WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Jonathan London: Viet Nam hay Vietnam?

Tác giả. Ảnh internet

Tác giả. Ảnh internet

Đã từ lâu các học giả nuớc ngoài có tranh luận về một vấn đề: chữ ‘Việt Nam’ khi viết bằng tiếng Anh nên là ‘Viet Nam’ hay ‘Vietnam’?

Các học giả, chuyên gia về Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau. Cá nhân mình, khi viết bằng tiếng Anh, tôi thích viết ‘Viet Nam’ vì nhiều lý do. Bằng tiếng Anh, tên chính thức của Việt Nam là Viet Nam. Vì thế, trong những tư liệu tiếng Anh, Liên Hợp Quốc hình như luôn luôn viết Viêt Nam ‘Viet Nam’. Trong khi đó, Ngân hàng Thể giới, cũng là một tổ chức  lớn, và cũng có quan hệ với hệ thống LHQ thì sử dụng Vietnam. Nhiều khi tôi viết một bài báo cho môt tờ báo tiếng Anh, dù tôi gửi bản có  chữ Viêt Nam khi đọc báo lại thấy nó ‘bi kiểm duyệt’ sang Vietnam.

Trong ‘thể giới nói tiếng Anh’, Một số  ’luật’ về ngôn ngữ (xin lỗi tôi không chuyên về lĩnh vực này) có nói, khi viết đến tên của một nơi (chẳng hạn một tỉnh, thành phố) thì nên viết theo cách viết bằng tiếng Anh phổ thông như ‘Hanoi’ hay ‘Haiphong’ chứ không phải là Ha Noi hay Hai Phong (không bỏ dấu trong tiếng Anh). NHƯNG, đối với những nơi chưa có nhiều người biết đến, chẳng hạn Quảng Bình thì nên viết Quang Binh hơn chứ, không có chuyện viết ra Quangbinh.

Mặt khác, Việt Nam là một trường hợp đặc biệt ở Đông Á vì Quốc ngữ Việt Nam có sử dụng những chữ của tây. Lấy ví dụ, Hoa ngữ chẳng hạn. Khi nơi (địa lý) nào ở hoa lực được viết ra bằng tiếng Anh thì luôn luôn là một từ, dù là Shanghai (Thương Hải) hay Sichuan (Tứ Xuyên). Chỉ có một số trường hơp ít ỏi như chính Hông Kông (nơi tôi đang ngồi) có viết bằng hai chữ (Hong Kong).

Nói đến đây, tôi nhớ ra một chuyện rất bực mình đã xảy ra năm ngoái, khi tôi viết một bài về vấn đề ‘Tự chủ trong bệnh viện công của Việt Nam’ trong tạp chí Khoa học xã hội và Y tế (Social Science and Medicine), là tạp chí hàng đầu trên thể giới trong lĩnh vực Y tế Công cộng. Vậy, tạp chí này yêu cầu tôi viết Việt Nam thành ‘Vietnam.’

Nhưng, đau đầu lớn hơn nữa là về quá trình viết và soạn bài. Ở đây có hai nguyên nhân. Một là việc tạp chí yêu cầu bài của tôi phải không quá 8,000 chữ (vì trước bài đã có trên 12,000 chữ nên đã phải nỗ lực nhiều đề giảm bớt nó..khó lắm rồi!).

Hài là việc bài tôi là về Việt Nam. Về cở bản, vấn đề là như sau: Chán nhất là dù họ đã yêu cầu viết Vietnam tôi đã phải viết hai chữ cho mọi tên của những nơi như Tam Kỳ (Tam Ky) hay Cẩm Phả (Cam Pha)…. không được phép viết như ‘bọn’ học giả Trung Quốc viết Jiuzhaigou (Cửu Trại Câu), mà chỉ đuợc một từ mà thôi. Trong bài của tôi, vì đã so sánh khoảng 14 địa phương khác nhau nên tôi đã phải viết tên của những nơi này nhiều và đã phải ‘trả’ một giá rất cao. ‘Thấy mất công chưa?? Nhưng vẫn chọn viết Da Nang vì tôi đã sống ở Quảng Nam một năm và không bắt mình viết Danang.

Lý do tôi  đề cập vấn đề này vì hiện nay tôi đang hoàn thành một cuốn sách về Việt Nam có nhiều tác giả (tôi đóng vai trò biên tập, và cũng có viết hai chương), và chính tranh cãi này đã nổi lên hôm qua khi đã có một ‘phái’ quyết liệt phản đối việc viết (bằng tiếng Anh ‘Viet Nam’). ‘Phái Vietnam’ này cho rằng, nên dùng cách phổ thông nhất và có lý luân rằng, khi xem từ điển thì đa số có ‘Vietnam’ trước ‘Viet Nam’ và thậm chí khẳng định ‘Viet Nam’ là một ‘phương án ít ưa hơn.’ Còn có người khác cho rằng họ thích viết Việt Nam hơn vì khi viết Viet Nam và sau đó viết Vietnamese họ thấy lạ. Chia buồn!

Có những người, như một ông bạn thân đã nghiên cứu về Việt Nam nhiều năm luôn luôn viết Vietnam. Theo ông này, khi xem từ điển thì gần như là luôn luôn là Vietnam. Và ông này cho rằng, luôn luôn phải theo từ điển. Tôi chưa đầu hàng!! Xin lỗi Ông!! Những từ điển cũng có lúc sai lệch chứ!! Bạn đã bao giờ viết Southsudan hay Southkorea hay Southdakota?? Không bao giờ có những chuyện đó!! Hơn nữa, cũng có nhiều lý do lịch sử chính trị vì sao Việt Nam nên được viết ra bằng tiếng Anh là Viet Nam. Việt Nam có nghĩa là Nam Viet. Là những người xa xưa, ngày xưa đã không muốn thành Tàu. Nói như thế có đúng không, có mất dậy không ạ, có láo không ạ?

Chính vì thế, dù có nhiều khi tôi vẫn bị bắt buộc phải chấp nhận ‘Vietnam’ thay vì “Viet Nam,” và đến lúc mà tôi được nghe những lời lý luận có tính thuyết phục… tôi sẽ giữ vị trí ở phái Viet Nam. Nếu được, ta nên gọi mọi nước đúng tên của nó chứ! Nhưng cũng có vấn để ở đó. Tôi sẽ rất ngại viết Trung Quốc Zhongguo hay thậm chí Zhong Guo bằng tiếng Anh chính vì tôi từ chối chấp nhận giả định là quốc gia đó là trung tâm của thể giới. Trong trường hợp này, tôi ưa China hơn, dù đang nói hay viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh!

© Jonathan London

21 Phản hồi cho “Jonathan London: Viet Nam hay Vietnam?”

  1. DÂN VIỆT says:

    Kính gửi ông Jonathan London : Chúng tôi DÂN VIỆT biết, mặc dầu chúng tôi đã chưng ra nhừng tài liệu khả tín, nhưng chúng tôi biết ông vẫn thắc mắc, hoang mang một mất mười ngờ, vậy một lần nữa, DÂN VIỆT chúng tôi, Hoàn toàn phủ nhân những ” đóng góp ” ( comments ) của độc giả ĐCV, đó chỉ là những ý kiến cá nhân ngoài những tài liệu ” hợp pháp ” của bộ sách đã được nhà nước công nhận từ năm 1935 là bộ sách dùng để giảng dậy ngôn ngữ Việt thay thế cho giai đoạn Hán ngừ cùng Nôm ngừ đã bị đào thải . Từ đó đến nay đã gần thế kỷ DÂN VIỆT chúng tôi vẫn tuân thủ ( cũng như qui vị ) , mà chấp nhận ( dù tạm thời, đợi đến khi đất nước chúng tôi được thanh bình, độc lập tự do thật sự, sẽ có một Hàn lâm Viện có khả năng, có quyền quyết định ) . Kính chào Ông . DÂN VIỆT .

  2. Nguyễn Văn says:

    Thưa ông Jonathan,
    Bài viết hay và vấn đề ông đưa ra cũng là thắc mắc của nhiều người, nhưng nếu ông không tin vào tự điển thì ông căn cứ vào cái gì để viết?
    Việt Nam (tiếng Việt); và Viet Nam hay Vietnam?

    Chữ Việt đơn âm viết rời, và phải viết hoa đầu mỗi chữ nếu là danh từ riêng; ví dụ như “Việt Nam, Sài Gòn, Hà Nội, Hoa Thịnh Đốn”. Khác với tiếng Anh đa âm không dấu, khi chuyển dịch hay quốc tế hóa thường viết nhiều âm thành một chữ và chỉ viết hoa ở đầu chữ như “Vietnam, Saigon, Hanoi, Washington”. Còn Đà Nẵng, Tam Kỳ, hay Cẩm Phả…, tại sao viết nguyên dạng nhưng không dấu thì có lẽ viết theo tiếng Việt rồi dùng lâu thành thói quen? Sự khác biệt này có phải vì tiếng Anh không có luật qui định khi chuyển dịch mà chỉ viết theo thói quen tùy người? “Viet Nam” hay “Vietnam”? Viết cách nào thì cũng chẳng ai lầm với nước khác mà đều hiểu là Việt Nam. Tuy vậy, nếu có hàn lâm viện thì cách viết sẽ thống nhất.

  3. Mười Vũ says:

    Có rất nhiều danh từ ám chỉ đia danh của Việt -Nam khi đoc nhưng bản văn ngoai ngữ( Đa âm)như Danang, Saigon,Hanoi.vì không có bỏ dấu như tiêng Việt (Đơn âm). Và mổi chử chỉ dùng một dấu nên khi viết tiêng việt phải tách rời và tiếng Anh hay Pháp có thể viêt liền thành một chử

  4. ĐôngA says:

    Khi viết tiếng Việt: Việt Nam (Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, đơn âm, không biến hình). Hai âm “việt” và “nam” đều có nghĩa (từ) và là danh từ riêng nên cả hai âm này đều phải được viết hoa.
    Khi viết tiếng Anh, Pháp, Đức, ..: Vietnam (ngôn ngữ hệ La Tinh là ngôn ngữ đa âm và biến hình theo giống, số, cách, ..).
    Thí dụ: vietnamese, vietnamien, vietnamesisch, … = tiếng/người/… Việt Nam.

    Cám ơn anh J.London đã có quan tâm đến tiếng Việt.

  5. UncleFox says:

    Ông Jonathan London là người Ăng-lê mà viết tiếng Việt rất lưu loát, văn phạm văn phiếc đâu đấy đường hoàng . Tôi nghĩ thời gian học tiếng Việt của ông chắc không nhiều bằng chúng ta . Tại sao tiếng Việt chúng ta không giỏi bằng ông ? Bởi chúng ta lười nhác hay chúng ta chưa yêu tiếng mẹ đẻ bằng JL yêu tiếng Việt ?
    Cảm ơn tác giả đã cho một bài viết hết sức thú vị .

Phản hồi