WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ cậu Ba Thành đến chú Ba Tàu

Hồ Chí Minh- đề tài luôn gây tranh cãi và chia rẽ.

Hồ Chí Minh- đề tài luôn gây tranh cãi và chia rẽ.

 

Cậu Ba Nguyễn Tất Thành

Ngày 4 tháng 6 năm 1911. khi xuống tàu Amiral Latouche-Tréville tại bến Nhà Rồng Saigon để làm nghề phụ bếp, cậu thanh niên 21 tuổi tên Nguyễn Tất Thành, lấy tên trên tàu là Nguyễn Văn Ba muốn sang Pháp để tìm kế sinh nhai chớ chẳng phải đi tìm đường cứu nước như bọn công Sản Đệ Tam quốc tế và Cộng sản VN bịa đặt dựng lên hình tượng để tôn thờ. Không phải chỉ có Nguyễn Tất Thành mới đi tha phương cầu thực, mà trước đó, người cha của ông là phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, sau khi bị cách chức tri huyện Bình Khê (Qui Nhơn) vì tội giết người khi say rượu cũng đã lưu lạc vào Nam hành nghề bốc thuốc, được ông cử Hoành (cha của Lê Quang Uyển, thống đốc Ngân hàng thời VNCH) cưu mang cho đến khi mất năm 1929 ở vùng Cao Lãnh (mộ của Nguyễn Sinh Sắc sau nầy được CS trùng tu vĩ đại ở tỉnh Đồng Tháp).

Ngày 15 tháng 9 năm 1911, sau khi vừa đến nước Pháp, cậu Nguyễn Tất Thành đã gởi thơ cho Tổng Thống Pháp và Tổng Trưởng Bộ thuộc địa để xin vào học Trường Thuộc địa (École Coloniale) nhưng Pháp từ chối vì Thành chưa học hết bậc Tiểu học và muốn vào học trường nầy phải được Toàn quyền tuyển chọn tại Đông Dương. Ngoài bức thư xin nhập học với lời lẽ như: «Tôi muốn trở thành người có ích cho nước Pháp…», Nguyễn Tất Thành còn gởi sau đó một bức thư cho Khâm sứ Pháp tại Huế nhờ chuyển 15 đồng bạc Đông Dương cho cha với «giọng điệu hạ mình đối với người Pháp» (Sophie Quinn-Judge, dịch giả Diên Vỹ & Hoài An, tr. 39) và nhờ người anh tên là Nguyễn Sinh Khâm đang làm việc vặt ở Tòa khâm sứ nhờ xin một lần nữa với Khâm sứ.
Từ 1912 đến 1914, Nguyễn Văn Ba phiêu lưu trên những chuyến tàu viễn duyên với nghề phụ bếp và khuân vác trên tàu, khi thì dừng chân ở New York (1912) đi ở mướn, khi đến Boston làm bánh ngọt cho khách sạn Parker House.Từ 1914 đến 1919, trở lại tên Nguyễn Tất Thành, ông sống ở Luân Đôn, ban ngày làm phu hốt tuyết, ban đêm làm phụ bếp ở khách sạn Carlton. Khi trở lại Paris tháng 6 năm năm 1919, Nguyễn Tất Thành làm quen với các nhà tranh đấu nhân quyền là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền trong nhóm Người Annam yêu nước (Association des Patriotes annamites). Thành được nhóm Yêu nước giao nhiệm vụ đến Versailles để trao Bản thình nguyện của dân tộc Annam (Revendications du peuple annamite). Lợi dụng dịp nầy, Nguyễn tất Thành lấy tên của nhóm đổi tên của mình là Nguyễn Ái Quốc và từ đó cái tên nầy đã được sử dụng suốt 30 năm. Sau khi có Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành gia nhập, nhóm người Annam yêu nước đổi tên là nhóm Ngũ Long thì Phan Chu Trinh là người lãnh đạo tinh thần, Phan Văn Trường là người lãnh đạo đích thực, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh viết bài, Nguyễn Tất Thành cổ động bán báo, in truyền đơn.

LS, Nguyễn Văn Chức kể lại lời nói của ông Nguyễn Thế Truyền: Năm 1960, cụ Nguyễn Thế  Truyền ra tranh cử tổng thống tại miền Nam Việt Nam. Tôi có đi theo anh em báo chí đến nghe Cụ nói chuyện.

Khi đuợc hỏi  về những tài liệu viết bằng tiếng Pháp tại Paris ký tên Nguyễn Ái Quốc, nhất là bản Mémorandum gửi Hội Nghị Hoà Bình Versailles 1919, cụ Truyền  nói: Nguyễn Tất Thành chưa học hết tiểu học Pháp. Lúc đó ở Paris, nhóm chúng tôi mướn anh ta đi phân phát những  tài liệu đấu tranh bằng tiếng Pháp do chúng tôi viết. Anh ta đã nhận xằng mình là Nguyễn Le Patriot và nhận xằng mình là tác giả những tài liệu đó.(HCM, CXXXII).

Năm 1948, lợi dụng khi Nguyễn Thế Truyền bị đày ra Côn Đảo và các thành viên khác của nhóm đã chết, Nguyễn Ái Quốc đã gom tất cả các bài viết của nhóm để in thành «Hồ Chí Minh toàn tập» xem như tất cả bài viết của nhóm là bài viết của mình và 12 «toàn tập» nầy tái bản nhiều lần được xem như những tác phẩm vĩ đại mả sinh viên học sinh VN bao thế hệ phải đọc và học. Gian manh, lừa bịp, ăn cắp là bản chất của Hồ Chí Minh và đồng bọn..

Chính với cái bản chất gian dối nầy mà Hồ chí Minh là nhân vật duy nhất trên thế giới có đến 5 năm sinh khác nhau và 180 tên và biệt hiệu. Trang mạng Báo Điện Tử Đại Biểu Nhân Dân, trong bài «Tên gọi HCM có tự bao giờ » đã tự hào viết: «HCM đã dùng trên 180 bút danh, bí danh và mật danh khác nhau. Bí danh HCM xuất hiện từ năm 1940 dần trở thành chính danh luôn đi liền với tên nước VNDCCH » Trong số các bí danh trên, HCM đã sử dụng tên Trần Dân Tiên để viết tự truyện đánh bóng mình (Những chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch) và dùng tên T. Lan (là Thái Lan, bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai) để viết Vừa đi vừa kể chuyện. Hai quyển sách nầy được xem như hai quyển thánh kinh, mà các nhà viết sử trong nước và ngoài nước thường dùng để viết về HCM.

Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge trong Ho Chi Minh; the missing years 1919- 1949 đã nhận định là những tự truyện nầy gian trá, bịa đặt « tập hợp những khắc họa mờ ảo với những ngày tháng lộn xộn, thiếu hụt thông tin, xây dựng những huyền thoại về HCM chứ không phải là cuốn sách có giá trị lịch sử » (bản dịch, tr.20). Từ nhận định của học giả Sophie Quinn-Judge, chúng tôi nghĩ rằng người đọc các quyển tài liệu về HCM và đảng Cộng Sản VN viết bởi đa số các nhà nghiên cứu Tây Phương phải thật dè dặt vì những người nầy thường dựa vào tài liệu cấp hai cung cấp bởi tài liệu CS hay thiếu trung thực vì thiên Cộng hay ngây thơ trước những huyễn hoặc tài tình của CS. Chúng tôi cần nêu tên vài tác giả thuộc loại nầy : Jean Lacouture, Bernard Fall, Pierre Brocheux, Daniel Hémery, William J.Duiker…

Từ khi gia nhập đảng Cộng Sản Pháp năm 1920 cho đến tháng 3 năm 1946 trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cuộc đời Hồ Chí Minh chỉ là những năm tháng học tập, cải tạo tư tưởng dưới sự chỉ đạo của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Liên Xô và Trung Quốc. Với sự nhuộm đỏ chủ nghĩa Mát-Lê, Hồ Chí Minh đã đem về VN áp dụng những bài học sắt máu bạo tàn đã được nhồi nhét qua 25 năm trong các trung tâm huấn luyện. Bởi lẽ Staline là thần tượng của HCM mà Staline là người vô cùng tàn ác, đặc biệt rất thù ghét cha mẹ, do đó không lạ gì khi cầm quyền, HCM và đồng bọn đã tàn sát hơn 200 000 người trong cuôc cải cách ruộng đất (theo Nguyễn Văn Canh. Nông dân Bắc Việt những năm 1945-1970 ; tr.202), tàn phá hệ thống đạo lý gia đình, triệt tiêu trí thức và gây ra cuộc chiến Nam – Bắc giết hại hàng triệu người.

Giải thích vì sao cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Văn Ba khi xuống tàu sang Pháp để tìm kế sinh nhai rồi lại theo Cộng Sản và khi cầm quyền thích được xưng tụng là «Bác Hồ», bà Thụy Khuê đã viết: « Phần lớn những người tham gia chống Pháp, từ Nho học đến Tây học, đều học giỏi, nổi tiếng, nhưng đã gạt bỏ văn bằng sang một bên để dấn thân. HCM là một trường hợp đặc biệt, dù con quan nhưng sớm bỏ học, trình độ quốc ngữ kém, tiếng Pháp sơ sài, ông đã sống cực khổ, làm bồi bếp suốt quãng đời thanh niên từ 1911 đến 1919 trước khi tới Pháp. Tại Pháp cũng chỉ có 2 năm ở nhà Phan Văn Trường là khá, sau này khi ra Compoint, một khu nghèo thợ thuyền sống rất cơ cực, có mặc cảm sâu xa đối với bạn đồng hành, trí thức. Đó là lý do khiến Nguyễn Tất Thành theo CS, mặc dù ông chưa biết lý thuyết CS như thế nào. Sau nầy, khi lên cầm quyền, việc đầu tiên ông bắt mọi người phải kính nể gọi ông bằng bác. Đối với trí thức, ông dành cho họ mọi sự nhục nhằn mà ông đã gánh chịu trong suốt cuộc đời thanh niên » (Thụy Khuê. Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, tr.501).

Mặc dù được CS lừa bịp tôn vinh là cha già dân tộc, không vợ không con để làm cách mạng, nhưng thực tế Hồ Chí Minh là người vô đạo đức. Hồ Chí Minh sống chung ít nhất với 7 người đàn bà, không kể những thiếu nữ hộ lý. Khi ở Paris, lúc Nguyễn Tất Thành làm nghề rửa ảnh, ông sống với một đảng viên đảng CS Pháp tên là Marie Brière (1921) ; lúc ở Quảng Châu với tên Lý Thụy, ông kết hôn với Tăng Tuyết Minh (1926) ; lúc ở Hongkong và Moscou (1930-33), ông sống với Nguyễn thị Minh Khai (sau đó, năm 1935, Minh Khai kết hôn chính thức với Lê Hồng Phong). Ngoài ra lúc ở Moscou, ông cũng có liên hệ tình cảm với Vera Vasilieva, cán bộ Nga đặc trách tổ chức Cộng Sản Quốc Tế. Cuối năm 1940, Nguyễn Tất Thành đổi tên là Hồ Chí Minh về nước lần đầu tiên (1941) đóng ở Pắc Pó (Cao Bằng), ông sống với 2 nữ cán bộ trẻ là Đỗ thị Lạc, có một đứa con gái, và Nùng thị Ngác (sau ông cho đổi tên là Nùng thị Trưng, cử làm chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Cao Bằng). Theo nhiều nguồn tin, Nông Đức Mạnh là con của HCM với bà Ngác. Năm 1955 khi về Hanội, ông sống chung với Nông Thị Xuân có một con trai là Nguyễn Tất Trung, rồi âm mưu với Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn giết Nông thị Xuân vì bà Xuân đòi có đám cưới.

Blogger Huỳnh Tâm đã viềt về đời sống tình dục của ông như sau : «…Ông là người say mê mỹ nữ. Mỗi lần si tình một mỹ nữ, ông sáng tạo một bút hiệu và danh sách bút hiệu cứ thế tăng dần. Danh sách nầy là để giúp ông tưởng nhớ lại mỗi hương vị ân ái động đào ( Bên trong xác ướp HCM. Anle20’s blog). Thì ra, số tên và bút hiệu của ông lên đến con số 180 không phải chỉ liên quan đến hoạt động chính trị mà còn liên quan đến đời sống tình dục của ông.

Chính vì đời sống tình dục và những cuộc tình của ông có nhiều «vấn đề» khiến ông trở nên yếu hèn trước các đồng chí, nhất là với Lê Duẩn, làm ngơ cho các đồng chí lộng hành.

Theo Bill Hayton, phóng viên BBC ở VN, tác giả quyển Viet Nam: Rising Dragon thì: quyền lực thực sự nằm trong tay Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng Cộng sản, một người theo chủ nghĩa Staline thật tàn bạo Lê Duẩn đã dùng lực lượng an ninh để kiểm soát hoạt động của các nhà lãnh đạo khác và thi hành chiến lược chiến tranh toàn diện chống lại Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.Thắng lợi vào năm 1975 đã đưa ông Lê Duẩn nắm quyền nhưng với những hậu quả khủng khiếp. Trả thù và quản lý kinh tế yếu kém đã khiến đất nước bị cô lập và nghèo khó. Cái chết của ông vào năm 1986 đã mở đường cho một nước Việt Nam mở cửa. (BBC ngày 29/8/2013).

Chú Ba Tàu Hồ Tập Chương

Những tưởng «bác» được yên thân trong cái quan tài pha lê chờ ngày tan rữa, nào ngờ năm 2008, Hồ Tuấn Hùng, Giáo sư Đại học Đài Loan, trong quyển sách của ông tựa là Hồ Chí Minh sinh bình khảo đã công bố những tin tức «động trời ».Theo ông Hùng, Nguyễn Ái Quốc đã chết năm 1932 ở Liên Xô vì bịnh lao phổi và cái xác nằm trong lăng Ba Đình là của một người Trung Quốc tên Hồ Tập Chương. Ông giải thích là sau khi Nguyễn Ái Quốc chết, bà Vera Vasilieva người phụ trách bộ phận Việt Nam Quốc tế Cộng Sản đã đặt kế hoạch 5 năm cho Hồ Tập Chương, một người Tàu đến từ Đài Loan học tập cải tạo để biến thành Nguyễn Ái Quốc thay thế Quốc tiếp tục công cuộc xây dựng đảng Cộng Sản Việt Nam và cầm quyền cho đến khi chết. Trong 342 trang sách, Hồ Tuấn Hùng đã chứng minh bằng nhiều dữ kiện để phân biệt hai giai đoạn của cuộc đời Hồ Chí Minh:

1- Hồ Chí Minh thời kỳ 1890-1932 là Nguyễn Ái Quốc người Việt Nam

2- Hồ Chí Minh thời kỳ 1933-1969 là Hồ Tập Chương người Đài Loan.

Nói cách khác, Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh gồm 2 người nhân thân khác nhau: nửa đời trước là lãnh tụ cộng sản Việt Nam tên Nguyễn Ái Quốc, nửa đời sau là nhân sĩ Quốc tế cộng sản Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan.

Ngoài tập tài liệu của Hồ tuấn Hùng, một bài viết khá dài ký tên Huỳnh Tâm phổ biến trên Internet (Anle20’s blog) trình bày một cách chi tiết những ngày cuối cùng của Hồ Chí Minh để hỗ trợ cho luận cứ HCM là một người Trung Quốc..

Theo Huỳnh Tâm, khi HCM trở bịnh nặng, trong tuần lễ cuối tháng 8/1969, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã lần lượt gởi đến Hà Nội 4 phái đoàn y tế trong đó có nhiều danh y như Ngô Gia Bình (Wu Jiaping), Giám đốc Trung Quốc Học Viện Y khoa, để cứu chửa HCM . Ngoài ra, còn có một phái đoàn nhân viên tình báo để cướp xác HCM nếu cần hầu bảo vệ tông tích của HCM và một phái đoàn chuyên viên ướp xác. Đến khi HCM chết ngày 2 /9/1969, Trung Quốc gởi qua Hà Nội một phái đoàn hùng hậu chưa từng thấy để dự tang lễ gồm Thủ Tướng Chu Ân Lai, Phó TT Lý Tiên Niệm và nhiều ủy viên cao cấp trong Quân Ủy Trung Ương.

Bởi lẽ khi Hồ Chí Minh chết thì phi cơ Mỹ đang dội bom ác liệt Bắc Việt, xác Hồ Chí Minh phải được di chuyển nhiều lần và chôn sâu trong các hang động để tránh bom đạn, do đó khi lăng Ba Đình được xây xong năm 1975, cái xác nằm trong cái quan tài pha lê được đặt trong lăng không phải là cái xác của HCM đã bị chôn đi chôn lại.

Huỳnh Tâm đã viết : « Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo đảng CSVN biết rõ cái xác ướp nầy là ai, tuy nhiên họ phải tạo ra một biểu tượng nên họ phải trả giá cao. Họ sẵn sàng chi một ngân khoản lớn để bảo vệ uy tín của đảng cho dù người trong quan tài pha lê là một tên vô danh tình cờ được nằm vào đó để cho dân tộc VN tung hô muôn năm. Muốn bảo quản tốt, họ phải trả một chi phí vô cùng đắt giá, để rồi sau đó họ phải chống đỡ những khó khăn cùng lúc phải khéo lường gạt ».

Nhận định về tập tài liệu của Hồ Tuấn Hùng

Bài viết nầy không có mục đích trình bày những luận cứ của tác giả Hồ Tuấn Hùng khẳng định Nguyễn Ái Quốc đã chết và Hồ Tập Chương đã đóng vai Hồ Chí Minh từ năm 1933 đến 1969, cũng như không lập lại những phản biện của môt vài tác giả (thí dụ như của ông Phạm Đình Lân rất thuyết phục) về sự phi lý của xác quyết nầy. Bài viết muốn đặt vài giả thuyết về sự xuất hiện của tập tài liệu và sự im lặng đáng ngạc nhiên của đảng Cộng Sản Việt Nam từ lúc xuất hiện tập tài liệu cho đến nay.

- Thâm ý của tập tài liệu

Hồ Tuấn Hùng và bác của ông là Hồ Tập Chương là những công dân của nước Đài Loan, hiểu theo nghĩa chính trị, nhưng là người Hán tộc (người Hakkan, tiếng Việt thường gọi là người Hẹ) hiểu theo nghĩa chủng tộc. Người Trung Quốc ở bất cứ nơi đâu, nói bất cứ ngôn ngữ nào, họ vẫn là người Trung Quốc, trung thành với Trung Quốc. Vào thời điểm người Việt trong nước và ngoài nước chống đối kịch liệt Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải và khai thác tài nguyên VN, quyển sách được tung ra là để nói lên một cách ngạo mạn cho dân VN biết rằng tứ 1933 đến 1969, người thành lâp đảng CSVN, người lãnh tụ cai trị VN là một người Trung Quốc.

- Sự im lặng của đảng CSVN

Từ khi quyển sách được tung ra bằng Hán Văn năm 2008 và bản dịch Việt ngữ hồi đầu năm 2013, đảng CS hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Về việc HCM giả hay thật, chắc chắn có một số đảng viên cùng thời với HCM nhận biết được qua nhân dạng, nhất là chỉ cần căn cứ vào một yếu tố đơn giản là giọng nói Nghệ An của HCM, một chú ba Tàu không thế nào giả giọng được. Số đồng chí nầy đa số đã chết và nếu có ai đó may mắn còn sống sót và nhận biết được sự giả mạo nầy, có can đảm ghi lại sự giả mạo nầy thì lịch sử sẽ phải được viết lại khi những tài liệu nầy được tiết lộ và kiểm chứng. Đám hậu duệ của HCM đang ngự trị trong bộ Chính trị hiện nay đa số không biết HCM và nếu có biết những chuyện bí ẩn lạ kỳ, thì vì quyền lợi và rung sợ trước đàn anh Trung Quốc chắc chắn không ai dám hé môi. Việc im lặng của đảng Cộng Sản trong trạng huống như vậy có thể hiểu được. Nhưng sự im lặng trở nên có vấn đề khi bản dịch tiếng Việt của Thái Văn đã được phổ biến rộng rãi trên Internet từ nhiều tháng qua khiến dư luận có nhiều cách giải thích khác nhau.

Trước tiên là bức thơ ngày 25 tháng 8 năm 2013 của ông Phạm Quế Dương, phổ biến trên blog danlambao ở trong nước, trang mạng có nhiền blogger bị CS xem là phản động. Sau khi tóm lược ý chính của tập tài liệu của Hồ Tuấn Hùng, ông Dương viết :

…Thời đại Internet hiện đại, nên sách được loan tải trên mạng rất rộng rãi. Nhiều người đến trao đổi với tôi, hầu hết là những người từng trực tiếp tham gia kháng chiến, là bộ đội, là cán bộ tuyên huấn… Một số người phản đối, cho cuốn sách là bịa đặt, đổi trắng, thay đen. Một số người thì bảo chuyện này cũng đã được nghe từ lâu và tin lời ông tác giả. Họ dẫn chứng: năm 1957, cụ Hồ Chí Minh về thăm quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà không ra thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1945, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, cụ Hồ tránh mặt, không dám gặp, chỉ cử 2 cán bộ cao cấp tiếp.

Bản thân tôi rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự hào đã 45 năm là Lính Bác Hồ, Bộ đội Bác Hồ. Khi làm Tổng biên tập báo Phòng Không-Không Quân, ba lần được tiếp xúc với Chủ Tịch khi Chủ Tịch thăm Quân chủng và trận địa tên lửa, viết bài về Chủ Tịch. Nhiều lần về thăm quê Chủ Tịch và thắp hương lễ mộ cụ Hoàng Thị Loan, vào Sài Gòn đến Cảng Nhà Rồng thăm nơi «Bác Hồ đi tìm đường cứu nước », nhiều lần vào lăng viếng Bác.

Kính mong nhà cầm quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam cử giới khoa học lịch sử làm rõ sự thật vụ việc này. Nếu tác giả bịa đặt thì đưa ra tòa án quốc tế xét xử, làm rõ sự thật.

Ông Phạm Quế Dương năm nay 90 tuổi, đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, được phong chức đại tá. Ông còn là nhà sử học, nguyên Tổng biện tập tạp chí Lịch sử Quân đội. Ông bị cầm tù, bị khai trừ ra khỏi đảng vì chống đường lối của đảng và đã được cơ quan Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman-Hammett dành cho các nhà tranh đấu nhân quyền. Sự lên tiếng của ông Phạm Quế Dương khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi.

Như bức thơ ông viết, ông đã có tiếp xúc với ông Hồ 3 lần, như vậy ông có thể nghe ông Hồ nói giọng Nghệ An, nhận biết nhân dạng vì ông đã sống trong chế độ «bác» đến 45 năm, cớ sao ông còn nói trong thơ một cách ỡm ờ như có nghi vấn . Phải chăng Hồ Chí Minh thực sự là chú ba Tàu như tài liệu của Hồ Tấn Hùng, nhưng vì sợ nên ông không dám nói, hay Hồ Chí Minh thực sự là bác Hồ dân Nghệ An, mà vì ông muốn «quấy rầy» nhà nước nên chẳng những ông không xác nhận mà còn nói bóng gió tạo hoài nghi trong dân chúng bởi lẽ hôm nay ông là kẻ thù của chế độ. Ông Phạm Quế Dương là một trong những người đương thời với Hồ Chí Minh còn sống và đủ tư cách để xác nhận hay phủ nhận luận cứ của Hồ Tấn Hùng. Chờ xem màn kịch nầy.

Về phía người dân, người giàu thì bận lo chuyện bốc hốt, người nghèo thì bận lo bửa đói bửa no, họ không cần biết « Hồ Tàu Khựa» hay «Hồ xứ Nghệ » bởi Hồ nào thì cũng là hồ ly tinh. Đối với người dân, Trung Quốc là kẻ thù và chính phủ cũng giống như kẽ thù, do đó người dân đặt câu hỏi phải chăng chính phủ đã tung ra bản dịch tiếng Việt mà không cần phải lên tiếng là để ngầm thông báo cho dân chúng biết sự ngạo mạn hung hăn của Trung Quốc và phải chăng, trước phản ứng chống đối của người dân với chánh phủ càng lúc càng nhiều, chính phủ muốn cho người dân chửi rủa «bác» Hồ, không cần biết là Hồ Tàu hay Hồ Việt để cho đảng và chính phủ yên tâm tiếp tục công trình tham nhũng. Đếm bạc sướng hơn chửi bác, đó là sách lược mới của đảng.

Kết luận

Kể chuyện cậu Ba Nguyễn Tất Thành và chú Ba Hồ Tập Chương, chúng tôi muốn nêu lên một thảm kịch của nước Việt Nam đã không may có một Hồ Chí Minh ít học, thiếu tài, kém đức đã làm cho đất nước VN trở nên điêu linh lại còn dắt đến VN một chú Ba Tàu thô bạo. Cậu Ba Nguyễn Tất Thành đã chết nhưng Việt Nam hôm nay lại nổi lên thêm nhiều cậu Ba khác trong bộ Chính trị mà cậu Ba nguy hiểm nhất, tham nhũng nhất đã và đang hợp tác với chú Ba Tàu để đưa đất nước đến chỗ diệt vong là cậu Ba Dũng.

20/09/2013

© Lâm Văn Bé

© Đàn Chim Việt

27 Phản hồi cho “Từ cậu Ba Thành đến chú Ba Tàu”

  1. vk mỹ says:

    Báo Mỹ đã tiên đoán dược kết cục chiến tranh VN từ 1965

    Tờ Thời báo Niu Oóc chủ nhật, số ra ngày 28/3/1965, trong bài “Bác Hồ bất chấp chú Sam”, đã viết: “Khuất trong rặng hoa và cây xanh bao quanh tòa nhà của các cựu Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là một căn nhà nhỏ với những đồ đạc đơn giản. Trước đây, nó là căn phòng của người làm vườn, thì nay lại là nhà của một cụ già mảnh khảnh có nụ cười làm vui lòng người khác. Cụ chính là người đã phá tan hệ thống thuộc địa Pháp ở Đông Dương và giờ đây lại bất chấp sức mạnh của Mỹ trong một cuộc chiến tranh có thể là tiền đề cho một sự sụp đổ hoặc một chiến thắng vĩ đại nhất”.

    Như vậy tờ báo Mỹ này đã tiên đoán dược kết cục chiến tranh VN ra sao rồi.(Trích tin của vietha trong diên đàn này)

    • lethan says:

      Báo Polska ở Ba Lan, trong số phát hành ngày 3-5-2013 đã liệt kê Hồ Chí Minh trong số 13 tên sát nhân nhất thể kỷ 20, mà Hồ Chí Minh đã giết hơn 1, 7 triệu .

    • lethan says:

      4000000 tên Việt cộng tay sai cho bọn đế quốc Trung-Xô bị ăn bom của Mỹ chết nhăn răng trong khi Mỹ chỉ có 57000 người lính tử trân ! Tên vkieu My này chắc hẳn không có bố, chú, bác, anh em bị nướng cháy bởi bom Mỹ , nên mới hồ hỡi khoe khoang “chiến thắng Mỹ- Nguỵ”:
      :
      *** Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSVN năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.

      *** Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà cách mạng cs lão thành, trong bài “Thắp Chung Nén Nhang Cho Tấm Thảm Kịch Quá Khứ” đã viết:“Ai phải chịu trách nhiệm đối với những con số ghê rợn thế này:1.1 triệu liệt sĩ; 559.200 thương bệnh binh; hơn 300,000 người mất tích; ( Báo Tổ Quốc số 29 )

    • lethan says:

      Giả danh ” đánh Mỹ cứu nước “, bọn Hồ chí Minh, Lê Duẫn, Võ nguyên Giáp xô đẩy hàng triệu triệu thanh niên Việt làm lính đánh thuê cho bọn đế quốc đầu sỏ Trung- Xô để giúp chúng bành trướng chủ nghĩa đế quốc, lẽ ra chúng phải bị đem ra trước Toà Án Nhân Dân xử tội phản quốc :

      Lê Duẫn – Bí thư thứ nhất đảng CSVN-: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” .

      Nhà văn Dương thu Hương viết:” So với tội đem bom đạn và thuốc khai quang của đế quốc Mỹ đổ xuống nước Việt Nam thì tội phá nát sơn hà Việt Nam của Hồ chí Minh còn nặng gấp ngàn lần”.

      Nhà văn Tô Hải (ở Việt nam): “Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.”

  2. vohoan says:

    Nguyển tất Thành thành xuống tàu thành Nguyển văn Ba làm đầu bếp kiếm ăn để qua Pháp. Như vậy Nguyển Tất Thành lúc đó không là gì cả để ta có thể nói : ” Nguyển Tất Thành xuống tàu ra đi ” vượt biên ” tìm đường cứu nước ( ? ) trong thời điểm đó.

    • lethan says:

      Sao không có ở Washington, California, Texas, New York…ở siêu cường quốc Hoa kỳ, mà toàn là ở những nước Cộng sản hay ở những nơi chẳng ai nghe đến bao giờ hết dzậy . Tội nghiệp hôn !

      • vietha says:

        Tại Vương quốc Anh, hay tin Hồ Chí Minh qua đời, vào ngày 12 tháng 9 năm 1969 Pet-ghi Đap-phơ – nhà báo tờ “Báo Diễn đàn”, đã ghi nên một bài báo có độ dài không ít, trong đó ông được xem như: “Hồ Chí Minh, một người vừa là G. Oasinhtơn, vừa là A. Linhcôn của đất nước mình”.[118]
        http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Blue_plaque_Ho_Chi_Minh,_Haymarket,_London.jpg

        Vậy Anh Quốc, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, Philipine, Maralacca, Mexico…đều có khu tưởng niện HCM, Vậy các nước này có phải là CS không?

      • tuphuong says:

        Đọc ý kiến vkmy và,vietha không hiểu lethan có thấy mình quá thiển cận không?

      • vietha says:

        Trích báo Mỹ gửi tặng lethan!

        “Đầu năm 1969, khi ông HCM qua đời, tờ Thế giới hằng ngày đã đăng liên tiếp cả chục số báo nhiều bài viết dưới tiêu đề “Di sản của Hồ Chí Minh”. Số báo ra ngày 20/9/1969 đã viết: “Người đã trở thành biểu tượng Anh hùng và cách mạng trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta. Cuộc đời và các tác phẩm của Người còn sống mãi để thôi thúc những thế hệ tiếp nối và những thế hệ chưa chào đời. Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di sản gợi cảm thôi thúc lòng người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế giới”.
        Ngày nay, tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trân trọng ghi vào các bộ đại bách khoa, các bộ từ điển danh nhân lỗi lạc của loài người.”

        Có hàng trăm bài viết, sách báo nói về HCM của thế giới (Không phải của VN) ca ngợi HCM; lethan không biết thì cứ từ từ từ mà tìm./.

      • lethan says:

        ” Nổ ” vừa thôi vietha ,tuphuong à ? Thủ đô Ba lê dựng tượng Việt gian Hồ chí Minh hồi nào ? Người ta chỉ ghi nhận đó là căn nhà tên bồi tàu, thợ rửa ảnh HCM đã có một thời cư ngụ ở đó . Và vào các bảo tàng viện ỡ Mỹ, người ta có thể tìm thấy trưng đầy những hình ảnh, khí cụ, v…v…của bọn Nazi Đức của thời Đệ Nhị Thế Chiến . Thủ đô Luân đôn có tượng tên tay bọn đế quốc Trung-Xô Hồ chí Minh thiệt sao ? Người ta chỉ ghi nhận tên HCM đã có một thời gian làm bồi ở cái khách sạn đó mà thôi. Báo Diễn Đàn là báo lá cải, báo cho không ,báo của phe Cộng, chứ có phải là những tờ báo lớn như The Sun, Daily Star, Daily Mail đâu mà khoe ! Cũng như ở California có tờ Người Việt, Viet Weekly…tuy ngụ ở trong khu cộng đồng người Việt, nhưng chúng đã bị biểu tình chống đối vì chúng nó thờ tụi Việt cộng .

        Có tượng thờ ở các thủ đô, thành phố lớn của các cường quốc mới ấn tượng, chớ chỉ có ỡ những thị trấn nhỏ cỡ như Cà ná, Thốt nốt ,v…v…ở Việt nam mà khoe ra thì chỉ có thêm nhục thôi !

      • tuphuong says:

        Lethan nên chịu khó đọc thêm, đừng vội chê người khác!

    • vk mỹ says:

      Hunggari là nước đã phá bỏ những gì được cho là tàn tích của chủ nghĩa CS kể cả tượng đài Mac, Le Nin … nhưng tuyệt nhiên không hề động chạm đến tượng đài Hồ chí Minh. HCM vần được tôn kính ở nước này mặc dù hiện họ không còn một tý ty gì là CS nữa?

    • vietha says:

      Hồ chí Minh Trên báo Mỹ:
      http://skds3.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/05/13/600bac-ho-tren-trang-1-to-thoi-bao-nam-1969.JPG

      Sau tin Hồ Chí Minh mất, tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn đã viết: “Con người mảnh khảnh đó với đôi mắt bốc lửa đã trải qua nhiều nghề nghiệp từ khi còn là người bồi bàn trên tàu thủy, làm nghề rửa bát, cấp dưỡng, giáo viên, làm ảnh để rồi trở thành nhà tổ chức không mệt mỏi, vươn lên trên cả những nhân vật đương thời”. Trên các tờ báo lớn của Mỹ, chân dung Hồ Chủ tịch được khắc họa đậm nét, xin giới thiệu những dòng viết về Người nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
      Tạp chí Thời báo, số ra ngày 9/9/1946, có bài nhan đề “Hồ Chí Minh là ai?” nhận xét đây là một nhân vật “rất kỳ lạ”. Tại Phông-ten-nơ-bơ-lô, “Ông Hồ đã xuất hiện với dáng người nhỏ bé và ông thường thích tặng hoa cho các nữ ký giả”.
      Tờ Thời báo Niu Oóc chủ nhật, số ra ngày 9/5/1954, viết: Người không những là thần tượng của nhân dân Việt Nam mà còn được Pháp công nhận là người phát ngôn đầu tiên của Việt Nam… Người Việt Nam này từng để lại ấn tượng sâu sắc và đặc biệt có cảm tình đối với các quan chức và nhà báo nước ngoài. Ngày nay, không một tên tuổi nào ở châu Á lại nổi tiếng như nhà cộng sản và dân tộc chủ nghĩa lão thành Hồ Chí Minh. Người chính là biểu tượng, là nhân vật truyền thuyết hơn là một con người bằng da bằng thịt”.
      Tạp chí Thời báo, số ra ngày 22/11/1954, đã đăng trên trang bìa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bài viết dài năm trang nói về thân thế và sự nghiệp cùng với đất nước mới được giải phóng của Người. “Với thắng lợi (Điện Biên Phủ), uy tín của Hồ Chí Minh đã vươn tới đỉnh cao mới tại châu Á. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, lực lượng Việt Minh đã có được một đội quân chiến đấu trong rừng có hiệu quả nhất ở Đông Nam Á, có vị tướng tài ba nhất Đông Nam Á là Võ Nguyên Giáp, có một tổ chức chính trị vững chắc nhất do Hồ Chí Minh đứng đầu và có trình độ lãnh đạo lão luyện”.

      Bác Hồ trên trang nhất tờ Thời báo năm 1969.
      Tờ Thời báo Niu Oóc chủ nhật, số ra ngày 28/3/1965, trong bài “Bác Hồ bất chấp chú Sam”, đã viết: “Khuất trong rặng hoa và cây xanh bao quanh tòa nhà của các cựu Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là một căn nhà nhỏ với những đồ đạc đơn giản. Trước đây, nó là căn phòng của người làm vườn, thì nay lại là nhà của một cụ già mảnh khảnh có nụ cười làm vui lòng người khác. Cụ chính là người đã phá tan hệ thống thuộc địa Pháp ở Đông Dương và giờ đây lại bất chấp sức mạnh của Mỹ trong một cuộc chiến tranh có thể là tiền đề cho một sự sụp đổ hoặc một chiến thắng vĩ đại nhất”.
      Tạp chí Time, số ra ngày 13/4/1998, có đăng bài viết của nhà văn Xtan-lêy, trong đó có đoạn: “Điều mà Người ấp ủ đó là ý chí quật cường chống lại quân Pháp và sau đó là quân Mỹ… Năm 1965, Tổng thống Mỹ lúc đó là L.Giôn-xơn đã nói trước Quốc hội rằng: “Ông già Hồ không thể làm được gì tôi cả”. Thế nhưng ông Hồ đã làm được. Mọi giải pháp mà ông triển khai đều có ý nghĩa để thực hiện giấc mơ của ông là thống nhất đất nước Việt Nam”.
      Tờ Thời báo Niu Oóc, số ra ngày 4/9/1969, còn khẳng định: “Trong số các chính khách của thế kỷ 20, Hồ Chí Minh là nhân vật nổi bật về tính bền bỉ dẻo dai và lòng kiên nhẫn trong việc tìm kiếm mục tiêu độc lập cho Việt Nam và về sự thành công trong việc dung hòa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc”.
      Đầu năm 1969, khi Bác qua đời, tờ Thế giới hằng ngày đã đăng liên tiếp cả chục số báo nhiều bài viết dưới tiêu đề “Di sản của Hồ Chí Minh”. Số báo ra ngày 20/9/1969 đã viết: “Người đã trở thành biểu tượng Anh hùng và cách mạng trên toàn thế giới. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta. Cuộc đời và các tác phẩm của Người còn sống mãi để thôi thúc những thế hệ tiếp nối và những thế hệ chưa chào đời. Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di sản gợi cảm thôi thúc lòng người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế giới”.
      Ngày nay, tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trân trọng ghi vào các bộ đại bách khoa, các bộ từ điển danh nhân lỗi lạc của loài người.

    • vk mỹ says:

      Nước Nga ngày nay mặc dù là Tư Bản nhưng vẫn để lăng mộ Lê Nin, và cả các khu tưởng niệm ông Hồ Chí Minh?

    • quangphan says:

      KỲ ĐÀI, TƯỢNG ĐÀI, BIA TƯỞNG NIỆM tưởng niệm các chiến sĩ Việt nam Cộng hoà và các thuyền nhân nở rộ khắp nơi trên thế giới :

      1. Kỳ đài tại San Jose, Hoa Kỳ : Giữa những năm 80, một công viên văn hoá Việt Nam được xây dựng tại thành phố này, và có quốc kỳ Việt Nam phất phới trên đó.

      2. Kỳ đài tại Houston, Hoa Kỳ: Từ năm 1994 đến năm 2005 đã thực hiện được 12 kỳ đài tại các khu phố thương mại sầm uất của Houston và ven ngoại ô. Tại mỗi kỳ đài có 3 lá cờ ngang nhau: quốc kỳ Hoa Kỳ, quốc kỳ Việt Nam, và cờ tiểu bang Texas.

      3. Kỳ đài tại Pomona, Hoa Kỳ :Khánh thành ngày 30/4/2000. Trên đỉnh hai cột cờ là quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ Hoa Kỳ tung bay trong gió.

      4. Kỳ đài tại Seattle, Hoa Kỳ :- Ngày 25 tháng 4 năm 2004, một kỳ đài với 2 cột cờ cao 36 feet được khánh thành trong buổi lễ trang trọng tại khuôn viên đài phát thanh Sài Gòn SRBC ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington.

      5. Kỳ đài tại Greer, Hoa Kỳ: Với văn thư chánh thức ngày 12/12/2005, Disabled American Veterans Greer Chapter 39, đồng ý cho Việt Nam thực hiện các bia đá đen ghi tên các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh vì Dân chủ Tự Do. Lễ khánh thành kỳ đài trong công viên Victor Memorial Veterans tại thành phố Greer, tiểu bang South Carolina, tổ chức lúc 11 giờ sáng ngày 29/4/2006 .

      1. Bia tưởng niệm tại Honolulu, Hoa Kỳ :Bia đá ghi danh tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa được phép đặt cạnh bia đá của Không Quân Hoa Kỳ, cùng hàng với khoảng 50 bia đá của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, trong khuôn viên “Nghĩa Trang Quốc Gia Thái Bình Dương” (National Memorial Cemetery of the Pacific = NMCP) tại Honolulu, tiểu bang Hawaii. Ngày 30/4/2006, Bia Đá Vinh Danh Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã được khánh thành .

      2. Bia tưởng niệm tại Fayetteville, Hoa Kỳ :được tổ chức tại thành phố Fayetteville, tiểu bang North Carolina tháng5/2006. Và buổi lễ tưởng niệm này để tưởng nhớ sự hy sinh của trên 20.000 Người Lính Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa trong suốt cuộc chiến, trong đó có nhiều Cố Vấn thuộc Team 162 đã nằm xuống vì tự do cho Việt Nam…”. Trên Bia Đá có dòng chữ “Dedicated to the 20,000 + Vietnamese Airborne who died fighting for freedom and democracy in South Vietnam 1960-1975. Military Assistance Command Vietnam Advisory Team 162 The Red Hats”. Tấm bia này được khắc xuống nền sân trước của Bảo Tàng Viện. Trích lời phát biểu của Đại Tá Paul Devries, Trưởng Ban Tổ Chức trong lễ khánh thành “Khu Bảo Tàng” bên trong Bảo Tàng Viện: “… Phải gọi là lịch sử, vì đây là lần đầu tiên và duy nhất, một Binh Chủng thiện chiến của quân đội Đồng Minh (Việt Nam Cộng Hòa) được đặt Bia Tưởng Niệm và có một Khu Bảo Tàng vĩnh viễn trong Bảo Tàng Viện nổi tiếng của Lục Quân Hoa Kỳ …”

      ***Tượng đài tưởng niệm Chiến Sĩ VNCH :

      1. Tượng đài tại Fairfield, Australia : Ngày 31/8/1991, lễ khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa & Úc Đại Lợi rất trọng thể, do Đề Đốc Peter Sinclair, Thủ Hiến tiểu bang New South Wales, Australia chủ tọa. Tượng đài đặt trong công viên Cabra-Vale, thành phố Fairfield, ngoại ô của Sydney, với quốc kỳ Việt – Úc cùng phất phới trên kỳ đài.

      2. Tượng đài tại Perth, Australia :Ngày 7 tháng 12 năm 2002, khánh thành Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt – Úc đã hi sinh vì dân chủ tự do tại thành phố Perth, miền Tây Australia. Tại đó, quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã chánh thức phất phới trên kỳ đài, dù rằng đại sứ cộng sản Việt Nam tại Australia đã phản đối mạnh mẽ, nhưng họ đã thất bại như đã thất bại với tượng đài năm 1991.

      3. Tượng đài tại Westminster, Hoa Kỳ :Ngày 27/4/2003, Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam-Hoa Kỳ đã được long trọng khánh thành tại công viên tòa thị sảnh thành phố Westminster, tiểu bang California, nơi được xem là “thủ đô” của Cộng Đồng tị nạn chúng ta.

      4. Tượng đài tại Dandenong, Australia :Ngày 30/4/2005, tượng đài được khánh thành trong buổi lễ thật trang trọng tại Dandenong, tiểu bang Victoria, Australia .Trên bệ tượng đài là Người Lính Australia & Người Lính Việt gần như đâu lưng nhau trong tư thế sẳn sàng chiến đấu trên đường hành quân.

      5. Tượng đài tại Houston, Hoa Kỳ :Ngày 11/6/2005, khánh thành tượng đài Chiến Sĩ Việt Nam & Hoa Kỳ trong buổi lễ rất trang trọng. Tượng chiến sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ, súng trong tay, cùng nhìn về phía trước trong tư thế sẳn sàng tác chiến.

      6. Tượng đài tại Brisbane, Australia :Ngày 16/9/2005, tại miền Đông Australia, tượng đài Chiến Sĩ Việt Nam & Australia được khánh thành rất trang trọng trong Công Viên Roma Street tại trung tâm thành phố Brisbane, tiểu bang Queensland, cách Sydney khoảng 1.000 cây số về phía bắc. Tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hòa & Người Lính Australia, do điêu khắc gia Dean Rusling, nhà tạc tượng Frederick Whitehouse, và kiến trúc sư Lê Cương thực hiện.

      7. Tượng đài tại Adelaide, Nam Australia :Tại thành phố Adelaide, ngày 15/10/2006, tượng đài Chiến Sĩ Việt Nam & Australia trong công viên Torrens Parade Ground được khánh thành .

      8. Tượng đài tại West Valley, Hoa Kỳ. khánh thành vào ngày 22/9/2007 .

      9. Tượng đài tại Saint Cloud, Hoa Kỳ: Ngày 2 tháng 6 năm 2007, khánh thành “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt-Mỹ” cạnh hồ George thuộc công viên Eastman, thành phố Saint Cloud.

      10. Tượng đài tại Melbourne, Australia :Ngày 21/6/2008 khánh thành “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ & Thuyền Nhân Việt Nam” tại công viên Jensen, Melbourne, tiểu bang Victoria, Australia.

      11. Tượng đài tại Montréal, Canada :Ngày 21/6/2008, khánh thành “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ & Thuyền Nhân Việt Nam” tại Montréal, Canada .Tượng đài gồm 3 phần liền nhau: Bên trái là quốc kỳ Việt Nam, chính giữa là một Chiến Sĩ cầm súng với thế ngồi phảng phất Tượng Thương Tiếc Nghĩa Trang Quân Đội cạnh xa lộ Biên Hòa,và phần bên phải có hình chiếc thuyền bé bỏng giữa biển khơi!

      ***1- Bia tưởng niệm tại Genève, Thụy Sĩ : Ngày 9/2/2006, Cộng Đồng Viêt Nam ở Thụy Sĩ đã tập trung về thành phố Grand Saconnex, Genève, dự lễ khánh thành Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân. Buổi lễ dưới quyền chủ tọa của bà Elizabeth Boehler, Thị Trưởng thành phố Grand Saconnex, và là Phó Chủ Tịch đảng Parti Radical thành phố Genève. Bia Tưởng Niệm đặt trong khuôn viên Campagne du Château Pictet, một khung cảnh thanh tịnh, yên lành.

      2- Bia tưởng niệm tại Liège, Bỉ : Ngày 30/6/2006, khánh thành Bia Đá Tưởng Niệm Thuyền Nhân. Công Viên D’ Avroy là nơi có “Monument de la Résistance” kỷ niệm những người Tây Ban Nha tị nạn Franco. Buổi lễ do thành phố Liège và Cộng Đồng Việt Nam tại Bỉ phối hợp tổ chức. Sau phần nghi lễ, ông Michel Firket Phó Thị Trưởng thành phố Liège, và ông Lê Hữu Đào Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam, cùng kéo quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ phủ tấm Bia Tưởng Niệm.

      3- Tượng đài tưởng niệm tại Hamburg, Đức quốc :Lúc 12 giờ trưa ngày 14/10/2006, khánh thành Tượng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân tại nghĩa trang Oejendorf thành phố Hamburg, Cộng Hòa Liên Bang Đức. 5. 6. Tượng đài tại Ottawa, Canada.

      4. Tượng đài tại Nam California, Hoa Kỳ :Khánh thành trọng thể ngày 25/04/2009 trong khuôn viên nghĩa trang Westminster, Nam California. Trước đó, Hội Đồng thành phố Westminster đã ra “Nghị Quyết 4228 công nhận tượng đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân là biểu tượng tự do của Cộng Đồng Việt Nam và tưởng nhớ những người đã bỏ mình trên biển”.

      5. Tượng đài tại cảng Hamburg, Đức quốc :Ngày 12/09/2009, khánh thành tượng đài tưởng niệmThuyền Nhân. Trong số quan khách Đức có Bộ Trưởng Nội Vụ Wolfgang Schauble và ông Franz Muentefering, Chủ Tịch đảng đối lập. Đặc biệt, Bộ Trưởng Kinh Tế & Lao Động & Giao Thông tiểu bang Niedersachsen người Đức gốc Việt, tiến sĩ Philipp Roesler, đã đọc diễn văn trong buổi lễ trang trọng này.

      (Trích “Dựng Lại Quốc Kỳ “ -Phạm Bá Hoa- 2009)

    • quangphan says:

      Quốc kỳ Việt nam Cộng Hoà bay rợp trời tại siêu cường quốc Hoa kỳ:

      “Tổng hợp Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ” – 5/28/2011- Phạm Bá Hoa : Nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như chưa có trường hợp nào một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của quốc gia đó vẫn tồn tại trong những trường hợp khác nhau trên thế giới như quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta.

      Khởi đi ngày 19 tháng 2 năm 2003 từ thành phố Westminster, tiểu bang California, vòng qua các tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây: Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Hawaii, Indiana, Iowa, Kansas, Louisiana, Massachussetts, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, Nebraska, New Mexico, New York, New Jersey, North Carolina, Oklahoma, Ohio, Oregon, Pennsylvania, South Carolina, Texas, Utah, Virginia, và tiểu bang Washington (29 tiểu bang).

      Sơ kết 125 địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam chúng ta, gồm: 15 tiểu bang, 8 quận hạt, 102 thành phố, và các địa phương này thuộc 29 tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây: Tiểu bang California và 3 quận hạt (QH) với 19 thành phố (TP). Tiểu bang Colorado. Connecticut có 1 TP. Tiểu bang Florida và 3 TP. Tiểu bang Georgia và 5 TP. Hawaii có 1 TP. Indiana có 2 TP. Iowa có 1 TP. Kansas có 3 TP. Tiểu bang Louisiana. Massachussetts có 8 TP. Tiểu bang Michigan và 2 TP. Tiểu bang Minnesota và 3 TP. Mississippi có 1 TP. Missouri có 1 TP. Tiểu bang Nebraska và 1 TP. New Mexico có 1 TP. New York có 1 TP. Tiểu bang New Jersey với 1 QH và 2 TP. North Carolina có 2 TP. Tiểu bang Oklahoma và 1 TP. Tiểu bang Ohio và 1 TP. Tiểu bang Oregon và 2 TP. Pennsylvania có 1 QH và 3 TP. South Carolina có 2 TP. Tiểu bang Texas và 11 TP. Tiểu bang Utah và 2 TP. Tiểu bang Virginia với 1 QH và 1 TP. Sau cùng là Washington State với 2 quận hạt và 21 thành phố.

      *** Gia Nã Đại ( Canada): Ngày 15/6/2009, Văn Thư của ông Jason Kenney, bộ trưởng Bộ Công Dân & Di Trú Gia Nã Đại, công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng Đồng Việt Nam tại Gia Nã Đại.

  3. chíphèo says:

    Sau bao năm luu lạc,từ pháp qua Anh đến Nga làm tay sai đến tà qua thái rồi về hang Pakbo (chơ không ở nhà dân).lài o các cô gái hầu hạ (biết đâu không cho gái Nghệ tĩnh được tinh báo MT Đ cho lên ở vơi Bác để hoàn thiên giọng nói nghệ an? Vã lại đi lưu lạc làm CM quá lâu ở nước ngoài, giọng nói có biến dạng chút ,ai để ý?(như CB Quãng Nam nói lơ lớ giọng Bắc vây thôi !).Còn hình thì ngày xưa đâu có như bay giờ . Chụp hình cũng khó. Mà hình thì sao nhận dạng cho đúng chính xác 100%. Ngay cả VNG/PVĐ. cũng chĩ gặp “bác” khi bác đã chui vào hang Pakpo…làm sao biết mặt thật của Bác? Còn như cụ PCT,NT Truyền và một số biết mặt thật của bác thi đã chết ,hoawj sống trong Nam ,có bao giờ gặp lại Bác lâu ,nhìn như quan sát bác đâu ? Cho nên có lẻ có thể bác là người Tàu Cộng thật !
    (đọc thêm Bão Mai : Bi mật trong ướp xác hồ chíminh”.
    (cp)

  4. quangphan says:

    Tên cùng hung cực ác Hồ chí Minh đang bị thọ hình phạt dưới Địa Ngục A Tỳ :

    Trích – Thiền giả Minh-Đạo : Riêng cá nhân tôi, tôi không phải là một nhà ngoại cảm mà là một thiền giả tu tại gia đã trên 20 năm nay. Năm 1996, tôi có cơ hội quen một người cũng tu thiền tại gia như tôi cho tôi biết về trường hợp ông Hồ chí Minh (HCM). Ông này là đệ tử của một Đạo sĩ, hay nói đúng hơn, một Minh sư, đã tu hành đắc đạo. Sư phụ ông nói cho ông biết Sư thường xuất hồn xuống cứu độ các linh hồn dưới các cõi địa ngục và có gặp ông HCM dưới ấy. Có một điều đáng suy gẫm ở đây là ông HCM không phải bị giam tại một nơi dành cho những tội hồn có án nhẹ, mà ông thuộc tội hồn bị đọa ở Địa Ngục A Tỳ. Ngày đêm ông thọ lãnh những hình phạt vô cùng đau đớn, kêu la rên xiết thật thê thảm. Ông van lạy, khóc lóc xin Sư cứu ông ra khỏi địa ngục này. Ông nói ông đã thức tâm, thấy hết tất cả tội lỗi ông đã gây ra cho dân tộc đất nước. Ông xin ân giảm. Dĩ nhiên vị Sư du hành địa ngục này với tâm cứu độ vô cùng thương xót tội hồn bất hạnh HCM đã biết ăn năn sám hối, nhưng Thiên Luật đã định, không ai có thể gia giảm được. Đó là luật công bằng hằng hữu trong vũ trụ: gây nhân thì phải nhận quả.

    Vì phạm trọng tội giết chết hàng vạn, triệu người mà linh hồn ông đã thực sự bị đọa xuống Địa Ngục A Tỳ, một cực hình linh hồn ông phải thọ nhận vì quả báo theo luật bất di bất dịch của Thiên Địa: đó là Luật Nhân Quả, gây Nhân nào thì phải chịu Quả đó (Nhân Quả do ác nghiệp tạo nên gồm có: ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp).

    Trong cõi giới tối tăm nặng nề các cõi địa ngục thì Địa Ngục A Tỳ là một hình ngục dành cho những tội hồn lúc sống ở thế gian đã có những ý nghĩ, hành động tàn ác giết hại quá nhiều sinh linh và triệt phá giềng mối đạo lý của các tôn giáo. Tội hồn thọ hình án ở đây phải chịu những cực hình suốt ngày đêm vô cùng đau đớn, kêu la gào thét thật thảm thương. Tại sao thế? Họ gặt những gì mà họ đã gieo khi họ còn sống trên thế gian. Đây là thiên luật công bằng hằng hữu vận hành trong vũ trụ ở thế giới vật chất cũng như thế giới vô hình. Do đó, Luật Trời tuyệt đối công minh, không thiên vị ai.

    ( “TỪ HIỆN TƯỢNG GỌI HỒN LIỆT SĨ QUA TRUNG GIAN NHỮNG NHÀ NGOẠI CẢM ĐẾN SỰ PHÁT HIỆN LINH HỒN ÔNG HỒ-CHÍ-MINH ĐANG BỊ ĐỌA DƯỚI ĐỊA-NGỤC A-TỲ “-Tác giả Minh-Đạo – http://toquocvietnam.org/GiaiAoHCM.htm )

  5. nguenha says:

    Nguyen tất Thành,tức là Nguyễn văn Ba,đúng là Ba-xạo,Ba -láp.. Dấu đầu ,lòi đuôi! 1908 Anh Ba-xạo(HCM)
    bị đuổi học từ Trường Quốc Học ,lý do “Bác” tham gia và lảnh đạo Phong trào Chống Thuế tại Tòa Khâm-
    sứ Huế (nơi ở của toàn quyền Pháp). Một người có Ngu đi nửa,không dại gì chỉ sau 3 năm lại viết đơn
    cho nhà nước Bảo-hộ xin việc làm.Đồng thời xin tòa khâm sứ cho cha mình một công việc để kiếm sống và nhờ Khâm sứ chuyển hô tiền?? Thừa sức biết trước, không thể nào Pháp chấp nhận!!Do đó việc Bác tham gia chống thuế mà bị đuổi học là “Ba-láp’,chuyện Bịa!!

  6. Bùi lễ says:

    Đem thử DNA thì biết ngay chứ đâu cần người để xác nhận.
    Bác hồ của mấy ông việt cộng là anh ba tàụ nằm vùng . Đây cũng là
    lý do tại sao khi mà Hồ ba Tàu gặp Mao yêu cầu Mao ra lệnh cho đám
    thái thú Tàu tham gia bàn chuyện chính sự để giúp ông ta .

  7. Có gì là khó ?! says:

    Người Tầu vốn là vua làm hàng giả, hàng nhái giống y như thật ; Ngay như quả trứng gà mà Tầu còn làm được thì việc “nặn” ra một “bác Hồ vĩ đại” cho hàng triệu người VN hy sinh đánh Mỹ tới người VN cuối cùng để cứu nước …Tầu thì có gì là khó ?

    Chỉ tội nghiệp cho dân tộc VN !

  8. Vũ duy Giang says:

    Thông thường thì”Ngọn lửa trước khi tắt,thì bùng sáng hơn lên”,cũng như con người trước khi chết thì trở nên sáng suốt trong giây phút,đúng như bài viết thuật(bời bà Y tá trường TQ,đăng trên ĐCV) về giờ phút cuối cùng của HCM,cho biết là khi đó “bác”muốn nghe bai hát tiếng Tầu(để trở về”nguồn gốc”của Bác vốn là Tầu “Hồ”Tập Chương?!),khiến bà này phải cất tiếng hát,và sau đấy bà được Bac cám ơn,và tặng hoa!

    Có lẽ Lê Duẩn cũng biết”bí mật”này,nên đã cùng Lê đức Thọ,chèn áp HCM vào cuối đời,cho đến khi HCM chết đúng vào ngày Quốc Khánh(lễ Độc lập XHCN)ngày 2 tháng 9,năm 1969,có lẽ vì Hồ tập Chương muốn báo thù,để chứng tỏ là Tầu Đài Loan?!Vì vậy mà băng đảng Lê Duẩn đã phải cho HCM “sống”thêm 1 ngày,khi”khai từ”vào ngày 3!?TQ cũng xử dụng”bí mật”này đẩ”nắm đầu”CSVN!

    Có thể củng vì*”mê tín,dị đoan”như băng đảng CS cầm quyền ở VN hiện nay,khi”cầm cự”cuộc sống của Võ nguyên Giáp tới tuổi 103, vì sợ câu sấm:

    *Bao giờ HỒ cạn, DỒNG khô
    CHINH rơi,GIÁP rách,cơ đồ mới yên”

  9. Phan Huy says:

    Trước Lúc Bác Đi Xa

    Trước lúc đi xa bác ước gì?
    Quay về cố quận ở bên kia
    Gởi thân lòng đất miền quê tổ
    Thay vì gởi xác ở bên ni.

    Bây giờ quá muộn, biết làm sao?
    Trót đến phương này, lệnh chúa Mao
    Đóng vai Hồ giả mà khuynh đảo
    Cái nước An Nam vốn thuộc Tàu.

    Nhưng mà bác thật nhớ quê xa
    Mồ mả cha ông, xứ sở nhà
    Nửa đời cách biệt, ôi là nhớ
    Thèm khát làm sao một khúc ca!

    May mắn làm sao, đã có em
    Cô em y tá trực hàng đêm
    Cũng từ Kinh Bắc sang săn sóc
    Hát bản dân ca gợi nỗi niềm.

    Bài hát đưa bác về quê hương
    Có Mao chủ tịch tiễn lên đường
    Dặn dò nhắn nhủ gương trung hiếu
    Trao ấn, phong hàm Nam Quốc Vương.

    Hồn bác đang phiêu diêu về quê
    Bổng đâu mây đen phủ bốn bề
    Hàng triệu oan hồn theo than khóc
    “Đền mạng cho ta, hỡi tặc Hồ.”

    http://fdfvn.wordpress.com

Phản hồi