WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đã đến lúc phải tách đôi đảng cộng sản ở Việt Nam chưa?

tach doi dang csTheo như tình hình diễn biến của Hội nghị trung ương 6 và 7 do đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam diễn ra trong đầu năm 2013 cho thấy có nhiều điểm đáng để suy nghĩ.

Đầu tiên, ở Hội nghị trung ương 6 cho thấy có chuyện phân hóa rõ ràng làm 2 nhóm trong 14 vị ở bộ không bộ – bộ chính trị – quyết định sinh mạng quốc gia dân tộc. Khi trong diễn văn bế mạc của ông tổng bí thư đảng cho thấy, số đông muốn kỷ luật một vị, nhưng 175 ủy viên trung ương lại có tới 129 vị không đồng ý kỷ luật vị này. Và ông đã khóc khi đọc diễn văn bế mạc, xin nhận khuyết điểm tự kiểm điểm vì mình đã làm mất đoàn kết trong đảng cầm quyền.

Đến Hội nghị trung ương 7, hai vị ủy viên trung ương đã được chính ông tổng bí thư đề bạt và bổ nhiệm vào 2 vị trí mà chắc chắn phải được bầu vào ủy viên bộ chính trị – là ông Nguyễn Bá Thanh ở vị trí trưởng ban nội chính và ông Vương Đình Huệ ở vị trí trưởng ban kinh tế trung ương đảng – nhưng khi đem ra bầu ở 175 ủy viên trung ương thì 2 vị này không đạt được phiếu, mà lại xuất hiện ông Nguyễn Thiện Nhân đượng kiêm phó thủ tướng văn thể du, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân đượng kiêm phó chủ tịch quốc hội đắc cử vào bộ chính trị.

Qua đó, quan điểm của các tầng lớp trí thức Việt có 2 luồng đánh giá về chuyện phân hóa trong nội bộ đảng cầm quyền, đã chia làm hai phái.

Quan điểm đa số thì cho là 2 phái này là, phái bảo thủ do ông tổng bí thư đảng cầm đầu, vẫn còn giữ ý thức hệ đơn nguyên, sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, trong tình hình kinh tế và chính trị Việt đang có nguy cơ sụp đổ. Phái còn lại là phái Lợi Ích do ông thủ tướng cầm đầu, chủ trương thay đổi chính trị để phù hợp với nền kinh tế đã chuyển đổi trong 27 năm đổi mới, mà chính trị chưa theo kịp.

Quan điểm thiểu số thì cho là chính số đông các ủy viên trung ương ủng hộ phái ông thủ tướng thì đi ngược lại phái Bảo Thủ ý thức hệ đã lỗi thời, hòng đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, chứ không phải là phái Lợi Ích. Và chính phái Bảo Thủ mới là phái đi theo lợi ích của đảng đứng trên lợi ích của dân tộc và tổ quốc.

Riêng tôi, nếu nhìn vấn đề khách quan thì, hiện trong đảng cộng sản đang có 2 quan điểm rõ ràng là, Bảo Thủ và Cấp Tiến, đúng hơn là Bảo Thủ và Lợi Ích. Và mâu thuẩn trong đảng cộng sản ở Việt Nam đã đến lúc là mâu thuẩn đối kháng, chứ không còn là mâu thuẩn còn có thể thống nhất được nữa. Điều này rất nguy hiểm cho cả tổ quốc, dân tộc Việt Nam.

Nước Mỹ tuy non trẻ trong lịch sử thành lập, nhưng ngay từ những ngày đầu lập quốc, các Quốc Phụ của nước Mỹ đã hình thành 2 trường phái chính trị khác nhau. Cộng Hòa đại diện cho phái Bảo Thủ trong con đường phát triển trong tương lai. Dân Chủ đại diện cho trường phái Cấp Tiến trong con đường điều hành đất nước. Tuy là 2 trường phái có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng 2 trường phái này có một điểm chung là đưa nước Mỹ trở thành một quốc gia số 1 toàn cầu, nhờ vào họ biết áp dụng tốt quy luật mâu thuẩn và thống nhất của các mặt đối lập trong triết học. Đảng chỉ là tấm bình phong trong tranh cử. Sau thắng cử đảng rút ra sau hậu trường và những nhân vật kiệt xuất thắng cử lo chuyện điều hành đất nước, vì đảng ở Mỹ là trường phái chứ không phải đạo như các đảng cộng sản. Dù đảng nào cầm quyền điều hành nước Mỹ cũng vì mục tiêu chung là một nước Mỹ hùng cường. Và họ đã làm nên được điều này chỉ sau 168 năm lập quốc- 1776 đến 1944 – khi Hiệp định Bretton Woods do hơn 70 quốc gia đồng thuận Hoa Kỳ là nước lãnh đạo toàn cầu, mà tôi đã viết cho Tạp Chí Tia Sáng qua nhiều bài trong năm 2010.

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của đảng cộng sản độc tôn ở Việt Nam đã 83 năm. Ngày nay mới manh nha hình thành 2 trường phái, bảo thủ và cấp tiến, chỉ khác nhau ở quan điểm về việc đặt lợi ích của đảng và lợi ích của dân tộc. Đảng cộng sản đang nắm cả chính trị, quân sự và kinh tế đất nước trong 38 năm sau thống nhất. Hiện tình đất nước chưa có một tổ chức hoặc đảng phái nào khác có thể đủ khả năng về sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm để có thể tranh giành quyền điều hành đất nước Việt.

Như vậy, có nên chăng phải bắt đầu công việc tách đôi đảng cộng sản thành ra 2 đảng bảo thủ và đảng cấp tiến, đồng thời thay đổi quan niệm, đặt lợi ích tổ quốc và dân tộc lên trên lợi ích của đảng, trong điều hành đất nước Việt? Vì đây là xu thế thời đại và nguyện vọng của toàn dân mà ai cũng dễ dàng thấy rõ. Và làm như thế, chỉ có lợi cho đảng cộng sản đang cầm quyền hiện nay, mà không có gì bất lợi.

Trong lúc đang tiến hành sửa đổi hiến pháp 1992, và các cuộc họp quốc hội sắp tới để hiến định một thay đổi chính trị cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới, thiết nghĩ, một dự án lớn tách đôi đảng cộng sản thành hai đảng là một bức thiết cần nên làm. Chỉ có thế mới có một nền chính trị động mà ổn định, để giúp cho kinh tế nước Việt hùng cường, và người dân có cơm no áo ấm, đất nước Việt mới có độc lập tự do thực sự.

© Hồ Hải

 

18 Phản hồi cho “Đã đến lúc phải tách đôi đảng cộng sản ở Việt Nam chưa?”

  1. Thanh - Dung says:

    Làm chính trị phải đối diện thực tế và đề phòng bất trắc, đôi khi phải quyết liệt mới sóng còn, chế độ nào cũng vậy, bài học Ngô Đình Diệm còn đó, Cộng Sản không ngoại lệ.

Phản hồi