WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phỏng vấn nhà báo Bùi Tín về tướng Võ Nguyên Giáp

Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo Bùi Tín.

Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo Bùi Tín.

Mạc Việt Hồng: Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa từ trần hôm 4/10/2013, trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông có nhiều dịp tiếp xúc với tướng Giáp không?

Nhà báo Bùi Tín: Gặp khá nhiều lần, từ 1945 gặp từ xa, ông đi cùng mấy tay sỹ quan Mỹ Patti và Thomas, của OSS ở Hà Nội.
Sau một số lần ông Giáp vào làm việc với Bộ tư lệnh Quân khu 4 ở Vinh, năm 1949 – 1950. Sau Điện Biên Phủ tôi gặp tại một số cuộc giao ban ở Chỉ huy sở Bộ Tổng tư lệnh, tại nhà Rồng, về tổ chức lại các quân khu ở miền Bắc, giảm quân số, lập các nông trường quân đội.

Từ 1965 đến 1975, gặp nhiều lần ông triệu tập riêng tôi là phó tổng biên tập cùng 1, 2 phóng viên báo QĐND đến phòng làm việc bàn về một số bài bình luận quân sự, sau trận Áp Bắc, Và sau vụ tàu Mađdox (1964)…

Đặc biệt sau 30/4/75, đầu tháng 5 ông vào Sài Gòn, điện trước cho tôi đang ở cơ quan đại diện báo QĐND 6 3- Lý Tử Trọng “nhà báo Bùi Tín sẽ hướng dẫn Đại tướng đi thăm thú thành phố, gặp vài cơ sở bí mật biệt động – không báo trước – và vài bà mẹ chiến sỹ, trong 2 ngày, sau đó ĐT sẽ chính thức làm việc với UB Quân quản, Quân khu 7 và Quân Khu 9″. Suốt 2 ngày tôi cùng ông Ba Trần – Trần Văn Danh- tư lệnh phó quân khu 7, phó trưởng ban quân quản, đưa ông thăm Sài Gòn – Chơ lớn, Dinh Độc lập, bộ Tổng tham mưu, Cảng hải quân, Chợ Lớn, Xa lộ Biên Hòa, nhóm biệt động, 2 bà mẹ liệt sỹ. Ông rất vui, nhưng hơi buồn vì anh sỹ quan bảo vệ của tổng cục chính trị không cho vào chợ của Chợ lớn, ông muốn uống nước sầu riêng ở vỉa hè cũng không được, có chai nước suối mang theo; ông than: “cậu Tín là sướng nhất, la cà đâu cũng được. Mình không có tự do”.

Nghe nói ông đã từng có những chuyến đi ra nước ngoài dài ngày cùng tướng Giáp?

Có đợt tôi đi với ông suốt nửa tháng làm việc hằng ngày, ăn sáng riêng với ông. Đó là vào tháng 4 và 5 năm 1977, ông dẫn đầu đoàn Quân sự cấp cao 20 túơng tá đi thăm, cám ơn, tặng huân chương cho chuyên gia quân sự các nước Trung Quốc, CHDC Đức, Ba Lan, Hungaria, Liên Xô …Tôi làm trợ lý báo chí cho Bộ trưởng, giúp ông trả lời các cuộc phỏng vấn, Rồi 4 ngày nghỉ ở nhà nghỉ của Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô ở Sochi bên bờ Hắc Hải, tôi ở ngay sát gia đình ông, có 2 anh em Điện Biên và Hạnh Phúc ở cùng ông. Cùng xem phim, giải trí, tôi tranh thủ hỏi vài chuyện riêng gợi ý ông, biết khá nhiều chyện. Ông rất quan tâm thu lượm lời khen về bản thân của báo chí nước ngoài.

Có 2 chuyện lý thú, ở Berlin ông gặp bí mật Fidel Castro đang đi châu Phi kiểm tra tuyệt mật bộ đội Cuba ở Ethiopia, Mozambique, Angola. Ba ông tướng Fidel, Hopfman, Giáp thuộc 3 châu mặc quân phục đầy huân chương chúc tụng nhau đại thắng, cứ như quân đội CS sắp chiếm xong toàn thế giới.

Đúng 1/5/1977 duyệt binh và tuần hành quần chúng khổng lồ ở Hồng trường, tướng Giáp là khách duy nhất bên cạnh Bregienev đứng trên lăng Lénin. Ông không giấu nỗi vinh dự cực hiếm này, để vài ngày sau, ngược hẳn lại, chán chường im lặng trong nhà khách số1 trong Trung Nam Hải – Bắc Kinh. Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 8/5 bao giờ TQ cũng làm to, khoe công của cố vấn và vũ khí TQ tham chiến, nhưng năm nay không thấy một động tĩnh gì. Họ lờ, im tuyệt đối như thóc. Đoàn ta phải uống bia chúc tụng nhau, nhạt nhẽo, cay đắng, vì họ đang tận lực giúp bọn Khơ me đỏ ở Cam -bốt, chỉ đạo cuộc chiến tranh biên giới. Từ đó chiến sự leo thang với kẻ thù lộ mặt mới là ông anh Hai Cộng sản chí thiết một thời.

Nhưng kỉ niệm nào đáng ghi nhớ nhất, thưa ông?

Mấy kỷ niệm như trên không đáng nhớ sao, cô Hồng? Nhưng còn chuyện này nữa. Hôm ấy chúng tôi cười đến bò lăn ra khi kể lại trong phòng ngủ. Đó là chuyện “đại tướng chuổng cời”. Từ Varsava đến Cracovia đường xa, trời lạnh 10 độ âm. Xe con có sưởi, mở tối đa. Tướng Giáp mặc quần áo len trong, quần áo dạ ngoài, thêm pácđờsuy dạ nữa; Tôi ngồi cạnh ông. Đi một hồi nóng quá, không thể chịu nổi, thế là ngài cởi hết khuy áo ngoài, khuy áo trong, cởi luôn cả khuy quần, và ngài ngủ say sau khi uống tý rượu chát Ba Lan. Bỗng nhiên xe đến nhà khách, đỗ xịch. Một sỹ quan lễ tân Ba Lan mở cửa, tướng Giáp bước xuống, thì, ôi, lạy chúa, quần ngoài tụt xuống chân, may còn có quần trong. Anh bảo vệ ta ngồi ghế trước trong xe vội cúi xuống kéo quần lên cho đại tướng, nhanh trí đứng che mắt anh sỹ quan Ba Lan. Thật may là lúc ấy đã quá nửa đêm, không có quan to ra đón khách quý, và đèn leo lét, không có ai chụp ảnh.

Nếu có thể đưa ra những nhận định ngắn gọn nhất về nhân vật lịch sử này thì ông sẽ nói gì?

Ông có tài, thông minh, sống giản dị, có vẻ không tham nhũng. Nhưng quá ít bạn thân, không bạn tâm giao, lạnh lùng, hơi cô đơn. Tư duy độc lập quá ít. Không dám nghĩ khác nghị quyết, chỉ thị. Nghe theo, nói theo, kỷ luật một cách máy móc. Lòng nhân không nhiều.

Có giai đoạn tướng Giáp bị cho là ‘thất sủng’, nhất là khi ông là chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch mà người đời hay gọi là “phụ trách đặt vòng”, chuyện này, theo ông, nên hiểu thế nào?

Thất sủng? Tôi không nghĩ hoàn toàn như thế. Có thể các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chơi xấu ông, nhưng sự phân công cho ông khi chiến tranh sắp kết thúc là nghiêm chỉnh. Lớn nhất là chuyển từ Quân sự – Quốc Phòng sang lĩnh vực Khoa học trong thời Bình. Chính thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra trong Bộ chính trị sự phân công này. Vì trong bộ chính trị lúc ấy không có ai có trình độ trí thức, học vấn như ông Giáp. Hòa bình rồi, khoa học sẽ cực kỳ hệ trọng, đào tạo nhân tài cho Xây dựng và Phát triển. Vấn đề Nhân lực là then chốt. Ông Giáp đã để hàng giờ nhiều lần say sưa nói về trách nhiệm quá nặng nề của ông. Ông đi từ cải tạo nòi giống, dân ta cao lớn hơn, khoẻ hơn, thông minh hơn, khoa học xã hội, tự nhiên đuổi kịp người ta, cải cách giáo dục từ mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, trên đại học, giảm tật bệnh, nuôi dưỡng toàn xã hội. Rồi xây dựng Tự điển, Từ điển, Bộ Bách khoa toàn thư VN – Encyclopédie, rồi xây dựng Viện Hàn Lâm VN, làm sao các ngành khoa học mũi nhọn như Sinh học,
Thông tin điện tử, nano học đi kịp thế giới.

Chị Hà nói với tôi là chuyện sinh đẻ chỉ là một phần rất nhỏ trách nhiệm của tướng Giáp, nằm trong lĩnh vực Nhân lực của quốc gia. Hướng dẫn việc sinh đẻ, với phương pháp và dụng cụ tiên tiến, vệ sinh cho toàn dân, xây dựng hạnh phúc lứa đôi là một trách nhiệm cao quý của nhà nước, có gì là xấu là thấp hèn.

Ông nói với tôi: “Cậu Tín à, việc khoa học mình được giao lớn hơn, rộng hơn lĩnh vực quân sự nhiều. Mình đang học việc, chỉ lo không đủ sức, không đủ hiểu biết, càng đi sâu lĩnh vực nào cũng mông mênh, như lạc vào rừng, mà sức mình có hạn”. Đã vậy ông cho biết ông vẫn còn cái đuôi về trách nhiệm trong quân sự, đó là tham gia tổng kết quân sự, tổng kết các chiến dịch, tổng kết chiến tranh nhân dân, tham gia biên tập hoàn thiện Lịch sử các lực lượng vũ trang nhân dân, hoàn thiện cuốn Từ điển quân sự.

Tôi cho rằng câu

Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em

Có thể là câu đùa vui, nếu không phải là cố ý trêu chọc, hay hạ thấp nhân cách của một ông tướng được đảm nhận một lãnh vực rộng lớn quan trọng hơn khi chiến tranh kết thúc.

Còn cho đây là do ông Sáu Thọ và ông Ba Duẩn cố tình chơi khăm, hạ bệ làm nhục ông Giáp thì tôi không nghĩ và không hoài nghi như thế. Họ dùng cách khác thâm hơn. Còn có người cố nghĩ ra chuyện để cố tình bôi xấu tướng Giáp thì tôi không thể đồng tình. Như thế không đàng hoàng.

Như vậy nói ‘thất sủng’ có thể không hẳn đúng, nhưng tướng Giáp là nhân vật thân cận với Hồ Chí Minh, phải chăng sự ra đi của Hồ Chí Minh ảnh hưởng tới vị trí của ông trong những năm tiếp theo đó?

Đúng như vậy. Khi còn sống ông Hồ đã nhiều lần che chở ông Giáp, khi các ông Duẩn và Thọ định hạ bệ ông Giáp, có lúc còn định đưa ông ra khỏi bộ chính trị. Khi ông Thọ vin cớ ông Giáp có nhận thư riêng của đại sứ Nga Serbacov, ông Hồ gạt đi rằng: chú Giáp đã báo cáo cho bác về chuyện ấy rồi. Khi đoàn cố vấn quân sự Tàu đưa một loạt danh sách cán bộ quân sự cấp cao thuộc thành phần xã hội tiểu tư sản, để yêu cầu loại bỏ, chính ông Hồ cùng tướng Giáp đã không đồng tình và đốt ngay danh sách ấy đi.

Sau khi ông Hồ mất, ông Giáp không còn chỗ dựa, nên các kiến nghị, thư gưỉ lãnh đạo của ông về Tổng Cục 2, về khai thác bô xít đã không có ai trả lời, rơi vào khoảng không bẽ bàng.

Bên cạnh ánh hào quang của một thiên tài về quân sự, dường như vẫn có mặt trái của tấm huân chương, đâu đó có ý kiến cho rằng tướng Võ Nguyên Giáp anh dũng trong chiến tranh nhưng lại tỏ ra hèn nhát trong thời bình, như vậy có nặng lời quá không, thưa ông?

Tôi nghĩ ở trên tôi đã nói cả về mặt phải và mặt trái của tấm huân chương. Mặt phải cần công nhận, mặt trái cần phê phán đúng mức. Nếu so với tướng Trần Độ hay tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, tướng Giáp rõ ràng là kém về suy tư độc lập, về quan điểm Nhân quyền, về ý thức Dân chủ.

Đó là điều đáng tiếc.

Những năm cuối đời, tướng Giáp từng viết hoặc ký tên vào nhiều kiến nghị thư gửi các lãnh đạo cao cấp của đất nước liên quan tới một số vấn đề cấp bách, nhưng dường như nó không được xem xét một cách đúng mức, vậy vai trò của ông Giáp trên thực tế đã kết thúc từ lâu rồi?

Ông Giáp đã mất; ông đã thuộc về quá khứ. Ông là con người gắn bó với chiến tranh, với thời chiến. Ông mất khi những ý kiến của ông không còn mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống hiện tại.

Công luận đang chăm chú đến những vấn đề khác: Hiến pháp mới, quyền lực trước hết thuộc về đảng hay về nhân dân? Bỏ hay để Điều 4? Có giữ Sở hữu toàn dân về đất đai hay không? Chủ nghĩa cộng sản còn sức sống hay không? Nên giữ danh xưng nước Cộng hòa XHCN VN hay không?

Chúc ông yên nghỉ. Rồi thế hệ trẻ sẽ cùng các thế hệ đi trước còn tư duy trẻ khỏe, gắn bó với thời đại sẽ giải quyết những vấn đề hiện tại, mở ra cuộc đột phá chuyển hệ thống từ toàn trị độc đảng sang dân chủ pháp trị trong tưong lai không xa.

Xin cảm ơn nhà báo Bùi Tín!

Mạc Việt Hồng thực hiện

© Đàn Chim Việt

 

Tags:

104 Phản hồi cho “Phỏng vấn nhà báo Bùi Tín về tướng Võ Nguyên Giáp”

  1. DâM TiêN says:

    Từ Điện Biên, thời nô lệ Tàu Cộng bắt đầu

    Thằng Tàu Công ra sức yểm trợ cho trận Điện Biên phải thắng. Sau đó, Việt Nam
    chia hai; và Miền Bắc phải cúi đầu làm nô lệ nhục nhằn chưa từng thấy, dân chúng
    điêu linh đói khổ trăm bề.., cũng là khởi đầu từ cái Điện Biên Phủ..

    Điện Biên Phủ là trận đánh cho quyền lợi Trung Cộng , và cặp MINH GIÁP hai
    tên Nghệ Tĩnh, đã cúc cung, triệt để tuân hành, mua cái danh nhờ máu xương của
    hàng vạn tuổi trẻ Miền Bắc Việt Nam.

    Biết như thế, sao người dân Bắc Hà còn đần độn công kênh hai kẻ anh hùng rơm
    mạt vận kia chứ?

    Ôi Điện Biên, xương máu VN đã đổ ra thiệt là vô tich sự ! Được tiếng khen ho hen mà
    chết.Nếu người Mỹ không ra tay ngăn chặn thằng Tàu Cộng, thì VN nay đã ra sao?

  2. lethan says:

    Trước khi tắt hơi, viên tướng từng một thời ” cầm quần chị em” VNG trối trăn cùng giới phụ nữ toàn quốc :

    Ðừng bỏ anh một mình
    Ðừng bỏ anh một mình
    Ðường về nghĩa trang mông mênh
    Ðừng bỏ anh

    Ðừng bỏ anh một mình
    Ðừng bỏ anh một mình
    Ðường về nghĩa trang lênh đênh
    Ðừng bỏ anh

    Ðừng bỏ anh một mình
    Ðừng bỏ anh một mình
    Cùng một lũ
    Cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân hình

    Ðừng bỏ anh một mình
    Ðừng bỏ anh một mình
    Một mồ trinh, một mồ trinh
    Chênh vênh chờ cỏ xanh

    Ðừng bỏ anh một mình
    Ðừng bỏ anh một mình
    Vài ngàn đời sau nữa
    Vài ngàn đời sau nữa
    Vài ngàn đời sau nữa
    Ai mái tóc còn xanh ?

    ( Phạm Duy)

  3. quang phan says:

    Tướng lèo Võ nguyên Giáp gian manh với những con số để loè thiên hạ :

    Nhà biên khảo Nguyễn Văn Lục phê bình về các sách viết bởi Võ nguyên Giáp: Tôi đọc ông thì hầu như trận nào ông cũng thắng cả- mà thắng lớn –với những con số rất chính xác, nhưng thua thì không thấy nói tới và không bao giờ có con số rõ ràng cả.

    Ông Bùi Tín – đại tá CS, nhà báo, phó tổng biên tập báo Nhân dân – trong kỳ Hội Thảo tại Paris, 2004 phát biểu : “Tôi từng một thời gian là người phát ngôn chính thức của Quân Đội Nhân Dân. Tôi cũng làm báo quân sự trong chiến tranh. Hồi ấy, chúng tôi được lệnh giữ kín tổn thất của ta và nhân lên tổn thất của đối phương.
    Số lính Mỹ chết và bị thương đăng trên báo cộng lại thì lên đến 500 ngàn, mà thật ra số chết là 51 ngàn. {Thật ra con số chính thức là 58.000 người}. “{Trích Hội Thảo Paris về 50 năm Điện Biên Phủ, PV Jeanne Mai, Paris 23-11-2003 ).

    Nhà sưu khảo Nguyễn Kỳ Phong : Tôi đọc một số sách của Võ Nguyên Giáp như, Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên, Điện Biên Phủ, Chiến Tranh Giải Phóng và Chiến Tranh Giữ Nước, và một số sách khác gom góp từ các bài giảng quân huấn, tuyên truyền (đại khái như: Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chủ Tịch, Nhà Chiến Lược Thiên Tài,v.v… của Võ Nguyên Giáp. Càng đọc, tôi càng nhận rõ Giáp chỉ là một hảo danh, lây vinh quang trên các chiến hữu khác. Tướng Giáp được chức tư lệnh quân đội nhân dân có vì có học hơn các sĩ quan khác. Nhưng về sự dũng cảm và hào khí của một dũng sĩ thì ông ta hoàn toàn không có. Ông Giáp là một tác giả háo danh: chỉ muốn tên một mình mình được ghi nhớ.
    Lấy thí dụ về quyển Điện Biên Phủ. Ðiện Biên Phủ là một chiến thắng chung của Việt Nam. Không phải riêng của những người Cộng Sản. Nhưng khi viết quyển đó, tướng Giáp không nhắc tên đến một đồng đội, tướng lãnh đang xả thân ngoài mặt trận. Sách sử về quân sự mà không có một lời về tư lệnh các quân chủng, sư đoàn hay ai làm cái gì, đánh ở mặt trận nào. Trong khi đó thì hầu như cách 10 trang giấy thì có một lời hiệu-triệu của Tổng Tư Lệnh Quân Đội, bên dưới ký tên là Võ Nguyên Giáp! Đọc sách Võ Nguyên Giáp, trừ khi phải nghiên cứu tài liệu, chỉ tốn thì giờ.

  4. MotKhucRuot says:

    Thế nào là nói xấu ??? Hãy nhìn vào cái bản mặt những thằng CS tụi
    mày . Một lũ lừa bịp .

  5. DâM TiêN says:

    Tướng Giáp đi Tàu năm 1990, lóng nga long ngóng, còn thua xa Trạng Quỳnh…

    Trung Cộng “đăng cai” tổ chức Á Vận Hội 1990, có mời đích danh Duẫn
    Hô sang dự khán.

    Tụi Lê Duẫn khi ấy đã “bưng bô” cho Liên Sô và chê bỏ Tàu Cộng thối mồm,
    hôi nách, nên rét run,không dám qua Tàu, lỡ phải xơi vịt quay Bắc kinh như Kụ Gồ,
    thì tàn đời gió lạnh, nên đẩy Giáp thay mặt. Giáp miễn cưỡng phải tuân hành chỉ thị
    của “trên.”

    Hôm bế mạc Á vận , Giáp “bị” ngồi tít phía sau khán đài danh dự. Bỗng à ơi,
    một tên tướng Tàu Chệt hướng dẫn một người nữ…kia đến gặp Giáp. Tên
    tướng Chệt giới thiệu người nữ… kia với Giáp, nói khá lớn tiếng:

    Thưa ông Đại tướng Giáp, đây là bà quả phụ của vị tướng làm chủ nhiệm
    các lực lượng Trung Hoa,đã sang giúp đại tướng thắng trận ĐBP.
    (Giáp gượng cười, lí nhí cái gì, nghe không rõ).

    .

  6. Tien Ngu says:

    Trên diễn đàn này ngoại trừ các cò mồi mí nhau, có em nào…ngu hết biết mà nhận mần…bạn với anh cò mồi tự sướng nà…nhân dân không?

    Nốp! Ai thèm?

    Nghe theo mấy cái loa rè của cò mồi 38 năm, dân VN…chết non coi bộ khá. Nắng thì…ngữi mùi rác thúi, mưa thì…lội bùn dơ băng qua phố đi…kiếm chổ sửa xe.

    Cãm ơn Bác với đóng chí Giáp…

    Quá thãm.

  7. Võ Trang says:

    Một con người “vĩ đại” có thể được nhìn thấy qua 2 góc cạnh: Tư tưởng và sự thành tựu trong cuộc đời của họ. Một tư tưởng vĩ đại, ngoài cái tính logic của nó còn phải được chứng minh qua những ảnh hưởng của nó trong xã hội loài người. Ngược lại, một sự thành tựu vĩ đại thường được dẫn dắt bởi những suy nghĩ, tư tưởng “to lớn”…

    Chỉ là một giáo sư Sữ học, một người tốt nghiệp cử nhân Luật chắc chắn không làm ông Giáp trở thành vĩ đại. Là một đại tướng chưa từng trải qua một khóa huấn luyện quân sự chính quy có thể nào làm ông Giáp trở thành vĩ đại trong sự nghiệp quân nhân của mình? Ông Giáp cũng chưa từng sản xuất ra một hệ thống tư tưởng nào để có thể trở thành vĩ đại, vì chính ngay bậc thầy của ông – Hồ Chí Minh – cũng tự nhìn nhận ông không có tư tưởng gì khác ngoài chủ nghĩa Mac-Lênin…

    Hào quang của ông Giáp bỗng rực rở sau chiến thắng Điện Biên Phủ, một thành tựu đã được lịch sữ đem ra ánh sáng với nhiều nghi vấn. Hãy thử đặt một câu hỏi: Một tổ chức không đủ sức để chế ra được một cái đinh đóng giày thì lấy vũ khí và sức mạnh ở đâu để chiến thắng đoàn quân viễn chinh của thực dân Pháp? – có chăng là – qua sự viện trợ của Nga và Tàu – ông Giáp và đảng CS của ông đã cổ động được sư hy sinh vô bờ bến của những người dân chất phát và yêu nước nồng nàn đến độ ngây ngô, cuồng tín…

    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của ông Giáp có gì?
    Những thành tựu trong chiến thuật tiêu thổ kháng chiến, du kích chiến không đủ sức thuyết phục các đồng chí của ông về một chiến thuật qui mô hơn, cần thiết cho một chiến thắng sau cùng. Những quan điễm bảo thủ đã làm cho vai trò của ông lu mờ, thậm chí bị nghi ngờ là xét lại. Trận tổng tấn công và nỗi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968 khi ông đang được cho dưỡng bệnh ở Đông Âu(!) dù thất bại trên phương diện quân sự nhưng ngược lại chứng minh được khả năng tấn công của quân đội Bắc Việt trên toàn miền Nam đối với chính giới Hoa Kỳ.
    Cuối cùng, trận tổng tấn công vào mùa xuân 1975 và sự thành tựu – dù sớm hơn tiên liệu – đã hoàn toàn đánh đổ huyền thoại về một thiên tài quân sự mà đảng đã xữ dụng bấy lâu nay. Trong khi Văn Tiến Dũng trở thành người hùng của chiến dịch Hồ Chí Minh thì Võ Nguyên Giáp được điều động để làm nhiệm vụ trong hoà bình… từ một giáo sư Sữ học, một cử nhân luật, một đại tướng, một Chủ Tịch Uỷ Ban Khoa Học Nhà nước rồi Chủ Tịch Ủy Ban “Sinh đẻ có kế hoạch”, ông Giáp quả là một kẻ đa tài chứ không chắc là một thiên tài… Với vai trò là Chủ Tịch Ủy Ban “sinh đẻ có kế hoạch” như thế ông đã thành tựu được gì khi nâng tổng dân số Việt Nam từ 40 triệu lên 80, 90 triệu (đói khổ) như ngày nay?

    Thật ra trong một cái chế độ mà ngay cả những chính sách của quốc gia cũng được diễn dịch như những câu chuyện của thâm cung bí sữ thì những thiên tài như Võ Nguyên Giáp, những anh hùng như Lê Văn Tám, Võ thị Sáu được người dân biết đến bằng cách gì ngoài một sự đánh bóng tùy trường hợp?
    Thiên tài hay không thiên tài, vĩ đại hay không vĩ đại nếu còn là một vấn đề tranh cải thì một sự thật rõ ràng mà mọi người có thể đồng ý là – dù thăng hay trầm – ông chấp nhận trung thành tuyệt đối với cái chế độ mà ông tự cho mình là một công thần.

    • Lâm Vũ says:

      Phân tích hay, già dặn và khách quan. Đâu cần phải chê tác giả này nọ!

  8. viẹt says:

    Cả thế giới tung hô Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, trừ bọn CCCĐ!??

  9. thắng thua says:

    Thua trận thì nói thẳng ra là thua, lại còn cay cú ” thắng bằng mọi giá”. Thế người Mỹ không phải bằng mọi giá ném bom trải thảm miền bắc VN, bằng mọi giá rải chất độc da cam cho dù biết nó có ảnh hưởng đến cả lính Mỹ và các nước đồng minh mà vẫn làm. Người Mỹ bằng mọi giá ngăn cản Cộng sản lan rộng ra Đông Nam A (sự thực không như người Mỹ nghĩ) với tính mạng của hơn 50 ngàn binh sĩ Mỹ cùng với hàng ngàn tỉ USD đổ vào chiến tranh. Vậy mà cũng thất bại. Nếu nhân dân Mỹ không tỉnh táo,ngăn cản, gây sức ép với giới cầm quyển thì có lẽ giới quân sự Mỹ muốn bằng mọi giá kể cả” nướng quân” thêm ở VN chắc???

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe anh cò hát tỉnh rụi, rồi…tự sướng mà tiên Ngu cưới muốn té…phở…

      Đúng nà kiến thức…cò mồi, tự sướng…đỉnh cao.

      Cộng láo mà đánh thắng Mỹ, thì chúng thuộc loại vô địch thế giới từ đó đến ngày nay. Cha của anh Trung Cộng cũng không dám…tát vào mặt các anh Cộng…láo ở những thập niên 70, 80…

      Mở cái cặp mắt…hí lên, cò à cò. Cò mồi Cộng láo mà khôn hơn Mỹ, thì Việt Nam sau 38 năm hoà bình, đã là một cướng quốc hàng đầu trên thế giới. Không phải đi lạy Tàu Cộng xin tha cái tội ngu theo Liên Xô, đá giò lái Tàu Cộng năm xưa, không phải đi lạy vòng quanh thế giới xin viện trợ hay cứu giúp nhân đạo. Ngay cả thằng đàn em của Mỹ là Nam Hàn ( Cộng láo dạy phải gọi nà…Hàn quốc đấy) cũng phải năn nỉ nó xin cho….xuất khẩu lao động.

      39 bể mánh, mà cái tật…tự sướng cũng chưa chừa, Thấy thương quá…

  10. HẢI says:

    cương diệp : “Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Muốn Năm – Chủ Tịch Hồ Chí Minh Muôn Năm
    Chúng Con, Chung Cháu sẽ tiếp tục noi theo tấm Gương Của Bác, tiếp nối lịch sử hào hùng của Dân Tộc Việt Nam.”
    Anh mà noi gương Bác , thì VN cũng chả còn biển , đảo để các anh … soạn thảo cái tựa tựa như CH 1958 mà Bác đã BÁN cho Tàu thêm lần 2 ! Lịch sử ” hào hùng ” của Đảng các anh sao lại để cho ngư dân phải TREO CỜ TÀU ?
    ” Con tự do” ủa quên, ” người tự do” viết gì thì nên xem lại ngày ông BT bỏ nước ra đi ông vẫn đang giử những chức vụ quan trọng, và chả có bị ai trù dập ông ta. Anh nói sai sự thật để làm gì ? Không lẻ anh nghỉ VNG, HCM v.v… đủ “nhân cách , tầm vóc , trình độ , công lao …” để được người khác bình phẩm sao ?
    Xin vào bacaytruc xem bài có tựa này của bác Tô Hải :
    KẺ THÙ NÀO CỤ CŨNG OÁNH TUỐT…NHƯNG CÁC ĐỒNG CHÍ CỦA CỤ OÁNH CỤ, THÌ CỤ….XIN HÀNG!
    http://bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=6399:k-thu-nao-c-cng-oanh-tutnhng-cac-ng-chi-ca-c-oanh&catid=34:din-an-c-gi&Itemid=53

Phản hồi