Khai mạc “Triển Lãm Thuyền Nhân Việt” tại Úc: Vắng vẻ!
Theo như thông tin gửi qua email đến tôi cách nay gần 1 tháng từ ông Nguyễn Quang Duy (Melbourne) thì từ thứ năm, 19/09/2013 sẽ diễn ra cuộc Triển Lãm Thuyền Nhân Việt (TLTNV) tại thư viện thành phố Liverpool, New South Wales, Australia.
Thư viện Liverpool sẽ là bất ngờ đối với bạn đọc người Việt vì tại đây có hàng ngàn cuốn sách tiếng Việt nhiều thể loại: Văn học, tiểu thuyết, sách chính trị, hồi ký, bút ký, ẩm thực, phong thủy, tôn giáo vv.., đặc biệt là có nhiều đầu sách quý hiếm từ thời Việt Nam Cộng Hòa… Đây cũng là một biểu hiện tôn trọng sự đa văn hóa của chính phủ Australia.
Mặc dù tôi thường đọc sách tại thư viện Liverpool, nhưng lúc 11 giờ trưa ngày 19 vừa qua tôi đã không đến đó để tham dự cuộc khai mạc triển lãm vừa kể vì nhiều lý do, nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất là vì tôi cố ý tránh tiếp xúc với Cộng đồng Người Việt tị Nạn để tránh bị hiểu lầm là tôi “thích xuất hiện trước cộng đồng”…
Một điều khá buồn là hôm sau, tức ngày 20/09/2013 tôi đến thư viện Liverpool xem cuộc triển lãm TLTNV, đợi mãi đến khoảng hơn 11 giò trưa thì nhân viên mới mắc xong điện sáng cho phòng trưng bày này, như vậy là hôm trước chỗ đó không đủ ánh sáng vì phòng được thiết kế bên cánh gà.
Nói “trưng bày” là vì cuộc triển lãm rất nghèo nàn, phòng chỉ rộng khoảng trên dưới 10m2, được ghép tạm bằng những tấm ngăn mỏng, chỉ có khoảng dưới 20 tấm hình khổ trung bình chụp một số cảnh thuyền nhân (chủ yếu là cựu thuyền nhân thăm lại trại tị nạn cũ) và một số hình ảnh trùng tu mộ phần của những trại viên tị nạn xấu số năm nào tại một số nơi ở Indonexia, Malaysia…
Cho đến chiều ngày 20/09/2013 trong sổ visit của thư viện đặt cạnh phòng trưng bày mới chỉ có 11 người ghi tên ghé thăm (tôi là người thứ 11).
Đây là một thiếu sót rất lớn về khâu vận động tổ chức của những người Việt. Họ cần cung cấp cho chính phủ Úc nhiều hơn những hiện vật và hình ảnh của thuyền nhân Việt, nhất những thành tựu của thuyền nhân Việt sau khi đến bến bờ tự do và vai trò của họ trong xã hội Úc hiện nay. Vì cho đến mãi mãi, trong lòng người Việt tị nạn Cộng Sản, họ vẫn là những thuyền nhân…
Tuy tôi không được chứng kiến cuộc khai mạc nhưng chắc chắn nó chỉ diễn ra trong lặng lẽ vì thư viện vốn là nơi không thể ồn ào. Đây có vẻ cũng là một lựa chọn không hợp lý về địa điểm dành cho một cuộc triển lãm đặc thù cần được quảng bá rộng…
Một số hình ảnh về cuộc trưng bày:
© Lê Nguyên Hồng
© Đàn Chim Việt
“Sydney (Australia), 08.10.2013.
Gửi đến:
- Ban Biên tập Đàn Chim Việt
- Tác giả Lê Nguyên Hồng
Lẽ ra, quý vị đã không nhận được bài phản hồi này. Thường khi, tôi vẫn coi những chuyện “lời ra tiếng vào” không chính đáng trong sinh hoạt cộng đồng là “cơn bão trong tách trà”, cũng có sóng sánh vài giọt trên vành nhưng chẳng gây ra ảnh hưởng nào. Thời gian luôn là một trọng tài công bằng và nó sẽ trả sự thật lại cho sự thật.
Nhưng lần này là một ngoại lệ, sau khi tôi đọc bài Khai mạc “Triển lãm Thuyền nhân Việt” tại Úc: Vắng vẻ! của tác giả Lê Nguyên Hồng mà quý vị đăng lại. Lý do: Từ bài viết sai lạc nhiều sự kiện (factual errors) và kết luận hồ đồ này, độc giả – nhất là những người ở xa – có thể bị gieo vào đầu những thông tin bị uốn nắn theo chủ ý của người viết, dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc về tình hình sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở Úc.
Hơn nữa, tôi mong đợi một sự đối xử công bình cho những người tự nguyện (volunteers) đã hy sinh công sức rất nhiều trong cuộc triển lãm này. Họ là những người “làm mà không nói” bỗng trở thành nạn nhân của truyền thông bóp méo bởi những người “nói mà không làm”. Tôi thành tâm hy vọng rằng, vì tính liêm chính trong thiên chức truyền thông, quý vị hãy cho họ một tiếng nói (dù chỉ là tiếng nói tự vệ) để phần nào xoa dịu sự tổn thương một cách vô cớ mà họ đang gánh chịu và để họ còn niềm tin mà tiếp tục “ăn cơm nhà, vác ngà voi”.
Trong bài phản hồi, tôi xin được đăng lại toàn văn bài viết của tác giả Lê Nguyên Hồng, kể cả lỗi chính tả và văn phạm (phần in chữ đứng) và trình bày từng điểm mà tôi biết rõ (phần in chữ nghiêng) với tư cách một người liên lạc giữa Ban Tổ chức Úc và các thiện nguyên viên người Việt trong cuộc Triển lãm “Vượt biên từ Việt Nam” tại Thư viện Liverpool City Library (NSW, Australia). Tôi cũng gửi kèm vài hình ảnh để chứng minh cho những phản hồi của tôi.
Tôi không coi những lời phản hồi này là một cuộc tranh luận. Nó chỉ là việc “nói lại cho đúng” căn cứ trên những sự kiện có thật. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài phản hồi này. Tên thật và địa chỉ email của tôi ở cuối bài.”
(Ngưng Trích)
Ha Ha Ha!
Cái “Đồng Chí” LÊ NGUYÊN HỒNG này sanh ra và lớn lên ở Yên Bình, Yên Bái, gần Mù Cang Chải, ưới chân rặng Hoàng Liên Sơn, quanh năm sương mù bao phủ, người dân địa phương chủ yếu ăn măng nứa, mang tre quanh năm ngày tháng. Anh này là học sinh giỏi cấp tỉnh Yên Bái về mồn LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM – Còn lại đối với thế giới tự do thì anh này mới mở mắt khi vào Sài gòn khoảng sau năm 2000 thôi,
Nhưng các cụ ta ngày xưa vẫn thường nói “Điếc hay ngóng, ngọng hay nói” Và anh này thi thoảng cũng hay sánh dùng Tiếng Ăng Lê lắm, nhưng mà là loại Ăng Lê Mù Cang Chải – Tội nghiệp cho con cháu của Boác Hồ quá đi thôi! Dù sao quay đầu thì thấy bờ rồi đó! Cố lên!
Hình ảnh người Việt tỵ nạn đã bị hoen ố khi đám bầy đàn con cháu Boác ồ ạt kéo sang,với những tệ nạn buôn người,trồng cần sa,rửa tiền đã làm cho những cảm tình của dân bản xứ thay đổi.Những phóng sự truyền hình gần đây đã thẳng thừng chỉ mặt những toà Đại sứ,Lãnh sự quán Vc là những đầu mối của việc buôn người,trồng cỏ và rửa tiền.Loài Vẹm đi đến đâu,sự nhục nhã kéo lê đến đó.
Cám ơn anh Lê Nguyên Hồng. Tôi sống ở tiểu bang khác và chỉ giữ vai trò thông tin. Tôi cũng chưa nhận được bản tin hay bất cứ thông tin về ngày khai mạc. Tôi nghĩ bài viết rất cần thiết cho Ban Tổ Chức.
Chúc anh một cuối tuần vui vẻ.
Thân
Nguyễn Quang Duy
Anh Duy ơi:
Cái 8406 đi tới đâu rồi, cơ? Hỏi ” xách mé ” tí, bởi từng
nghe hai ngài Minh Chính, Thanh Giang… tuyên bố là
sẵn sàng “đối tác” với Cộng Phỉ An nam.
Ấy a, như vậy là ta chính thức công nhận CS rồi, nhỉ ?
Vậy là mèo hoàn mèo, ru mà ai ơi? Con gì kêu thế ?