WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Giáp của Việt Nam được đánh giá lại

Vietnam’s Giap Reappraised

Tác giả: Mark Moyar
Wall Street Journal
09-10-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Hình: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1970).

Hình: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1970).

Ông Võ Nguyên Giáp, từ trần vào tuần vừa qua ở tuổi 102, ðược nhớ tới ở Ðông cũng như Tây như một vị tướng lỗi lạc nhất của chiến tranh Việt Nam. Sơ lược tiểu sử của những người chết trong báo chí Tây phương ðã quảng bá vị tướng nổi tiếng giống như huyền thoại này như một người ðã hoạch ðịnh sự thất bại của Pháp và Hoa Kỳ bằng cách lãnh ðạo “một ðoàn quân du kích ô hợp ðến thắng lợi” trong cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất (1946-54) và chiến tranh Ðông Dương thứ hai (1960-75). Trong khi Ông Giáp quả thực ðã chứng tỏ tài nãng ðáng kể của một vị tướng, những thành tích thực sự của ông ít gây ấn tượng sâu sắc hơn là những kết luận từ những công bố gần ðây.

Ðúng là trong chiến tranh Ðông Dương thứ nhất, Ô. Giáp ðã biến một ðoàn quân nhỏ bé trang bị nhẹ thành một quân lực quy ước kỷ luật. Chiến công này ðáng lẽ chấm dứt những viện dẫn sau này về từ “ô hợp”. Ông xuất chúng về tiếp vận, một công tác bị ðánh giá thấp nhưng thiết yếu của chiến tranh. Tuy nhiên vào những nãm ðầu tiên của Chiến Tranh Ðông Dương thứ nhất, trong ðó quân Cộng Sản Việt Minh của ông ðánh Pháp và ðồng minh Việt Nam của Pháp, quân ðội của Ô. Giáp ðã chịu nhiều thất bại về quân sự do quyết ðịnh kém cỏi của ông.

Lực lượng Việt Minh ðã không ðạt ðược tiến bộ nào ðáng kể cho ðến khi nhận ðược hỗ trợ lớn lao của Trung Quốc sau khi nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào nãm 1949. Vào nãm 1950, Trung Cộng cấp phát cho Việt Minh 14,000 súng trường, 1,700 súng máy và súng trường không giật, và 300 súng phóng tên lửa chống xe tãng bazooka. Trong vòng bốn nãm sau, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh tãng 10 lần, lên tới 4,000 tấn mỗi tháng. Bắc Kinh cũng cung cấp 281 cố vấn quân sự, gồm cả Ô. Trần Cảnh (Chen Geng), một trong những tướng lãnh giỏi nhất của Mao. Vì hồ sơ thành tích của Ông Giáp yếu, Tướng Trần Cảnh nắm vai trò hoạch ðịnh chiến lược cho Việt Minh, một ðiều làm cho Ông Giáp sẽ mất tiếng tãm ðối với những biến cố tiếp theo nếu ðược nhiều người biết ðến.

Trong trận chiến Ðiện Biên Phủ vào 1954, Việt Minh ðược trợ lực bởi nhiều binh sĩ tiếp vận Trung Quốc và xe vận tải. Nếu không có những thứ này, Việt Minh ðã không thắng thế. Như người ta ðã thấy, vào thời ðiểm này quân ðội Việt Minh rất tồi tệ hơn là thế giới bên ngoài tưởng. Ông Giáp sau này tâm sự với nhà ngoại giao Hung Janos Radvanyi rằng Ðiện Biên Phủ “là một nỗ lực liều mạng cuối cùng của quân ðội Việt Minh.” Những nãm chiến ðấu trong rừng “ðã làm cho tinh thần của những ðơn vị chiến ðấu xuống rất thấp,” và quân ðội “sắp rơi vào tình trạng hoàn toàn kiệt lực.”

Hình: Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (1994).Ảnh Tiền Phong

Hình: Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (1994).Ảnh Tiền Phong

May mắn cho Việt Minh, Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không lực tại Ðiện Biên Phủ theo yêu cầu của Pháp, một phần không nhỏ vì ước tính phóng ðại về lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh ðã chịu một sự tổn thất to lớn với 22,900 binh sĩ chết và bị thương tại Ðiện Biên Phủ, gần một nửa tổng số quân lực, trước khi ðè bẹp quân phòng thủ với quân số ít hơn vào thời ðiểm sau cùng.

Vai trò của Ô. Giáp trong Chiến Tranh Ðông Dương thứ hai nhỏ hơn một cách ðáng kể. Khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến trên bộ vào 1965, Ô. Lê Duẩn và những viên chức cao cấp của Ðảng Cộng Sản Việt Nam ðã ðẩy Ô. Giáp ra rìa. Họ tố cáo Ô. Giáp thiên về chủ thuyết Xô Viết hơn là chủ thuyết Mao. Khi Ô. Lê Duẩn và vị tướng ông ưa chuộng Nguyễn Chí Thanh ðòi tãng cường nhanh chóng cuộc chiến ðấu quân sự vào nãm 1965, Ô. Giáp phản ðối nhưng không ai nghe.

Như Ô. Giáp ðã cảnh cáo, Hoa Kỳ ðã phản ứng ðối với sự tãng cường chiến tranh này bằng sự can thiệp lớn lao trên bộ. Sự kiện này ðã cứu Nam Việt Nam và liên tiếp tạo ra nhiều thất bại cho Bắc Việt. Trong hai nãm kế tiếp, mức tổn thương của Bắc Việt gia tãng gấp bội, Ô. Giáp khuyên cáo trở lại chiến tranh du kích. Một lần nữa ðề nghị của ông không ðược ðể ý ðến.

Ô. Giáp chỉ ðóng góp một vài tiếng nói về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông lấy lại một ít ảnh hưởng vào ðầu thập niên 1970, chia sẻ quyền hành với những tướng khác. Vì thế, ông chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc tấn công Lễ Phục Sinh 1972, theo ðó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư ðoàn của quân Bắc Việt. Ô. Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch ðịnh cuộc tấn công sau cùng vào nãm 1975, nhưng việc thi hành dành cho Tướng Vãn Tiến Dũng. Sự thành công của cuộc tấn công lật ðổ chính quyền Saigon này không chủ yếu do kế hoạch của Ô. Giáp, mà là vì Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ miền Nam Việt Nam khiến cho phòng tuyến phía ðông không giữ vững ðược.

Một sự thiếu sót trong những bài tán dương Tướng Giáp gần ðây là sự liên hệ của Ô. Giáp với tội ác chiến tranh. Ðiều này ðặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland, ðối tác Hoa Kỳ của Ô. Giáp, có ðề cập ðến luận ðiệu tội ác chiến tranh.

Những trường hợp rõ rệt nhất về tội ác của Ô. Giáp xẩy ra vào nãm 1946 khi Ô. Giáp ðã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trãm nhà lãnh ðạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Ðảng và những tổ chức quốc gia khác. Ô. Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản ðộng của Việt Nam Quốc Dân Ðảng ðược ban thưởng với sự thành công và chúng ta có thể giải phóng ðược những vùng ðã rơi vào tay chúng.”

Không có gì khó khãn ðể biết tại sao những người Cộng Sản Việt Nam muốn phóng ðại giá trị của Ô. Giáp và giảm thiểu những thất bại của ông. Nhưng những người Mỹ cũng làm như vậy là một ðiều gây ngạc nhiên và phiền hà. Việc lãng mạng hóa kẻ thù của thời chiến tranh xem ra không quan trọng ðối với những người Mỹ chưa bao giờ nghe thấy những tiếng súng bắn ra trong tức giận, nhưng những người ðánh nhau ở tiền tuyến có quyền cảm thấy oán giận ðối với hành vi như vậy. Họ xứng ðáng ðược ðối xử tốt hơn.

© Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)

———————————————–
Chú thích: Ô. Mark Moyar là tác giả của cuốn sách “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1964-1965.”

Tags:

73 Phản hồi cho “Ông Giáp của Việt Nam được đánh giá lại”

  1. Hồ Bác Cụ says:

    Tác giả Mảk Moyar còn quên một thành tích “siêu việt” khác của ông Giáp nữa đó là: Khi Đặng Tiểu Bình đem nhiều sư đoàn đánh vào biên giới phía Bắc mà ông Giáp trong cương vị Tổng Tư Lệnh lại hoàn toàn không biết gì!!!! Sau đó, khi bọn Tàu rút lui, lại không dám đuổi theo để mặc cho bọn chúng thản nhiên kéo quân về!!!! Sau này biên giới miền Bắc trong có thác Bản Giốc đã lọt vào tay giặc Tàu, rồi hải đảo TS, HS, ông tướng “cầm quần” có hành động nào đâu?? ngoài việc thủ thân “ngậm miệng ăn tiền” để cho con cháu “tung hoành” làm giàu vơ vét….Nói ra thì sẽ bị đảng phạt con cháu mất phần ăn, bản thân tướng Giáp có khi sẽ còn phải “đội quần” chứ không được “cầm quần”!!! Đó là sự thật về bản chất và con người của tướng Giáp!!!!

  2. quang phan says:

    Ha ha ! Nếu quả là thiên tài quân sự mà sao Võ nguyên Giáp không được nhắc đến trong sách giáo khoa vậy cà ?! Bọn lãnh đạo Cộng sản Hà nôi chúng biết rõ tướng lèo Giáp được phong đại tướng chỉ là do sự nhận xét và cảm tính của Hồ chí Minh trong điều kiện đặc biệt lúc đó của lịch sử, và quan trọng hơn cả là vì chúng biết rõ các chiến thắng của Giáp có được là do các cố vấn Tàu cộng và sự giúp đỡ dư dả súng đạn của các quốc gia Cộng sản .

    Thứ hai, 21 tháng 10, 2013

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được nhắc đến trong sách giáo khoa (SGK) dành cho học sinh ở Việt Nam, theo truyền thông Việt Nam.

    Báo Thanh Niên cho biết ở SGK Lịch sử lớp 9, có nêu diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng “không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

    SGK Lịch sử lớp 12, cũng trong phần nói về Điện Biên Phủ, “không một lần” nhắc tên vị tướng.
    Bà Nguyễn Ái Hằng – nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM) – nói: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng.”

    “Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp,” bà nói.

    Cùng ngày 21/10, tờ PetroTimes cũng nói vị tướng lừng danh “không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) phổ thông”.

    Trong khi đó, một học sinh nói trên báo Thanh Niên: “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông.”

    Học sinh nói gì?

    “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông.” (Nguyễn Quang Mẫn, học sinh lớp 12A1, Trường THCS, THPT Phạm Ngũ Lão, TP.HCM)

    Mười năm học phổ thông, thật tình em chỉ nghe tên Đại tướng chứ chưa hề xem, học, hay được kể.. (Nguyễn Thị Tú, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM)

  3. Tri Thiend says:

    “Lễ Phục Sinh 1972, theo ðó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư ðoàn của quân Bắc Việt. Ô. Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch ðịnh cuộc tấn công sau cùng vào nãm 1975, nhưng việc thi?”

    Bài này viết sai nhiều, toàn bộ lưc lượng BV đưa vào mặt trận 1972 chỉ có 10 sư đoàn tôi (5 tại Trị Thiên, 2 tại Peiku, 3 tại Bình Long) làm sao tiêu diệt 14 sư đoàn ?

    • quang phan says:

      UPI ( United Press International) là một trong ba hãng thông tấn quốc tế lớn nhất hoàn cầu. Theo UPI, trong cuộc Tổng Công Kích mùa hè năm 1972, Cộng sản bị thiệt hại 140000 tên – “The greatest and yet hardest to imagine image is the dead in 1972. American deaths were only about 300. South Vietnamese troops suffered by their own official count more than 25,000 deaths. Communists killed total 140,000. Civilian dead is, of course, unknown “.

      Theo tin tức từ trang mạng history, Cộng sản huy động 14 sư đoàn chính quy, 26 trung đoàn độc lập và 1200 xe tăng và thiết giáp trong cuộc Tổng Công Kích mùa hè năm 1972.

      Theo tác giả Walter J. Boyne – Cựu đại tá. Cựu giám đốc Viện Bảo Tàng Không quân và Không Gian – trên trang mạng Airforce, trong trận Tổng Công Kích 1972, Cộng sản có 14 sư đoàn chính quy, 26 trung đoàn đôc lập, hơn 600 xe tăng T-54 và T-55, ngoài ra lại còn có loại xe có thể lội nước bọc thép PT-76. Họ có các loại vũ khí tối tân như các cao xạ 23, 37, 57, 85, và 100 ly , các loại hoả tiễn chống phi cơ SA-2 và SA-7, và các đại bác 130 ly và 152 ly, cùng mọt chê 160 mm ly.

  4. Trieu says:

    Các anh thật đáng thương!

  5. tonydo says:

    Tonydo và mấy trăm ngàn chiến binh sanh bắc tử nam đã không bao giờ từ bỏ Chánh Điện đề trở lại nơi đây, thắp nén hương lòng nơi Cửa Phật!
    Kính xin qúi ngài Quang Phan, Noileo, Builan và Trọng Dân.v.v. những người Tony tôi luôn ngưỡng mộ, đặc biệt có nhiều Comments của qúi vị còn là đỉnh cao thời đại.
    Tuy nhiên xin qúi đàn anh đính chính dùm, Tonydo và mấy trăm ngàn chiến binh gầy như que củi, nhưng nhanh như Sóc để trở thành những Chiến Sĩ Tự Do trước cả những người đang to mồm, la ỏm tỏi về cái nghĩa của chữ Tự Do ấy.
    Chưa bao giờ họ ra đi mà phải trở vế.
    Kính qúi đàn anh.

    • quang phan says:

      Quang Phan này tài hèn sức mọn, khi nào có chút rảnh rỗi cố gắng đem vốn kiến thức nhỏ như hạt cát tham gia tranh luận trên diễn đàn trong cố gắng “giành dân, lấn đất” với Cộng sản trên mạng điện toán. Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym – Giải Nobel năm 1970- viết ” Tội ác lớn nhất của những người được hưởng tự do là im lặng”.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thưa Đổ Huynh,

      Tại vì Đổ Huynh & đoàn quân Hà Thành của mình CHẠY CHẬM QUÁ XÁ , nhìn lại không thấy ai , nên cứ tưởng mình nhanh hơn sóc vượt trước hơn mọi người đó thôi…

  6. Ba Gai. says:

    @Quốc Việt says: 19/10/2013 at 06:55

    Bởi cái lý do ủng hộ cho đấu tranh vì Tự do và Dân chủ nên người ta cảm thấy cần phải nói lên cái sự thật rằng ô Giáp chẵng có gì là “tinh tướng” cả. Vì sao ?

    Vì CSVN cho tổ chức đám tang ô Giáp rầm rộ cọng với vô số bài báo “bốc phét” dựa trên sự cắt xén ý tứ của những người từng là đối thủ của ô Giáp, với 2 mục đích :
    1) “Anh hùng như Giáp nhưng vẫn một mực tôn thờ chủ nghĩa cọng sản. Tài ba như Giáp nhưng vẫn một mực chịu sự sai khiến, sắp đặt của đảng CSVN. Cho nên, nhân dân VN nên noi theo gương Giáp mà hãy cúi đầu vái lạy đảng như Giáp đã từng cúc cung phục vụ tận tụy” !
    2) CSVN biết tỏng là cũng sẽ có vô số bài báo vạch trần những yếu kém, tội lỗi của Giáp. Vạch trần sự thờ ơ với vận mệnh dân tộc của Giáp qua việc chỉ kêu ca lấy lệ trước những bức xúc như bô-xít, biển đông. CSVN chẵng cần chửi Giáp, mượn tay các nhà tranh đấu cho dân chủ VN “tẩm quất” Giáp, chừng đó vong linh ô Giáp cũng đã đủ no đòn.

    Một mủi tên trúng 2 đích :
    _ Chửi Giáp.
    _ Tách rời các nhà tranh đấu dân chủ với những người từng mong chờ ô Giáp thay đổi cục diện băng hoại ở VN hiện nay.

    Tuy nhiên, những gì xuất phát từ cảm tính sẽ sớm phai nhòa ; những gì đến từ lý trí sẽ mãi mãi in đậm trong ký ức. Những người dân thương tiếc ô Giáp ở Hà Nội hoặc ở đâu đó trên VN sẽ sớm lắng chìm cơn lên đồng tập thể, theo quy luật tự nhiên, cái này chìm thì cái khác nổi lên.
    Cái gì sẽ nổi lên sau đám tang ô Giáp ? Đó là hình tượng lãnh tụ sẽ vĩnh viễn tan biến trong lòng người dân chậm tiến nhất ở VN. Nó là kết quả của việc nhà nước CSVN chửi Giáp một cách hết sức thủ đoạn. Người dân chậm tiến nhất ở VN sẽ nhận ra rằng thế kỷ này chẵng cần phải chờ đợi lãnh tụ.

    Khi ngưòi dân VN cùng đồng thanh câu tục ngữ : “Mạnh quân chứ không mạnh chi tướng”. Đó là lúc CSVN đáo hạn trả món nợ ân oán với lịch sử dân tộc. Đó cũng là lúc VN bước sang một trang lịch sử mới : TỰ DO, DÂN CHỦ.

    Một ngày gần đây bạn QV sẽ phải cám ơn những bài báo nói lên sự thật trước “huyền thoại VNG”, nếu bạn có lý trí.

  7. CHÁU TÈO says:

    ĐỌC VÀI SƯU TẦM CHO VUI

    1.Hiện nay, Hungary đua một cán bộ gộc cộng sãn đã trăm tuổi ra xử tội thì tuớng Giáp còn sống cho đến ngày chế độ” Đổi Mới ” này xoá sổ co lẽ ông ta cũng không tránh khõi một vụ xử tội ác tạo
    một loại toà án như Kampuchia.với những tội ác rành rành như đã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trãm nhà lãnh ðạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Ðảng(1) và những tổ chức quốc gia khác.tàn sát dân lành tãi Huế trong tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.
    2.Dù Hànội tô vẽ tuớng Giáp như “thiên tài quân sự ” , nhưng tư liệu từ ngoại quốc cho thấy tuớng Giáp đưa quân về khu đồng bằng tam giác thì HCM phải nghe lời Tuớng Tàu Trần Canh liền chuyễn
    quân nguợc về phiá biên giới Lào để cuối cùng mở trân Điện Biên phủ. Dù là cắm đầu tai ĐBP thì Chu Ân Lai đã họp kín với tây phuơng chia cắt VN từ mấy tháng truớc đi trên đầu cua Hồ Chí minh
    và tuớng Giáp.(Mời xem ARGUMENT WITHOUT END cuả Robert S. McNamara). Tình thế đã rồi lại bị giật giây khiến cho Đồng phải khóc.(3) Chu Ân Lai thấy vậy liền về Liễu Châu gọi họ Hồ sang nhận lệnh. Hồ rời ho Chu với bộ mặt méo xẹo . Thế nhưng khi về Hànôi họp Bộ Chính tri Hồ lại nói xạo là ta chiến thắng buớc đầu…! (4)
    ————————
    (1) As to being ruthless, yes, no doubt he is. …His personal involvement , in the sense of initiating or convincing at or supporting the atrocities that were perpetrated by the Hanoi regime during the suppression of the VNQD in 1946 and the land reforms of 1956, will probable never be known (p.345 )GIAP Peter MacDonald

    (2)For in March 1954, when Vietminh forces under Gen. Vo Nguyen Giap were still dug in at siege of Dien Bien Phu, discussions had already begun -discussions about which the Vietminh leadership knew little or nothing- among the French, British, Soviets, and Chinese regarding the terms under which the war in Indochina might be settled.(70)ARGUMENT WITHOUT END R. McNamara

    (3) The French delegate to Geneva, Jean Chauvel said, “that Vietminh were really on the end of a string being manipulated from Moscow and Beijing. When they moved too quickly Zhou Enlai and Vyacheslav Molotov were always at hand to pull them back to a more accommodating position.(72)ARGUMENT WITHOUT END Robert S. McNamara

    (4)( HO, CHUANLAI) Zhou and Ho Chi Minh met July 3-5 in Liou -Chaow , on the Vietnam-China border, to discuss the Geneva talks , reportedly so Zhou could press Ho personally on the necessity
    for the Vietminh to accept a temporary partition of Vietnam and thereby avoid a US military intervention. (72)ARGUMENT WITHOUT END Robert S. McNamara

  8. nguyen dinh phuc says:

    mot bai viet rat hay, cam on cac ban

  9. Vô tư cách says:

    Nói phải có bằng chứng cụ thể cho mỗi điều mình nói.
    Quốc Việt hãy trưng bằng chứng?
    Nói mà không có bằng chứng là nói hồ đồ. Nói không bằng chứng, là vu cáo, mạ lỵ người khác.
    Vu cáo và mạ lỵ là hai tội hình sự khác nhau. Hình luật phạt trước tòa án khó đo, khó đếm về mặt tài chính lẫn tự do bản thân, đồng thời trực tiếp ảnh hưởng đến điều kiện cư trú bẳn thân nếu là di dân ngoại quốc, hoặc nhân viên làm cho các sứ quán ngoại quốc.

    Quốc Việt là một tên chung mang tính ái quốc của một cá nhân, tổ chức có tính ái quốc cao, không phải là một từ dùng cho một cá nhân vô tư cách.

    Một người có học chân chính rất ngại ngùng khi phải dùng hai từ Quốc Việt đặt tên cho con.

    Một người có học, có giáo dục tốt không dám dùng hai từ Quôc Việt làm tên hiệu cho mình.

    Không ai điên khùng để tự đặt lên mình một gánh nặng quá nặng khi tự ý dùng hai từ Quốc Việt đặt tên cho mình.

    Đã mang tên Quốc Việt, mỗi lời nói, mỗi hành động của cá nhân người ấy phải tỏ ra xứng đáng với tên.

    Tự nhận mình có tên là Quốc Việt chỉ là người ngu, hoặc chỉ là kẻ vô lại muốn tự chứng tỏ.

  10. quang phan says:

    Bên nào có chính nghĩa ? Cách đây gần 40 năm thuộc thế kỷ trước, 200000 ( hay 20 sư đoàn) người đã không muốn tiếp tục làm những tên lính đánh thuê lót đường cho tham vọng đế quốc của bè lũ Trung- Xô, không muốn biến thành các hồn ma của đồ tể Võ nguyên Giáp, họ đã tự nguyện buông súng hưởng ứng lời kêu gọi của chính sách Chiêu Hồi trở về với chính nghĩa Quốc Gia ngời sáng .

    Năm Hồi chánh ( tổng số tích luỹ)

    1963 11248
    1964 16665
    1965 27789
    1966 48031
    1967 75209
    1968 93380
    1969 140403
    1970 173064
    6/1970 176458
    1975 khoảng 200000

    Trong những người hồi chánh được biết đến nhiều là nhà văn Xuân Vũ, Thượng tá Tám Hà, Trung tá Phan văn Xưởng, Trung tá Huỳnh Cự; ca sĩ Bùi Thiện và Đoàn Chính, con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.

    1.Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc;, chính ủy Sư Đoàn 5 ra hồi chánh tại Bình Dương năm 1970.
    2.Trung tá Huỳnh Cự
    3.Trung tá Phan văn Xưởng và Trung Đoàn Cửu Long hồi chánh tập thể.
    4.Trung tá Lê Xuân Chuyên
    5.Bác sĩ Đặng Tân, trưởng ty y tế Pleiku
    6.Nhà văn Xuân Vũ Bùi Quang Triết
    7.Nhạc sĩ Phan Thế
    8.Diễn viên Cao Huynh
    9.Mai Văn Sổ (em song sinh của Mai Văn Bộ)
    10. Bùi công Tương – uỷ viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre

    Chiêu hồi là một chương trình do chính phủ Việt nam Cộng Hoà đề ra để kêu gọi các thành phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam và bộ đội miền Bắc buông súng quay về với chính phủ VNCH để hợp tác hoặc trở về với gia đình để làm ăn sinh sống trong chính thể tự do của Miền Nam.

    Chương trình Chiêu Hồi được ra đời ngàyngày 17 tháng 4 năm 1963.

    Chương trình này thời gian đầu trực thuộc Bộ Công Dân Vụ và một thời mang tên “Phong trào Chiêu tập Kháng chiến Lầm Đường”. Sau năm 1963, phân ban Chiêu Hồi đổi qua trực thuộc Phủ Thủ tướng. Năm 1965, chuyển sang Bộ Thông Tin.

    Sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì chính phủ nâng Phủ Đặc ủy Dân Vận Chiêu Hồi lên thành Bộ Chiêu Hồi riêng để điều hành hệ thống chiêu hồi trên khắp 44 tỉnh thành của bốn vùng chiến thuật. Mỗi tỉnh thì có một Ty Chiêu Hồi.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Không ngờ , con số chiêu hồi nhiều dữ vậy !
      Không biết Đổ huynh ra Hồi Chánh năm nào…?

      • quang phan says:

        Đỗ Huynh ? Cao Huynh ?

        Gần đầy cựu thiếu tá Nguyễn Công Luận -một viên chức cao cấp trong Bộ Chiêu Hồi- vừa cho ra đời cuốn sách “Nationalist in the Viet Nam Wars *Memoirs of A Victim turned Soldier“ – do Indiana University Press xuất bản tại Mỹ năm 2012- trong đó cũng đề cập đến chính sách chiêu hồi của Việt Nam Cộng Hoà .

        Ông Luận có bằng Cử nhân Luật khoa. Trong gần 20 năm sinh họat trong quân ngũ, ông Luận đã lần lượt phục vụ tại Sư đòan 22 Bộ Binh, sau đó chuyển về làm Giám đốc Nha Tiếp nhận của Bộ Chiêu hồi ở Sài gòn và cuối cùng tại Tổng cục Chiến tranh Chính trị. Mang cấp bậc Thiếu tá, ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong tổ chức quốc phòng. Ông là Giám đốc một Nha rộng lớn nhất trong Bộ Chiêu Hồi. Và sau này còn là Trưởng Phòng Nghiên Cứu Kế Họach của Tổng cục Chiến tranh Chính trị .

        Tham gia góp phần trình bày với công chúng qua nhiều bài báo Việt ngữ cũng như Anh ngữ và đặc biệt ông còn là Phụ tá chủ bút cho bộ sách The Encyclopedia of the Vietnam War nữa.

Leave a Reply to Ba Gai.