WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hạt ươm hư [8]

Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7, Phần 8, Phần Kết

Chương 21

Ngày 2 tháng tư, là ngày Nha Trang bỏ ngõ để quân đội Bắc Việt tràn vào chiếm lấy.

Tuấn rời khỏi quân trường Nha Trang đúng ngày này, hai năm sau đó. Sự trùng hợp đến lạ lùng!

Khi những chiếc xe nhà binh đun đầu chạy vào cái cổng lớn của quân trường, có từng toán tân binh, giờ đã trở thành công an thực thụ chờ sẳn. Họ bây giờ chính là cánh tay phải của đảng, là quân đội nòng cốt nhất của CSVN. Sáu tháng quân trường, họ được dạy để trở thành một thứ người máy đễ bề sai bảo, trí trá trong não bộ của tình đồng chí thắm thiết, vẻ ngoài là luôn luôn xây dựng cho nhau, bằng những đòn: Phê và tự phê. Rốt cuộc anh nào cũng “Phê” khi biết mình là công an vũ trang, một sắc lính người dân nào cũng sợ sệt, kiêng dè!

Mỗi toán cở 30 người được gọi từng tên trèo lên xe với cái ba lô con cóc sau lưng. Tuấn bước lên chiếc xe đầu tiên, ngồi ngay ngắn ở hàng ghế cuốì. Anh nhìn xuống sân quân trường không một quyến luyến, nơi đó hàng ngày: sáng, trưa, chiều… thao tác những bài học quân sự, học võ thuật cùng đồng đội.

Nơi đây… anh được dạy cách bắt và giết người dân nhanh nhất. Cũng nơi đây, anh được dạy cách hãm hại đồng đội tinh tế nhất bằng những phê và tự phê; và cũng ở nơi đây, anh được dạy làm một con két, nói những điều mà khi phát biểu, anh biết chắc nó hoàn toàn phản cảm và vô cùng tệ hại, nhưng vẫn nói một cách trơn tru giáo điều.

Tuấn chợt nhiên, nhớ bài thơ anh từng được đọc.

“Giết, giết nữa bàn tay không phút nghĩ
Cho ruộng đồng xanh tươi…”

Đó là câu thơ của một (văn nô) Bộ Trưởng Văn Hóa thời VNDCCH ở miền Bắc, sau này được áp dụng vào học đường cho cả nước VN hai miền Nam Bắc. Nó có đúng không, trong một dân tộc lễ nghĩa có thừa, từ bốn ngàn năm văn hiến?

Mà giết ai đây, cho ruộng đồng xanh tươi, khi nông dân chiếm đa số gần 80 % trong một đất nước còn lạc hậu về nông nghiệp, sau thời thực dân Pháp?

- Các đồng chí nên nhớ: Ai chống lại đảng ta, người đó là kẻ thù của… nhân dân ta! – Đồng chí chính trị viên đại đội đã từng giáo huấn… lộn sòng như thế với bọn tân binh miền Nam.

- Cũng đúng! Bởi vì, đảng từ dân mà ra, nên phải vì nhân dân. Mọi thứ đều có từ nhân dân mà ra, ngoài Ngân hàng Nhà nước!

319 tân binh khi trình diện làm người công an, nay còn đúng 299 tên.20 tên đã bị loại bỏ, vài tháng sau khóa học, vì nhiều lý do.Một anh nhớ vợ, con thường khóc hằng đêm, bị đuổi về. Vài anh vô kỷ luật bị chuyển qua quân đội nhân dân, số còn lại bị truy tầm lý lịch có dính líu đến tôn giáo hoặc có bà con xa là Ngụy quyân Sài Gòn. Họ đã khai man, bị đuổi ra khỏi ngành công an, cũng bị chuyễn qua quân đội. Với người CS, họ sẽ truy lùng tận gốc bản kê khai lý lịch ba đời. Cánh tay phải của đảng không bao giờ chứa chấp những thành phần tôn giáo nào cả. Đó là chủ trương lớn của đảng CSVN!

Xe từ từ chuyển bánh.Giã từ Nha Trang.

Tuấn không biết sẽ đi về đâu. Đó là bí mật quân sự!

Xe trực chỉ chạy về hướng Diên Khánh, nơi Tuấn được sinh ra. Tới ngã ba A Ùi, xe rẽ ngoặc trực thẳng hướng con quốc lộ 1 đường vào miền Nam. Thằng sinh viên, hích hông Tuấn nói.

- Có lẽ mình vào Cam Ranh, mày ạ.

- Sao ông biết?

- Cam Ranh là thị xã cuối cùng của tỉnh Phú Khánh.

Tuấn nhìn vu vơ hai bên đường. Anh mang một tâm trạng hoang mang không biết mình sẽ đi về đâu. Đến cây số 9, thuộc thị xã Cam Ranh chiếc xe ngừng lại. Một A trưởng của trường huấn luyện công an bước xuống, đọc quân lệnh gọi tên 6 công an tân binh xuống xe. Họ lầm lũi đi vào một con đường đất ra hướng biển.
Xe tiếp tục chạy.

- Như vậy, họ chia quân ra từng toán trú đóng các đảo, mày ạ.

- Ừm…

- Chắc tao với mày, cùng về một đồn quá!

- Sao biết? – Tuấn nói bâng quơ.

- Mà nè, mày nhớ những gì tụi mình bàn trước kia nhé!

- Ừm…

Xe lại ngừng.A Thắng bước xuống.

Thằng sinh viên được gọi tên đợt này, khi xe ghé Thủy Triều. Nó nhìn Tuấn rơm rớm nước mắt, ôm vai Tuấn thật chặt, nói nho nhỏ.

- Vậy là hỏng! Chúc mày bình yên.

- Ông cũng vậy! Ráng mà thực hành những gì bọn mình ôm ấp.Thôi ông đi.

- Lầy… lầy… đồng chí Tuấn. Xuống cho mình hỏi cái lầy chút nhé.

Tuấn nhảy xuống xe. A Thắng nói.

- Thôi, đồng chí an tâm công tác nhé. Đồng chí sẽ về Bình Ba, Cam Ranh.Trước khi từ giã đồng chí, tớ muốn đồng chí cho tớ một lời khuyên nhé.

- Sao ạ?

- Nhờ đồng chí, xem tướng số cho tớ một quẻ!

Mẹ kiếp. Thằng CS mà cũng tin vào tướng số và trời đất! Vậy thằng cha này, cũng chưa “Hư’ đến nỗi như mấy thằng CS thứ thiệt.Số là, trong quân trường những lúc rãnh rỗi, Tuấn thường mang cuốn Bói tướng ra xem.Bọn tân binh kháo nhau.

- Đồng chí Tuấn nói “in” như phóc!

- Báo cáo đồng chí. Tôi chỉ võ vẽ vài đường!

- Chậc! Đồng chí cứ coi giùm lần cuối, trước khi chia tay nhé.

Tuấn ngần ngừ.

- Vậy… đồng chí… đứng nghiêm cho tôi coi nhé! Nhưng trước khi, tôi coi “quẻ” này, tôi khuyên đồng chí, hãy sống thành thật với đồng đội mình.

- Đồng chí thông cảm! Đó là chủ trương của đảng ta. Đồng chí cũng biết, thanh niên miền Nam, có lý lịch ba đời như cậu, không dây dưa với bọn Ngụy, chúng tôi rất khó tìm…

Tuấn kéo tay A Thắng, khuất sau hông xe, nói.

- Tôi biết. Nào, đồng chí đứng yên tôi nhìn nhé.- Tuấn vờnghiêm nghị nhìn mặt Thắng nói, và tiếp.

- Đồng chí… hình như có một vết “ruồi” khá to và kín nơi vùng hậu môn?

- Giời ôi! Sao đồng chí tinh tướng thế nhỉ?

- Này, đồng thử rờ lại hậu môn, coi có đúng không?

A Thắng lấm lét nhìn quanh, thọc tay vào sau lưng quần, mò, gật gật đầu.

Thật ra, trong quân trường, những thằng lính thường soi mói nhau, khi tắm tập thể nơi bể bơi, nên biết nhau rất rõ…

- Lên xe đồng chí ơi!

Tuấn leo lên xe. A Thắng hỏi với theo.

- Vậy, đời tớ sẽ thế nào?

- Đồng chí còn một “ruồi” kín nữa!

- Ở đâu, sao tớ chả biết!?

- Trong lỗ mũi của đồng chí!

Gã Thắng hoảng hốt, đưa ngón tay vừa rờ hậu môn, thọc vào mũi tìm!

- Tớ không có!

Xe bắt đầu lăn bánh.

- Như vậy, đời đồng chí tiêu tùng rồi!

- Thế nà, thế lào, đồng chí Tuấn?

- Như ngón tay… có mùi của đồng chí!!!

&

Xe bắt đầu vào thị xã Cam Ranh, rẽ ngoặt vào phi trường.

Tuấn thẩn thờ nhìn phi đạo một thời nổi tiếng trước kia, buồn vơ vẫn.

Đây là phi trường quân sự của Mỹ để lại sau 1975. Nay, nó, không còn là cái phi trường đúng nghĩa theo tiếng gọi. Đường phi đạo bị bới tung lên và cháy xém rất nhiều nơi lỗ chổ. Những chiếc xe nhà binh và dân sự bị cháy đen sau cuộc tháo chạy tả tơi, vẫn còn nằm đó trơ gan cùng tuế nguyệt. Hai năm trôi qua, mà những cái nón sắt, áo chống đạn vẫn còn rơi vãi không dọn dẹp – vẫn còn ở đó.Những hố sâu của đạn pháo kích đầy nước bẩn tích tụ. Những vĩ sắt trên phi đạo, lớp bị gỡ mất, lớp nằm chổng chơ còn sót lại, có lẽ do chính quyền không kiểm soát nỗi nạn hôi của của người dân đói nghèo, sau chiến tranh.

Hai năm, sau vãn hồi hòa bình, bộ đội chính qui Bắc Việt chủ trương: vào, vơ, vét, về… và xây nhà tù, trại cải tạo nhanh hơn thu dọn chiến tranh tàn phá để lại! Họ lo thu tóm tài nguyên của miền Nam, mà không nghĩ đến thu dọn một chiến trường, tình máu mủ da vàng chém giết nhau vì ngoại bang sai khiến, như một nỗi nhục nhả gà nhà bôi mặt Mẹ đá nhau.

Kết thúc chiến tranh, sẽ phải là lòng vị tha của kẻ chiến thắng, nhất là cùng một dân tộc có ngàn đời đấu tranh vì ngoại xâm. Kết thúc chiến tranh, bằng: Vào, vơ, vét, về… đó là kết thúc của một lũ cướp, đói nghèo bị ngoại bang sai khiến, đã trở thành một lũ lưu manh, không còn tình tự dân tộc.

Một bọn cướp có môn bài!

&

Quân cảng Cam Ranh thuộc hạng sâu và có tiềm lực địa chính trị nhất thế giới cùng vịnh Subic của Phi Luật Tân.

Trời nắng chói chang như đổ lửa vào tháng tư. Gió vẫn thổi tung tóc và nắng vẫn hốc cả người. 14 tân binh công an được bỏ xuống ngay cầu tàu của quân cảng.

- Các đồng chí, đứng chờ nơi đây. Không lâu sẽ có tàu của ta, từ đảo Bình Ba vào đón. Chúc các đồng chí công tác tốt, học tập tốt! – Gã A trưởng nói, rồi lên xe nhà binh trở về Nha Trang.

- Tôi đói lắm rồi các đồng chí ạ!

Tuấn nhìn quanh. A, thì ra “thằng tham ăn” cũng về đây! Còn lại, những khuôn mặt lạ hoắc, anh chưa nhìn thấy, hoặc có nhìn cũng như bao khuôn mặt của trên 300 tân binh. Có một tên mặt quen quen, nhưng ngù ngờ, làm anh nuôi, nấu ăn nhà bếp cho lính, khác A, Tuấn không nhớ tên.

Cả bọn đứng chờ nôn nóng.Chợt “thằng tham ăn” la lớn.

- Ô. Cái vòi con gì kìa!?

Cách hơn trăm thước, một vật thể tròn tròn từ từ nhô lên khỏi mặt biển. Một vùng rộng lớn chợt sủi lên bọt biển trắng phèo. Một cái cù lao nhỏ giữa biển nhô lên có hình chữ nhật, đen thui với cái cờ búa liềm đỏ thắm. Nhiều cái đầu tóc vàng chóe, áo rằn ri thủy quân lục chiến như thời VNCH, chun ra khỏi cái khung sắt nhìn quanh. Bọn tân binh trố mắt, há mồm nhìn. Chúng quan sát một lúc, rồi chun mình vào thân tàu, đóng nắp. Chiếc tàu ngầm, lẳng lặng chìm xuống.

Tuấn thật tình không tin vào đôi mắt mình! Quân đội Liên Xô đã nằm và ếm trên dãi đất và biển VN này đã bao lâu?Sao họ tự tại và thênh thang như chỗ không người?

Tuấn tê tái cả người.

- Đất nước tôi đó!

Hết Trung cộng, giờ đến Nga cộng ngự trị trên đất nước này (Sau này, vượt thoát khỏi đất nước, Tuấn đọc nhiều bài báo, viết: Liên Sô vào VN đầu thập niên 1980, là hoàn toàn sai!).

- Mẹ cha cái bọn chính quyền CS lưu manh!!!

Tiếng máy tàu nổ… ình ình từ xa vọng lại, do gió đưa từ biển thổi ngược vào, mỗi lúc một lớn hơn. Một chấm đen, rồi một nắm tay và dần dần hình thành một con tàu có vũ trang tác chiến bằng cây đại liên cắm trước mũi tàu.

Con tàu lượn một vòng tròn, như biểu diễn thân vóc to lớn để kiềm hãm sức lao và tạo sóng khi cập sát cầu tàu. Nó từ từ cặp bến an toàn.

Gã công an vũ trang, chức danh trung sĩ bước lên be tàu nhảy xuống cầu tàu quân cảng nhìn nhanh trên tờ giấy.

- 14 đồng chí à. Thiếu một đồng chí, lẽ ra phải 15!

- Báo cáo đồng chí, chỉ 14 thôi ạ!

Cả bọn nhốn nháo nhìn quanh, rà soát.Mẹ kiếp. Rõ ràng, ban nãy 14 thằng mà!

- Như vậy, có một đồng chí đào ngũ. Các đồng chí xuống tàu, nhận nhiệm vụ mới!

Ai đã đào ngũ?

&

Bọn tân binh nhảy xuống tàu, reo hò inh ỏi. Chúng quăng ba lô rãi rác, hăm hở nhìn sóng biển chập chùng, bao la trời nước.Tuấn vào ca-bin ngồi im lìm, vai vẫn đeo cái ba lô con cóc. Con tàu rú mạnh lao về phía trước, chẻ ngọn sóng bạc đầu, cất cao mũi lao tới.

Biển trùng khơi một màu xanh xậm rùng rợn của độ sâu nước biển. Tuấn ngồi im, nhìn đám lính vơ tay chộp những con cá chuồn chuồn, bay ngược sóng nước vượt qua mũi tàu, rớt vung vãi trên nền tàu.

Cộc… cộc…

Mấy tiếng gõ vào cửa kính làm Tuấn giật mình. Anh quay người lại, thấy gã trung sĩ đưa tay ngoắc anh ra, miệng cười mỉm như thử lòng. Tuấn mở cửa ca-bin bước ra sau quầy lái.

- Chào cậu tân binh! Lính mới, từ học sinh vào quân trường, phải không? – Tuấn nhìn anh, gật đầu.

- Vâng. Đang học dỡ chừng cuối năm trung học. Chào đồng chí trung sĩ ạ!

- Đừng có gọi tôi là… đồng chí, đồng rận gì cả. Tôi ghét nhất cái danh từ bịp bợm này! Cứ gọi tôi là Thăng, hay anh Thăng, dù gì tôi cũng hơn cậu vài tuổi, cho thân mật nhé.

- Vâng. Chào anh Thăng. Tôi là Tuấn. Binh nhất Vũ Tuấn!

- Nhìn cậu, tôi nhớ tới thằng em kế, cũng đang học năm cuối trung học, không biết giờ ra sao. Hai năm rồi, chưa trở về quê ở Lương Sơn, mãi bận đời lính.Mà nè. Tôi ghét nhất là thằng nào gọi tôi là đồng chí, là trung sĩ! Tuấn nhớ nghe.

- Sao vậy anh Thăng?

- Cậu vào lính sáu tháng, mà chưa học được tình đồng chí thắm thiết của quân đội công an vũ trang của ta à?

Tuấn đứng im, nhìn bâng quơ, suy nghĩ… dò tìm phản ứng trên khuôn mặt Thăng. Với khuôn mặt đều đặn hơi tròn, không góc cạnh khắc khổ, cộng mái tóc xoăn quắn tự nhiên, Tuấn thấy an lòng người đối diện. Những người có mái tóc xoăn quắn, họ thường khôn và trí trá.Nhưng ở Thăng, Tuấn không đọc thấy sự trí trá, nhất là ở đôi đồng tử hiền từ này. Anh bắt đầu thân thiện, xiết chặt tay Thăng.

- Cám ơn anh Thăng!

- Cám ơn gì vậy Tuấn?

- Sự cảnh tỉnh của tình đồng chí công an vũ trang của chúng ta!

- Ha… ha…

Cả hai ôm nhau cười vang, giữa sóng nước cuộc đời, tìm nhau.

&

Khi chiếc tàu hai “lốc đại” cập bến, cũng vừa lúc tiếng kẻng đánh vang lên. Lính từ trong đồn tuôn ra, xếp hành hai trình diện.

Từ dưới tàu nhìn lên, Tuấn nhìn thấy ba tòa nhà cao lớn, hai tầng có ban công nơi hàng hiên trên cao. Mỗi căn cách nhau khoảng trăm mét. Đây là những căn lầu của Hải quân VNCH, do Pháp xây để lại, nay quân đội CSVN chiếm đóng. Căn lầu đầu tiên ngoài mé biển nhìn ra đại dương xanh đen, đã bị phá sập gần như hoàn toàn, chỉ còn trơ lại vài phòng cuối dẫy. Sau này, Tuấn được biết, khi Hải quân VNCH di tản đã cố tình phá đi trước khi rời một căn cứ quan trọng, không muốn quân bắc Việt chiếm đóng. Nhưng có lẽ vì quá vội vàng, họ chưa phá toàn bộ hai căn còn lại. Căn chính giữa, công an vũ trang chiếm đóng, gần 60 chục mạng. Căn kế tiếp, quân đội nhân dân VN, với một quân số rất đông. Điều đặc biệt, dù đóng trên một ốc đảo gọi là Bình Ba, nhưng dưới bến cảng họ không bao giờ có một chiếc tàu nào để viện trợ, tiếp tế. Mọi giao thông đi lại trên biển đều do công an vũ trang thu xếp.

Chế độ CS là một chế độ kỳ dị và khó hiểu nhất trên thế giới này.Họ chia ra để trị một cách láu lĩnh và tàn ác. Công an vũ trang và công an áo vàng, nếu gặp nhau trên đường phố, thế nào cũng choảng, đánh nhau. Quân đội nhân dân thì ghét công an vũ trang ra mặt, vì họ từ tầng lớp nhân dân bị bắt lính đi bộ đội. Họ ghét công an vũ trang và công an áo vàng, vì bọn này được nhiều ân sủng từ chính quyền vì có thân nhân theo Cộng và có một lý lịch trong sạch. Đã có hàng bao nhiêu vụ, Tuấn đã chứng kiến họ đánh nhau khi còn học trong quân trường Nha Trang.Họ kéo từng tiểu đội, trung đội tới tận bản doanh khiêu chiến nhau.

Tuấn bám vào từng vách tàu, rón rén trèo ra vất vả.Anh chưa từng bao giờ đi tàu nên còn bỡ ngỡ, khi nhảy xuống cầu tàu, xém té. Tuấn lúp xúp chạy từ dưới con dốc nhỏ lai lãi đầy sạn, chạy vào hàng điểm danh. Trên con đường anh đang chạy, là những vốc gạo trắng nuốt đổ tung, trãi khắp cùng các thứ đồ ăn khô.

- Cái gì đã xảy ra? – Tuấn tự hỏi.

- Báo cáo đồng chí thủ trưởng. Chỉ có 14 tân binh, thiếu một đồng chí ạ. – Thăng đứng im báo cáo, không giơ tay chào ngang trán trước khi trình báo.

- Mẹ. Quân đội gì mà kỳ vậy!? Trình báo gì mà không chào theo quân cách của một quân nhân? – Tuấn nghĩ thế.

Ông Thiếu tá, vẫy tay, khệnh khạng, giọng trọ trẹ Hà Tĩnh.

- Báo cáo…

- Điểm tên từng đồng chí cho tôi mà nì!

Ông lom khom nhìn từng thằng lính mới ra trường, như đe dọa.Tới bên Tuấn, thấy anh có cái túi mìn claymor là lạ, ông dừng lại.

- Cái gì đấy nhỉ?

- Thưa, thủ trưởng…

- Phải là… Báo cáo… mà nì nhé! Tên đồng chí?

- Báo cáo thủ trưởng, tôi tên Vũ Tuấn. Đây chỉ là một cái túi cá nhân thôi ạ.

Ông chụp lấy săm soi hàng chữ “Không có gì quý hơn độc lập và tự do”, do thằng Đại viết khi tặng Tuấn, hỏi.

- Ố, ồ… Thứ chữ gì đây?

- Báo cáo… thủ trưởng… – Tuấn chợt ngưng ngang. Một thiếu tá trưởng đồn công an, có đáng để anh trả lời cho một kẻ ngu dốt, không hiểu tiếng Anh và tiếng Mỹ, là thứ tiếng gì trên thế giới, và lại nghên ngang hỏi anh, một cách ngu xuẩn… của kẻ gọi là lãnh đạo trên 50 mạng người!

- Tôi đang hỏi… mà nì!

- Báo cáo đồng chí thiếu tá thủ trưởng. Đồng chí Tuấn biết viết tiếng Anh đấy ạ! – “Thằng tham ăn”, hả hê chỏ miệng vào.

- Tiếng Anh là tiếng gì nào?Ông nhìn “thằng tham ăn”, gật gật đầu.

- Báo cáo đồng chí thiếu tá… trưởng đồn. Tiếng Anh là tiếng của bọn đế quốc Mỹ đấy ạ. – “Thằng tham ăn” đế thêm vào

- Ôi, chu choa. Hỉ… hỉ.Đồng chí “ấy” biết nói và viết cả tiếng Anh của bọn đế quốc Mỹ nữa à? – Ông thiếu tá dí sát mặt nhìn vào hàng chữ, một mắt nheo nheo (ông có đôi mắt không đều). Ông nhìn “thằng tham ăn”, hỏi.

- Vậy đồng chí “ấy” viết gì rứa?

- Báo cáo đồng chí thủ trưởng. Tôi nghe phong phanh, tân binh nói rằng, đồng chí Vũ Tuấn viết: “Không có gì quý hơn đối lập và do dự” ạ!

Tuấn muốn chồm lên bóp cái miệng và cái cổ “thằng tham ăn” cho đến chết mới hả dạ.Nhưng nhìn cặp mắt, sắt như dao của một trùm thiếu tá công an, lại là lé đôi, anh ẩn nhẩn nhịn.

- Tao đã tới đây rồi. Tới cái đồn công an này như mong muốn. Đã bỏ cả tuổi thanh xuân, mạng sống, gia đình, người thân… thì vào đây, tao phải biết tao là ai? – Tuấn nuốt nước bọt, kềm giọng.

- Báo cáo thủ trưởng. Đồng chí Tòng nói sai rồi ạ. Đây là câu nói lịch sử của bác Hồ: “Không có gì quí hơn độc lập và tự do”, ạ.

- Không có cãi mà nì! Trung sĩ Quang mô nì?

- Báo cáo thủ trưởng có mặt! – Một gã cao to như con báo rừng, khệnh khạng bước ra khỏi hàng, trình diện.

- Bên hậu cần (anh nuôi), còn có chỗ nào trống cho đồng chí Vũ Tuấn của chúng ta không nhẻ?

- Báo cáo thủ trưởng không ạ. Nhưng thưa đồng chí thủ trưởng: bốn con bò ở ban hậu cần, chưa có người thường trực chăm sóc ạ.

- Vậy đồng chí Quang, hãy điều đồng chí Vũ Tuấn chăm sóc bốn con bò ấy nhẻ.

- Báo cáo thủ trưởng. Khi còn ở quân trường, tôi ở bên truyền tin ạ. – Tuấn nói, như than van.

- Ôi dào. Sao đồng chí tân binh không báo trước.Được rồi.Đồng chí kiêm cả hai nhiệm vụ nhẻ. Tan hàng!

- Rõ…

Đó là ngày đầu tiên nhận nhiệm sở mới của một công an vũ trang, Vũ Tuấn!

&

Có những buổi chiều, trời ráng đỏ ánh nắng cuối cùng trên cao và tím tái nơi chân trời đang thành hình, sự buồn bả sắp chụp xuống nơi ốc đảo với trên dưới ngàn dân sống trong làng Bình Ba, quanh năm bằng nghề đánh cá, câu tôm, mực… làm Tuấn thoái lòng, tê tái cả tâm can. Anh chưa hề nghĩ rằng: cuộc đời này, sẽ có một ngày, anh ngồi trên lưng những con bò, trên một ốc đảo, nghêu nghao giữa sóng biếc trùng khơi, đầy bọt biển, – chất – thi – vị – của- cuộc – đời – cay đắng này, như nước mắt của đại dương xanh đen bị vây hãm, bởi đất đai chỉ chiếm 1/3 của quả địa cầu nhỏ hẹp!
Tuấn nhìn ra khơi, nơi sóng gió trùng trùng trong một dãi đất nhỏ hẹp, nhớ lại tất cả…

Pages: 1 2 3

Phản hồi