WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” (Finlandization)

Ảnh minh hoạ. Nguồn: kampucheakrompost.blogspot.com

Ảnh minh hoạ. Nguồn: kampucheakrompost.blogspot.com

Trong bài viết Việt Nam đối diện với việc “Phần Lan hóa” từ Trung Quốc (Vietnam Faces ‘Finlandization’ from China) cuối tháng Năm vừa qua trên báo Asiasentinel, David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, viết: “Như vậy, trong khi Washington dường như đã sẵn sàng vẽ một lằn ranh quanh Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng có thể Singapore và eo biển Malacca, Hải quân Hoa Kỳ đang từ bỏ việc đương đầu tại một khoảng xa cách từ bờ biển Việt Nam.” Tác giả viết tiếp “Điều đó có thể được hiểu rằng, Mỹ đang dự định chấp nhận nhìn Việt Nam bị “Phần Lan hoá”.

Tháng 9 năm 2010, trong một bài viết trên tờ Wall Street, Andrew Krepinevich, Chủ tịch Trung tâm Định ước Ngân sách và Chiến lược (the Center for Strategic and Budgetary Assessments) cũng cảnh báo Trung Cộng đang tiến hành “Phần Lan hóa” Thái Bình Dương: “Liên Xô chưa bao giờ thành công “Phần Lan hóa” Châu Âu. Nhưng sự đe dọa vừa trở lại từ phía Trung Cộng, quốc gia này đang cố gắng “Phần Lan hóa” Tây Thái Bình Dương. Cách phát triển quân sự của một quốc gia mở ra cánh cửa cho thấy ý định của nó, và Trung Cộng rõ ràng đang tìm kiếm để gây hiệu quả tuần tự nhưng quyết định vào cán cân quân sự Mỹ-Trung. Mục đích của Trung Cộng là ngăn chận Mỹ trong việc bảo vệ các quyền lợi lâu dài trong khu vực – và để lôi kéo các đồng minh dân chủ của Mỹ vào quỹ đạo của nó.”

Trong chính luận Tranh chấp Mỹ-Trung, một cảnh giác cho lòng yêu nước trên talawas hơn bốn năm trước, người viết cũng có bàn tổng quát về trường hợp các quốc gia độn như Thổ Nhĩ Lỳ và Phần Lan. Để có thể tồn tại trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh các nước này đã phải áp dụng nhiều chiến lược đối ngoại và đối nội khác nhau. Trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương cứng rắn chống Liên Xô, đứng hẳn về phía Tây phương, Phần Lan chủ trương các chính sách đối ngoại và đối nội nhượng bộ Liên Xô. Người viết cũng đã phân tích chọn lựa của Thổ Nhĩ Kỳ trong chính luận Hiểm họa Trung Cộng và bài học Thổ Nhĩ Kỳ cách đây hai năm và lần này bàn đến trường hợp Phần Lan.

Với chủ trương bành trướng Nga Hoàng của Vladimir Putin và ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán của Tập Cận Bình đang cháy rộng, khái niệm “Phần Lan hóa” lại lần nữa được nhắc nhở khá nhiều: “Phần Lan hóa” Ukraine, “Phần Lan hóa” Đài Loan và cả khả năng “Phần Lan hóa” Việt Nam.

Trước khi bàn đến việc liệu Việt Nam có thể sẽ bị “Phần Lan hóa” với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ như David Brown phân tích hay thực tế đã bị “Phần Lan hóa” sau mật ước Thành Đô, cần tìm hiểu các điều kiện địa lý chính trị, lịch sử và quốc phòng của Phần Lan trong quan hệ với Liên Xô trước và sau Thế chiến thứ hai cũng như sự ra đời của khái niệm này.

“Phần Lan hóa” là gì?

“Phần Lan hóa” (Finlandization) có nghĩa “để trở nên Phần Lan” là một khái niệm chính trị để chỉ ảnh hưởng của một cường quốc trên các chính sách đối nội, đối ngoại và quốc phòng của một quốc gia láng giềng nhỏ, bị cô lập, không phải là thành viên của một liên minh quân sự và không nhận được sự bảo vệ của các cường quốc. Khái niệm vẫn còn nhiều tranh cãi, mang nặng cảm tính này bắt nguồn từ chính sách của chính phủ Phần Lan trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ 1947 đến 1990 để đáp ứng với thực tế chính trị và bảo vệ được chủ quyền đất nước, hay vắn tắt là để tồn tại.

Phần Lan trước Thế chiến thứ hai

Năm 2013 dân số Phần Lan có 5.5 triệu, tuy nhiên trong giai đoạn “Phần Lan hóa” trong những năm 1940 quốc gia này chỉ có khoảng 4 triệu dân, đa số sống ở các khu vực miền nam, nhiều nhất tại thủ đô Helsinki và vùng phụ cận. Vì là một nước quá nhỏ chia sẻ biên giới với các nước lớn nên Phần Lan cũng gặp nhiều lận đận. Suốt 600 năm, Phần Lan bị Thụy Điển đô hộ. Các viên chức Thụy Điển được cử đến cai trị Phần Lan. Dù đương đầu với hiểm họa bị đồng hóa, Phần Lan vẫn giữ được bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và tiếng nói riêng. Khi phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther lan rộng đến Thụy Điển và Phần Lan, Tân Ước được dịch sang tiếng Phần Lan và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Sau chiến tranh giữa Nga và Thụy Điển vào cuối thế kỷ 17, Nga chiếm Phần Lan.

Năm 1912, vua Nga, Alexander I nâng cấp Phần Lan từ hàng tự trị lên cấp quốc gia đặt thủ đô tại Helsinki. Cũng vào thời điểm đó tinh thần quốc gia Phần Lan do Tiến sĩ Johan Vilhelm Snellman nuôi dưỡng, bắt đầu phát triển mạnh. Để chống lại chính sách đồng hóa của Nga Hoàng, Johan Vilhelm Snellman kêu gọi người dân Phần Lan tuyệt đối không dùng tiếng Nga.

Cách Mạng CS Nga 1917 bùng nổ, Phần Lan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên bị ảnh hưởng chính trị Nga, cánh tả trong chính phủ Phần Lan rất mạnh và thực hiện một cuộc đảo chánh. Quân chính phủ do tướng Gustaf Mannerheim chỉ huy phản công và đánh bại quân phiến loạn. Phần Lan chính thức trở thành nước Cộng Hòa năm 1919 với K.J. Ståhlberg là tổng thống đầu tiên. Biên giới giữa Nga và Phần Lan được công nhận theo hiệp ước biên giới Tartu ký kết năm 1920. Quan hệ giữa Phần Lan và Liên Xô rất căng thẳng, và quan hệ giữa Phần Lan và Đức cũng không tốt đẹp gì hơn.

Tháng Tám 1939, Hitler và Stalin ký thỏa hiệp không xâm phạm nhau trong đó có điều khoản Hitler đồng ý nhường Phần Lan cho Stalin. Khi Phần Lan từ chối việc cho phép Liên Xô xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Phần Lan, Stalin tấn công Phần Lan vào tháng 11 năm 1939. Chiến tranh Mùa Đông (Winter War) bùng nỗ. Tuy Phần Lan thua nhưng đã gây thiệt hại trầm trọng cho phía Liên Xô. Sau Chiến tranh Mùa Đông (1939) là Chiến tranh Tiếp Tục (Continuation War) (1941-1944). Trong thời gian này Phần Lan đứng về phía Đức và đem quân tấn công Liên Xô để chiếm lại các phần đất bị mất trong Chiến tranh Mùa Đông và nhiều phần đất khác của Liên Xô. Chính Anh Quốc cũng đã tuyên chiến với Phần Lan năm 1941. Năm 1944, Phần Lan ký hiệp ước đình chiến với Liên Xô.

Phần Lan sau Thế chiến thứ hai

Tại hội nghị Paris 1946, Đồng Minh ân xá cho Phần Lan và các nước đã đứng về phía phe Trục như Romania, Bulgaria, Hungary và cho phép các nước này trở thành hội viên Liên Hiệp Quốc. Phần Lan và Liên Xô ký các hiệp ước hòa bình lần nữa vào những năm 1947 và 1948. Trong giai đoạn này Phần Lan quá yếu về khả năng quân sự so với Liên Xô nên đã buộc phải nhường vùng đất phía nam cho Liên Xô. Đứng trước sự phân cực đang hình thành trong sinh hoạt chính trị thế giới, Phần Lan đối diện với một thực tế chính trị thế giới hoàn toàn bất lợi. Đức Quốc Xã, đối trọng với Liên Xô sụp đổ, không có đồng minh quân sự, bị cô lập về địa lý chính trị, các quốc gia trong vùng Đông Âu lần lượt trở thành chư hầu CS của Liên Xô, các quốc gia vùng Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania đều bị sáp nhập hẳn vào Liên Xô. Ưu tiên hàng đầu của chính phủ Phần Lan, vì thế, bằng mọi giá để khỏi bị trở thành một “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” trong Liên Bang Xô Viết.

Quá sợ Liên Xô nuốt sống như trường hợp các nước vùng Balkan, Phần Lan lấy lòng Liên Xô bằng cách từ chối viện trợ Mỹ trong kế hoạch viện trợ kinh tế Marshall. Tuy vậy, Phần Lan ngấm ngầm thiết lập quan hệ kinh tế với Anh, Mỹ và các chính phủ Anh, Mỹ cũng tìm cách yểm trợ Phần Lan để hy vọng nuôi dưỡng chế độ dân chủ non trẻ tại quốc gia nhỏ ở Bắc Âu này. Chính sách “Phần Lan hóa” ra đời.

Nội dung của “Phần Lan hóa ”:

- Về đối ngoại. Phần Lan theo đuổi một chính sách đối ngoại rất mềm dẽo, nhân nhượng, không làm mất lòng Liên Xô, trung lập. Liên Xô trong thực tế không xem Phần Lan như là một nước Trung Lập đúng nghĩa mà luôn xem quốc gia này phụ thuộc vào các chính sách đối ngoại phát xuất từ điện Kremlin. Chẳng hạn, khi đại sứ Phần Lan Max Jakobson được đề cử vào chức vụ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Liên Xô chẳng những không ủng hộ mà còn dùng quyền phủ quyết để bác bỏ vì không muốn thấy một chính khách Phần Lan đóng vai trò quan trọng trong tổ chức chính trị thế giới.

- Về đối nội. Loại trừ các thành phần lãnh đạo quốc gia có khuynh hướng chống Liên Xô và ủng hộ các thành phần thân Liên Xô. Theo tài liệu của CIA, Liên Xô duy trì mối quan hệ mật thiết với các chính khách thân Liên Xô đứng đầu là Tổng thống Juho Kusti Paasikivi (1870-1956) và sau đó là Tổng thống Urho Kekkonen (1900-1986). Liên Xô có quyền phủ quyết các chính sách của Phần Lan và can dự vào nội bộ Phần Lan qua trung gian đảng CS Phần Lan, Liên Đoàn Dân Chủ Nhân Dân, Quốc Hội Phần Lan với đa số thuộc cánh tả.

- Về văn hóa giáo dục. Để vừa lòng Liên Xô, Phần Lan áp dụng chính sách tự kiểm duyệt, tự kiểm soát và thân Liên Xô. Chính phủ Phần Lan ngăn chận các phương tiện truyền thông có cái nhìn tiêu cực về Liên Xô. Trên 1700 cuốn sách có nội dung chống Liên Xô trước đó bị xếp vào thể loại “sách bị cấm”. Các phim ảnh không có lợi cho Liên Xô như The Manchurian Candidate, Day in the Life of Ivan Denisovich v.v. đều không được phép chiếu.

- Về quốc phòng. Hiệp ước Hữu Nghị Hợp Tác Phần Lan-Liên Xô 1948 (Finno-Soviet Pact of Friendship, Cooperation and Mutual Assistance) quy định Phần Lan phải có trách nhiệm chống lại các lực lượng thù địch của Liên Xô khi các lực lượng này tấn công Liên Xô ngang qua ngã Phần Lan và nếu cần sẽ kêu gọi sự giúp đở quân sự của Liên Xô. Phần Lan không được liên minh quân sự với một quốc gia thứ ba. Điều này do Liên Xô đặt ra để giới hạn Phần Lan gia nhập NATO giống như trường hợp Đan Mạch và Na Uy. Trước đó, trong hiệp ước ký kết giữa hai nước, Phần Lan đã nhường 10 phần trăm lãnh thổ cho Liên Xô.

Nhắc đến “Phần Lan hóa” không thể bỏ qua vai trò của Tổng thống Phần Lan Urho Kekkonen, người lèo lái chính sách này trong suốt 26 năm làm tổng thống. Những người phê bình Urho Kekkonen cho rằng ông ta là con cờ của Liên Xô trong khi những người ủng hộ xem ông như là một trong những anh hùng của Phần Lan vì đã bảo vệ được chủ quyền Phần Lan trong một hoàn cảnh chính trị thế giới vô cùng khó khăn.

Công tâm mà nói, trong suốt dòng lịch sử, lãnh thổ Phần Lan là bãi chiến trường cho các tham vọng bành trướng của Thụy Điển và sau đó là Nga Hoàng. Sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các quốc gia vùng Baltic và Balkan đề nằm trong quỹ đạo Liên Bang Sô Viết. Lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của quốc gia này đều bị xóa bỏ. Ý thức được điều đó, mục tiêu hàng đầu của Kekkonen là bảo vệ chủ quyền Phần Lan, bảo vệ nền Cộng Hòa Phần Lan bằng mọi giá, không thể để Phần Lan trở thành một xứ tự trị như thời Nga Hoàng hay một “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” của Stalin. Mặc dù nhân nhượng Liên Xô rất nhiều trong các lãnh vực chính trị, quốc phòng Phần Lan cũng có lợi về kinh tế vì Liên Xô là quốc gia nhập cảng lớn nhất sản phẩm của Phần Lan. Sự sụp đổ của Liên Xô đã gây ra những suy thoái kinh tế trầm trọng tại Phần Lan. Sau giai đoạn phục hồi, Phần Lan đã phát triển một cách vượt bực. Ngày nay Phần Lan hội nhập cao vào sự nền kinh tế thế giới và là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới.

Trở lại với quan hệ Trung Cộng và CS Việt Nam trong cái nhìn so sánh giữa Liên Xô và Phần Lan.

Trung Cộng sau Thiên An Môn

Chính sách đối ngoại của Trung Cộng trong thời gian 1990 nhằm mục đích thoát khỏi sự cô lập quốc tế và ổn định chính trị nội bộ sau biến cố Thiên An Môn. Những thành tựu kinh tế của chính sách bốn hiện đại hóa từ đầu thập niên 1980 đã đạt một số thành tích đáng kể nhưng tất cả đều rất mong manh, yếu kém. Các cường quốc dân chủ vẫn còn trừng phạt kinh tế sau khi Đặng Tiểu Bình ra lệnh tàn sát nhiều ngàn sinh viên Trung Quốc yêu dân chủ tại Thiên An Môn đầu tháng 6, 1989.

Như hầu hết các quốc gia CS, kế hoạch chung của cả nước luôn chế ngự và đồng thời duy trì tính cân đối của các chính sách đối ngoại cũng như đối nội trong mỗi thời kỳ. Để thoát khỏi sự cô lập và phục hồi vị trí của Trung Cộng trong bang giao quốc tế , Đặng Tiểu Bình theo đuổi chính sách đối ngoại mềm dẽo trong đàm phán biên giới với hàng loạt các nước lân bang trong đó có Việt Nam. Chính sách của ho Đặng được gọi là chính sách 20 nét chữ “bình tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời” (lengjing guancha, chenzhuo yingfu, wenzhu zhenjiao, taoguang yanghui, yousuo zuowei).

Sự sụp đổ của hệ thống Liên Xô làm Trung Cộng không còn lo ngại vòng vây Liên Xô từ hướng Việt Nam nhưng lại có mối lo mới nguy hiểm và hùng mạnh hơn nhiều, đó là Mỹ. Như người viết đã trình bày trong các bài trước, thời điểm 1990 đối tượng cạnh tranh của Trung Cộng là Mỹ và Nhật chứ không phải Liên Xô hay chư hầu của nó là CSVN và mục tiêu bành trướng của họ Đặng không chỉ giới hạn ở các cù lao trên biển, vài ngọn núi đất ở Hà Giang mà cả Thái Bình Dương. Và để giới hạn sự đe dọa của Mỹ, Trung Cộng đã làm hòa với CSVN. Hai bên đã mở các cuộc đàm phán vào năm 1991 và đạt đến thỏa hiệp vào năm 1993 sau mật ước Thành Đô.

Việt Nam sau Liên Xô

Sau khi hệ thống CS tại châu Âu sụp đổ, nền kinh tế của các nước CS còn lại của khối COMECON trong đó có Lào, Cu Ba và CSVN trở thành đàn gà mất mẹ. Trong bài bình luận nhân dịp kỷ niệm 20 năm bức tường Bá Linh đổ, tạp chí The Economist nhận xét chung rằng khi chế độ thực dân ra đi, các nước cựu thuộc địa ít ra còn hưởng được các phương pháp quản trị, hệ thống tư pháp và nhiều trường hợp cả ngôn ngữ nhưng chế độ CS ra đi không để lại gì ngoài nghèo đói, ngục tù và lạc hậu.

Số phận của đảng CSVN như chỉ mành treo chuông. Trong giờ phút sinh tử đó, lãnh đạo CSVN xem dấu hiệu hòa hoãn của Đặng Tiểu Bình như chiếc phao giữa biển. Họ vui mừng bám lấy. Dĩ nhiên, với bản chất thâm độc, đầu óc tính toán của lãnh đạo Trung Cộng, món lễ vật của đàn em CSVN dâng lên trong ngày quy phục thiên triều lần nữa phải là một lễ vật đắt giá. Món nợ máu xương từ năm 1979 trở về trước hẳn được Đặng Tiểu Bình đòi cả vốn lẫn lời.

Hội nghị bí mật tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 giữa phía Việt Nam gồm Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và phía Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng thực chất là lễ cam kết một loại “công hàm” khác, trầm trọng hơn nhiều so với “công hàm Phạm Văn Đồng”. Chiều ngày 7 tháng 11 năm 1991 tại Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài Bắc Kinh, Giang Trạch Dân tuyên bố “Nhưng chúng tôi hy vọng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể khôi phục mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng và hai nước do những người lãnh đạo thuộc thế hệ lão thành xây dựng nên.” Họ Giang muốn nhắc nhở lãnh đạo CSVN về thời kỳ mà đảng CSVN thở bằng bình oxyen Trung Cộng trong các thập niên 1950, 1960.

Trung Cộng muốn Việt Nam những gì Liên Xô muốn Phần Lan và nhiều hơn nữa:

- Giống như Liên Xô áp dụng với Phần Lan, Việt Nam phải “trung lập” trên danh nghĩa. Phần Lan luôn tuyên bố trung lập và Liên Xô ủng hộ vị trí trung lập của Phần Lan nhưng thực chất có quyền phủ quyết hầu hết các chính sách đối ngoại của Phần Lan. CSVN cũng thế. Họ luôn tuyên bố “quan hệ hợp tác bình đẳng cùng có lợi” với mọi quốc gia trên thế giới nhưng thực chất chỉ “hợp tác” với sự đồng ý của Trung Cộng. Bất cứ khi nào có dấu hiệu làm trái ý, Trung Cộng sẽ dùng mọi biện pháp hèn hạ nhất để trừng phạt như trường hợp giàn khoan HD981 vừa qua, bất chấp dư luận thế giới khinh khi.

- Giống như Liên Xô áp dụng với Phần Lan, các chính sách an ninh quốc phòng của Việt Nam không được đi ngược với chính sách quốc phòng của Trung Cộng, không được độc lập trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Cộng. Để thỏa mãn Trung Cộng, Việt Nam theo đuổi một chính sách quốc phòng “ba không” tự sát: (1) không tham gia các liên minh quân sự, (2) không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, (3) không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Các điều khoản này tương tự các điều khoản của hiệp ước mà Phần Lan phải ký với Liên Xô năm 1948.

- Giống như Liên Xô đã cướp đất của Phần Lan, CSVN đã chấp nhận vị trí đặc quyền, đặc lợi của Trung Cộng trong Biển Đông. Như đã viết, khi thỏa hiệp bán nước Thành Đô vừa ký kết xong, ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Cộng thông qua “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ba tháng sau đó, Trung Cộng ký hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone, cho phép công ty này thăm dò khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và hứa sẽ bảo vệ công ty Creston bằng võ lực. Ngoài ra, Trung Cộng còn ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa.

- Giống như Liên Xô đã áp lực với lãnh đạo Phần Lan, Việt Nam cũng thực hiện các chính sách tự kiểm duyệt các tin tức gây mất lòng Trung Cộng, giới hạn các phim ảnh, sách báo có nội dung tiêu cực về chế độ CS tại Trung Quốc, ngăn chận mọi ý kiến, phản ứng dù rất ôn hòa của người dân trước các hành động gây hấn, xâm lược lộ liễu của Trung Cộng. Tháng Sáu vừa qua, các báo VnExpress, Thanh Niên, Người Lao Động, Tiền Phong, Giáo Dục đã phải đồng loạt lấy xuống các hình ảnh và tin tức liên quan đến ngày kỷ niệm Tàn Sát Thiên An Môn. TS Nguyễn Quang A, một trong những thành viên chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự phát biểu với RFA:“Điều đó chứng tỏ rằng những thế lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam còn gắn rất chặt với Trung Quốc. Tôi tin chắc chắn là họ nghe theo lệnh của Bắc Kinh để họ làm như vậy.”

- Bên cạnh các điểm giống nhau nêu trên, một điểm khác biệt có tính quyết định đối với tương lai của dân tộc Việt Nam: Trung Cộng quyết tâm bảo vệ đảng CSVN. Làm gì thì làm, nói gì thì nói, lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm đảng cầm quyền mang nhãn hiệu búa liềm. Nắm giữ Việt Nam về mặt lý luận tư tưởng không chỉ để bảo vệ cơ chế mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Và do đó, bị “Phần Lan hóa” trong quỹ đạo Trung Cộng cũng có nghĩa ngày nào Trung Cộng còn do đảng CS cai trị ngày đó nhân dân Việt Nam lại cũng sẽ tiếp tục chịu đựng dưới ách chủ nghĩa độc tài toàn trị Lê Nin không có Mác. Tổng thống Phần Lan Urho Kekkonen phải khuất phục Liên Xô chỉ vì để bảo vệ chế độ cộng hòa và chủ quyền đất nước, lãnh đạo CSVN bám vào chiếc phao Trung Cộng chỉ vì quyền lực và quyền lợi riêng của đảng CS.

Những phân tích trên cho thấy có khả năng cao Việt Nam đã bị “Phần Lan hóa” qua mật ước Thành Đô. Và Việt Nam, như một dân tộc, chỉ có thể tự thoát khỏi quỹ đạo Trung Cộng tức tránh khỏi nạn bị“Phần Lan hóa” bằng (1) dân chủ trước Trung Cộng, (2) đoàn kết dân tộc để vượt thoát và thăng tiến, (3) chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia trong tranh chấp Thái Bình Dương, (4) sát cánh với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia các liên minh tin cậy như đã trình bày trong chính luận Để thắng được Trung Cộng.

© Trần Trung Đạo

Tham khảo:

- “Finlandization” in Action: Helsinki’s Experience with Moscow”, Directorate of Intelligence Report. CIA

-  China’s ‘Finlandization’ Strategy in the Pacific , Adrew F. Krepinevich, The Wall Street Journal Sept 11,2010

-   Vietnam Faces ‘Finlandization’ from China, David Brown, AsiaSentinel, May 22 2014

Finland, a country study, Library of Congress , Eric Solsten and Sandra W. Meditz, December 1988

-  THE POWER OF C ENTRAL AND EASTERN EUROP AFTER1945 Mart Laar

China’s Foreign Relations After Tiananmen: Challenges for the U.S. Robert S. Ross, Allen S. Whiting and Harry Harding, The NBR Analysis, 1990.

Regime Insecurity and International Cooperation, M. Taylor Fravel, International Security, Vol. 30, No. 2 (Fall 2005), pp. 46–83 © by the President and Fellows of Harvard College

-  Wikipedia.org The Molotov–Ribbentrop Pact 

-  Wikipedia.org on Finland 

-  Korean Reunification Would Cast Off China’s Shadow , Mark P. Barry, World Policy

18 Phản hồi cho “Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” (Finlandization)”

  1. UncleFox says:

    Nếu Việt Nam được “Phần-lan hoá” thì cũng còn hưởng được chút phúc ấm còn rơi rớt lại của tổ tông . Chỉ e rằng thay vì Finlandization thì Trung cộng bắt chước Putin biến hoá Cộng Hòa xã nghĩa Việt Cộng thành mấy cái “Donetskization” mới thật là bỏ mẹ “bác Hồ” luôn ấy chứ !
    Giời ạ ! Nghĩ đến viễn cảnh một ngày nào đấy sẽ có những cái “nhà nước” “Cộng Hoà Lạng Sơn”, “Cộng Hoà Bình Dương”, “Cộng Hoà Tây Nguyên”, “Cộng Hoà Cà Mâu” vv… mà phát ớn lạnh . Và ngày ấy thì có xa xôi chi lắm ? E rằng “Bình luận gia” Nguyễn Hoàng Hà và đám Kẩu Nô chưa kịp đặt mua pháo hoa và champaign ăn mừng thì nó đã đến rồi đấy chứ !

  2. nvtncs says:

    Tầu di dân sang Phi Châu và đô hộ̣ Phi Châu trên phương diện kinh tế.

    “Books Book Reviews
    ‘China’s Second Continent’ tells the fascinating yet alarming story of China’s economic colonization of Africa”

    http://www.csmonitor.com/Books/Book-Reviews/2014/0808/China-s-Second-Continent-tells-the-fascinating-yet-alarming-story-of-China-s-economic-colonization-of-Africa

    Một bài nên đọc.

  3. nvtncs says:

    Xin được gửi tới đọc giả lời bàn của những người ngọai quốc đã sống ở bên Tầu.
    Bạn nào chưa thạo Anh ngữ xin dùng “Google translate” dịch ra Vịệ̣t ngữ:
    Tôi viết để làm gì? Để nêu lên cái mô hình văn hóa Tầu Cộng, một mô hình văn hóa hủ họa, thối nát mà người Vịêt cần phải bỏ đi và tránh xa:

    ” Unlocking the truth • 6 hours ago

    I can’t wait to see the entire system implode on itself
    because nearly everyone (99%) in China is corrupt, thanks to their tendency to idolize money and other material gains. They are inhospitable, greedy and uncivilized – a recipe for disaster; corruption exists in most of their universities, police stations, streets and their government, to name a few. For example, if someone’s dog bites you in China, as a foreigner, they will take you to the police station and demand that you pay them a ridiculous sum of money. There is no judicial process involved. The same goes for other incidents where Chinese are wrong but due to their cunning, biased behavior, they would demand 10s of thousands of RMBs from you. This happens everyday and the police is involved and no one ever seems to say anything about it. They kill foreigners in China for nothing and no one seems to know who does it… nevertheless, even if it’s an accidental case of a foreigner defending him/herself and injuring (not even killing) a Chinese, they WILL find you and prosecute you. FOREIGNERS, STAY AWAY FROM CHINA! Stay tuned for my entire book on their atrocities and my recordings of their behavior – you will never venture to Asia again! Now that they have shown their Asian neighbors how hostile and uncivilized they are, they have lost all chances of friendship, so they are now looking to build ties with Africa and Western Countries (Latin America, Caribbean, etc) to drain them of their resources. The world is too busy to notice China’s cunning yet subtle behavior and psychology: but I will expose all of it!”

    ” wesleywongphoto Unlocking the truth • an hour ago

    You speak the truth and everything you say is 100% accurate and then some because I live in China and see everything you say happening all the time and a lot more to be honest with you. Being American Chinese myself I am totally disgusted with the current ‘modern’ Chinese culture and have little respect for it. Living in Zhejiang province, which is the richest province in China, I see everyday the disgusting arrogance and greed of people here and I can’t wait to finally leave this year after living here for 8 years. I don’t see this country as the next America. ………..far from it. The country is socially behind America light years……..and the sad thing is that most of the people here don’t understand that. That equate material success as the sign of a great country. They’re overall thinking is along the same lines as children who have never grown up. It won’t be other countries that will cause the downfall of China. It will be their own stupidity, misguided and immoral behavior……… Thanks for you great comment and would love to know the name of your book……think it would be a great read when I return to the states….. ;-)”

    ” On the Corner wesleywongphoto • 33 minutes ago

    I have lived in China since 1995 ~ and you are correct.”

    ” banner Unlocking the truth • 5 hours ago

    What you say is the truth. I wish people would open there eyes and ears !!!”

  4. Nguyễn Thi says:

    Trông người lại nghĩ đến ta . Hoan nghênh các bài viết về Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Tiệp Khắc của tác giả .

  5. DâM TiêN says:

    Sao tự nhiên ông nào lại mang cái Phần Lan cõi sương mù vô đây,
    rồi răm rắp đem so với Việt Nam mình.

    Việt Nam có những điều kiện hoàn toàn khác. Hai cái Hiệp định
    Geneve và Paris vẫn còn trói buộc. Đất nước chia hai, mà thống
    nhứt dưới mũi súng theo lề lối cộng phỉ…Luật pháp chưa hoàn thành.

    Việt Nam lưỡng nghi là đường đi duy nhứt bắt buộc, passage obligé,
    cho CS bành trướng ra bên ngoài… và cho Mỹ tiến sát Nga Tàu, nên
    cả hai Mỹ Tàu tranh nhau.

    Nay,Việt Nam nằm trong tay…Mỹ, chứ không phải tay Tàu, mà…chưa
    chi mơ hồ từ mô tê, ai lại mang Phần Lan , mang Tàu ra dọa nơi đây?

    • Em 72 says:

      Nếu CSVN không nắm bắt cơ hội anh Mỹ đang chìa tay kéo VN ra khỏi vũng lầy Tàu bựa, mãi mê chấm mút mấy cái phao câu vịt quay Bắc kinh; thời cuộc sẽ tạo cho cô cọng hòa của Mr Dâm phải chấp nhận xơi vịt tiềm mình ên trên khu chợ củ khá lâu đấy.

      Mr Dâm phán “VN Lưỡng nghi” rồi lại phán Nay,Việt Nam nằm trong tay…Mỹ, chứ không phải tay Tàu, mà…chưa chi mơ hồ từ mô tê, ai lại mang Phần Lan , mang Tàu ra dọa nơi đây?.

      Thế là Mr Dâm mở màn cho bọn DLV sau này tha hồ mà sủa : “đất nước bị phân qua là do bọn Mỹ, Ngụy”.
      Cách đây 60 năm, cái tội chia 2 đất nước của CSVN bây giờ đã rỏ. Ngày nay, cái tội chỉ biết chúi mũi vào cái đít ghế quyền lực, không muốn thoát thân phận finlandization, CSVN lại một lần nửa sẽ đưa đất nước vào thế phân qua.

      Mr Dâm đang vô tình làm cho cô cọng hòa của Mr Dâm mang tội oan đấy.

      • DâM TiêN says:

        Em 72 ui à

        Lưỡng Nghi ? Hãy bao quanh hình thể chữ S thành một vòng tròn,
        sẽ thấy hiện ra ngời ngời một hình Lưỡng Nghi cân bằng tuyệt đẹp.
        tây là thổ; đông là thủy… Lãnh thổ VN là một ” linh địa” với Tàu, và
        là lãnh thổ ưu việt với Mỹ. Passage obligé.

        Bời cái linh địa Việt Nam minh châu trời đông, nên quê ta bì hai
        thế lực giằng co định chiếm lấy. Không xong, nên sẽ huề.

        Mỹ Hoa làm hòa, thì quê ta an bình. Cô Cộng Hòa đi chợ sẽ dìa.

  6. Minh Đức says:

    Cách giải thích chữ Phần Lan Hóa xem ra không có gì mới lạ. Người Việt Nam gọi đó là “làm Chư Hầu”. Làm chư hầu vẫn phải triều cống nhưng vẫn giữ được độc lập. Chẳng qua là Liên Xô không có lệ triều cống mà thôi.

    Nhưng bây giờ Việt Nam phải làm chư hầu của Trung Quốc thì buồn lắm. Nhật và Nam Hàn trước đây phải học tư tưởng chính trị của Trung Quốc (tức là Nho Giáo), ngày nay họ có chế độ chính trị và luật lệ khá hơn Trung Quốc. Còn Việt Nam cứ lẽo đẽo bắt chước chế độ chính trị lỗi thời của Trung Quốc.

  7. vybui says:

    Một bài đáng đọc!

    Hoan nghênh cả ba ông TTĐ, Ông Bút (NMH), và Phan Huy( MPH). Không hổ danh xứ Quảng!

    • Builan says:

      Hahaha ha !!! còn mấy thằng cúc đột “ăn cơm quốc gia thờ MA CS ” như NĐ T- HĐ N, HKB,…. thì sao nhĩ ?
      Tôi muốn baỏ chúng nó khiông có tiền mua luạ thì xé mâý cái chuì máu quần què nối lại làm đây- treo cổ lên mà chết đi, cho QN đở NHỤC !
      NĐT cố lết về Cầu Đỏ hay cầu CẨM LỆ treo tòng teng cho ông QN đi qua , bà QN đi lại lấy đó làm gương _ mang cái cái lệnh Khai trừ đi tìm HB T , LH Đ đưa cho chúng nó đọc- mừng cho chúng không còn trên coĩ đời nầy để đọc công hàm 58 cuả Đồng vẫu ,Đồng Đui, và mật ước THÀNH ĐÔ 90 !!!! Khakhakha

  8. Kiến lửa says:

    Định nghĩa Finlandization, trang wiki tiếng Anh có đoạn : “Finlandization (Finnish: suomettuminen; Swedish: finlandisering; German: Finnlandisierung) is the process by which one powerful country strongly influences the policies of a smaller neighboring country. The term literally means “to become like Finland” referring to the influence of the Soviet Union on Finland’s policies during the Cold War.

    The term is generally considered to be pejorative, originating in West German political debate of the late 1960s and 1970s. As the term was used in Germany and other NATO countries, it referred to the decision of a country not to challenge a more powerful neighbor in foreign politics, while maintaining national sovereignty. It is commonly used in reference to Finland’s policies in relation to the Soviet Union during the Cold War, but it can refer more generally to similar international relations, such as Denmark’s attitude toward Germany between 1871 and 1940″. (https://en.wikipedia.org/wiki/Finlandization )

    Tạm dịch : Finlandization (Phần Lan: suomettuminen; Thụy Điển: finlandisering; Đức: Finnlandisierung) là quá trình mà theo đó một quốc gia mạnh ảnh hưởng lớn đến chính sách của một quốc gia láng giềng nhỏ hơn. Thuật ngữ này có nghĩa là “trở nên giống như Phần Lan”, đề cập đến ảnh hưởng của Liên Xô đối với chính sách của Phần Lan trong Chiến tranh Lạnh.

    Thuật ngữ này thường bị coi là sự miệt thị, có nguồn gốc trong tranh luận chính trị ở Tây Đức vào cuối những năm 1960 và 1970. Là thuật ngữ được sử dụng ở Đức và các nước NATO khác, nó ám chỉ quyết định của một quốc gia không thách thức một quốc gia láng giềng mạnh hơn trong hoạt động chính trị đối ngoại, trong khi duy trì chủ quyền quốc gia. Nó thường được sử dụng trong tài liệu tham khảo chính sách của Phần Lan trong quan hệ với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, nhưng nó có thể ám chỉ một cách tổng quát hơn đối với các mối quan hệ quốc tế tương tự, chẳng hạn như thái độ của Đan Mạch đối với Đức giữa năm 1871 và năm 1940.

    Hội nghị Thành Đô nói gì vẫn bưng bít như mèo giấu c.’t. Chẵng cần quan tâm.

    Chỉ cần nhìn sự việc bộ trưởng ngoại giao hồi ấy bị Trung quốc yêu cầu gạt bỏ vì ông Nguyễn Cơ Thạch đã nhìn thấy TQ là mối hiểm họa chính của dân tộc.

    Chỉ cần nhìn CSVN hiện nay vẫn không liên minh với bất kỳ ai bởi TQ mở mắt là nhìn thấy kẻ thù, đủ cho thấy CSVN không (dám ) thách thức một quốc gia láng giềng TQ mạnh hơn trong hoạt động chính trị đối ngoại, trong khi duy trì chủ quyền quốc gia (dẫu cho TQ trắng trợn vi phạm chủ quyền của VN ).

    Vậy, đã đủ để kết luận, VN đã bị Finlandization bởi TQ, một thuật ngữ bị coi là một sự miệt thị cho VN.
    Đừng mơ giửa ban ngày “CSVN liên minh với Mỹ” để bảo tồn lãnh thổ, lãnh hải.

  9. Việt cộng bám đít Tàu cộng says:

    Cho dù bọn đế quốc sừng sỏ Tàu cộng ngày càng tỏ ra hung hãn, bè lũ bọn Việt cộng phản quốc vẫn tiếp tục bám đit bọn đế quốc :

    ***04/08/2014 18:06
    Trung Quốc hung hăng tuyên bố: “Chúng tôi có quyền làm bất cứ điều gì ở Biển Đông”

    Yi Xiangliang, Phó Chủ Tịch Cục Biên Giới và Hải Dương của Bộ Ngoại Giao TQ, nói với các ký giả là “Bắc Kinh có mọi quyền hạn xây dựng trên các đảo này để nâng cao đời sống của công nhân viên chức TQ trên đảo”

    Yi ăn nói rất trắng trợn: “Trường Sa là lãnh thổ toàn vẹn của Trung Quốc, chính phủ TQ có toàn quyền làm hay không làm bất cứ cái gì trên quần đảo này, không ai được phép có ý kiến gì” .

    ***”20/12/13: Từ Trung quốc trở về Việt Nam tham dự Hội nghị Ngoại vụ 17 và Hội nghị Ngoại giao 28, Nguyễn Văn Thơ – đại sứ Việt Nam tại Trung quốc – đã dành cho báo giới Việt Nam một cuộc trò chuyện . Nguyễn Văn Thơ thề thốt: “Việt Nam không hai lòng với Trung quốc “.

    *** Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: “Dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc cũng vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa” .

    ***Nhà biên khảo Hoàng Dung thuật lại rằng thượng tướng Bùi Văn Huấn – Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị – trong một bài phỏng vấn đăng trên mạng lưới của Trung tâm Phát Triển Văn học Nghệ Thuật ngày 18/3/2012 khi trả lời về mưu toan chiếm đoạt Biển Đông của Trung Hoa đã nói với giọng thật buồn “Trung Quốc lấy cái gì của ta thì ta phải chịu thôi.”

    *** Tiến sĩ Hà sĩ Phu :“Chỉ biểu tình ôn hòa chống kẻ xâm phạm bờ cõi mà phải xin phép mới được biểu tình thì đất nước này rất xứng đáng làm nô lệ, không có nhân dân anh hùng nào lại ứng xử như con giun vậy. Dân Việt Nam quyết không chấp nhận sự nô lệ ấy”

    ***Làm gì để cứu non sông?- 25/07/14 – Tác giả: Bảo Giang :.. từ sau ngày quốc nạn 30-4-1975, và trước đó, từ 3-2-1930 đến 20-7-1954, tại miền bắc Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, đã chẳng có sách vở nào được ghi chép, đã chẳng có người dân nào được phép nhắc nhở đến bản đồ địa lý mà cha ông ta để lại, cũng như chẳng ai được nhắc đến chuyệt phạt Tống, bình Ngô, triệt Hán, diệt Thanh của cha ông ta nữa.

  10. Dân Việt says:

    Quyết Tâm Của Đảng

    Dù cho vật đổi sao dời
    Đảng ta kiên định một lời quyết tâm
    Thà rằng mất nước nghìn năm
    Còn hơn mất đảng dù trong một ngày
    Một ngày chuyên chính lơi tay
    Là ngày dân tộc vươn vai quật cường
    Là ngày đất nước lên đường
    Tự do, dân chủ, tình thương chan hoà
    Thì còn đâu nữa đảng ta?
    Khác nào tự sát như là Liên Xô
    Bởi tên Ba Chóp hồ đồ
    Để cho Yên Sỉn phất cờ tiến công
    Đảng ta còn nhớ nằm lòng
    Những ngày hốt hoảng phập phồng buồn đau
    Cũng may nhờ đảng anh Tàu
    Ngăn cơn gió loạn Đông âu kinh hoàng
    Đảng ta thoát nạn bình an
    Nhưng còn đâu nữa vinh quang thuở nào!
    Liên xô sụp đổ nghẹn ngào
    Lôi theo cả khối Đông Âu bạn bè
    Chỉ còn mấy nước le ngoe
    Co cụm nhau lại liệu bề tồn sinh
    Tôn anh đại hán Cận Bình
    Làm tân lãnh tụ phe mình ngày nay
    Bao nhiêu kinh nghiệm đắng cay
    Đảng ta cảnh giác từng ngày từng đêm
    “Dù ai nói ngã nói nghiêng
    Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân
    Nắm chặt chuyên chính nhân dân
    Độc tài toàn trị, ngàn năm búa liềm.”

    Phan Huy MPH
    http://fdfvn.wordpress.com

Leave a Reply to Dân Việt