Dương Chí Dũng khai người mật báo
Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng, về tội ‘Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài’, nhân chứng Dương Chí Dũng được cho là đã khai ra danh tính người mật báo tin cho ông bỏ trốn.
Một số báo đưa tin người này là Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ, nhưng sau đó đa số đã gỡ bỏ thông tin.
Về phần mình, trưa thứ Ba 7/1, ông Phạm Quý Ngọ đã phủ nhận liên quan đến việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn với báo điện tử VnExpress.
Báo này dẫn lời ông Ngọ nói: “Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này”.
Phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” theo quy định tại khoản 3 Điều 275 Bộ Luật hình sự đã khai mạc sáng 7/1 tại Hà Nội.
Ông Trọng ra tòa cùng sáu bị cáo khác nguyên là cán bộ công an tại Hải Phòng cùng một đối tượng được cho là ‘giang hồ cộm cán’.
Ông Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, người đã bị tuyên án tử hình cách nay ba tuần về tội ‘Tham ô’ và ‘Cố ý làm trái gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng’, xuất hiện cùng với vợ trong phiên tòa xử em trai với tư cách nhân chứng.
Theo tường thuật từ các báo trong nước, ông Dương Tự Trọng một mực chối tội trong khi tất cả các bị cáo khác trong vụ án đều đã nhận tội.
Ai báo tin?
Tuy nhiên, thông tin được chú ý nhất trong phiên xử Dương Tự Trọng lại là lời khai của ông Dương Chí Dũng về danh tính người đã báo tin ông bị khởi tố bắt tạm giam dẫn đến hành trình trốn chạy kéo dài gần bốn tháng của ông sau đó.
Tại phiên tòa xét xử bản thân mình hồi tháng 12, ông Dũng không khai ra người báo tin này mặc dù được quan tòa truy hỏi với lý do ‘nhạy cảm’ và ‘đã khai với cơ quan điều tra rồi’.
Các báo mạng tường thuật trực tiếp về phiên tòa Dương Tự Trọng như VnExpress chạy tít ‘Dương Chí Dũng đã khai ra người báo tin khởi tố’ còn Dân Trí viết tiêu đề ‘Dương Chí Dũng khai được ‘ông anh’ mật báo’.
Đáng lưu ý là báo mạng Một Thế Giới trực thuộc Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chạy tiêu đề: “Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng (Công an) Phạm Quý Ngọ đã báo tin để chạy trốn”.
Nhưng ngay sau đó, cái tên Phạm Quý Ngọ đã được đưa ra khỏi tiêu đề, được sửa thành ‘một ông anh’, và cũng biến mất trong bài tường thuật.
Tuy nhiên, tên Phạm Quý Ngọ vẫn còn lưu lại trong đường dẫn của bài viết trên trang Một Thế Giới.
Ông Phạm Quý Ngọ là ủy viên Trung ương Đảng, thượng tướng, thứ trưởng Bộ Công an và từng giữ tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.
Một Thế Giới dẫn lời ông Phạm Chí Dũng khai như sau: “Đến khoảng 17 đến 18h tối ngày 17/5, tôi đang loanh quanh trên xe thì anh Ngọ gọi điện cho tôi thông báo ‘Thủ tướng chấp thuận bắt tạm giam chú, chú tránh đi một thời gian’. Sau đó anh ấy nói tiếp là ‘chú tắt điện thoại đi’. Sau đó, tôi trốn trong tối 17/5.”
Báo Tuổi Trẻ đưa chi tiết hơn là ông Dũng ‘loanh quanh ở gần nhà ‘ông anh’ ở đường Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng’ nhưng không đề cập danh tính ‘ông anh’ này.
‘Chối tội’
Về phần mình, bị cáo Dương Tự Trọng, nguyên Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, đã một mực phủ nhận tội danh như cáo trạng nêu, các báo trong nước cho biết.
Theo cáo trạng thì sau khi được anh trai là Dương Chí Dũng báo tin sắp bị khởi tố, ông Trọng đã cùng những thuộc hạ thân tín của ông ở Sở Công an Hải Phòng như Vũ Tiến Sơn, phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Nguyễn Trọng Ánh, cán bộ phòng này, Hoàng Văn Thắng, cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm môi trường đã bàn bạc kế hoạch tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn.
Các cán bộ công an này sau đó đã phối hợp với các bị cáo khác, trong đó có người đang bị truy nã về tội buôn lậu như Đồng Xuân Phong, cán bộ Cục Hải quan Hải Phong, và có cả một ‘trùm giang hồ’ đất Cảng Trần Văn Dũng, hay còn gọi là Dũng Bắc Cạn, để thực hiện kế hoạch đưa Dương Chí Dũng vào TP Hồ Chí Minh, từ đó trốn sang Campuchia để tìm đường đi Mỹ.
Cáo trạng nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo là ‘đặc biệt nghiêm trọng’, ‘phạm tội có tổ chức’ và ‘gây khó khăn lớn’ cho việc điều tra vụ án Vinalines.
Theo VnExpress thì ngoài bị cáo Trọng ra, tất cả các bị cáo còn lại đều ‘thừa nhận nội dung truy tố là đúng’.
Ngoài ra, các bị cáo đều khai chi tiết quá trình ông Trọng chỉ đạo tổ chức cho ông Dương Chí Dũng tổ chức như thế nào.
Tuy nhiên, bị cáo Trọng được cho là ‘không phủ nhận cũng không thừa nhận’ lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn, người khai được ông Trọng giao làm đầu mối xử lý việc bỏ trốn của ông Dũng.
Nếu bị xử là có tội, ông Dương Tự Trọng phải đối diện khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù.
Nguồn: BBC
Đọc những bài liên quan:
Vụ Dương Chí Dũng: 2 án tử hình
Tại sao ông Nguyễn Bá Thanh xuất hiện tại phiên tòa xử Dương Chí Dũng?
- Nguyễn hiền- VC không dám bắt sâu chúa, chỉ dám bắt sau con, NGhe mà ngứa cả đít. Không hiểu gì cũng đòi – Thôi biết thì thưa thớt không biết thì dựa cột mà nghe. Mày đã nghe Vụ Mười Vân, Hoàng trọng Dụ, Hoàng văn Hoan, Nguyễn Hà Phan chưa con. Đấy chắc là sâu bé hử.Những nhân vật này đã từng làm lay chuyển cả lầu năm góc của Hoa kỳ đấy con. Mà Phạm tội vẫn bị xử lý đó.NHưng chế độ VNCh Vợ Thiệu Buôn lậu qua Long an bao thằng biết làm cóc khô gì.
Những chuyện “động trời” dưới chế độ CSVN bị bưng bít tử lâu sẽ dần dần bị khai quật:
Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, tướng cấp dưới từng đập chết Thứ trưởng thường trực Bộ CA
Còn những gì nữa?
Khai ra như vầy chắc DCD sẽ bị truy tố tiếp tội Tiết Lộ Bí Mật NHÀ NƯỚC cho mà coi.
Chuyện D TựTrọng “bảo vệ” cho Ông anh ruột D chí Dũng là chuyện đời thường! Đạo lý tình nghĩa ruột thịt ! Có ngu mới hỏi : Vì sao anh tạo điều kiện cho anh ruột bỏ trốn?? Đúng là quan-tòa CS !Quan tòa thời “Ăn lông ở lổ”.! Cái đáng bắt là Tướng (cướp) Quý Ngọ chìa tay lấy nửa triệu Đô, để cho Dũng trốn.Rồi sau đó “phản thùng” sai người qua tận Campuchia “bắt lại”.! Nhân đây nhắc lại cái chết của Dại úy Trường ,ban chống thuốc phiện ở Bộ CA buôn thuốc phiện năm nào. Cái chết của nữ VK Canada cũng về thuốc phiện,tất cả cũng chỉ : ăn -chia -không đều !! Qua lời khai của DchiDũng :” có chết tôi cũng không nhận tội tham nhũng !” Đúng vậy,làm sao gọi là “Tham ô” khi mà : Tôi ăn,anh ăn, chúng nó cùng ăn !( chia động từ). Có thế Dương trung Quốc mới nói : Vina chia,Vina cho…! Chế độ như thế mà có nhiều người chạy theo ,bợ đít…thế mới lạ ! Đúng là Ma Quỷ
nhiều hơn Phật-Thánh.Đó là Xả Hội VN ngày nay ! Việt Nem!!
Ông Bá Thanh đâu rồi. Có ngon thì “trảm” tên Công an ‘chó chết” nảy cho dân đen được nhơ`.
Còn như không dám làm thi` ‘xeó’ ngay đi là vưà.
( Đừng làm mất mặt người đồng hương nghe.”
Ông Nguyễn Bá Thanh không có quyền bắt bất cứ ai, ông ta chỉ có quyền đề nghị thôi.
Đối với ông Phạm Quý Ngọ, ông Ngọ là Ủy viên TW đảng ngang với ông Thanh, ông Ngọ còn là thượng tướng, thứ trưởng Bộ CA, nên có bắt ông Ngọ hay không là thuộc quyền của tập thể Bộ chính trị và đứng đầu là ông Tổng bí thư Phạm Phú Trọng.
Bắt một tên tham nhũng điều tra, nó sẽ khai ra bằng hết những kẻ đỡ đầu trên trước có liên quan. Bắt hết những vụ tham nhũng, đảng cộng sản sẽ bị Tàu cộng thanh trừng sạch sẽ. Nó sẽ bổ nhiệm người của nó vào các chổ trống ấy. Bộ máy cộng sản cai trị Việt Nam hiện nay sẽ thành bộ máy cai trị của Tàu cộng một trăm phần trăm!
Trí tuệ cộng sản ưu việt là ở chổ ấy!
Dương Chí Dũng tham nhũng làm sao “ăn” được một mình ? Phải có gốc rất lớn; phải có kẻ đỡ đầu ở trên cao hơn nhiều tầng. Tử hình Dương Chí Dũng, trước hết phải tử hình Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng và những tên khác vì những tên đỡ đầu mới là những tên tham nhũng hạng nặng, gốc của tham nhũng. Nhưng Tàu đỏ chưa vội động đến Dũng, đến Trọng…vì nó còn dùng những kẻ này để sai khiến tận diệt đám em út của đảng cộng sản trước.
Bao giờ làm sạch xong đảng cộng sản (Việt cộng) khi ấy nó sẽ quay sang đến những cái gốc tham nhũng, khi đó thì những cái gốc, những đầu sỏ hiện nay có kêu khóc cũng chẳng ai nghe.
Dượng của Kim Jong Un không kêu khóc trước khi chết vì biết rằng dẫu có kêu khóc vẫn không thoát khỏi cái chết; ngược lại, dân Bắc Hàn còn nguyền rủa xối xả thêm cho!
Dùng người bản xứ giết người bản xứ mà người bản địa lại khen ngợi, khuyến khích hãy làm mạnh tay thêm nữa…quả đúng danh bất hư truyền là nghề, là biệt tài của Tàu cộng!
Trí óc đảng cộng sản từ lớn tới nhỏ chưa bao giờ qua khỏi trí óc của bọn cộng sản Tàu, kể từ gã Nguyễn Tất Thành trở xuống.
Chính xác!! Vì thế Hồ mới phải “Bác Cụ” mãi cho đến khi xuống tuyền đài
VC không dám bắt sâu chúa mà cứ chỉa mủi dùi mấy con sâu con. Mấy ông thẩm phán VC chẳng có quyền hành gì cả, không dám ra lệnh truy nả ông Phạm Quý Ngọ, cứ một mực quy tội cho ông Dương Tự Trọng. Vấn đề là ai bật mí bắt ông Dương chí Dũng, chắc chắn là ông Ngọ. Nhưng ông này là ủy viên trung ương đảng, có tay chân trong hàng ngũ lãnh đạo, cho nên mấy ông quan tòa không dám đụng đến mà cứ kiếm mấy con chốt để diệt trừ. Tòa án VC chỉ là màn múa và cuối cùng bắt người vô tộ là ông Phạm Chí Dũng
Cộng sản là thế đấy.
Nguyễn Hiền says: “Mấy ông thẩm phán VC chẳng có quyền hành gì cả, không dám ra lệnh truy nả ông Phạm Quý Ngọ”.
Không hiểu gì cả nên cứ viết bừa, Thẩm phán làm sao mà có quyền truy nã. Người ta chỉ truy nã một người khi người đó có dấu hiệu phạm tôi đã bị khởi tố bị can mà bỏ trốn, còn ông Phạm Quý Ngọ có trốn đâu mà truy nã.
Không biết thì nên dựa cột mà nghe chứ đừng viết bậy.
Truy nã theo tự điển VC truy nã là lùng bắt kẻ chạy trốn, nhưng đinh nghĩa như vậy vẫn chưa chính xác, vì định nghĩa một chiều. Truy nã có nghĩa là lùng bắt kẻ phạm tội ở đâu đó, nhất là những nhà chính trị, bị nghi là phạm tội, nhưng vẫn hưởng quy chế đặc biệt mà luật pháp VC không có quyền đụng đến. Không chạy trốn,nhưng được bao che bởi nhóm lợi ích, tức là trốn trong chốn cung đình VC. Luật pháp VC không có quyền gì cả, ngoài trên bảo, dưới nghe. Ông tòa không độc lập để truy nã người khác đang trốn tránh trong cung đình VC, giống như Hùng phê bình bừa bải người khác về danh từ truy nã.Trong khi đó Tòa án VC chỉ truy nã ông Dũng và nhóm người giúp ông trốn thoát. Trong khi ông Ngọ, ngồi chơi xơi nước, mật báo cho ông Dũng trốn chạy.
Nguyễn Hiền lại nói sai nữa rồi.
Lùng bắt cũng trật nốt. Việc gì phải lùng bắt ông Phạm Quý Ngọ. Ông Ngọ không trốn, không đi khỏi nơi cư trú, không mai danh ẩn tích, ông vẫn sống tại nơi ông cư trú thì không phải truy nã hay lùng bắt gì hết. Vì Tòa án đã đề nghị Viện kiểm sát Hà Nội [kiểm sát nghĩa là kiểm tra và giám sát, chứ không phải kiểm soát đâu nhé] khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, Viện kiểm sát Hà Nội đã đồng ý [nhưng hiện tại ngày 11/01/2014 vẫn chưa ra văn bản quyết định khởi tố]. Sau khi có quyết định bằng văn bản khởi tố vụ án, nếu có đủ cơ sở thì sẽ ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam để điều tra, chứ ông Ngọ có trốn, có đi khỏi nơi cư trú, có mai danh ẩn tích đâu mà “truy nã” và “lùng bắt”.
Tòa án, trong đó có thẩm phán, chỉ có nhiệm vụ xét xử chứ không có quyền ra lệnh truy nã, ra lệnh bắt người, hoặc ra cái lệnh rất kỳ cục [như Nguyễn Hiền nói] là lệnh “lùng bắt”, trong hoạt động tư pháp không có “lệnh lùng bắt”. Các lệnh này thì chỉ có công an hoặc Viện kiểm sát mới có quyền ra lệnh.
Việc ra lệnh truy nã ông Dũng vừa qua là của công an chứ không phải của tòa án.
Hãy đọc cho kỷ quá trình tố tụng nói chung và diễn biến từ đầu đến nay của vụ án Dương Chí Dũng để hiểu cho đúng thì hãy phát biểu.