Nguyễn Văn Sơn: Phản hồi bài viết của Lê Nguyên Hồng về “Triển lãm Thuyền nhân Việt”
Sydney (Australia), 08.10.2013.
Gửi đến:
- Ban Biên tập Đàn Chim Việt
- Tác giả Lê Nguyên Hồng
Lẽ ra, quý vị đã không nhận được bài phản hồi này. Thường khi, tôi vẫn coi những chuyện “lời ra tiếng vào” không chính đáng trong sinh hoạt cộng đồng là “cơn bão trong tách trà”, cũng có sóng sánh vài giọt trên vành nhưng chẳng gây ra ảnh hưởng nào. Thời gian luôn là một trọng tài công bằng và nó sẽ trả sự thật lại cho sự thật.
Nhưng lần này là một ngoại lệ, sau khi tôi đọc bài Khai mạc “Triển lãm Thuyền nhân Việt” tại Úc: Vắng vẻ“! của tác giả Lê Nguyên Hồng mà quý vị đăng lại. Lý do: Từ bài viết sai lạc nhiều sự kiện (factual errors) và kết luận hồđồ này, độc giả – nhất là những người ở xa – có thể bị gieo vào đầu những thông tin bị uốn nắn theo chủý của người viết, dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc về tình hình sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở Úc.
Hơn nữa, tôi mong đợi một sự đối xử công bình cho những người tự nguyện (volunteers) đã hy sinh công sức rất nhiều trong cuộc triển lãm này. Họ là những người “làm mà không nói” bỗng trở thành nạn nhân của truyền thông bóp méo bởi những người “nói mà không làm”.
Tôi thành tâm hy vọng rằng, vì tính liêm chính trong thiên chức truyền thông, quý vị hãy cho họ một tiếng nói (dù chỉ là tiếng nói tự vệ) để phần nào xoa dịu sự tổn thương một cách vô cớ mà họ đang gánh chịu và để họ còn niềm tin mà tiếp tục “ăn cơm nhà, vác ngà voi”.
Trong bài phản hồi, tôi xin được đăng lại toàn văn bài viết của tác giả Lê Nguyên Hồng, kể cả lỗi chính tả và văn phạm (phần in chữ đứng) và trình bày từng điểm mà tôi biết rõ (phần in chữ nghiêng) với tư cách một người liên lạc giữa Ban Tổ chức Úc và các thiện nguyên viên người Việt trong cuộc Triển lãm “Vượt biên từ Việt Nam” tại Thư viện Liverpool City Library (NSW, Australia). Tôi cũng gửi kèm vài hình ảnh để chứng minh cho những phản hồi của tôi.
Tôi không coi những lời phản hồi này là một cuộc tranh luận. Nó chỉ là việc “nói lại cho đúng” căn cứ trên những sự kiện có thật. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài phản hồi này. Tên thật vàđịa chỉ email của tôi ở cuối bài.
—————————————————-
Theo như thông tin gửi qua email đến tôi cách nay gần 1 tháng từ ông Nguyễn Quang Duy (Melbourne) thì từ thứ năm, 19/09/2013 sẽ diễn ra cuộc Triển Lãm Thuyền Nhân Việt (TLTNV) tại thư viện thành phố Liverpool, New South Wales, Australia.
Thư viện Liverpool sẽ là bất ngờ đối với bạn đọc người Việt vì tại đây có hàng ngàn cuốn sách tiếng Việt nhiều thể loại: Văn học, tiểu thuyết, sách chính trị, hồi ký, bút ký, ẩm thực, phong thủy, tôn giáo vv.., đặc biệt là có nhiều đầu sách quý hiếm từ thời Việt Nam Cộng Hòa… Đây cũng là một biểu hiện tôn trọng sự đa văn hóa của chính phủ Australia.
Thật ra, Thư viện Liverpool chỉ là một bất ngờ đối với riêng tác giả Lê Nguyên Hồng (LNH) mà thôi chứ không phải đối với bạn đọc người Việt, nhất là những người Việt sinh sống trong vùng,vì “hàng ngàn cuốn sách tiếng Việt đủ thể loại” đó không tự nhiên từ trên trời… rơi vào thư viện này. Dĩ nhiên, nhờ chính sách đa văn hóa của Chính phủ Úc, chúng ta đã có cơ hội bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa gốc của mình trong cuộc sống tha hương. Nhưng phần chủ động, quan trọng hơn, là do công sức vận động và đóng góp âm thầm của nhiều người trong nhiều năm. Viết theo kiểu “đánh đồng” như vậy, hóa ra ông vô tình (tôi không dám dùng chữ “bội ơn”) lắm chăng đối với những người trồng cây cho ông ăn trái?
Mặc dù tôi thường đọc sách tại thư viện Liverpool, nhưng lúc 11 giờ trưa ngày 19 vừa qua tôi đã không đến đó để tham dự cuộc khai mạc triển lãm vừa kể vì nhiều lý do, nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất là vì tôi cố ý tránh tiếp xúc với Cộng đồng Người Việt tị Nạn để tránh bị hiểu lầm là tôi “thích xuất hiện trước cộng đồng”…
Ngay từ tựa bài, ông LNH đã không ngay thẳng. Tính “ăn gian” này lại do chính ông… ngây thơ bộc lộ! Ông không đến tham dự buổi khai mạc (vì những lý do như trên của ông) nhưng lại phang ngay rằng nó vắng vẻ! Nếu cho rằng, sự hiện diện của hơn 100 người tại buổi khai mạc – trong số đó có cả Thị trưởng Tp. Liverpool, hai Dân biểu Liên bang Chris Hayes và Laurie Ferguson (những người đã rất tích cực vận động cho việc thu nhận người Việt tỵ nạn từ Thái Lan đến Úc trong vài năm qua, trong đó cóông LNH), bốn cơ quan truyền thông cấp quốc gia (2 Việt: VietFace TV và SBS Radio, 2 Úc:Radio Liverpool và một tờ báo tôi không nhớ tên), là… vắng vẻ, tôi thành thật khuyên ông LNH nên tự vấn về tiêu chí trung thực của người làm báo.
Tôi ngạc nhiên đến tức cuời khi đọc những dòng về lý do không tham dự buổi khai mạc triển lãm của ông LNH. Cộng đồng người Việt ở Úc đã được khai sinh và phát triển từ gần 4 thập niên nay và được nhiều cộng đồng người Việt hải ngoại khác coi như mẫu mực của sự đoàn kết và hiệu năng. Nếu coi cộng đồng như một “mảnh đất chung” để mọi người cùng góp tay vun trồng – dù cách nhìn và cách làm có thể khác – tôi thiển nghĩ sự hiện diện trong sinh hoạt cộng đồng của từng cá nhân một cách tự nguyện và ý thức, là một nghĩa vụ. Hơn nữa, nó là một trách nhiệm.Ông LNH, một người mới đến Úc định cư với tư cách tỵ nạn,“tránh tiếp xúc với Cộng đồng người Việt tỵ nạn” là quyền của ông. Ở xứ tự do mà, không ai bắt buộc được ai phải làm những chuyện họ không muốn làm. Chẳng người nào thắc mắc về quyền của ông cả. Gần 40 năm qua, ông có bao giờ xuất hiện đâu? Rồi đột nhiên, ông sợ… bị hiểu lầm. Tếu thật! Có điều, qua bài viết này, ông đã “xuất hiện” rồi đó, nhưng là một sự xuất hiện không đàng hoàng.
Một điều khá buồn là hôm sau, tức ngày 20/09/2013 tôi đến thư viện Liverpool xem cuộc triển lãm TLTNV, đợi mãi đến khoảng hơn 11 giờ trưa thì nhân viên mới mắc xong điện sáng cho phòng trưng bày này, như vậy là hôm trước chỗ đó không đủ ánh sáng vì phòng được thiết kế bên cánh gà.
Tôi cũng buồn như ông LNH vậy khi nghe chuyện này. Tôi càng buồn hơn vì sự suy đoán – mà không chịu tìm hiểu – của ông. Tôi có mặt tại buổi khai mạc triển lãm hôm trước và nhận thấy mọi sự đã được chuẩn bị hoàn hảo (tiếp tân, tiệc trà, ánh sáng, âm thanh, văn nghệ…). Sau khi đọc bài của ông, tôi hỏi lại người phụ trách cuộc triển lãm thì mới hay họ bị trục trặc về đường dây điện, không chỉ tại khu vực triển lãm mà còn ở vài nơi khác trong Thư viện. Ông thấy vậy, ông viết vậy. Cũng đúng. Giá như ông chỉ hỏi người phụ trách “sao vậy?” thì có lẽ cả ông và tôi đã… tránh được nỗi buồn.
Khu vực mà ông mô tả là “cánh gà” nằm ngay bên trái của cầu thang bộ rộng rãi lên lầu I, một vị trí “đắc địa” trong thư viện mênh mông này, bước lên là thấy ngay (xin nhớ: ở Úc, lái xe và đi bộ bên tay trái). Nó vẫn thường là nơi tổ chức triển lãm hoặc hội họp cho các cộng đồng sắc tộc khác. Người Việt là một trong số các cộng đồng ấy. Có ai than phiền về chuyện này đâu? Chữ “cánh gà” mà tác giả sử dụng đã tạo cho người đọc một ấn tượng rất khác về vị trí của phòng triển lãm.
Nói “trưng bày” là vì cuộc triển lãm rất nghèo nàn, phòng chỉ rộng khoảng trên dưới 10m2, được ghép tạm bằng những tấm ngăn mỏng, chỉ có khoảng dưới 20 tấm hình khổ trung bình chụp một số cảnh thuyền nhân (chủ yếu là cựu thuyền nhân thăm lại trại tị nạn cũ) và một số hình ảnh trùng tu mộ phần của những trại viên tị nạn xấu số năm nào tại một số nơi ở Indonesia, Malaysia…
Đến đây, sự ngạc nhiên của tôi biến thành cơn phẫn nộ vì ác ý lộ rõ trong bài viết của ông. Tôi không nghĩ đó là một sai lầm chính tả và cũng không tin đầu óc quan sát và trình độ toán học của ông lại kém cỏi đến mức như thế. Học trò lớp 3 tiểu học cũng biết diện tích 10m2 là chỉ bằng một phòng ngủ nhỏ. Tôi gửi kèm theo đây bản vẽ của người thiết kế sơ đồ phòng triển lãm với những con số đo đạc cụ thể để chứng minh rằng ông LNH đã viết sai sự thật đến hơn 10 lần.
Ngay cả số lượng hình ảnh trưng bày, ông LNH cũng viết sai và sót. Chính xác là 28 tấm hình (chứ không phải “khoảng dưới 20 tấm”), không kể những bức giới thiệu và trích dẫn. Ông dường như cũng “quên” một vài chi tiết quan trọng khác: một khoảng không gian khá rộng (tương đương với diện tích phòng triển lãm) phía trước lối vào dành riêng cho khách tham khảo với một chiếc quầy rộng được trang bị 6 máy PC và hơn chục đầu sách của các tác giả gốc Việt ở Úc về vấn đề thuyền nhân Việt Nam. Ông cũng “vờ” luôn 150 tấm hình slideshow khác được liên tục chiếu trên màn ảnh và một khu vực tưởng niệm trang trọng để nhớ về những người đã bỏ mình giữa biển cả hoặc trong trại tỵ nạn trên đường tìm tự do…
Nhân đây, tôi có vài điều diễn giải cho tác giả của bài viết hiểu thêm:
Tổ chức đề ra dự án và thực hiện cuộc triển lãm là Viện Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc (Australian National Maritime Museum – ANMM). Thư viện Thành phố Liverpool là địa điểm đầu tiên được chọn trong cuộc triển lãm lưu động trên toàn nước Úc.Văn khố Thuyền nhân Việt Nam là nguồn hỗ trợ về tài liệu và hình ảnh.
Là một cơ quan hoạt động bằng tiền đóng thuế của người dân, ANMM chịu sự kiểm soát gắt gao của Chính phủ về ngân sách cũng như mục đíchhoạt động của họ. Họ phải gánh trách nhiệm về mọi khoản chi tiêu cũng như các tiêu chuẩn mỹ thuật và kỹ thuật của dự án. Nếu chê cuộc triển lãm là “rất nghèo nàn” (về mặt trang bị vật chất hoặc về nội dung trình bày), ông LNH có thể khiếu nại thẳng lên Chính phủ Úc nếu ông là người đang làm việc và có đóng thuế. Phần tôi, xin tiết lộ với ông một vài “chuyện nhỏ” cho vui: Dự án triển lãm này đã được thảo luận hàng chục lần từ nhiều năm trước đến nay mới có duyên may thực hiện và người “ghép tạm những tấm ngăn mỏng” là một nữ chuyên viên đồ họa từng nhiều lần đoạt giải Thiết kế Triển lãm ở Tiểu bang New South Wales. (À, thêm một chi tiết cỏn con nữa: tất cả thiện nguyện viên người Việt trong dự án này đều… lãnh lương nhà!).
Cho đến chiều ngày 20/09/2013 trong sổ visit của thư viện đặt cạnh phòng trưng bày mới chỉ có 11 người ghi tên ghé thăm (tôi là người thứ 11).
Đó là buổi chiều Thứ Sáu, một ngày làm việc trong tuần, con số đến xem triển lãm thưa thớt là chuyện bình thường. Chỉ có người rảnh rỗi hoặc có việc liên hệ với thư viện mới đến. Phương chi, cuộc triển lãm còn kéo dài hơn một tháng nữa (đến ngày 01.11.2013) nên chẳng vội gì. Ông LNH là người khách viếng có ghi tên. Hẳn người trực phòng triển lãm cảm động lắm!
Người Việt mình đa số vốn không có thói quen ghi tên vào sổ lưu niệm hoặc chia sẻ cảm tưởng trong những dịp lễ lạt, hội họp. Sự “vắng vẻ” tên tuổi của họ trong sổ khách thăm có thể là một thiếu sót hoặc vì những người đó không có đủ tiếng Anh (như ông?) để diễn tả. Nhưng cuối buổi khai mạc, tôi đếm được 30 đóa hồng trắng đặt trên bàn tưởng niệm với những lời cám ơn và thương tiếc chân thành, trong đó gần một nửa là từ những người Úc.
Đây là một thiếu sót rất lớn về khâu vận động tổ chức của những người Việt. Họ cần cung cấp cho chính phủ Úc nhiều hơn những hiện vật và hình ảnh của thuyền nhân Việt, nhất những thành tựu của thuyền nhân Việt sau khi đến bến bờ tự do và vai trò của họ trong xã hội Úc hiện nay. Vì cho đến mãi mãi, trong lòng người Việt tị nạn Cộng Sản, họ vẫn là những thuyền nhân…
Đoạn văn này bộc lộ phong cách “kẻ cả” của tác giả. Thay vì xắn tay áo lên để góp phần “vận động tổ chức”, ông LNH chỉ muốn đứng bên lề và lên lớp người khác (và qua đó, ông dường nhưcũng gián tiếp phủ nhận ông là người Việt). Ông có lẽ không biết rằng, những tấm hình triển lãm là những hình ảnh tượng trưng được lựa chọn trong khối hàng ngàn mảnh tài liệu được cung cấp.
Ông lại càng “lạc đề” xa lắc khi chỉ bảo “những người Việt… cần cung cấp cho Chính phủ Úc nhiều hơn những hiện vật và hình ảnh của thuyền nhân Việt, nhất những thành tựu của thuyền nhân Việt sau khi đến bến bờ tự do và vai trò của họ trong xã hội Úc hiện nay”.Một lần nữa, ông đã… hồn nhiên vạch lưng cho người đọc nhìn thấy sự lạc đề đó bằng tấm hình của chính ông đăng kèm trong bài. (Hình 3: Lời giới thiệu – Nguồn: Lê Nguyên Hồng) được in rõ bằng cả hai ngôn ngữ Anh – Việt ngay lối vào phòng triển lãm.
Xin được nhắc tác giả: Chủ đề của cuộc triển lãm là Escape from Vietnam (Vượt biên từ Việt Nam) chứ không phải chuyện người Việt định cư ở Úc. “Họ” (chữ của ông LNH khi nói về “những người Việt”) cũng rất muốn thực hiện một cuộc triển lãm với đề tài mà ông gợi ý, nhưng tiếc thay, nó không nằm trong khuôn khổ đề tài lần này.
Tuy tôi không được chứng kiến cuộc khai mạc nhưng chắc chắn nó chỉ diễn ra trong lặng lẽ vì thư viện vốn là nơi không thể ồn ào. Đây có vẻ cũng là một lựa chọn không hợp lý về địa điểm dành cho một cuộc triển lãm đặc thù cần được quảng bá rộng…
Tôi chưa hề đọc được một kết luận nào hồ đồ như thế này của một người cầm bút: không mắt thấy tai nghe nhưng lại chắc chắn đã xảy ra! Tôi không bình phẩm gì thêm, vì tự nó đã nói lên tư cách của người viết.
Về sự lựa chọn địa điểm không hợp lý: Cuộc triển lãm đã được tổ chức tại thư viện lớn nhất nằm ngay trong khu trung tâm thương mại của Thành phố Liverpool, nơi tỷl ệ cư dân nói tiếng Việt chiếm hạng ba trong số hơn 100 sắc dân trong vùng. Chính ông LNH cũng cho biết nơi đây có “hàng ngàn cuốn sách tiếng Việt đủ thể loại” kia mà! Địa điểm không hợp lý ư?
Về điểm “cần được phổ biến rộng rãi”: Chẳng phải ông LNH đã nhận được thông tin về buổi khai mạc triển lãm sao? Ông không đến là vì những lý do riêng của ông thôi, chứ không thể trách người khác.Ban Tổ chức Úc đã lo phần “phổ biến thông tin” về phía họ. Nhóm thiện nguyện Việt cũng đã cố gắng hết sức làm việc này trong nhiều tuần dù không có một phương tiện tài chánh nào. Tôi tin rằng những người ấy sẽ vui sướng biết mấy nếu được thêm một bàn tay của ông góp vào, thay vì bị nghe những cao kiến… chẳng có gì mới.
Một điểm cuối cùng: Tại Thư viện Liverpool City Library không hề có “Triển lãm Thuyền nhân Việt” như ông LNH đặt ra trong tựa bài. Một đề tài triển lãm như vậy là vô nghĩa, thậm chí là dè bỉu, vì không ai mang thuyền nhân Việt Nam ra triển lãm bao giờ. Tại Thư viện Liverpool City Library chỉ có cuộc triển lãm “Escape from Vietnam” (Vượt biên từ Việt Nam) nói về hành trình tìm tự do của người Việt bằng đường biển và đời sống của những người ấy tại các trại tỵ nạn. Ông LNH xác nhận đã được gửi thông tin này (qua hình thức Thiệp Mời điện tử) nhưng sao ông lại đổi tên cuộc triển lãm?
Chỉ trong một bài viết ngắn, tác giả Lê Nguyên Hồng đã viết sai hầu hết các sự kiện (facts). Tôi đã góp ý với ông trong một email chung của một nhóm nhỏ vài người (mà tôi là một người nhận) trao đổi về vấn đề này bằng cách gửi những tấm hình của buổi khai mạc kèm đôi dòng chú thích với mong mỏi sẽ được đón nhận sự đính chính của tác giả. Tiếc thay, ông lại khẳng định những điều ông viết là “trung thực và chính xác”.Vì vậy mới có bài phản hồi này làm mất thời giờ của quý vị.
Tôi thành thật nghĩ rằng ông LNH – và, trong tinh thần truyền thôngcông minh, những diễn đàn đã đăng bài của ông mà không phối kiểm – mắc nợ độc giả một lời xin lỗi.
Trân trọng,
Nguyễn Văn Sơn
Email: nguyenvanson_2002@yahoo.com.au
*******************************
Những hình ảnh của tác giả Lê Nguyên Hồng cũng như bài viết của ông truy cập tại đây
Lê Nguyên Hồng nhớ câu nói ” Đừng tin những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm ” của ai không?
Việt Cộng là lươn lẹo, bóp méo sự thật, có nói không, không nói có!
Lê Nguyên Hồng là một tay chuyên viết bài đánh phá những người đt dân chủ có thâm niên trong nước ,từ NGuyễn Thanh Giang, Nguyễn Thượng Long, Nguyễn Khắc Toàn.,chủ blog TTHN là Kami… đên cả 1 số người tị nạn ở BKK, trong đó có tôi.
Thời gian ở BKK, LNH đã gây náo loạn cả cộng đồng tị nạn vì những trò kiện cáo, vu khống ..đến nỗi phải trốn chui nhủi đâu đó xa BKK mấy trăm km.hàng năm trời.. để đợi đến ngày được đi Úc.
Vậy mà khi đã đến được xứ sở tự do, LNH vẫn không bỏ được thói nói láo, viết láo…
Kính gởi BBT diễn đàn Đàn Chim Việt( info) !
Nhân đây cho tôi xin làm chứng về ông lê Nguyên Hồng !
1. Ông Lê Nguyên Hồng đến Úc tôi có gọi điện thăm hỏi , sau đó thì vì một bài viết tôi không đồng ý thì ông Lê Nguyên Hồng này chửii tôi rất nặng nề bằng những ngôn từ mà người cầm bút chân chính không thể dùng( tôi đang lưu cái email tòan bộ nội dung mà ông Hồng chửi rủa tôi
Ngay lập tức tôi gọi sang chị Bảo Khánh là người đem cha con ông Hồng từ Bangkok sang Úc thì chị Khánh cho hay là ông Hồng lâu nay mất liên lạc với chị Bảo Khánh
2. Khi qua đến Úc thì ông Hồng vẫn còn viết đơn kiện gởi về UNHCR/ Bangkok kiện 3 mục sư : Ngô Thái Nhân (phụ tá cho Ms Nguyễn Công Chính), Nguyễn Thành Nhân( con rễ MS Thân Văn Trường) và Lưu Hụy . Ông Hồng vì thù ghét ông Ngô Đắc Lũy nên kiện ông Ngô Đắc Lũy và ghét lây luôn những người giao du với ông Lũy
3. Ông Lê Nguyên Hồng cũng từng chửi rủa ông Hải Xây Dựng bằng những ngôn từ kinh khủng mà tôi chứng kiến. Sau đó ông Lê Nguyên Hồng có xin lỗi tôi vì chuyện này
4. Ông Lê Nguyên Hồng ăn cắp nguyên 1 phóng sự của 1 phóng viên RFA về nhân vật Kami. Phóng sự điều tra về Kami do phóng viên Nhân Khánh của RFA/Bangkok thực hiện rất công phu. Lê Nguyên Hồng đi uống cà phê với Nhân Khánh , tại buổi cà phê này có nhiều người Nhân Khánh nói về toàn bộ diễn biến quá trình điều tra. Vài ngày sau bài về Kami xuất hiện với tên của ông Lê Nguyên Hồng. Trên diễn đàn này, chính ông Lê Nguyên Hồng bắt giò ông Ngô Đắc ØLũy chuyện đạo bài của người khác thì bầy giờ chính Lê Nguyên HỒng ăn cắp toàn bộ công trình của phóng viên Nhân Khánh
Qua đây tôi cũng muốn lên tiếng cho mọi người trên diễn đàn này biết thêm về ông Lê Nguyên Hồng. Ngoài ra trong những ngày tỵ nạn tại Bangkok chính ông Lê Nguyên Hồng gây rất nhiều điều lộn xộn với những người tỵ nạn ở đây
Tôi Huỳnh Bá Hải , từ Na Uy nói lên những điều này
Mọi liên hệ xin liên lạc:+47 405 789 21
Email: quangnam1972@gmail.com
Gớm , anh Hồng nhà ta nói “lệch” tinh vi nhỉ.
Mong mọi người có cơ hội đến được Úc Châu thăm triển lãm để thấy tận mắt nổi khổ tận cùng của dân Nam bỏ xứ vì cuồng điên chủ nghĩa CS của đám Kiều Cộng Ba Đình
Thuyền nhân Vượt Biển gần suốt 15 năm 1976-1991, với ước tính hơn cả triệu lượt người bỏ xứ
Bao nhiêu người dân Việt tử vong?
Bao nhiêu người dân Việt bị bỏ tù?
Bao nhiêu người dân Việt bị hãm hiếp , cướp bóc?
Lịch sữ sẽ lên tiếng & chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đền tội
Nghe nói bia tưởng niệm thuyền nhân ở Mã lai bị Kiều Cộng Ba Đình ép chính quyền sở tại phải tháo bỏ? ( cần kiễm chứng )
Merci anh Nguyễn Văn Sơn
Cảm ơn tác giả đã mất công lý giải. Triển lãm được tổ chức tại thư viện là rất hợp lý, ng ta Cần không gian để tập Trung cho Nội dung triển lãm. Phê triển lãm làm tại chỗ vắng ng chứng tỏ chưa đi triển lãm bao giờ. Vừa yên tĩnh vừa có đc ng xem là cả một nỗ lực. Chúc mừng ban tổ chức. Giá mà có thể chuyển triển lãm sang Ba Lan trưng bày một thời gian thì tuyệt quá