Thời cơ không thể để mất
Hiệp định Paris được chính thức ký kết ngày 21/1/1973
Hiệp định Paris ký đã được tròn 40 năm. Lẽ ra đây phải là dịp toàn dân ta cùng nhau nhìn lại quãng đường dài vừa qua để rút ra những kinh nghiệm thiết thực quý báu nhất cho chặng đường sắp đến. Làm được như vậy chứng tỏ dân tộc ta đã trưởng thành và khôn ngoan.
Nhưng hình như chúng ta đã không cùng nhau làm như thế. Cuộc tranh luận để xác định ai thắng ai thua trong cuộc chiến tranh thực tế là huynh đệ tương tàn, là Bắc chinh Nam chiến, làm quân cờ phụ cho cuộc chiến tranh ý thức hệ vừa nóng vừa lạnh giữa hai trận tuyến thế giới Dân chủ và Cộng sản, cuộc tranh luận đáng buồn ấy vẩn diễn ra dai dẳng. Kẻ thắng không phát huy được thế thắng, còn lao đao lo sợ, bị dân khinh ghét, thì thắng cái gì? Mây mù tồn đọng của thế kỷ hỗn loạn vừa qua vẫn phủ mờ, làm lạc hướng nhận thức và tình cảm của cả một dân tộc được coi là có bản chất tinh anh, nhân bản.
Thật ra đây cần phải là dịp để nhìn lại cho minh bạch tình hình 40 năm trước để biết tiếc nuối một thời cơ hiếm có đã bị bỏ qua, từ đó không để vuột mất thời cơ hiếm có trước mắt hiện nay.
Bốn mươi năm trước đã có thời cơ lớn xuất hiện để thể hòa hợp dân tộc, thống nhất lòng dân, khôi phục và phát triển đất nước với tốc độ cao, cải thiện cuộc sống cho toàn dân, bù lại những năm tháng chiến tranh tàn khốc. Nhưng lãnh đạo duy ý chí, chủ quan, bị chiến thắng làm cho đầu óc quay cuồng, sinh ra mù quáng, đã có những chủ trương sai lầm có hệ thống: bỏ tù không phân biệt quân nhân viên chức cũ, cải tạo vội vã công thương nghiệp, sáp nhập vội các tỉnh, quận, huyện, đổi tiền, tiến công chiếm đóng mười năm dài Campuchia, thất bại trong chống giặc nội xâm tham nhũng, lãng phí hàng trăm nghìn tỷ đồng trong quản lý các tổng công ty quốc doanh, kết quả là xã hội bị băng hoại, đảng CS thoái hóa bị khinh miệt về uy tín cầm quyền.
Nếu như lãnh đạo đảng CS hồi ấy tỏ ra thận trọng, sáng suốt, khôn ngoan, biết học tập kinh nghiệm hòa giải dân tộc ở Hoa Kỳ khi chiến tranh Bắc – Nam kết thúc, biết áp dụng bài học liên minh bền chặt giữa những kẻ thù truyền thống như Pháp - Đức hay Mỹ – Nhật… thì tình hình nước ta hiện nay đã khác hẳn, quan hệ quốc tế sớm được mở rộng và thắt chặt với các nước dân chủ, và thế quốc tế của nước ta cũng đã khác hẳn.
Đến những năm 1989, 1990, khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô tan vỡ, nếu như lãnh đạo đảng CS sáng suốt, tỉnh táo, biết nhận ra sai lầm về đường lối, học thuyết đã quá rõ ràng, chủ động từ bỏ ý thức hệ Mác-Lênin đã phá sản, trở về với dân tộc, thì tình hình cũng đã đổi khác hẳn. Lại một dịp tốt bị bỏ lỡ, chỉ vì tất cả Bộ Chính trị bị nhiễm nặng bệnh giáo điều, cổ hủ, không một ai có tư duy đổi mới mạnh mẽ, dân chủ và sáng tạo. Trong hàng ngũ lãnh đạo không có một ai có tư duy độc lập, biết lùi để tiến khi cần, biết rẽ sang trái hay sang phải tùy theo chặng đường, cho nên cứ cắm đầu cắm cổ tiến lên với mục tiêu xã hội chủ nghĩa, dưới lá cờ Cộng sản, trong khi không một ai hình dung được chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản hình thù ra sao, bao năm nữa sẽ đạt, con đường quá độ như thế nào, cũng không ước lượng nổi là qua mấy kế hoạch năm năm, mấy chiến lược mười năm. Nghĩa là mục tiêu lờ mờ, mơ hồ, huyền ảo ở phía trước.
Đến nay lại một thời cơ mới được mở ra, nhân việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 được đặt ra, dự định hoàn thành trong năm nay, có thể gọi là Hiến pháp 2013, Hiến pháp của thế kỷ XXI. Bản dự thảo được đưa ra có 95 điều khoản được sửa đổi viết lại, 13 điều hoàn toàn mới, chỉ giữ nguyên 18 điều. Ban dự thảo cho rằng đã làm được nhiều việc, thay đổi đến 108 điều khoản, nhưng thật ra chỉ sửa những vấn đề thứ yếu, có thể nói là lặt vặt.
Thay đổi lớn nhất là Điều 70 trong bản dự thảo mới nói về Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 ghi “Lực lượng vũ trang nhân dân là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc …”, và “lực lượng vũ trang nhân dân trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu…”, không có chỗ nào nói trung thành với đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và có nhiệm vụ bảo vệ đảng CS cả. Trong dự thảo hiện nay ghi rõ: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với đảng CS Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc , an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Những chữ gạch dưới không hề có trong cả 4 bản hiến pháp cũ. Vì sao vậy? có thể hiểu là lãnh đạo đảng CSVN đang sợ quân đội và công an khi có khủng hoảng chính trị gay gắt xảy ra, như ở Rumania, Liên Xô, Tunisia, Ai Cập… quân đội và an ninh đã đứng hẳn về phía nhân dân xuống đường và nổi dậy. Trong lo sợ họ đang đặt đảng của họ lên trước Tổ quốc và nhân dân.
Hiện đang có chuyện hệ trọng hơn nhiều. Đó là nhân việc tu sửa Hiến pháp, một nhóm trí thức có uy tín xã hội cao đã đưa ra kiến nghị chuyển từ chế độ duy nhất một đảng sang chế độ đa đảng. Sáng kiến đưa ra vài ngày đã có hàng ngàn người đồng tình nhiệt liệt. Đây là một đề nghị mạnh dạn, đúng đắn, khoa học, thiết thực, hoàn toàn trong sáng, vì dân vì nước, với những lý lẽ rất rõ ràng, rất khó bác bỏ.
Chưa có một chế độ độc đảng độc quyền đảng trị nào mang lại tự do no ấm cho nhân dân cả. Một nền “dân chủ độc đảng” là một nền dân chủ không thể có, một nền dân chủ mơ hồ, hoang tưởng. Chẳng lẽ thiên hạ ngu ngốc, điên dại cả chăng khi tất cả các nước giàu có, văn minh, phát triển cao đều theo chế độ dân chủ đa đảng? Họ lầm lẫn, mê muội dại dột cả chăng? Họ muốn tự sát cả chăng?
Ở nước ta, rõ ràng những yếu kém, sai lầm trong quản lý kinh tế – tài chính, quản lý xã hội, trong lựa chọn nhân tài, thất bại trong chống quan liêu lãng phí tham nhũng đều có nguyên nhân thiếu vắng dân chủ, thiếu lực lượng chính trị ganh đua với đảng cầm quyền, thiếu thế lực kiểm soát làm đối trọng với đảng Cộng sản.
Nguyên nhân cơ bản làm Liên Xô, các nước CS Đông Âu sụp đổ là gì nếu không phải là chế độ độc tài đảng trị phi dân chủ kiểu Mác-Lênin? Nguyên nhân sụp đổ của chế độ độc tài ở Tunisia, Ai Cập, Libya là gì nếu không phải là chế độ độc đoán đàn áp và tham nhũng, gây nên sự phẫn nộ, khinh ghét, căm thù của quần chúng đông đảo, tạo nên cuộc xuống đường hùng hậu do một bộ phận trí thức và thanh niên tiên phong lãnh đạo và làm lực lượng xung kích?
Nhất nguyên và đa nguyên, độc đảng và đa đảng, độc tài và dân chủ đang là hai quan điểm đối lập, hai trận tuyến lý luận và thực tiễn đối kháng nhau gay gắt, khi cần rất nên đặt ra trong một cuộc trưng cầu dân ý có quan sát của truyền thông quốc tế, của Liên Hiệp Quốc, trong không khí bình tĩnh tự tin của một dân tộc đã trưởng thành.
Ai cũng thấy lãnh đạo của đảng CS hiện nay là trở ngại chính cho việc chuyển đổi lịch sử theo hướng tiến bộ này. Họ sẽ viện ra đủ cớ, nhưng ai cũng thấy cái nguyên cớ thật sự là ở những đặc quyền đặc lợi quá lớn nhưng phi pháp mà họ đã thu được đang nuôi dưỡng lòng tham không đáy của họ. Mong rằng số người đặt tiền bạc cao hơn nhân dân ấy hãy ngẫm nghĩ về chữ “đủ ”. Họ đã giàu gấp trăm ngàn lần người dân bình thường rồi. Hãy tự coi là quá đủ, để còn biết lẽ phải và trí khôn, lấy nền dân chủ đích thực, tân tiến của toàn dân làm trọng.
Về nhiệm vụ thuyết phục những đồ đệ trung kiên của học thuyết nhất nguyên độc đảng nên tự nguyện đi theo con đường cách mạng chân chính của nhân dân, không gì bằng xin để cho trong nội bộ đảng khuyên bảo, thuyết phục nhau, sẽ có hiệu quả hơn. Tôi mạn phép kể ra không ít cán bộ lãnh đạo cấp cao của đảng đã sẵn sàng chủ trương thực hiện nền dân chủ đa đảng trong trật tự theo một đạo “Luật về các chính đảng” sẽ được xây dựng. Ví dụ như ông Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch Quốc hội; ông Trần Phương và ông Vũ Khoan, nguyên phó thủ tướng; ông Nguyễn Đình Hương, nguyên ủy viên Ban Bí thư Trung ương; các tướng lãnh quân đội Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quốc Thước, Đặng Quốc Bảo; tướng Anh hùng Công an Nguyễn Tài; các giáo sư tiến sỹ Phan Đình Diệu, Hoàng Tụy, Chu Hảo,Tương Lai, Việt Phương, Nguyễn Quang A, Ngô Bảo Châu, Lê Đăng Doanh, Trần Đình Thiên, Đào Công Tiến, Đào Xuân Sâm; các nhà nghiên cứu Phạm Chi Lan, Dương Thu Hương, Nguyễn Trung; các nhà văn hóa Nguyên Ngọc, Phạm Toàn, Phạm Xuân Nguyên; các luật sư Lê Hiếu Đằng, Trần Quốc Thuận…
Sẽ được hoan nghênh nếu như báo Nhân Dân mở một chuyên mục “ Nên độc đảng hay đa đảng ?” để cho cuộc tranh luận được công khai, ngay thật, sôi nổi, vừa mang tính lý luận, hàn lâm, vừa mang tính quần chúng rộng rãi.
Bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh của Tổ Quốc, cuộc sống có nhân phẩm và nhân quyền của toàn dân không thể bỏ qua thời cơ hiếm có hiện nay để nước ta có một hiến pháp tiến bộ xứng đáng với biết bao hy sinh gian khổ đã qua.
Phương án thuận lơị nhất có thể gọi là “Sự chuyển đổi có điều khiển trong luật pháp từ độc đảng sang đa đảng”,vừa từ dưới toàn dân đồng thuận đòi hỏi bằng được quyền tự do của mình đưa lên trên, vừa từ trên chủ động thấu hiểu nguyện vọng của bên dưới để có phương án lãnh đạo cụ thể có hiệu quả cao.
Đảng CS cùng toàn dân hợp sức chuyển đổi cả hệ thống chế độ chính trị là một cuộc cách mạng ôn hòa mà sâu sắc nhất, là thắng lợi thật sự vĩ đại mang tính chất dân chủ đầy đủ và trọn vẹn, mở ra kỷ nguyên Dân Chủ trong lịch sử nước ta. Làm như thế, đảng CS sẽ được ghi nhận có công lao và vinh dự to lớn trong sự nghiệp cao quý này.
Nếu như lãnh đạo đảng vẫn một mực nhắm mắt bịt tai trước nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ chối phương án “Chuyển đổi có điều khiển”, cùng nhân dân làm trọn cuộc cách mạng dân chủ dân quyền, thì nhân dân quyết không cam tâm thất bại.
Lực lượng của cuộc cách mạng dân chủ sẽ đòi một cuộc trưng cầu dân ý công khai về vấn đề này. Nếu không đạt phương án này, nhiều cuộc xuống đường ôn hòa nhưng cực kỳ rộng lớn sẽ được đặt ra, hòa bình nhưng bền bỉ và quyết liệt để giành bằng được Quyền Con Người, quyền Tự do khao khát suốt mấy thế kỷ dồn nén lại. Tại sao nhân dân Liên Xô và Đông âu làm được, nhân dân Tunisia, Ai Cập, Libya làm được, nhân dân Miến Điện cũng làm được, mà nhân dân và sỹ phu Việt Nam ta lại không làm được?
Nhất định cuộc tranh đấu chính nghĩa này sẽ toàn thắng khi lòng dân đã đồng, lại đúng thời cơ, hợp thời đại.
© Bùi Tín (nguồn VOA)
Bùi Tín viết : “…Nhưng hình như chúng ta đã không cùng nhau làm như thế. Cuộc tranh luận để xác định ai thắng ai thua trong cuộc chiến tranh thực tế là huynh đệ tương tàn, là Bắc chinh Nam chiến, làm quân cờ phụ cho cuộc chiến tranh ý thức hệ vừa nóng vừa lạnh giữa hai trận tuyến thế giới Dân chủ và Cộng sản, cuộc tranh luận đáng buồn ấy vẩn diễn ra dai dẳng. Kẻ thắng không phát huy được thế thắng, còn lao đao lo sợ, bị dân khinh ghét, thì thắng cái gì? Mây mù tồn đọng của thế kỷ hỗn loạn vừa qua vẫn phủ mờ, làm lạc hướng nhận thức và tình cảm của cả một dân tộc được coi là có bản chất tinh anh, nhân bản…” ” . – PHẢN BÁC : Với đầu óc tư tưởng còn u-mê đặc sệt mùi cộng sản như vậy mà bảo là đã phản tỉnh, là xạo ke, mặc cảm ” sợ bị. khinh ghét ? ” nên phải nói phét, phản tỉnh ? Xin hỏi ông tổng biên tập viên báo quân đội nhân dân, ông đã thổi loa, thổi kèn cho quân Bắc chinh của ông phạt quân Nam chiến để cuối cùng quân Bắc chinh đưa đất nước vào vòng nô lệ cho khắp 5 Châu ( lao động xuất khẩu ??? ), đất nước tang thương biến đổi cùng cực phá sản, nhân cách xuống cấp ! — ” Một quân đội đổ xương đổ máu ra mà chẳng đem lại một lý tưởng, một lợi ích gì cho đất nước, thì lính tráng quân đội đó là thứ lính gì ? Nhẹ miệng thì gọi là lính đánh thuê ( cho chủ nghĩa cộng sản ) mạnh miệng thì là quân cướp, là giặc cờ đỏ ( giặc cờ Đen có Lưu vĩnh Phúc ? ) ” Như vậy, cụm từ ” chúng ta ” là những ai ? chỉ là ” Bắc chinh “, dứt khoát không thể nào có Nam chiến đứng chung ngôi thứ ( chúng ta, nous, we ), hãy nhớ lại cái thời Bắc chinh Nam chiến : Bắc có cái gì, có chăng lý tưởng ” đạp đồng đài ” với xe “cải tiến ??? sức người thay trâu cầy “. Nam chiến huy hoàng ” hoành tráng ” ra sao cứ hỏi Dương thu Hương !?, Đất nước miền Nam ngày ngày đang xây dựng kiến thiết phú cường Rồng Vàng sắp bay lên góp mặt cùng 5 Châu, thì ban đêm quân ” Bắc chinh ” bò ra phá hủy !?
Đọc không hiểu mà phản bác cái gì?
Bùi Tín viết : “…Nhưng hình như chúng ta đã không cùng nhau làm như thế. Cuộc tranh luận để xác định ai thắng ai thua trong cuộc chiến tranh thực tế là huynh đệ tương tàn, là Bắc chinh Nam chiến, làm quân cờ phụ cho cuộc chiến tranh ý thức hệ vừa nóng vừa lạnh giữa hai trận tuyến thế giới Dân chủ và Cộng sản, cuộc tranh luận đáng buồn ấy vẩn diễn ra dai dẳng. Kẻ thắng không phát huy được thế thắng, còn lao đao lo sợ, bị dân khinh ghét, thì thắng cái gì? Mây mù tồn đọng của thế kỷ hỗn loạn vừa qua vẫn phủ mờ, làm lạc hướng nhận thức và tình cảm của cả một dân tộc được coi là có bản chất tinh anh, nhân bản…” ” . – PHẢN BÁC : Với đầu óc tư tưởng còn u-mê đặc sệt mùi cộng sản như vậy mà bảo là đã phản tỉnh, là xạo ke, mặc cảm ” sợ bị. khinh ghét ? ” nên phải nói phét, phản tỉnh ? Xin hỏi ông tổng biên tập viên báo quân đội nhân dân, ông đã thổi loa, thổi kèn cho quân Bắc chinh của ông phạt quân Nam chiến để cuối cùng quân Bắc chinh đưa đất nước vào vòng nô lệ cho khắp 5 Châu ( lao động xuất khẩu ??? ), đất nước tang thương biến đổi cùng cực phá sản, nhân cách xuống cấp ! — ” Một quân đội đổ xương đổ máu ra mà chẳng đem lại một lý tưởng, một lợi ích gì cho đất nước, thì lính tráng quân đội đó là thứ lính gì ? Nhẹ miệng thì gọi là lính đánh thuê ( cho chủ nghĩa cộng sản ) mạnh miệng thì là quân cướp, là giặc cờ đỏ ( giặc cờ Đen Lưu vĩnh Phúc ? ) ” Như vậy, cụm từ ” chúng ta ” là những ai ? chỉ là ” Bắc chinh “, dứt khoát không thể nào có Nam chiến đứng chung ngôi thứ ( chúng ta, nous, we ), hãy nhớ lại cái thời Bắc chinh Nam chiến : Bắc có cái gì, có chăng lý tưởng ” đạp đồng đài ” với xe “cải tiến ??? sức người thay trâu cầy “. Nam chiến huy hoàng ” hoành tráng ” ra sao cứ hỏi Dương thu Hương !?, Đất nước ngày ngày đang xây dựng kiến thiết phú cường Rồng Vàng sắp bay lên góp mặt cùng 5 Châu, thì ban đêm quân ” Bắc chinh ” bò ra phá hủy !?
Đề Nghị : Trong những bài viết sau của Đại Tá ( quân đội nhân dân ) không nên sài ” chúng ta ” để tránh hiểu lầm !? Đa tạ
Bác Tín càng lớn tuổi càng sáng càng sâu sắc tôi kính phục Bác quá, kbc3505 cũng rất đúng thật rõ ràng cụ thể nhưng làm sao mọi người lớn nhỏ già trẻ cao sang thấp hèn cùng hành động mới giải thể được Ngụy quyền độc tài Cộng sản chứ, Không lẽ cứ nói hoài nói mãi mà độc tài Cộng sản chết sao ?
Tôi xin Quý vị và các cấp lãnh đạo chính trị, xã hôị, tôn giáo kinh tế, giáo dục v.v. Vừa khuyến khích mọi người cùng dấng thân, vừa tự nguyện dấng thân, vừa tìm kiếm vàcông khai lập danh sách nhữnd người tự nguyện tự thiêu và tự nguyện ở tù, Khi có đủ 100 người tự nguyện tự thiêu thì hướng dẫn họ thay phiên nhau tự hiêu ở chổ nào hữu hiệu nhất như trong sân trường đại học lớn, như các trụ sở LHQ v.v. , Khi có trên 500 ngàn người tình nguyên ở tù thì chọn ngày đồng loạt đì ở tù thì Ngụy quyền Cộng sản sẽ sụp đổ ngay, Tôi không có tài lãnh đạo, không muốn chỉ huy, nên xin đóng vai cá thể tự nguyện ở tù và nếu biết chắc việc tự thiêu của mình thật sự hữu ích thì tình nguyện tự thiên luôn vừ đỡ khỏi chết già, chết bịnh, chết rũi ro, chết vì bị hành hạ áp chế . Xin Quý vị thật sợ có lương tri yên lẽ phải, yêu công minh chính trực, yêu những người khổ đau cùng cực, yêu con người và đất nước Việt nam hãy quan tâm đến lời đề nghị của tôi và hành động cụ thể.
Nói thật ra thì thời đại ngày nay không đánh cộng sản cũng chết, nói như vậy sẽ có nhiều người chụp mũ nhưng sự thật là vậy. Chúng sẽ ăn no bể bụng chết, chúng sẽ tranh nhau ăn mà ra tay tiêu diệt nhau, chúng sẽ tự diễn biến vì sức ép tuy chậm nhưng ngày càng gia tăng của người dân, chúng sẽ chết vì tội ác không còn che đậy bởi thông tin hiện đại ngày nay, và còn nhiều lý do để chúng tự hủy diệt. Nhưng chúng ta không ngồi chờ như thế vì thế giới văn minh không chờ chúng ta, chúng ta phải giải thể chế độ cộng sản càng nhanh càng tốt để cứu nguy đất nước và dân tộc. Không cần phải tự thiêu vì dã man lắm và cũng không ai có quyền xúi giục. Tất cả mọi hành đồng đều là tự nguyện và mỗi người một tay tiếp sức thì cộng sản khó tốn tại:
1) Người Việt hải ngoại hãy thôi du lịch và gửi tiền về Việt Nam và vận động chính quyền sở tại ủng hộ tự do nhân quyền cho VN mỗi khi có cơ hội và phải đoàn kết. Đây là cách hỗ trợ tốt nhất cho những người trong nước.
2) Trong nước qua vụ xử 14 người tội “lật đổ chính quyền” cho thấy cộng sản rất sợ dân xuống đường biểu tình hay chống đối, dù là biểu tình chống Tầu xâm lược. Điều này cho thấy kiến nghị thay đồi Hiến Pháp chỉ là mị dân, cho dân bớt căm thù chế độ cũng như để chế độ tốn tại thêm lâu dài. Bộ mặt thối nát của nhà nước nay ai cũng biết, đừng ngồi chờ “xin cho” mà hãy hy sinh quyền lợi cá nhân nhỏ nhoi của mình vì dân tộc và con cháu chúng ta mai sau. Nếu mỗi người dân ý thức được hiểm họa cộng sản đang bán nước và mỗi người một bàn tay nắm chung lại.
Sinh viên học sinh không đến trường, cán bộ công nhân viên và trí thức không đi làm một tuần. Hay tất cả chỉ xuống đường đòi hỏi thử một lần, kết quả sẽ thấy
ngay. Nhà nước không thể bỏ tù tất cả. Vấn đề là quí vị đã sẵn sàng chưa hay vẫn còn mơ ước những quyền lợi nhỏ nhoi mà quên đi đất nước và dân tộc.
kbc
“Hiệp định Paris được chính thức ký kết ngày 21/1/1973
. . . . .
. .. Cuộc tranh luận để xác định ai thắng ai thua trong cuộc chiến tranh thực tế là huynh đệ tương tàn, là Bắc chinh Nam chiến, làm quân cờ phụ cho cuộc chiến tranh ý thức hệ vừa nóng vừa lạnh giữa hai trận tuyến thế giới Dân chủ và Cộng sản,”
(ngưng trích)
Ngày ký chính thức HĐ Paris là 27/1 chứ không phải 21/1
Xin xác định rõ đây không phải là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, Bắc Nam chinh chiến hay làm quân cờ cho chiến tranh ý thức hệ mà:
Đối với miền Bắc đây là cuộc chiến tranh xâm lược. sống chết cũng phải chiếm cho được vựa lúa miền nam
Đối với miền nam đây là cuộc chiến tranh tự vệ của nhân dân miền nam chống lại bọn xâm lược
Chẳng có ý thức hệ gì cả, nói ý thức hệ cho oai thôi
DN
Khi tác giả dùng nhóm chữ “cuộc chiến tranh thực tế là huynh đệ tương tàn” chính là đã gián tiếp thừa nhận ý của bạn datnguyen rồi. Thực tế là những cái đã xảy ra, là những gì có thể quan sát và ghi nhận được (từ tầm nhìn khách quan). Còn cái nguyên do, cái động lực thúc đẩy để khiến cuộc chiến xảy ra thì đến từ từng cái nhìn chủ quan riêng biệt của từng bên trong cuộc chiến. Cuộc chiến đúng là một cuộc xâm lược thô bỉ và trơ trẽn. Động lực thúc đẩy, tôi cho rằng, đến từ sự “vâng lời” của đảng cộng sản VN đối với cộng sản Nga-Tầu. Nếu không có hậu thuẫn quốc tế này, miền bắc dù có thèm vựa lúa miền nam đến đâu đi nữa, thì cũng chỉ… thèm thôi. Đối xứng lại, miền nam cũng phải có sự trợ giúp của thế giới tự do mới có thể phát triển và tự vệ được trong suốt 20 năm đó. Chỉ tiếc rằng thế giới tự do đã quay lưng và miền nam VN đã không còn tự vệ được nữa. Có vài nét tương đồng với câu chuyện ở bên Ấn Độ, chuyện một cô gái đi xe buýt bị một lũ quỷ đội lốt người hãm hiếp và hành hạ thê thảm trên xe. Khi lũ quỷ vứt cô và bạn trai xuống lề đường, hằng bao người đi qua nhìn và bỏ đi, mặc cho sự van nài xin cứu vớt. Cô mất mạng do lòng lang dạ sói của lũ quỷ và do sự thờ ơ vô cảm của đồng loại nữa. Tôi biết, sự so sánh này không cân đối, nhưng kết quả không cải sửa được thì thật giống nhau. Thể nhân cô gái đó và pháp nhân VNCH đã tức tưởi ra đi và sẽ không trở lại nữa.
Bài chủ tác giả viết “Hiệp định Paris được chính thức ký kết ngày 21/1/1973″
Theo Wikipedia tiếng Việt thì Hiệp Định Paris chính thức được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973. Có lẽ tác giả đánh máy nhầm.
kbc
Những nhận định đòi hỏi nắm bắt thời cơ chỉ có xảy ra ở chế độ tư do,
dân chủ, hay chế độ độc tài như Miến Điện hay Nam Hàn thời nhà độc tài Park Chung Hee chứ không thể xảy ra ở chế độ cộng sản, vì tất cả những việc làm của đảng là chủ trương có đường lối, có chính sách để đi theo con đường tiến lên XHCN. Không có chế độ cộng sản nào làm khác, vì khác thì không phải là cộng sản. Đất nước đổi khác và tốt lên chỉ khi không còn cộng sản, và bao lâu cộng sản còn tồn tại thì đất nước sẽ muôn đời nghèo đói. Hãy nhìn những nước biết nắm thời cơ, đó là những nước không đi theo chủ nghĩa cộng sản. Đơn giản chỉ là vậy.
Muốn đất nước tiến lên thì phải có tự do dân chủ hay it ra cũng phải đa nguyên đa đảng. Nếu đảng cộng sản vẫn độc quyền nắm giữ quyền lực thì dù có hàng ngàn cơ hội cũng sẽ chỉ là những giấc mơ.
Không làm vì không biết hay biết mà không dám thay đổi thì chung qui cũng chỉ vì nhà cầm quyền không muốn mất hay chia xẻ quyền lực. Có nghĩa là không muốn cho dân giầu nước mạnh. Vì sợ dân giầu dân sẽ không nghe, dân sẽ đòi hỏi dù là những đòi hỏi chính đáng có ghi trong hiến pháp; bởi vậy, nhà nước cứ giả mù giả câm giả điếc để tiếp tục độc quyền cai trị, và đến khi về già không còn quyền lực trong tay mới nhìn lại rồi hối tiếc, lãnh đạo cộng sản nào cũng vậy và bây giờ cũng vậy mà thôi. Trong lịch sử cộng sản đã bao lần để lỡ cơ hội? Hãy nói hiện tại ngày nay, để tiến tới tương lai tốt đẹp, nhà cầm quyền có thực sự muốn thay đổi cùng dân xây dựng đất nước hay vẫn chỉ muốn nắm quyền lực trong tay để rồi lịch sử cứ vậy mà lập lại?
Thế mới biết cái gì không con trong tầm tay rồi mới hối tiếc nhưng khi còn trong tầm tay thì lại không muốn thay đổi. Hối tiếc?! Nói chỉ để nghe vậy thôi chứ thật tâm chẳng nhà lãnh đạo cộng sản nào muốn thay đổi nếu nó chưa đe dọa sự tồn vong của chế độ. Nó thể hiện rõ lãnh đạo không phải vì dân vì nước mà chỉ vì chủ nghĩa hoang tưởng và là lòng tham ích kỷ của con người có quyền lực.
Tóm lại, con người cộng sản không bao giờ biết nắm bắt cơ hội nếu chế độ chưa bị đe dọa, và đất nước có thay đổi tốt hơn chỉ khi nào quyền hành nằm trong tay DÂN hay ít nhất cũng phải có đa nguyên đa đảng và một hiến pháp mới đúng nghĩa là của dân do dân và vì dân.
kbc