chủ nghĩa để đi tới nền kinh tế công hữu tập trung, phân công lao động theo hướng chủ quan, không theo cơ chế thị trường tự do, khách quan như truyền thống lịch sử. Mác cho nền dân chủ, tự do kiểu phương Tây mà mọi người biết là nền tự do, dân chủ kiểu tư sản. Ông ta chủ trường chuyên chính độc đảng, nhằm tạo nên xã hội lý tưởng mà thực chất là không tưởng, cũng như mệnh danh có nền dân chủ gấp triệu lần. Đó đều là các tư duy kiểu một chiều, chủ quan, tưởng tượng, không thực tế, hoang tưởng, và hoàn toàn phản lại các yêu cầu dân chủ, tự ho hoàn toàn khách quan của con người và của xã hội trong lịch sử hoàn toàn tự nhiên, thực tế của nhân loại.
    Thế nên, ngày nay trên thế giới, tuy về mặt tổng thể và cơ bản, học thuyết Mác đã hoàn toàn bị sụp đổ và bị chối bỏ về mặt thực chất trên toàn cầu, song vẫn còn một vài nước vẫn cứ theo truyền thống độc đảng mác xít kiểu quán tính như cũ ngay từ khi chủ nghĩa Mác mới thành lập. Đó là kiểu đảng CS lãnh đạo xã hội độc quyền theo kiểu xếp hàng dọc đi lên của những người tham gia vào thành phần nắm quyền từ trên xuống dưới. Tính cách lâu năm lên lão làng và tính chất kiểu truyền nối thuần túy nội bộ trong hệ thống quyền lực thống nhất của đảng, thật sự cũng chẳng khác chi như kiểu cha truyền con nối trong gia đình hay trong dòng tộc nơi các chế độ quân chủ phong kiến thời xưa cũ. Có người toàn thể nhân dân chỉ biết sống và làm ăn, mọi việc chính trị, điều hành chung khác của đất nước đều trong tay những đảng viên trong hệ thống nắm quyền duy nhất. Các đảng viên khác đều là quần chúng của thành phần đảng viên nắm quyền, còn toàn dân là quần chúng chung của cả đảng CS nói chung. Dĩ nhiên cũng không có tam quyền phân lập và phổ thông đầu phiếu theo kiểu truyền thống dân chủ, tự do như thông lệ nữa. Tính chất tập quyền hay chỉ phân quyền trong nội bộ của đảng chính là nguyên tắc cố hữu của mọi đảng CS mác xít. Điều này về mặt xã hội có thật sự đúng đắn, cần thiết không thì mọi người đều biết. Có nghĩa đó có phải là yêu cầu khách quan, tự nhiên của xã hội phải có không, và nó luôn luôn mang lại mọi hệ lụy thế nào thì mọi người cũng đều biết. Song quán tính vẫn luôn là quán tính, đó là tập tính của xã hội con người khi đã được thiết lập lên như thế nào đó. Có nghĩa khi quán tính chưa bị bẻ gãy, đào thải, biến chuyển, thay đổi một cách hợp lý và hữu ích như thế nào đó, rất khó có sức mạnh nội lực nào sớm làm chuyển biến nó, nếu tự nó cứ được gia cố thêm mãi bởi chính các hệ quả hay hệ lụy hoàn toàn tự nhiên mặc dù mọi người đều thấy tính chất hoàn toàn phi lý và vô nguyên tắc xã hội khách quan của nó. Vua không ngai, có nghĩa là vua tập thể, các ủy viên Bộ Chính Trị họp thành kiểu một triều đình, nắm toàn bộ triều chính, Bộ Chính trị như là vua tập thể, chỉ tự mình giao quyền cho chính mình nhưng không qua lá phiếu bầu nào của nhân dân cả. Nó cũng giống như vua trị vì ngày xưa còn toàn dân hay nhân dân chỉ như là thần dân ngày hôm nay. Vua không ngai vì chủ yếu là quyền hay thực quyền, còn ngai cũng chỉ là những cái ghế thông thường vậy thôi, nhưng vấn đề chính là sự nắm quyền lực kiểu truyền nối nội bộ của những người ngồi trên đó. Nguyên tắc chỉ là vào đảng ngay từ hồi trẻ, nằm phục và chờ thời ở đó, mang tính chính trị chuyên nghiệp theo mệnh lệnh ngay từ đầu, và nếu may nắm thì cờ tới tay ai nấy phất thôi, toàn dân chỉ còn là môi trường, là đối tượng, những thí điểm cho các tầng lớp đảng viên vẫn phục kích trường kỳ đó nhằm thao dược, để thăng quan tiến chức, và cuối cùng lên ngôi khi “thiên mệnh” đến, thế thôi.

    THƯỢNG NGÀN
    (19/8/12)

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN