WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Văn Thành – Cậu Ấm phản kháng

 

Cụ Nguyễn Văn Thành. Ảnh do tác giả cung cấp

Cụ Nguyễn Văn Thành. Ảnh do tác giả cung cấp

Cụ Nguyễn văn Thành đúng là một Cậu Ấm. Cụ sanh năm1921 tại Huế. Con trai của Quan Phủ Nguyễn văn Thọ tùng sự tại Thành phố Vinh dưới thời Pháp thuộc và mẹ là một hoàng thân triều Nguyễn. Năm 17 tuổi, Nguyễn văn Thành tình nguyện gia nhập lực lượng lính thợ làm Giám thị-Thông ngôn theo lệnh tuyển mộ cưỡng bách của chánh quyền bảo hộ. Ông phải nhờ cha xin đặc cách vì thiếu tuổi. Năm 1939, ông qua tới Marseille cùng với 20 000 lính thợ, đại đa số là nông dân, không biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Năm sau, Pháp thua trận, những người này không còn làm việc cho công binh xưởng quân đội pháp mà được Sở Nhân công Bản xứ (M.O.I) thuộc Bộ Lao động, đem bán cho xí nghiệp tư.

Từ đây, họ bị gởi đi làm công nhân không chuyên môn ((ONS) ở các nơi, từ Toulon qua tới Bordeaux, luôn luôn thuộc phân nửa phia Nam nước Pháp. Tức trên phần lảnh thổ của Chánh quyền Vichy.

Tới năm 1952, chỉ còn hơn 1000 người chọn ở lại Pháp sanh sống. Cụ Nguyễn Văn Thành là một trong những người này.

Cậu Ấm phản kháng

Khi nhà cầm quyền bảo hộ đặt xong nền cai trị ở Việt Nam, nhận thấy hệ thống chánh quyền quân chủ có những cái hay của nó, người pháp tạm thời giữ lại và chỉ đặt quan chức pháp ở vị trí lãnh đạo. Quan chức việt nam luôn luôn làm phó. Thân phụ Cụ nguyễn văn Thành ở Vinh làm Phó Tỉnh, đứng đầu là một quan chức người Pháp.

Trong nhà, Nguyễn Văn Thành là con trai cả và con cưng nên ông thường xử sự với các em như ông là một thứ bạo chúa. Trái lại, đối đải với người ăn người làm trong phủ, ông tỏ ra thân thiện và những người này cũng dành cho ông nhiều quí mến.

Bà vú chăm sóc ông, thương yêu ông, cho ông nhiều ấu yếm hơn mẹ ruột đối với ông. Sống trong phủ, ông không khác một hoàng tử nên ông chẳng biết gì nhiều ở bên ngoài.

Một hôm, ông đi dạo chơi ra bên ngoài một mình. Một thiếu niên người pháp, trạc tuổi ông, đi ngược chiều với ông. Lề đường rộng đủ cho hai người tránh nhau và đi tiếp . Khi đi ngang qua ông, bỗng thiếu niên người pháp cặp cổ ông và thoi vào mặt ông mấy cái đau điếng vừa văng tục chửi ông bằng tiếng Việt. Khi thiêu niên pháp buông ông ra, ông co giò chạy thẳng về nhà. Đây là lần đầu tiên ông bị kẻ lạ hành hung thô bạo. Ông âm thầm lấy làm tức giận và xâu hổ với chính mình. Tại sao không phản ứng kịp thời? Con quan, ông xưa nay nghĩ chẳng có ai dám đụng tới mình. Sự thô bạo xảy ra vừa rồi làm cho ông thấy tự ái bị tổn thương lại vừa sợ hãi. Con người ông như rã rời, suy nhược.

Trong trường tây, Cậu Ấm Thành không được học chút gì về Việt Nam. Con quan lại làm việc cho Nhà nước Đại Pháp nhưng ông vẫn cảm thấy mình là người Việt Nam. Nhờ làm bạn với người giúp việc trong nhà, ông học được về những vị anh hùng dân tộc như Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, …tất cả đều chống lại quân xâm lược Tàu giành lại độc lập cho đất nước. Những điều học được ở những người giúp việc đem lại cho ông một tinh thần tự hào.

Sau vụ bị thiếu niên tây đánh, ông thường lân la tới khuya với những người giúp việc. Nhờ đó ông như được thức tỉnh. Ông càng cảm thấy cần biết thêm nhiều những giai thọai về anh hùng ái quốc dân tộc. Nhứt là chuyện các vua phảng kháng chống Tây. Các vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân làm cho ông say mê tìm hiểu.

Từ đây, ông cảm thấy ghét đi học và muốn bỏ học. Ông thường trốn học.

NguyenVanThanh_SaigonMarseille

Hằng ngày, mẹ ông kiểm soát bài vở của ông. Biết ông trốn học, bà bắt ông năm dài xuống, lấy roi mây đánh vào đít ông, mỗi lần từ 4,5 roi trở lên tùy theo lỗi nặng nhẹ. Đau điếng nhưng ông vẫn lơ là việc học vì ghét cái học theo Tây ở nhà trườn .
Trong số người ăn người làm trong nhà, ông kính trọng và thương hơn hết là Bà Vú và Chú Kéo. Ai cũng gọi « Chú Kéo » vì công việc làm của chú là kéo xe đưa ông bà phủ đi và Cậu Ấm Thành đi học hằng ngày. Gọi Chú Kéo thành quen nên mọi người không ai nhớ tên thật của chú nữa.

Chú Kéo là người khiêm tốn, kín đáo, ngay thẳng. Không bao giờ chú xuất hiện trước người khác, nhưng lúc nào cần là có chú ngay. Chú chẳng những được người ăn người làm trong phủ kính trọng mà cả ông bà phủ cũng lắng nghe ý kiến của chú. Khi khuyên ai việc gì, chú thường nói lại những lời xưa nhưng chú dùng rất chính xác làm cho người nghe dể hiểu và dễ nhớ.

Cậu Ấm Thành rất sung sướng và an tâm bên cạnh Chú Kéo và Bà Vú. Hai người luôn luôn chịu lắng nghe Cậu, cả đôi khi la rầy Cậu khi Cậu có lời không phải hay hành động không phải. Cậu Thành rất thích chơi với An, con trai Chú Kéo. An lớn hơn Thành vài tuổi, không biết chữ, nhưng thông mình. Chơi với Thành, An luôn luôn khéo léo nhường nhịn Thành mà không chạm tự ái của Thành.

Cậu Thành thương yêu những người này và được những người này hết lòng thương yêu lại. Cậu cũng muốn cha mẹ, gia đình Cậu cũng đối xử và được đối xử như vậy, nhưng tập tục chỉ cho con người ta bổn phận và tuân thủ.

An, con trai Chú Kéo, thông minh nhưng không được đi học. Ngày kia lớn lên sẽ nối nghiệp Chú Kéo, tiếp tục phục vụ gia đình chủ . Lớp người này chỉ mong có được việc làm, tận tụy làm việc để việc làm được bền vững nhờ chủ thương . Họ nghĩ thân phận của họ đã được an bài như vậy nên không dám mong đợi một sự thay đổi tốt hơn. Điều này làm cho Cậu Ấm Thành không khỏi nghĩ ngợi với một nỗi buồn rìêng khó tả.

Mặc dầu ở tuổi thiếu niên, Cậu Ấm Thành đã bắt đầu nhận thấy sự bất công và bất bình đẳng giữa người với người cùng lứa tuổi, những người cùng ở chung trong một nhà. Cậu cảm thấy bị dày vò bởi thân phận người ăn người làm. Vào làm việc cho một gia đình giàu có, quyền thế, là tìm được cho bản thân và gia đình cơm ăn, chổ ở tránh nắng mưa nhưng cũng từ đây bắt đầu thân phận kẻ ăn người ở phụ thuộc vào chủ từ thế hệ này qua thế hệ kia. Cậu Ấm Thành hiểu như vậy nhưng lại không dám đem nói chuyện với cha mẹ điều Cậu khám phá.

Một hôm Cậu Ấm Thành đem sự thắc mắc của mình nói ra với Chú Kéo. Chăm chỉ lắng nghe nhưng Chú Kép không trả lời thẳng với Thành, mà chỉ nói vắn tắt « Cậu muốn tôi nói điều gì với Cậu bây giờ! Chúng tôi nghèo và chúng tôi may mắn được việc làm ở đây. Cha mẹ Cậu đối xử với chúng tôi đầy tình nghĩa. Chúng tôi phải biết giữ sự trung tín đối với gia đình Cậu.

Cậu nhìn thấy An thông minh, lanh lẹ nhưng nó không biết chữ . Và sẽ không bao giờ nó biết chữ được. Lúc nào đó, tôi mong ông bà sẽ cho phép nó thay thế tôi tiếp tục phục vụ gia đình Cậu. Làm công việc kiếm cơm này, nó chỉ cần có cặp giò khỏe là đủ!

Cậu Ấm Thành cảm thấy như có sự cay đắng trong lời nói của Chú Kéo. Chú phải buồn lòng chớ vì Chú đã không tạo được tương lai cho con. Cậu nghĩ tiếp những người ăn ở trong nhà được gia đình Cậu nuôi ăn, nuôi ở, phát quần áo, thương mến thật lòng đi nữa, nhưng họ vẫn không thể làm chủ được chính thân phận của họ. Tình trạng lệ thuộc này có thể liên tục kéo dài qua nhiều thế hệ.

Những suy nghĩ này đã manh nha ở Cậu Ấm Thành ý niệm đầu tiên về tinh thần phản kháng chống lại một cái gì mơ hồ bất công, một sự pha trộn truyền thống, cơ chế xã hội, kẻ giàu người nghèo, sự phí phạm tài nguyên con người, …

Quyết định thôi học

Môt hôm Cậu Thành lấy quyết định thôi học. Cậu đem nói với mẹ quyết định của Cậu. Bà lắng nghe và không phản ứng . Cậu viết thư báo tin cho cha vì lúc bấy giờ gia đình ở tại Huế, chỉ trừ cha của Cậu ở ngoài Vinh vì công vụ. Như vậy Cậu Ấm Thành học chưa xong hết chương trình Trung học phổ thông.

Biết được quyết định nghỉ học của Cậu Thành, ông viết thư cho Cậu, thư viết bằng tiếng pháp, chấp nhận quyết định của con vì ông biết con trai cả của ông không thể tiến thân theo văn nghiệp, càng không thể theo quan trường. Ông chỉ muốn biết con của ông lúc này muốn điều gì, có chọn lựa gì? Ông đồng ý Cậu Thành có thể làm nghề tay chân vì, theo ông, không có nghề xấu, chỉ có con người xấu. Ông gởi Cậu Thành cho một ga-ra để học nghề sửa xe hơi. Biết đâu ngày kia, Cậu Thành không trở thành một ông chủ.

Nhưng Thành cũng bỏ học nghề.

Tháng 7/1939, Hoàng đế Bảo Đại đưa ra lởi kêu gọi để tuyển mộ 20 000 người tình nguyện qua Pháp làm việc . Không phải đánh giặc, mà làm việc trong công binh xưởng. Ở Việt Nam người ta chỉ biết lờ mờ là Pháp đang sửa soạn để đánh Đức quốc xã của Hitler vì người có bộ râu cứt mũi đó muốn chiếm cả thế giới và thống trị mọi người.

Số người tình nguyện hưởng ứng lời kêu gọi của Hoàng Đế Bảo Đại quá ít nên chỉ mấy hôm sau, nhà cầm quyền pháp làm áp lực lên nhà vua đổi lời kêu gọi thành lệnh động viên. Những người tình nguyện chỉ ai nói được ít nhiều tiếng Pháp. Thế là Cậu Ấm Thành ghi tên tình nguyện đi Tây làm Giám thị-Thông ngôn.

Việc động viên thanh niên từ 18 tới 45 tuổi làm mất đi những cột trụ gia đình, gây xáo trộn đời sống xã thôn. Đúng là phép vua thua lệ làng. Dân làng bèn thay thế cột trụ gia đình bằng vị thành niên hoặc ngưòi lớn tuổi và mất năng xuất lao động.

Chánh quyền ở làng đồng lõa trong việc gian lận này, miễn làm sao nộp đủ số người yêu cầu đồng thời họ cũng kiếm được chút tiền còm bỏ túi. Vả lại việc gian lận lại giúp cho nhiều gia đình không bị mất lao động chủ lực. Cả hai đều có lợi.

Có một trường hợp cưòi ra nước mắt. Người cha của một gia đình đi làm ăn xa, bị bắt đưa tới một trại tập trung chờ ngày xuống tàu đi tây. Ở đây, một buổi sáng tạp dịch, ông đối mặt với người con trai ở nhà cũng bị bắt theo lệnh động viên. Thế là cà hai cha con đều chờ ngày xuống tàu đi Tây một lượt.

Từ nay, đi xa, đi qua xứ Tây, ý nghĩ này cứ chiếm lấy đầu óc Thành. Đi khỏi xứ đối với Thành như một tia sáng lóe lên ở đầu đường hầm bên kia. Hay đi để không còn nghĩ ngợi gì cả, hay đúng hơn, để làm một cử động. Hay phạm một cử động. Đi tới đâu, không quan trọng vì Thành không ao ước phải tới nơi nào. Thành đi không phải để tìm một giải pháp.

Càng ngày, đầu óc Thành càng bám chặc vào ý nghĩ ngông cuồng này « Rời khỏi đây, đi tới một nơi khác, ngay cả tới cái chết đi nữa cũng được ».

Cậu Ấm Thành tới nhà người yêu – Cậu yêu thầm lặng – để từ giả nhưng Cậu không dám gặp, chỉ dừng lại cách nhà lối hai mươi thước để thấy bóng dáng nàng bên cửa sổ. Vậy cũng đủ lắm rồi!

Thành đi ra ngoài Vinh với cả gia đình để gặp cha. Trong bữa cơm đầu tiên, Thành lấy giọng cứng rắn thưa lại với cha lần cuối cùng quyết định của mình đi Tây theo lời kêu gọi của Vua Bảo Đại. Mặc dầu lời can gián của cha mẹ, Thành vẫn cương quyết giữ quyết định của mình. Thấy không thể thay đổi được ý kiến của Thành, mẹ của cậu bèn lo hành trang cho cậu. Cha cậu lo giấy tờ. Thấy chưa đủ tuổi, ông đặt vấn đề với nhân viên tuyển mộ, và nêu lên luôn, mắt của Thành cận thị nặng, hi vọng hồ sơ tình nguyện của Thành sẽ bị từ chối. Nhưng viên Trung sĩ Phòng tuyển mộ ghi vào hồ sơ «Hồ sơ tốt, chấp thuận» .

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Nguyễn Văn Thành – Cậu Ấm phản kháng”

  1. MÂY NGÀN says:

    CẬU ẤM

    Cậu Thành cậu ấm con quan
    Tâm hồn phản kháng quả càng hay ho
    Nước nhà gặp buổi co ro
    Cuối cùng cậu ấm xuôi cò vậy thôi
    Qua Tây thế cũng hay rồi
    Vợ đầm thành bố của thằng Tây con

    NÚI NGÀN
    (26/9/13)

  2. vybui says:

    Thưa quý độc giả, tôi vừa mới lục được một số thông tin, hình ảnh về các cụ phải đi lính cho Tây trong trang mạng: vnmilitary.net/index.php?topic=27943.0 . Đặc biệt có 3 hình, 1 cho ‘cậu Ấm phản kháng- Nguyễn Văn Thành”, còn hai tấm kia một chụp từ năm 1941 gồm một nhóm các cụ ăn mặc rất “kẻng’, tướng mạo thông minh lanh lợi và…oai phong! So sánh các ” cố trẻ ” này với những bác nông dân chân đất, mắt toét ở quê nhà lúc đó thì cứ gọi là như ở trên…thiên đàng! Hình thứ hai chụp một cụ Đông Dương đi lính cho Tây, chụp năm 1953, với cụ bà Pha-Lang -Sa, hai cụ đẩy xe chở các qúy tử, biết đâu đấy chả là NTCM! (đùa tí, đừng giận), Cụ bà thì ôi thôi, đám chân dài ở VN bây giờ cũng gọi là…kính nhi viễn chi! (Cụ) chấp luôn cả mấy “eng” tài tử, minh tinh, diễn viên điện ảnh như Nhã kỳ, Hà Tăng v.vv… hehehe!

    “Ai bảo chăn trâu là khổ?”!!!

  3. vybui says:

    Xin đính chính và nói rõ:
    1) Tiêu đề của bài thứ nhất(?) là “Nhớ Lũy Tre Làng” thay vì “Sau Lũy Tre Làng”.
    2) Trong bài ” Những Người Đông Dương Trên Đất Pháp- Hồn Ở Đâu Bây Giờ?”. Ngay tại những dòng đầu tiên, tác giả NTCM viết:” Cụ Nguyễn Văn Thành, Cỏ May có nhắc đến trong bài trước, là 1 trong số 20.000 người BỊ NHÀ CẦM QUYỀN THỰC DÂN PHÁP Ở VN “CƯỠNG BÁCH VỘI VÀNG QUA PHÁP ĐỂ LAO ĐỘNG KHÔNG LƯƠNG, PHỤC VỤ CHO NHÀ NƯỚC PHÁP”.

  4. vybui says:

    Nhân một ý kiến của độc giả “Thắc Mắc” được đăng trong loạt bài nói về “số phận NHỮNG NGƯỜI LÍNH THỢ VN đi lính cho Pháp” như:
    -Sau Luỹ Tre Làng,
    -Những Người Đông Dương Trên Đất Pháp- Hồn Ở Đâu Bây Giờ?( và bài mới nhất):
    -Nguyễn Văn Thành- Cậu Ấm Phản Kháng.
    và vị độc giả này lấy làm tiếc rằng, đây là những sưu tầm có gía trị, sao lại không được độc giả “chiếu cố”, có nghĩa là không có phản hồi, bàn luận… nó thúc đẩy tôi đi tìm câu trả lời?

    Có đúng như độc giả Thắc Mắc cho rằng loạt bài này là những sưu tầm có giá trị?
    Xin đưa ra vài chi tiết để tùy độc giả thẩm định.
    1) Có lẽ NTCM dựa vào những hồi ức cuả người trong cuộc, “Hành Trình Cuả Một Cậu Ấm” cuả Lê Hữu Thọ chẳng hạn, hay hồi ức của chính ông Nguyễn Văn Thành hoặc lời kể lại cuả một số vị còn sống trên đất Pháp, nó có lợi điểm là do chính họ nói ra, nhưng cũng để lại những khiếm khuyết là chủ quan, cảm tính, và có thể là do lòng thương cảm các cụ bị “cưỡng bách” đi lính cho Tây ( thật ra đây là những Công Nhân Quốc Phòng, được tuyển mộ với hợp đồng 6 tháng và có thay thế( Trần Nữ Liêm Khê- Luguern), nên sự thật đã không hay ít được tôn trọng.
    Chỉ riêng trong bài này, độc giả nhận được thông tin từ NTCM là ông Nguyễn Văn Thành, một cậu Ấm con quan, khi thì bị cưỡng bách, khi được gọi là “tình nguyện”. Vậy chung quy là ông NVT, người huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh. con một vị quan Nam Triều ” trấn nhậm” đất Nghê An bị cưỡng bức đi lính cho Tây hay ông ta tình nguyện làm thông ngôn, giúp chính quyền Pháp quản lý công nhân VN?(không kể hàng chữ đỏ trong bài trước “Những Người Đông Dương….- Hồn Ở Đâu Bây Giờ” , NTCM nhấn mạnh rằng ông Thành bị “cưỡng bức”!)

    2) Trong một nghiên cứu cuả Trần Nữ Liêm Khê, một T/S cuả một Viện KHXH tại Paris, “Những Người Lính Thợ”,( Les Travailleurs Indochinois Requis) đã được chính bà mẹ cuả Liêm Khê dịch ra tiếng Việt , được xuất bản tại VN, nhà xuất bản Đà Nẵng, thì dù đây đó có dùng chữ cưỡng bách đối với một số(đông), thì số còn lại không nhỏ ,( gần 10% của 20,000 người) là… tình nguyện. Ngoài ra còn nhiều phát hiện như sau:
    Việc tuyển mộ những người công nhân quốc phòng ở cả Đông Dương, Bắc Phi… là do một Đạo Luật ra đời giữa khoảng hai cuộc thế chiến (I và II), nó quy định việc tuyển mô, điều chuyển, quản lý và đưa vào phục vụ các ngành sản xuất có tính cách quốc phòng bởi Cục Nhân Lực Bản Địa, Bắc Phi và THUỘC ĐIẠ ( la M.O.I) trực thuộc Bộ Lao Động.
    (Nếu chỉ tuyển công nhân ở những xứ Thuộc Điạ, thì tại sao Bắc và Trung Kỳ, diện Bảo Hộ, lại có số đông người hơn ở Nam Kỳ đi sang Tây lao động?). Trong lý giải cuả mình, TNLiêm Khê vừa cho rằng do sự tích cực, “lấy điểm” cuả chính quyền điạ phương nên “yêu cầu” mỗi hộ phải có một người, và một số đông khác tình nguyện và làm việc theo hợp đồng. Phải chăng hầu hết những thanh niên nông thôn thời đó còn trai trẻ, nhiều người chưa có gia đình, lại nghèo khó nên mới có việc tình nguyện?).
    Riêng với số gần 10% làm thông ngôn, và giúp c/q Pháp quản lý số “vừa cưỡng bức, vừa tình nguyện ” kia thì được bà TN Liêm Khê-Luguern chỉ ra lý do :”…Sự yếu kém về số lượng cuả người Pháp tại Đông Dương đòi hỏi dùng đến người ĐD tham gia khâu quản lý trung gian. Cuối cùng cũng hình thành được một đội ngũ Thông Ngôn Viên(dưới 10%). Những người này có trình độ giáo dục từ Tiểu Học tới Tú Tài, thông thạo tiếng Pháp nên ngay lập tức được cử làm thông ngôn- giám sát viên. Các TNV này đến từ những gia đình khá giả, có nguồn gốc đáng chú ý, đối với họ thì việc sang Tây- bất kể điều kiện nào- cũng là cơ hội được thoát khỏi sự phong toả cuả một xã hội thuộc địa nơi họ bị phủ nhận quyền công dân và sự thăng tiến…” (hết trích).
    Như thế “Cậu Ấm” Nguyễn Văn Thành, người “phản kháng” dù được tô vẽ thế nào cũng chỉ là những người nằm trong số “ra đi để tìm cơ hội”,(như Bác mình) !
    Đoạn cuối cuả bài “nghiên cứu” cuả tác giả NTCM còn lộ ra những mâu thuẫn mà một người đọc cẩn trọng không thể nào không …”bất ngờ”(!) : Cha ông tìm đủ mọi cách để hồ sơ bị từ chối mà cuối cùng Thực dân Pháp vẫn “cưỡng bách” con một ông Quan cuả Triều đình đi “lính” cho Pháp! (bọn Tây láo quá, vuốt mặt không nể…mũi)!

    *Độc giả nếu có dịp xin tìm cuốn sách cuả Trần Nữ Liêm Khê để tham khảo ( bà ta là chị của diễn viên Trần Nữ Yên Khê, vợ của đạo diễn Trần Anh Hùng, phim Mùi Đu Đủ Xanh.) Cuốn sách được dịch ra tiếng Việt bởi Nguyễn Thị Hồng Hạnh, thân mẫu cuả hai cô(bà) Khê. Theo thiển ý nghiên cứu này nhắm vào việc đòi quyền lợi và “danh dự” cho những người Việt đi lao đông cho Pháp với chức danh “Lính thợ” trong thế chiến thứ 2, vì ngoài những ngươì đã là công dân Pháp, được hưởng nhiều lợi, quyền…thì có một số không nhỏ trở lại VN sau chiến tranh, những người này…” trắng tay”( câu nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt cuốn nghiên cứu).

    * Khi những cơ quan tuyên truyền cuả Đảng và Nhà Nước CS “ra tay”, “vào việc” thì tất cả những gì là Sự Thật phải đội nón ra đi!( quyển sách được giới thiệu trên rất nhiều tờ báo trong nước, được bàn tới bàn lui, để đưa đến kết luận: Thực Dân Pháp tàn ác, bất nhân, không như Đảng và Nhà nước Ta “quan tâm, bảo vệ”…DÂN!!!(hehehe).

Phản hồi