WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những người chết ra đi

 

Nhaanhviet

                                                                                   Nhà của anh Đặng Ngọc Viết – Ảnh: Lan Le Facebook

 

Nếu chiếu theo con số thống kê của nhà nước Việt Nam về số đơn kiện,tụng, khiếu nại của nông dân mà hơn 70% liên quan tới đất đai, thì đội quân “dân oan” trong cả nước lên tới hàng triệu.

“Dân oan”, dường như là một danh từ riêng được mặc định từ khoảng hai thập niên nay để chỉ những người nông dân bị thu hồi, tước đoạt đất đai một cách bất công và tàn bạo. Chủ đề dân oan trở thành nóng bỏng, thường nhật, nhức nhối và bi thảm trong xã hội Việt Nam hiện tại.

Vì “đất là “sở hữu của toàn dân” nhưng “nhà nước thống nhất quản lý”, nên mặc dù đã giao quyền sử dụng cho dân, nhà nước có thể thu hồi bất cứ lúc nào thấy cần thiết, không chỉ phục vụ cho công cộng mà cho cả lợi ích của các phe nhóm hay doanh nghiệp tư nhân.

Chính vì thế mà đất đai trở thành món hàng đầu cơ, trục lợi lớn nhất, nằm trong tay những kẻ có liên hệ chặt chẽ với bộ máy nhà nước. Họ mặc sức cung cấp, sang nhượng theo nhu cầu.  Các đại gia Việt Nam giàu lên nhanh chóng hầu hết đều nhờ đất đai.

Trong bài “Vietnams Bauern wehren sich” của báo Thụy Sĩ “Neue Zürcher Zeitung” ngày 03/04/2012, Marco Kauffmann Bossart viết:

Các quan chức tham nhũng khó có thể chống lại sự cám dỗ là nhượng đất cho các công ty tài chính nhiều tiền hoặc các nhà đầu tư thay vì phân bổ đất cho nông dân. Tiền hối lộ cho họ rất hậu do giá đất tăng nhanh chóng. Những ai muốn thưa kiện tại tòa án đều có nguy cơ là đơn kiện bị từ chối bởi ngành tư pháp thiên vị, hoặc bản án không được thực hiện. Một điều không ít xảy ra là các cơ quan nhà nước cũng đã sử dụng một lý do không rõ ràng là vì “lợi ích công cộng” nhằm kết thúc quyền sử dụng đất (của người dân) một cách nhanh chóng”.

Đội ngũ dân oan ngày này qua tháng khác với chồng đơn khiều nại “nặng hơn dãy Trường Sơn”, mỏi mòn, ròng rã đi đến các cơ quan công quyền, ăn nằm vật vã nơi công viên, vỉa hè, chờ đợi trong vô vọng. Quả bóng được chuyền đi hết nơi này qua nơi khác, từ địa phương, tới trung ương và ngược lại trong một mê hồn trận, khiến dân oan đảo điên, bất lực và không ít người đã phải chết một cách đau thương.

Bà Hà Thị Nhung, 76 tuổi, người tỉnh Thanh hóa, một lão thành cách mạng với nhiều thành tích và huân chương kháng chiến hạng nhì, đã chết tại công viên Lý Tử Trọng, Hà Nội, vào tháng 11/2012, “trong lúc bị công an Hà Nội đưa đi” sau khi giăng khẩu hiệu khiếu kiện. Trong khí đó báo trong nước cùng ngày dẫn lời công an Hà Nội nói bà Nhung bị chết là “do tuổi cao và bị cảm”. Ngày bà qua đời, Hà Nội mưa, u ám, như chính cuộc đời của bà.

Một đời đi theo cách mạng, vào lúc tuổi già sức yếu, không đồng xu dính úi, không biết kêu ai, đã lìa đời với bao nghi vấn về cái chết. Không mội ai thân thích. Xác được đưa vội vã về quê…

“Họ đâu ngờ

Sau lưng mình là máu đẫm trồi lên

Chiếc ghế

Có thằng con thoát chết vụ khui hầm

Trở về ngồi chễm chệ

Cái mặt nó bây giờ mới đạo mạo làm sao

Nói năng đứng ngồi quan trọng

Thâm tâm chỉ nghiền ngẫm cách nào

Cho mỗi ngày chiếc ghế thêm cao

 Cao

        Cao

              Cao

Đến tận chỗ không còn nghe tiếng cuộc đời oan trái

Không còn thấy trên con đường gập ghềnh của tổ quốc đau thương

Có người mẹ tóc bạc chân trần oằn lưng

Dưới chồng đơn khiếu nại

Nặng hơn dãy Trường Sơn

(Mẹ Đâu Ngờ – Bùi Minh Quốc)

Ông Phạm Anh Nam, một dân oan khác ở xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đã tự thiêu và chết vào ngày 11/10/2011 ngay truớc khu đất mà gia đình ông đang cư ngụ hợp pháp nhưng bị chính quyền cưỡng chế.

Chị Phạm Thị Anh Kiều, con gái nạn nhân cho biết gia đình cô cũng như nhiều hộ dân khác ở đây thuê đất ở trên một dải thuộc quốc lộ 21. Ủy Ban huyện Bảo Lâm thông báo sẽ “bán” lại cho những hộ dân, ưu tiên cho những hộ dân đang sử dụng đất. Nhà cô có giấy tờ hợp lệ tới 6 năm nữa mới hết hạn sử dụng bốn lô đất, mà xã chỉ bán cho hai lô, còn hai lô thì bán cho người ngoài huyện trong khi cả 4 lô đều đang có cây trồng và trang thiết bị khai thác kinh tế.

Gia đình chạy vạy mọi cách để có tiền theo đuổi vụ kiện gần mười lăm năm trời, nhưng vẫn không được. Tới ngày 15/09/2011 huyện cho người xuống cưỡng chế và thu hết cà phê của gia đình mà không hề có thông báo cưỡng chế. Cho tới ngày 26/09 công an huyện xuống uy hiếp tinh thần, vừa phẫn uất vừa bị quẫn bách nên ông đã tự thiêu.

Bà Đặng Thị Kim Liêng, cũng có cái chết tương tự. Phần đất của gia đình bà ngay sát cạnh ngôi nhà hàng xóm  bị lấn chiếm mất 3 tấc kéo dài 15m. Gia đình bà có đầy đủ bằng chứng để chứng minh phần đất đó thuộc quyền sử dụng của mình. Bà Liêng làm đơn khiếu nại suốt 6 tháng trời đều bị làm ngơ, thậm chí cơ quan công quyền còn làm sổ đỏ phần đất đó của gia đình chị cho người hàng xóm. Vào ngày 30/07/2012, bà đã tự thiêu.

Đến anh Đặng Ngọc Viết, 42 tuổi, cái tuổi trưởng thành, ý thức hoàn toàn được hậu quả của mọi hành động. Anh vốn hiền lành, cư xử đúng mực, theo ghi nhận của hàng xóm. Mảnh đất mà trên đó gia đình sinh sống tuy không có giấy tờ nhưng gia đình anh ở đây từ bốn đời nay, dễ đến cả trăm năm, rộng 220 mét vuông. Hơn 180 mét vuông trong tổng số diện tích đất của nhà anh Viết bị thu hồi được đền bù 504 triệu đồng, còn lại hơn 30 mét vuông nhưng chiều rộng chỉ gần 2 mét, không đủ xây nhà. Nếu nhận đất ở khu tái đinh cư thì được cấp 70 mét vuông với giá 600 triệu đồng. Có nghĩa là hoặc gia đình phải kiếm bù thêm 100 triệu nữa, hoặc cầm 504 triệu đồng ra đường tìm kế sinh nhai. Nhưng sinh nhai làm sao khi cha già bệnh tật nằm trên giường, người anh trai bất bình thường vì bị nhiễm chất độc màu da cam. Bản thân Viết đi làm xa tận Sài Gòn, cũng không ổn định?

Ngày 11/9/2013 anh Viết đã xông thẳng vào Trung tâm Quỹ Đất của tỉnh Thái Bình, bắn chết ông Vũ Ngọc Dũng, Phó giám đốc Trung Tâm và làm bị thương 4 người khác. Mặc dù ngoài đời anh chẳng hề có tư thù gì với họ, nhưng trong sự nổi giận chắc anh đã nghĩ rằng chính họ là những kẻ đại diện, gây nên bất công cho gia đình anh.

Anh Viết đã chọn cái chết bằng cách tự sát vì không muốn sự trả thù của chế độ. Anh bình thản về nhà, chia tay cha, đi vào Chùa, lạy Phật Bà Quan Âm, rồi mới bắn vào tim mình.

Một người chết vì bị xô đẩy ở vườn hoa, hai người tự thiêu, một tự sát. Cái chết của họ là chứng minh sâu sắc về sự bất lực, quẫn bức.

Với hai bàn tay trắng, họ lao đầu vào bức tường quyền-tiền khổng lồ của hệ thống chính trị tồn tại dựa trên bạo lực với những đặc quyền, đặc lợi, được gia cố bằng đôla và vàng, che kín hết công lý và kỷ cương đạo đức xã hội. Hậu quả thật là bi thảm. Cái chết dường như là biện pháp tiêu cực cuối cùng chống chọi lại sự vô vọng. Có thể trước khi chết, họ nghĩ rằng, kết thúc sự chịu đựng khốn khổ trên thế giới này, nhưng chết đi có thể sẽ để lại một điều gì đó cho hy vọng?

Không, thật đáng tiếc, những cái chết thương tâm của họ không biến thành ngọn lửa Mohamed Bouazizi, chàng sinh viên thất nghiệp đã tự thiêu để rồi ngọn lửa căm thù bùng lên thành một cuộc cách mạng đường phố, lật đổ chế độ độc tài của Ben Ali ở Tunisia.

Xã hội Việt Nam bế tắc về ý thức chính trị, một đường hầm thiếu không khí. Những trường hợp của các cá nhân chưa đủ để lan toả tác động lên sự vô cảm với thời cuộc, trong khi báo chí nhà nước bịt kín hết diễn biến các sự kiện.

Một bộ phận dân chúng kiếm được tiền nhờ các dự án, nhờ đất đai và làm ăn bất chính vẫn ăn xài phè phỡn và mong chế độ càng tồn tại càng có cơ hội hưởng lộc. Đa số còn  lại cặm cụi lo toan cái ăn, cái mặc. Có  ”tám” chuyện chính trị thì cũng chỉ nằm ở mức kêu ca, chế diễu chế độ và dừng lại. Họ sống trong văn hoá sợ hãi và nô lệ, bằng lòng hoặc cam phận với những gì đang có, thậm chí cho rằng ngày hôm nay được như thế này là quá tốt, hơn nhiều thời chiến tranh thiếu thốn. Họ chỉ so sánh với thời chiến tranh mà chẳng thèm để tâm quan sát ra thế giới bên ngoài, còn  bộ máy tuyên truyền suốt ngày nhồi nhét thông tin chỉ có lợi cho chế độ.

Khi mà ở tuổi về hưu, phải đi ăn mày khiếu kiện đất đai, vật vờ nơi công viên, mà vẫn tin tưởng ở đảng, tức là vẫn còn đặt lòng tin vào băng đảng ăn cướp, như bà Nguyễn Thị Cúc, 74 tuổi, một cán bộ lão thành về hưu, bạn của bà Hà Thị Nhung xấu số. Khi mà trong căn nhà lụp xụp của anh Đặng Ngọc Viết, bàn thờ Hồ Chí Minh với cờ đảng và cờ đỏ sao vàn được đặt chính giữa và cao to nhất. Thì đấy chính là bi hài kịch của cái gọi là sự phản kháng. Nó chứng tỏ một sự ngu muội của đám đông, phản ảnh tình trạng u mê, ngột ngạt. Vùng lên bằng sự trỗi dậy của bản năng, chỉ vì nồi cơm bị chiếm đoạt, chứ không phải ra đòn với chế độ đương quyền, là nguyên nhân của mọi vấn đề.

Người ta nói tức nước vỡ bờ, nhưng bờ vẫn còn kiên cố, một vài đợt dậy sóng nhỏ chưa đủ tạo áp lực. Con đường dân chủ Việt Nam thật khó trông chờ vào một cuộc cách mạng xuống đường.

© Nhật báo Người Việt

9 Phản hồi cho “Những người chết ra đi”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Lê Diễn Đức thân mến,

    Chẳng cứ gì anh Đặng Ngọc Viết quê tôi đã ngu xuẩn tin theo “Bác và Đảng”, còn khối ông trí thức xã nghĩa vẫn tin chết vào các thần tượng giả của CS.
    Bằng chứng như Vũ Mão, nguyên chủ nhiện văn phòng quốc hội khi được phỏng vấn về những bất cập của Luật đất đai hiện nay, có lúc Vũ Mão đã ca tụng ông Hồ thật trơ tráo và lạc điệu:

    [trích]
    PV: Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng đưa ra nhận định “Người nông dân thời nào cũng khổ”. Ông cũng sinh ra ở một vùng quê ở tỉnh Nam Định, ông thấy điều đó có đúng không?

    Ông Vũ Mão: Gia đình tôi vốn có xuất thân cũng từ nông dân ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Phải nói thế này, bố mẹ tôi cũng từng sống trong cảnh bần cùng, đói khát. Không còn con đường nào khác nên mới phải tìm về Hà Nội để kiếm sống. Chúng ta cũng chẳng nên đổ lỗi cho hoàn cảnh lịch sử làm gì, nhưng đúng là cho tới tận bây giờ thì người nông dân vẫn cứ khổ nhất.
    Dù gì đi chăng nữa thì nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Đi lên hiện đại hoá, trước hết phải bắt đầu từ thế mạnh nông nghiệp của nước ta, nhưng có lẽ vừa qua chúng ta chưa thấm nhuần điều đó. Chúng ta có một tấm gương sáng để soi xét lại mình, đó chính là Bác Hồ kính yêu. Người rất thương dân nghèo, thương người lao động… đừng nói tới những gì xa xôi, học tập Bác thì hãy học từ những điều như vậy.
    [hết trích]

    Tương tự, trước cái chết của ông Võ Nguyên Giáp, không biết bao nhiêu ông được mệnh danh là dissidents, nhà tranh đấu dân chủ gốc CS, đã hết lời ca tụng và tiếc thương ông Giáp.
    Riêng tôi, thật thấm ý một số nhận định sau đây về ông Giáp

    [trích]
    Phóng viên Hoa Kỳ Tim Karr, người phỏng vấn Tướng Giáp hồi năm 1995 và theo dõi vị Tướng sát sao từ đó bình luận với BBC tiếng Việt:

    Trong nhiều phỏng vấn của ông Giáp mà tôi được đọc trong vòng 20 năm qua, hiếm khi, nếu muốn nói là không khi nào, tôi thấy ông nói lệch quan điểm chính thống. Ông là người bảo vệ tới cùng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn của tôi với ông, tôi đã không thể có được lời ứng khẩu nào từ ông cả. Thật đáng tiếc là ông đã không sử dụng uy tín vững như bàn thạch trong lịch sử dân tộc để đôi khi chỉ trích hay đi chệch khỏi đường lối của Đảng. Có vẻ như một phần đáng kể của lịch sử hiện đại Việt Nam đã mất đi cùng với sự ra đi trong yên lặng của ông. Ít người từng có mặt tại nhiều thời điểm quan trọng của đất nước như ông.
    [hết trích]

    Nhín chung tiến trình dân chủ hóa đất nước ta còn nhiều chông gai, bởi ảnh hưởng của đảng CS đã ăn sâu vào trong tìêm thức dân ta, qua cách nhồi sọ có hệ thống và rất khoa học của CS trong nhiều thập niên dài, cũng như các hệ lụy của hàng chục triệu người đã đắm mình trong thế giới CS bởi sự tình cờ hay bó buộc của lịch sử, (nên phải chung sống với CS; hay sinh ra và lớn lên rồi chiến đấu bảo vệ cái gọi là thành trì xã nghĩa trong quá khứ. Tay đã nhúng chàm giờ khó mà gột cho sạch)

    Lại Mạnh Cường

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Vùng lên bằng sự trỗi dậy của bản năng, chỉ vì nồi cơm bị chiếm đoạt, chứ không phải ra đòn với chế độ đương quyền, là nguyên nhân của mọi vấn đề.”

    Vùng lên vì nồi cơm thì cũng giống như phong trào tại Ba Lan. Lúc đầu các công nhân Ba Lan thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Công Nhân là để tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Lúc đó họ chỉ muốn tranh đấu cho quyền lợi của công nhân thật chứ không phải là ngụy trang ý đồ chính trị với việc tranh đấu cho công nhân. Sau này, khi phong trào đã lớn mạnh và có sự hậu thuẫn đông đảo của công nhân để bắt chính quyền phải thương thuyết thì mới có người ở bên ngoài góp ý kiến thêm cho những người lãnh đạo phong trào là phải đi đến chỗ thay đổi chế độ chứ không chỉ đòi cải thiện một số điều kiện kinh tế của công nhân.

    Ba Lan có thể xem là một trường hợp đặc thù vì dân Ba Lan đa số theo Thiên Chúa Giáo, do đó có các linh mục cũng ủng hộ việc tranh đấu và khuyên không dùng bạo lực, rồi sau này khuyên không trả thù. Chính vì vậy mà có cuộc Cách Mạng Nhung, không đổ máu. Đảng CSVN thì nhìn thấy vai trò của tôn giáo nên tìm cách triệu tiêu ảnh hướng của tôn giáo để chống diễn biến hòa bình. Triệt tiêu vai trò của tôn giáo thì sẽ triệt tiêu luôn lời khuyên đừng dùng bạo động và đừng trả thù. Mà có phải vì phá tôn giáo mà phong trào đòi thay đổi vì vậy mà bị triệt tiêu? Thực tế cho thấy là không. Vì chế độ tổ chức theo cách thiếu công lý cho nên lòng dân mong muốn thay đổi không thể chấm dứt được khi sự bất công, vô lý vẫn tồn tại. Đặng Ngọc Viết bắn người rồi chạy về chùa vái Phật xám hối. Thế thì ảnh hưởng bàn thờ cờ đỏ và cờ đảng chủ trương bạo lực ở trong nhà và ảnh hưởng của Đức Phật từ bi trong chùa ai mạnh hơn ai?

  3. nguenha says:

    Nhìn cái Bàn thờ,tôi hiểu được vì sao ĐNV chết ?? Thờ Quỷ trong nhà ,sao không xui xẻo được!.Cũng going như bà Nguyễ thị Năm,thuở nào, nuôi Rắn Hổ mang trong nhà ,sao không chết được?? Dù sao nghĩa tự là nghĩa tân,bà con hảy lấy đó làm bài học. Chớ có dại đi theo Việt Cộng ! Đừng bao giờ nghĩ mình đi theo Cách mạng.Có cách mạng ” đếch”‘ nào ,mà đi theo?? Đến lúc nầy rồi ,mà có người vẩn rêu-rao “Suốt đời đi theo CM !!”.

  4. Phan Huy says:

    Trung Với Đảng

    Trung với đảng, nghe thiếu điều muốn ói!
    Đảng là ai? Toàn một lũ gian manh
    Lấy quyền gì cỡi cổ mãi người dân
    Mà đòi hỏi phải trung thành với đảng.

    Đảng là ai? Một bọn người vong bản
    Chẳng biết gì ngoài Các Mác Lê nin
    Chẳng làm gì ngoài mãi quốc cầu vinh
    Chuyên đánh mướn cho Cộng tà chủ nghĩa.

    Đảng là ai? Toàn một bầy chôm chĩa
    Cướp giống nòi đến đói rách cùng đinh
    Phá quê hương đến tàn mạt điêu linh
    Còn ngoan cố giành độc quyền trị nước.

    Đảng là ai? Một đám người bạo ngược
    Gieo hận thù giết chóc triệu lương dân
    Gây chiến tranh huynh đệ nỡ tương tàn
    Theo lệnh của bọn quan thầy quốc tế.

    Đảng là ai? Bầy Cộng nô cẩu trệ
    Chẳng học hành, chuyên thiến chó đâm heo
    Biết gì đâu, ngoài chủ nghĩa giáo điều
    Mà lên mặt là cử nhân tiến sĩ.

    Trung với đảng, bầy du côn điếm đĩ!
    Đến nước nầy còn bịp bợm người dân
    Có biết chăng bảo tố đã dâng tràn
    Sắp trút xuống lũ mầy cơn thịnh nộ.

    http://fdfvn.wordpress.com

    • Niềm tin son sắt says: says:

      Trung với đảng,trái tim thủ thỉ
      Đảng tiên phong, cơ đồ kỳ vỹ
      Như trăm sông dồn về với biển
      Qua trăm miền vun tình đồng chí
      Đảng là nhân dân, một điều giản dị
      Kết nối tình người, tôi rèn ý chí
      Tranh đấu kiên cường, kiên trung bền bỉ
      Đi tiên phong mọi cuộc trường trinh
      Lý tưởng Đảng sục sôi nhiệt huyết
      Vì tự do công lý con người
      Xây quê hương tổ quốc mạnh giàu
      Đem no ấm dệt ước mơ hạnh phúc
      Đảng ta đó toàn dân sánh bước
      Cùng ca lên khúc hát đại đồng
      Cùng xiết tay tiến lên phía trước
      Tương lai sáng lạn rực rực hồng
      Đảng ta đó cao cao chói lọi
      Mà ầm tình ấm nghĩa Quân – Dân
      Bốn biển bao la khúc ca đoàn kết
      Hai chữ ĐỒNG BÀO nặng chữ NGHĨA-NHÂN
      Nào bạn hỡi chung tay cùng Đảng
      Chữ TRUNG THÀNH với Đảng với Dân

      • Builan says:

        Một chân còn, với một tay
        Quyết BÒ theo đảng
        Đắng cay thấm rồi
        Vết thương rĩ máu ! TRỜI ƠI !
        Ba đờ bần cố , Bốn đời dốt ngu
        Chung quy cũng tại thằng HÙ !
        http://old.danchimviet.info/archives/80251/vinh-biet-dai-tuong/2013/10

      • Builan says:

        Dâm Loạn Vem làm thơ CỦ NGHỆ
        Bợ bú bơm bưng…. quá xệ quá tồi
        Công cụ côn đồ (cccđ ) nghề có bấy nhiêu thôi
        Thân con KẸT bút bồi dạy sao noí vậy
        Mặt thớt mặt mo mặt đòn…. dơ dáy
        Lấp liếm,láo, lưu viết bậy viết bừa
        Đạo đức MINH RÂU truyền dạy xa xưa
        Đâu có biết ba đời ngu như rứa
        Thời a còng @ tưởng như hang Pac Bó
        Cứ bơm bưà bơm láo đảng Minh Râu
        GIÁP die rồi DẢNG CƯỚP ngũm theo sau
        Haỹ quỳ gối ôm Niềm tin son sắt
        Hưng bái cúc cung 16 vàng + 4 tốt !
        ĐẢNG với DÂN làm thân phận CHƯ HẦU !!!

        Vì chút tinh người
        Rut ruột khuyên nhau
        MỞ mắt nhìn mau,
        Kẽo không còn kịp nữa !!!
        Ôm chân đảng ???
        Nghiã là ôm TÀU KHƯẠ ????
        “Chó dẻ bảy ngày mở mắt “! HỎI _ CÒN NGƯƠI ?????

  5. lethan says:

    Tác giả Lê Diễn Đức – ” Khi mà trong căn nhà lụp xụp của anh Đặng Ngọc Viết, bàn thờ Hồ Chí Minh với cờ đảng và cờ đỏ sao vàn được đặt chính giữa và cao to nhất. Thì đấy chính là bi hài kịch của cái gọi là sự phản kháng. Nó chứng tỏ một sự ngu muội của đám đông, phản ảnh tình trạng u mê, ngột ngạt”. Trích

    Năm triêu bộ đội banh xác trong các cuộc chiến Việt nam, Trung- Việt 1979, chiến trường Kampuchea, v…v…chết cho Đảng Cộng sản mà cứ tưởng chết cho Tổ Quốc !

    • nguenha says:

      Hoàn toàn đồng ý với Bạn; “chết cho DCS,mà cứ tưởng chết cho Tổ Quốc”!!.Tương tự , chiếm Miền Nam 1975 là Chiến thắng của DCS/Quốc Tế (nói chung) và của CSVN (nói riêng).Đó không phải là Sự Thống nhất Đất nước ,theo Nghĩa Đồng bào,tình Dân Tộc. Đó củng chính là Lý do hơn 3 triệu người Việt sống tha hương. Bọn lý-sự-cùn có lập luận nào hay hơn cho bà con biết.Hởi tất cả bà con Miền Bắc,những ai còn thờ Hồ-Tặc trong nhà,nên mau đem ra, bỏ ngoài chuồng heo,
      để tránh họa (ám khí).

Phản hồi