WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Võ Nguyên Giáp và đại hồng chung CS

Ảnh Đất Việt

Ảnh Đất Việt

Qua tài liệu lịch sử và qua các nhân vật như ông Bùi Tín, nhà báo Huy Đức, NS John McCain… thì hình ảnh của ông tướng Võ Nguyên Giáp trong tôi là:
- Nhác
- Bỏ rơi anh em
- Nuớng quân như đốt lá
- Máu lạnh
- Tư duy nô lệ đảng và nghị quyết
- Ích kỷ

Về máu lạnh, xin trích ông Ngô Nhân Dụng và tài liệu:

“khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên ngoại quốc hỏi… ‘Thưa Ðại Tướng Giáp, ông có hối tiếc gì về việc bốn triệu người Việt đã chết trong chiến tranh Việt Nam không?‘ Và Tướng Giáp đã không đắn đo trả lời ngay…‘Không, tôi không hề hối tiếc. Không một mảy may nào’.”

Nếu danh tướng tự cổ chí kim thường “bất hứa nhân gian kiến bạch đầu” thì người tướng sống 103 tuổi cần được suy ngẫm lại có thực là một danh tướng hay không? hay chỉ là con người của thời cuộc, nằm trong một hệ thống quyền lực và chỉ do vì nhu cầu vận chuyển của hệ thống mà ra.

Ông Giáp đùng một cái được ông Hồ Chí Minh cho đeo lon đại tướng, vượt 17 cấp, kỳ công này chỉ có một đối thủ của ông là Kim Chánh Ân đang lãnh đạo Bắc Hàn.

Không dám ra mặt trận, chỉ huy trận Điện Biên Phủ thì ở trong hang cách trận tiền 10 cây số. Tấn công Miền Nam thì chỉ ngồi ở Miền Bắc, có lẽ vì vậy mà tuớng Văn Tiến Dũng viết quyển Đại Thắng Mùa Xuân chẳng thấy nhắc đến ông.

Bài bản của CS là nói láo có tổ chức (tuyên truyền) để biến lãnh tụ chóp bu thành thần thánh và lãnh tụ cấp hai thành vĩ nhân, tạo hào quang sáng chói để núp vào phía sau mà chuyên chính. Cho nên chị Phạm Thị Hoài nhận xét thật lý thú. Thần thánh Hồ Chí Minh đã tắt 44 năm qua thì xác ướp làm sao giữ được hào quang. Vĩ nhân Võ Nguyên Giáp vừa nằm xuống sau khoảng hai năm sống đời thực vật. Các lãnh tụ còn lại chỉ là đội cầu tỉnh lẽ. Đảng CSVN đang đi vào vùng ánh sáng leo lét còn sót lại của buổi hoàng hôn.

Cái “Nước Mắt Rơi Chung” mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết trên Saigon Tiếp Thị để thương tiếc ông như “một anh buột miệng ‘nhìn ổng hiền như con cọp ăn chay’.” và nhà văn lo lắng “chẳng còn ai đủ lớn”, mà trong đó chắc không ai đếm được, bên cạnh tiếng khóc đám ma, còn có những tiếng khóc mừng trong tâm trạng “khấp như xử nữ vu quy nhật” để tống cựu nghinh tân, tiển đưa một chế độ đã suy tàn.

Người dân 68 năm qua ở Miền Bắc và 38 năm qua ở Miền Nam sống bên trong cái đại hồng chung CS, cho nên không thể trách họ là chỉ thấy vĩ nhân ở bên trong cái chung. Đến khi cái chung được mở, và lịch sử được thoát ra khỏi vòng kim cô kềm toả thì thánh Hồ và vĩ nhân Giáp sẽ có chổ đứng của họ, nhưng là chổ đứng của con người có tác động tốt/xấu trong dòng sống của dân tộc Việt Nam.

Nhiều người mà trong đó có tôi vẫn cứ ray rứt với cái giả dụ rằng, nếu không có đảng CSVN thì đất nước này có độc lập từ thực dân Pháp hay không? các tinh hoa của Việt Nam có bị thủ tiêu hay không? khoảng bốn triệu xương trắng máu đào của dân tộc Việt có bị phung phí như vậy hay không? và Việt Nam hôm nay chất liệu xã hội có tan nát như thế này hay không?

© Đàn Chim Việt

45 Phản hồi cho “Tướng Võ Nguyên Giáp và đại hồng chung CS”

  1. noileo says:

    Trích: Nhiều người mà trong đó có tôi vẫn cứ ray rứt với cái giả dụ rằng, nếu không có đảng CSVN thì đất nước này có độc lập từ thực dân Pháp hay không? các tinh hoa của Việt Nam có bị thủ tiêu hay không? khoảng bốn triệu xương trắng máu đào của dân tộc Việt có bị phung phí như vậy hay không? và Việt Nam hôm nay chất liệu xã hội có tan nát như thế này hay không?

    Việt nam đã giành lại Độc Lập từ ngày 11-3-1945, rất lâu trước ngày xảy ra cuộc phản bội tháng 8-1945, rất lâu trước ngày 2-9-1945 khi Hồ chí Minh thay Vua bảo Đại làm lễ đăng quang nhậm chức Vua mới, Vua cộng sản, aka “chủ tịch nước”.

    - Ngày 9-3-1945, sau nhiều kèn cựa liên tục giữa quân Nhật và quân Pháp tại VN, quân Nhật tại VN làm đảo chánh lật đổ nhà cầm quyền thục dân Pháp tại VN.

    - Ngày 10-3-1945 quân Pháp đầu hàng quân Nhât. Kể từ đây, ngày 10-3-1945, chế độ thục dân Pháp, nhà cầm quyền thục dân Pháp tại VN hoàn toàn sụp đổ, hoàn toàn cáo chung trên toàn cõi VN.

    - Mặc dù đã lật đổ nhà cầm quyền & chế độ thực dân Pháp tại VN, quân Nhật không chiếm đoạt VN, thay vào đó quân Nhật tuyên bố ủng hộ các nỗ lực của người VN giành lại Độc Lập cho đất nước mình.

    - Ngày 11-3-1945, Hoàng Đế Bảo Đại & Viện Cơ Mật Huế & triều Đình nhà NGUyễn Bảo Đại đưa ra bản Tuyên NGôn Độc Lập cho Việt nam, tuyên bố xóa bỏ các hòa ước bất bình đảng mà Việt nam da ky voi Phap tu the ky truoc, , tuyên bố Việt Nam Độc Lập, đặt quốc hiệu là “Đế Quốc Việt nam”, mời ông Trần Trọng Kim làm THủ tướng, thành lập chính phủ Trần Trọng Kim, chính phủ đầu tiên của nước Việt nam Độc lập.

    Bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hoàng Đế Bảo Đại tuy không có những lời lẽ văn hoa kiểu cách, không “nổ”, nhưng đã có đầy đủ tính cách phap lý của một băn văn pháp lý, tuyên bố nền độc lập của một quôc gia.

    Hành động của Hoàng Đế Bảo Đại, sau kh VN gianh lai nen Doc Lap, không tự tay cầm quyền cai trị như cac ông Vua chuyên chế của chế độ quân chủ chuyên chế, mà trao quyền cho một vị THủ tướng, cho thấy bảo Đại là một ông Vua có hiểu biêt, có lòng vì dân vì nước, không tham quyền cố vị.

    Nếu VN không bị cộng sản gây loạn, thì sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 (WW 2) chấm dứt, một nuớc VN độc lập với Hoàng Đế bảo Đại & chính phủ Trần trọng Kim, có khả năng tiến đến hình thức “quân chủ lập hiến”, chắc chắn sẽ là một quốc gia hàng đầu trong vùng về khía cạnh chính trị tiến bộ, cũng như về mọi mặt khác, điều mà chính phủ Trần Trọng Kim đã chứng tỏ, đã cho thấy , dù chỉ mới cầm quyền đuọc khoảng 6 tháng.

    **** Ở gần Việt nam có nước Indonesia, còn gọi là Nam Dương, có một lúc, vào cuối WW2 cũng đã có những diễn tiến, biến chuyển rất giống Việt nam.

    Cũng như VN vốn là một là thuộc địa của Pháp, Indo cũng là một thuộc điạ của một nước thực dân da trắng Âu châu: Hoà lan.
    Ở VN quân Pháp phải chấp nhận cho quân Nhật tiến vào VN, thì ở Indonesia, Hòa Lan đã phải cho quân Nhật tiến vào Indonesia.
    Ở VN, quân Pháp bị quân Nhật lật đổ, ở Indonesia nhà cầm quyền thục dân Hòa lan cũng đã bị quân Nhật lật đổ
    Cũng như ở VN, quân Nhật không chiếm đoạt Indonesia, mà trợ giúp người Indonesia, qua nhà nhà lãnh đạo Soekarno, giành độc lập cho Indonesia.
    Đến đây thì có những biến chuyển khiến cho Indonesia khác với VN, khiến cho VN khác với Indonesia.

    **** Nhu cầu về sự ổn định & tính liên tục của chính quyền
    Thời điểm gần cuối cuộc WW2, thời điểm chấm dứt cuộc WW2, là thời điểm rất quan trọng cho những quốc gia mới giành lại độc lập trong thời gian của cuộc WW2, như Việt nam, như Indonesia.

    Vào lúc này, các quốc gia nói trên rất cần sự ổn định & liên tục, các chính quyền mới của các quốc gia mới giành lại độc lập rất cần một sự ổn định & liên tục để khi cuộc WW2 vừa chấm dứt các chính quyền & quốc gia ấy sẽ xuất hiện, bước vào với cộng đồng các quốc gia trên thế giới như một quốc gia độc lập có chủ quyền, để đuọc thế giới nhìn nhận, nhân đó ngăn ngừa sự trở lại của cựu thực dân, nhân đó củng cố nền độc lập của mình, tiếp tục tiến lên như một quốc gia độc lập có chủ quyền.

    Đó là điều mà INdonesia đã làm đuọc, nhưng VN đã thất bại.

    Indonesia đã làm đuọc vì tại Indonesia không có một thằng điên, thằng ngu, thằng cộng sản Indonesia phản quốc gian ác nào làm chuyện cướp chính quyền như Việt cộng hồ chí minh ở VN, nhờ đó chính quyền Indonesia vẫn ổn định & liên tục,

    Nhờ đó sau khi WW2 chấm dứt, Indonesia có một chính quyền không cộng sản, buớc ra với cộng đồng thế giới như một quốc gia độc lập có chủ quyền, đuọc phe đồng minh & Mỹ ủng hộ [ngăn cản Hòa lan trở lại], để Indonesia củng cố nền độc lập của mình, tiến lên như ngày nay, không chiến tranh, không chia cắt, không khốn khổ tang thương như ở VN,

    **** Cuộc phản bội tháng 8

    Việt nam sau WW2 đã thất bại, không lam đuọc như Indonesia, vì tại VN đã có những tên cộng sản VNDCCH & Việt cộng Hồ chí Minh gây nên cuộc cướp chính quyền VN với ý đồ dựng nên tại VN một nhà cầm quyền cộng sản theo con đường Mác Lê tội ác, [như người ta đã thấy sau khi cộng sản lên cầm quyền từ 2-9-1945, Việt cộng Võ NGuyên Giáp, tên đồ tể Hà nội, săn lùng ám sát mổ bụng thả trôi sông những người bất đồng chính kiến & không chấp nhận chế độ & chủ nghĩa cộng sản],

    khiến VN mất cơ hội, sau khi cuộc WW2 chấm dứt, với một chính quyền ổn định & liên tục, như Indonesia kể trên, bước ra với cộng đồng thế giới như một quốc gia độc lập có chủ quyền, củng cố nền độc lập, tiến lên như Indonesia

    khiến từ đó vô vàn những tang thương, khổ đau, chiến tranh, chia cắt, đói khổ nhục nhằn… không ngừng đổ xuống đất nước dân tộc VN, vì thế phải gọi cuộc cướp chính quyền VN tháng 8-1945 do bọn cộng sản gây nên là cuộc phản bội tháng 8

  2. Builan says:

    Bô mặt thật cuả bầy đàn HCM, VNG…… đã phơi bày tất tật tần tân !
    Kẽ đui cũng phaỉ sáng !
    Điếc cũng được nghe
    Câm cũng biết noí !…..
    Thôi thì THA cho họ !!!!
    _ Hoỉ ai lôi cái tên CCCĐ 10 – CAI DẺ_ “CS chien đẻ” (chữ cuả Chung Sơn>CS ),lên đây ??

    Noí cho cùng, cho công bằng thì VNG còn tệ thua VT Thắng (vưà mới chôn) “suýt “cùng chung số phận chết , tù… dưới bàn tay BON BẤT NHÂN ! “kẻ hiểm ác, giấu mặt”.
    VNG ! SỢ, HÈN … Câm như hến !

    Có Truơng Tấn Sang làm chứng nhé;
    http://a.files.bbci.co.uk/worldservice/live/assets/images/2014/08/27/140827071451_vo_thi_thang_464x261_vietnamnet_nocredit.jpg

    Ông Sang viết: “Thời nào cũng có kẻ hiểm ác, giấu mặt, đối xử bất nhân nhưng Võ Thị Thắng vẫn lại hiên ngang ngẩng cao đầu “Sống vĩ đại, chết vinh quang”!
    Những dòng tâm thư của ông chủ tịch nước đã gây chú ý vì trong tiểu sử được công bố chính thức, không có chi tiết nào cho thấy bà Võ Thị Thắng từng là nạn nhân của những “kẻ hiểm ác, giấu mặt”

    Xin hoỉ :
    “KẺ HIỂM ÁC , GIẤU MẶT” là những ai ?
    Laị lấp liếp mập mờ vừa viết vưà RUN như kiểu goị tên “Đồng chí X” !
    AI chưa RÕ mặt CS (……..) thì “LÀM ƠN NHÌN” rồi thêm một chút động não !
    Kính

  3. nghienphan says:

    C.S. nay như một nghệ sĩ về chiều, càng tô son trét phấn bao nhiêu 
    thì càng gớm ghiếc bấy nhiêu !

  4. tranle52 says:

    Nếu những chiến thắng của ông Võ nguyên Giáp xảy ra ở một nước 
    không C.S. thì quả thực những lời khen tặng, ca ngợi đó thật là xứng
    đáng, còn xảy ra ở một nước C.S. lấy ” Bạo lực cách mạng ” làm kim chỉ 
    nam, lấy tuyên truyền, dối trá, khủng bố làm phương châm, thì những
    lời khen tặng hay ca ngợi đó có như thế nào chăng nữa thì cũng vô 
    nghĩa mà thôi.

  5. Minh Phương says:

    Sử gia Mỹ phân tích: Vì sao phương Tây thua tướng Giáp

    Derek W. Frisby là phó giáo sư tại Đại học Bang Middle Tennessee, Mỹ, nơi ông giảng dạy về chuyên ngành lịch sử quân sự và nước Mỹ. Năm 2003, ông là nghiên cứu sinh lịch sử quân sự tại Học viện Quân sự West Point của Mỹ, và có 6 năm đảm nhiệm cương vị biên tập viên của West Tennessee Historical Society Papers. Ông đã có bài trả lời phong vấn của hãng truyền thông quốc tế Deutsche Welle (DW) của Đức, đăng trên báo Đức vì sao phương Tây đã phải cúi đầu khuất phục trước tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, hãng truyền thông quốc tế Deutsche Welle (DW) của Đức đã có bài phỏng vấn chuyên sâu với nhà sử học quân sự người Mỹ Derek Frisby, người đã dày công nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói chung và Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng.

    Cuộc phỏng vấn thú vị giữa DW và nhà sử học Frisby này đã cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về thiên tài và di sản quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của học giả Mỹ.

    DW: Điều gì khiến Võ Nguyên Giáp nổi trội hơn những vị tướng khác trong lịch sử?

    Derek Frisby: Võ Nguyên Giáp là kiến trúc sư của Quân đội Việt Nam cũng như của một nước Việt Nam ngày hôm nay. Tướng Giáp là bậc thầy trong lĩnh vực hậu cần và phát động “chiến tranh cách mạng” với mức độ linh hoạt và khả năng ứng dụng vô tiền khoáng hậu.

    Tướng Giáp có khả năng huy động không chỉ những nguồn lực vật chất của một xã hội phi công nghiệp để đáp ứng cho một cỗ máy quân sự có khả năng đánh bại cả những cường quốc hùng mạnh nhất, mà còn có thể tác động vào ý thức chính trị của nhân dân để thúc đẩy những nguồn lực này. Tướng Giáp không nổi trội quá nhiều so với những vị tướng khác trong lịch sử bởi ông vượt cao hẳn so với họ.

    DW: Đâu là những điểm tài tình trong chiến lược quân sự của tướng Giáp?

    Derek Frisby: Tướng Giáp là bậc thầy trong việc biến những điều không thể thành có thể. Ông đã khai thác triệt để quan điểm của các cường quốc phương Tây rằng chỉ cần hỏa lực là có thể làm nên chiến thắng. Sự tự tin thái quá và thái độ ngạo mạn của họ chính là nguyên nhân khiến họ thất bại.

    Tài năng kiệt xuất của tướng Giáp được phát huy cao độ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông ấy đã thể hiện được sự linh hoạt và quyết tâm sắt đá của mình bằng cách yêu cầu bộ đội kéo pháo và súng phòng không bằng tay vào những vùng đồi núi tưởng chừng như không thể tới được.

    Bằng cách biến những điều mà kẻ thù tưởng là không thể thành có thể, tướng Giáp đã đẩy quân viễn chinh Pháp tại lòng chảo Điện Biên Phủ vào thế không thể nào chống đỡ nổi.

    DW: Tướng Giáp đã chiến thắng những cường quốc phương Tây như Pháp và Mỹ như thế nào?

    Derek Frisby: Đại tướng William Westmoreland, chỉ huy các chiến dịch quân sự Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn luôn tin rằng tướng Giáp là người sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh và tổn thất trong những trận chiến tưởng như không thể thắng nổi. Chính những đánh giá sai lầm như thế này đã lý giải tại sao phương Tây đã phải cúi đầu khuất phục trước tướng Giáp.

    Tướng Giáp hiểu rõ rằng trong một cuộc chiến tranh trường kỳ sẽ phải hứng chịu nhiều tổn thất, nhưng những tổn thất đó không phải lúc nào cũng có thể quy thành chiến thắng hay thất bại của cả cuộc chiến.

    Các con số thống kê do quân đội Mỹ đưa ra cho thấy mặc dù họ không thua trong nhiều trận đánh nhưng họ đã thua tướng Giáp trong cả cuộc chiến, bởi chỉ cần Quân đội nhân dân Việt Nam còn tiếp tục chiến đấu thì từ tận tâm khảm mình người dân Việt Nam vẫn ủng hộ bộ đội chiến đấu cho đất nước tới cùng, và đó chính là bản chất của “chiến tranh cách mạng”.

    DW: Tướng Giáp đã ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á?

    Derek Frisby: Những chiến thắng lẫy lừng của tướng Giáp đã khiến các cường quốc phương Tây trở nên mệt mỏi với việc can thiệp vào những cuộc xung đột tương tự ở những vùng đất khác tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ latin.

    Chiến thắng của Việt Nam trước đội quân xâm lược nhà nghề, hùng mạnh của thực dân Pháp là động lực thúc đẩy các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giành được độc lập dân tộc trong hai thập niên 1960, 1970 và ngày nay đang trên con đường phát triển. Bản thân Việt Nam cũng đã trở thành một nước đang phát triển mạnh mẽ, và ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài tới đây để khám phá vẻ đẹp của đất nước này.

    DW: Tướng Giáp sẽ được nhớ đến như thế nào?

    Derek Frisby: Đối với phương Tây, di sản quân sự mà tướng Giáp để lại vẫn là một thứ mà họ phải xuýt xoa ngưỡng mộ. Mặc dù chính bản thân nước Mỹ đã trải qua một cuộc “chiến tranh cách mạng” thành công vào cuối thế kỷ 18 để giành lấy nền độc lập, họ vẫn bị thất bại trong cuộc “chiến tranh cách mạng” của nhân dân Việt Nam. Với tất cả những cuộc xung đột mà Mỹ đã can dự trong cả thập kỷ vừa qua thì người Mỹ vẫn cần phải học lại bài học từ Việt Nam.

    Còn ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều tác phẩm viết về tướng Giáp, nhưng theo tôi vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thực sự toàn diện về cuộc đời của vị tướng tài ba này. Tôi tin rằng sau khi ông qua đời, nhân dân Việt Nam sẽ coi ông như một phần trong câu chuyện lịch sử của đất nước và đặt ông vào hàng ngũ những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất mọi thời đại của dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ coi ông là người anh hùng dân tộc.

    Trí Dũng (Theo DW)

    • quang phan says:

      Hưỡn đầu mà đọc . Nghe lại bài ca dưới đây “ca ngợi” tướng Võ nguyên Giáp nè:

      Giặc từ Miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào …
      Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em.
      Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay chiến tích hận thù …
      Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay giết chóc hôi tanh …
      Giặc thù Đỏ xâm lăng
      Giặc thù Đỏ bạo tàn
      Giặc thù Đỏ giết hại dân lành đốt phá quê hương

    • Nhân Nghĩa says:

      Đọc bài trả lời của vị phó giáo sư Derek W. Frisby mới thấy không phải ông tây nào có học mà cũng biết hết. Nghe cách trả lời của ổng cũng đủ thấy kiến thức của ông ta có được 100% là nhờ nghiên cứu tài liệu của CHXHCNVN. Cái thứ tài liệu một chiều. Ông này chẳng qua đúc kết ba mớ tài liệu hát ca ấy thành ra cái kết tinh nhận xét cực xoàng xỉnh của ổng! Chán! Thời buổi này mấy ông tây nghèo kiết xác muốn kiếm tiền cứ việc viết bài ca ngợi Bác, Đảng, Giáp, con người, đất nước VN là đảm bảo có tiền nhuận bút xài mệt xỉu!

  6. Tôi phải khóc says:

    Ối giời ơi, sao giống Bắc Hàn thế…huhuhu, tôi phải khóc.

  7. Minh Phương says:

    CÓ CÔNG VỚI NƯỚC VỚI DÂN THÌ DÂN DỰNG “ĐỀN THỜ”

    http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/144443/co-cong-thi-dan-dung-den-tho.html

    - Tiếng nói của người dân là thước đo quan trọng hàng đầu. Như câu của nhà thơ Nguyễn Duy: “Có công thì dân dựng đền thờ” – đó là đền thờ trong tấm lòng mỗi con người.

    Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ gieo niềm tiếc nhớ mà còn gieo những “hạt mầm hy vọng” , về tình đoàn kết , lòng yêu nước , tinh thần tự tôn dân tộc , khát vọng về những người đứng đầu hội tụ cả đức – tài, nhân cách… Chỉ một người ra đi, mà khiến cả dân tộc thấy mình yêu nước nhiều đến vậy.

    Cùng phóng viên Tuần Việt Nam hiểu rõ hơn những giá trị này, trong cuộc trò chuyện với nhà sử học Dương Trung Quốc và GS Chu Hảo.

    “Thế hệ vàng” trong sáng

    Suốt những ngày trước khi diễn ra Quốc tang, người ta nói rất nhiều về hiện tượng dòng người đứng xếp hàng trước ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Dòng người đó ngày hôm sau lại đông hơn hôm trước… Ông gọi tên hiện tượng mà chúng ta đang thấy là gì?

    GS Chu Hảo: Đối với con người “nghĩa tử là nghĩa tận”. Khi một người đã nằm xuống, những người ở lại sẽ nhớ đến những gì tốt đẹp nhất.

    Câu chuyện người dân ở 30 Hoàng Diệu trước hết thể hiện tấm lòng của mọi tầng lớp nhân dân với Đại tướng – người đại diện cho thế hệ cách mạng đầu tiên còn sống cho đến bây giờ. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là biểu tượng của lòng yêu đất nước, và trung thành tuyệt đối với quyền lợi của dân tộc. Nhắc về thế hệ những người cách mạng như Võ Nguyên Giáp là nhắc đến một thế hệ vàng: Vô cùng dũng cảm, trong sáng và lãng mạn cách mạng.

    Đại tướng, nhân dân, lòng dân, Quốc tang, trí thức
    Ông Chu Hảo: “E rằng trong nhiều thập kỷ tới, hiếm thêm người nào còn được nhân dân ngưỡng mộ chân thành đến thế. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Có thể còn có những nhận thức, những quan điểm chính trị khác nhau sẽ dẫn đến những đánh giá khác nhau về những việc mà thế hệ đó đã làm. Nhưng có thể khẳng định chắc chắn một điều: Thế hệ đó là những người đã không ngại hy sinh bản thân mình để phục vụ một lý tưởng mà họ cho là hết sức chân chính và vĩ đại.

    Trong thế hệ đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những biểu tượng và đến bây giờ mọi người tôn kính và yêu quý ông với tinh thần như thế. E rằng trong nhiều thập kỷ tới hiếm có thêm một người nào lại còn được nhân dân ngưỡng mộ chân thành đến thế.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tôi không bất ngờ về hiện tượng này, mặc dù là chưa ai có thể lường được nó lại diễn ra như thế.

    Đã từng có những điều tương tự diễn ra trong quá khứ. Vào thời điểm này, sự kiện cụ Giáp mất khiến nhiều người hay liên tưởng đến khi Bác Hồ qua đời. Nhưng ví dụ như đám tang cụ Phan Chu Trinh năm 1926, cụ Lương Văn Can năm 1927 và kể cả những đám tang của những chiến sĩ cộng sản yêu nước như cụ Phan Thanh, cụ Nguyễn Thế Rục hay gần đây là đám tang của Giáo sư Tôn Thất Tùng. Dễ nhận ra một điều là người dân họ rất công bằng. Và tiếng nói của người dân là thước đo quan trọng hàng đầu.

    Như câu của nhà thơ Nguyễn Duy: “Có công thì dân dựng đền thờ” – đó là đền thờ trong tấm lòng mỗi con người. Có thể vào giai đoạn nào đó, những điều này tưởng như đã biến mất, đã mai một, nhưng khi có cơ hội, nó lại bộc lộ.

    Kiểm nghiệm những gì đang diễn ra dưới góc độ lịch sử, tôi gọi đó là chân lý.

    Không “quyền năng” vẫn có khả năng tập hợp

    - Thưa ông Dương Trung Quốc, nếu nhân dân là thước đo chính xác nhất, vậy theo ông tại sao những con người như ông vừa kể ra lại tạo được ảnh hưởng và khả năng chinh phục nhân tâm mạnh mẽ đến thế?

    Ông Dương Trung Quốc: Bởi vì những con người đó khi còn sống họ đã sống vì mọi người và cao hơn là vì lý tưởng yêu nước, lý tưởng cộng sản – những lý tưởng mà họ đã thực sự nhìn thấy không chỉ là cái bề ngoài, mà còn là cái cốt lõi, cái cốt lõi đó luôn là VÌ MỌI NGƯỜI.

    Khi nghiên cứu những nhân vật lịch sử, những vĩ nhân, người ta thường quan tâm đến sự nghiệp, đến những đóng góp to lớn và sự khác biệt ở họ.

    Đại tướng, nhân dân, lòng dân, Quốc tang, trí thức
    Ông Dương Trung Quốc: “Ông luôn quan tâm đến việc làm sao tập hợp được trí tuệ của những người xung quanh mình”. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Nhưng có lẽ phải có một cái nhìn toàn diện hơn, là phải nhìn vào những cái gì rất đời thường của một con người trọn vẹn với cả cái chung, cái riêng; với cả những lúc thăng, lúc trầm.

    Tôi là một người có may mắn gặp gỡ và làm việc với Đại tướng khi ông đã rời khỏi các vị trí quyền lực. Ông dành phần lớn thời gian cho công tác nghiên cứu lịch sử và là Hội trưởng danh dự của Hội Sử học chúng tôi.

    Chúng tôi thấy rõ là chính cuộc sống đời thường, cuộc sống của một người mà nếu theo sự phân tích bề ngoài là không còn ở đỉnh cao vinh quang nữa – khi mà ông có thể bộc lộ thoải mái con người mình.

    “Hình như trong những quyết định của cuộc đời ông, có những quyết định là của cá nhân ông, nhưng để có những quyết định ấy, ông đã biết cách quy tụ mọi người. Ngay cả thời kỳ ông không còn nắm trong tay những “quyền năng” về chính trị, thì ông vẫn có khả năng tập hợp rất nhiều trí tuệ khác xung quanh mình và rất nhiều người đã đến với ông”.
    Tôi đã nhìn thấy ở Đại tướng trong chính thời điểm đó một tinh thần hết sức bình thản thường có ở những người có một nhận thức thật sự về tính tất yếu, về những điều mang tính quy luật và đồng thời con người ấy có thể vượt qua mọi thăng trầm nhưng không bao giờ thay đổi mục tiêu của mình.

    Tôi thấy đó là một đặc điểm rất nổi bật ở con người Võ Nguyên Giáp. Người ta nói rất nhiều đến Võ Nguyên Giáp ở khía cạnh trí tuệ. Khi gần gũi ông, tôi nhận ra điều quan trọng hơn cả khi nói về nó, ông luôn luôn quan tâm đến việc làm sao tập hợp được trí tuệ của những người xung quanh mình. Hình như trong những quyết định của cuộc đời ông, có những quyết định là của cá nhân ông, nhưng để có những quyết định ấy, ông đã biết cách quy tụ mọi người.

    Ngay cả thời kỳ ông không còn nắm trong tay những “quyền năng” về chính trị, thì ông vẫn có khả năng tập hợp rất nhiều trí tuệ khác xung quanh mình và rất nhiều người đã đến với ông. Và mỗi quyết định của ông đều là mỗi quyết định đã được tham khảo kỹ lưỡng từ những người mà ông tham vấn.

    - Có độc giả chia sẻ với Tuần Việt Nam, là chỉ một người ra đi mà làm cho cả dân tộc thấy mình yêu nước nhiều đến thế? Ông bình luận gì?

    Ông Dương Trung Quốc: Lòng yêu nước là phẩm chất mà ai cũng có. Nói đơn giản như một nhà thơ Nga: Yêu nước là yêu những thứ rất bình thường trong đời sống, yêu quê hương, yêu gia đình.

    Nhưng “chủ nghĩa yêu nước” thì khác. Nó có mục tiêu, con đường và phản ánh quan điểm của một số người nào đó.

    Đại tướng, nhân dân, lòng dân, Quốc tang, trí thức
    Người dân nhẫn nại xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng trước nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Lòng yêu nước khi tìm được tiếng nói chung thì có thể chia sẻ với nhau rất dễ dàng. Nhưng nếu phải tranh luận thế nào là yêu nước thì chắc chắn sẽ có sự khác biệt nhau về quan điểm, thậm chí vô cùng gay gắt. Mấy ngày vừa qua chúng ta đã có một cơ hội, một môi trường để cùng bộc lộ lòng yêu nước của mình mà vượt qua tất cả các yếu tố khác.

    Có những bạn trẻ không quan tâm về chính trị, nhưng họ vẫn không hề vô cảm trước một người tiêu biểu của thế hệ cha anh. Chắc bạn cũng đồng ý với tôi, giây phút mà nhiều người chờ đợi nhất là giây phút câu hỏi “Chúng ta có thực hiện nghi lễ Quốc tang với Đại tướng hay không?”, bởi chúng ta cũng bị ràng buộc bởi những quy định về tổ chức Quốc tang.

    Quyết định cuối cùng, tôi cho đó là một quyết định hợp với lòng dân.

    Nghi thức hay lòng dân?

    - Ông có nghĩ sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời là một sự thức tỉnh đối với chúng ta: Thức tỉnh cả về tình yêu, về lòng tự hào dân tộc, thức tỉnh cả về nhận thức, và cả niềm trông đợi những điểm tựa tinh thần cao đẹp?

    Ông Dương Trung Quốc: Đôi khi có những cái chết sẽ mang lại mầm sống mà ở đây là đánh thức những gì đã có trong tâm thức người Việt.

    Đây cũng là cơ hội để ta chiêm nghiệm những gì đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, trong những chính sách tồn tại quá lâu và quá cứng nhắc so với cuộc sống hiện nay. Vấn đề còn lại là khi đám tang kết thúc, khi mà ta đã phát hiện ra những nhân tố tích cực như thế, chúng ta phải làm thế nào để nuôi dưỡng nó, thúc đẩy nó, đưa nó lên…

    Việc người dân dành tình cảm cho Đại tướng nhiều như thế cũng là một lời nhắc nhở, một lời cảnh báo với những người đương thời. Tôi cho rằng tất cả đều phải suy nghĩ. Các vị ở những chức vụ cao nhất của đất nước nếu có mệnh hệ gì sẽ được tổ chức Quốc tang sẽ nghĩ gì về chuyện Quốc tang, nghĩ xem thước đo nào là quan trọng hơn: Nghi thức hay lòng dân?

    Sự suy nghĩ sẽ điều chỉnh ý thức, giúp chúng ta phải sống tốt hơn, như thế hệ Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    - Điều chỉnh như thế nào, thưa ông?

    Ông Dương Trung Quốc: Một yếu tố rất quan trọng đã trở thành đặc tính ở ta là sự gương mẫu.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hay những người như cụ Phan Chu Trinh, là những người tiêu biểu cho một thời đại lịch sử. Nhắc đến họ để thấy rằng người dân luôn nhìn vào những tấm gương. Rất tiếc là hiện trong những người đang sống, chưa có được những tấm gương lớn như vậy, thì làm sao để nhân dân học theo?

    Chúng ta đã nói rất nhiều về lòng tin và tôi cho lòng tin là điều rất quan trọng. Trong thời gian vừa rồi, hơn bao giờ hết Chính phủ nói rất nhiều về việc xây dựng lòng tin với bạn bè thế giới. Nhưng còn việc quan trọng hơn nữa chính là xây dựng lòng tin với người dân trong nước.

    Ông Chu Hảo: Lịch sử đã ghi rõ, sau khoảnh khắc tưng bừng khi thống nhất đất nước, chúng ta đã rơi vào một giai đoạn hết sức khó khăn, vì sai lầm trong những chính sách lớn về mặt kinh tế – xã hội. Sau đó là thời kỳ đổi mới, phát huy tác dụng rất tốt cho đến khoảng cuối những năm 1990.

    Việc người dân Việt Nam cùng bày tỏ lòng kính trọng và thương tiếc chân thành với Đại tướng như những ngày qua, phần nào đó biếu lộ lòng khao khát được quay lại thời kỳ mà họ đã thực sự có niềm tin, thực sự có được sự kính trọng với những người đứng đầu – điều mà bây giờ đã bị mai một đi rất nhiều.
    Nhưng từ đó đến giờ, như mọi người đều thấy rõ, đất nước ta đang trải qua một thời kỳ khó khăn cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức xã hội.

    Đương nhiên là trong chiến tranh thì niềm tin dễ dàng được tập hợp, được hun đúc, được dấy lên vì một mục tiêu chung của cả dân tộc trước tình thế cấp bách. Nhưng trong hòa bình, hoàn cảnh và nhu cầu của mọi người đã khác đi: Lúc này vai trò của cá nhân nổi lên, đòi hỏi phải khẳng định cá nhân của mình trong mỗi lĩnh vực. Người ta sẽ không dễ dàng tin một cách tuyệt đối và vô tư như xưa.

    Việc người dân Việt Nam cùng bày tỏ lòng kính trọng và thương tiếc chân thành với Đại tướng như những ngày qua, phần nào đó biếu lộ lòng khao khát được quay lại thời kỳ mà họ đã thực sự có niềm tin, thực sự có được sự kính trọng với những người đứng đầu – điều mà bây giờ đã bị mai một đi rất nhiều.

    Từ tình cảm mà người dân bày tỏ trước sự ra đi của Đại tướng, tôi cảm nhận được sự nuối tiếc. Khi biểu tượng cuối cùng cho một thế hệ đặc biệt của dân tộc đã ra đi mãi mãi.

    • Lan Hương (thực hiện)

    (Còn nữa)

    • DâM TiêN says:

      Vô cùng than trách Tướng Giáp, vô vô cùng tiếc của…muôn đời amen…

      Số là, tụi Duẫn Thọ và bè lũ ôm đít Liên Sô, chúng chơi đểu cặp Hồ Giáp.
      Khi Hồ chết, Giáp cu ki lẻ loi, tuy còn nhiều cán binh cũ thương hại…

      Thế mà, không lợi dung yếu tố ” bất ngờ,” làm một cái đảo chánh cho
      ngoạn mục cái coi…Hoặc cho cô con gái cưng sinh sống tại Mỹ, cô gái
      liên hệ với chú Sam OSS xưa…mà đi tìm tự do cái coi. Sẽ vang danh
      bốn bể vì lý tưởng Tự Do…, lại theo gái cưng làm công dân OSS Mỹ…

    • nvtncs says:

      Lúc nào cũng đem dân ra làm bung xung! Lợi dụng dân, kềm kẹp dân, chen ép dân, cướp bóc dân, thôi đừng đêm dân ra nữa cho tôi nhờ.

      Bịt mắt, bịt miệng, bịt tai, nhồi sọ dân, rồi đem dân ra đỡ những sai lầm thậm tệ của đảng.
      Đừng nói đến dân chủ làm gì vội; dân chưa được quyền làm người ở cái XHCN khốn nạn, đầy giả dối này.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Cứ mở miệng ra là nói ” nghĩa tử là nghĩa tận ” , Trí thức Bắc Kỳ học cái thói Nhạc Bất Quần từ hồi nào Vậy

      Tần Thủy Hoàng chết mấy cái trăm năm , làm ác tận bên đất Tần mà nay dân ta vẫn rũa là bạo chúa , đốt sách chôn nho

      Vợ chồng Tần Cối bán nước chết mấy cái trăm năm tận bên đất Tống mà dân ta nay ăn hủ tiểu , vẫn nhúng dầu cháo quẩy ( biều tượng của cặp vợ chồng Tần Cối ) vào nước sôi cho thấy Thiên Cổ tội nhân vĩnh viễn chẳng được tha

      Adoft Hitler xương đã rũ mà nghĩa có tận đâu , bây giờ vẫn bị nhân loại kết án Thiên cổ tội nhân

      Staline cũng thế

      Hồ Chí Minh, Giáp , Đồng Chinh,…etc làm cho Việt Nam tiếp tục điêu linh tới giờ này, xác người chết thãm vụ Đấu Tố, Vụ Mâu Thân , vụ Vượt biển… còn réo gọi , mỗi năm phải cúng kiến cầu an cầu siêu liên hồi đó không thấy sao

      Giáp là cộng sản!

      Giáp là tội nhân giết người !

      Giáp là tên tay sai của Hán Mao , làm nước nhà yếu nhục!

      Chân Sử của Việt Nam không thể tha thứ cho Giáp !

      • Phạm Chính Thiên says:

        “Vợ chồng Tần Cối bán nước chết mấy cái trăm năm tận bên đất Tống mà dân ta nay ăn hủ tiểu , vẫn nhúng dầu cháo quẩy ( biều tượng của cặp vợ chồng Tần Cối ) vào nước sôi cho thấy Thiên Cổ tội nhân vĩnh viễn chẳng được tha”

        Quá hay thưa ông Nguyễn Trọng Dân !

        Từ đây về sau , món bánh cam nhúng dầu nên đổi tên thánh món bánh Hồ- bánh Giáp để nhắc nhở hậu thế về tội ác của hai tên này

    • Trúc Bạch says:

      Đúng là “CÓ CÔNG VỚI NƯỚC VỚI DÂN THÌ DÂN DỰNG “ĐỀN THỜ”

      Nhưng không phải kẻ nào được dựng đền thời đều là kẻ có công !

      Có rất nhiều kẻ là những ác thần, buôn dân bán nước mà đền thờ của nó lại rất là “hoành tráng” ….như :

      - Cha con nhà Kim củ xâm của Bắc Hàn, vì nguyện làm tiền đồn cho “phe XHCN” ở phía Tây của TQ, trong chiến tranh “giải phóng miền Nam” 1950 – đã nướng hàng chục triệu mạng dân Triều Tiên, sau đó đã để dân Bắc Hàn chết đói hàng loạt từ đó đến nay, đã để dân Bắc Triều Tiên sống khốn khỏ hơn cả con chó ở Nam Hàn….nhưng nhờ bưng bít thông tin, nhờ vẽ vời sơn phết các “chiến công hiển hách” .v.v….mà khi chết đã được dân Bắc Hàn bò lê bò càng ra khóc còn hơn cha chết (trông rất tức….cười).

      - Những lãnh tụ CS như Lê Nin, Xít Ta Lin, Mao Trạch Đông, Polpot, Ceausesscu, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn.v.v….đều là những kẻ có tên trong danh sách History’s greatest monsters ; Thế mà những tên này – không tên nào là không có hay đã từng có – những “đền thờ” rất là “hoành tráng” … .

      Xem Danh Sách Ở Đây

      - Võ Nguyên Giáp cũng thế, các “chiến công” của ông ta cũng chỉ là do vay mượn, vẽ vời mà có – chính các đồng chí của ông ta đã nhiều lần muốn bóc mẽ, nhưng vì đã trót vẽ quá đẹp, quá kỹ, khiến ông trở thành biểu tượng của đảng – lột ông tức là lột đảng,….nên đành cắn rang – thay vì lột mặt nạ ông Giáp là tướng dõm – họ lại hạ bệ ông bằng cách hạ nhục và đổ vấy cho ông – nào là: con nuôi mật thám Pháp, nào là xét lại chống đảng, nào là gián điệp cho Nga, rồi cho Mỹ, họ đã lột chức bộ trưởng quốc phòng rồi tống cổ ông ra khỏi Trung Ương đảng.v.v…

      (sự việc đảng CSVN ra lệnh hạ cờ tang ông Giáp, nhân viếng thăm của thủ tướng TQ cũng cho thấy đảng CS coi Võ Nguyên Giáp chẳng ra cái….đếch gì) .

      Đảng csVN đã trót dựng ông Giáp thành “tương đài” quá kiên cố, quá to lớn… kiên cố và to lớn đến nỗi cái bóng của nó che hết cả đảng CSVN, che hết cả nhưng người CS “ưu tú” khác kể cả Hồ Chí Minh …nên nhiều lần, các đồng chí của ông Giáp đã muốn phá bỏ cái tượng đài “chướng ,mắt” này đi .

      Nhưng vì cái tượng đài Võ Nguyên Giáp mà đảng CS trót xây quá to, quá kiên cố, đến nỗi muốn phá bỏ nó cũng phá bỏ không được vì, một khi cái tượng đài vĩ đại ấy mà xập thì nó sẽ đè chết toàn bộ những kẻ đã xây dung nên nó

  8. VIỆT ANH says:

    Đại tướng mà … du địa phủ, tui cũng mừng lắm nên cũng bắt chước khóc oe oe… ! Tại có câu sấm như vầy : Chừng nào Hồ cạn, Đồng khô …. v.v… nên tui mừng quá mà phát khóc là zậy ! Bao năm nay tui chờ cái ngày này đến ! Ô. Gíap đừng có nghe vậy mà nhác ma tui nghe !

  9. HÒA says:

    Chẳng qua lớp trẻ bị Đảng bịt mắt nên như đui mù, thấy ai khóc sao, mình khóc vậy ! Riêng cái anh to đầu nhưng … mít đặc vẫn nhắm thít mắt mà khóc mới thấy thương ! Nếu mấy anh, chị từ già -> trẻ mà biết rằng đại tướng cũng nằm trong dạng như anh hùng Lê Văn Tám thì không biết họ có chịu bỏ ít nước mắt ra không ? Đại tướng hơn Lê Văn Tám ở chổ là người thật hẳn hoi, nhưng danh anh hùng thì … được cầm nhầm !
    Đang sống trong cái thế giới mà truyền thông rộng mở, sao các anh , chị vẫn chưa chiu rời khỏi cái miệng giếng ?
    Đại tướng sát thủ từ thanh niên còn hơ hớ tuổi thanh xuân đến thai nhi chưa mọc đủ tay chân, tội này xuống tầng địa ngục thứ mấy vậy đại tướng ?

  10. Việt Nam đất nước tôi says:

    “Nhiều người mà trong đó có tôi vẫn cứ ray rứt với cái giả dụ rằng, nếu không có đảng CSVN thì đất nước này có độc lập từ thực dân Pháp hay không? các tinh hoa của Việt Nam có bị thủ tiêu hay không? khoảng bốn triệu xương trắng máu đào của dân tộc Việt có bị phung phí như vậy hay không? và Việt Nam hôm nay chất liệu xã hội có tan nát như thế này hay không?”

    Những câu hỏi của bài viết trên đây thực sự mới là những câu hỏi thông minh.cần được gữi đến cho những đồng bào đã khóc trang dịp đám tang ông Giáp.

    Ấy là đã có Internet đến được với Việt Nam từ sau năm 1995. Thế mà vẫn còn có quá nhiều đồng bào không biết những tai họa nào đã đến với mình, ai đã làm đời mình điêu đứng, tan nát. Rất nhiều đồng bào vẫn còn chưa biết tai họa Trung cộng đã đổ ập xuống đầu dân Việt Nam rồi!

    Dân tôi ơi, đồng bào tôi ơi…bao giờ mới ra khỏi được cảnh nô lệ này? Tại họa do người, tai họa cũng tự nơi mình!

Leave a Reply to nvtncs