WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chủ tịch Tôn Đức Thắng


Ông Tôn Đức Thắng (1888-1980) vốn là một công nhân- một người cộng sản đúng nghĩa. Ông tốt nghiệp trường École des mécaniciens asiatiques de Sai Gòn. Tên Việt Nam gọi là trường bá nghệ. Sau khi tốt nghiệp, ông được nhận vào làm công nhân xưởng Ba Son, nhà máy sửa chữa tàu thủy của người Pháp. Năm 1912, ông có tham gia bãi công và sau đó được gửi sang Pháp làm ở Toulon, miền Nam nước Pháp.
So với các nhà lãnh đạo cộng sản khác như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Ông Tôn Đức Thăng chỉ là môt người thợ tầm thường, gia đình điên chủ miệt vườn, trong khi những nhà lãnh đạo khác, họ đều thuộc loại “con nhà, trí thức”, có uy tín chính trị và được nhiều người biết tới.

Còn đối với các người lãnh đạo cộng sản trong Nam Bộ sống đồng thời với ông, ông cũng hầu như không được nhắc nhở tới, nhất là thời kỳ Mặt trận Bình dân ở Pháp, 1936-1937. Lý do bởi vì tài liệu chính thức hiện nay cho thấy, ông không có tham gia vào các hoạt động của đảng Cộng sản ở Sài Gòn trong những giai đoạn biến động nhất như sẽ trình bày sau đây.

Người ta nói nhiều tới các người trí thức như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo, Nguyễn Văn Tạo, Phạm Ngọc Thạch, Phan Văn Hùm, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Trịnh Đình Thảo, Lê Quang Liêm, Nguyễn Văn Tân. Nhưng đọc nhiều tài liệu thời bấy giờ, không cho phép ta biết gì nhiều về ông.
Hầu như không có mấy tài liệu nhắc tới.

Nhưng ông lại có hai cái lợi thế trong cuộc đời làm chính trị của ông sau này. Lợi thế thứ nhất, ông sống cùng thời với ông Hồ nên sau này đã có “Bác” Hồ ở ngoài Bắc thì có thêm ” bác” Tôn ở trong Nam cho cân xứng!! Cái lợi thế thứ hai, ông vốn gốc gác miền Nam, dân thợ chính gốc, hẳn cũng là duyên cớ không nhỏ để sau này người ta cố tình đánh bóng ông có thể cả “ngoài ý muốn “của ông nữa!

Trường hợp của ông nhắc nhở đến câu truyện Phan Thanh Giản dưới thời Nguyễn- P.T.G là người miền Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ ở miền đất mới. Nhưng nếu Phan Thanh Giản đem lại một uy tín về mặt văn học cho miền Nam thì Tôn Đức Thắng thuộc vấn đề uy tín chính trị.

Và sau đây là thực trạng hiếm hoi nhân tài của miền đất mới trong việc thi cử:

“Tỉ lệ thi đỗ ra làm quan ở đất Nam Kỳ chỉ chưa tới 2% so với toàn quốc. Trong số các tỉnh phía Nam, Gia Định và Biên Hòa có số người đỗ cao nhất. Vậy mà so với cả nước, số thí sinh thi đỗ của tỉnh Gia Định thường là cầm cờ đỏ. Tỉ dụ trong khoa Giáp Tý, Tự Đức thứ 17, 1864, Thừa Thiên đỗ 28 người, Nghệ An 19, Hà Nội 24, Nam Định 21, An Giang 10 người.

Cắt nghĩa về điều này thì một phần miền đất miền Nam là miền đất mới, vừa chơi, vừa làm cũng đủ ăn do thiên nhiên ưu đãi .. Những người đi khẩn hoang thường chữ nghĩa không đầy một cái lá me (chữ dùng của Sơn Nam) thường không rành cách ngôn Thánh hiền. Vì vậy chuyện thi cử bị coi là nhẹ. Trường hợp cụ Phan Thanh Giản đồ tiến sĩ là món quà Huế tặng cho nhân dân miền Nam để khuyến khích họ. Vì vậy, biên niên sử đời Gia Long đã tỏ ra bận tâm về sự suy thoái của kết quả thi cử, nhưng cũng thừa nhận rằng: có nhiều con đường khác đi đến thành công về mặt tài chánh không qua con đường cử nghiệp. Giữa một điền chủ và một ông quan Huyện, người dân miền Nam đã hẳn biết chọn tương lai của mình về phía người nào” .(1)

(1)Lịch sử còn đó, Nguyễn Văn Luc., Một góc nhìn mới về thi cử ở nước ta, trang 23-24.

Phan Thanh Giản (1796-1867), tổ tiên gốc người Tàu, kỳ thi Hội, năm 1826, lấy đỗ 10 tiến sĩ trên tổng số 200 thí sinh 7 Bắc Kỳ, 2 Trung Kỳ, 1 Nam Kỳ. Cuối đời, sau một số ngày nhịn đói, ông tự tử bằng thuốc độc. Lúc đó, ông thọ 71 tuổi(2)

(2)Thơ văn Phan Thanh Giản, Phan thị Minh Lê, Chương Thâu.

Sau này một người kể như đồng thời với ông Tôn Đức Thắng cũng than vãn về sự hiếm hoi nhân tài ấy trong bài Văn Miếu ở Nam Kỳ:

“Dưới triều Nguyễn, ở Nam Kỳ có đỗ đạt lưa thưa vài bốn ông tiến sĩ ( không có vài bốn ông) mà Phan Thanh Giản là được sự nghiệp hiển hách hơn cả … Rồi trường Cao Đẳng, rồi trường cao học, rồi trường đại học, lần hồi thiết lập, đều ở cả Hà Thành. Người đỗ đạt cao ở bên Pháp về như các ông Ngụy Như Kontoum, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Nguyên, Ngô Đình Nhu dều cũng là ở Trung, hoặc ở Bắc .. Cho đến văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ sau buổi ra tường cao tiểu học hoặc trung học, cũng không phải ở Nam Kỳ mà có. Vô duyên thay xứ Nam Kỳ. Tôi muốn nói vô duyên với sự học thời kim như thời cổ”.(3)

(3) Tạp chí Tri Tân, số 144, ngày 01-05-1944

Cho nên phải chăng chữ Bác dành cho ông Tôn Đức Thắng là môt sự cân bằng tính toán chính trị mà không biết ai đã nghĩ ra được..

Thôi thì xin bái phục Đảng!!

Bối cảnh chính trị, xã hội những năm 1925 và 1936- thời Tôn Đức Thắng

Ông Tôn Đức Thẳng thuở thiếu thời đã có ” may mắn” sống một thời kỳ chính trị xôi động nhất từ những năm 1925- và kết thúc vào năm 1930 với việc kết tử hình Nguyễn Thái Học và 13 đồng chí.

Thời kỳ này tổng cộng có đến 6897 vụ án tù chính trị , trong đó có 164 án tử hình phần lớn các vụ hành quyết này xảy ra ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Không biết bao nhiêu án tù khổ sai hoặc cấm cố có kỳ hạn, không biết nao nhiêu người đã nằm xuống. Những người này hy sinh chống Pháp này đa số là những người yêu nước không đảng phái, trừ trường hợp Nguyễn Thái Học.

Trong số cả gần 10 ngàn tù chính trị bi bắt giam cầm, có bao nhiêu người tù là cộng sản? Trong số hàng trăm án tử hình cho những người dám tranh đấu chống chế độ thực dân Pháp, có bao nhiêu người cộng sản bị tử hình trong số đó? Hay vẫn chỉ có Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi?

Đặc biệt có trường hợp Lý Tự Trọng, bị chém ở Sài Gòn ngày 20–11-1931.

Đã có người nào trong số họ được vinh danh, được có tên trên đương phố Sài Gòn hay Hà Nội. bên cạnh đường Trương Chinh, Tôn Đức Thắng?
Lịch sữ vẫn còn đó …

Những giai đoạn tranh đấu sôi động này, danh tánh những người đi làm cách mạng này hầu hết hiện nay bị rơi vào quên lãng ..

Đó là thiệt thòi mà chúng ta có bổn phận phải viết lại lịch sử của môt thời- mà trong đó đảng cộng sản chỉ giữ vai trò nhỏ nhoi.

Trong giai đoạn này, tôi hỏi mãi, tìm tài liêu xục khắp nơi, tôi tự hỏi ông Tôn Đức Thắng làm được điều gì? Hay lặng lẽ ẩn dật trong vai trò một công nhân nhà máy xưởng Ba Son?

Giai đoạn cực kỳ xôi động 1936-40 mà những biến động đều phần lớn xảy trong khuôn khổ pháp luật, tranh đấu hợp pháp bằng báo chí, bằng đình công, bãi thị thì rất tiếc ông Tôn Đức Thắng bị ngồi tù Côn Đảo. Trong lúc cao trào chống thực dân Pháp nổ ra sớm dưới nhiều hình thức như đình công, bãi thi, lãn công vv..

Vậy mà trong bối cảnh xã hội chính trị thời ấy, 1925 ông Tôn Đức Thắng chỉ là một đại diện thành viên của Thanh niên Cách mệnh Đồng Minh hội chịu sự chỉ huy trực tiếp từ Quảng Châu do sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh ( đồng chí Vang) và Lâm Đức Thụ.

Vì thế, những biến động ấy xảy ra ở ngoài tầm tay của đảng cộng sản cũng như ông Tôn Đức Thắng.

Những cuộc bãi công do sự phẫn nộ và tầm ý thức về sự “bóc lột” của thực dân Pháp càng ngày càng nhiều, nổ ra ở nhiều nơi làm thực dân Pháp lo ngại.

Ngày 19/8, 320 phu đồn điên Michelin ở DầuTiếng đình công, tên cai vũ phu bị đuổi. Rồi tiếp theo phu đồn điền cao su ở Quảng Lợi. Tại Bến Củi môt công nhân bỏ trốn, bị bắt lại, bị còng chân, sau đó, anh đã tự tử. Tên giám thị sát nhân Somitz bị kết án ba tháng tù .. 13/11, 400 cu ly làm ở sở Tân Mai, họ đã bãi cồng và chiếm xưởng.

Đến tháng 11 và tháng chạp, thợ cưa ở Hóc Môn rồi thợ Tân An cũng đấu tranh đòi tăng lương. Trong cái tinh thần đòi hỏi ấy, các hãng xưởng nhỏ như xưởng mộc, lò gạch, xưởng xà phòng cũng rục rịch bắt chước làm theo ..

Tại miền Bắc, vào tháng 11 năm 1936, 20.000 công nhân thợ mỏ Hòn Gay ngưng việc đòi bọn cai không được đấm đá, đánh đập bằng gậy gộc, bằng roi gân bò và đòi tăng lương từ 18 xu đến 35 xu.

Nhà máy xi măng Hải Phòng cũng đình công với những yêu sách tương tự“.(5)
(5)Ngô Văn, Việt Nam1920-1945, 324

Tất cả các cuộc đình công này đều nổ ra một cách “tự phát” và không do sự hướng dẫn nào của các đảng cộng sản. Mặc dầu ngay từ năm 1925 đã có cuộc đình cộng tại xưởng Ba Son với sự có mặt của ông Tôn Đức Thăng.

Nhưng càng ngày các cuộc đình công càng được mở rộng với những yêu sách chính đáng đã gây những lo ngại cho chính quyền thực dân và họ không thể dùng phương tiện đàn áp như trước đây nữa.

Hàng ngàn công nhân đường sắt, thợ máy, lái tàu, trưởng toa và phu phen tại các trạm ở Sài Gòn và Dĩ An ngưng làm việc. Không có một chuyến tàu nào chạy, kể từ ngày 15. Ngày 18, sau khi kỹ sư trưởng Gôdforoy thỏa thuận ít nhiều trong 8 yêu sách, họ mới đi làm trở lạl.
Tới ngày 7,tới phiên các lái xe điên và ôt tô bãi công, số người tham gia nhanh chóng lên tới 493 người Cuộc bãi công này kéo dài tới năm 1937, được anh em sở Ba-Son ủng hộ . Kết quả 485 công nhân bị đuổi việc năm 1937, sở xe điện chỉ thu lại 148, lương tăng thêm vài xu “.(6)

(6) Ngô Van, Ibid, trang 324-325

Vì thế nếu có những biến động chính trị, những phong trào Hành Động nổi lên là do hai yếu tố: Sự ra đời của chính phủ bình dân bên Pháp và sự nhập cuộc, sự trở về từ bên Pháp của nhóm đệ tứ như Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Phan Văn Hùm vv..Ở đây chỉ xin giới hạn giới thiệu vài dòng về Mặt trận Bình dân mà thôi.

Mặt trận Bình dân ở Pháp

Phải nhìn nhận Mặt trận Bình Dân ở Pháp năm 1936-1937có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến tình hình chính trị ở Nam Bộ, nhất là cùng lúc có sự trỗi dạy của Đảng cộng sản.

Trước hết, xin nhắc lại một chút lịch sử nước Pháp. Vào ngày 3 tháng năm, năm 1936, trong cuộc tuyển cử lập pháp ba đảng Liên minh chiếm đại đa số. Đảng xã hội 147 đại biểu, cấp tiến 116, cộng sản 72 và các nhóm xã hội cộng hòa 41, tổng công 376 đại biểu.

Trong khi các đảng phái ” Quốc Gia” chỉ có 220 đại biểu. Tình hình kinh tế nước Pháp nguy ngập với hàng triệu người thất nghiệp, vì thế mà các đảng Liên minh xã hôi đã thắng cử với Léon Blum làm thủ tướng thay thế Albert Sarraut .(7)

(7) Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945, trang 313 ..

Và việc làm đầu tiên của Tổng Bí thư của đảng cộng sản Pháp Thorez, có sự hỗ trợ của Stalin là đã đặc biệt hỗ trợ Đảng cộng sản Đông Dương cùng với Doriot. Cả hai đã tìm cách “hồi sinh” cho đảng cộng sản Đông Dương bằng cách là yêu cầu Léon Blum : Ân xá cho tù chính trị ở Đông Dương. (8)

(8)Đảng cộng sản Việt Nam, Cao Thế Dung, trang 414

Việc ân xá này đã mở ra một cơ hội lớn cho đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều lãnh đạo chính trị đã được thả ra trong dịp này và sau này là những nhân tố quyết định cho sự thành công của đảng cộng sản.

Chính phủ Bình Dân Pháp đã thổi một luồng gió mới đầy hy vọng vào các thuộc địa, trong đó có Nam Bộ ..Tân Tổng trưởng thuộc địa thuộc đảng Xã hội đã đưa ra chính sách rộng rãi và khoan hồng, trong đó có thả tù binh chính trị.Chính phủ của Mặt trận Bình Dân của Pháp đặc biệt còn tuyên bố thả các tù chính trị tại thuộc địa.

Đây là cơ hội ” bằng vàng” cho các người tranh đấu chống lại thực dân Pháp.

Đây cũng là cơ hội may mắn cho đảng cộng sản Việt Nam vì trong số người được thả có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng.- những người lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản Việt Nam sau này.

Ông Trường Chinh là một chính trị phạm mới đầu bị giam ở Hỏa Lò, sau đó ông bị kết án 12 năm khổ sai đầy đi Sơn La. Ông chưa ở hết hạn tù 12 năm thì được thả về vào năm 1936 theo chính sách ” cởi mở” của chính phủ Bình dân bên Pháp ..Ông Phạm Văn Đồng bị giam mười năm tù vì dính dáng trong vụ án giết người tại đường Barbier.

Các tù chính trị đều được thả hết. Nhờ vào cơ hội này, họ có cơ hội tiếp tục tranh đấu chống thực dân Pháp.

Tuy nhiên trừ một người không được cái may mắn như thế. Đó là trường hợp ông Tôn Đức Thắng như sẽ trình bày ở phần sau.

Phần ở Nam Bộ, các nhóm Hành Đông lợi dụng tình thế mới, cởi mở hơn đã xuất hiện nhiều nhóm Hành Động trong đó có nhóm Đệ Tam và Đệ Tứ. Nhóm đệ tam do Trần Văn Giàu trong dịp này đã lần lượt hạ sát các người của cộng sản đệ tứ như Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Trần Quang An, Huỳnh Văn Phươngvv..Đã không biết bao nhiêu người đã bị chết oan. Trần Văn Giàu được coi là người lãnh đạo gây ra các cuộc sát hại này cùng với ông Nguyễn Văn Trấn ( tác giả viết cho Mẹ và Quốc Hôi, 1995) gây ra những tai tiếng nhất là thời kỳ kháng chiến Nam Bộ- Cộng với những tai tiếng cá nhân như là tay chân làm việc cho Pháp cũng như giết hại đồng chí đệ tứ đã không bao giờ được minh bạc hóa.

Theo bác sĩ Trần Ngươn Phiêu, trong Phan Văn Hùm, thân thế và sự nghiệp, nhân dịp Trần Văn Giàu sang Paris tháng 10/1989 đã được ghi lại như sau:” Trong cuộc gặp gỡ được thâu băng ở Paris ngày 17-10- 1989, hiện con lưu giữ, Trần Văn Giàu đã bị chất vấn về việc Tạ Thu Thâu đã bị xử tử và gán cho tội” Việt gian phá hoại”, do một tên Huyện Ủy tiểu tốt tên Tữ Ty ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Trần Văn Giàu đã cao hứng long trọng hứa ” Tôi sẽ rửa tiếng cho Tạ Thu Thâu, nếu đảng cộng sản không chịu rửa tiếng”. Nhưng từ ngày hứa đó cho đến nay, chưa hề thấy Giàu chánh thức nói lên một tiếng gì cả “.(9)

(9) Trần Ngươn Phiêu, Phan Văn Hùm, trang 380-381.

Trong thời gian hai nhóm đệ tam, đệ tứ thanh toán nhau thì ông Tông Đức Thắng vẫn còn tiếp tục lãnh án tù 20 năm ở Côn Đảo.

Phần tìm hiểu chủ tịch Tôn Đức Thắng, hiện nay có thể chia ra hai nguồn dư luận khác nhau về cuộc đời chính trị của ông. Sự phân chia như thế cho thấy việc tìm hiểu con người và hoạt đông chính trị của ông thêm phần khó khăn vì có nhiêu điều được che dấu và nhiều điêu bịa đặt đến vô căn cứ. Có thể chính ông Tôn Đức Thắng trở thành nạn nhân của những điều tôn xưng không cần thiết ấy. Ông trở thành cái điều mà nhà văn Xuân Vũ- một cựu cán bộ cộng sản mới hiểu rõ cộng sản là cái gì- Xuân Vũ cay nghiệt đưa ra một nhấn xét kết thúc trong một cuốn sách của ông:

“Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc : Nói láo và làm bậy. Hễ họ nói là nói láo, hễ làm là làm bậy. Xin độc giả nhớ dùm cho như vậy“.(10)
(10)Xuân Vũ, SĐD trang 335

Ở trong nước thì đã có khá nhiều cuốn sách, nhất là các bài báo viết về cuộc đời của ông Tôn Đức Thắng như : Đồng chí Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực, (NXB Sự Thật, 1982) và cuốn: Người thủy phản chiến ở Biển đen, (NXB Thông tin, lý luận, 1988). Ngoài ra còn có nhiều bài báo đủ loại khác viết về ông.

Một số tài liệu ở hải ngoại thu tập được mà quan trong nhất là Hồi ký 1925-1945 của Nam Đình, Duy Văn Sử quan của Mạc Đình Hoàng Văn Chí, Đảng cộng sản Việt Nam của Cao Thế Dung, Viết cho mẹ va Quốc Hội, Nguyễn Văn Trấn, Việt Nam 1920-1945 của Ngô Văn.v.v.

Tài liệu ngoại quốc quan trọng nhất là của chuyên gia viết sử về ông Tôn Đức Thắng, ông Christoph Giebel , một luận án tiến sĩ về ông Tôn Đức Thắng .

** Về việc đi tù của ông Tôn Đức Thắng

Theo tài liệu trong nước qua hồi kýcủa ông Nguyễn Văn Ngự (Chín Phước), nguyên Phó ban Kinh Tài Trung ương Cục miền Nam, kể lại chuyện về người đã chịu án tử hình của thực dân Pháp thay đồng chí Tôn Đức Thắng trong vụ án tại đường Barbier, Sài Gòn năm 1929. Đó là ông Trần Văn Trương cùng với hai người anh là ông Thinh và ông Thêm.

Trong hồi ký, ông Ngự cũng tiết lộ chuyến vượt ngục Côn Đảo thành công của ông hồi cuối những năm 1930, ban đầu dự kiến có đồng chí Tôn Đức Thắng nhưng rất tiếc, đến phút chót đồng chí Tôn đã không kịp có mặt trên chiếc bè vượt biển đầy sóng gió.

Năm 1929, cơ quan Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội họp tại Sài Gòn, biểu quyết phải giết tên Phát, một tay sai đắc lực của Pháp. Ông Trần Văn Trương không tán thành nhưng vì đa số đã quyết nghị nên ông phải chấp hành. Vụ ám sát bị lộ, các đồng chí Tôn Đức Thắng, Trần Văn Trương, ông Thinh, ông Thêm và một số đồng chí khác tại cơ quan Kỳ bộ đều bị bắt.

Vào bót Pôlô ở Chợ Lớn, địch cố tra tấn và gán cho đồng chí Tôn Đức Thắng tội chủ mưu giết người để có cớ giết vị lãnh đạo Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội Nam Kỳ. Ông Trần Văn Trương lúc ấy mới ngoài 20. Ông nghĩ rằng mình chưa có vợ con nếu chịu chết thay đồng chí Tôn Đức Thắng thì không có gì vướng víu. Vả lại đồng chí Tôn Đức Thắng sống sẽ phục vụ cho cách mạng được nhiều hơn mình. Do đó, ông Trương khai nhận mình là chủ mưu.

Đúng như ông Trần Văn Trương nói, ông nhận tội để sau này Bác Tôn đã cống hiến nhiều hơn cho cách mạng. Ảnh tư liệu.

Ở bên ngoài, bà Trần Thị Cừu – cô ông Trần Văn Trương cũng là cô ruột Giáo sư-nhạc sĩ Trần Văn Khê, cùng Đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo… vận động và biện hộ nên đồng chí Tôn Đức Thắng không bị án tử hình mà chỉ án chung thân khổ sai đày đi Côn Đảo.(11)

(11) Hồi ký NguyễnVăn Ngự.

Nhưng một tài liệu khác lại đưa ra một version khác hẳn, phơi bày sự thật bên trong nội vụ bản án của vụ Tôn Đức Thắng.

Tài liệu cho hay ông Tôn Đức Thắng đã phạm tội hình sự vì đã giết một đồng chí khác chỉ vì ghen tương ngay tại Nam Kỳ bộ của Đông Dương cộng sản ở dường Barbier, Saigon. Sau này, người ta quen gọi là vụ án giết người đường Barbier.

Tài liệu viết như sau:

“Năm 1937 (chính ra là 1936), Mặt trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp, nên chính sách của Pháp ở Việt Nam có đôi phần cởi mở. Pháp thả hết tù chính trị, trong số có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên có một số đảng viên cộng sản không được tha vì trước kia bị kêt’ án về tội giết người. Trong số những người này có Tôn Đức Thắng, bị đày ra Côn Đảo về tội giết đồng chí, ngay tại trụ sở Nam Kỳ bộ của Đông Dương cộng sản Đảng ở đường Barbier, Sài Gòn. Tại nơi này có một nữ đồng chí và hai nam đồng chí, một là Tôn Đức Thắng.
Ghen nhau, Tôn Đức Thắng giết tình địch, đốt cháy mặt mũi và mười đầu ngón tay, nhưng mật thám Pháp cũng điều tra ra và vì vậy nên Tôn Đức Thắng bị coi là ” thường phạm”, không được Pháp tha về cùng với những ” chính trị phạm” như Trường Chinh và Phạm Văn Đồng. Mãi đến năm 1945, mới được chính phủ Trần Trọng Kim tha về, và năm 1969 lên làm ” chủ tịch bù nhìn”, kế vị Hồ Chím Minh”.(12)

(12) Mạc Định Hoàng Văn Chí, Duy Văn Sử quan, trang 166, sách xuất bản sau khi tác giả đã qua đời do tiến sĩ Hoàng Việt Dũng, con trai của học giả Hoàng Văn Chí tổng tập và duyệt bản.

Nhưng tài liệu được trích dẫn sau đây được coi là khách quan và chi tiết nhất về vụ án đường Barbier liên quan đến ông Tôn Đức Thắng và Phạm Văn Đồng. Tài liêu này dựa trên các tin tức đăng tải trên các báo thời kỳ đó như Écho Annamite, La Dépêche d’Indochine.

Đọc tài liệu này rồi thì đọc Hồi ký Nguyễn Văn Ngự được trích dẫn chỉ cho thấy tác giả đã che dấu, đánh lạc hướng tính chất tội phạm của nạn nhân: như vu cáo cho Phát là tay sai cho Pháp mà không trưng ra được bất cứ bằng cờ nào. Một sư bịa đặt đến hèn hạ, giết oan một thanh niên. Sự bịa đặt câu truyện một tù nhân khác tên Trương nhận là chính phạm để chết thay cho ông Tôn Đức Thắng là một sự dựng đứng thô bỉ cùng cực.

Mong là ông tác giả Nguyễn Văn Ngự ở trong nước đọc được toàn thể bản văn trích dẫn dưới đây để ông suy nghĩ lại về việc cầm bút của ông.

Điều này cũng cho phép người viết trong những điều kiện có thể trong tương lai phanh phui ra những mặt tối, mặt dấu kín của các nhân vật lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Duẩn cho đến những Nguyễn Văn Linh, Đồ Mười, Trần Văn Dầu, Đào Duy Anh …vvv Một công việc cực kỳ khó khăn, mười phần không chắc nói ra được một phần. Và mong nhận được những thông tin từ những người có trách nhiệm trong nước để bổ xung thêm tai liệu.

Vụ án mạng đường Barbiê, Sài Gon:

“Trong đêm 8 rạng ngày 9 tháng 12 năm 1928, một vụ ám sát quá cổ hủ thô bạo đã diễn ra trong giữa phân bộ Thanh niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở Nam Kỳ. Lê Văn Phát bí danh Mỹ, Lang) bị đồng chí kết án tử hình vì tội phản bội, theo điều lệ của Đảng, vì anh ta “ve vãn người chị em của chúng ta là Thị Nhứt”. Tội của Phát là “không gạt bỏ tình riêng để toàn tâm, toàn ý phục vụ cách mạng^..

Ba người trong số các đồng chí trẻ nhất của Phát ( 23, 24, 26 tuổi) phải thi hành án quyết đã được tòa án cách mạng chuẩn y. Tôn Đức Thắng chủ trì tòa án, lúc đó 40 tuổi, đứng đầu kỳ bộ. Vì đâu (vì tự ái ghen tương?) án quyết thủ tiêu một đồng chí không tương xứng với ” lỗi lầm” bí mật ấy vẫn âm u trong bóng tối?

Một vụ sát nhân chính thức, ba nạn nhân cùng một lúc đáp lại vụ ám sát trên: Tòa Đại hình Sài Gòn ngày 15/7//1930 kết án tử hình ba người thi hành án quyết trên kia. Tòa chỉ tuyên phạt Tôn Đức Thắng, người sau này kế vị chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1969) 20 năm khổ sai, và Phạm Văn Đồng(về sau là thủ tướng của chính phủ Hồ Chí Minh) 10 năm tù cấm cố Hai mươi ba người khác trong phân bộ phải chịu án tù tổng cộng 100 năm. Phân bộ Nam Kỳ hoàn toàn tan vỡ.

Hai năm, năm tháng sau vụ ám sát, bọn cầm quyền chuẩn bị hành quyết những người bị kết án tử trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 5, năm 1931. Máy chém dựng đồ sộ trước cổng Khám lớn Sài Gòn, lính cảnh sát xếp hàng dầy đặc ngăn đón các con đưỡng, chánh sở mật thám có mặt tại đó tay lăm lăm khẩu súng lục. Vào lúc bốn giờ sáng, ba cái đầu người trẻ tuổi rơi xuống sau tiếng hô cuối cùng” Đả đảo đế quốc Pháp”.

Sử chính thức cùng truyện ký về lãnh tụ không bao giờ nhắc lại vụ sát nhân thô bỉ này. Nó có thể làm lu mờ hình ảnh của “người anh hùng Hắc Hải” Tôn Đức Thắng được phong danh hiệu như vậy để kỷ niệm cuộc nổi dậy tháng 4 năm 1919 trên chiến hạm Pháp mà người dân thuộc địa là Tôn ĐứcThắng được đội thủy thủ Pháp chỉ địn kéo lá cờ đỏ thượng lên .

Nếu ai muốn biết rõ hơn, thì đây:

Sáng ngày 9 tháng 12 năm 1928, mật thám phát hiện trong sân đằng sau căn phố số 5 đường Barbier, Sài Gòn, một xác người đàn ông đã bị biến dạng, mặt và tóc cháy xém, tay bị trói quặt sau lưng, họng bị cắt, ngực bị đâm hai chỗ.

Sau này, người ta được biết, người bị ám sát là Lê Văn Phát đã từng là đại biểu đi dự Đại Hội lâm thời của Thanh Niên ở Hương Căng…Phát bị tòa án cách mạng do Tôn Đức Thắng chủ trì, xét xử bí mật và kết án tử hình vắng mặt. Người ta kết tội Phát “lạm dụng quyền hành do chức vụ đảng do thám để hãm hiếp một đồng chí ” do Quảng Châu đặt ra ..

Kỳ bộ thành lập một tòa án vào đêm 29 tháng 11 gồm các ủy viên của Kỳ bộ Nam Kỳ và Tỉnh Bến Tre tại nhà Bùi Văn Thêm, số 72 phố Polo Bơlănsy. Trong số các thẩm phát đột xuất này có ba người là Trần Trương, Đặng Văn Sâm, Bùi Văn Thêm đã từng là thợ trong xưởng Kropff, nơi mà Tôn Đức Thắng làm cặp rằng; Trần Trương và Nguyễn Trung Nguyệt là bà con họ hàng với vợ Tôn Đức Thắng. Do đó, uy tín của Thắng không phải chỉ vì có tuổi. Trước tiên ba thẩm phán trong phiên tòa đó bỏ phiếu chống tử hình. Nhưng áp lực của đa số là 5 thẩm phán kia làm xiêu lòng ba người, họ tự lấn áp” tình cảm cá nhân” của mình đúng theo giáo lý (Le catéchisme) do Quảng Châu đặt ra.

Trong số các đồng chí của Phát, ai sẽ là người thi hành án ? Với nhiệm vụ khủng khiếp này, ba đồng chí trẻ tuổi nhất rút trúng thăm. Đó là Ngô Thiêm, bí thư kỳ bộ, người Nghệ An, Nguyễn Văn Thinh, bí thư của Lê Văn Phát và là chủ bút của tờ Công Nông Binh, sinh ở Gò Công; và Trần Trương, người Mỹ Tho.

Họ còn phải đốt mặt Phát làm biến dạng xác chết theo sáng kiến của Thắng.
Sau này, theo tờ Annam Hướng truyền ( Écho Annamite), Tôn Đức Thắng tuyên bố như sau:

“Ngô Thiêm đã dẫn dắt tôi vào hoạt động Cách Mạng. Tôi gia nhập Hội Thanh Niên Cách Mạng năm 1927. Tôi là đại diện của Tổng bộ Quảng Châu ở Kỳ bộ Nam Kỳ …Những mưu toan của Lang đối với em gái chúng tôi là Thị Nhứt khiến tôi lên án kẻ phạm tội đó. Tôi không hề đứng về phía tán thành cái hình phạt quyết liệt đó. Dù sao tôi cũng vì kỷ luật buộc phải tuân theo đa số. Chính tôi đã ra lệnh cho Thinh làm biến dạng bộ mặt của xác chết”.

Kết quả, ngày 18 tháng 7 năm 1930, vào lúc 20 giờ, chủ tiuch. phiên tòa hạ lệnh giải tỏa phòng xử án, còng tay các tù nhân ngay sau khi tuyên án và dẫn chúng đi ngay, từng nhóm nhỏ.

Án quyết như sau: Tử hình 3 người là Trần Trương, Ngô Thiêm và Nguyễn Văn Thinh.

Tôn Đức Thắng, 20 năm khổ sai. Đặng Văn Sâm và Bùi Văn Thêm 10 năm khổ sai . Nguyễn Trung Nguyệt 8 năm khổ sai.

Cấm cố 23 đảng viên, trong đó có Phạm Văn Đồng, tổng cộng hơn- 100 năm tù”.(13)
(13)Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945, trang 126-130. Trích các báo AOM 7F55; Écho Annamite, La Dépêche d’Indochine, L’impartial, ngày 17, 18 và 19 tháng 7 năm 1930.

Trong lời khai của ông Tôn Đức Thắng có bốn điều cần ghi nhận:

- Kết án tử hình tên Phát chỉ do động lực chính là tư thù cá nhân.

- Điều thứ hai quan trọng hơn, ông chỉ chính thức gia nhập và sinh hoạt đảng cộng sản từ năm 1927. Vậy thì câu chuyện người anh hùng Hắc Hải như sẽ trình bày sau này phải chăng chỉ là chuyện hoàn toàn hư cấu và bịa đặt?

- Điều thứ ba cũng không kém quan trọng cho hay ông thuộc Tổng bộ Quảng Châu ở kỳ bộ Nam Kỳ. Điều tiết lộ cho thấy ông gia nhập cộng sản rất trễ khi đã 40 tuổi với tư cách đại diên Nam Kỳ bộ của Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội do Hồ Chí Minh lập ra vào năm 1925 tại số nhà 13 đường Wang Ming Quảng Châu bên Trung Quốc. Do sự tài trợ tiền bạc của cộng sản Liên Xô do Borodin cầm đầu, ông Hồ Chí Minh đã mở các lớp huấn luyện thanh niên từ trong nước gửi sang- một cách chuẩn bị tương lai cho xứ An Nam. Các người phụ trách huấn luyện là ông Vương ( Hồ Chí Minh), Lê Đức Thụ, Lê Hồng Sơn, Qui… Họ được nghe giảng về các chủ thuyết Tam Dân của Tôn Dật Tiên, chủ nghĩa cộng sản của Các Mác, phân tích các cuộc đấu tranh dành độc lập, học tập các cách thức tổ chức nghiệp đoàn, cách tổ chức các cuộc bãi công đòi tăng lương, đòi giảm sưu thuế, địa tô, làm thế nào để tham nhập vào lính tập ..

Việc học tập kéo dai trong ba tháng và lễ kết nạp với những lời tuyên thệ như: nếu phản lại đảng sẽ chịu hình phạt của đảng và tuyên thệ “hy sinh cho đảng về cả ý nghĩ quyền lợi và đời sống của mình”.. Tóm tắt lại, no như một thứ Hội kín . Và phải chăng bản án đường Barbier cũng theo những kỷ luật đảng được giảng dạy từ Quảng Châu?
– Điều thứ tư, sau vụ án đường Barbier với việc bắt giữ nhiều người phải đi tù, Nam Kỳ bộ của Thanh niên cách mạng do Tôn Đức Thắng làm đại diện đã bị tan rã sau đó .

** Về trách nhiệm chính phủ Trần Trọng Kim- Phan Huy Quát trong việc thả tù chính trị năm 1945

Trong các tài liệu chính thức của Đảng cộng sản, họ đã mập mờ, che đậy và đã không minh bạch về việc thả tù chính trị Côn Đảo vào năm 1945. Họ không nhắc nhở gì về quyết định thả tù chính trị cộng sản lại do quyết định của chính phủ Trần Trọng Kim, sắc lệnh ký ngày 02-05-1945. Việc này cần được minh xác một lần nữa theo như trong Hồi ký, tập 2 của ông Huỳnh Văn Lang.

Ông Huỳnh Văn Lang đã nói rõ và chi tiết hơn dồng thời lên án nặng nề chính phủ Trần Trọng Kim về vấn đề thả tù binh này.

Ai đã soạn thảo nếu không nói là tác giả sắc lệnh Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 02-05-1945 phóng thích toàn bộ chính trị phạm do chính quyền thực dân Pháp giam giữ từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do cộng sản phát động năm 1929,30,31? Đây là một sai lầm ghê gớm của chính phủ Trần Trọng Kim với một đổng lý văn phòng có tên là Phan Huy Quát và một Bí thư có tên là Bùi Diễm, cháu vợ thủ tướng “.

“Đáng lý ra chánh phủ phải ý thức đối tượng chánh trị thuộc những thành phần chính trị khác nhau làm sao. Thật ra nếu biết chọn lọc thì chính trị ở miền Nam sẽ khác từ lúc đầu. Ví như để cho cho chính phủ Việt Minh của HCM phóng thích cán bộ của họ là 5 tháng sau (tháng 9/1945) thì họ làm gì có đủ thì giờ và cơ hội thuận lợi nhứt để đặt nền móng hạ tầng cơ sở nhân sự để lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh Pháp từ đầu cho đến Hiệp Định Genève(20/7/54) và còn bám chặt sau đó để tổ chức và lãnh đạo MT-GPMN cho đến tháng tư đen 1975. (Pháp trở lại trong Nam cuối tháng 9/1945). Lê Duẩn và đồng bọn ở trong Nam để lãnh đạo Kháng chiến đánh Pháp, cho đến 59, 60 mới về Bắc..(…) Để rồi, trừ 123 chính trị phạm Quốc Gia trong đó có Phan Khắc Sửu, Trần Quốc Bửu. phải đợi ba tháng sau mới có tàu quân Nhật rước về đất liền, đang khi từ tháng 6 các cán bộ cộng sản đã được các đoàn thể Cứu Quốc Nam bộ thuê tàu hàng dân sự nô nức rước về từng loạt 500 một ngàn. Trong số 1000 cán bộ CS ở Côn Đảo đầu tiên được rước về Sóc Trăng có tên Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương .. và cậu Sáu Lẹ của người viết “.(14)

(14) Ký ức 2 Huỳnh Văng Lang, trích đăng trên Khởi Hành, 10/2012

Vê việc đưn đón các đồng chí bị tù ở Côn Đảo về, Hồi ký Trần Văn Giàu cũng đã kể lại rành mạch cũng như nỗi oan của ông như sau đây:

“Ngày 25 kết thúc với cuộc hội nghị liên tịch giữa Uỷ ban và Xứ uỷ, trong đó bọn tôi kiểm điểm cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và đặt ra những nhiệm vụ trước mắt.
Nhiều vấn đề được đặt ra, được giải quyết, sau khi ta đã nắm chính quyền.

Có một vấn đề mà tôi nhớ mãi, không phải chỉ vì nó đặc biệt quan trọng, mà vì nó đã làm cho tôi khốn khổ một thời gian dài. Ấy là quyết định đi rước tù Côn Đảo.
Đi rước tù Côn Đảo thì tốt quá chớ “khốn khổ” gì? Ậy! Vậy mà sanh chuyện khá lớn và kéo dài mới lạ cho chớ! Thành ngữ Việt Nam nói “đất bằng dậy sóng”! Có thật như vậy chớ không phải người xưa bày vẽ hình tượng văn chương để mà chơi.

Trong cuộc hội nghị chiều tối ngày 25, tôi có nói với các đồng chí trong Xứ uỷ: Khôi phục lại hệ thống Đảng ở Nam Bộ sau khởi nghĩa Nam Kỳ là công đầu của những anh em vượt ngục Tà Lài hợp sức với một số rất ít những anh em sống sót, ẩn náu sau 1940; xây dựng lực lượng để đi tới khởi nghĩa tháng 8, công đầu của các anh em trên hợp sức với anh em, chị em Bà Rá thoát khỏi căng với số anh em đã ẩn náu khác, đã trở lại công tác sau đảo chánh 9 tháng 3. Bây giờ khởi nghĩa thắng lợi chính quyền về ta, công việc nhiều mà khó khăn mười lần, trăm lần hơn trước. Lênin bảo: giữ chính quyền khó hơn cướp chính quyền; không có anh em ở Côn Lôn về thì không xong. Vả lại, nhiệm vụ của cách mạng là phải giải phóng tất cả tù chính trị mà chính phủ Trần Trọng Kim chưa chịu thả. Phải đưa anh em về ngay, cộng sản lẫn quốc dân đảng, bằng tất cả các phương tiện ta có, với bất cứ giá nào. Đừng chậm trễ, chậm trễ có thể sinh điều bất trắc (ví dụ như hải quân Pháp cản trở). Chắc nội đêm nay anh em ta ở Côn Lôn biết tin Sài Gòn khởi nghĩa cướp chính quyền rồi, họ nóng ruột lắm. Đừng để các đồng chí chờ đợi lâu.

Tất cả anh em đều đồng ý, và do tôi đề nghị, chúng tôi cử Đào Duy Kỳ hợp sức với Nguyễn Công Trung thay mặt Xứ uỷ làm việc gấp rút này. Kỳ có ở Côn Đảo, là nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ.

Kỳ đã liền đó đi tìm sự cộng tác của Ngô Văn Chương – một ông đồng chí cộng sản giàu có nhiều khả năng thuê tàu, thuê ghe, kiếm tiền – và sự cộng tác của hai anh em Lý Văn Sâm, Lý Văn Chương; Sâm là kỹ sư giám đốc thương cảng. Tôi ký tên ngay cho Đào Duy Kỳ, Lý Văn Chương, em Lý Văn Sâm, trưng dụng tàu nhỏ đi biển, trưng dụng ghe biển miệt Vàm Láng. Xứ uỷ còn chỉ thị cho các tỉnh uỷ Trà Vinh, Sóc Trăng tiếp tay vào việc rước tù Côn Lôn.

Công việc tiến hành có trắc trở ít nhiều, chậm trễ hơi lâu.

Nhưng rồi tất cả đồng chí ở Côn Lôn được rước về, trong đó có cụ Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng v.v… Anh em về đến miền Tây Nam Bộ thì cuộc kháng chiến đã bắt đầu. Anh em liền bắt tay vào kháng chiến. Cụ Tôn năm lần bảy lượt đi qua gần nhà mà không ghé nghỉ; việc dân cần kíp hơn; cụ ông xa cụ bà đã mười bảy năm trường! Chuyện vua Vũ đi trị thuỷ, qua nhà ba lần không vào, so với chuyện cụ Tôn chưa thấm vào đâu!

Bọn tôi lo đón tù chính trị Côn Lôn về như vậy, đó là Nghị quyết đầu tiên của bọn tôi, là Nghị quyết đầu tiên tôi ký tên dưới danh nghĩa Chủ tịch sau khi giành chính quyền. Vậy mà một hôm, sau 1954, trên bục trường Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, một lãnh tụ nhóm “Giải Phóng” trước kia, đã công khai tố cáo việc mà lâu nay họ xầm xì truyền miệng nhằm đả phá tôi, Trần Văn Giàu, đả phá “Xứ uỷ Tiền Phong” và “chính quyền Tiền Phong”! Đồng chí ấy nói trước non già một ngàn học viên mà hầu hết là những người có trình độ Tỉnh uỷ, Quận uỷ, Huyện uỷ, rằng: Chính quyền của anh Giàu, Xứ uỷ phe Tiền Phong không chịu rước tù Côn Lôn về, không chịu rước đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Hùng về! Sở dĩ không cho đi rước vì phe Giàu sợ rằng hễ anh em ở Côn Lôn về thì anh em đó sẽ chiếm mất quyền của phe Giàu, lại có thể là Giàu có ý để cho Pháp có đủ thời giờ quay trở lại giữ các đồng chí kia ở Côn Lôn. May nhờ tự lo lấy cho nên các đồng chí ở Côn Lôn mới về được mà tham gia kháng chiến!

Hãy tưởng tượng cái phản ứng tự nhiên của hội trường.

Người ta hét lên những câu gì? Không nói ra cũng có thể biết.

Nếu Trần Văn Giàu có mặt ở đó thì có lẽ đã bị đánh chết ngay rồi!

Nhưng, may quá, tôi ở 20 Phan Huy Chú, làm giáo sư dạy ở trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm, không phải đi học trường Nguyễn Ái Quốc. Và may hơn nữa là, hôm đó, trong số học viên có Đào Duy Kỳ, người đã lãnh trách nhiệm của Xứ uỷ và của Lâm uỷ hành chánh chiều ngày 25 tháng 8 về cái vấn đề số 1 của buổi họp, vấn đề đưa tàu, ghe đi rước anh em ở Côn Lôn về.

Anh Đào Duy Kỳ cãi lại ngay hôm đó, Kỳ nói: “Chính tôi là người được lệnh của Xứ uỷ và Uỷ ban đi rước anh em kia mà! Và hiện nay, ở Hà Nội còn có ba đồng chí cùng tôi làm việc này, là Lý Văn Sâm, Lý Văn Chương – em của Sâm – và Ngô Văn Chương thuộc Uỷ ban hành chánh Sài Gòn- Chợ Lớn”.

Nỗi công phẫn mấy phút trước nảy lên dữ, bây giờ, sau lời cãi lại của Kỳ nó xuống cũng mau. Người nghe không hiểu tại sao có sự vu cáo kỳ cục và nguy hiểm như vậy?
Hôm sau, Đào Duy Kỳ về Viện Bảo tàng Cách mạng mà Kỳ là Chủ tịch Hội đồng Khoa học, mời các anh Lý Văn Sâm, Lý Văn Chương và Ngô Văn Chương tới phát biểu có ghi âm về việc họ được lệnh và đi rước tù ở Côn Lôn như thế nào. Theo Kỳ nói lại với tôi thì băng ghi âm đó, Viện bảo tàng cách mạng còn giữ. Tôi không được nghe, nhưng tôi được biết là có thật buổi ghi âm đó; Sâm, Chương đều là bạn thân của tôi từ trước những ngày vinh quang tháng 8 ở Sài Gòn.

Vu cáo lớn và hết sức ác này, kể theo thời gian là vu cáo lớn thứ tư. Cái vu cáo này có dịp bùng lên giữa hội trường Đảng nên nó bị nổ tung như cái bong bóng. Nhưng than ôi! Còn tiếng xầm xì, xậm xịt lâu nay thì ai đính chính cho tôi? Không có kiểm điểm sự vu cáo. Ai vu cáo cứ vu cáo; còn ai bị vu cáo cứ phải ráng mà chịu dù sự thật của chúng rõ như ban ngày(15)

(15) Hồi ký Trần Văn Giàu, Viet-studies ..

** về câu chuyện Đồng chí Tôn Đức Thắng, người kéo cờ ở biển Hắc Hải.

Theo các tài liệu của các tác giả trong nước Việt Nam cho hay ông Tôn Đức Thắng có mặt trên một chiếc tàu hàng trên đường đến Hắc Hải. Tại nơi đây, một số thủy thủ đã nổi loạn và không chịu tham gia vào sự can thiệp quân sự của các thế lực phương Tây. Phần ông Tôn Đức Thắng thì đã treo cờ trên tàu.

Xin đọc tài liệu ghi như sau từ trong nước chẳng khác gì một câu truyện tiểu thuyết:
“Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) bùng nổ, nhiều người Việt Nam phải vào phục vụ quân đội Pháp. Là người thợ máy giỏi, ngày 9/10/1916, đồng chí Tôn Đức Thắng nhận lệnh xuống phục vụ tại chiến hạm France và là người Việt Nam duy nhất trên chiến hạm đó. Đến ngày 16/4/1919, mặc dù chiến tranh thế giới đã kết thúc, chính phủ Pháp điều động một hạm đội gồm 5 chiến hạm (trong đó có chiến hạm France) vào Hắc Hải để cùng với các đế quốc khác chống lại nước Nga Xô Viết trẻ tuổi. Các chiến hạm được lệnh vượt qua eo biển Đác-đa-nen tiến vào biển Đen và bắn phá hải cảng Xê-vat-tô-pôn.

Anh em binh lính trên hạm đội bất bình vì phải tiếp tục đổ máu, dù chiến tranh đã kết thúc. Biết được âm mưu ấy, thợ máy Tôn Đức Thắng đã cùng anh em binh lính Pháp quyết định phản chiến.

8 giờ sáng ngày 20/4/1919, cuộc binh biến nổ ra trên chiến hạm France và Jean Bart. Lá cờ đỏ được kéo lên trên chiến hạm France trước cửa thành Xê-vat-tô-pôn, do đồng chí Tôn Đức Thắng thực hiện, đã được anh em binh lính, công nhân trên tàu chuẩn bị trước.

Bằng hành động đó, đồng chí Tôn Đức Thắng là một trong những người Việt Nam đầu tiên đã tham gia đấu tranh bảo vệ Cách mạng tháng Mười và xây đắp tình hữu nghị Việt – Xô, đồng thời biểu thị tình cảm của nhân dân Việt Nam lúc đó còn là thuộc địa của Pháp, chào mừng nhà nước Công nông đầu tiên trên thế giới.(16)

(16)Nguồn: Lịch Sử Việt Nam

Cứ như câu truyên vừa được kể lại ở trên thì ông Tôn Đức Thắng, còn có mặt ở Liên Xô trước ông Hồ khoảng 4 năm, đồng thời biểu thị tình cảm của Nhân dân Việt Nam lúc đó!!!

Nhưng nhân dịp sinh nhật thứ 115 của ông Tôn Đức Thắng, tiến sĩ Christoph Giebel, giáo sư sử học đại học Washington, Hoa Kỳ, một chuyên gia nghiên cứu về Tôn Đức Thắng đã phản bác một số những thông tin tuyên truyền rất sai lạc về cuộc đời hoạt động của ông Tôn Đức Thắng- một lối viết sử vẫn chịu những sự kiểm soát, ràng buộc không mang tính học thuật. (15)

(15)Christoph Giebel, với luận án tiến sĩ: Imagined Ancestries of Vietnamese Communist. Ton Đuc Thang and the politics of history and memory. Ông Christoph Giebel đã trả lời phỏng vấn của đài BBC nhân dịp sinh nhật 115 ngày 5/9/2003 của ông Tôn Đức Thắng.

Có hai sự việc nổi bật là: cuộc nổi loạn nổi tiếng của các thủy thủ trên một chiếc tàu Pháp và việc ông Tôn Đức Thắng đã cắm cờ trên chiếc tàu thủy này ở cảng Hắc Hải và cuộc đình công ở xưởng Ba Son.

Theo sử gia Christoph Giebel dựa trên tài liệu mà ông có được cho hay không có bằng chứng nào cho thấy ông Tôn Đức Thắng hoạt động Cách mạng ở Nga. Và ông không thể có mặt trên bất cứ con tàu nào của Pháp liên quan đến vụ binh biến ở Hắc Hải. Ông Tôn Đức Thắng cũng đã không bao giờ kể những chi tiết về cuộc biến động ở Hắc Hải.

Đọc những tài liệu về phía Việt Nam thì chỉ đưa ra những chi tiết rất là sơ sài. Trong khi đó thực sự ông Tôn Đức Thắng có mặt ở cảng Toulon, miền Nam nước Pháp như người thợ sủa tàu. Ông Christoph Giebel nói:

“Tôi tin là vào thời điểm đó, ông Tôn Đức Thắng đang ở Toulon, cảng miền nam nước Pháp. Lúc đó ông ấy chứng kiến những diễn biến cách mạng của giới lao động và thủy thủ Pháp. Và khi về Việt Nam, ông mô tả những kinh nghiệm của mình tại Toulon như là nó đã diễn ra ở Hắc Hải. Ở đây có sự thay đổi thú vị các sự kiện lịch sử. Ông Tôn Đức Thắng quay về Sài Gòn năm 1920. Và không lâu sau đó, ông kể lại cho các đồng chí trẻ tuổi về sự kiện ở Hắc Hải. Tôi cho là lúc đó ông Tôn dùng Hắc Hải chỉ nhằm để tăng thêm uy tín trước các công nhân trẻ, những người mà ông Tôn đang muốn quy tụ – mặc dù toàn bộ những kinh nghiệm ông Tôn có được chỉ là thông qua giai đoạn ở cảng Toulon miền nam nước Pháp. Ông đã thấy những biến động cách mạng ở miền nam nước Pháp, nhưng ông làm cho chúng trở nên quan trọng hơn bằng cách nói là ông đã đến Hắc Hải”.(16)

(16) Christoph trả lời phỏng vấn đài BBc, ngày 5/9/2003

Và nhận xét tiếp của giáo sư Christoph Giebel cho thấy” sự hớ hênh” của ông Tôn Đức Thăng cho rằng ” ông không nhớ:

Vấn đề xảy ra cho ông Tôn Đức Thắng là vào giữa thập niên 1950, bộ máy tuyên truyền không chỉ nói ông Tôn đã là người tham gia tích cực mà còn nói là chính ông Tôn đã cắm cờ trên một trong những con tàu ở Hắc Hải. Đó là lúc câu chuyện trở nên xáo trộn. Bởi vì dĩ nhiên lúc này ông Tôn chẳng thể nào cung cấp thêm những chi tiết, ký ức cụ thể cho các diễn biến mới này. Trước đây, ông Tôn chỉ nói tôi đã tham gia và tôi là một trong những người Marxist. Nhưng bây giờ bộ máy lại miêu tả ông đã là một thành viên lãnh đạo trong cuộc binh biến Hắc Hải. Khi đó, ông Tôn rút ra khỏi câu chuyện, ông không đưa ra thêm chi tiết nào. Mặc dù nhiều lần các phóng viên của Liên Xô ép ông kể thêm chi tiết, nhưng ông Tôn chỉ nói: Tôi không nhớ. Nên tôi mới nói có một diễn biến thay đổi thú vị trong câu chuyện này”(17)
(17) Christoph Giebel, Ibid .

Để củng cố thêm lập luận của ông Christoph Giebel, bà Sophie Quinn-Judge, tác giả cuốn Ho Chi Minh, The missing years cũng đưa ra một nhận xét:

“Ông Tôn Đức Thăng làm việc ở xưởng đóng tàu Ba Son, sau đó được gửi sang Pháp, nơi đó, ông làm thợ sửa chữa tàu ở cảng Toulon. Có thể, ông đã không có mặt trong đoàn tàu thủy di chuyến đi đến Hắc Hải và sau đó có cuộc nổi loạn của thủy thủ năm 1919 như dư luận thường đồn thổi, nhưng chắc chắn là ông đã tham dự trong các phong trào thợ thuyền đang nổi lên ở bên Pháp “(18)

(18) Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The missing years, trang 342.

Một giải thích chót của ông Hoàng Văn Chí đưa ra một nhận xét hơi khác một chút về vấn đề này:

“Tôn Đức Thắng nguyên là lính thủy (?, nghi vấn của người viết bài này) trên chiếc tàu Aurore của Pháp. Năm 1921 (?), tàu Aurore chở khí giới sang Nga tiếp tế cho nhóm Bạch Nga, đang chiến,đấu chống Hồng quân của cộng sản. Khi tàu cập bến Odessa, trong Hắc Hải, đoàn thủy thủ bị cán bộ Bolchevik tuyên truyền. Một viên đại úy tên là André Marty ngả theo cộng sản và khởi loạn, bắt giam thuyền trưởng, và bắt tàu quay về Pháp, không giao khí giới cho nhóm Bạch Nga chống Cộng. Vì hành động táo bạo ấy, cộng sản đề cao André Marty là ” anh hùng Hắc Hải”.
Về tới Pháp, Tôn Đức Thắng cùng nhiều thủy thủ khác của tàu Aurore gia nhập đảng cộng sản Pháp. Vì vậy nên, sau Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng là người có nhiều tuổi đảng nhất; Mặc dầu thiếu học và có tiếng là “dê cụ”, nhưng vì là người Nam và có nhiều tuổi-đảng Tôn Đức Thắng được đưa lên làm chủ tịch, kế vị họ Hồ“.(19)
(19) Mạc Đinh Hoàng Văn Chí, Ibid, trang 166

** Về cuộc đình công ở Ba Son

Trước hết, xin được trích dẫn tài liệu chính thức ở trong nước:

“Vào năm 1925, trước tình hình đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc đang sôi sục ở Quảng Châu, các nước đế quốc phương Tây rắp tăm can thiệp bằng cách đưa lực lượng hải quân đến trấn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc ở những vùng tô giới. Lực lượng hải quân Pháp tham gia chiến dịch này với một hạm đội gồm 3 chiến hạm: Jules Ferny, Le Maine, Jules Michelet. Hạm đội này do chiếc tàu tuần dương thiết giáp Jules Michelet chỉ hy. Trên đường đi, tàu Michelet đã có hiện tượng hư hỏng, bọn chỉ huy quân Pháp gấp rút đưa đi sửa để kịp sang Trung Quốc. Nắm được nguồn tin quan trọng này, Tôn Đức Thắng lập tức thông báo cho các hội viên công hội và bàn biện pháp đấu tranh.

Lúc này, Ba Son là xưởng duy nhất ở Đông Dương mà công nhân được hưởng quy chế ngày làm 8 giờ, lương tháng, lương ngày đều cao hơn các nơi khác, cho nên vận động bãi công ở đây rất nguy hiểm, lại rất khó. Nhưng ngoài cách bãi công thì không còn cách nào giam chân đội tàu chiến Pháp. Như vậy, cuộc đấu tranh về cơ bản có tính chất chính trị, nhưng khẩu hiệu chính trị không được nêu lên, chỉ nêu lên những yêu sách kinh tế, làm như vậy mới tập hợp được toàn thể công nhân viên chức tham gia.

Ban lãnh đạo đình công đưa kiến nghị lên giám đốc đòi giải quyết các yêu sách:

- Tăng lương cho tất cả công nhân lên 20%.
- Phải gọi lại số thợ bị đuổi việc trong các cuộc đình công trước đây làm việc lại.
- Ngày lĩnh lương phải cho nghỉ trước nửa giờ như thường lệ.

Mặc dù giám đốc Courthial, Thống đốc Nam Kỳ hăm dọa, rồi dụ dỗ, mua chuộc, nhưng anh em công nhân không hề nao núng vẫn tiếp tục đình công. Để ủng hộ cuộc đấu tranh, hàng vạn công nhân, viên chức Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đã quyên góp gạo, tiền giúp đỡ cuộc đình công.

Một phần là cần phải sửa chữa chiến hạm cho sớm để kịp chiến dịch, một phần bị cấp trên quở trách, ban giám đốc xưởng Ba Son buộc phải nhượng bộ và điều đình với ban lãnh đạo cuộc đình công, chấp nhận tăng 10% lương cho công nhân và bỏ lệnh cắt 15 phút làm bù ngày lãnh lương.

Cuộc bãi công chấm dứt thắng lợi, anh em công nhân chuyển sang hình thức bãi công, kéo dài thời gian sửa chữa chiến hạm. Mãi đến ngày 28/11/1925, chiến hạm Michelet mới ra khỏi xưởng Ba Son sau khi bị giam ở đây ba tháng rưỡi.
Cuộc đấu tranh với mục đích chính trị rõ rệt nhưng diễn ra một cách khôn khéo dưới khẩu hiệu khác. Tiếng vang của cuộc đấu tranh này đã vượt ra ngoài phạm vi quốc qua đến với phong trào cách mạng vô sản và công nhân thế giới.(20)

(20) Nguồn Lịch sử Việt Nam

Về sau đây là ý kiến của giáo sư Christoph Giebel như sau:

“Chắc chắn đã có một cuộc đình công ở Ba Son năm 1925. Ông Trần Văn Giàu, với sự giúp đỡ của ông Tôn, đã mô tả cuộc đình công khởi đầu từ sự có mặt tại cảng Ba Son của một chiến hạm Pháp mà đang trên đường tới Trung Quốc, nơi các thế lực phương Tây đang đối đầu với phong trào chống đế quốc. Chuyện kể rằng khi chiến hạm Pháp dừng lại ở cảng Ba Son để sửa chữa, ông Tôn Đức Thắng và các đồng chí đã từ chối sửa tàu và như thế đã giam chân chiến hạm. Ông Trần Văn Giàu và ông Tôn Đức Thắng nói cuộc đình công đã thành công, rằng sau một vài tuần, giới chủ phải nhượng bộ, đáp ứng một số đòi hỏi. Và mặc dù mọi người quay lại làm việc, nhưng họ vẫn thực hiện một hình thức lãn công và kéo dài việc giam chân chiếm hạm Pháp thêm ba tháng nữa.

Chắc chắn đã có cuộc đình công, nhưng nó không diễn ra theo cách mà văn bản chính thức tại Việt Nam mô tả. Nghiên cứu của tôi – dựa trên tài liệu lưu trữ và việc đọc báo chí thời đó – cho thấy vốn đã có những sự bất mãn tại cảng Ba Son vì sự quản lý yếu kém của giới chủ. Ngay cả trước khi chiến hạm Pháp xuất hiện, ngay cả trước khi những người công nhân biết sẽ có tàu Pháp đến, họ đã nói với giới chủ là mình có thể đình công nếu những đòi hỏi không được đáp ứng. Giới chủ không nhượng bộ. Vì thế, là một sự trùng hợp khi vào ngày giới công nhân quyết định đình công, con tàu Pháp cũng cập cảng.

Lý do là vì vào lúc đó, con tàu không tiến vào xưởng đóng tàu Ba Son. Nếu những gì ông Trần Văn Giàu và ông Tôn Đức Thắng kể lại là đúng, thì lẽ ra hẳn lúc đó họ đã chờ đợi cho đến khi con tàu đã vào xưởng đóng tàu. Thực tế, con tàu có ba đầu máy, và chỉ có một đầu máy bị hư hỏng. Nên trong thời gian đó, con tàu thực ra vẫn di chuyển. Và như trong tài liệu của Pháp cho thấy, người Pháp lúc đó nghĩ có thể họ đưa con tàu sang Hồng Kông để sửa chữa. Có một chi tiết khác, có lẽ còn quan trọng hơn, đó là cuộc đình công đã không thành công. Thực tế, nó bị thất bại vì giới chủ đã đóng cửa nhà máy để gây áp lực với công nhân. Việc đóng cửa này hoàn toàn bị bỏ qua trong các văn bản sau này. Khi nói cuộc biểu tình thất bại, nó không giảm nhẹ tinh thần anh dũng của những người công nhân dám chống lại giới chủ người Pháp. Nhưng chắc chắn đó không phải là một cuộc đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, mà nó mang tính chất nội bộ, với những bất mãn đã có tại xưởng Ba Son“. (21)
(21 ) Christoph Giebel, Ibid

Tiếp nối ý kiến của giáo sư Christoph Giebel, tác giả Ngô Văn, một người cộng sản thuộc đệ tứ cho thây rằng đã không chỉ có một cuộc đình công xảy ra ở Ba Son mà còn có nhiều cuộc đình công khác nổ ra ngay tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Tính chất của các cuộc đình công bãi thị này chủ yếu là kinh tế, đòi tăng lương và đòi được đối xử tử tế, không bị các bọn cai đánh đập dã man giới công nhân bằng roi .. Sự gán ghép vội vã cho các cuộc đình công này mang tính chất chính trị là không đúng, là sai sự thật.
Và ngay tại xưởng Ba Son, một lần nữa lại xảy ra một cuộc đình công lớn vào năm 1937 mà không có dấu hiệu gì cho phép người ta nghĩ đến có sự nhúng tay của đảng cộng sản đệ tam tham dự mà còn có cả đệ tứ nữa tham dự.

Đồng ý là ông Tôn Đức Thắng đang ngồi tù, nhưng còn các đồng chí khác của ông ..
Nhìn lại mục đích chính của cuộc đình công lần này chủ yếu vẫn là đòi tăng lương mà mục đích chính trị xem như không được đặt ra một cách chính thức:

“Ngày 15 tháng 4 năm 1937, 15 công nhân nồi hơi được giao nhiệm vụ sửa chữa khẩn những nồi hơi chiến hạm Savotnhăn đo Bơraza, đứng ra đòi tăng lương 15% và đòi tăng 50% số tiền lương giờ làm thêm ban ngày, 100% cho giờ làm thêm ban đêm . 5 người bị đuổi việc.

Ngày hôm sau, 850 trong số 1280 công nhân ngưng làm việc và đưa yêu sách cho Thanh tra lao động, đồng như những yêu sách của anh thợ nồi hơi , và đòi thêm sở phải thu nhận lại những anh em bị sa thải . Họ thành lập một ủy ban bãi công gồm ba người theo phái Stalin và ba người theo xu hướng Strotski”.(22)
(22), Ngô Bắc Ibid, trang 229
Kết quả cuối cùng là cuộc đình công này gặp thất bại sau 37 ngày cầm cự chống đối chủ nhân . Chỉ tăng được 25 xu cho kíp thợ ban ngày và 50 xu cho kíp thợ ban đêm .
Vai trò bù nhìn của ông Tôn Đức Thắng.

Nhìn lại cuộc đời của chủ tịch Tôn Đức Thắng, cái thành tích vẻ vang nhất làm nên thân phận ông có lẽ là 20 năm tù Côn Đảo. Ngày ông trở về cùng với những Lê Duẩn và gần 2000 tù chính trị khác như một vinh quang trở về của những chiến sĩ Cách mạng.

Nhưng qua những trình bày ở trên cho thấy thực chất đó chỉ là một bản án tù hình sự- một bản án xứng đáng cho việc giết một người “vô tội” chỉ vì những lý do cá nhân. Cái vinh quang nếu có thì tự nó đã hoen ố mà một người còn chút tự trọng phải lấy làm hổ thẹn ..

Có thể ông cũng nhận thức điều đó chứ không phải không . Tuy nhiên, có những kẻ vô xỉ vẫn nhắm mắt ca tụng ông, tô son điểm phấn cho cuộc đời ” cách mạng” của ông.

Họ đã vinh danh , họ đã ca tụng bao nhiêu người mà lúc còn sống những người ấy bị trù dập, bi ruồng bỏ ? Đó là những Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường và hăng trăm, hằng ngàn người khác.

Tôn Đức Thắng không rơi vào những bi kịch hay số phận bất hạnh như những người trên!

Nhưng nói cho cùng, ông là một thứ bù nhìn không hơn, không kém- một thứ cây cảnh được trồng trong Xã Hội chủ nghĩa!!
Dĩ nhiên hơn ai hết, ông biết thân phận của mình là thế nào!!

Cái vai trò bù nhìn này là có thật được chính ông Tôn Đức Thắng nhìn nhận theo cái cung cách nói của người miền Nam:

Với đám con cháu cụ Tôn bảo: Tụi bay đừng có kêu tao bằng phó chủ tịch nước, nghe ngứa con ráy lắm! Người ta đặt đâu tao ngồi đó, chứ tao không màng cái chức chi hết”. Ngoài việc dự các nghi lễ long trọng bắt buộc phải có mặt cụ, cụ không làm một việc nào khác ngoài một việc là sửa xe đạp. Làm phó chủ tịch nước, ông thợ máy ngày trước buồn tay, buồn chân. Hết xe đạp hỏng cho cụ chữa, anh em bộ đội bảo vệ và nhân viên phục vụ phải lấy xe của người nhà mang vào cho cụ kẻo ngồi không cụ buồn. (…) . Một người bạn tôi quen thân với cụ, cha anh trước kia là đàn em cụ, vào thời gian nghị quyết 9.. cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào: ” mày có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy? ” Anh ngạc nhiên quá . Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu: ” Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao .Trong nhà tao nè, lính kín không có thiếu “. (23)

(23) Vũ Thư Hiên, “Đêm giữa ban ngày”

Con người của Tôn Đức Thắng một lần nữa được Ông già chợ Đệm, tức Nguyễn Văn Trấn mô tả rất trung thực:

Có lần anh chị em Nam Bộ” đại biểu” biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho cải cách ruộng đất giết người như vậy ?” Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi. liền đứng dạy bước ra khỏi ghế;, vừa đi vừa nói:
- Đụ mẹ, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì ?”. (24)
(24) Nguyễn Văn Trấn, Viết gửi Mẹ và Quốc Hội, trang 266-267

Cuốn sách của Nguyễn Văn Trấn đã bị chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Sài gòn Trương Tấn Sang, ký mật lệnh, ngày 22-11-1995 cấm lưu hành.

Trong sô hàng trăm tác giả viêt phê phán chế độ cộng sản Hà Nội, tôi xếp Xuân Vũ, Nguyễn Văn Trấn, Mạc Định Hoàng Văn Chí, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện, Minh Võ vào hàng những người viết kiệt xuất..tiếp theo những Bùi Tín, Phùng Cung, Phan Khôi vv…

Khi viết bài này trong bụng tôi không có ý dè bỉu ông chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Xem cách ông sống thanh bạch, không màng danh lợi, ăn nói bộc trực rất”miền Nam” .. Tôi nghĩ nếu người ta không đôn ông lên làm chủ tịch nước, nếu người ta không màu mè ca tụng ông khi ông đã nằm xuống.

Nghĩa là người ta để ông yên ..Ông sẽ là một người bình thường, nhưng với môt nhân cách cao hơn nhiều người ..

Đó là điều duy nhất người ta cần hiểu ông và từ đó trân trọng ông .. Rất tiếc, người ta đã không làm ..Người ta đã nói và làm về những điều ông không có thì có khác gì chửi ông.

Ông trước hết và sau cùng vẫn là một ông già miền Nam đúng nghĩa của nó- chơn chớt-có sao nói dzậy trước khi là một người cộng sản!!

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

 

10 Phản hồi cho “Chủ tịch Tôn Đức Thắng”

  1. Doctin says:

    “Bác” Hồ rồi nại “Bác Tôn”, cả hai đều nêu gương sáng cho tuổi trẻ Việt nam: Nhỏ hổng học, nhớn nàm nãnh tụ đảng Cộng sản Việt nam.

  2. nguyen ha says:

    Tôn đức Thắng,Hòa Thựơng Đôn-Hậu,Bà Nguyễn dình Chi,LS Trịnh đình Thảo….ngay cả cụ Huỳnh thúc Kháng,
    Vua Bảo-Đại,đều là những” chậu kiểng “để trước phủ Chủ-tịch HCM!! cái xạo của HCM là ở chổ đó!. Câu nói của Cựu Hoàng trong hồi ký với các Nhân-sỉ ngay khi vượt thót đến Hồng-Kông” Chúng mình già,trể lớn bé,trí thức…đều bị bọn Du-côn lừa cả”,cũng giống như câu nói của Ông Tôn” Đ M tao còn sợ nó…”,đả nói quá đủ, tính Man-rợ của Chế-dộ CSVN,và HCM. Còn gì nửa mà còn tin Đảng//?????

  3. SAO NGÀN says:

    ÔNG TÔN ĐỨC THẮNG

    Thắng rồi ông đã thắng rồi
    Ai tôn ông vậy hay trời tôn ông
    Đức xưa ông quyết đại đồng
    Vậy là thắng lớn hỏi ông sợ gì
    Ấy sao ông lại từng khi
    Chưởi thề đồng đổng, gan lì dễ sao
    “Như ta còn sợ nữa nào”
    Dẫu là “đếch” có đứa nào bằng ta
    Chuyện như ngồi ngắm cây đa
    Lá đa lủng lẳng đưa ra đưa vào
    Nên đời đâu phải tào lao
    Cờ hồng ông đã đưa vào Liên Xô
    Cối xay quay tít ào ào
    Quay nhanh đến nỗi xé ào trục quay
    Nói chơi cho đoạn tháng ngày
    Bây giờ ông ở bên Tàu hay ta
    Đêm trăng ra ngắm cây đa
    Chị Hằng không thấy, lá đa xạc xào !

    BẠT NGÀN
    (27/10/12)

  4. hoangf says:

    nếu cs khong dùng người ngu dốt thì làm sao giữ được đảng,chỉ có những kẻ ngu dốt mới giết đồng loại của chính mình

  5. quang phan says:

    “…Sắc lệnh Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 02-05-1945 phóng thích toàn bộ chính trị phạm do chính quyền thực dân Pháp giam giữ từ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do cộng sản phát động năm 1929,30,31? Đây là một sai lầm ghê gớm của chính phủ Trần Trọng Kim với một đổng lý văn phòng có tên là Phan Huy Quát và một Bí thư có tên là Bùi Diễm, cháu vợ thủ tướng “.
    “..các cán bộ cộng sản đã được các đoàn thể Cứu Quốc Nam bộ thuê tàu hàng dân sự nô nức rước về từng loạt 500 một ngàn. Trong số 1000 cán bộ CS ở Côn Đảo đầu tiên được rước về Sóc Trăng có tên Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương .. và cậu Sáu Lẹ của người viết” “. Trích.Tác giả Nguyễn Văn Lục.

    Quyết định sai lầm ” thả hổ về rừng” trên của ngài thủ tướng bất đắc dĩ và hai ông chính trị gia ngây thơ Phan huy Quát và Bùi Diễm của đảng Đại Việt đã di hại biết bao nhiêu đến cho dân tộc và đất nước cho đến ngày nay và mai sau nữa !!!

    Trần Trọng Kim: Thủ tướng bất đắc dĩ: Hồi ký của cựu hoàng Bảo Đại viết rằng ông nghĩ tới thành lập một chính phủ, mà người đầu tiên ông nghĩ tới để trao quyền hành là ông Ngô Đình Diệm. Ông đã yêu cầu đại sứ Nhật đưa ông Ngô Đình Diệm từ trong Nam ra. Nhưng sau ba tuần lễ chờ đợi, ông Diệm vẫn biệt vô âm tín không trả lời điện tín của vua Bảo Đại. Bảo Đại còn ra một tuyên chiếu gửi Nội Các, trong đó nhà vua có nói như sau:” Trẫm có mời Ngô huynh- Nhưng cụ Ngô ở Sài gòn cáo bệnh để từ chức”.
    …………..
    Trước khi nhậm chức thủ tướng, ông Trần Trọng Kim một mực chối từ nhiều lần. Trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi, ông viết:

    “Việc lập chính phủ, ngài nên dùng những người đã dự định từ trước, như Ngô Đình Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay thì phần già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt động chính trị, tôi xin ngài cho tôi về nghỉ “.

    ” Trẫm có điện thoại gọi cả Ngô Đình Diệm về, sao không thấy về” ( Trích)

    ***”" Thả hổ về rừng” sau 11/ 1963:

    Mười Hương tức Trần quốc Hương-Uỷ viên Trung Ương từ Khoá IV đến khoá VI. Bí thư Trung Ương đảng khoá VI. Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương.Thư ký riêng cho Trường Chinh. Năm 1958, bị sa lưới của Đoàn Công Tác Miền Trung của ông Ngô Đình Cẩn.

    Đại tá Lê Câu- Chỉ huy Cục 2 Quân Báo Miền Nam bị bắt tại Sài gòn năm 1962.

    Sau khi giết hai anh em tổng thống Ngô Đình Diệm xong, bọn tướng “cách mạng” đã thả tự do cho hai tên trùm Cộng sản Bắc việt kể trên !

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Theo tôi nghĩ, ông Huỳnh Văn Lang đã “unfair” khi nhận định như trên, ông Lục chụp lấy với ý đồ “bôi nhọ” những chính trị gia, không cùng phe, nói đúng hơn chống lại ông Diệm sau này.
      Cũng nên bíêt ông Lang là người ủng hộ ông Diệm và được giao phó những chức vụ quan trọng thời Diệm. Tương tự như qúi ông Cao Xuân Vỹ, hay ông bác sĩ Trần Kim Tuyến … Cho nên những tiết lộ của các ông này về thời ông Diệm hay các tin tức liên quan thời đó là điều cần xét lại cho thật kỹ, vì tôi e rằng có nhiều chủ quan.

      Vào thập niên 40, CS chưa ló mặt rõ ràng và núp dưới danh nghĩa một tổ chức chinh trị, như mặt trận hay một chính đảng, có mục đích chống thực dân Pháp giải phóng quốc gia dân tộc khỏi ách thực dân phong kiến, cho nên họ đã thu phục được lòng dân theo họ, nhất là trong giới bình dân lao động nghèo khó; hay ngay cả những thanh niên đầy nhiệt huyết cả tin vào sự thành thật của các lãnh tụ CS thời đó.
      Điển hình như vào năm 1930, Việt Nam Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học đã tổ chức tổng khởi nghĩa chống Pháp; phía CS cũng tung ra vụ gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Rồi sau khi Nhật đảo chánh Pháp 1945, họ lại tung ra Mặt trận Việt Minh với ông Hồ làm đầu tầu cho chính phủ VN Dân chủ Cộng hòa rồi chính phủ kháng chiến bla bla bla.

      Nói tóm lại, cho đến thời gian đó người dân Việt, kể cả đại đa số giới trí thức lẫn chính trị gia, cũng như những kẻ lỡ đi theo CS, vẫn còn rất mù mờ về CS. Thậm chi có những người còn cho rằng, cứ việc cùng nhau hợp tác đánh đuổi ngoại xâm, rồi sau này nội bộ tính toán với nhau !

      wikipedia:
      Xô Viết Nghệ Tĩnh là tên gọi chỉ phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các “xã bộ nông” mà những người cộng sản gọi là “Xô viết”
      [hết trích]

      Kết luận, quyết định của chính phủ Trần Trọng Kim đại xá cho chính trị phạm thời Pháp là hợp lý, bởi ai cũng cho rằng, đó là những người yêu nước chân chính, bị thực dân cầm tù oan uổng.

      • quang phan says:

        Thiệt là nực cười khi thấy mấy ông đảng viên cấp nhỏ lên tiếng bênh vực cho đảng mình -với những lý lẽ theo kiểu suy bụng ta ra bụng người !

        Ngay ông Hoàng Văn Đào- đảng viên thâm niên và cao cấp của Việt Nam Quốc Dân Đảng, tác giả bộ sách dày 600 trang Việt Nam Quốc Dân Đảng- đã viết thừa nhận rằng các lãnh tụ đảng phái quốc gia lúc đó thiếu hẳn thủ đoạn chính trị.

        Đọc lại những lời đối đáp dưới đây của ông Lê Khang mới thấy được rằng vào thời điểm đó không phải ai cũng ngây thơ, ấu trĩ về chính trị:

        …buổi tối hôm ấy “Liên Minh Quốc Dân Đảng” có cuộc họp khẩn cấp.

        Về phía Việt Nam Quốc Dân Đảng có Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn, Lê Khang…

        Về phía Đại Việt Quốc Dân Đảng có Trương Tử Anh, Phạm Khải Hoàn,…

        …..
        Lê Khanh cực lực phản kháng: ” Thì ra đến giờ phút này mà các anh vẫn chưa hiểu rõ” Việt Minh cộng sản” là thế nào cả ? huống hồ là dân chúng !

        Tôi xin nói thẳng mong các anh đừng mếch lòng ! Những phần tử cộng sản họ rất sẵn sàng đi đôi với tất cả các thế lực, mặc dầu là thực dân Pháp hay quân phiệt Tàu, nghĩa là tiêu diệt được những người cách mạng dân tộc chúng ta. Nếu nay để cho cộng sản nắm được chính quyền, họ sẽ đặt tình thế trước sự đã rồi ! Chúng ta sẽ đi tới sự tự sát. Cộng sản sẽ áp dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt chúng ta ngay. Cộng sản sẽ tuyên truyền công bố ngay với dân chúng: Chúng ta là những tên phản động, phản quốc, Việt gian !

        Chúng ta không nên đóng vai trò thụ động, không được phép chờ họ khủng bố rồi mình mới đánh lại; chúng ta nên tấn công họ trước, mới nắm được phần thắng về mình.

        Tôi khẩn khoản yêu cầu các anh hãy mau nắm lấy chính quyền, rồi tóm cổ hết những phần tử cộng sản nhốt lại, để trừ mối hậu hoạ cho dân tộc.

        Nếu các anh cương quyết không chịu nghe ý kiến tôi , thì một ngày rất gần đây khi cộng sản đã nắm vững tình hình, họ sẽ sách động quần chúng gây nên cuộc ” giai cấp đấu tranh”, huỷ diệt tôn giáo, tổ chức phong trào đấu tố, thì ngay vợ con các anh sẽ đấu tố các anh là phản động, các anh sẽ không còn đất đứng ! Để họ tạo nên một giai cấp quan liêu thống trị mới, hưởng mọi đặc ân và sẽ loại trừ hết các đảng phái quốc gia, họ sẽ đưa quốc gia dân tộc chúng ta lệ thuộc vào hàng ngũ Đệ Tam Quốc Tế”.

        Ý kiến Lê Khang không được hội nghị chấp thuận, bởi Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn..vì quá nhu nhược lừng chừng, thiếu quả quyết.
        …..
        Tóm lại, chính phủ Trần Trọng Kim đã không thấu hiểu lực lượng Việt Minh Cộng Sản lại bị tuyên truyền Việt minh Cộng sản là đồng minh của Khối Đồng Minh…

        …..Các lãnh tụ các đảng phái quốc gia đã thiếu hẳn về phần thủ đoạn chính trị trong những trường hợp phải áp dụng linh động để đoạt lấy phần thắng lợi về mình…”.

        ( “Việt Nam Quốc Dân Đảng”- Hoàng Văn Đào”)

  6. Việc liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài để bảo đảm chuẩn hóa chất lượng đào tạo, bảo đảm khả năng chuyển đổi và công nhận kết quả học tập cho người học ở các trường đại học châu Âu và nước ngoài được chú trọng từ đầu. Đến nay, các ngành: Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Điện tử viễn thông đã được Đại học Saxion xác nhận đạt chuẩn châu Âu và kết quả học tập của sinh viên có khả năng chuyển đổi ở Hà Lan. Sinh viên học 3 năm tại trường, khi đủ điều kiện tiếng Anh sẽ được chấp nhận học ngay năm cuối tại Đại học Saxion để nhận bằng tốt nghiệp do trường này cấp nếu có nhu cầu. Ngoài ra, chương trình đưa thực tập sinh (sinh viên trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp) ra nước ngoài thực tập để nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp trong môi trường quốc tế, kỹ năng ứng xử và làm việc với người nước ngoài đã thực hiện rất thành công. Đến nay, các ngành: Tiếng Trung Quốc, Mỹ thuật công nghiệp, Quản trị nhà hàng khách sạn, Việt Nam học chuyên ngành Du lịch hàng năm đều đưa sinh viên ra nước ngoài thực tập.

  7. quang phan says:

    Lại thêm một bài viết hay của tác giả Nguyễn Văn Lục về những trang sử hoang đường, gian trá của bè đảng Cộng sản Việt nam với những chi tiết đáng chú ý.

  8. Bac Ba Phi says:

    Bác Hồ cùng với Bác Tôn
    cả hai
    đều thích sờ…đầu thiếu nhi !
    còn anh hai nam kì
    Trần văn Giàu
    ỷ mình học giỏi
    lại ngang tàng
    tưởng rằng phen này
    sau “nam kì khởi nghĩa”
    làm cha thiên hạ
    không ngờ
    bị
    tên Cáo Hồ
    trung kì… thâm hiểm
    sai tên đệ tử
    Hoàng quốc Việt
    bắc kì… gian manh
    đá cho giập dái
    bắt đi…dạy học
    nghiên cứu vớ vẩn
    đến chết
    mới viết hồi kí
    vẫn còn…căm hận
    chửi cha thằng Việt.
    than ôi,
    trời đã sinh…Giàu
    sao còn sinh…Cáo !

Leave a Reply to nguyen ha