WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kenneth Todd Young và Ngô Đình Diệm

Đầu năm 1954, ông cụ của tôi, Kenneth Todd Young, đương làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ với chức Chủ Sở Đông-Bắc Á Châu vụ . Cụ tham gia cuộc thương lượng chấm dứt chiến tranh Triều tiên tại Pan Mun Jom. Sau khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng ý ngưng chiến tại Triều tiên, và Chánh phủ Pháp quyết định không kéo dài chiến tranh kiểu xâm lăng thuộc địa tại Đông Dương nữa, các cường quốc đồng ý mở một hội nghị tai Genève để giải quyết hai vấn đề giữa thế giới tự do và khối cộng sản quốc tế .

Ông Young trong buổi gặp gỡ cố TT Diệm. Ảnh do gia đình cung cấp

Ông Young trong buổi gặp gỡ cố TT Diệm. Ảnh do gia đình cung cấp

Bố tôi đi Genève để phụ tá Ngoại trưởng John Foster Dulles trong nhiệm vụ chấm dứt chính thức chiến tranh Triều tiên. Sau việc đó xong rồi, Ngoại trưởng Dulles giao cho ông trách nhiệm về Đông Nam á để giải quyết sự ra đi của Chánh phủ Pháp tại Đông Dương.

Ông đã thăm viếng Việt Nam và Cao Miên lúc còn thanh niên năm 1937 để xem cho biết Hà Nội, Sài Gòn và Angkor Wat. Ngoài ra, ông không biết nhiều về Việt Nam. Nhưng ông đã học tiếng Trung Hoa tại Quảng Châu và Bắc Kinh năm 1936 và hiểu biết được sự tranh quyền giữa đảng cộng sản tàu và chánh phủ quốc gia tàu. Ông đã nghĩ chủ nghĩa cộng sản không hợp với người Á châu vi các dân tộc á châu đã có sẵn dân tộc tính, nền văn hóa lâu đời và tiếng nói riêng từ mấy ngàn năm trước. Ông nghĩ rằng, chủ nghĩa mác-lê là thứ xa lạ từ Tây phương du nhập qua Á châu sẽ khó tránh khỏi sự xung đột văn hóa, tư tưởng.

Vì vậy ông cũng nghĩ rằng, chế độ thuộc địa Âu châu của thể kỷ 19th cũng không có nghĩa lý gì nữa ở Đông Dương. Nó không thể tồn tại lâu dài. Các dân tộc Á châu, theo ông, nên đi đến tự trị và chọn cho mình chế độ chánh trị độc lập như các dân tộc khác trên thế giới .

Tháng 7 năm 1954, Chánh phủ Mỹ phải lựa chọn một trong hai đường đối với Đông Dương. Một là theo Pháp để giúp duy trì ảnh hưởng của Pháp tại Việt nam, Cao miên và Lào. Thứ hai là ủng hộ thành lập các chánh phủ độc lập tại ba nước đó để tránh áp lực của người Pháp theo đuổi tham vọng lâu đời nhằm tái lập chế độ thuộc địa.

Cụ Young lựa chọn con đường thứ hai. Vậy là Hoa kỳ phải một lúc làm ba việc: ủng hộ các chánh phủ mới tại Sài gòn, Nam Vang và Vientianne; chống sự phá hoại, xâm lăng, của Hà Nội và đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản trung quốc đồng thời nhờ đó khuyến khích người pháp dẹp bỏ chủ trương và hành động kiểu đế quốc cũ.

Lúc Trung Quốc đề nghị chia Việt Nam làm hai quốc gia: một cho đảng cộng sản và một giao cho người Pháp cai trị, dĩ nhiên người Pháp đồng ý, bố tôi bàn với Ngoại trưởng Dulles rằng Hoa Kỳ phải chấp nhận như vậy nên phải dốc lòng, dốc sức ủng hộ một Miền nam Việt Nam độc lập tự do, có khả năng phòng thủ và chống lại cộng sản bắc Việt. Ông Dulles đồng ý và quyết định chánh sách của Hoa kỳ tại Việt Nam là ủng hộ những người Việt Nam không cộng sản, đồng thời không ngả theo lập trường của Pháp. Tức là chánh sách của Hoa Kỳ là đi tìm kiếm những người Việt Nam “nationalist”, có tinh thần dân tộc mạnh.

Cụ Young cũng nghĩ rằng nếu chánh phủ mới không tranh đấu cho quyền lợi đích thực của quốc gia dân tộc mà cứ làm tay sai cho Paris, dân miền Nam sẽ không ủng hộ và Hà Nội sẽ dễ xâm chiếm trọn nước Việt Nam từ Lạng sơn đến Cà mau.

Ảnh do gia đình ông Young cung cấp

Ảnh do gia đình ông Young cung cấp

Nếu người Việt Nam có lòng ái quốc, biết rõ các thủ đọan gian manh của cộng sản, muốn đẩy lui và thanh toán các nổ lực bạo động của cộng sản để bảo vệ phần đất cuối cùng của mình thì họ phải biết làm cho mọi người thấy rõ chánh nghĩa quốc gia, thấy rõ rệt và toàn diện, từ chánh trị tự do dân chủ đến kinh tế thật sự là nến kinh tế tư hữu lành mạnh và nền văn hóa giáo dục khoa học, khai phóng, nhân bản áp dụng đồng đều từ thành thị đến xã ấp .

Lúc đó Cụ Ngô Đình Diệm là Thủ Tướng Chánh phủ Quốc gia Việt Nam do Hoàng đế Bảo Đại bổ nhiệm. Cụ Young tìm hiểu về Ông Diệm và nghe nói Ông Diệm có tiếng chống Pháp. Tại Genève Ngoại trưởng Việt Nam là Cụ Trần văn Đỗ . Cụ Young làm quen Ông Đỗ và hai người trở thành bạn lâu năm. Năm 1970 ông Cụ tôi bịnh, không qua Việt Nam được để tham dự lễ cưới của tôi, con trai đích tôn của ông, nên Cụ Đỗ đã vui lòng nhận lời đứng ra đại diện họ đằng trai.

Ông Cụ tôi có lúc nói với tôi rằng, Ông Diệm vừa có lập trường vững vàng, không theo Pháp và không nhượng bộ cộng sản và có được một số người quốc gia chống cộng, nhứt là những người Bắc di cư công giáo tín nhiệm, ủng hộ. Nên Cụ quyết định cho Ông Diệm một cơ hội để xem Ông Diệm có khả năng thật sự xây dựng Miền nam trở thành một quốc gia dân chủ tự do và phát triển được hay không.

Sau hội nghị Genève, người Pháp không thuận với chánh sách của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ muốn người Pháp rút hết những viên chức của họ ra khỏi Việt Nam và Mỹ sẽ đưa cố vấn tới thay thế. Hoa kỳ sẽ cho tiền và huấn luyện quân đội Miền nam Việt Nam đủ sức ngăn chận quân đội bắc Việt khi xâm nhập qua biên giới. Sau mấy tháng thương lượng với Chánh phủ Pháp, Cụ Young thấy rằng họ không có thiện chí giúp Miền nam đứng vững theo nghĩa một quốc gia độc lập.

Vì vậy Cụ Young phải vận động Chánh phủ Mỹ để Hoa kỳ sẽ thương lượng với Pháp để Hoa kỳ một mình ủng hộ Chánh phủ của Ông Diệm.

Tháng 10 năm 1954, Cụ Young soạn thảo một bức thơ để Tổng Thống Eisenhower gởi cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Trong thơ, Hoa Ky hứa sẽ ủng hộ Việt Nam nếu Việt Nam áp dụng đường lối chánh trị theo lý thuyết quốc gia dân tộc (tức “nationalist”), tức ý muốn nói Việt Nam phải xây dựng một chế độ dân chủ Tự do thật sự để có thể động viên được sức mạnh của toàn dân chống cộng sản xâm lược Hà Nội. Bức Thơ đó viết:

“The purpose of this offer is to assist the Government of Vietnam in developing and maintaining a strong, viable state, capable of resisting attempted subversion or aggression through military means. The Government of the United States expects that this aid will be met by performance on the part of the Government of Vietnam in undertaking needed reforms. It hopes that … such a government (of Vietnam) would … be so responsive to the nationalist aspirations of its people, so enlightened in purpose and effective in performance, that it will be respected both at home and abroad and discourage any who might wish to impose a foreign ideology on your free people” .

Cuối năm 1954, Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng gởi viện trợ quân sự và kinh tế trực tiếp giúp chánh phủ Sài Gòn, không thông qua chánh phủ Pháp nữa. Dĩ nhiên chánh phủ Pháp không vui lòng. Họ thấy Ông Diệm thật sự là người cứng rắn, có lập trường chống Pháp, không muốn nghe lời họ nữa . Vì vậy họ tìm cách hạ Ông Diệm để thay thế bằng người khác.

Tổng Tư lệnh pháp, Tướng Ely, vốn bạn khá thân với Tướng Collins của Mỹ, dành nhiều thì giờ thuyết phục ông bạn Tướng Collins, người Đại diện đặc biệt của Tổng Thống Eisenhower, rằng Ông Diệm bất tài, mưu sĩ, không thành thật, có tinh thần độc tài, không chịu lắng nghe ý kiến phải trái của ai hết cả, không có uy tín, không có quần chúng ủng hộ. Pháp xui Tướng Nguyễn văn Hinh chống lại Ông Diệm.

Đến tháng 4 năm 1955 có biến loạn xảy ra. Cuối cùng, Tướng Collins nghe theo Pháp và đi về Washington xin Tổng Thống Eisenhower không ủng hộ Ông Diệm nữa.

Lúc Tướng Collins lên đường đi Washington, Ông Diệm ra lệnh cho Quân đội tấn công căn cứ của lực lực lượng võ trang Bình xuyên ở Cầu Chữ Y. ( Lực lượng Bình xuyên, truớc tình hình mới, rũ áo giang hồ anh chị, nhiệt tình tham gia tham kháng chiến chống Pháp. Sau không chịu theo cộng sản Hà Nội, không chịu nổi áp lực của Tướng cộng sản Nguyễn Bình, chấp nhận thương lượng với Pháp rút về Chợ lớn, lập vùng Chợ lớn như khu tự trị để cán binh kháng chiến thuần túy, không cộng sản, có con đường trở về không bị mặc cảm về với Tây nhưng Pháp không giữ lới hứa để cho “khu tự trị thật sự được tự trị”, mà “thực dân hóa” lực lượng võ trang này. Từ đây, lực lượng Bình xuyên bắt đầu mang nhiều tai tiếng xấu do nhóm cán binh gây ra trong dân chúng. Nhưng lực lượng Bình xuyên khi về Chợ lớn, kiểm soát an ninh được vùng này, đẩy lui Việt Minh ra khỏi ven đô khá xa, đã làm cho Nguyễn Bình bị Hà Nội khiển trách và sau đó, triệu hồi về Bắc).

Về tới Washington, Tướng Collins họp với Tổng Thống Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles tại Tòa Bạch ốc. Tổng thống Eisenhower nhân nhượng trước những lời yêu cầu thiết tha của Tướng Collins và đồng ý trở lại họp tác với chánh phủ pháp, cho ngưng chức Thủ tướng của Ông Diệm, thay thế bằng Ông Phan Huy Quát.

Ông Dulles về Bộ Ngoại giao chỉ thị cho Ông Cụ tôi gởi điện tín cho Tòa Đại sứ Hoa kỳ tại Sài gòn nói rằng Hoa kỳ không ủng hộ Ông Diệm nữa. Ông Cụ tôi rất buồn vì biết rằng nếu Pháp có quyền thực sự tại Miền nam nữa, thì chắc chắn Hà Nội sẽ lại cướp luôn phần đất này.

Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Tuy nghĩ như thế nhưng bố tôi vẫn phải làm theo chỉ thị của cấp trên.

Gởi điện tín xong, ông về phòng làm việc. Bỗng có cú điện thoại của chính ông Ngoại trưởng Foster Dulles. Ông báo tin: “Tai cơ quan CIA, Ông Allen Dulles (em ruột của Ngoại trưởng Foster Dulles, lúc đó làm Giám đốc CIA ) mới nhận được một điện tín của Ed Lansdale gởi từ Sài gòn. Lansdale nói rằng Ông Diệm ra lệnh dẹp Bình Xuyên, Quân đội Quốc gia nghe theo lệnh đang đánh Bình Xuyên, và dân chúng Sài Gòn ra đường mừng và ủng hộ quân đội (?) . Yêu cầu Allen cho biết quyết định phải làm thế nào bây giờ ” .

Cụ Young lập tức gọi Ông Allen Dulles . Hai ngườii lấy quyết định không bỏ Ông Diệm vì nếu bỏ Ông Dìệm lúc này chỉ có lợi cho Pháp và sau đó, khó tránh sẽ bị Pháp buông ra cho cộng sản Hà Nội.

Sau đó, ông Cụ tôi phụ trách về “ Chánh sách liên hệ giữa Hoa kỳ và Việt Nam Cộng hòa ”. Ông qua Việt Nam mấy lần nghiên cứu tình hình . Ông đã gặp riêng Cụ Diệm nhiều lần. Cụ cũng có dịp gặp Ông Bà Ngô Đình Nhu, Giám mục Ngô Đình Thục, và nhiều người lớn trong chánh phủ nữa.

Sau này, ông Cụ tôi nói rằng Ông Diệm là người tốt, khá thông minh, lương thiện, tỏ ra có khả năng, có thể dám hy sinh cho quyền lơi của dân tộc, biết suy nghĩ, biết lo cho người làm ruộng, làm việc chăm chỉ, hết mình.

Nhưng ông Cụ tôi đã thấy sớm rằng Ông Ngô Đình Nhu có ảnh hưởng bao trùm lên chế độ. Nhiều lúc Cụ gặp mặt Ông Diệm có Ông Nhu nữa. Nhiều khi, lúc Ông Diệm đương nói, Ông Nhu chen vào, giành nói hết, không để khách nghe riêng lời nói của ông Tổng Thống. Có khi Ông Nhu cãi với Ông Diệm hay cắt lời của Ông Diệm đang nói mà Ông Diệm vẫn im lặng.

Ông Cụ tôi trọng Ông Diệm là người đứng đắn và quí mến ông vì ông tỏ ra thành thật với ông Cụ tôi. Ông Diệm có vẻ tin ông Cụ tôi vì Cụ đã ủng hộ ông ấy vô điều kiện trong biến cố tháng 4 năm 1955.

Lần cuối cùng mà ông Cụ tôi gặp mặt Cụ Diệm là đầu năm 1963 tại phòng khách ở Dinh Gia long, Sài gòn. Phòng đó ở trên lầu hai của dinh Gia long. Ông Diệm lo lắng lắm về sự nhượng bộ của Hoa kỳ ở Lào, việc này do Ông Averill Harriman phụ trách vì ông Harriman không thích chống cộng ở Đông Nam Á . Hiệp định Genève 1962 về Lào không bắt buộc Hà Nội rút ra khỏi Lào. Như vậy, Ông Diệm biết Hà Nội sẽ dùng đường mòn Hồ Chí Minh vượt qua Lào để đẩy mạnh sự xâm lăng ngầm Miền nam nhằm đánh lừa dư luận thế giới rằng cuộc chiến ở Miền Nam chỉ là cuộc chiến tranh du kích do nhân dân Miền nam bất mãn nổi dậy chống Mỹ Ngụy cứu nước.

Nói chuyện xong rồi, Cụ Diệm đưa ông Cụ tôi ra khỏi phòng khách, tới đầu cầu thang đi xuống. Cụ Diệm bắt tay ông Cụ tôi và nói bằng tiếng Pháp: “Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho tới khi họ …” . Và lúc đó, Cụ Diệm đưa tay mặt lên làm bộ cầm súng và bắn một viên đạn vào đầu ông.

Trên đây là những kỷ niệm đẹp của ông Cụ tôi giữ riêng đối với Cụ Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu Cụ Diệm về lập chánh phủ do sự bổ nhiệm của Quốc trưởng Bảo Đại.

Không biết phải chăng vì ảnh hưởng bố tôi mà tôi năng duyên nợ với Việt Nam, một đất nước xa xôi với quê hương của tôi?

Sau này, trong những năm cuối 60 và đầu 70, tôi tới Việt nam làm việc cho chương trình CORDS – chương trình đặc biệt của Hoa kỳ về bình định và phát triển xã ấp. Trong chức vụ cố vấn an ninh và phát triển, tôi tiếp xúc, quen biết nhiều giới chức VNCH trong đó có các bạn của bố tôi như Bs Trần văn Đỗ, Bs Phan Huy Quát và những đảng viên Đại việt Quốc dân đảng, Việt Nam Quốc dân đảng, những nhân sĩ từng ủng hộ Cụ Diệm khi về chấp chánh.

Tôi cũng để thì giờ tìm hiểu về các tôn giáo như Đạo Phật, Cao Đài và Hòa Hảo nữa. Qua sự quen biết này, tôi bắt đầu tìm hiểu về chế độ Đệ I Cộng hòa. Tôi cũng tìm đọc thêm nhiều thông tin liên quan đến Cụ Diệm và gia đình của Cụ. Tôi thấy bản thân Cụ là người trong sạch, không tham nhũng. Nhưng Cụ nặng tình gia đình, nặng tinh thần phân biệt đối xử, phán quyết độc đoán, nên đã để mất sự thuận lợi của tình hình lúc ban đầu cho thế đại đoàn kết dân tộc ; điều này chắc chắn đã không tránh khỏi góp phần tạo ra sự lớn mạnh nhanh chóng của Việt cộng mà hậu quả vô cùng thảm hại sau này.

Riêng Đại Việt, với Bs Nguyễn Tôn Hoàn và Ông Nguyễn Ngọc Huy liên lạc viên giữa hai người, đã từng hợp tác chặt chẽ với Ông Ngô Đình Nhu, Giám mục Ngô Đình Thục, …trong giải pháp Bảo Đại từ những năm 40.

Thế mà những người này và nhiều nhân sĩ khác như các Ông Vũ Tam Anh, Nguyển Phan Châu, Nguyễn Bảo Toàn, Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, …kẻ bị giết, người phải bỏ chạy trốn ra nước ngoài. Hai ông Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy phải đi bán hủ tiếu ở đường Montagne Ste Geneviève, Paris, cho tới sau 1963 mới có cơ hội hồi hương.

Tôi nhớ lại năm 1967, lúc tôi đương học tiếng Việt tại “Việt nam Training Center”, ở Arlington, Virginia, tôi được mấy lần gặp Ông Bà Trần văn Chương tại nhà riêng ở Chevy Chase, Washington, DC. Ông Chương là cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ. Ông Bà là bố mẹ của Bà Trần thị Lệ Xuân, vợ của Ông Ngô Đình Nhu, Cố vần của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Một hôm, Ông Chương mời tôi uống trà với ông tại phòng ăn. Tôi hỏi Ông Chương tại sao Ông Diệm có vẻ không tin ai ngoài gia đình. Ông Chương cười và đáp: “Ông Diệm không tin chính ông thì thử hỏi làm sao tin người khác được?”.

Một buổi khác nữa, Ông Chương tiết lộ một chuyện, tôi cho là rất quan trọng và rất đặc biệt. Trước cuộc đảo chánh 1/11/1963 độ 10 hôm hay một tuần, Ông Diệm nhận thấy ông không còn đủ uy tín để tiếp tục chức Tổng thống. Tình hình phức tạp quá, khó tìm người ủng hộ ông hết mình. Ông Diệm có ý từ chức và xuất ngoại để Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ lên thay. Lúc đó, bà Nhu đang ở ngoại quốc vận động dư luận thế giới ủng hộ đường lối của chánh phủ Sài Gòn. Sau khi Ông Diệm nói ra quyết định từ chức, Ông Nhu gọi điện thoại cho Bà Nhu báo tin quan trọng này. Lúc đó Bà Nhu đang ở Nhựt bổn. Ông Nhu cho vợ biết rằng ông và Ông Diệm sẽ xuất ngoại và ông sẽ gặp bà ở Nhựt trong vài ngày nữa.

Bà trả lời với sự giận dữ, lớn tiếng, chửi chồng nặng nề, nói rằng nếu hai người (Ông Nhu và Ông Diệm) hèn như thế, nhác như thế, thì bà sẽ không làm vợ Ông Nhu nữa. Bà nhắc Ông Nhu rằng, lúc cuộc chỉnh lý 1960, cả hai người đều muốn chịu thua phe đảo chánh, chỉ có bà là không chịu thua và nhứt định giữ lập trường cứng rắn bảo vệ chế độ, bằng cách đi kiếm các tướng lãnh trung thành để cứu mình.

Bà nhấn mạnh với Ông Nhu rằng bà không bao giờ muốn làm vợ người không đủ can đảm, đủ tài trí đối phó với hoàn cảnh khó khăn. Bà chỉ làm vợ kẻ anh hùng chớ không thể làm vợ kẻ tiểu nhân được.

Ông Nhu nghe những lời vợ nói như vậy và không cãi lại được một lời nào hết. Ông phải dẹp bỏ ý định đi ra nước ngoài lánh nạn với Ông Diệm, ở lại giữ Dinh Gia long theo ý bà vợ muốn. Ông Diệm cũng nghe theo em.

Một chuyện khác về Ông Diệm và Ông Nhu . Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, một lần cho tôi biết, thời gian1954/1955, chính Ông Diệm muốn có sự hợp tác của Bs Nguyễn Tôn Hoàn trong chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng. Ông Diệm nhờ Ông Nhu mời Ông Hoàn. Ông Nhu không liên lạc với Ông Hoàn, trái lại nói dối với Ông Diệm rằng Ông Hoàn từ chối, không muốn ủng hộ chánh phủ của Ông Diệm. Nghe qua, Ông Diệm tức giận lắm. Vì sự hiểu lầm này mà Ông Diệm đã không ngăn cản Ông Nhu khi đàn áp các đảng phái và cả Đại Việt.

Buồn, tiếc! Nhưng tôi cũng hiểu, và hiểu rõ, trong chánh trị có ai là bạn muôn thuở, có ai là kẻ thù muôn đời bao giờ đâu. Chánh trị chỉ là “ mục tiêu”!

Nhưng theo nhà triết lý Hy- lạp thời xưa, số mạng được hiểu theo đức tính “character is destiny”. Đức tính của Ông Ngô Đình Diệm, như đức tính của mọi người, có phần thuận lợi và có phần bất lợi. Ông làm được một số việc lịch sử có giúp ích cho dân tộc của ông, nhưng có một số việc khác ông làm không đúng theo sự mong đợi của dân.

Thi hào việt nam Nguyễn Du đã viết:

“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau .
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Sau 50 năm, từ sự ra đi của Cụ Ngô Đình Diệm, tôi cảm thấy đời người dường như không khỏi bị hệ lụy theo số mạng do Trời Đất xếp đặt sẳn, như Cụ Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta.

St Paul, Minnesota, Oct 27, 2013

Stephen B. Young (*)

© Đàn Chim Việt

—————————————–

* Tác giả Stephen Young thuộc gia đình dòng dõi, tham gia lập quốc Hoa Kỳ. Ông đã giữ các chức vụ Phó Khoa trưởng Luật khoa tại đại học Harvard, Khoa trưởng tại Đại học Hamline. Ông học tiếng Việt tại “Việt Nam Training Center”, Arlington, Virginia, từng làm cố vấn Chương trình Bình định Phát triển nông thôn ở Miền Nam Việt Nam (CORDS).

Sau biến cố 1975, ông là một trong những người vận động chính phủ Hoa Kỳ đón nhận người tị nạn Việt Nam.

Năm 1992, ông đưa đề nghị với Hà Nội “Chương trình 6 điểm” để chuyển hóa Việt Nam một cách ôn hòa và phát triển.

Stephen Young là đồng tác giả cuốn “Human Rights in Traditional China and Vietnam” với Gs Nguyễn Ngọc Huy. Ông cũng là tác giả 2 cuốn “Cuộc chiến thắng bị bỏ lỡ” và “Moral Capitalism”.

Hiện Stephen Young làm Tổng Giám đốc “Caux Round Table”, một Tổ chức phi lợi nhuận, tài trợ chương trình phát triển xã hội ở các nước nghèo. Ông thành hôn với Bà Phạm Thị Hòa, người Hà Đông.

66 Phản hồi cho “Kenneth Todd Young và Ngô Đình Diệm”

  1. lethan says:

    Chỉ trong một năm tien vo liên tục đổi nicks -Học Hỏi, Quốc Khánh, Hiện Hữu, Tú Gõ, Công Tằng Tôn Nữ Nhu Mì, chungson, conmeo, Trần Hùng, “quockhach”, “vietquoc, vũ như vũ v…v…, bị BBT phạt 4 lần về tội phỉ báng tôn giáo, viết lách tục tĩu, bây giờ lại mang nick mới pham quoc bao .

    Tien võ says:
    05/11/2013 at 22:29
    Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

  2. Thích Nói Thật says:

    Sau 50 năm kể từ ngày ông Ngô Đình Diệm bị sát hại, lần đầu tiên báo CAND có bài viết về ông Diệm với lời lẽ tương đối tử tế;

    Báo CSND viết: “Có hai nhận định về ông Ngô Đình Diệm rất đáng lưu ý, nhận định này được đưa ra từ người Mỹ, những người vốn được xem là dựng lên Ngô Đình Diệm.

    1) “Ông ấy (tức Ngô Đình Diệm) là một con người luôn muốn được tất cả, hoặc không có gì”, đây là tính cách nhất quán của ông Diệm từ khi ông làm quan cho đến lúc ông bị bắn chết, đúng nghĩa “được ăn cả, ngã về không”. 2) Và, “ông Ngô Đình Diệm là một con rối. Nhưng con rối ấy tự giật dây mình và giật dây luôn cả chúng ta”.

    CAND kết luận: Điều này cho thấy, người Mỹ không xem ông Diệm là một kẻ bù nhìn, như bấy lâu nhiều người nhầm tưởng.

    Đọc tiếp từ nguồn TTXVA: Ngô Đình Diệm – Bước đường từ Tri huyện lên Tổng Thống

  3. Trần Trung Dung says:

    Theo giới thiệu của ông Lại Mạnh Cương, tôi tìm đọc Hồi ký Nguyễn Xuân Chữ, đoạn dưới đây liên quan đến ông Ngô Đình Diệm. Tôi trích để bạn đọc đọc cho biết:

    “Khi ông Chữ vào đến Sàigòn hồi tháng 8/1954, thì người bạn đồng chí cũ của ông là Ngô Đình Diệm, lúc đó là Thủ Tướng Chính phủ, có mời ông giữ chức vụ Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng quốc phòng. Ông Chữ từ chối vì không đồng ý với lối cai trị của chính quyền. Phật ý vì thái độ hết sức thẳng thắn này, ông Diệm đã không bao giờ gia hạn khế ước ký kết giữa Viện Ung Thư Việt Nam và chính phủ, đáo hạn từ năm 1958, do đó đã gây thiệt hại lớn cho việc chữa trị những người mắc bệnh ung thư và việc phát triển trận chiến chống ung thư.

    Năm 1955 sau khi truất phế Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng Thống VNCH, và một lần nữa mời ông Chữ giữ một bộ nào đó, chẳng hạn nhưBô Kinh tế Quốc gia, hay Bộ Quốc phòng. Hai ông bạn già dùng cơm với nhau tại Dinh Gia Long, nhưng cả hai đều không thay đổi lập trường. Ông Chữ một lần nữa lại từ chối. 1960 ông cùng với 12 chính khách Việt Nam ký một bức thư ngỏ yêu cầu ông Ngô Đình Diệm nới lỏng chế độ xét ra độc đoán của ông. Ông bị bắt giam hai tháng.

    Sau khi được trả tự do nhưng bị canh chừng bí mật, ông lại tiếp tục quy tụ bạn hữu với mục đích: nới lỏng chế độ và ngăn chận sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chính trị nội bộ Việt Nam, những sự can thiệp mà ông Chữ xét là không thích hợp với quyền lợi đạo đức của nước ông.

    Vào tháng 7/1963, Ngô Đình Diệm đưa ông ra toà án đặc biệt cùng vớI khoảng mườI nhân vật khác. Ông Chữ là người duy nhất không công nhận thẩm quyền của toà án này. Một bị cáo khác, ông Nguyễn Tường Tam, một văn sĩ và môt nhà cách mạng rất được yêu mến và kính nể đã tự vận để phản đối. Có lẽ đây là lý do mà họ để yên cho ông Chữ. Những người ra trình diện đều bị kêu án tù khác nhau.

    Sau cuộc đảo chánh (mà người ta gọi là cách mạng mùng 1, tháng 11, 1963) chấm dứt chế độ Ngô Đình Diệm, năm 1963 ông Nguyễn Xuân Chữ là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Chính Trị Việt Nam, và sau hai tháng ông giữ chứ Chủ Tịch của Hội Đồng này. Bất đồng ý kiến với ông cựu Chủ tịch trở thành Quốc trưởng vì ông này thành lập một chính phủ mà ông Phó Thủ tướng và nhiều Bộ trưởng thi hành một chính sách kỳ thị địa phương, ông Nguyễn Xuân Chữ từ chức một cách ồn ào, vì thế mà tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị khiến chính phủ này sụp đổ luôn.

    Giới quân sự lợi dụng cơn khủng hoảng nhảy ra chiếm chính quyền và thành lập một chế độ độc tài. Ông Nguyễn Xuân Chữ từ chối, nhất quyết không hợp tác với Nội Các Chiến Tranh tự xưng một cách mị dân là “Chính Phủ Của Người Nghèo”. Mặc dù suốt đời ông giúp đỡ người nghèo và chính ông cũng là người nghèo, ông Chữ không hề nhận mình là bạn của người nghèo (Theo lời ông Nguyễn Hưu Dung).

    Năm 1965, ông Chữ thành lập Hội Đồng Quốc Gia quy tụ trên mười chính đảng. Tất cả đều yêu cầu ông chấp nhận chức Chủ tịch của Hội Đồng này. Vì thế mà ông trở nên bị người Mỹ và Nội Các Chiến Tranh nghi ngờ. Nhưng cả đôi bên đều tránh tấn công ông, vì “biết ông quá sạch để có thể bị bôi bẩn” (theo Nguyễn Hữu Dung). *** Nguyễn Hưu Dung là em họ ông Nguyễn Xuân Chữ.

    • vb says:

      “Tôi trích để bạn đọc, đọc cho biết” ( Trần Trung Dung).

      Thưa độc giả Trần Trung Dung,
      Không chỉ đọc cho biết, mà còn làm hơn thế là, đặt ra một số nghi vấn và tôi còn mạo muội đi đến một kết luận về một trong những nhà hoạt động chính trị cuả “phe” Quốc Gia.

      1) Cụ Nguyễn Xuân Chữ và ông Ngô Đình Diệm từng là đồng chí, ủng hộ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Ông Ngô Đình Diệm mới vừa chấp chánh ngày 7/7/1954, nhớ đến người cũ nên mời hợp tác, cụ Chữ từ chối vì “không đồng ý với LỐI CAI TRỊ cuả chính quyền”…

      * ” Cai trị” ra sao không thấy nói đến!
      * Thật ra còn đang lập chính phủ, dĩ nhiên là phải có đường lối, chủ trương, nhưng bảo rằng cụ Chữ bất đồng về “lối cai trị” ( đã cai trị ngày nào đâu) thì e rằng…quá trớn!

      2) Cái gọi là Viện Ung Thư thật ra nó mới chỉ là một ngành rất khiêm tốn vào thời điểm nhựng năm 1950, còn nằm “nhờ” trong nhà thương Phủ Doãn ở Hà Nội, sau mới chuyển vào Nam. Ngay trong giới y học cũng it người biết tới và dân chúng thì đã mấy ai nghe đến căn bệnh…ung thư. Cho nên khi đưa ra một lời buộc tội vì tư thù mà làm thiệt hại đến “trận chiến chống ung thư” thì có …khuyếch đại không?

      3) Năm 1960 sự “can thiệp” cuả Hoa Kỳ vào VN đến mức độ nào để cụ Chữ và những nhà chính trị lên tiếng phản đối ? Thế nào là “không thích hợp với QUYỀN LỢI ĐẠO ĐỨC” cuả VN lúc đó? Và ông Diệm làm lơ để cho HK xâm phạm “quyền lợi đạo đức”? (có thể ông Diệm không biết “tiêu chuẩn” quyền lợi đạo đức cuả cụ Chữ là thế nào nên mới để cho Mỹ xâm phạm chăng !)

      4) “Bất đồng ý kiến với ông Cựu chủ tịch trở thành Quốc Trưởng vì ông này thành lập một chính phủ mà ông Phó Thủ Tướng và nhiều Bộ Trưởng thi hành một chính sách kỳ thị địa phương, ông Nguyễn Xuân Chữ từ chức một cách ồn ào, vì thế mà tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị khiến chính phủ này sụp đổ” (hết trích)

      * Ông Quốc Trưởng đây hẳn là cụ Phan Khắc Sửu, và việc sụp đổ chính phủ là do bất đồng giữa hai ông Quốc Trưởng và Thủ Tướng (Phan Huy Quát), hay là do cụ Chữ “từ chức một cách ồn ào”( lấy tiếng) ?
      * Còn nếu nói về sự kỳ thị “Nam-Bắc” thì người mà cụ Chữ “phản đối” là ông Trần Văn Hương và nhóm Liên Trường, chứ không phải cụ Phan Khắc Sửu.

      5) “Giới quân sự lợi dụng cơn khủng hoảng nhảy ra chiếm chính quyền và thành lập một chế độ độc tài” (hết trích).
      * Thật ra quân đội không lợi dụng cơn khủng hoảng, mà chính là do chính phủ dân sự cuả hai ông họ Phan (Sửu, Quát) “trao trả” chính quyền về cho Quân Đội sau khi không thể “thoả hiệp” được với nhau. Nếu muốn tránh “độc tài quân phiệt” , sao cụ Chữ không ra tay lèo lái con thuyền quốc gia mà lại hết từ chối hợp tác này tới từ chối tham gia khác để bọn độc tài quân phiệt lộng hành?

      6) Cuối cùng thì vì vấn đề cụ Chữ thành lập Hội Đồng Quốc Gia mà làm cho Mỹ và Thiệu-Kỳ “nghi ngờ, nhưng …may quá không dám “tấn công” vì Cụ “sạch quá”!(ôi, chính trị mà đơn giản như thế này sao?)

      Nếu đây là những gì về cụ Chữ do em cụ, ông Nguyễn Hữu Dung, cống hiến cho quý độc giả thì phải nói là …khen Cụ lấy được, và chê…bất cứ ai, bất cứ chính phủ nào cuả cả Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà! (chưa kể những lầm lẫn cuả ông Nguyễn Hưũ Dung về sử liệu)

      Riêng về cụ Nguyễn Xuân Chữ qua những điều được độc giả Trần Trung Dung ghi lại, thì phải kết luận rằng, cụ Chữ không thể là một nhà hoạt động chính trị được, chứ đừng nói đến một chính trị gia sáng giá! Cụ chỉ có hai con đường để …”tham chính”, thật ra chỉ là một với sự khác biệt về mức độ, một là không hợp tác, hai là, ở một mức độ cao hơn, chống đối !

      • mythanh says:

        Bác vb lập luận (đinh đóng cột) vầy làm sao đỡ đây, chời?

        Nước mất nhà tan, ôi cũng bởi
        Cái ” Tôi” vũ trụ, mấy ông Trời! :(

      • Vẹn toàn says:

        Lâu lâu đọc thấy một câu kết luận rất hay ngắn gọn và chính xác , giúp người đọc hiểu rỏ vấn đề cho dù người viết rườm rà thế nào đi chăng nửa !

    • Trực Ngôn says:

      - Hồi Ký không phải do ông Nguyễn Xuân Chữ viết mà tài liệu “hình như” là do ông Nguyễn Hữu Dung cung cấp cho một người khác viết!

      - Cố ý hạ thấp ông Ngô Đình Diệm, đề cao ông Nguyễn Xuân Chữ quá lố. Nhưng khôn mà thiếu ngoan, nên bị phản tác dụng, hoá ra đề cao ông Diệm, bôi xấu ông Chữ!

      - Ông Nguyễn Xuân Chữ là đồng chí với ông Diệm, nhưng không muốn hợp tác với ông Diệm, vì sợ “bóng mình” bị ông Diệm phủ lấp?

      - Ông chữ không muốn hợp tác với chính quyền Ngô Đình Diệm, ngược lại, hợp tác với những kẻ chống đối ông Diệm (cùng nhóm Nguyễn Tường Tam).

      - Ông Chữ không muốn làm Phó, mà chỉ muốn làm “Chủ tịch”, vì vậy, sau hai tháng ông giữ chức phó Chủ Tịch Hội Đồng Chính Trị Việt Nam, ông đã từ chức ồn ào gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị khiến chính phủ này sụp đổ luôn.

      - Ông Chữ bất tài! Năm 1965, ông Chữ thành lập Hội Đồng Quốc Gia quy tụ trên mười chính đảng (?) và được đề cử làm Chủ tịch, nhưng đã chẳng làm nên cơm cháo gì!

      Ôi! Chính khách Nguyễn Xuân Chữ là người như thế đấy!

  4. Trung Kiên says:

    Trích: “Ông Cụ tôi có lúc nói với tôi rằng, Ông Diệm vừa có lập trường vững vàng, không theo Pháp và không nhượng bộ cộng sản và có được một số người quốc gia chống cộng, nhứt là những người Bắc di cư công giáo tín nhiệm, ủng hộ“.

    Thưa ông Stephen B. Young

    Những lời của bố Ông (ông cụ tôi) thật chí lý mà tôi là người may mắn, đã được sống thời ông Diệm, mặc dù lúc đó tôi chỉ là một thiếu niên nhưng cũng đã cảm nghiệm được điếu đó. Ngay cả Tổng Thống Johnson đã gọi điện thoại cho Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthay (1966) than phiền rằng:

    Ngài nhớ, lúc đầu họ nói với tôi về Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và xử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyễn rủa để hạ sát ông ta. Bây giờ chúng ta không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”

    (They started on me with Diem. He was corrupt and he ought to be killed. So we killed him. We all got together and got a goddam bunch of thugs and assassinated him. Now, we’ve really had no political stability [in South Vietnam] since then.)

    Những bí mật được tiết lộ sau bốn mươi năm

    Ông thấy đấy, giết ông Diệm là một sai lầm lớn của người Mỹ, thế nhưng nhiều kẻ dính tay vào máu ông Diệm đã không biết sám hối, mà lại tìm cách viết chạy tội, trong đó có những loạn tướng Mậu, Đôn (cùng nhiều tên khác) và cả một số người Mỹ nữa, chúng có phải là “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” như TT Johnson nói với Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthay không Ông?

    Tệ hại hơn nữa, sau khi đổ lỗi cho ông Diệm không được thì họ lại đổ tội lên đầu ông bà Ngô Đình Nhu.

    Thưa Ông, bà Nhu là con người thế nào thì cuộc sống thầm lặng của bà từ 1963 đến 2011 ở Ý và Pháp đã chứng minh. Thế mà Ông lại có thể nghe (heard) và viết lại những lời do ông Chương kể lại việc bà Nhu lớn tiếng chửi chồng khi đang ở bên Nhật (sic)? Khi mà bà Nhu không còn nữa, như vậy Ông có phải là kẻ tát nước theo mưa không?

  5. Bút Thép VN says:

    Ông Cụ tôi có lúc nói với tôi rằng, Ông Diệm vừa có lập trường vững vàng, không theo Pháp và không nhượng bộ cộng sản và có được một số người quốc gia chống cộng, nhứt là những người Bắc di cư công giáo tín nhiệm, ủng hộ. Nên Cụ quyết định cho Ông Diệm một cơ hội để xem Ông Diệm có khả năng thật sự xây dựng Miền nam trở thành một quốc gia dân chủ tự do và phát triển được hay không.

    Stephen B. Young bố láo bố lếu, “ông cụ” anh là cái thớ gì mà có quyền “quyết định cho Ông Diệm một cơ hội để xem Ông Diệm có khả năng thật sự xây dựng Miền nam trở thành một quốc gia dân chủ tự do và phát triển được hay không”?

    Một bài viết chẳng giống ai ngoài chữ “TÔI” thật lớn!

  6. Rỗi hơi says:

    Lẳng lặng mà xem chúng gấu ó nhau, trong đó có cả tên đốc tứa đóng vai thầy dùi ăn ốc nói mò.

    • Bút Thép VN says:

      Lẳng lặng mà xem chúng gấu ó nhau
      Vì ăn hối lộ chúng đánh nhau vỡ đầu
      Cả Dương Chí Dũng lẫn Phạm Quý Ngọ
      Hỡi: Sang, Dũng, Trọng, Việt Nam sẽ về đâu?

  7. vybui says:

    1) ” Sau khi TQ và Mỹ đồng ý ngưng chiến tại Triều Tiên và C/P Pháp QUYẾT ĐỊNH KHÔNG KÉO DÀI CHIẾN TRANH kiểu xâm lăng thuộc địa tại Đông Dương nữa, các cường quốc đồng ý mở một hội nghị tại Genève để giải quyết HAI vấn đề giữa Thế Giới Tự Do và Khối CS Quốc Tế.”(hết trích)

    *** Theo ý tứ cuả câu viết thì các cường quốc chỉ đồng ý mở hội nghị Genève một khi Pháp đã từ bỏ tham vọng tái lập thuộc địa ở Đông Dương?
    *** HAI vấn đề giữa TGTD và CSQT ở Hội Nghị Genève cần phải được giải quyết, như thế ngoài chuyện về VN thì còn chuyện gì nữa?

    2) ” Tháng 7/ 1954 chính phủ Mỹ phải lựa chọn 1 trong 2 đường lối với ĐD, một là theo Pháp để duy trì ảnh hưởng cuả Pháp ở VN, Cambốt và Lào, thứ 2 là ủng hộ thành lập các chính phủ tại 3 nước đó để tránh áp lực cuả người Pháp theo đuổi tham vọng lâu đời nhằm tái lập chế độ thuộc địa…” (hết trích)

    *** Ở trên thì nói rằng Pháp đã quyết định từ bỏ tham vọng chiếm ĐD làm thuộc địa và các Cường Quốc mới mở HN Genève về VN. Tại sao bây giờ Mỹ lại tìm cách để không cho Pháp tái lập thuộc điạ?

    3) Một người “không biết gì nhiều” về VN, lại không biết gì về CS, đánh giá về CS rất thiển cận ( CN CS không thích hợp cho Á Châu..) mà được giao cho đủ chuyện quan trọng thì …hỡi ôi!

    4) ” Cụ Young cũng nghĩ rằng, nếu c/p mới không tranh đấu cho quyền lợi thiết thực cuả quốc gia, dân tộc mà cứ làm tay sai cho Pháp thì dân miền Nam sẽ không ủng hộ và Hà Nội sẽ chiếm…cả nước…” (hết trích)

    *** Em bé lên ba, bà già tám chục cũng biết điều đó, cần gì tới cụ…Trẻ?

    5)” Ông Cụ tôi có nói với tôi rằng, ông Diệm vừa có lập trường vững vàng, không theo Pháp, vừa không nhượng bộ CS và có được sự ủng hộ cuả một số người QG…. Nên Cụ QUYẾT ĐỊNH CHO ÔNG DIỆM MỘT CƠ HỘI…” (hết trích)

    ***Ông “Trẻ” là cái thá gì (trong lúc đó) mà …” quyết định cho ông Diệm một cơ hội”?

    6) Bài được viết tháng 10/2013…Tất cả mọi người liên hệ đã “hai năm mươi”, ông “Trẻ Con” tha hồ múa gậy vườn hoang xưng tụng…ông “Trẻ…Già’!

    Chán ơi là chán!!!

    • Bút Thép VN says:

      Chung qui cũng chỉ vì ông trẻ…Stephen B. Young muốn tô đậm chữ TÔI.

      Chữ tôi gần với chữ tồi
      Lại thêm tối dạ một đời ông Young con (trẻ).

  8. vn says:

    Những chế độ độc tài như Quốc xã, Cộng sản suy tôn lãnh tụ tối đa, chúng thổi lãnh tụ lên thấu mây xanh, chúng nói lãnh tụ không hề sai lầm , ai nói động tới lãnh tụ sẽ bị chém đầu
    Thế giới tự do không có cái trò hề này, cuối thâp niên 90, ông Tổng thống Mỹ Bill Clinton bị phó thường dân thưa ra tòa vì sách nhiễu tình dục, Tổng thống bậy bạ cũng bị vác chiếu ra tòa như thường.
    Chúng ta, người Việt hải ngoại nên học cái hay của họ hơn là giữ những tinh thần sai lạc cũ, nên bãi bỏ hẳn việc suy tôn lãnh tụ, nó đã quá lỗi thời

    • Trực Ngôn says:

      Những người tốt, có TÀI cộng với ĐỨC thì đều đáng được ca ngợi, suy tôn, huống chi là một lãnh tụ!

      Do vậy việc suy tôn lãnh tụ, nếu người đó thực sự tốt thì không hề “lỗi thời”, chỉ không nên thêu dệt, đánh bóng quá lố kiểu CSVN rằng; ông Hồ Chí Minh như một ông thánh sống, suốt đời hy sinh cho nước cho non nên không lập gia đình, nhưng trong thực tế thì ông Hồ không phải chỉ có một vợ mà có đến mấy vợ, con rơi con rớt tùm lum!

      BÍ ẨN VỀ QUYỀN LỰC VÀ TÌNH ÁI CỦA HỒ CHÍ MINH

      Tô son vẽ phấn kiểu này thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ và bôi xấu ông Hồ?

  9. Tommy says:

    Sợ nhứt trong chính trị là Sư tử trùng, những ngưởi cận sự mà không tin tưởng, không chân thực. Chính điều đó đưa đến sự ảnh hưởng, hậu qủa chung cho cả Dân Tộc. Hệ lụy của gia đình trị, đưa đến sự thất bại của nền Đệ nhứt Cộng Hoà.

    • DâM TiêN says:

      Tommy kết luận vội vàng quá.

      Hãy nhìn ra xa hơn mà đặt câu hỏi ;

      Nhằm đánh vô trung tâm CS quốc tế Nga Tàu, thì
      Hoa Kỳ cần đến Cộng Hòa hơn hay Cộng Sản hơn?

      – Xin vắn tắt: dĩ nhiên Hoa Kỳ dĩ độc trị độc, thì phải
      cần dùng tới Cộng…SẢn hơn. Trái vói Logic là thế!

  10. Có một sự thặc khi tất cả mọi người nhìn vào thôi là đủ chứng minh cho nền cộng hoà việt nam từ thời hình ảnh ông Bảo Đại . Ngô đình Diệm đến Nguyễn văn Thiệu

    Ba ông này mặt mày sáng sủa , sáng láng minh bạch đại diện cho chế độ họ cầm giử , rất khác xa với bộ mặt của những tay cộng sãn nắm quyền , về khoản này cộng sản không bao giờ có đuợc với tới được không chỉ có lúc thành lập đảng mà hiện tại ngay bây giờ củng thế !

    Cho dân chúng trẻ củng như già xem hình ảnh này để họ đối chiếu với kẻ cầm quyền Hà nội trước và sau này coi họ thích và tin ai , gian manh hay ác độc hơn !

    • Trực Ngôn says:

      Đúng vậy!

      Những người lãnh đạo VNCH mặt mày sáng sủa hơn, nhân hậu hơn. Khác hẳn với những bộ mặt gian ác, dối trá và đầy thủ đoạn của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh, Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nông đức Mạnh, Dũng, Sang, Trọng, Hùng hiện nay!

      • DâM TiêN says:

        DâM tui từ lâu lắm cơ, cũng muốn nói ra nhận xét về cái mặt cộng sản
        của cộng phỉ an nam ta…. mà ngại nói ra lại bị tiếng là nhỏ nhen…
        thôi thí một lần, phang toẹt ra cho rối…

        Trước khi ta bàn về hàng chúa đảng cướp, hãy nói về nhăn răng Bắc Kỳ
        sau 1954 mà coi, anh cu cái đĩ nào củng ăn nói như cự nự người khác,
        luôn xiên xò đề phòng, cái mắt liên láo, L thì thành N, chữ S thì thành
        TH…..quê bỏ bu đi, mà mấy chú mấy ả đó hổng biết là mình ba đời nông
        nô mới hay chứ, lị… Hê hê…ai ai cũng nói DỐI, nên không còn biết thế
        nào là giả, là thật nữa…dối trá…dối trá…dối trá…và dối trá…

        Về hàng chúa đảng, thì boác Hố được vẽ lại — hồi đó chưa cho kỹ thuật
        photoshop — nên chúng nó cho vẽ lại, rối chộp hình cho nó bớt vẻ chó sói đi.., chứ già Hố răng cải mả, tai vểnh như chó bẹc giê, má cóp, râu thưa thớt…
        mà sao cái hình được tô sửa kha khá hôn.., đi với Bảo Đải thì cứ như nhà
        vua với tên cu li kéo xe… bố lếu bố náo… Chú Đồng thì vẩu; chú Giáp lùn miệng chuột chù; chú Duẫn thì hô…; chả được mống nào trông ra hồn , toàn tác phong, ngoại hình cướp giật không, a

        Thế mà chó nhảy bàn độc nhờ thời thế. Nhưng thời thế bây giờ sắp báo hiệu ngày tàn cộng phỉ rồi… phải không đồng chí Ếch…

        À à, riêng đồng chí Ếch thí lại cao ráo đẹp trai, gần gần như Yeltsin hay Cao Kỳ… bà vợ thì trông chơn quê hiến lành, cô Phượng xinh xinh nhỉ, dáng vẻ rất là tiểu tư sản, lại có cậu con rể Cộng Hòa , đúng là tác phong Miền Nam mình…

        Miền Nam ơi, chờ ta trở về, không xa. Đất lành thì phải có Dân lành mới xứng.

Phản hồi