WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Mỹ và vết xe đổ của người Pháp

Johnson and Mac Namara

Johnson and Mac Namara

Những khó khăn và sai lầm của Pháp

Chiến tranh toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngày 19-12-1946, những năm 1947, 1948 Việt Minh (VM) nói chung yếu, họ rút vào những chiến khu tiêu thổ kháng chiến. Sang năm 1949 tình hình thay đổi hẳn khi Trung Cộng chiếm trọn vẹn nước Tầu, Việt Minh được đàn anh giúp đỡ, huấn luyện, trang bị.. ngày một mạnh hơn lên. Tháng 10-1950 Việt Minh đánh thắng trận Cao Bắc Lạng, Pháp bị thiệt hại 7,000 người, mất 13 đại bác 105 ly, 125 súng cối, 480 quân xa, 3 chi đội thiết giáp, 940 đại liên, 1,200 trung liên và trên 8,000 súng trường (Bộ Tổng tham mưu, Quân sử 4,trang 124). Trận đánh này đã làm rung động nước Pháp, họ không ngờ Việt Minh đã lớn mạnh nhanh như thế.

Tướng De Lattre được cử sang làm Tư lệnh Đông Dương từ tháng 12-1950 tới tháng 1-1952. Thời gian này Việt Minh mở nhiều trận đánh lớn nhưng bị  De Lattre gây thiệt hại nặng như Vĩnh Yên (tháng 1-1951) chết 6,000 người, trận Mạo Khê (tháng 3, tháng 4-1951), trận Bờ sông Đáy (tháng 5, tháng 6-1951) (sách đã dẫn từ trang 125 tới 133). Đầu năm 1952 Mỹ viện trợ cho Pháp 200 máy bay chiến đấu, 300 đại bác, đạn dược .. Pháp gia tăng ngân sách từ 190 tỷ Phật Lăng năm 1950.. lên tới gần 400 tỷ năm 1952 (trang 49). De Lattre mất tháng 1-1952, từ đó Việt Minh ngày càng mạnh hơn, chính phủ Pháp chán nản cuộc chiến Đông Dương tốn kém, họ miễn cưỡng tiếp tục vì thể diện nhiều hơn là vì quyền lợi.

Tháng 5-1953 Navarre được cử sang làm Tư lệnh, sau khi bại trận Điện Biên Phủ tháng 5-1954 ông được triệu về Pháp. Năm 1956 ông viết Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối để chứng minh sự thất bại do chính phủ Pháp không chỉ đạo cuộc chiến chứ không phải tại quân đội. Trong khi Việt Minh ngày càng mạnh do quân viện dồi dào của Trung Cộng, chính phủ Pháp không chịu chi phí thêm, chính sách chiến tranh rẻ tiền (guerre au rabais, p.106) đã khiến Pháp thua trận. Cuối 1951 quân đoàn Việt Minh đã lên tới 6 sư đoàn (trang 24), từ thời De Lattre cuối 1951 cho tới tháng 6-1953 Pháp không tăng thêm quân trong khi Việt Minh ngày càng mạnh

Tình hình chính trị nước Pháp khi Navarre sang Đông Dương không thuận lợi, không khí chính trị thờ ơ, đa số bi quan, thiếu ý chí, chủ bại. Trong khi ấy về chính trị thì Việt Minh thực sự là một nước, chính quyền trải rộng hơn một nửa Việt Nam. Họ hoạt động trong những vùng Pháp không kiểm soát được bằng một tổ chức bí mật để lấy tiếp viện, thu thuế, tuyển quân, lấy thóc gạo, muối, họ lấy được xe đạp để thồ, thuốc Tây, pin để làm nổ mìn. Họ khác Pháp ở chỗ tham gia cuộc chiến trên mọi phương diện chính trị, quân sự, xã hội…Họ chiến đấu toàn diện chứ không phải chỉ quân sự.

Phía người Pháp không thống nhất về nhân sự, Việt Minh chỉ có một lãnh tụ Hồ chí Minh, một Tư lệnh Võ nguyên giáp chỉ huy bẩy năm liền, Pháp có tới 19 chính phủ liên tiếp và năm Cao Ủy và sáu Tư lệnh quân sự. Người Pháp không có sự liên tục về chính trị nhất là đã sai lầm muốn đem chế độ thực dân lỗi thời trở lại (p.32)

Trong khi Việt Minh là một khối kết hợp, năng động cương quyết đạt mục tiêu cuối cùng thì Pháp chia rẽ, khuynh hướng mơ hồ và khác nhau.  Pháp dựa vào những nhận định xưa cũ, lớp già còn Việt Minh dựa vào những quan niệm mới, tham vọng, những người trẻ.

Ngay giữa Mỹ và Pháp cũng có nhiều quan điểm khác nhau, Mỹ giúp Pháp để ngăn chận sự bành trướng của CS xuống Đông Nam Á nhưng muốn Pháp trả độc lập cho các nước Đông Dương. Pháp muốn hạn chế độc lập các nước liên kết (Việt, Mên, Lào) và muốn giữ họ trong Liên hiệp Pháp, các nước này lại chỉ muốn hoàn toàn độc lập, giữa Pháp và Việt, Mên, Lào cũng không cùng quan điểm (p. 35)

Sinh hoạt hai bên hoàn toàn khác nhau, Việt Minh hoạt động bí mật và lưu động trong rừng trong khi Pháp giữa thành phố ăn chơi, tiếp tân sang trọng, phái đoàn ngoại giao.. báo chí tiết lộ bí mật

Navarre nói về hình thức đây là một cuộc chiến khác lạ không giống bất cứ cuộc chiến nào, nó không phải là cái mà các sĩ quan cao cấp Mỹ và Pháp đã nghiên cứu, không giống chiến tranh Âu châu, Triều Tiên. Nhiều cấp chỉ huy đã ra những quyết định về Đông Dương mà chẳng hiểu gì cả, và đáng tiếc đã đưa tới những chính sách chính trị quân sự tại Paris, Washington. Đó là cuộc chiến tranh không giới tuyến (guerre sans front, p.38) khác hẳn cuộc chiến tranh cổ điển, chưa có trường võ bị nào nghiên cứu kỹ. Nó kết hợp kháng chiến do khối đông đảo người dân yểm trợ và quân đội chính qui chủ động cuộc chiến giống chiến tranh Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ..

Việt Minh có lợi thế lưu động, uyển chuyển, trang bị nhẹ, chịu cực khổ, rầt đông, trang bị tối tân và có lợi thế tuyển quân tại chỗ, biết địa hình, dựa vào dân. Từ 1950 Tướng Giáp đã lên kế hoạch trước các nhà lãnh đạo Việt Minh về các giai đoạn cuộc chiến

Trước hết đánh du kích, cướp súng địch, quấy phá, dành dân.

Kế đó mở trận dịa chiến (guerre en surface), rồi từ 1952  đánh lớn hơn.

Cuối cùng giai đoạn tổng tấn công (offensive générale) giải phóng toàn cõi Đông Dương với điều kiện có ưu thế quân sự, thuận lợi chính trị quốc tế và khủng hoảng nội bộ địch. Bộ tham mưu Việt Minh cho rằng thời cơ sẽ tới vào năm 1955, 1956.

Quân đội VM uyển chuyển, mạnh thích hợp với địa hình, những nguyên tắc của họ hoàn toàn khác với Tây phương. Quân đội VM giống như hình tháp, đáy là dân quê dùng làm dân công tải đạn, đào hầm, giao liên… lên trên là du kích vũ trang lựu đạn, súng cũ, ngày làm ruộng, tối phá đường, gài mìn, phục kích, mỗi làng có một đạo quân du kích. Sau đó họ tuyển du kích thành lập địa phương quân ớ phía trên trang bị súng tốt hơn, đông hơn. Đỉnh của tháp là quân đội chính qui, họ tạo dựng một quân đoàn ngày càng được Trung cộng trang bị tối tân, lưu động, trong chiến dịch 1952, 1953 họ có thể chủ động tấn công lớn trên trận địa Đông Dương.

Tổng cộng Việt Minh có 7 sư đoàn (đại đoàn) chính qui (304, 308, 312, 316, 320, 325) một sư đoàn không tên hoạt động giữa Tourane (Đà nẵng) và mũi Varella (Mũi Diều), ngoài ra họ có nhiều trung đoàn độc lập, toàn bộ lực lượng lên tới 9 sư đoàn . Thêm vào đó là một sư đoàn vũ khí nặng pháo mặt đất và pháo phòng không, sức mạnh trội hơn Pháp. Quân đội Việt Minh trẻ, chịu cực khổ được, nhiệt tình, căm thù địch sống nhờ dân và cũng ép dân tham gia cuộc chiến. Trong khi ấy người Pháp không có kế hoạch chung cho cuộc chiến, mỗi ông Tư lệnh có một kế hoạch riêng nên không thống nhất, liên tục.

Trên bản đồ (trang 37) cho thấy Việt Minh kiểm soát gần hết lãnh thổ VN từ 1953, tại miền Bắc Pháp chỉ còn kiểm soát được vùng châu thổ sông  Hồng và một số tỉnh  như Hà đông, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Lai Châu, Nasan. Miền Trung chỉ còn một giải đất ven biển, nhỏ hẹp và các tỉnh Huế, Tourane (Đà nẵng). Cao nguyên (tức Vùng 2 sau này) chỉ có Kontum, Pleiku, An Khê, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, miền duyên hải chỉ có Nha Trang. Tại miền Nam Pháp kiểm soát được một diện tích bằng Vùng 3 sau này, nhưng vùng Cà mâu do VM kiểm soát.

Những vùng Pháp kiểm soát bị chính qui, địa phương quân VM quấy phá mất an ninh, chủ lực quân VM có 60 ngàn ở Bắc kỳ, 25 ngàn ở miền Trung, 40 ngàn ở miền nam, 6 ngàn ở Lào, 8 ngàn ở Miên . Pháp phải đóng vô số đồn bót để canh giữ đường sắt, kho hàng phi trường. Đa số quân Pháp tương đương với 5 sư đoàn trấn giữ hàng ngàn đồn bót. Theo Navarre (p.47) VM có tới 9 sư đoàn trong khi Pháp chỉ có tương đương khoảng 3 sư doàn gồm 7 đoàn lưu động và 8 tiểu đoàn nhẩy dù. Pháp chỉ hoạt động nhỏ, VM hoạt động lớn vô cùng, ông nói lợi thế mà Pháp để cho VM trong việc tổ chức quân đoàn, về chiến lược đó là sự sai lầm thiếu sót lớn của Pháp. Người Pháp đã xử dụng viện trợ Mỹ cho một cuộc chiến khác lạ, họ chưa bao giờ nghĩ tới những phương tiện để đáp ứng với cuộc chiến đặc biệt này. Về vũ khí Navarre cho rằng Pháp thiếu nhân lực, thiếu tuyển quân, về trang bị chậm hơn VM, họ được võ trang những vũ khí nhẹ tự động rất hữu hiệu trong những trận đánh gần, họ hơn Pháp. Pháp bất động và phân tán, không có những quân đoàn chiến đấu đương đầu với với những quân đoàn VM, nguyên do ở sự chỉ đạo từ mẫu quốc.

VM giữ bí mật tin tức, phòng nhì không khai thác được mấy, những tin hạng nhì cũng khó lấy (p.52). Pháp không biết gì về những kế hoạch dài của tham mưu cao cấp VM, cũng chẳng hay biết gì về sự viện trợ tăng vọt của Trung Cộng cho VM. Tuy nhiên có thể biết ở mức dộ trung gian như chuyển quân cấp trung đoàn, sư đoàn và chỉ tránh được những bất ngờ chiến thuật, VM cho người rình rập lấy tin tức của Pháp. Họ ở trong rừng, linh động còn Pháp thì lộ liễu với xe cam nhông, máy móc nặng, đóng quân, công khai VM dễ quan sát đối phương.

Pháp khó thực hiện chiến lược bất ngờ khi cần bí mật, mọi tăng quân hay tăng viện đều bị VM biết trước khi tới Đông Dương, đôi khi VM còn biết cả kế hoạch Pháp đang bàn do sơ ý khi trình về Paris. Cách lấy tin của VM rất nhiều, những cuộc nói chuyện sơ ý trong văn phòng, nơi công cộng, giao công văn…sẽ cho VM biết trước hết. Họ cũng lấy được những nguồn tin quan trọng từ báo chí. Nhất là sau chiến tranh Triều tiên nhiều ký giả Mỹ tới, họ làm những tin giật gân không cần trung thực, nhiều người không có lương tâm, rất may tin của họ đưa ra sai bét vì dốt nát. Tư lệnh không có thẩm quyến với báo chí, VM cũng lấy được nhiều tin rất quan trọng do rò rỉ từ chính quyền Pháp.

Việc tuyển mộ cho Quân đội quốc gia VN bắt đầu từ 1950 nhưng chưa thể thay thế quân Pháp cả về phẩm lẫn lượng, chính phủ QGVN không cưỡng bách nghĩa vụ quân sự. Năm 1953 Tướng Nguyễn Văn Hinh TMT quân đội QG qua Paris mới bắt đầu nhưng đã trễ, ông đề nghị lập thêm nhiều tiểu đoàn VN và được chính phủ Pháp chấp thuận trên nguyên tắc

Navarre nói Pháp đánh giá thấp VM vế chính trị, quân sự, ảnh hưởng với dân, tinh thần động lực, khả năng quân sự của cấp chỉ huy cao hơn ta tưởng. Y chí địch rất cao, mục đích rõ, động cơ vĩ đại và nhất trí hành động trong chiến tranh còn Pháp thì mất niềm tin, do dự, hoàn toàn thiếu hòa hợp chính trị. Một sự liên minh các nước có quyền lợi khác nhau hay trái ngược nhau gồm Mỹ, Việt, Mên, Lào không rõ ràng về mục đích và về những phương tiện để đạt tới. Mục đích ban đầu của Pháp (1945) là chiếm lại thuộc địa nay không còn và tiếp tục chiến đấu không có mục đích rõ ràng.

Phía VM đó là cuộc chiến tranh nhân dân, người dân tích cực vì ý thức hệ hay bị bó buộc, phía Pháp cuộc chiến không hợp lòng dân, quần chúng không tha thiết, VM là đạo quân nhẹ nhàng lưu động, ngày càng thắng.   Pháp có mạnh hơn nhưng nặng nề không thích hợp điều kiện vật chất, con người. VM lợi thế có những quân đoàn thích hợp những chiến dịch lớn, hầu như gấp ba Pháp, bề lâu bề dài Pháp khó theo kịp. VM được tiếp tế mạnh, người Pháp tiếp tế từ hai nước Mỹ, Pháp xa xôi, viện trợ đêu nhưng kế hoạch tỉ mỉ cứng ngắc. Trung Cộng phía sau VM cung cấp hạn chế nhưng có khả năng ồ ạt nếu cần.

Chính phủ Pháp tại mẫu quốc không định nghĩa mục đích cuộc chiến mà chỉ tìm cách rút ra khỉ cuộc chiến sa lầy (sortir de la guerre p.69), trang 71 Navarre cũng nói các bộ trưởng trong chính phủ chỉ muốn tìm lối thoát  ra khỏi ngõ cụt Đông Dương. Cũng theo ông từ khi Tướng De Lattre mất năm 1952, ngày này qua ngày khác cuộc chiến chỉ tiến hành theo kinh nghiệm, không có kế hoạch dài hạn ngay cả trong tổ chức trang bị các lực lượng và chiến dịch. Hành quân không có kế hoạch gì, chính phủ chỉ quan tâm tới chuyện rút ra. Theo ông trong thế giới CS các nhà chính trị có đọc binh thư Clausewitz, còn ở phương Tây như Pháp các nhà chính trị dốt quân sự, thiếu hiểu biết về phương diện này không đủ như đòi hỏi.

Hoa Kỳ bắt đầu viện trộ cho Pháp từ 1950, tài khóa 1951-1952 Mỹ viện trợ cho Pháp 330 triệu tức 20% chi phí chiến tranh Đông Dương, tài khóa 1953-54 tăng lên 785 triệu tức 41% chi phí (Wikipedia France Guerre d’indochine). Năm 1950 viện trợ Mỹ chỉ có 10 triệu, năm 1954 lên tới 1,063 tỷ chiếm 78% toàn bộ chi phí (The Pentagon Papers Volume 1, Chapter 2). Mỹ ngày một gánh vác nhiều hơn khiến họ ảnh hưởng đến Pháp và quan hệ với Việt, Mên, Lào nhiều hơn. Cùng là đồng minh nhưng Mỹ đối nghịch với Pháp, giúp Pháp về vật chất nhưng chống dối Pháp về tinh thần, dùng Pháp như quân tốt trong ván cờ chống CS. Mỹ luôn ép Pháp phải trả độc lập hoàn toàn cho Đông Dương thay vì đưa họ vào Liên Hiệp Pháp. Giữa Pháp-Mỹ có sự chia rẽ ngấm ngầm, viện trợ Mỹ tăng khiến ảnh hưởng Pháp tới quân các nước Liên kết Việt Mên lào giảm nhanh

Navarre nói về tình trạng thiếu sĩ quan tại Đông Dương, mẫu quốc cần phải gửi thêm 3,000 sĩ quan và một số lớn hạ sĩ quan, giao cho quân đội đảm đương một cuộc chiến giá rẻ nước Pháp sẽ thua trận (p.106). Chính phủ có nhiệm vụ nâng cao tinh thần trong nước và quân đội nhưng các chính phủ liên tiếp đã không hoàn thành nhiệm vụ này. Từ tháng 7-1953 một biến cố ảnh hưởng xấu tới tình hình Đông Dương: Triều tiên đình chiến đã khiến dân Pháp hy vọng hòa bình tới nhanh. Nhiệm vụ chính phủ là chuyển hy vọng thành sự thật, tránh khủng hoảng thinh thần. Chính phủ chẳng làm gì cả, từ mùa hè 1953 không những chính phủ để phong trào chống chiến tranh Đông Dương ngày càng lên cao cho tới khi có Hội nghị Genève mà một số thành viên của chính phủ cũng tham gia phong trào (p.110). Những tổ chức vô trách nhiệm như “Phong trào nhân quyền”, “Hội nghị cho hòa bình Đông Dương”, nó qui tụ bọn chủ bại (defaitisme) phổ biến những tin tức làm mất tinh thần và một đảng có nhiều thành viên trong chính phủ đã chính thức kiên nghị đòi hòa bình. Chế độ dân chủ thoái hóa sinh ra thế.

Trầm trọng hơn thế những chính trị gia có trách nhiệm, những ông chủ tịch những đảng tự gọi là Quốc gia hay thành viên chính phủ đã công khai nói phải thương thuyết với địch. Nhất là báo chí từ tháng 7-1953 cho tới tháng 4-1954 đã phát ngôn những lời tuyên bố khi ta đang trong tình trạng chiến tranh, họ phạm tội làm mất tinh thần Quốc gia và Quân đội. Trong khi ấy báo chí, đài phát thanh Việt Minh kêu gọi tiếp tục trường kỳ kháng chiến, họ theo dõi Pháp và tiếp xúc với bọn chủ bại tìm hòa bình của Tây phương. Ngày 30-11-1953 họ cho đăng trên báo Thụy Điển Expressen lời kêu gọi hòa bình của Hồ chí Minh, VM tìm cách phá hoại Pháp ngay trong lòng nước Pháp.

Chính phủ chán nản, chia rẽ, bất lực trước khúc quành quan trọng này. Bộ trưởng thuộc địa cho đây là tin quan trọng. Sự kiện này đã đã tạo lộn xộn sâu xa trong hàng ngũ Pháp và phong trào chủ bại ngày càng gia tăng trong khi đó tại các nước liên kết (Việt, Mên, Lào) niềm tin vào pháp cũng như tinh thần chiến dấu ngày càng phai nhạt.

Nhiệm vụ của chính phủ một nước trong tình trạng chiến tranh là ngăn chặn phản bội bằng mọi phương tiện kể cả những biện pháp tối đa để chống bọn đâm sau lưng chiến sĩ. Các chính phủ trước chiến tranh Đông Dương (tức1946) đều hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Từ đầu cuộc chiến sự phản bội của đảng CS Pháp và các nhóm phụ thuộc đã không bị các chính phủ nào ngăn cản. Họ đã làm suy yêu tinh thần quốc gia, sỉ nhục đất nước (p.112, 113), khuyến khích lính không tuân lệnh, phá hoại ngầm trong các xưởng quốc phòng, vận chuyển, truyền tin cho địch.

Tháng 8-1952 Bộ trưởng quốc phòng M. Pleven khám phá ra CS Pháp ra lệnh cho các đảng viên cấp dưới cố gắng làm cho quân Pháp bại trận, hàng loạt chống sản xuất vũ khí đạn dược và vận chuyển, làm cho đạo quân viễn chinh tan rã. Tháng 10-1952 tòa án quân sự đề nghị bỏ quyền bất khả xâm phạm các đại biểu dân cử CS.. một năm sau Quốc hội bác đề nghị này vì đã coi CS là một đảng hợp pháp.

Chính phủ không phản ứng gì đối với vở hài kịch này nó là động cơ làm mất tinh thần quân đội. Về sự kiện tin tức rò rỉ cho thấy chính phủ tỏ ra bất lực trong việc chống phản bội, đó chính là một màng lưới gián điệp ngay giữa cơ quan chính thức, một bộ máy chống chính phủ, chống chế độ. Quốc gia đã biết sự thật là CS len lỏi tất cả các bộ máy chính phủ, những liên hệ mờ ám giữa cuộc chiến của các nhân viên sứ quán với nhân viên địch. Những chuyện nói ba hoa trong các cơ quan cao cấp đầu não chính phủ. Những cơ quan nắm giữ bí mật đã hoàn toàn thiếu thận trọng, rò rỉ tin tức cho Việt Minh bằng nhiều đường nhờ dễ dãi, tòng phạm của những cơ quan cao cấp. Một cựu chiến binh Đông Dương tuyên bố quân Pháp dù chiến đấu ở đâu cũng sẽ bị đâm sau lưng (p.114)

Tại sao sự thực lại không được đưa ra ánh sáng vì nó được che dấu, tất cả các chính phủ kế tiếp nhau đều biết và đã che dấu bưng bít. Các bộ trưởng can thiệp, bênh vực những người lầm lỗi, áp lực công tố viên, quan tòa nhân chứng, dấu diếm che đây tài liệu nhất là rút bỏ thẩm quyền tòa án quân sự về những vụ rò rỉ lớn. Ngày 30-7-1953 tuần báo France Observateur đang bài “Trận chiến nghi ngờ”, nội dung nói đúng như Ủy ban quốc phòng đã nói sáu ngày trước về vấn đế bảo vệ Lào, đó là kế hoạch Navarre. Đầu tháng 8-1953 nó xuất hiện ở Sài Gòn như một thông tin cho địch. Những tin tức quí giá nhất đã cho địch biết kế hoạch của ta. Bài báo là cách thông tin chính xác cho cấp chỉ huy Việt Minh, theo Navarre bài báo đóng vai trò lớn trong cuộc tấn công Lào của VM, là một thông tin quan trọng cho quyết định của VM. Một năm sau vụ rò rỉ tờ  France Observateur bị đem ra ánh sáng, dư luận báo chí bênh vực cho tờ này, chính phủ bưng bít ngăn chận tòa án truy tố những người có trách nhiệm tiết lộ bí mật, tách vụ tờ báo khỏi trách nhiệm rò rỉ và hoãn xử các ký giả này

Sự chỉ đạo cuộc chiến của chính phủ không có gì, cuộc chiến không có mục đích, không có chính trị, tinh thần quân đội không được bảo đảm, không được cung cấp đầy đủ sĩ quan, thiếu chủ lực quân, bị đâm sau lưng. Hội nghị Genève khiến Việt Minh phát động trận đánh lớn (1954)

Trong khi Việt Minh và Trung Cộng sát cánh nhau thì Mỹ và Pháp chia rẽ, Pháp muốn tổ chức những đơn vị VN từ từ nhưng Mỹ muốn nhanh hơn. Người Mỹ muốn Pháp học hỏi cuộc chiến Triều tiên nhưng Navarre cho rằng hai cuộc chiến hoàn toàn khác nhau về địa thế, hình thức, Pháp không chấp nhận đề nghị Mỹ vì như thế là để Mỹ thay thế Pháp. Kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh đã trễ và gặp trở ngại, chính phủ VN không đủ khả năng bảo đảm tuyển quân. Những lời kêu gọi nhập ngũ mới đầu có kết quả tốt nhưng từ tháng 2-1954 nghe tin có Hội Nghị Genève, số bất phục tùng, trốn tránh lên cao tới 90%, đào ngũ gia tăng, việc đào tạo sĩ quan nhiều thất vọng. Việt minh tuyền cán bộ, sĩ quan tại miền quê rồi huấn luyện thành chiến sĩ trong khi chính phủ Quốc gia tuyển sĩ quan trong giới khá giả bằng thi tuyển. Từ sau tháng 2-1954 quân đội VN bị tan vỡ phần vì lo ngại Việt Minh thắng, phần vì tuyên truyền địch khiến quân đội VN bị tổn hại. Việc tuyển quân bị ngưng, đào ngũ nhiều, các đơn vị bất phục tùng, chửi mắng sĩ quan Pháp.

Người Mỹ vào Việt Nam

Năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước, một phần lớn quân đội viễn chinh rút về Pháp, phần còn lại vào nam cùng chính phủ Quốc gia. Năm 1955, tại miền nam VN, ông Ngô đình Diệm thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Trong hai năm 1955, 1956 miền Bắc do áp lực của Nga sô, Trung Cộng phát động phong trào cải cách ruộng đất, bắn giết và chôn sống hằng trăm nghìn địa chủ. Năm sau họ mới rảnh tay phát động cuộc Nam tiến về đồng bằng phì nhiêu. Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở lên đất chật dân đông, bị tàn phá sau tám năm khói lữa, dồng ruộng khô cằn, trước đây thiếu lúa gạo phải tiếp tế từ miền nam. Cuộc Nam tiến nay là vấn đề sinh tử của Bắc Việt, sống chết cũng phải chiếm cho được vựa lúa miền nam.

Như Navarre đã nói ở trên, những năm1952, 1953, 1954 Việt Minh mạnh hơn và đã đánh bại quân Pháp. Từ 1957 tới cuối thập niên 50, miền Bắc nếu xua quân sẽ nuốt chửng miền nam nhưng họ chưa dám đánh công khai, chỉ phát động du kích chiến. Cũng giống cuộc chiến tám năm khói lửa kể trên, mới đầu họ hết đánh du kích, quấy phá, dần dần mở trận địa chiến đánh lớn hơn, và giai đoạn cuối cùng tổng tấn công nuốt trọn miền Nam.

Năm 1957, du kích bắt đầu giết trường ấp, xã trưởng bằng mã tấu, từ 1959 đến 1961 số nạn nhân bị CS giết từ 1,200 đến 4,000 người mỗi năm. Cuối 1960 BV cho thành lập Mặt trận Giải Phóng Miền nam. Mới đầu VC chỉ có khoảng hơn mười ngàn du kích sau tăng dần do xâm nhập và tuyển quân tại địa phương. Chiến tranh mở rộng hơn trước, Kiến Hoà bị tấn công đầu tiên, ngày 19-9-1961 hai tiểu đoàn VC tấn công Phước Thành, chiếm tỉnh trọn ngày, giết Tỉnh trường, Phó tỉnh trưởng và 10 công chức, mười bẩy ngàn CSBV đã xâm nhập miền nam (Chánh Đạo, Việt Nam Niên Biểu trang 228, 229). Một tháng sau, ngày 18-10-1961 ông Diệm ban hành tình trạng tổ quốc lâm nguy.

Lực lượng VC gia tăng nhanh từ 5,500 người đầu năm 1961 đến đến 25,000 cuối năm 1961. Theo tiết lộ của Viện Lịch sử quân sự CSVN  (BBCVietnamese.com 10-5-2006) : Giai đoạn 1955-60  CS quốc tế đã viện trợ cho BV trên 49 ngàn tấn hàng trong đó 90% là vũ khí.  Trước tình hình CS gia tăng áp lực, tổng thống Kennedy cho gia tăng quân số VNCH  từ 170 ngàn người lên 200 ngàn người cuối năm 1961, tăng cố vấn quân sự lên 3,200 người, viện trợ 2 chi đoàn thiết giáp M-113, ba đại đội trực thăng , 16 phi cơ vận tải C-123.. Nhờ viện trợ quân sự của Hoa Kỳ chính phủ đã bình định được miền Nam trong năm 1962 (Nguyễn đức Phương, Chiến Tranh VN toàn Tập, trang 20, 21). Sau cuộc đảo chánh cuối năm 1963, lợi dụng tình hình miền nam VN nhiễu nhương BV gia tăng xâm nhập, chuyển vũ khí đánh phá mạnh hơn, CS quốc tế tăng viện trợ lên trên 70 ngàn tấn vũ khí giai đoạn 1961-1964. Đầu tháng 8 nhân vụ tầu Maddox bị tấn công, Quốc hội Mỹ  chấp thuận nghị quyết Vịnh Bắc Việt trao toàn quyền hành động quân sự cho tổng thống Johnson.

Ngày 1-11-64 VC pháo kích phi trường Biên Hòa phá hủy 5 oanh tạc cơ B-57 và làm hư hại 8 chiếc khác. Cuối năm 1964 VC tấn công chiếm làng Bình Giả, Sư đoàn 9 VC (do 2 trung đoàn 271, 271 hợp thành) chận đánh quân tiếp viện . CS đã đánh lên cấp trung đoàn, thay thế chiến thuật đánh rồi rút bằng đánh chiếm giữ trong nhiều ngày, tháng 12-1964 một trung đoàn BV xâm nhập Pleiku. BV gia tăng xâm nhập, họ đưa thêm nhiều đơn vị chính qui đánh phá khắp nơi, giữa năm 1965 trung bình một tuần VNCH mất một quận, nếu Mỹ không đổ quân vào miền Nam sẽ mất trong vòng 6 tháng (Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17).

Năm 1965, thời kỳ cao điểm của thuyết Domino, nếu mất Việt Nam, các nước trong vùng Đông Nam Á sẽ mất theo, được 78%  người dân Mỹ và Quốc hội ủng hộ (Nguồn answer.com) , TT Johnson đem đại binh vào giúp miền nam. Cuối năm 1963 quân Mỹ tại VN là 16,500 người, cuối năm 1964 tăng lên 21,350 người, nhưng tới giữa năm 1965 tăng lên khoảng 50,000 người, cho tới cuối năm tăng lên 184,000. Người Mỹ coi năm 1965 là lúc họ can thiệp vào Đông Dương, từ 1965 chiến dịch lùng và diệt địch (Search and Destroy) ra đời. Cuộc chiến ngày càng leo thang, BV tiếp tục xâm nhập cường độ chiến tranh gia tăng. Hành pháp xin tăng quân, được Quốc hội chấp thuận năm 1966 tăng lên 385,000 và 1967 lên 485,600 năm 1968  lên cao điểm 536,100 người. Đầu năm 1966 BV gửi thêm quân xâm nhập, Mỹ và các nước đồng minh Đại Hàn, Úc , Tân Tây Lan, Thái Lan… cũng tăng thêm quân nhưng Mỹ là chủ lực , các nước khác chỉ có tính cách tượng trưng để hỗ trợ cho chính nghĩa bảo vệ đồng minh của Mỹ.

Sau khi người Mỹ đổ bộ vào VN, Cộng quân bị đẩy lui, quân đội VNCH lấy lại thăng bằng. TT Johnson giao phó cho McNamara, bộ trưởng quốc phòng toàn quyền về kế hoạch quân sự tại Đông dương giai đoạn này. Đường lối của McNamara và Johnson chỉ là chiến tranh hạn chế và gây hao mòn. Theo Nixon (No More Vietnams, p.86,87) từ 1965 tới 1968, chiến dịch oanh tạc BV của TT Johnson có mục đích chính trị hơn là quân sự, ông không ngăn chận quân BV xâm lược mà để nâng cao tinh thần VNCH cũng như gây thiệt hại cho sự xâm nhập của BV. Các cố vấn dân sự của ông đưa ra chiến lược leo thang chiến tranh và kêu gọi Hà Nội  đàm phán. Mới đầu oanh tạc cầm chừng, sau tăng cường thêm, Nixon cho đó chỉ là sự ngây thơ tin rằng CS sẽ phải vào bàn hội nghị vì sợ đất nước bị tàn phá. Những mục tiêu oanh tạc do chính Johnson và McNamara lựa chọn vì sợ đụng chạm tới Nga, Trung Cộng. Phi công chỉ được oanh tạc đường xá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy điện, trại lính, kho hàng, phải tránh xa biên giới Trung Cộng, xa Hà Nội ba mươi dặm, cách xa Hải Phòng mười dặm.

Trang 82 Nixon nói trong những năm này, người Mỹ theo đuổi hai chiến lược có nhiều thiếu sót. Tại miền nam ta đánh hao mòn địch nhưng không ngăn chận đường xâm nhập của địch tại Mên, Lào. Tại miền Bắc chúng ta áp lực họ bằng oanh tạc leo thang để dụ cho họ vào bàn hội nghị. Thật ra ta không thể dỗ dành họ Hồ từ bỏ cuộc chiến mà cần bắt buộc ông ta từ bỏ nó. Từ tháng giêng 1965 tới tháng 12-1967, Cộng quân thiệt hại 344,000 người trong đó 179,000 bị giết tại mặt trận. Mặc dù tổn thất dữ dội như vậy nhưng lực lượng CS tại miền nam  đã gia tăng từ 181, 000 người tháng 12-1964 tới 262,000 người tháng 12-1967. Trong ba năm ấy (1965-67) quân đội BV và số tuyển thêm ở miền Nam đã cung cấp cho họ hơn 400,000 quân tăng cường. Theo thống kê dân số hàng năm tại miền bắc VN có 120,000 thanh niên tới tuổi nhập ngũ. Như thế ta không thể thắng nổi cuộc chiến nếu đường mòn Hồ chí Minh vẫn là tuyến xâm nhập của địch, nếu ta không có kế hoạch nào ngăn chận họ.

Vì thất bại trong việc ngăn chận xâm nhập và phá bủy các căn cứ hậu cần CSBV bên kia biên giới Miên, Lào và phía trên vĩ tuyến 17 mà Johnson-McNamara đã để cho địch mở trận tổng tấn công Tết Mậu Thân. BV và VC bị thảm bại, tính tới tháng tháng 3-1968 VC bị bắn hạ tổng cộng 58,372 người, gấp 11 lần phía VNCH, có 9,461 tên bị bắt làm tù binh .Trong số 84,000 cán binh được đưa vào trận Tổng công kích chỉ còn 16,000 chạy thoát. Mặc dù thảm bại nhưng BV đã coi như thắng cuộc, trận Mậu Thân đã quyết định vận mang của Đông Dương. Số người ủng hộ chiến tranh tụt thang nganh chóng, trào phản chiến lên cao, cuộc chiến tại đất nhà, war at home đã khiến cho người Mỹ phải tính chuyện rút bỏ Đông Dương.

Về biến cố này TT Nixon nói

“Khi một ông Tổng thống Mỹ đưa quân đi tham chiến thì một cái đồng hồ định giờ vô hình bắt đầu chạy. Ông ta có một khoảng thời hạn nhất định để chiến thắng trước khi người dân mệt mỏi vì nó. Tháng hai năm 1968, Tổng thống Johnson đã hết thời hạn của ông”

(No More Vietnams trang 88)

Người dân đã dành cho Johnson-McNamara thời hạn bốn năm từ 1965-68  để chiến thắng CS nay thời hạn đã hết, chính phủ đã thất bại, người dân quá mệt mỏi đòi chính phủ phải ra khỏi cuộc chiến.

Năm sau 1969, Nixon thắng cử, Cộng Hòa thay thế Dân Chủ để  thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, tìm  hòa bình trong danh dự, rút bỏ Đông Dương. TT Nixon và Phụ tá Kissinger lúc này không tiếp tục cuộc chiến mà lo hốt đống rác vĩ đại do Johnson-McNamara để lại. Muốn rút quân phải làm suy yếu BV, đánh vào hậu cần địch ngõ hầu VNCH không bị sụp đổ và Nixon đã giúp VNCH mở cuộc hành quân sang Miên từ 29-4 cho tới 22-7-1970 đã ruồng bố được 40 ngàn quân CS, giết được trên 10 ngàn cán binh tịch thu được nhiều vũ khí. Năm sau vào ngày  8-2-1971 mở hành quân Lam Sơn sang Hạ Lào, trong những ngày tháng đầu phá hủy được nhiều quân xa, giết được trên 10 ngàn Cộng quân nhưng sau địch kéo tới rất đông khoảng 5 sư đoàn, gấp ba lần phía VNCH nên phải rút chạy, bị thiệt hại khoảng ba ngàn người.

Khi TT Nixon giúp miền nam mở hai cuộc hành quân thì phong tráo chống chiến tranh nổi lên dữ dội, bạo động lan ra toàn quốc. Từ cuối 1965 tới cuối 1966 số người ủng hộ cuộc chiến giảm từ 61% xuống còn 51%, từ đầu 1967 tới cuối 1967 giảm từ 52% xuống còn 45%, từ đầu 1968 tới tháng 10-1968 giảm từ 42% xuống còn 37%, từ đầu 1969 tới tháng 10-1969 giảm từ 39% xuống 32%, từ đầu 1970 tới giữa 1971 giảm từ 33% xuống còn 28% (Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war).

Tuy thế hai cuộc hành quân đã làm chậm lại cuộc tấn công qui mô của BV khoảng một năm. Chương trình Việt Nam hóa chiến tranh được thực hiện tốt đẹp, tuy nhiên vì hỏa lực do Mỹ cung cấp còn yếu nên VNCH vẫn phải dựa vào yểm trợ của không lực Mỹ như trong trận mùa hè đỏ lửa từ tháng 3-1972 cho tới tháng 10-1972.

Trận oanh tạc linebacker bằng B-52 từ tháng 5-1972 tới tháng 10-1972 để yểm trợ cho VNCH đã tiêu diệt hàng trăm ngàn cán binh BV, phá hủy khoảng 700 chiến xa địch. Trận Linerbacker II tiếp theo dịp Giáng sinh năm 1972 đã buộc CSBV trở lại bàn hội nghị. Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973 không được hoàn hảo lắm, Quốc hội áp lực Hành pháp phải ký sớm, BV vẫn còn được đóng quân ở miền nam nhưng VNCH không bị liên hiệp.

Nixon tái đắc cử nhiệm kỳ hai 1972-1976, thắng lớn với 95% phiếu cử tri đoàn (520), 60% phiếu phổ thông , sau Hiệp định một năm, Quốc hội Dân chủ phản chiến cắt giảm viện trợ VNCH 50% mỗi năm. Đảng nọ phá đảng kia, không được ăn thì đạp đổ, Dân Chủ thất bại nhục nhã trong cuộc bầu cử Tổng thống 1972 đã ép Nixon phải từ chức tháng 8-1974 qua vụ tai tiếng Watergate. Dân chủ lại  chiếm đại đa số Quốc hội trong kỳ bầu cử tháng 11-1974, 67% Hạ viện và 60% Thượng viện, họ cắt hết nguồn quân viện khiến miền nam VN sụp đổ trong vòng chưa đầy hai tháng.

Nhận xét và kết luận

Như đã nói trên, người Mỹ đã can thiệp gián tiếp vào VN và Đông Dương từ 1950 bằng viện trợ quân sự cho Pháp, sau Hiệp định Genève 1954 khi người Pháp ra đi, họ tiếp tục can thiệp bằng viện trợ cho chính phủ VNCH tại miền Nam để thành lập tiền đồn chống CS. Trên thực tế như ta đã biết CSBV nhờ quân viện dồi dào của Nga, Trung cộng đã thắng quân  Pháp năm 1954, họ là mối đe dọa cho miền nam vì có một lực lượng quân sự mạnh. Năm 1965 nếu Mỹ không đổ quân vào VN thì đã mất trong sáu tháng, năm này đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào VN. Người Mỹ hầu như không quan tâm tới kinh nghiệm của Pháp qua cuộc chiến 1946-1954 vì  nghĩ rằng hỏa lực hùng hậu của họ mạnh hơn Pháp nhiều sẽ bình định miền nam và chiến thắng địch trong thời gian ngắn

Tuy thế những khó khăn, sai lầm của Mỹ cũng chẳng khác gì Pháp trong cuộc chiến với cùng một kẻ địch. Như Navarre đã nói trên phía CS luôn thống nhất về nhân sự, phía Tây phương như Pháp mỗi Tư lệnh có chính sách riêng. Nay ta thấy phía Mỹ mỗi chính phủ, mỗi đảng có đường lối riêng, Dân chủ điều khiển cuộc chiến từ 1964-1968, Cộng Hòa tiếp tục từ 1969-1975. CS kết hợp, Mỹ chia rẽ, mặc dù Nga và Trung Cộng xung đột nhưng khối CS quốc tế vẫn tiếp tục viện trợ dồi dào cho BV tới cùng, Mỹ chán nản chia rẽ, cắt giảm quân viện bỏ rơi đồng minh

Phía CS theo đuổi mục đích bền bỉ, Lénine nói  “Con đường đã đặt ra là phải đi tới cùng” (Staline, Những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Lê Nin), người Mỹ sau bốn năm (1965-1968) đã tỏ ra chán nản họ biểu tình chống chiến tranh mạnh sau trận Mậu Thân. Nội bộ chính phủ đã có chia rẽ, các Tướng lãnh không phục McNamara, ông ta chỉ là một doanh gia không có kiến thức gì về quân sự nhưng lại nắm quyền hạn quá lớn về chiến lược trong cuộc chiến Đông Dương. Theo Navarre, các nhà lãnh đạo chính trị CS có nghiên cứu quân sự và hiểu biết về chiến lược trong khi các chính khách Tây phương dốt quân sự. Những năm giữa thập niên 60, tại Hoa Kỳ, nhà chính trị lên kế hoạch chiến lược quân sự trong khi tại VNCH các tướng lãnh làm chính trị.

Cũng như cuộc chiến tranh 8 năm khói lửa kể trên, CS bảo mật rất kỹ, như trận Mậu thân 1968 họ đưa được một lực lượng rất lớn vào các thành phố mà không bị lộ trong khi cuộc hành quân Lam Sơn của Mỹ và VNCH sang Hạ Lào năm 1971có bị tiết lộ bí mật.

Navarre nhận định cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất rất khác lạ với chiến tranh châu Âu và Triều Tiên, nó là cuộc chiến tranh không giới tuyến trong khi Pháp vẫn áp dụng chiến tranh qui ước. Khi Mỹ đưa đại binh vào để bình định miền nam cũng giống như Pháp trước đây, họ chỉ dựa vào qui ước và hỏa lực mạnh mà không nghiên cứu nhiều về trận địa.

Navarre nói một trong những nguyên do thất bại là khối viện trợ quân sự lớn lao của Trung cộng cho Việt Minh trong khi chính phủ Pháp tiến hành cuộc chiến với giá rẻ. Người Mỹ đã đánh giá thấp viện trợ của khối CS quốc tế cho Hà nội và nghĩ rằng hỏa lực áp đảo của Hoa Kỳ sẽ đem lại thắng lợi. Sau này thực tế đã cho thấy súng đạn của Nga, Trung Cộng và các nước xã hội chủ nghĩa cung cấp cho Hà Nội vượt trội hơn quân viện của Mỹ cho VNCH như trong trận mùa hè đỏ lửa năm 1972, miền nam vẫn phải dựa vào yểm trợ của không quân Mỹ nhất là B-52. Thập niên 70, Ngũ giác đài nhìn nhận phòng không của BV mạnh nhất thế giới hồi ấy, trong trận oanh tạc Giáng sinh 1972, Hà Nội đã phóng hơn một ngàn hỏa tiễn địa không, bắn rơi 27 máy bay trong đó có 15 B-52

Cuộc chiến 1946-1954 của Pháp như Navarre đã diễn tả là một sai lầm lớn về chiến thuật vì chỉ phòng thủ, Lénine đã nói “Phòng ngự là con đường chết của vũ trang khởi nghĩa, chủ động tiến công tiêu diệt địch”. McNamara chỉ cho oanh tạc và đánh giới hạn, không cho đánh qua hậu cần địch bên kia biên giới Miên, Lào hoặc trên vĩ tuyến 17, không thể nào thắng được CS. Tháng 4-1969 Tướng Westmoreland, cựu Tổng Tư lênh quân đội Mỹ tại VN và Ðô đốc Sharp cựu tổng tư lệnh Mỹ tại Thái bình dương công bố bản phúc trình 347 trang về cuộc chiến Việt Nam trong 4 năm chỉ huy. Các Tướng nhấn mạnh sự bó tay của Bộ tư lệnh Mỹ trước chính sách chiến tranh hạn chế của TT Johnson và sự cấm đánh qua Mên và Lào.

Johnson – McNamara thất bại không ngăn chận được sự xâm nhập của CSBV, không thắng được cuộc chiến vì chỉ lo phòng thủ, tự vệ. Nixon năm 1970 cho đánh qua hậu cần địch ở Miên thành công và năm sau cho đánh qua Lào thắng lợi lúc đầu nhưng sau phải rút chạy, cả hai cuộc hành quân (theo Nixon) có làm chậm lại kế hoạch đánh lớn của địch khoảng một năm. Nixon rất khó soay sở so với Johnson vì phong trào phản chiến đã lên rất cao, nhiều bạo động.

Navarre đã đề cập những khó khăn thất bại về chính trị tại Pháp do tuyên truyền địch và nhất là bọn chủ bại, bọn tìm hòa bình, đâm sau lưng chiến sĩ…chỉ tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến. Người Mỹ không những đã vấp phải thất bại y như thế nhưng còn bị nặng hơn gấp bội lần, nó đã làm đảo lộn mọi kế hoạch quân sự chính trị của Mỹ. Johnson-McNamara đã quá sơ hở, quá dễ dãi để các ký giả, phóng viên chiến trường sang Việt Nam quay phim chụp hình, về nước cho loan truyền phổ biến rộng rãi, nhất là những phim diễn tả mặt trận sôi động, cảnh chết người, nhà cháy.. để khích động phản chiến lên cao. Chính phủ không hề có sự kiểm duyệt đối với truyền thông báo chí, từ 1966 hơn 90% các gia đình Mỹ có TV, nó đã đem tin tức, hình ảnh chiến sự ghê rợn tới quảng đại quần chúng khiến cho phong trào chống chiến tranh tại Mỹ bùng nổ và lớn mạnh.

Nay nhiều người cho rằng chính truyền thông nhất là TV đã khơi dậy sự chống đối chiến tranh trong dân chúng qua những hình ảnh, bản tin tức của họ như trận tổng tấn công Tết Mậu Thân mà truyền hình báo chí đã đóng vai chính. Trong khi phía CS không hề thay đổi mục tiêu xâm lược thì cũng như Pháp trước đây, Mỹ đã chia rẽ trầm trọng nội bộ, xã hội phân hóa, người dân chống chủ trương của chính phủ, hai đảng  chia rẽ phá lẫn nhau, ngay như Mỹ và VNCH cũng đã có nhiếu bất đồng ý kiến. Cả Mỹ lẫn Pháp đều đã không đánh được giặc chia rẽ, đó là nguồn gốc cơ bản đưa cuộc chiến tới thất bại.

Navarre đã nói về những sai lầm, thất bại trong Việt Nam hóa chiến tranh, vì quá trễ và và sự do dự của chính phủ, người Mỹ để tới 1969 mới thực hiện VN hóa chiến tranh mà đúng ra phải làm từ 1965 khi mới đem  quân vào VN. Sự hiện diện của người Mỹ một phần làm mất chính nghĩa, và điều quan trọng là số tổn thất nhân mạng ngày một lên cao đẩy mạnh phong trào phản chiến, từ 1965 cho tới 1968 tổng cộng có trên 35 ngàn lính Mỹ bị thiệt mạng kể cả tại mặt trận và vì những lý do khác. Ông Cao Văn Viên nói (Những ngày cuối của VNCH trang 19) VNCH vẫn phài nhờ vào yểm trợ của Không lực Mỹ như trong trận mùa hè đỏ lửa 1972, đó là nhược điểm của VN hóa chiến tranh. Sự thực cho thấy người Mỹ đã không viện trợ quân sự đầy đủ cho VNCH như CS quốc tế đã làm với miền Bắc. Ngoài ra sự can thiệp công khai ồ ạt của Mỹ đã khiến Tây phương, nhất là Pháp chống lại cuộc chiến của Mỹ.

Người Pháp và Mỹ cùng gặp một kẻ địch nghèo đói, chuyên đánh thí quân để đạt mục đích. CS sẵn sàng đánh tới cùng để thúc đẩy chia rẽ nội bộ đối phương và đã thành công, họ khai thác tối đa chiến lược “Chén sành chơi chén kiểu” để làm cho đối phương chán nản. Sự thất bại của McNamara về quân sự trong bốn năm 1965 -1968 đã đưa tới thất bại về chính trị, đấy phản chiến lên cao. Mặc dù Mỹ đã gây tổn thất trầm trọng cho BV gấp 10 hoặc 15 lần so với thiệt hại của mình nhưng CS vẫn tiếp tục thí quân để gây chia rẽ trong nội bộ Mỹ và thúc đẩy người dân chống chiến tranh.

CS đã khai thác tối đa sự chia rẽ nội bộ của đối phương qua hai cuộc chiến và nhất là đối với Mỹ. Mọi người đều biết hiện tượng đảng nọ phá đảng kia, không được ăn thì đạp đổ. Thua đau trong cuộc bầu cử Tỗng thống năm 1972, Dân Chủ nhờ nắm Quốc hội đã vô hiệu hóa mọi chính sách của đảng đối lập về cuộc chiến VN  đưa tới sụp đổ toàn diện.

CS đã nắm được cái yếu của của đối phương, của các nước dân chủ tự do là luôn chia rẽ, điển hình nhất là tại Mỹ, chia rẽ giữa người dân, giữa hai đảng, giữa Hành pháp và Lập pháp, giữa bảo thủ và tiến bộ…Họ thừa cơ nước đục thả câu để tạo thuận lợi đạt mục đích. Người Pháp phải rút khỏi Đông Dương vì bại trận tại Điện Biên Phủ, người Mỹ cuối cùng cũng rút nhưng họ nói không thua trận mà là rút bỏ. Cho dù giải thích thế nào thì cũng phải coi đó là một sự thất bại.

Cũng có người Mỹ nói  (Wikipedia) hình ảnh chiếc xe tăng T-54 ủi sập cánh cửa dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 tượng trưng cho mãi mãi  cho sự thất bại của Hoa Kỳ trong công cuộc  ngăn chặn CS tại VN. Mặc dù Mỹ đã tiêu diệt được một triệu tên địch nhưng vẫn bị coi là thất bại. Sự chia rẽ nội bộ đã khiến cho Mỹ phải chấp nhận thất bại trước kẻ địch cố đám ăn xôi giành chiến thắng

Mặc dù bại trận nhưng Pháp rút khỏi Đông Dương trong trật tự và danh dự. Họ đã tạo cơ hội cho người dân muốn tìm tự do, những người theo Pháp, làm việc với Pháp, được vào nam trong thời hạn ba trăm ngày để tránh bị trả thù, và đã có gần một triệu người di cư vào nam năm 1954. Người Pháp đã tìm được một lối thoát hợp tình huống cho những người không chấp nhận CS Việt Minh hà khắc.

Người Mỹ thường nói họ tìm hòa bình, ra đi trong danh dự nhưng trên thực tế cuộc rút lui bỏ chạy khỏi Nam Vang và Sài Gòn của họ tháng tư 1975 thật ra lại tồi tệ hơn Pháp rất nhiều. Những người cộng tác với Mỹ bị bỏ lại rơi vào tay địch, bị trả thù, hãm hại, giam cầm lâu dài trong các trại tập trung. Các ông Đại sứ cuốn cờ tháo chạy vào giờ thứ 25 tại Miên, VNCH  khiến người ta có cảm tưởng như họ không quan tâm gì tới danh dự của một siêu cường.

Đi theo vết xe đổ của người Pháp, người Mỹ đồng thời đã để lại những tì vết không mấy đẹp đẽ trước lịch sử loài người.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

————————————-

Henri Navarre: Agonie de l’Indochine, Paris, Librairie Plon, Les petis-fils de Plon et nourrit, 1956.

Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985

Bộ Tổng Tham Mưu, Quân sử 4, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Thành Hình 1972, Đại Nam Tái bản

Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, bản dịch của

Nguyễn kỳ Phong, Vietnambibliography 2003

Chánh Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1945-1975, Văn Hóa 2000.

Ngô Quang Trưởng: Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh Năm 1972, Trung Tâm Quân Sử Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, bản dịch của Kiều Công Cự, xuất bản 2007

Staline, Những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Lê Nin, Sài Gòn 1976

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Robert s. McNamara: In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam,

First Vintage Books edition, New York 1996

Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006

Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999

Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war

www.answers.com/topic/domino-theory

 

 

 

46 Phản hồi cho “Người Mỹ và vết xe đổ của người Pháp”

  1. LeQuocTrinh says:

    Kính chào Lão Ngoan Đồng,

    Tôi sinh trưởng từ miền Nam, hưởng giáo dục nền Cộng Hoà, cho nên không biết nhiều về những trận đánh giữa VM và Pháp. Nền giáo dục thời tự do dân chủ cho phép tôi biết phần nào về trận Điện Biên Phủ (1954) nhưng không hề nhắc đến trận Cao Bắc Lạng (1950). Tôi cũng nghe loáng thoáng bài thơ Màu Tím Hoa Sim của cụ Hữu Loan (năm 1949), trong đó tôi để ý vài câu sau:

    Màu Tím Hoa Sim

    Thơ: Hữu Loan
    (1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)

    Nàng có ba người anh đi bộ đội
    Những em nàng
    Có em chưa biết nói
    Khi tóc nàng xanh xanh
    Tôi người Vệ quốc quân
    xa gia đình
    Yêu nàng như tình yêu em gái

    Ngày hợp hôn
    nàng không đòi may áo mới

    Tôi mặc đồ quân nhân
    đôi giày đinh
    bết bùn đất hành quân
    ……………..

    Suy từ đó tôi hiểu rằng bộ đội VM đã được viện trợ quân nhu đạn dược của TQ rất dồi dào (năm 1949 bộ đội đã đuợc đi đôi giầy đinh, mặc áo quân nhân) có lẽ chưa phải là “made in China” nhưng là chiến lợi phẩm của giải phóng quân Mao Trạch Đông lấy lại từ quân đội Tưởng Giới Thạch hay viện trợ phế thải của Hồng quân Liên Xô sau thế chiến thứ II.

    Vậy thì có thể kết luận rằng bộ đội VM lập nhiều chiến công hiển hách phần lớn nhờ vào sự viện trợ dồi dào của TQ, qua đường vận tải gần sát biên giới Trung-Việt. Tôi muốn tìm hiểu cho ra ngọn ngành để biết CS miền Bắc phụ thuộc CS TQ đến mức độ nào, nhưng họ tuyên truyền giấu giếm quá giỏi đến độ hàng triệu người dân miền Bắc tin tưởng hoàn toàn sức mạnh độc lập của ĐCS VN, vô tình quên đi bóng đen TQ luôn luôn che phủ trên đầu.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa anh,

      Thực ra không phải là vấn đề sinh trưởng nơi nào rành nơi đó, mà anh có quan tâm để ý theo dõi kỳ hay không là chính yếu.
      Tôi di cư vào Nam lúc mới năm tuổi, làm sao biết được chuyện lúc mình còn quá bé. Mà thực ra đàn anh đàn chị của tôi, hơn tôi 5-10 tuổi cũng chả quan tâm biết đến thật rành rọt.
      Nói đâu xa, các trận đánh trong thời Chiến tranh Đông Dương lần Hai mình có chứng kiến, có biết, nhưng không thể biết một cách thấu đáo, để lý luận sao cho thật rốt ráo.
      Chẳng hạn tôi nghĩ năm 1968 là NĂM BẢN LỀ, bởi ta thấy có hai trận rất quan trọng: một là KHE SANH và hai là TẾT MẬU THÂN 1968 ! Tôi sẽ chú ý đọc thêm , để so sánh và đối chiếu với năm 1950 của CTĐD lần Một.

      Trở lại trận Cao Bắc Lạng, thú thật tôi có đọc nhiều lần, nhưng nó “trơn tuột”, không sao giữ lại trong đầu, để mình còn so sánh đối chiếu ….
      Rất may Hè năm ngoái tôi đi thăm vị chỉ huy trưởng cũ là y sĩ đại tá Hoàng Cơ Lân, ông ấy nhắc lại từ viên tướng năm sao de Lattre đến các trận đánh ở ngoài Bắc (lúc ấy chắc ổng khoảng mười mấy tuổi thôi), khiến tôi chú ý kỹ hơn. NHân tiện đang ở Paris, tôi đi phố tạt vô tiệm sách xem chơi. Tình cờ thấy một đầu sách hay, tác giả là một người lai Pháp (mẹ Việt cha Pháp), lớn lên ở Đông Dương, viết nhìêu tác phẩm về chiến tranh Đông Dương, tôi bèn liếc sơ xem cho biết. Ai dè đọc thấy hay quá, mà giá bán phải chăng (12 euro) và thuộc loại sách bỏ túi (livre de poche), nên tôi mua ngay quyển Hai (kô mua một bộ, bởi e mình sẽ lười và đọc tiếng Pháp khó quá sẽ bỏ dở nửa chừng rất uổng tiền, như bao lần rồi).
      Ngồi trên xe lửa từ Paris về lại Amsterdam, tôi cố đọc thật nhiều, dù chả hiểu bao nhiêu bởi đâu có mang theo tự điển mà tra cứu. Nói tóm lại, đọc nhiều mà hiểu chả bao nhiêu, nhưng đã chịu khó gạch xanh đỏ vàng tùm lum những chỗ đặc ý nhất.
      Tôi cũng tìm hiểu thêm qua internet phần của phe Việt Minh nhận định, để mìn có cơ hội so sánh, đối chiếu các bên tham chiến xem sao; nghĩa là phía Việt có CS (rất tiếc là tôi ko có tài liệu phía quốc gia như anh Trọng Đạt, chỉ đọc loáng thoáng một vài bài viết của một số sĩ quan VNCH tình cờ đề cập đến, như đại tá Lê Bá Hoa (?)); phía kia chủ yếu là Pháp, rồi thêm cả Mỹ nữa.

      Tình cờ anh Trọng Đạt viết bài đề cập đến vụ này và như thường lệ gửi qua email cho tôi biết, thế là tôi “xung trận” góp ý như anh rõ.

      Nói tóm lại, cả một quá trình dài chăm chú theo dõi, nghe ngóng, rồi đối chiếu và so sánh để rút tỉa ra được những kết luận sau cùng như đã trình bày, để có một cái nhìn rất thoáng, mang tính tổntg quan, bao gồm tính thời đại, hơn là chỉ đi vào chi tiết quân sự, chính trị không thôi.

      Thân ái,
      LNĐ

      TB:
      Thực ra các anh CS hay anh quốc gia VN đều là “con đẻ” của ngoại bang cả !
      Có điều cách “giáo dục và nuôi nấng” mỗi anh một khác thôi. Từ đó tâm tính mỗi đứa trẻ có khác, thể trạng cũng khác ….
      Bởi thế tôi KHÔNG KHOÁI chút nào cả, từng tuyên bố KHÔNG ỦNG HỘ phe nào trong cuộc chiến sau cùng chống độc tài này, nhằm xây dựng một Việt Nam độc lập, dân chủ, tự do, đa nguyên thật sự.

      NGHĨ CHO CÙNG
      TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH

      PHE NÀO THẮNG
      NHÂN DÂN ĐỀU BẠI

      (Đá ơi; Nguyễn Duy)

    • DâM TiêN says:

      Thưa : Viết tặng Toubib Cường, ủi an ông ý bị Dâm thọc goài!
      Vâng, nếu không có Tàu…Khựa, thì Việt Minh cũng mệt với Pháp.
      Năm 1950, Tàu khựa huấn luyện, trang bị cho Việt Minh, và tổ chức quân đội
      thành cấp sư đoàn, endivisionner, 304, 308, 320, 324, và một sư đoàn Pháo).
      Sau đó cố vấn Tàu Khưa cùng các sư đoàn VM uýnh thằng Pháp tại Đông
      Khê. Pháp cử De Lattre sang giải nguy cho quân Pháp.
      Việt Minh mở chiến dịch Quang Trung dọc theo tuyến Phủ Lỳ – Ninh Bình-
      Phát Diệm, trong chiến dịch này Trung Úy con ông De Lattre hy sinh tại
      cái đồi đá Hối Hạc, ngay dưới chân núi Non Nước,đêm 31/5 sang 1/6/1951
      ( Cái đồi Hối Hạc nhỏ xíu, bị VN uýnh, lính con ông De Lattre chạy lên núi
      Non Nước,thì VN ôm chân chạy ùa theo, và chiếm đồn Non Nước ngon ơ!)
      .
      Khi ấy, cậu Dâm Tiên nhóc tì mới hồi cư, có mặt tại đồn Pháp, nên nhớ hết
      “mọi sự.”

      À ơi, dần dần sau 1953, Pháp gợi ý cùng TC sẽ ” trung lập hóa’ Bắc Kỳ, nên
      MỸ kịp cho Pháp thua tại ĐBP và… ( chuyện Tàu và Pháp chủ trương trung lập
      hóa Bắc Kỳ tới Vĩ tuyến 16, hình như ít ai biết như Dâm Tiên tui đây! )

  2. Bảng tổng kết tổn thất says:

    Lão Ngoan Đồng says:
    “Như đã thưa tôi vốn kém tiếng Pháp, lại làm biếng khi góp ý, nên kô chịu tra cứu tới nơi tới chốn để phục vụ bạn đọc đàng hoàng.
    Trong góp ý trước, trích từ tài liệu của tác giả PHILIPPE FRANCHINI, tôi đã dịch mau đoạn này chưa thật chuẩn xác :
    * Le bilan des pertes matérielles est également très lourd: 400 véhicules, 3 peletons blindés, 8.500 fusils, 1.200 F.M., 940 mitrailleuses, 120 mortiers, 13 canons.
    * Bảng tổng kết tổn thất vật chất cũng rất nặng: 400 xe, ba binh đoàn thiết giáp, 8.500 súng trường, 1200 khẩu F.M., 940 súng liên thanh, 120 súng móc-chê, 13 đại bác.
    Tra cứu kỹ lại trong wikipedia, thì đúng ra tôi phải dịch khẩu F.M. là TRUNG LIÊN BAR; còn mitrailleuse là ĐẠI LIÊN, thay vì súng liên thanh, có nghĩa quá tổng quát (bao gồm tiểu liên, trung liên, đại liên …)”
    Ngưng trích

    Số vũ khí này phần lớn là do Phap’ bỏ lại trong kho khi quân Pháp tại Cao Bằng hốt hoảng rút lui khi biết tin Pháp bị Việt minh phục kích lớn, theo các tài liệu (kể cả của bộ TTM VNCH ) thì có thể trang bị cho 5 trung đoàn

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa tôi cũng tin là thế !
      Chiến lợi phẩm thu được từ chiến trường và
      ngay cả chính ở căn cứ chiếm được của địch quân.

      Pháp phãi dồn mọi nỗ lực cho chiến dịch này, cho nên phải dự phòng tiếp liệu thật nhiều.
      Súng ông trong khi chiến đấu bị hỏng hóc là chuyện thường gặp, nhất là loại liên thanh như đại liên chẳng hạn. Nếu không có gì thay thế ngay, trong khi chờ đợi ban quân vũ khí sửa chữa lại, thì sẽ giảm sức chiến đấu rất nhiều.
      Chiến trường ở xa Hà Nội, tận nơi biên giới núi non hiểm trở, cho nên phải dồn sẵn mọi thứ để sử dụng khi cần là lẽ đương nhiên.

      Bị thất thoát vũ khí nhiều, nên ông tướng năm sao De Lattre de Tassingy sau khi nhậm chức ít tháng, đã phải vội vã bay qua Mỹ tường trình để thuyết phục chính phủ và quốc hội Mỹ gia tăng quân viện.
      Tướng tá dù có tài giỏi xuất chúng, mà thiếu quân trang quân dụng và vũ khí hiện đại, để trang bị cho lính mình, thì trước sau gì cũng thất trận. Chiến trường Đông Dương ngày càng phí tổn cao, nên sau này có lúc Mỹ phải gánh đỡ trên 50 % chiến phí cho Pháp. Từ đó Mỹ thiếu tin tưởng vào Pháp và cũng nghĩ, tại sao họ không trực tiếp nhập cuộc chơi, thay vì thông qua Pháp chứ !?

  3. LeQuocTrinh says:

    Hà Hà Hà !!!

    Có Lão Ngoan Đồng xuất hiện thì tôi mới hứng chí học hỏi thêm nhiều điều về vũ khí.

    Kính nhờ Lão Ngoan Đồng trình bày cho tôi biết ba loại súng liên thanh xếp hạng:

    - tiểu liên
    - trung liên
    - đại liên

    mỗi loại nặng nhẹ cỡ nào ? Nòng súng cỡ nào ? Mỗi phút bắn bao nhiêu viên đạn ? Tầm xa cỡ nào ? Hoả lực ra sao ? Có thể vào Google tra hai chữ Machine Gun là thấy hết không ?

    Riêng đại liên mà bộ đội VM tước đoạt 940 khẩu (trận Cao Bắc Lạng 1950) thì hình dáng nó ra sao ? Có phải là loại súng cá nhân không ? Tôi hiểu rằng súng liên thanh có ưu điểm là bắn nhiều viên đạn cùng một lúc, tiêu diệt được “nhiều quân địch cùng một lúc”, nhưng ngược lại rất hao phí đạn, nếu không được trang bị đầy đủ thì chỉ sau thời gian ngắn thì vứt súng đi chỉ vì thiếu đạn ??? Phải không Lão Ngoan Đồng ?

    Tôi là dân “máy móc” nên cái gì đụng chạm đén “máy” thì tôi phải “móc” cho bằng được, Lão Ngoan Đồng thông cảm nhe.

    Xin nhường lời cho Lão đây.

    TB: Tôi nghe nói trận chiến Cao Ly (Bắc Triều Tiên, 1950) quân đội Hoa Kỳ sử dụng súng đại liên, đại bác, hoả lực hùng mạnh vô song nhưng bắn vào “chiến thuật biển người” điên cuồng của quân Tàu đến nỗi nòng súng nóng đỏ lên mà quân Tàu cứ xông tới, xác người đổ xuống như rạ. Trận đó quân Mỹ hãi hùng vì chạm trán với “bọn CS điên cuồng” không biết sợ chết là gì.

    • DâM TiêN says:

      Cái Peleton blindé là “chi đoàn thiết kỵ , ” không phải là “binh đoàn.”

      Và, ấy a, để chống lại biển ngưới, marée humaine, thì Dâm Tiên ra
      lệnh cho chế ra những loạt mìn Cl aymore đấy.

      Nay người ra dùng vũ khí Laser, thì hỏi cái mortier, canon…làm rì ?

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa anh,

      Xin mạn phép anh và các cao nhân “múa gậy vườn hoang”, “múa búa trước cửa Lỗ Ban” một phen :-) ! Có sai sót xin mọi người lượng thứ bỏ qua, hay chỉ bảo thêm.

      1-
      Tôi thực tình bó buộc phải đi lính chuyên môn, không rành rọt vũ khí, mặc dù trong nhiều năm dài thơi sinh viên, đã phải học tập quân sự (lý thuyết và thực hành) như một người lính chính hiệu. Nhưng đó là chuyện quá khứ hơn 40 năm rồi, cho nên không còn nhớ được bao nhiêu. Dĩ nhiên về thực hành, bây giờ anh cứ đưa súng cho tôi, là tôi bắn như điên liền, nhất là bắn vô bọn CS khát máu !
      Còn nhớ khi ở trại Võ Tánh thuộc quân trường Quang Trung, lũ sinh viên chúng tôi (hồi đó được gọi là “sinh viên quân sự học đường”) khi di hành ra trường bắn để thực tập bắn súng, đã hát vang: Trung liên anh bắn liên miên chỉ còn … hai viên !
      Chúng tôi tập bắn đủ loại súng, trừ súng đại liên thôi.

      2/
      Phân loại như anh hỏi, thực ra tôi chỉ nhớ đại khái, anh nên tra cứu kỹ trong internet là ra hết ngay anh ạ. Tôi bận, lại làm biếng tra cứu mấy cái chuyên môn này lắm. Vả chăng thì giờ làm chuyện khác sướng hơn anh ui !

      Thế này nhé, súng liên thanh thì đã quá rõ, đó là loại súng bắn nhanh, bắn được nhiều viên đạn, nếu như anh cứ mải miết siết cò súng! Loại này chia thành nhỏ, trung và lớn như đã nói. Vì thế súng liên thành còn gọi là súng máy (machine gun), bởi làm như có lắp máy bắn vậy, mà thực ra được ứng dụng theo cơ chế cơ học. Súng máy cũng còn gọi là súng tự động (automatic gun), bởi nó tự động lên đạn vô nòng và tự động kích hỏa, tức cây kim hoả châm vô đít viên đạn, nơi có hạt nổ, để làm cháy thuốc dạn chứa ở thân viên đạn, tống viên đạn ra khỏi nòng, nhắm thẳng mục tiêu mà tiến tới !

      Loại nhỏ aka tiểu liên, là loại súng cá nhân. Thời thế chiến hai có khẩu súng Thompson mà anh chàng Vic Morrow (?) trong loạt phim truyền hình Combat của Mỹ hay xử dụng. Loại này viên đạn to, thô, so với các loại súng cá nhân hồi đó, như súng trường Garant, hay súng các-bin (carabine) ! Hai loại sau bắn từng phát một (par coup) mỗi khi siết cò. Tuy nhiên khẩu các-bin M2 vừa bắn từng viên lại thuộc loại bán tự động (semi-automatic) siết cò bắn được một lúc ba viên, nếu như ta đẩy cái nút qua một bên.
      Ưu khuyết điểm thì ta thấy rõ là Thompson bắn không chính xác, tầm sát thương ngắn, nên chỉ cướp tinh thần đối phương khi tiếp cận gần kề. Trong khi các-bin, nhất là Garant bắn rất chính xác, nhờ nòng dài. Khẩu Garant còn có thể dùng để phóng lựu đạn được nữa.
      Nói thiệt chỉ có khẩu các-bin là phù hợp với lính mình về trọng lượng và độ to, chứ khẩu Garant nặng và to quá (bởi chế tạo cho lính Mỹ chứ có phải cho lính mình đâu nè trời). Ở quân trường lúc tập bắn, nhất là bắn bẩy bậc thềm, có khi bọn tôi phải dùng chân đạp vô cái cần lên đạn, chứ lên đạn bằng tay không nổi, một phần súng ở quân trường qua tay nhiều người, nên đã mòn và hay hóc đạn lắm. Thường ra là súng lên đạn tự động.

      Khoa học kỹ thuật tiến bộ, nên sau này các loại súng cá nhân như khẩu AK hay khẩu AR15 hay M16 đều có khả năng: bắn từng viên, bắn ba viên hay bắn liên thanh hết luôn băng đạn. Tôi chưa từng được sử dụng AK nên không rõ lắm, chứ khẩu M16 có cái nút. Anh chỉ việc quay nó ở vị trí nào nó sẽ giúp anh bắn theo ý muốn.

      Trung liên đến đại liên là loại súng cộng đồng (hình như danh từ của CS thì phải), tức xạ thủ thường là phải có người phụ trợ, để mang vác đạn và nạp đạn rồi lấy tay nâng tràng đạn cho đạn không bị hóc lúc xạ thủ đang khai hỏa.

      Đấy là khái niệm tổng quát, còn các chi tiết xin anh tìm kiếm tài liệu mà đọc. Tương tự về lịch sử phát triển thành súng trung liên hay đại liên ra sao cũng nên tự tìm đọc.

      Thân ái,
      Lão Ngoan Đồng

      • DâM TiêN says:

        AKA = also known as = Khí rụ : Lại Mễnh Kường aka Nhí Ngoang Đòn

        Cón súng tự động Nga sô mần ra là AK.

        Nhưng cái kim chích của Toubib nó nhọn hay tầy tầy…

  4. nvtncs says:

    LeBinh viết:
    “còn nếu người Mỹ không đến VN thì chắc chắn quí vị việt kiều cũng chả biết tự do, dân chủ là gì.”

    Dân nước nào tuyên ngôn:” tự do, bình đẳng, bác ái”?
    Dân nào bị dân nói câu đó, đô hộ 80 năm?
    LeBinh góp ý kiến bừa bãi.

  5. Nói với bạn LêQuocTrinh says:

    Từi 1949, 50 Việt Minh đã đước Trung cộng trang bị và huấn luyện, tổ chức được vài sư đoàn, năm 1950 quân Pháp rút khỏi Cao bằng Lạng Sơn.. bị thảm bại
    Xin bạn lên online yahoo.fr mua một cuốn sách tiếng Pháp (La bataille de DongKhe) rẻ thôi do chính người Pháp kể lại trận đánh lớn mà người Pháp bị thảm bại như thế nào, và thiệt hại do chính người Pháp kể lại như thế nào nếu bạn không tin tài liệu Việt.
    T/g chỉ trích lại từ cuốn Quân sử 4 của bộ TTM VNCH, Bạn có thể mua cuốn Quân sử 4 của VNCH, Đại nam tái bản để coi lại (dựa vào tài liệu Pháp) bạn có thể lại Thư viện xem trong cuốn VN 30 năm máu lửa của Cao thế Dung có nói về trận này (căn cứ tài liệu Phap)
    Cái gì không biết thì nên học hỏi không nên nói xàm sỡ

  6. Nói với bạn LêQuocTrinh says:

    Từi 1949, 50 Việt Minh đã đước Trung cộng trang bị và huấn luyện, tổ chức được vài sư đoàn, năm 1950 quân Pháp rút khỏi Cao bằng Lạng Sơn.. bị thảm bại
    Xin bạn lên online yahoo.fr mua một cuốn sách tiếng Pháp (La bataille de Dong Khe) rẻ thôi do chính người Pháp kể lại trận đánh lớn mà người Pháp bị thảm bại như thế nào, và thiệt hại do chính người Pháp kể lại như thế nào nếu bạn không tin tài liệu Việt.
    T/g chỉ trích lại từ cuốn Quân sử 4 của bộ TTM VNCH, Bạn có thể mua cuốn Quân sử 4 của VNCH, Đại nam tái bản để coi lại (dựa vào tài liệu Pháp) bạn có thể lại Thư viện xem trong cuốn VN 30 năm máu lửa của Cao thế Dung có nói về trận này (căn cứ tài liệu Phap)
    Cái gì không biết thì nên học hỏi không nên nói xàm sỡ

  7. LeQuocTrinh says:

    Hà Hà! Thân chào LãoNgoanĐồng,

    Tôi biết thế nào Lão cũng ngứa miệng phải lên tiếng điều chỉnh “volume” mà thôi. Lão không nói tôi sẽ réo tên cho mọi người biết.

    Cám ơn Lão đã cho một bài học vỡ lòng về khả năng trang bị vũ khí cho quân đội thời chiến. Tôi vào Google truy tìm cụm từ “Machine Gun” thấy hiện vô số những loại súng liên thanh từ tiểu liên cá nhân (nhỏ, nhẹ) cho đến trung liên khá nặng nề, rồi sau cùng là đại liên ba càng nặng tồ chảng nhưng hoả lực mạnh vô song, nòng lớn, đạn bự, mỗi phút khạc ra không dưới 100 viên. Qua hình ảnh thế chiến II, và quan sát nhiều cuộc diễn binh ở SaiGon, tôi biết đại liên thường hay gắn trên thiết vận xa M-113 hay xe tăng bởi lẽ rất cồng kềnh nặng nề. Chỉ đến cấp tiểu đoàn chủ lực mới được trang bị ba khẩu đại liên, thường do ba người khuân vác (nòng, chân và thùng đạn). Do đó đọc báo cáo do anh Trọng Đạt trích dẫn rằng bộ đội VM thắng trân Cao Bắc Lạng tịch thu đến những 940 (chín trăm bốn chục) khẩu đại liên của quân Pháp tôi mới tá hoả. Bởi lẽ lính lê dương chỉ cần 100 khẩu đại liên, đạn dược đầy đủ thì họ chấp cả vạn người. Đại liên vũ bão như vậy nên thường được trang bị trong những lô cốt phòng thủ quan trọng có cả một tiểu đội canh gác (thứ này đắt tiền và hao đạn lắm đấy!).

    Cho nên nghi vấn của tôi rất có cơ sở, vì chính quyền CS do ông Hồ thành lập 1945 đến 1950 làm gì đủ sức để thực hiện “vận động chiến” quy mô nhằm tước đoạt số lượng chiến lợi phẩm khổng lồ như anh Trọng Đạt trích dẫn. Ngoại trừ trường hợp quân đội Pháp muốn phế thải vũ khí hư hỏng sử dụng trong thời chiến tranh II. Cuớp được hàng chục ngàn súng của địch nhưng không có đạn để bắn thì chắc chỉ để đem ra khoe với chị em dân quân là cùng.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa anh,
      Rất vui khi tái ngộ anh.
      Nhân đây xin mạn phép thưa đôi điều:

      1-
      Nghi vấn của anh đúng là có cơ sở (sic) ! Tuy nhiên để tìm hiểu kỹ, theo tôi ta nên biết năm 1950 là “khúc quanh lịch sử”, bởi có tính quyết định cho tương lai cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất !
      Trận chiến diễn ra trong bối cảnh Tàu cộng đang đại thắng ở Viễn Đông (Far East), quyết tâm dồn mọi nỗ lực để bành trướng ảnh hưởng, xuất cảng chủ nghĩa CS sang lân bang, nhằm thực hiện mưu đồ bá quyền ôm ấp từ lâu. Tôi độ chừng tâm lý dân Tàu xưa nay chỉ muốn làm trùm thiên hạ, nay trong thế giới CS lại đứng sau Liên Xô, là anh hai trong khi LX là anh cả của cái gọi là Phong trào CS đệ Tam của thế giới. Muốn thế Tàu cộng phải có chư hầu bao quanh, chả khác chi thời phong kiến.
      Chính vì thế mà nổ ra chiến tranh ở Triều Tiên tháng 6 năm 1950, tức chả bao lâu sau khi Mao thắng Tưởng chiếm cứ toàn lục địa Tàu vào năm 1949; cũng như nổ ra ở ta trận gọi tắt là Cao Bắc Lạng, bởi xảy ra ở những địa danh lớn vùng biên giới nói trên. Phía Pháp gọi là đơn giản là Trận Đường Quốc Lộ 4 (La Bataille de La Route Coloniale 4), nhưng phía Việt Minh gọi đích danh là Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950, nhưng lại đặt thêm tên riêng là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2, dể tuyên truyền sau này, còn lúc đó nhằm mục đích giữ bí mật quân sự .

      Các lãnh tụ CS đã nhận định rất rõ ràng trước khi mở chiến dịch này như sau:
      “Trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 6-1950 Trung ương Đảng ta quyết định mở chiến dịch Biên giới với mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước XHCN, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.” (sic)

      Giới chức cao cấp của Pháp cũng nắm rõ tình hình như đối phương. Có hai khuynh hướng rõ rệt: một là bỏ ngỏ rút lui; hai là chiến đấu tới cùng. Khi có nguy cơ thất bại, họ lại chia làm hai phe: “cuốn chiếu” để bảo toàn lực lượng, tức rút lui chiến thuật, nên theo đường Bốn hay đường Ba ???
      Tuy nhiên tính toán là một chuyện, nhưng thực hiện được hay kô lại là chuyện khác. Chả khác gì Võ đại tướng thừa thắng xông lên, tính phát huy chiến thắng trên ở vùng thượng du biên giới, cho đại binh đánh thắng luôn xuống vùng trung du để uy hiếp Hà Nội, nhưng thất bại ở mặt trận Vĩnh Phúc sau này. Giáp thất bại bởi nóng vội, chứ thực ra ông ta đã đi đúng theo thế cờ của Mao là từ du kích chiến sang trận địa chiến hay vận động chiến để dành dân chiếm đất, và cuối cùng là tổng tấn công (general offensive) đánh bại đối phương kô còn manh giáp !
      Trái lại 25 năm sau, CS đã đại thành công, khi Thiệu quyết định rút lui chiến thuật, bỏ Tây Nguyên vào đầu năm 1975 !

      Đã gọi là chiến dịch thì bao gồm nhiều trận đánh lớn nhỏ, cho nên đôi bên tung ra những chiêu thức mạnh bạo nhất. Dĩ nhiên tổn thất đôi bên sẽ rất lớn, rất tiếc là phía CS đã dấu kín, hay có công bố cũng không thành thật.
      Phía Pháp đã phải công nhận họ thất bại nặng nề nhất từ xưa đến lúc đó, bởi quá chủ quan khinh địch. Họ không ngờ Việt Minh lại trưởng thành mau lẹ đến thế ! Để cứu vãn tình thế, một mặt họ cử đại tướng De Lattre de Tassigny qua Đông Dương nắm toàn quyền hành động (từ hành chính đến quân sự), mặt khác cử người đi cầu viện Mỹ. Chính danh tướng De Lattre cũng phải qua Mỹ tường trình ít lâu sau khi nắm quyền ở Đông Dương, để mong Mỹ trợ thủ chẳng những về tài chính, mà cả vũ khí tân kỳ (máy bay, trực thăng, bom săng đặc napalm ..) nhiều hơn nữa.

      Theo tôi đó vẫn là một UNLEARNED LESSON, bởi họ lại phạm phải sai lầm còn nghiêm trọng hơn nữa ở Điện Biên Phủ vào năm 1954. Họ tưởng dụ địch vào bẫy, ai dè VM lại tương kế cho Pháp vào xiếc. Pháp cay cú, đã cho tập trung hầu hết mọi quân tinh nhuệ vào lòng chảo ĐBP để bày cuộc cờ người, nhằm “nắn gân” đám quân tướng phe kháng chiến Việt Minh. Không dè quân tướng của họ lại bị pháo bày của VM tiêu diệt không thương tiếc; thêm vào đó là chiến thuật thí quân qua trò đánh biển người, hay nói rõ hơn chiến thuật “tiền pháo hậu xung” của Mao, đã khiến Pháp thua cả về quân sự lẫn chính trị ở đó.

      Chuyện này không lập lại ở miền Nam sau này, bởi hỏa lực của phía Mỹ quá mạnh, vũ khí tân kỳ hơn nhiều (chẳng hạn mìn chống biển người Claymore, B-52 …; yểm trợ không quân không bị giới hạn bao nhiêu bởi thời tiết hay phòng không CS …) Điển hình như trận Khe Sanh năm 1968, được coi là một “ĐBP thứ hai”. Lính Mỹ đã giữ vững được cứ điểm trên, mặc dù sau này họ cũng phải rời bỏ nó. Họ bị thiệt hại nặng, nhưng cũng gây cho đối phương những tổn thất hơn nhiều lần về nhân mạng ! Mỹ thắng về chiến thuật, thua về chiến lược, bởi kô kiểm xoát được đường mòn Hồ Chí Minh như mong muốn qua cái gọi là “hàng rào điện tử Mc Namara” !

      wikipedia:

      Sở dĩ Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh được mệnh danh là “Trận Điện Biên Phủ thứ hai” vì giữa hai trận đánh này có những điểm tương đồng:

      Thứ nhất, cả Khe Sanh và Điện Biên Phủ đều tiếp giáp với biên giới Việt – Lào. Khe Sanh cách biên giới Việt – Lào chừng 20km, còn Điện Biên Phủ chỉ cách khoảng 8km.

      Điểm tương đồng thứ hai là địa hình đều hiểm trở, khó tiếp cận. Chỉ có thể tiếp cận Điện Biên Phủ bằng đường không. Đối với Khe Sanh, ngoài việc tiếp cận bằng đường không, còn có thêm cách tiếp cận bằng đường bộ thông qua Đường 9.

      Về tính chất của cả hai trận đánh lúc bấy giờ đã trở thành tâm điểm chú ý của báo chí và các cơ quan công luận khác. Đối với quân địch cả hai trận đều có bài học giống nhau, đó là sự thất bại.

      2/
      Tôi rất kính trọng và nể phục Trọng Đạt, bởi dù anh đã bảy bó, vẫn hăng say đào bới Việt sử hiện đại, để soi rọi đến tận cùng ngõ ngách.
      Anh đã tham khảo rất nhiều tài liệu, để viết nên những tiểu luận có giá trị cao. Cách viết của anh thật rõ ràng, rành mạch, đi thẳng vô trọng tâm, không rườm rà, không lạc đề (thường gặp nơi bài viết của ông Nguyễn Văn Lục).

      Tôi chỉ không đồng ý với anh ở một số lý luận, mà tôi cho là chủ quan & chưa toàn diện.

      Bá nhân bá tánh, anh TĐ đã nhiều phen phải chịu “búa rìu” của tôi.

      Đáng khen là anh thường không hề nổi giận hay nhụt chí khi bị công kích tời bời hoa lá cành :-). Ai nói gì thì nói, anh vẫn tiếp tục công trình khảo cứu của mình, rất lớp lang thứ tự, đầy tính khoa học.

      3/
      Như đã thưa tôi vốn kém tiếng Pháp, lại làm biếng khi góp ý, nên kô chịu tra cứu tới nơi tới chốn để phục vụ bạn đọc đàng hoàng.

      Trong góp ý trước, trích từ tài liệu của tác giả PHILIPPE FRANCHINI, tôi đã dịch mau đoạn này chưa thật chuẩn xác :

      * Le bilan des pertes matérielles est également très lourd: 400 véhicules, 3 peletons blindés, 8.500 fusils, 1.200 F.M., 940 mitrailleuses, 120 mortiers, 13 canons.

      * Bảng tổng kết tổn thất vật chất cũng rất nặng: 400 xe, ba binh đoàn thiết giáp, 8.500 súng trường, 1200 khẩu F.M., 940 súng liên thanh, 120 súng móc-chê, 13 đại bác.

      Tra cứu kỹ lại trong wikipedia, thì đúng ra tôi phải dịch khẩu F.M. là TRUNG LIÊN BAR; còn mitrailleuse là ĐẠI LIÊN, thay vì súng liên thanh, có nghĩa quá tổng quát (bao gồm tiểu liên, trung liên, đại liên …)

      wikipedia:

      - The Fusil mitrailleur modèle 1924 M29 was the standard light machine gun of the French Army from 1925 until the 1950s and was in use until 2000-2006 with the National Gendarmerie. It fires the French 7.5mmx54 round which is equivalent in ballistics and striking power to the later 7.62×51mm NATO (.308 Winchester) round. A robust and reliable weapon partly derived from the BAR action, the FM 1924 M29 soldiered on, practically without interruptions, for several decades.

      - A mitrailleuse (French pronunciation: ​[mitʁajøz]; from French mitraille, “grapeshot”) is a type of volley gun with multiple barrels of rifle caliber that can fire either multiple rounds at once, or several in rapid succession. The earliest true mitrailleuse was invented in 1851 by Belgian Army Captain Fafschamps, 10 years before the advent of the Gatling gun. It was followed by the Belgian Montigny mitrailleuse in 1863. Then the French 25 barrel “Canon à Balles”, better known as the Reffye mitrailleuse, was adopted in great secrecy in 1866.
      (…)
      In modern French, mitrailleuse is the word used for machine gun (súng máy), including modern full automatic weapons.

      Thân ái,
      Lão Ngoan Đồng

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Xem kỹ lại vẫn còn sạn, xin nhât sạn tiếp:

        1-
        súng móc-chê còn gọi là súng cối.

        wikipedia:
        A mortar is an indirect fire weapon that fires explosive projectiles known as (mortar) bombs at low velocities, short ranges, and high-arcing ballistic trajectories. It is typically muzzle-loading and has a barrel length less than 15 times its caliber.
        Most modern mortar systems consist of three main components: a barrel (nòng súng), a base plate (bàn tiếp hậu), and a bipod (càng hai chân).

        2-
        peletons blindés = chi đội thiết giáp.
        Ann Trọng Đạt tra cứu từ quân sử, đã dùng từ ngữ chính xác nhất.

        3-
        Có một chuyện vui tôi nhớ mãi từ bé đến giờ.

        Số là lúc học sinh, đọc truyện viết mỗi ngày trên báo, có đoạn kể về đời sống quân trưởng của sinh viên sĩ quan Đà Lạt. Có anh chàng sinh viên sĩ quan được người yêu đến thăm, đã “tranh thủ” làm tình ở thế đứng !
        Bạn bè khi đi kích đêm hỏi thăm, anh ta trả lời vắn tắt là, “bắn súng cối không càn bàn tiếp hậu” :-) !

        Cách vì von so sánh này thật sống động, rất tếu, đúng là tinh nghịch của đám thanh niên có học thức, đang học làm lính ở quân trường.

  8. CẢ ĐẪN says:

    Người Mỹ và vết xe đổ của người Pháp : CẢ ĐẪN NGHĨ : Nếu bảo rằng Mỹ lại đi vào vết xe đổ của Pháp thì e rằng hơi ” cường điệu ” chúc chúc ! Vì rằng có đời thuở nhà ai xe cứu thương Ăm-bu-Lăng lại nhè vào vết xe tăng tầu bò đã bị đổ, xụp hố mà chạy không ? Tiêu đề này giá để dành cho Trung Quốc thì hay quá : ” Trung Quốc và vết xe đổ của các Triều đại nhà Hán “. Trong trường hợp này, so sánh làm sao ” xe Pha’p ” với ” xe Mỹ ” được, xe Pháp là xe ăn cướp ( thực dân bất chánh ? ) còn xe Mỹ là xe đi cứu nạn ( cộng sản độc tài, chánh đáng ? ) . Chung cuộc luật đời chánh bao giờ cũng sẽ thắng tà, hiện tương đang hiện dần ra trước mắt ta sao ai chẳng thấy ? ! Còn chuyện TT Ngô đình Diệm chỉ như là kỳ đà cản mũi xe cấp cứu thì phải bị dẹp bỏ thôi,đó là lẽ đương nhiên , chỉ thương tiếc cho một tinh thần ái quốc không nhận chân được thế cờ quốc tế ! Với các chính phủ sau của miền Nam chỉ là quân cờ có cớ cho Mỹ đem quân rầm rộ vào miền Nam, không phải đánh để chiến thắng cộng sản mà là đánh để lấy thế thượng phong mặc cả với công sản ( lôi kéo Trung Quốc vào phe ta, mission accomplie, xong rồi thì phải từ từ mà rút ra chứ tháo chạy chỗ nào , 30-4-1975 ? ) . Phải nói là Trung Quốc quá hố, thấy lợi trước mắt mà quên cái hại sau lưng, trao duyên nhầm Sở Khanh chơi thế chia để mà trị, dưới mắt Mỹ TQ chỉ là kẻ quẩn chân , kỳ phùng địch thủ của Mỹ mới là Liên-Sô, mới đáng nể, chứ không hề sợ ? Khỏi lo bị quẩn chân gây trở ngại, Mỹ mới tính chuyện làm xụp đổ khối cộng ( công của Đức Giáo Hoàng John Paul II và TT Reagan ) . Hạ đo ván đối thủ xong, bây giờ Mỹ mới lộ rõ bộ mặt Sở Khanh, quay lại đi với Nga để dứt điểm hạch tội kẻ quẩn chân ! Mỹ đương chơi như thế nào đó mới là chuyện hấp dẫn đáng bàn hơn là kể chuyện xưa cũ, nhàm chán !? Như TQ lại quậy phá quẩn chân tại Thái Bình-Dương, để rồi bị vây hãm tại Biển Đông, Cấm cửa tại Trung-Đông sau khi ” quốc tế” dẹp loạn Syria, Issarel thanh toán Iran xong, Mỹ sẽ ngang nhiên kiểm soát sự mua bán đổi chác dầu nhớt toàn vùng Vịnh của các ông vua con Ả-Rập , ở đấy mà thậm thụt đổi chác với gian thương nữa . Ta hãy kiên nhẫn chờ xem ” Hạ hồi phân giải ” !

  9. Cám ơn Lão ngoan đồng says:

    Trong chiến tranh cổ điển bên nào nhiều vũ khí nhất là hỏa lực thì sẽ thằng, thường là như vậy, hỏa lực có nghĩa cụ thể là số đạn súng lớn được xử dụng
    Tại Điện biên Phủ Pháp không ngờ Việt Minh được Trung cộng cung cấp nhiều đạn pháo mặt đất và pháo phòng không đến thế, tổng cộng sau 2 tháng bao vây Việt minh đã rót xuống lòng chảo ĐBP 200 ngàn quả pháo lớn đủ các loại , 200 ngàn quả thì trời cũng sập
    Ngay hai ngày đâu 13-15/3/1954 Việt Minh đã pháo sập hai tiền đồn phía Bắc ĐBP khiên Pháp kinh ngạc
    Nếu không có viện trợ của Tầu đỏ thì VM còn lâu mới thắng ĐBP

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa anh,

      Tôi phải cảm ơn anh đã kiên trì cung ứng thật hay các tiểu luận giá trị cao. Tôi đánh giá cao các bài viết của anh, cũng như kính trọng cá nhân anh, qua các nhận định vừa mới viết trong phần hồi âm cho anh LeQuocTrinh.

      Bàn về trận Điện Biên Phủ hay các trận đánh quan trọng khác của Việt Minh kể từ năm bản lề 1950, tôi phải thú nhận một điều, như từng thưa với anh và thân hữu qua “meo”:

      1/
      Việt Minh là ai ? Chính là các người Việt, trong đó đa phần chỉ là những người yêu nước thuần túy, muốn đánh đuổi quân xâm lược dành độc lập tư do cho đất nước và dân tộc !

      Họ là gia đình họ hàng quyến thuộc, bạn bè quen biết, hàng xóm láng giềng của tôi của anh của chị của cô, dì chú bác ….

      Đa phần cán bộ VM (cấp dưới) không phải là CS, mà chính là TẦNG LỚP RƯỜNG CỘTQUỐC GIA ! Nói khác đi ho là các học sinh, sinh viên, thanh niên, trí thức, văn nghệ sĩ trẻ tuổi, đi theo tiếng gọi của kháng chiến chống thực dân Tây.
      Tôi có hai ông cậu ruột, là học sinh trung học ở Hà Nội, đã lần lượt đi theo Việt Minh vào các năm 1945 và 1946. Lẽ ra một ông bác cũng là học sinh, lẽ ra cũng theo VM, nhưng do vận mạng, nên đến mấy lần “lỡ hẹn với cách mạng” (đến hẹn nhưng không thấy lên, bởi ko có giao liên đến đòng dắt đi; lần khác ngủ quên mất giờ hẹn …) !

      Tuổi trẻ, nhiều nhiệt huyết, có những người có học thức cao (chẳng hạn như con hùm xám Đặng Văn Việt của trận Đường Quốc lộ 4 năm 1950 chẳng hạn), nên đại đa số đã trưởng thành rất mau lẹ trong máu lửa của một cuộc chiến tranh trường kỳ gian khổ.

      Cũng nói thẳng nói thật ở đây, không thiếu gì kẻ đã không chịu nổi gian khổ, nên đã “dinh tê về thành”, kiểu như Phạm Duy ! Vợ trẻ mang bầu con đầu lòng, nên sau nhiều ngày tháng trèo đèo lội suối tham dự đại hội văn nghệ toàn quân ở chiến khu Việt Bắc, thấy có phần không hợp khẩu vị cho lắm, nên ông PD đã theo trực giác, cũng như đạt được sở nguyện là lấy được vợ đẹp, dễ thươg, nên dzọt tức thì khi kháng chiến bước vào giai đoạn quyết liệt, năm ăn năm thua !

      Xin lôi những người ở lại thành, khu vực Pháp kiểm soát, rồi đi lính trong cái gọi là Liên Hiệp Pháp, thường là kẻ ….. Đa phần tướng lãnh phe quốc gia nằm trong cái lò này. Không ít kẻ từng theo kháng chiến rồi dinh tế với nhiều lý do khác nhau.

      Tựu trung, dù ở phía đối nghịch, họ vẫn kính trọng hơn là căm thù đối phương. Điều này ta có thể thấy rõ qua phản ảnh của đại úy Kiều Duy Vĩnh, khi ông thả một tự do một cán bộ Việt Minh và chỉ chút xíu nữa là ông đổi ý đi theo người này luôn vô chiến khu.
      Kiều Duy Vĩnh vốn là một dissident nổi tiếng, quá cố được một hai năm nay. Ông là bạn tù ở Cổng Trời với Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên, Văn thợ mộc, một số linh mục Kitô giáo nổi tiếng gan lỳ chống Cộng tới chết !

      2/
      Việt Minh trong những năm cuối thập niên 40 đã được học tập và cả huấn luyện ở tại các trung tâm huấn luyện quân sự trên đất Tàu. Còn CS Tàu phải nói họ thừa kinh nghiệm về quân sự qua những đụng độ liên miên từ thời chống phát xít Nhật, cho tới thời nội chiến Quốc Cộng ! Cuối thập niên 40 họ đang thắng thế trước quân tướng của Tưởng tổng tài, nên đã rảnh tay có kế hoạch bành trướng thế lực ra ngoài nước Tàu, như đã bàn luận ở trên với LeQuocTrinh.

      Nói tóm tắt, sư phụ Tàu cộng dốc túi truyền nghề cho đệ tử Việt Minh, lại cho thêm bửu bối thu lượm được (như chiến lợi phẫm thu được từ phía quân Tưởng). Chưa hết lại cho cố vấn đi qua kềm kẹp cho chắc ăn.
      Đệ tử VM sáng dạ, chịu khó học, như đã thưa ở trên, cho nên sau đó đã nhanh chóng có những thử lửa ở cấp tiểu đoàn hay đại đoàn (sư đoàn) trước Trận Cao Bắc Lạng 1950.

      3/
      Pháp thua ở hậu phương, chả khác gì Mỹ sau này. Lý do thì ai cũng biết rõ là Phong trào Giải thực đang thắng thế, đến chính Mỹ cũng phải cổ vũ, nên ban đầu đã chần chừ và giới hạn những giúp đỡ trước các van nài khẩn thiết của Pháp. Thực ra Mỹ đang muốn hất cẳng Pháp để trực tiếp be bờ phòng thủ từ xa cho chính mình, qua con bài Ngô Đình Diệm sau này !

      Nhìn cho kỹ ta thấy các thành viên theo Kháng chiến Việt Minh là tầng lớp thanh thiếu niên theo tân học, tức hấp thụ được nên văn minh phương Tây, thay cho lớp đàn anh đàn cha đàn chú với cái học cổ lỗ sĩ là Hán học .. Nói khác đi họ là sản phẩm của nên văn minh phương Tây, và giờ đây họ đang ứng dụng “gậy ông đập lưng ông” !
      Vâng nơi họ là hiện thân của các giá trị nhân bản nhất của nên văn minh văn hoá Pháp quốc nói riêng và nhân loại nói chung qua motto của chính người Pháp : ÉGALITÉ, LIBERTÉ, FRATERNITÉ :-) !

      Đúng như CS tuyên bố: họ là “lương tâm nhân loại, trái tim loài người” !
      Nên nhớ kỹ lúc đó CS còn dấu kín mặt mũi, nên ko thiếu gì người “tay nhúng chàm” !

      (còn tiếp)

      • Lão Ngoan Đồng says:

        4/
        Cái thua của thực dân Pháp, rồi đế quốc Mỹ chả phải chỉ ở Việt Nam, mà còn ở những nơi khác trên thế giới, theo tôi đó là do KHUYNH HƯỚNG THỜI ĐẠI !

        4.1/
        Với người đám thực dân phương Tây, điển hình như Anh, Pháp, Hòa Lan, Bỉ …. thì sau thế chiến hai PHONG TRÀO GIẢI THỰC lên đến cao điểm nhất. Phong trào này được người Mỹ ủng hộ, theo tôi có nhiều lý do ở trong:

        - một là, Mỹ là một nước lớn ở xa lục địa già Âu châu, trước thế chiến đã quen sống biệt lập ở châu Mỹ. Do Thế chiến Một, họ mới can thiệp vào Âu châu vào những năm cuối cuộc chiến. Tương tự như thế ở Thế chiến Hai. Trong cả hai trận đại chiến, Mỹ đều chiếm thế thượng phong, bởi xứ sở không bị trực tiếp dính tới chiến tranh, nên chẳng những còn nguyên vẹn, mà lại phát triển mạnh, nhất là ở sau thế chiến Hai.
        Cái tính bá quyền đã nổi lên, Mỹ nuôi tham vọng làm bá chủ, hay ít ra chia thế chân vạc với hai cường quốc ở Âu châu là Anh và Liên Xô. Điều này thể hiện rõ nét ở những hội nghị quốc tế tay ba giữa tổng thống Mỹ Rosevelt, thủ tướng Anh Churchill và chủ tịch LX Stalin (gạt bắn lãnh tụ kháng chiến Pháp De Gaulle qua một bên).
        Dù là đồng minh với Anh, nhưng Mỹ vẫn ở thế thượng phong, kiếm cách bẻ càng dần Anh cả Pháp lẫn các đồng minh khác như Hòa Lan, Bỉ … qua chủ trương giải thực nói trên

        - hai là, Mỹ cũng qua kinh nghiệm ở Châu Mỹ La Tinh, thấy rằng chủ trương chiếm đất chiếm dân đặt nền móng đô hộ đã lỗi thời. Phải thay đổi chiến lược toàn cầu bằng trò mới, là dựng nên những chính phủ (bù nhìn) thân với mình, lệ thuộc vào mình càng nhiều càng tốt !

        wikipedia
        Các thuộc địa Tây Ban Nha giành được độc lập trong khoảng những năm 1804 và 1824, Simón Bolívar và José de San Martín là những người lãnh đạo phong trào. Bolívar là tướng quân dẫn đầu cuộc Nam tiến trong khi Jose de San Martín đã đưa quân bản bộ của mình tiến dọc theo dãy Andes, và hội quân với tướng Bernardo O’Higgins tại Chile. Và từ Chile, các ông lại tiếp tục Bắc tiến sau khi đã tập trung được lực lượng. Hai cánh quân cuối cùng đã liên thủ được với nhau tại Guayaquil, Ecuador khi họ đụng đầu với cánh quân của Hoàng gia Tây Ban Nha. Cánh quân Hoàng gia này bị đánh bại và buộc phải đầu hàng.

        Tại Brasil, thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, chính Dom Pedro I, con trai của vua Bồ Đào Nha Dom Jõao VI, là người tuyên bố “Brasil độc lập” vào năm 1822. Ông này trở thành hoàng đế đầu tiên của Brasil. Hành động của Dom Pedro I nhận được sự chấp thuận của Hoàng gia Bồ Đào Nha.

        Dẫu cho Bolivar đã cố gắng kêu gọi và có những hành động nhằm nhất thể hóa về chính trị đối với những khu vực nói tiếng Tây Ban Nha mới giành được độc lập, nhưng sự kì khu của ông hầu như không có kết quả. Các khu vực này nhanh chóng tuyên bố độc lập, tham gia vào các cuộc cạnh tranh lẫn nhau và phần lớn đều giải quyết bằng bạo lực. Các cuộc chiến nổi tiếng trong quãng thời gian này là cuộc Chiến tranh Đồng minh Ba nước và Chiến tranh Thái Bình Dương.

        Một vài quốc gia mới giành được độc lập trong thế kỉ 20:
        Quốc gia Nước từng chiếm đóng Năm độc lập
        Trinidad và Tobago Anh Quốc 1962
        Suriname Hà Lan 1975
        Guyana Anh Quốc 1966

        Riêng lãnh thổ Guyane thuộc Pháp vẫn duy trì trạng thái chính trị là một phần nằm trong nước Cộng hòa Pháp, và mới đây lãnh thổ này là nơi mà Cơ quan Không gian châu Âu (European Space Agency) đặt một trong những trạm không gian chính yếu của họ – trạm Centre Spatial Guyanais.

        [hết trích]

        - ba là, trong và ngay sau thế chiến Hai, dân chúng ở các nước thuộc địa ở khắp nơi đã nhận thức thật rõ ràng được nhiều điều thực tế. Chẳng hạn, các ông chủ thuộc địa như Anh, Pháp, Hòa Lan … đã bị hai nước trong phe Trục là Đức và Nhật quần thảo cho tơi bời hoa lá !

        Những người đứng lên chống các nhà nước thuộc địa hay bảo hộ là thế hệ trẻ dân bản địa, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Có những người còn được du học tại chính quốc. Khi về nước, điền hình như ở ta có ông cử nhân Vật Lý Nguyễn Tường Tam tức nhà văn hào Nhất Linh, du nhập thật nhiều những giá trị văn minh tiến bộ nhất của phương Tây về mọi lãnh vực (nào là công bằng, bác ái, huynh đệ, hòa bình ….). Chính họ đã sẵn sàng “đào mồ” chôn cái gia tài văn minh văn hóa lỗi thời đầy u buồn cũ, để lên đường làm một cuộc cách mạng, đi theo chiều hướng văn minh văn hóa phương Tây !

        Cũng phải nói không ít người dân mẫu quốc lại ủng hộ cuộc tranh đấu dành độc lập của dân bản xứ, nhất là những người theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và CS!

        - bốn là, tâm trạng chán chường chiến tranh thời Hậu chiến, làm nổi bật lên Phong trào triết học Hiện Sinh, được dẫn dắt bởi đại triết gia Pháp Jean-Paul Sartres. Ảnh hưởng mạnh tới các Phong trào của giới trẻ phương Tây sau này, như phong trào Beatnik ở thập kỷ 50-60, tiếp nối là Hippies 60-70 … có motto phản chiến nổi tiếng “make love not war” !

        4.2/
        Tiến hóa loài người nên tìm ra chẳng những các phát minh khoa học kỹ thuật, mà còn cả về nhân văn, như các giá trị đạo đức, điển hình nhất là nhân quyền, sự bình đẳng nam nữ …

        Các cuộc cánh mạng Khoa học Kỹ thuật làm thế giới bé nhỏ lại, trái đất gần như phẳng, các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, nên kính trọng rồi tôn trọng nhau nhiều hơn nữa. Dân da màu không còn cảm thấy lép vế trước dân da trắng, mà trái lại “Black is Beautiful” chẳng hạn ! Người ta còn bắt chước nhau làm đẹp, như kiểu bắt chước dân Ấn Độ đeo khuyên ở mũi, rồi đi xa hơn cùng khắp thân thể, kể cả ở nơi kín đáo nhất của con người ! Rồi sâm mình loạn cào cào …

        Nhân quyền, nam nữ bình quyền … trở nên phổ quát (universal) !
        Tiến bộ hơn nữa là sự ra đời của Toà án Hình sự Quốc tế, để xử tội các tội phạm chiến tranh khi bị cáo buộc là phạm tội diệt chủng (genocide).
        Dĩ nhiên trong buổi bình minh ban đầu còn nhiều hạn chế, chả khác gì các định chế quốc tế khác, như Hội Quốc Liên, rồi Liên Hiệp Quốc … Nhưng chí ít chứng tỏ nổ lực hướng thiện của con người. Biết rõ là “Nhân chi sơ tính bản ác”, cho nên phải tìm đủ mọi cách mà ngăn ngừa, diệt trừ mầm mống cái ác để hướng thiện !

        4.3-
        Một điều quá rõ ràng đến hiển nhiên, dù anh có văn minh hiện đại cách chi, và to lớn vĩ đại về đất đai, dân số, tài nguyên…, là siêu cường quân sự đi nữa, anh cũng không thế chiến thắng một nước, một dân tộc nào đó trên thế giới, trong thời đại hiện nay.
        Quá nhiều bằng chứng để kể ra không hết ở đây.
        Ta thấy ở xứ mình nhé, Trước tiên là Tàu rồi tới Tây sng tới Mỹ, cũng chả áp đặt nổi ách cai trị trên ta. Chính ta, thời CS cũng chả làm gì được nước Miên bé nhỏ bên cạnh, cho dù nước này đã bị tan nát thời Khmer Đỏ !
        Chẳng cứ gì ta mà đế quốc đỏ LX đã tan vỡ thành nhiều mảnh vụn; đế quốc đỏ Tàu cũng đang có nguy cơ tan vỡ tương tự, bởi quá nhiều xung đột về sắc tộc, tôn giáo, nhất là mặt xã hội, do chênh lệch giầu nghèo, do bất công của thế chế độc tài, do căn bệnh tham nhũng thâm căn cố đế từ bao ngàn năm qua và ai cũng rõ một điều là “quan nhất thời, dân vạn đại”, nhưng lòng tham không đáy khiến con người ta mờ mắt. Các kẻ cầm quyền đang tự đào hố chôn chính mình.
        Đó là một trong nhiều lý do khiến cho đế quốc vĩ đại nhất đã bị tiêu diệt trong lịch sử loài người !

        Xin tam trao đổi với anh nơi đây một số ấp ủ trong đầu của tôi từ lâu, nhân qua đây thử trình bày thật “loạn xạ” vì còn đang ở dạng sơ khai (primitive) nhất.

        Mong được sự chỉ giáo thêm của các bậc thức giả bốn phương trời.

        Kính bái,
        LNĐ

  10. điên cái đầu says:

    Dâm tiên nói
    “Cứ mỗi lần phải tò mò đọc ông Trọng Đạt, xem ông tiến bộ ra sao,mà thấy nhức đầu”
    Nhưng xem ý kiến của Dâm tiên thì chỉ muốn điên cái đầu

    • DâM TiêN says:

      Này ơi, Trọng Đạt nói ri rà: CSVN thắng tại ĐBP là nhờ Tàu Cộng. Dâm Tiên thêm vô
      chút mắm, nhá : CSVN thắng, phần lớn là do Mỹ …tặng cho đấy.
      Như sau: Mỹ nói cùng Navarre, anh cứ đem quân đóng trong…lòng chảo, cuvette, dụ
      cho mấy sư đoàn 304, 308, 320 và Sư Pháo ..bu quanh như đàn ruồi bu quanh dĩa
      mật ngọt, rồi tớ sẽ cho B.29 rải thảm lửa đốt cháy mấy sư đó, cho xong, mà ông toubib
      Cường dịch ra tiếng nhà thuốc là une fois pour toutes!

      Ít ra Navarre cũng là tướng, sao lại mang quân phòng thủ Bắc Việt ra cái lòng chảo phi
      chiến thuật, cách xa Hanoi 300 cs theo đường chim bay, mà làm cái rì… nếu không tin vô
      thảm lửa do B29 kia ?

      Sau này, DâM tui đọc một tờ báo Mỹ, ghi ri rà : Giờ chót, Mỹ cáo lỗi cùng Pháp Navarre,
      phi cơ B-29 của “tao” bận huấn luyện, nên không tới được, nhá.

      Pháp thua ĐBP cũng như VNCH thua 1975, đều do cơ mưu của Sam ráo trọi, nhằm
      lấy cái…thua đó mà hướng tới Trung cộng, chia Nga Hoa ra, mà hạ Nga… À ơi…
      (Viết tặng ông Trọng Đạt. Xin miễn gởi check cho Dâm tiên; biếu không đó!)

Leave a Reply to DâM TiêN