WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự hấp dẫn của nền kinh tế pháp trị

imagesA9WZXWS8Sẽ không bao giờ có một đêm dài hay một vấn nạn đủ sức để chiến thắng một bình minh hay hy vọng – There was never a night or a problem that could defeat sunrise or hope – Bernard Williams)

Trong tháng vừa qua, một tin nhỏ từ Mỹ đã gây trận địa chấn trong giới đầu tư Trung Quốc. Một sự kiện mà giới tài chánh toàn cầu hoàn toàn không quan tâm, kể cả những mạng truyền thông lớn.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2012 khi công ty Ralls của Trung Quốc mua một miếng đất và tài sản của Terna Energy tại tiểu bang Oregon và đem trang thiết bị Trung Quốc qua Mỹ để vận hành một trang trại điện gió (wind farm). Dự án gặp sự phản đối của dân địa phương (có lẽ vì tự hào dân tộc) và vì toạ lạc quá gần một căn cứ hải quân Mỹ, nên ứng cử viên Tổng Thống Romney lợi dụng vụ việc để công kích đối thủ Obama về chánh sách đối đầu Trung Quốc. Trong thế phản đòn và xoa dịu dư luận, Obama ký một sắc lệnh hành pháp (executive order) cấm khai triển dự án trên căn bản an ninh quốc gia (national security) và bắt Ralls phải giải ngân, rút khỏi dự án trong vòng 9 tháng.

Theo lời khuyên của luật sư, Ralls đút đơn kiện TT Obama về lạm dụng quyền lực để vi phạm quyền hiến định (constitutional right) của công ty Trung Quốc Ralls. Sau 2 năm tranh nghị giữa 2 bên, tháng vừa qua, Toà Án Liên Bang đã đồng ý với Ralls và phán quyết là executive order của Obama không có hiệu lực.

Đây là một chiến thắng của một công ty cỡ trung của Trung Quốc trong tranh chấp với một người được coi như là “nhiều quyền lực nhất thế giới” có cả một chánh phủ siêu cường ở sân sau.

Vài nhà đầu tư Trung Quốc bình luận,” Nếu Ralls đút đơn kiện Tập Cận Bình, chắc toàn bộ quản lý đang chia phòng giam với Chu Vĩnh Khang”. Còn ông bạn Mỹ của tôi,” Bạn nghĩ có bao giờ Goldman Sachs hay Walmart thắng được trong một toà án xã (đừng nói đến Trung ương hay thành phố) tại Trung Quốc?”

Tuy vậy, các mạng truyền thông lớn của thế giới chỉ lướt qua tin này, vì chuyện một phó thường dân thắng kiện Tổng Thống Mỹ là chuyện hằng ngày ở huyện. Ngay cả trường hợp một người nước ngoài, đang bị Bộ Nội An (Homeland Security) coi là “thế lực thù địch”.

Tác động tài chánh của sự kiện gần như không đáng kể (khoảng 6 triệu đô la), nhưng câu chuyện đã trở thành một huyền thoại với các nhà đầu tư Trung Quốc. Nó trở thành một dấu ấn sâu sắc trên tư duy của người dân Trung Quốc, về một xã hội minh bạch, công bằng và pháp trị cho những người thấp kém yếu thế. Nó đẹp hơn cà tượng Nữ Thần Tự Do luôn dang tay chào đón những tù nhân tự nguyện của các chế độ phong kiến độc tài. Nó là biểu tượng cao quý nhất của sức mạnh mềm của một thế giới mới cho một thế hệ mới. Nó là lý do chính tại sao dòng tiền đầu tư tại Trung Quốc và mọi quốc gia khác dồn dập đổ về Mỹ.

Obama đã thua nhưng nước Mỹ và chủ nghĩa giẫy chết của Tây Phương sống mạnh; đem hy vọng hiếm quý cho mọi người dân trong những thiên đường đang mục nát.

Theo blog Alan

3 Phản hồi cho “Sự hấp dẫn của nền kinh tế pháp trị”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Toà Án Liên Bang đã đồng ý với Ralls và phán quyết là executive order của Obama không có hiệu lực.”

    Ông quan tòa của Tòa Án Liên Bang này xử thua cho chính phủ Mỹ. Ông ta ăn lương của chính phủ Mỹ, lại đi xử cho chính phủ thua thì ông ta phục vụ cho lợi ích của ai, ông ta trung thành với ai?

    Ông ta phục vụ cho lợi ích của luật pháp, tức là lợi ích của quốc gia. Ông ta trung thành với pháp lý. Ông ta không trung thành với đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ hay bất cứ đảng nào khác. Ông ta cũng không phải trung thành với lãnh tụ Obama.

    Một nước muốn có một nền tư pháp được đặt cao hơn cả các đảng phái, các lãnh tụ thì phải có các quan tòa như ông quan tòa này. Nước Nga sau năm 1990, tuy về hiến pháp đã thay đổi và theo chế độ pháp trị nhưng thiếu các ông quan tòa có tinh thần xem việc trung thành với pháp lý là cao hơn hết. Chỉ có một số ít mà thôi. Nhiều quan tòa Nga lúc đó vẫn tiếp tục xử án theo chỉ thị của người cầm quyền ở địa phương của họ, nghĩa là như cách họ vẫn làm từ trước đó.

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Vài nhà đầu tư Trung Quốc bình luận,” Nếu Ralls đút đơn kiện Tập Cận Bình, chắc toàn bộ quản lý đang chia phòng giam với Chu Vĩnh Khang”.

    Sự khác nhau giữa Mỹ và Trung Quốc là tại Mỹ, luật pháp và hiến pháp cao hơn tổng thống, tại Trung Quốc, Đảng CS cao hơn luật pháp và hiến pháp.

  3. NON NGÀN says:

    XÃ HỘI PHÁP TRỊ

    Xã hội pháp trị là xã hội chỉ nêu cao luật pháp, thượng tôn luật pháp mà không nêu cao, thượng tôn con người.

    Bởi luật pháp là sản phẩm của mọi người, nó không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân nào, là sản phẩm của cá nhân nào, hay bị khống chế bởi cá nhân nào.

    Luật pháp như vậy là quy luật, quy định chung của mọi người, của toàn xã hội. Không cá nhân nào đứng trên luật pháp, không bộ phận xã hội nào đứng trên luật pháp, không đảng phái nào đứng ngoài luật pháp.

    Cũng có số nước vẫn nói đến pháp trị. Nhưng chỉ nói cho vui mà không thực hiện, hay không nghiêm túc thực hiện. Tức chỉ dùng danh từ để phỉnh gạt hay để tự gạt thế thôi. Tới khi cảm thấy bất lợi thì bất chấp tất cả. Đó là tính cách nhân trị mà không phải tính cách pháp trị. Nhân trị ở đây là con người chủ quan toàn trị mà chẳng phải vì nhân đức hay nhân cách gì.

    Nhưng muốn có tinh thần đề cao pháp trj như vậy, trước hết luật pháp phải nghiêm chỉnh, phải khách quan. Tức luật pháp do toàn dân làm nên và tự lựa chọn lấy, không phải do người nào đó làm và áp đặt lên lên xã hội, lên dân nhằm thể hiện ý chí chủ quan, lệch lạc riêng của mình.

    Nên chỉ có pháp trị đúng đắn khi có luật pháp đúng đắn trong thời đại ngày nay. Thế nhưng trong thời phong kiến, tuy luật pháp là của vua ban, nhưng vẫn có câu pháp bất vị thân, tức pháp trị một nửa, nửa cho tất cả mọi người, trừ vua là chủ tể tối cao.

    Riêng trong các nước toàn trị, ý thức hệ, hay nắm quyền tự phát nào đó, không bao giờ có luật pháp khách quan, luật pháp của toàn dân nên cũng không bao giờ có pháp trị đúng nghĩa, cho dầu muốn có danh nghĩa hình thức như vậy.

    Có nghĩa pháp trị đúng nghĩa luôn phải đi đôi với đầu vào, đầu ra, và yếu tố trung gian. Đầu vào là nền pháp luật thật sự do nhân dân tạo ra, tức pháp luật hoàn toàn tự do, dân chủ đúng nghĩa. Đầu ra là áp dụng cho tất cả mọi người hoàn toàn bình đẳng, không thiên vị bất cứ ai. Trung gian là những người thi hành pháp luật đó không chịu sự lãnh đạo, chi phối bởi bất kỳ người nào mà chỉ theo lương tâm, trách nhiệm và tính than nghiêm chỉnh trọng luật của họ.

    Như vậy thực chất ở những nước cộng sản, những nước toàn trị, kiểu độc đảng lãnh đạo, cầm quyền, cả trăm năm cũng không thể có pháp trị đúng nghĩa. Điều này hoàn toàn trái với những nước theo mô thức tự do dân chủ phương Tây.

    Cho nên vụ Công ty Ralls của TQ kiện Chính phủ Mỹ, và thắng Tổng thống Obama chỉ là điều tự nhiên nếu quả thật họ không vi phạm luật pháp Mỹ. Tính cách thượng tôn pháp luật ở đây là như vậy. Cho dù lệnh cấm hoạt động và buộc Công ty Rall phải bị giải tỏa của ông Obama là hoàn toàn đúng đắn, vì đó là lý do quốc phòng. Ngặt nổi luật pháp Mỹ còn có kẻ hở ở chỗ này nên chính quyền Mỹ phải bấm bụng chịu thua là cần thiết.

    Bởi vì nếu có sơ hở nào đó trong pháp luật phải lo sửa luật đó trước. Còn nếu chưa sửa thì pháp luật đó phải được thượng tôn, dù là Tổng thống đứng đầu cả nước cũng phải chịu phép. Đến đây mọi người có thể thấy được tính ưu việt về mặt con người, mặt xã hội của thể chế dân chủ tự do so với các cơ chế độc tài, độc đoán toàn trị là như thế. Nên bài viết có nói nếu một Công ty Mỹ nào đó mà rơi vào trường hợp như thế ở Trung quốc thì còn lâu mới kiện được, hoặc có kiện cũng chỉ trọc đầu là cái chắc.

    Đó không phải Obama ngu gì so với Tập Cận Bình, không phải nước Mỹ ngu gì so với TQ, nhưng truyền thống của Mỹ là tinh thần và tính cách trọng luật thế thôi. Còn các nước cộng sản như TQ còn khuya mới có. Bởi nếu có chẳng hạn, bất kỳ người dân TQ nào cũng có thể kiện được chính phủ TQ xâm lăng biển đảo của VN vì đó là sự phi pháp và phi nghĩa. Thế nhưng họ chỉ biết nói hùa theo nhà nước TQ vì họ chỉ được dạy một chiều như vậy, nên không dám kiện mà thậm chí biểu tình thôi cũng đã bị cấm rồi.

    Quả hoàn toàn không như ở Mỹ, kiện thường xuyên và biểu tình thường xuyên.
    Nhưng càng thường xuyên như thế chính phủ càng thích nghi theo các chiều hướng đúng đắn mà vẫn tích cực và hiệu quả hơn. Tính cách phát triển không ngừng của tự do dân chủ khách quan và đích thực chính là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (30/7/14)

Phản hồi