WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một góc xã hội Việt Nam qua hình tượng tướng Giáp

Giap (1)
 

Tôi khá bị bất ngờ với các phản ứng dồn dập trái chiều liên quan tới việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.

Từ vài chục năm nay tướng Giáp không còn tiếng nói tác động trực diện tới các vấn đề thời sự trong và ngoài nước mà thế hệ chúng tôi quan tâm. Việc bỗng dưng một số báo chí đổ bài nói về ông là điều không cân xứng với xã hội đương đại, khiến tôi có cảm giác có cái gì đó không ổn.

Người lính

Nhiều mỹ từ được dùng để mô tả tướng Giáp như một thống lãnh tài tình và một người cộng sản liêm khiết. Trong nhóm mỹ từ ấy có ghi nhận ba lá thư ông viết phản đối đại dự án bô-xít ở Tây Nguyên.

Danh tiếng của tướng Giáp hình thành cùng các chiến tích đặt nền móng cho sự tồn tại của thể chế hiện nay, nhưng có vẻ như các đồng chí của ông chưa bao giờ cho phép ông thoát khỏi vai người lính để trở thành chính trị gia.

Mặt khác, bản thân tướng Giáp cũng chấp nhận mãi mãi làm “người lính cả”. Khó tìm được chứng cớ cho thấy ông từng có tham vọng chính trị so với những người đồng chí luôn dè chừng và kèn cựa với ông.

Một mặt tướng Giáp có chỗ đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản, mặt khác đồng đội bằng vai phải lứa của ông chưa bao giờ quá hồ hởi với ông sau khi đã đạt được mục đích chính trị là thống lĩnh toàn Việt Nam.

Trung thành

Những ý kiến nói tướng Giáp là nhân vật cấp tiến trong nội bộ đảng mang nhiều lý do để người quan sát ngờ vực. Chưa bao giờ tướng Giáp đặt dấu hỏi về vai trò độc quyền cai trị đất nước của đảng cộng sản mà ông là thành viên. Ông hành xử êm hiền tới nỗi chẳng bao giờ lên tiếng bênh vực những người yêu nước đòi bảo vệ lãnh thổ. Lòng trung thành với đảng cộng sản của ông Giáp là rõ ràng, trong khi lòng trung thành với đất nước, với dân tộc lại rất không rõ ràng.

Vì thế, với quá trình trung thành hỗ trợ đảng cộng sản độc quyền thống trị Việt Nam mà ông Võ Nguyên Giáp lại được nâng lên thành hình tượng „con người Việt Nam mẫu mực” có nhiều điều không ổn, chứng tỏ người tâng bốc ông muốn hoặc a) tách ông với đảng cộng sản để dễ bề nâng ông lên hàng “xuất chúng” bất chấp nguyện vọng của ông, hoặc b) bất chấp sự thật chỉ để nhào nặn qua loa cho có một biểu tượng mà dùng, miễn sao đáp ứng nhu cầu tìm thần tượng trong xã hội quá nhiễu ương tại Việt Nam. Theo dõi dư luận những ngày qua, tôi thấy cả hai hiện tượng này đều xuất hiện.

Trách nhiệm

Tướng Giáp được xưng tụng là người được lòng dân, như thể ông đã làm gì đó vượt qua khuôn khổ bình thường của một đảng viên cộng sản. Nhưng nhìn vào thực tế ông chẳng làm gì khác hơn đảng của ông trong các đề tài cấm kị như tù nhân chính trị, Phật Giáo Thống Nhất, tự do tín ngưỡng, thiết lập đa đảng hay tam quyền phân lập… Kể cả khi tỏ ra phá lệ để đề cập tới Bô-xít hay chủ quyền thì ông vẫn không phủ nhận vai trò độc tôn của đảng cộng sản trên quê hương nơi ông từng khiến bao quân vào sinh ra tử.

Bởi vậy, nếu có „xuất chúng” thì đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn xuất chúng trong khuôn khổ, chứ ông không hề đem mình ra bảo vệ những đòi hỏi cấp thiết và sống còn của dân tộc. Ông đã không dùng hàm đại tướng của mình để làm không gian sống cho các cụm từ „cấp tiến” hay „đặt quyền lợi người dân lên trên” mặc dù đã có cả mấy chục năm để làm việc đó.

Tương tự như vậy với ý thức của ông về chiến tranh. Cũng như các đồng chí khác, ông không thấy có nhu cầu phải nói gì về trận Mậu Thân tàn bạo do quân đội Bắc Việt gây ra. Ông ắt có lý do để im lặng mà đảng cộng sản của ông cũng hành xử tương tự.
Thần tượng?

Rất có thể vị đại tướng cộng sản mới từ trần sẽ được biến thành biểu tượng bên cạnh Hồ Chí Minh cho thêm phần sinh động, rất cần để tô vẽ chính thể “ưu việt” tại Việt Nam.

Việc một số người cả già cả trẻ và cả bloggers trong nước tâng bốc tướng Giáp cho thấy có một góc xã hội người Việt đang khắc khoải tìm thần tượng trong đường hầm tăm tối, còn đảng cộng sản thì phải dùng tới nhân vật mà họ không hoàn toàn tín cẩn như ông Giáp để chi phối người dân.

Đó dĩ nhiên là hệ quả của độc tài và bưng bít thông tin, chứ không phải vì người Việt thiếu thần tượng. Bằng cớ là những nhân vật như linh mục Nguyễn Văn Lý hay Hòa Thượng Thích Quảng Độ đều là những tên tuổi biểu dương cho sự đối kháng bền bỉ và lẫm liệt dẫu bị nhà nước chủ yếu lôi các tên tuổi đó ra mà đe dọa.

Vô số ảnh, bài đăng trên báo chí ghi nhận ngàn người xếp hàng viếng tướng Võ Nguyên Giáp thế nào, con đường làng đưa tiễn ông lần cuối được chuẩn bị gấp rút ra sao… khiến tôi bùi ngùi nghĩ tới ngày Hòa Thượng Thích Huyền Quang viên tịch. Tôi rất nhớ những dòng người đã bị công an ngăn cản thô bạo khi viếng Hoà Thượng và các báo thường ngày chăm chỉ tìm kiếm thần tượng cho giới trẻ đã im lặng sau cái chết của nhân vật đã nhiều lần được đề cử Nobel Hoà Bình. Lại bao cảnh vật lộn, xô đẩy trong những đám tang „quan tài diễu phố” thúc nhắc tôi về một xã hội bất công mà những người như ông Giáp đã cố tình rũ bỏ trách nhiệm của người quyền chức.

Tôi không biết phải nói thế nào với các bạn trẻ trót tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thần tượng đáng được nâng niu. Nhưng nếu các bạn đã quyết chịu tang ông thì hãy đốt nén hương cho cả những người đã bỏ mạng trong thời bình vì chính sách mà ông Giáp chưa bao giờ phản đối.

Các bạn cũng đừng quên bao người hiện vẫn còn hưởng án tù oan sai vì cất lên tiếng nói bảo vệ đất nước, công lý và tự do. Họ bị án oan vì những người như ông Giáp không thấy có liên quan hay trách nhiệm với họ. Vậy người trực tiếp chịu trách nhiệm phải là tất cả những ai đang cố gắng đi tìm hình tượng đẹp cho Việt Nam.

Warszawa, 11 tháng 10 năm 2013

© Đàn Chim Việt

Tags:

13 Phản hồi cho “Một góc xã hội Việt Nam qua hình tượng tướng Giáp”

  1. Phan Lưu Quỳnh says:

    Hãy hỏi các ông Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam, con trai ông Giáp: Trong lúc bố các ông đang đưa hàng triệu thanh niên miền Bắc vượt Trường Sơn “sinh Bắc tử Nam” trong thời “chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam” thì các ông đang ở đâu ? Sao bố các ông không đưa các ông đi B như hàng triệu thanh niên đồng lứa khác ?

  2. nghienphan says:

    Cảm ơn Tôn vân Anh, bài viết ngắn nhưng rất sâu sắc.

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa tác giả,

    1/
    Cái tâm lý bệnh hoạn chung của các dân tộc nhược tiểu, lạc hậu chuyên sống về nông nghiệp như nước ta là LUÔN LUÔN CẦN CÓ NGƯỜI GIA TRƯỞNG ĐỂ DẪN DẮT.

    Đó là một nhu cầu bức thiết (a MUST), bởi làm việc gì, nhất là công việc đồng áng nặng nhọc hàng ngày, đều cần sức lao động của nhiều người, nhất là phái nam. Từ đó đẻ ra tinh thần GIA TRƯỞNG, cũng như TRỌNG NAM KHINH NỮ !

    Tống Nho rất phù hợp với trật tự của mô hình xã hội này, bởi đề cao vai trò của Vua, Thày và người Cha từ trong xã hội vào đến gia đình. Khởi đi từ đó, giáo dục con người cốt để làm quan, tức làm công chức mẫn cán cho triều đình, hơn là cho dân cho nước.

    Để cho thêm phần bền vững, người ta còn thánh hoá các vị này bằng mọi cách. Nào vua là con trời (thiên tử), thày là biểu hiệu cho khuôn vàng thước ngọc, cha là một người cầm cân nảy mực trong gia đình. Trong lương duyên chạ mẹ đặt đâu con ngồi đó ! Rồi người ta lấy làm sung sướng khi tất cả sống chung dưới một mái nhà qua câu “tứ đại đồng đường”, bốn thế hệ sống chung hòa thuận (?) với nhau trong một ngôi nhà lớn !

    Nói ngắn gọn, cá nhân không đóng một vai trò quan trọng, thực ra hầu như chả là gì cả trong mô hình tổ chức xã hội này. Bởi thế nó bóp nghẹt mọi sáng kiến cá nhân. Bằng chứng xã hội này trì trệ không phát triển, và cứ thế nhiều ngàn năm trôi qua, con trâu đi trước cái cày .

    2/
    Tuy được, thực ra bị giao tiếp với xã hội năng động phương Tây, nhưng mô hình xã hội phương Đông vẫn vận chuyển ì ạch, bởi QUÁN TÍNH cũ vẫn còn đè nặng, cũng như những cơ cấu và tập tục của cái gọi là văn minh văn hóa truyền thống của hàng nhiều ngàn năm cũ không thể dễ dàng thủ tiêu một sớm một chiều.

    Rồi thêm đại họa Cộng Sản áp đặt một mô hình xã hội có kiểu mẫu tương tự, nghĩa là cũng thần thánh hóa lãnh tụ, cũng mang nặng tinh thần gia trưởng cực đoan hơn bao giờ hết (nào là công an khu vực, liên gia trưởng …), nhằm mục đích kiểm soát cực kỳ chặt chẽ dân tình trong mọi sinh hoạt hàng ngày, nhất là về mặt tư tưởng.

    Hệ quả cá nhân bị nuốt chửng trong cái guồng máy cai trị khổng lồ bao cấp từ A đến Z. Đau lòng nhất là cá nhân trở nên bơ vơ lạc loài, bởi quen được sỏ mũi dắt đi dưới tấm bảng chỉ đường là các khẩu hiệu, các tấm bảng cổ động lớn nhỏ treo nhan nhản trên khắp đường phố và ở mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê và vùng đèo cao núi thẳm.

    3/
    Nếu nhìn phân tích cho kỹ ta thấy ngay là, dân cả hai miền Nam và Bắc đều chia chung một số phận đau thương. Đó là ĐỘC TÀI dưới mọi dạng thức. Vâng ngoài Bắc là độc tài toàn trị kiểu CS; trong Nam từ độc tài gia đình trị sang độc tài quân phiệt và sau cùng là CS như ai ai cũng rõ. Trước đó là thòi kỳ phong kiến thực dân.
    Ngắn gọn, dân ta và đất nước ta chưa hề có dân chủ tự do thực sự. Văn hoa bóng bảy sẽ bảo là con đường dân chủ hóa Việt Nam còn lắm gập ghềnh, lên thác xuống đèo quá nhiều !

    Hệ quả tất yếu như nhau, thích được có lãnh tụ lãnh đạo công cuộc cách mạng dân chủ dân sinh !
    May tìm được người như ý mong muốn, thế là tha hồ công kênh lên vai, rồi sẵn trớn tô son trét phấn để lãnh tụ thành thánh thành thần. Ai không làm theo sẽ bị kết án, phỉ nhổ, chụp mũ vu khống !

    Dĩ nhiên chuyện gì tới phải tới là MẤT ĐOÀN KẾT KINH NIÊN !

    4/
    Thực tế chứng minh điều tôi nói ở trên là, trong Nam có lãnh tụ được thánh hóa, chả khác chi ngoài Bắc CS bao nhiêu cả.

    Hải ngoại chống Cộng cũng có các lãnh tụ được thánh hóa ít nhiều, chẳng hạn như phía Kháng chiến HCM, cho đến ông giáo sư Nguyễn Ngọc Huy của Liên Minh Dân chủ (hết thày Huy, giáo sư Huy rồi anh Ba Huy …. loạn cả lên)

    Phe Quốc gia chửi lãnh tụ CS như máy, chê bai đủ điều, nhưng thực ra cũng thuộc loại “thấy cái dầm trong mắt người mà không thấy cái đà trong mắt mình” đó thôi.
    Phe CS thì khỏi nói, chửi đối phương không bút mực nào cho xiết, đồng thời ra sức đánh bóng lãnh tụ của mình hơn cả thần cả thánh. Mà bỉ ổi hơn cả là chính các ông lãnh đạo to đầu này cũng ra sức đánh bóng mình bằng mọi thủ đoạn đê tiện nhất.

    Kết, căn bệnh chính của dân ta như thế đó.

    Chữa trị ra sao hồi sau sẽ rõ :-) !

    Lão Ngoan Đồng
    Tổ sư Y Trị :-)

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng