Đại Sứ Phạm Duy Khiêm với chuyện Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế
Tôi chưa bao giờ được gặp nhà giáo nhà văn Phạm Duy Khiêm (1908 – 1974), mà sau này vào năm 1954 – 55 ông đã làm Đại sứ của Việt Nam tại Pháp. Từ lâu, tôi được nghe đến danh tiếng ông Khiêm là người Việt Nam đầu tiên có văn bằng Thạc sĩ chuyên về bộ môn Văn phạm tiếng Pháp, mà có người gọi là “Trạng Mẹo” ( Mẹo = Văn phạm). Ông nổi tiếng là người có tài viết văn bằng tiếng Pháp rất trôi chảy và ông chỉ cộng tác với học giả Trần Trọng Kim trong việc biên sọan cuốn Văn phạm Việt nam – đó là cuốn sách duy nhất ông viết bằng tiếng Việt.
Hồi còn theo học ở bậc trung học tại Hanoi trước năm 1954, thì tôi có được đọc cuốn “Légendes des Terres Sereines” (Những Truyền thuyết từ Miền Đất Thanh Bình) của ông Khiêm viết từ năm 1941 và mới được tái bản ở Pháp vào năm 1951 – 52. Sách kể lại các chuyện cổ tích như Trầu cau, Thiếu phụ Nam Xương, Trương Chi & Mỵ Nương v.v… bằng một giọng văn mạch lạc, đơn sơ trong sáng – thật dễ hiểu và lôi cuốn cho lớp học sinh chúng tôi thời đó. So sánh với hai tác giả người Việt cũng viết bằng tiếng Pháp hồi trước năm 1945 là quý ông Nguyễn Mạnh Tường và Nguyễn Tiến Lãng, thì lối viết của ông Khiêm hấp dẫn đối với chúng tôi hơn nhiều.
Vào cuối năm 1974, tại Saigon chúng tôi được nghe là Thạc sĩ Phạm Duy Khiêm đã tự sát và từ giã cõi đời ở bên Pháp. Báo chí hồi đó có đưa ra nhiều chi tiết về sự việc xung quanh biến cố này, nhưng lâu ngày rồi tôi cũng không còn nhớ rõ về câu chuyện đó nữa. Vào năm 2004, nhân dịp kỷ niệm năm thứ 30 kể từ ngày ông qua đời, tạp chí Thế kỷ XXI ở California có cho đăng một số bài do nhiều tác giả viết về nhà văn Phạm Duy Khiêm, trong đó có cả bài của nhạc sĩ Phạm Duy là bào đệ của ông. Và qua internet, ta cũng có thể đọc được nhiều bài viết về ông nữa.
Nhưng tôi đặc biệt chú ý đến chứng từ của giáo sư Raymond Aron (1905 – 1983) là một vị đại sư nổi danh ở Pháp viết trong cuốn Hồi ký nguyên tác bằng tiếng Pháp với nhan đề là : “ Mémoires : 50 ans de Réflexion Politique” xuất bản năm 1983 và bản dịch sang Anh ngữ với lời nói đầu của Henry Kissinger được xuất bản năm 1990 tại Mỹ. Hiện trong tay tôi, thì chỉ có bản dịch Anh ngữ này. Vì thế, tôi xin trình ra đây phóng ảnh của trang bìa và của một đọan trong trang 392 của bản tiếng Anh này với nhan đề như sau:
* Raymond Aron : Memoirs – Fifty Years of Political Reflection *
do nhà xuất bản Holmes & Meier ấn hành năm 1990 tại New York & London.
Giáo sư Aron viết trong đọan văn nói trên như sau: “Thật ra, cuộc tấn công dịp Tết (Mậu Thân) là một sự thất bại về phía Việt cộng. Chẳng có nơi nào mà dân chúng lại hưởng ứng đi theo “những chiến sĩ tự do” (Nowhere did the population join the “freedom fighters”).
Những người chiến sĩ đó đã phạm vào những hành động không thể tha thứ được. Họ bắt buộc các nạn nhân phải đào những con hố mà họ đảy hàng trăm những viên chức và người có tên tuổi của kinh đô Huế để chôn vùi vào trong đó. Bạn của tôi, Phạm Duy Khiêm vốn là vị Đại sứ của miền Nam tại Paris vào năm 1954, thì có phổ biến thông qua thông tấn AFP vào ngày 13 tháng Tư năm 1968 một bản tường trình đày vẻ phẫn nộ (an indignant report) về cung cách đối xử của Việt cộng trong những vùng mà họ kiểm sóat được trong một số ngày.”Những vị trí thức đó đã không hề ngó ngàng gì đến số phận của những viên chức bình thường, những nhân viên vô tội của chính quyền và gia đình của họ, những quân nhân đang nghỉ phép, những linh mục công giáo người Pháp, những giáo sư người Đức cùng với vợ của họ đều bị chôn sống (vào khỏang 300 người), hay bị giết sau khi bị cắt chân tay và bị tra tấn đủ kiểu (vào khỏang 700 người), đôi khi còn bị trói chung với nhau bằng giây kẽm gai nữa.” Bản tường trình này đã bị rơi vào sự dửng dưng và quên lãng…”
(Ghi chú: Lúc đó thì tại Stockholm thủ đô của Thụy Điển đang có một thứ Tòa án có tên là Bertrand Russell Tribunal để tố cáo “tội ác của Mỹ trong chiến tranh Việt nam “. Và phong trào phản chiến đang rầm rộ sôi nổi ở Mỹ cũng như ở Tây Âu nữa. Nên Đại sứ Khiêm mới phải đề cập đến “những nhà trí thức đó” với một sự phẫn nộ.)
Nếu ta để ý đến sự kiện là chỉ vào cuối tháng Hai năm 1968, thì quân đội Bắc Việt mới bị đánh bật ra khỏi cố đô Huế và chỉ sau đó ít lâu thì các thông tin về cuộc Thảm sát kinh hòang hồi Tết Mậu thân mới được đưa ra một cách rõ ràng chính xác. Và như giáo sư Aron thuật lại ở trên là vào ngày 13 tháng Tư năm 1968, ông Khiêm lúc đó chỉ là một công dân bình thường – nhưng vì ý thức được trách nhiệm của một vị thức giả mà ông đã phải công bố ngay tức khắc cho thế giới biết đến vụ tàn sát kinh hòang ở Huế lúc đó.
Sự kiện rõ rệt này tôi chưa thấy có tài liệu nào của người Việt nói đến. Vì thế, tôi xin trích thuật ra đây để trước hết góp phần bổ túc cho “Hồ sơ Thảm sát tại Huế hồi Tết Mậu Thân 1968” có thêm được một chi tiết khả tín nữa. Và sau là để tỏ lòng biết ơn đối với Đại sứ Phạm Duy Khiêm vì sự đóng góp quý giá của ông trong việc lưu ý cho công luận thế giới biết rõ hơn về cái tội ác tầy trời đó của người cộng sản đối với người dân vô tội ở Huế thời đó.
Tôi hy vọng sẽ có nhà nghiên cứu sưu tầm được tòan văn “Bản Tường Trình công bố vào ngày 13 tháng Tư năm 1968 của Đại sứ Khiêm được gửi qua thông tấn AFP của Pháp” như giáo sư Raymond Aron đã trích thuật lại trong cuốn Hồi ký của mình.
Quả thật, trong giới trí thức của chúng ta lúc nào cũng vẫn có những con người có lòng thương cảm và sự ngay thẳng để tố cáo những sự tàn bạo độc ác xảy ra đối với các nạn nhận vô tội là đồng bào ruột thịt của mình – như trường hợp của Đại sứ Phạm Duy Khiêm được ghi lại trong bài này vậy.
San Clemente California, Mùa Trung Thu Nhâm Thìn 2012
© Đoàn Thanh Liêm
© Đàn Chim Việt
Chiến lược của Cộng Sản là” toàn bộ chiến” và “trường kỳ kháng chiến”. Theo chiến pháp của Stalin và Mao Trạch Đông, toàn bộ chiến là chiến tranh toàn diện trên mọi mặt trận, bằng mọi phương tiện, ở khắp mọi nơi, nhất là ở những nơi mà đối phương tưởng rằng an toàn nhất, nghĩa là ngay trong lòng đối phương. Thông tin, văn hóa, nghệ thuật, ngoại giao, tuyên truyền, tình báo, v..v…đều được Cộng sản dùng làm vũ khí. Những vũ khí này nhiều khi có tính quyết định hơn hẳn sức mạnh quân sự. Cứ lấy môt ví dụ. Cuộc oanh kích Bắc Việt trước lễ Giáng sinh năm 1972 nếu được tiếp tục thêm vài ngày nữa thì Hà-nội đã phải đầu hàng vô điều kiện. Nhưng dư luận Mỹ, dư luận thế giới do báo chí hướng dẫn, đã bắt buộc chính quyền Nixon phải ngưng oanh kích.(Trích)
(Thực ra vào đầu thế kỷ trước Karl Von Clausewitz (1780-1831), một tướng lãnh, một nhà chiến lược thời danh nước Phổ, đã chủ trương toàn bộ chiến và đã được các chiến lược gia Âu Châu áp dụng cho đến thế chiến thứ nhất. Sau đó nó hầu như bị quên lãng cho đến khi được các lãnh tụ Cộng Sản Liên Sô và Trung Quốc khôi phục và phát triển them).
Đáng tiếc rằng Miền Nam và Hoa kỳ đã không ý thức rõ được những điều này .
Vì đọc không kỹ nên tưởng lúc ông Phạm Duy Khiêm gửi bản tường trình về vụ Mậu Thân cho hãng thông tấn AFP là lúc ông đang làm đại sứ. Nay xem lại thì thấy ông Phạm Duy Khiêm chỉ làm đại sứ từ 1954 đến 1957. Lúc vụ Mậu Thân xảy ra thì ông Phạm Duy Khiêm không làm việc cho chính phủ VNCH, mà chỉ là một người Việt sống tại Pháp.
BẠO LỰC
Con người đầy bản năng
Nói khác là thú tính
Nếu mà thiếu giáo dục
Tàn ác là nhất định
Nên nếu cứ tuyên truyền
Chỉ ta và bọn địch
Chỉ ta mới yêu nước
Địch càng bị giết trước
Bởi ta là cứu nước
Bọn Mỹ Ngụy bán nước
Tuổi trẻ nào biết gì
Cứ giết là lợi trước
Nhưng nói thế cũng oan
Đầu xanh thì vô tội
Chỉ có anh đầu đàn
Mới là người có tội
Hoặc anh có ý gian
Hoặc anh là mù quáng
Nên Mậu Thân ở Huế
Quả là điều chẳng đáng
Nhưng nay chuyện đã rồi
Biết bao người thác oan
Hỏi đâu là chính nghĩa
Hỏi đâu là hung tàn
Bản năng vốn tàn bạo
Ác tính vẫn lạc loài
Người mà thiếu giáo dục
Đâu phân biệt đúng sai
Cốt chỉ vì chủ nghĩa
Cốt chỉ nhắm tuyên truyền
Cốt cứu cánh biện minh
Đâu tránh điều tàn ác
Cũng vì ông Các Mác
Xướng giai cấp đấu tranh
Gây bao điều hệ lụy
Khiến nhân loại rêm mình
Rồi thì cũng đi qua
Sự thật đều hé lộ
Bạn thù đều ngã xuống
Đều chôn chung một lổ
Vành khăn tang trắng đầu
Tội nghiệp thay dân Huế
Mậu thân qua lâu rồi
Chắc ngày nay hết khổ
Hay là vòng luân hồi
Cứ tiếp nhau quay mãi
Dầu thay bậc đổi ngôi
Đời người vẫn thống khổ
Chưởi cha mọi lý thuyết
Gây ảo tưởng đời này
Nên quay về thuyết Phật
Như dân Huế xưa nay !
NON NGÀN
(16/10/12)
Chịu trách nhiệm về guồng máy tuyên truyền yếu kém cũng phải kể đến Hoa kỳ – luôn giành quyền chỉ đạo chiến tranh, tin tưởng và lệ thuộc quá nhiều vào sức mạnh vũ khí .
“…đều bị chôn sống (vào khỏang 300 người), hay bị giết sau khi bị cắt chân tay và bị tra tấn đủ kiểu…”- Trích.
Giặc từ miền Bắc vô đây
Bàn tay chiến tích hận thù
Giặc từ miền Bắc vô đây
Bàn tay giết chóc hôi tanh
Giặc thù Đỏ xâm lăng
Giặc thù Đỏ bạo tàn
Giặc thù Đỏ giết hại dân lành
Đốt phá quê huơng
Giặc thù Đỏ nay còn đó!
Giặc thù Đỏ nay còn đó!
( “Lửa Máu Hận Thù”)
Giáo sư Aron viết trong đọan văn nói trên như sau: “Thật ra, cuộc tấn công dịp Tết (Mậu Thân) là một sự thất bại về phía Việt cộng. Chẳng có nơi nào mà dân chúng lại hưởng ứng đi theo “những chiến sĩ tự do” (Nowhere did the population join the “freedom fighters”) – Trích.
Nhờ sự lãnh đạo “sáng suốt” của “Bác” 60000 đàn em của “Bác” chết toi, giấy báo tử rơi đầy mái rạ !
Bằng Thạc sĩ
Nay ở Hải ngoại nhiều người đăng báo ông này đậu Thạc sĩ y khoa, bên VN nay cũng có bằng Thạc sĩ
Bên Pháp có hai loại bằng Thạc sĩ (Agrege) trước hết bằng Thạc sĩ cho các vị có tiến sĩ để làm Giáo sư đại học, những vị này phải có Docteur (Tiến sĩ) sau đó qua kỳ thi tuyển mới được học ra Thạc sĩ, Thạc sĩ bên Pháp chỉ để dậy học, bên VNCH hồi xưa có các GS Nguyễn văn Bông, Vũ quốc Thúc….đậu Thạc sĩ
Ngoài ra còn có bằng Thạc sĩ dành cho các Giao sư Trung học, có Cử nhân (lisence) học hai năm sẽ có bằng Thạc sĩ để dậy học
Ông Pham duy Khiêm là GS trung học
Bên Mỹ không có bằng Thạc sĩ
Thạc sĩ bên VN ngày nay giống như Cao học ở VNCH hồi xưa hay Master bên Mỹ
DN
CẤP BẰNG
Cấp bằng là cái ban đầu
Tài năng mới cái thảy người đều ham
Không cấp bằng tựa như người dốt
Bằng cấp cao chưa tốt trên đời
Cấp bằng phải ích được gì
Đó là chí ít cũng người tài năng.
NGÀN KHƠI
Trích: “Bản tường trình này đã bị rơi vào sự dửng dưng và quên lãng”
Bản tường trình bị rơi vào quên lãng vì ông đại sứ làm chưa đủ. Tạp chí Time của Mỹ, năm 1969 có bài nói về các nấm mộ tập thể mới tìm ra tại Huế đã nói chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không tuyên truyền đúng mức để cho thế giới thấy về hành vi tàn ác của Cộng Sản. Vụ Mậu Thân người dân trong nước biết vì báo trong nước đăng, nhưng thế giới ít người biết vì VNCH không chú trọng mạnh mẽ về tuyên truyền . Nói chung, Việt Nam Cộng Hòa yếu về mặt tuyên truyền. Thời ông Ngô Đình Diệm thì có chú trọng về tuyên truyền nhưng có những chỗ làm không khéo hoặc kém hiệu quả. Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa thì yếu hơn về mặt tuyên truyền. Điều này thời xưa cũng đã có nhà báo nói đến. Ông Phạm Duy Khiêm có thể giỏi về Pháp văn và có thể làm công việc của một đại sứ như đại sứ các nước khác nhưng VNCH thì trong thời chiến tranh nên công việc của đại sứ còn phải có tuyền truyền nữa. Nhưng vì toàn bộ chính sách tuyên truyền của VNCH yếu nên ông Phạm Duy Khiêm cũng nằm trong bộ máy đó và chưa làm đúng mức trong việc tuyên truyền. Tuyên truyền của VNCH yếu trong khi phía CS rất chú trọng về tuyên truyền nên hình ảnh VNCH dưới mắt người dân Pháp và người dân châu Âu và Mỹ rất xấu trong khi họ nhìn CSVN với con mắt có thiện cảm. Họ có thiện cảm với bộ mặt giả của CS được trưng ra trong tuyên truyền.
Một bậc kỳ tài như PDK mà phải tự tử thì quả là chuyện đáng tiếc và đáng buồn.
Phải chi một người kỳ cục như Phạm Duy mà làm chuyện này và làm sơm sớm thì có lẽ nó chí tình và chí lý hơn !
Xin nói thêm về bằng thạc sĩ của ông Phạm duy Khiêm. Cần phân biệt bằng Thạc sĩ của Pháp (agrégation) với bằng Thạc sĩ (Master) của VN hiện nay. Bằng Thạc sĩ của Pháp là một loại bằng sư phạm. Có 2 loại thạc sĩ : Thạc sĩ Trung học (dành cho giáo viên dạy cấp Trung học) và Thạc sĩ Đại học (dành cho giáo sư dạy cấp đại học). Ông Phạm duy Khiêm đậu bằng Thạc sĩ Văn phạm (tức ngữ pháp) là loại bằng Thạc sĩ Trung học. (Ông Phạm biểu Tâm có bằng Thạc sĩ Y khoa = bằng Thạc sĩ Đại học).
Còn bằng Thạc sĩ của VN hiện nay tương đương bằng Master theo tiếng Anh. Cần phân biệt rõ như vậy, tránh hiểu lầm.