40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt
Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1/1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của hải quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
Năm nay là một thời điểm thuận lợi cho sự nhìn lại lịch sử một cách khách quan, công bằng, minh bạch, trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm, đính chính cách nhìn lệch lạc méo mó do lập trường đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác xa lạ, còn bị Lênin cực đoan hóa một cách tệ hại.
Đây cũng là một dịp hiếm có để trí thức, ngành sử học, ngành giáo dục nước ta nhìn lại một lần cho rốt ráo bản chất một số sự kiện lịch sử, tự mình đính chính những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức, để từ bỏ những lập luận, nhận định và ngôn từ sai trái.
Hãy bắt tay vào việc kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt chống quân bành trướng Trung Quốc một cách đàng hoàng sâu sắc, với nhiều hoạt động thiết thực. Như một số blogger đã và đang làm, hãy tường thuật lại trận hải chiến Hoàng Sa này với nhiều hình ảnh lịch sử được lưu trữ, phỏng vấn các nhân vật tham chiến còn sống ở trong nước cũng như ở hải ngoại, thăm hỏi gia đình các liệt sỹ, tổ chức các buổi chiếu phim, nói chuyện rộng khắp.
Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước tôi từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”. Quả là một sự trấn an gượng gạo, theo quan niệm bạn, thù, ta cực kỳ ngu muội, tăm tối, phản dân tộc.
Hiện nay đang có những việc làm đầy ý nghĩa rất đáng được hoan nghênh và hưởng ứng rộng rãi. Như nhà báo Huy Đức đã sưu tầm đầy đủ lai lịch về 74 liệt sỹ hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình trong trận đánh oai hùng này. Anh đã tìm đến gặp một số gia đình liệt sỹ, và có sáng kiến cùng một số bạn có tâm huyết dựng lên “Nhịp cầu Hoàng Sa“, nhằm quyên góp để giúp một số gia đình liệt sỹ Hoàng Sa đang lâm vào cảnh túng thiếu, đặc biệt là bà Huỳnh Thị Sinh, vợ trung tá hải quân Ngụy Văn Thà, và bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ đại úy hải quân Nguyễn Thành Trí.
Tôi muốn đề xuất với Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Văn hóa, Hội Lịch Sử Việt Nam … nhân dịp này hãy cùng phối hợp tổ chức một số cuộc gặp mặt với những người từng dự trận hải chiến lịch sử đó. Hiện có người đang ở Hoa Kỳ như hạm trưởng Vũ Hữu San, ở Pháp như cựu chiến binh Vương Văn Hà, và ở trong nước còn có gần một chục người, hiện ở Sài Gòn, Huế, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Khánh Hòa và Bình Thuận. Nhà báo Huy Đức và ông Lữ Công Bảy, một cựu chiến binh trên Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, chắc chắn có đầy đủ các địa chỉ này. Đây chắc chắn sẽ là một cuộc họp rất có ý nghĩa và gây nhiều xúc động.
Trong những cuộc gặp mặt giao lưu như thế, trên tinh thần bình đẳng tôn trọng nhau, anh em ruột thịt, sẽ xóa bỏ triệt để trên thực tế sự đối lập địch ta, mọi người sẽ thấm thía rằng trong 30 năm chiến tranh, người Việt ta bắn giết người Việt ta là nhiều nhất, hăng say nhất. Đã đến lúc phải nhận ra sâu sắc điều đau đớn ấy để cùng nhau thấy rõ sự sai lầm, dại dột của mình, nhằm từ nay thương yêu, cố kết với nhau hơn, chung sức giữ nước, xây đắp tương lai hòa bình, dân chủ, phát triển phồn vinh cho toàn dân.
Đã đến lúc nhà nước nên ban hành những quy định mới, về việc sử dụng khái niệm, ngôn từ trên sách vở báo chí. Như xóa bỏ các từ “ngụy quân ngụy quyền”, “chế độ tay sai Mỹ”, “ngụy quyền bán nước”, cũng như những khái niệm đã đi sâu vào dĩ vãng trong quan hệ quốc tế như “giặc Mỹ xâm lược”, “chống Mỹ cứu nước”, đánh xong giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay…
Đã đến lúc cần có một sắc lệnh coi các nghĩa trang là chung cho các tử sỹ của các bên, và một chính sách xã hội chung cho các thương binh các bên không phân biệt, cũng như cho những gia đình quân nhân, cựu binh các bên cần trợ giúp.
Đó là tình nghĩa dân tộc được khôi phục và phát huy.
Trong nghĩa trang lớn Arlington giữa thủ đô Washington, các liệt sỹ từng chiến đấu ở hai bên trong cuộc nội chiến Nam/Bắc (1861-1865) được chôn cất bên nhau, xen kẽ nhau, không chút phân biệt. Đây không phải là sự cao thượng khoan dung của kẻ chiến thắng, chỉ là nét ứng xử của một dân tộc văn hiến.
Tấm gương nóng hổi về việc từ bỏ con đường bạo lực, thực hiện trọn vẹn hòa hợp dân tộc bị chia rẽ lâu dài của Nelson Mandela, tấm gương đẹp của Miến Điện hòa giải giữa những thế lực dân tộc từng thù ngịch nhau một thời rất đáng để mọi người Việt Nam ta suy nghĩ nhân kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt.
Dân chủ và Hòa hợp dân tộc sẽ là đôi cánh thần kỳ để dân tộc Việt Nam ta vươn cao bay xa trong bầu trời tự do của thời đại mới.
Bùi Tín (VOA)
Đấu tranh ngoại giao sau hải chiến Hoàng Sa 1974
Ngày 20/1/1974, sau khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa, lập tức Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa cũng đã gọi điện và gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết, trước tình hình khẩn cấp này và nêu rõ hành động Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của ViệtNam Cộng hòa, đã vi phạm Điều 2 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Trước các hành động đó, các nước như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia…, các tổ chức quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công dân Australia, Viện Nghiên cứu xã hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo vệ Đông Dương… đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc. Trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố lập trường của mình rằng : “… các nước có liên quan cần xem xét vấn đề này theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, và giải quyết bằng thương lượng”.
Ngày 21/1/1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã gửi công hàm cho các thành viên ký kết định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam, để tố cáo Trung Quốc xâm phạm quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam và khẩn thiết kêu gọi các đoàn thể luật gia trên thế giới tích cực trợ giúp Việt Nam Cộng hòa trong việc tái lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 14/2/1974, Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã raTuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về chủ quyền trên những hòn đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng hòa.
Tuyên cáo khẳng định: “Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chính phủ và nhân dân Việt Nam Cộng hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình” (3).
Ngày 30/3/1974, tại Hội đồng Kinh tài Viễn Đông ở Colombia, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa tiếp tục công bố văn kiện ngoại giao khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Việt Nam Cộng hòa không đi tìm một cuộc chiến tranh với Trung Quốc hay bất kỳ một quốc gia nào khác. Bởi vậy không có vấn đề thành lập hoặc tìm cách thành lập một liên minh quân sự với một số quốc gia để chống lại các quốc gia khác… Tuy nhiên, tại Hoàng Sa hay bất kỳ một nơi nào, Chính phủ và nhân dân phải bảo vệ lãnh thổ ; Việt Nam Cộng hòa có chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam Cộng hòa không có ý định chia sẻ chủ quyền các đảo này ; Việt Nam Cộng hòa lúc nào cũng sẵn sàng theo phương thức thương nghị ôn hòa để giải quyết tranh chấp quốc tế.
Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa trân trọng kêu gọi các Thành Viên đặc biệt lưu ý đến điều 1 của Hiệp định Paris và điều 4 của định Ước của Hội Nghị Quốc Tế Paris, cả hai đều long trọng công nhận rằng sự bất khả phân lãnh thổ của Việt Nam phải được tích cực tôn trọng bởi mọi Quốc Gia và bởi các Thành Viên của Định Ước.” (4).
Ngày 14/2/1975, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã ra Tuyên bố về việc ra mắt “cuốn sách trắng” với đầy đủ dữ kiện chứng minh chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhờ những hoạt động mạnh mẽ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa,trong năm 1974, Hộiđồng bảo an Liên Hiệp Quốcđã thông qua Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực.Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lúc này là tiến sĩ G.J. Facio (cũng là Ngoại trưởng Costarica), sau khi được Việt Nam Cộng hòa thông báo nội tình và thể theo lời yêu cầu, trước đó (25/1/1974), ông đã mở một cuộc tham khảo sôi nổi vào ngày và đề nghị đưa vụ Hoàng Sa vào Nghị trình của Hội đồng Bảo an.
Tuy việc triệu tập một phiên họp của Hội đồng Bảo an không thành vì Trung Quốc là hội viên thường trực có quyền phủ quyết. Nhưng Việt Nam Cộng hòa đã đạt được thắng lợi ngoại giao đáng kể.
Như vậy, trong từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khác nhau, dù tình hình chính trị ở miền Nam Việt Nam có nhiều biến động,song chính quyền Việt Nam Cộng hòavẫn kiên quyết đấu tranh, bảo vệ chủ quyền quốc gia tại quần đảo Hoàng Sa.
Và, trên trường ngoại giao Quốc tế, Việt Nam có đầy đủ tính pháp lý và lịch sử lâu đời về chủ quyền đối với 2 quần đảoHoàng Sa, Trường Sa ;phần chính nghĩa, sự ủng hộ của Quốc tế đối với Việt Nam vẫn là dòng chủ lưu.
Võ Hà.
Hoàng Sa bất tử
Nhật Tảo chìm sâu dưới lòng biển cả…
Mang theo nó những người con bất khuất.
Hồn vọng vang át cả đất trời,
Hải chiến chống quân thù bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng.
Biển gầm rú, trút cơn giận dữ,
Súng pháo vang rền, xé nát cả không trung
Giặc hung tàn, ngàn năm vẫn ngạo mạn,
Dã tâm chiếm đoạt hải đảo dấu yêu.
Các con ngã xuống, máu hòa đất Mẹ!
Vẹn chữ nghĩa trung, can đảm quên thân mình.
Chết oanh liệt hơn sống đời lệ thuộc.
Nghìn thu rạng rỡ tấm lòng son.
Đại dương kia mang nặng nỗi đau mất đảo,
Hương hồn con quyện mình trong biển cả bao la.
Xác thân này hòa lẫn với cát đá Hoàng Sa…
Bất tử, các con vẫn còn đó,
Như muốn thét rằng Việt Nam là đảo thiêng!
Chưa một ngày Tổ quốc rời xa đảo,
Không bao giờ Mẹ bỏ Hoàng Sa yêu.
Trung kiên một tấm lòng anh dũng
Mãi lưu danh, rạng rỡ cả giống nòi…
Lâm Bình Duy Nhiên, 17/01/2014.
Bốn mươi năm Hoàng Sa
(tặng những người con Hoàng Sa)
Bốn mươi năm
Từ ngày súng giặc, sóng trào
Bao anh hùng bỏ mình nơi biển lạnh
Mỗi rạn san hô, con trai còn ngậm hạt máu.
Nhựt Tảo lửa hồng, noi gương Trung Trực
Bình Trọng, Khánh Dư những anh hùng chưa xa.
Chiều giáp Tết
Mẹ ngóng tin con qua làn sóng điện
Vợ bơ vơ chờ chồng bến cầu tàu
Đứa con thơ đánh vần tên cha, giấy báo tử.
Câu hát đắng lòng
“Con biết bây giờ mẹ chờ…”*
xen lẫn
“Xuân này con không về”.
Tàn cuộc chiến
Người gạt nước mắt xuống tàu ly hương
Qua con nước cũ, bãi cát vàng…
Đại dương còn đó anh nằm.
Kẻ ở lại, thân chịu lưu đày
Cuộc sống âm thầm
Mưu sinh nhọc nhằn
Và những quả phụ nào
Mấy ai còn nhớ?
Thời gian có vô tình
Bia đá “vị quốc vong thân”?
Bài học dạy con lòng yêu quốc gia
Từng mảnh đất, bờ nước cha ông đổ máu
Lời ca
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu”**
Để nuôi chí bền
Cao vút Trường Sơn
Bao la khắp Hoàng-Trường Sa.
Vũ Đình Khôi
(Bến Chương Dương, ngày 11/1/2014).
Bán rồi còn đòi lại
- Vào ngày 10 tháng Sáu, 1977 thay mặt Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm thảo luận với Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tại Bắc Kinh về những vấn đề tồn đọng trong quan hệ giữa hai đảng và nhà nước. Lý Tiên Niệm đã trao cho Phạm Văn Đồng giác thư ngoại giao ghi lại những lời tuyên bố giữa hai bên. Sau khi quan hệ Việt-Trung xấu đi nhiều, Trung Quốc đã công bố bức giác thư này trên tạp chí tiếng Anh của Trung Quốc, Beijing Review, số 13 ra ngày 30 tháng Ba năm 1979. Chúng tôi dịch đoạn đối thoại giữa hai người về vấn đề hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, được ghi lại ở một chú thích cuối bài. Tựa đề của người dịch.
Khi Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm đề cập đến vấn đề này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa ra lý lẽ không thể nào chấp nhận được rằng: “Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chúng tôi tất nhiên phải đặt công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác.” “Người ta nên hiểu như thế nào những tuyên bố của chúng tôi kể cả tuyên bố trong bức công hàm của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai? Người ta nên hiểu nó trong bối cảnh của hoàn cảnh lịch sử vào thời ấy.”
Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm lập tức chỉ ra rằng lời giải thích này không thuyết phục. Ông nói, vấn đề lãnh thổ giữa hai nhà nước chúng ta nên được giải quyết một cách nghiêm túc, chiến tranh không thể biện minh cho cách hiểu khác, và cần thiết phải có thái độ nghiêm túc. Hơn nữa, chiến tranh không diễn ra vào ngày 14 tháng Chín năm 1958, khi Phạm Văn Đồng, với tư cách Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công nhận trong bức công hàm của mình gửi Thủ tướng Chu Ân Lai rằng hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
Nguồn: Tạp chí tiếng Anh của Trung Quốc, Beijing Review, No. 13 March 30, 1979, trang 21, chú thích**
http://www.marxists.org/subject/china/peking-review/1979/PR1979-13.pdf
Bản tiếng Việt:
Trần Quốc Việt
danlambaovn.blogspot.com
Thưa, khi bên Cộ ng Sản đã xướng chính danh Việt Nam Cộng Hòa , và tuyên đọc
lên dõng dạc hai bản tuyên cáo của Bộ Ngoại giao và chánh phủ VNCH,
thì khi ” bắt buộc” phải hòa giải, bên Cộng Sản hòa giải với ai ? Với các đảng
đúng vòng ngoài hay sao ?
Cộng Sản chỉ có một đối nhiệm tương xứng là Việt Nam Cộng Hòa mà thôi.
Bà quả phụ Ngụy Văn Thà là Huỳnh Thị Sinh cho biết nhân ngày giỗ lần thứ 40 của ông Thà, ‘các anh em ở nước ngoài ai cũng tổ chức làm lễ cho chồng tôi để kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa’.
“Những người ở hải ngoại cũng điện thoại về hỏi thăm tôi và những trí thức ở Hà Nội cũng gọi điện đến thăm hỏi tôi,” bà cho biết về kể rằ̀ng bà mới được các trí thức ở Viện nghiên cứu biển đảo Minh Triết mời ra Hà Nội dự lễ kỷ niệm trận hải chiến và được ‘chăm lo tử tế lắm’. “Khi tôi bước vô phòng họp các anh em mừng lắm ai cũng hỏi thăm, bắt tay vồn vã lắm,”.
Sau 40 năm chồng tôi mới được nhớ đến
Mong rằng “Viện nghiên cứu biển đảo Minh Triết” quan tâm cho bà Huỳnh Thị Sinh thực tình như bà nói ‘chăm lo tử tế lắm’, chứ đừng lạm dụng tên tuổi của Ngụy Văn Thà để đánh bóng “Viện” của mình và chế độ CSVN!
Ông BT lại kêu gọi HH và HG Dân tộc. Ông nêu ra sự Hoa giai của Mỹ sau nội chiến,của Nam Phi sau
phân biệt chủng tộc.Nhưng Ông quên mất một điều,Nam Phi có Nelson Mandela,nước Mỹ có Washington, Thomas Jeferson …còn VNCS có HCM và đồng bọn,toàn kẻ Giết người không gớm tay( tôi
thách Ông BT chỉ cho mọi người xem có thằng lảnh đạo cs nào mà không nhúng tay vào máu),thế thì HH và HG làm sao thực hiện được. Ngay cả bản than Ông khi nhắc đến HCM với tội ác của hắn,Ông còn ấm-a,ấm-ớ… Thực hiện HH-HG dân tộc là kéo sập “Thần tượng” HCM .Liệu Ông BT có dám đưa ra
lời kêu gọi nầy không???
Hải chiến Hoàng Sa khơi dây một cái gì đó tận đáy sâu tâm hồn về người lính hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà… bàng bạc đâu đó, rất bất khuất, kiêu hùng là niềm kiêu hảnh làm hảnh diện hai tiếng Viêt Nam nhưng cũng chính nó khơi lại nỗi xót xa, ngậm ngùi đến đắng lòng cho một cuộc hải chiến 14 năm sau. Đó là trận hải chiến Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988 do hải quân thuộc quân đội nhân dân Việt Nam tham chiến.
Nhân 40 năm tưởng niệm hải chiến Hoàng sa, xin tóm tắt câu chuyện về trận hải chiến Trường Sa nằm ngoài tư liệu, tài liệu hoặc có liên quan thì chỉ là tài liệu tuyệt mật thuộc bí mật quốc gia, cấm “phát tán” trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung câu chuyện này đã được phổ biến trong một bài viết trước đây và chuyện hải chiến là bài học không bao giờ cũ của lòng yêu nước, của gương hy sinh qua mọi thời đại, mọi dấu mốc dựng nước, giữ nước, cứu nước, mở nước của lịch sử dân tộc Việt Nam, ngay từ thuở tổ tiên nòi Việt mang gươm đi mở cõi:
“Câu chuyện kể là một câu chuyện có thật, với sự thật dần dần hé lộ do chính những người trực tiếp tham chiến, sống sót bị bắt làm tù binh kể lại. Câu chuyện thật đó là sự thật về trận hải chiến Trường Sa năm 1988 của thế kỷ trước. Một trận chiến không cân sức, quái đản kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh bởi những chiến sĩ tham gia chiến trận không được trang bị vũ khí, chỉ được học tập quán triệt chủ trương đường lối của đảng trước khi xung trận.
Lập luận này nghe “quen quen” là phải “hết sức kềm chế, giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao hòa bình, tránh không để vụ việc diễn biến phức tạp…” và các chiến sĩ quân chủng hải quân của quân đội nhân dân đã nghiêm chỉnh chấp hành, quyết tâm dùng sinh mạng với tay không, rất can trường dựng cờ tổ quốc bám, giữ biển đảo cho dù kẻ thù hung hãn được trang bị vũ khí tận răng, bắn giết chiến sĩ hải quân ta như bắn bia không nương tay…
Thú thật, theo những thông tin do những người trong cuộc cung cấp thì biến cố Trường Sa năm 1988 không phải là trận hải chiến đúng nghĩa của hải chiến, bởi một bên tay không dựng cờ giữ đảo theo chỉ đạo của đảng “hết sức kềm chế, không để vụ việc diễn biến phức tạp…”. Với bên kia kẻ địch thù được trang bị hỏa lực súng lớn, súng nhỏ lại manh động, hung hăng bắn giết như cướp biển thời trung cổ và các chiến sĩ quân chủng hải quân Việt Nam anh hùng trở thành những tấm bia thịt cho “hải tặc” Trung Cộng bắn giết chứ không đúng là một trận hải chiến đúng nghĩa như loa đài rêu rao theo kịch bản do đảng dàn dựng.
Phải nói theo thói thường dù thua trận, nếu được trang bị vũ khí và không bị lãnh đạo, chỉ đạo quái đản, kỳ lạ bám giữ đảo bằng tay không, bằng nước bọt nài nỉ van xin lòng thương sót của kẻ thù. Chắc chắc các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt nam không chết thảm, chết nhục nhả, chết tức tưởi, chết như các tử tội bị xử tử tập thể trừng mắt chờ những phát súng lạnh lùng cướp đi mạng sống giữa biển nước mênh mông. Thành thật mà nói, các chiến sĩ hải quân nhân dân cũng không đến đổi hèn nhát nếu có cơ hội đánh trả hoặc tiên hạ thủ vi cường như các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã khai hỏa vào tàu địch, đã liệt oanh ngã xuống cho trận chiến đúng thật hải chiến ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Có thể, sự thật về biến cố Trường sa dần phơi bày ra khác với tuyên truyền lừa mị của đảng, nhà nước cộng sản nên họ cố tình ngăn chận, cấm cản không cho người dân quan tâm đến biển đảo, muốn biết sự thật về trận hải chiến Trường sa, muốn tiếp cận những nhân chứng sống. Những cá nhân trực tiếp tham dự trận hải chiến, những cá nhân đủ điều kiện phát ngôn đúng với sự thật lịch sử trận hải chiến Trường sa. Bên cạnh những nhân chứng sống, sống sót trong biến cố Trường sa, là trên thế giới mạng tin học còn có đoạn phim ngắn ghi lại bối cảnh“chiến công” của hải quân Trung Cộng tàn sát, bắn vào các bia thịt tội nghiệp của chiến sĩ hải quân Việt Nam được kẻ thù tung lên trình chiếu trên YouTube đã lột trần sự thật của trận hải chiến Trường sa như đấm vào mồm đảng cộng sản nên đảng chỉ ú ớ không thành tiếng, phải tắt loa đài thông tin sai sự thật, phục vụ công tác tuyên truyền như đảng thường làm.
Dù thế nào đi nữa, dù các chiến sĩ Trường Sa bị phản bội, bị bán đứng, bị đảng cộng sản trói tay đưa đi làm bia thịt để cho Trung Cộng bắn giết… Nhưng đảng, nhà nước lưu manh cộng sản Việt Nam sợ sự thật, sợ một cách khó hiểu, không dám nhắc đến các anh, thậm chí ngăn cấm thân nhân, đồng đội, những người ngưỡng phục làm lễ tưởng niệm, vinh danh các anh?”.
Trên đây chỉ là một phần sự thật của trận hải chiến Trường Sa, đàng sau trận hải chiến Trường Sa chắc còn nhiều bí ẩn “gay cấn” của các hiệp ước, mật ước đã được nhiều thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam ký kết với cộng sản Trung Quốc chưa được bạch hóa. Có thể các bí mật đó là lý do chính khiến cho lãnh đạo cộng sản ngăn cản thân nhân “liệt sĩ Trường Sa” làm lễ tưởng niệm cho những chiến sĩ hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam…
Le Nguyen.
“… Tôi muốn đề xuất với Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Văn hóa, Hội Lịch Sử Việt Nam … ”
Lại Hoà Hợp Hoà Giải dân tộc!… Khi thì ông Bùi Tín cho độc giả uống nước đường. Khi thì ông cho độc giả uống thuốc ngũ. Có độc giả la làng ông trị bệnh ung thư bằng Tylenol… càng ngày vai trò của ông càng rõ…
Thôi rồi! lại thêm 1 con đường… đi vào ngõ cụt!