WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng – Lời xin lỗi dù muộn màng

Bài toán như sau “Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”. Rất nhiều tranh cãi diễn ra quanh bài toán này, thậm chí có cả một làn sóng cười cợt, mỉa mai chê bai sự dốt nát của ông thầy nào đã ra đề bài ấy.

Chỉ sau vài ngày, khi câu chuyện bài toán “cừu và thuyền trưởng” này gây nên cơn sốt, tác giả của bài toán là giáo sư Phạm Đình Thực – nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn đã cho biết đó là một trong những bài toán cố ý nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh, tránh cách học máy móc và lối mòn.

Và ông rất buồn rằng sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng điều đó chứng minh rằng tư duy phản biện trong nhà trường đang bị triệt tiêu. Đây là một cảnh báo rất nghiêm túc của một nhà sư phạm có tâm huyết.

Giáo sư Phạm Đình Thực đã đưa ra bài toán "Con cừu và thuyền trưởng" nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh - Ảnh: TL (motthegioi)

Giáo sư Phạm Đình Thực đã đưa ra bài toán “Con cừu và thuyền trưởng” nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh – Ảnh: TL (motthegioi)

Khác với giai đoạn bùng nổ cười cợt, miệt thị vì đề toán này, sau sự tường trình “à ra thế” của người ra đề bài thì có một sự thật không kém đau lòng “bục” ra đó là như sự yên lặng và quên lãng với câu chuyện mà nhiều người vừa ào ào thịnh nộ.

Trên các mạng xã hội rất ít phản hồi về cái sự thật mới được đưa ra thậm chí là một lời tâm tình xin lỗi tác giả, khi biết được sự thật chỉ được giới thiệu một phân nửa cũng hầu như vắng bóng.

Câu chuyện đơn giản này đang phác họa một xã hội Việt Nam rõ nét trong thời kỳ hiện đại: Con người đang dễ dàng chỉ trích, hạ thấp một ai đó, nhưng khi tìm ra điều đó là một sai lầm trong phản biện của mình thì dễ dàng né tránh bỏ qua.

Con người đang hời hợt trong cuộc sống, nhanh nhạy tham gia những phong trào miệt thị đồng loại để chứng minh mình có lẽ phải, nhưng rồi quay mặt rất nhanh khi nhận ra là mình đã bước hụt chân.

Có phải con người Việt Nam hôm nay đã ích kỷ hơn, đã thiếu đi sự tử tế, chân thành khi không biết cất lên lời xin lỗi cho những gì mình gây ra?
Trong vô số những lời miệt thị công việc lặng lẽ của vị giáo sư, sau đó, khi mọi chuyện được lý giải, hầu như tôi không tìm thấy một sự ân hận nào. Dĩ nhiên, trong muôn vàn cách nói, có thể lý giải rằng do việc bài toán “cừu và thuyền trưởng” đã được đưa ra thiếu một nửa sự thật ở phía sau khiến gây hiểu lầm, nhưng rõ ràng là có một sự thật hoàn hảo là đám đông chúng ta đã không buồn cất công tìm hiểu, và cũng rất sợ trễ chuyến tàu xu thời, nên vội góp ngay một bình luận cay độc, trước khi nhận biết đủ.

Sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng - Ảnh:TL

Sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng – Ảnh:TL

Giữa một xã hội lâu nay chỉ nhìn thấy vô số những sai lầm của sách giáo khoa, của phát ngôn từ ngành giáo dục… Con người Việt Nam có thể đã chai lì và quá ngán ngẩm trước hiện thực của đời mình, con cháu mình, thì chuyện giữa mênh mông hiện tại những điều đáng vứt đi, việc tìm thấy một tư duy tốt đẹp cho con người như vậy, dù nhỏ bé, điều đó cũng xứng đáng được cúi đầu kính trọng.

Lâu  nay trên báo chí, truyền hình… người ta thấy không ít người Việt trở nên tầm thường, tranh ăn giữa sảnh thượng lưu, cướp giật giữa phố khi gặp cảnh đánh rơi, thậm chí đền đài, thờ phượng cũng tràn ngập tiền bạc và mua vui.

Giữa biển cả xuống cấp đó, bài toán lặng lẽ giải ước mơ, cho trẻ con có tính phản biện và logic của cuộc sống, quả là một món quà ẩn giấu kỳ diệu, khó tin trong một thời đại đầy công thức và chỉ biết lo bảo toàn bản thân ích kỉ. Tác giả bài toán đó lẽ ra phải được nhận một lời xin lỗi

Tôi muốn gửi đến giáo sư Phạm Đình Thực một lời xin lỗi. Vì tôi cũng đã cười khi nhìn bài toán đó, đã vô tâm không đi tìm lý do vì sao nó lại được in ra. Dĩ nhiên, tôi cũng giống như rất nhiều người đã mệt mỏi và ngao ngán trước nền giáo dục Việt Nam bấy lâu nay, nhưng đó không thể là lý do nếu tôi đánh đồng sai lầm với sự tận tụy – dù nhỏ bé – của một nhà giáo có lương tâm.

Đất nước đã ngàn năm tuổi, vì vậy người Việt cũng cần lớn lên để thoát khỏi trạng thái ích kỷ trẻ con, có thể vì một vấn nạn giáo dục nào đó đã hằn vào não nhiều thế hệ trên đất nước này, khiến đang ngày càng bùng lên như một khối u đau nhức.

Lời xin lỗi trong suy nghĩ của người Việt cần phải được dựng lại từ hôm nay, vì xin lỗi một bài toán nhỏ có thể là khởi đầu cho những phục hưng lớn lao hơn. Để một lúc nào đó, chúng ta có thể mạnh dạn xin lỗi lịch sử, xin lỗi hiện tại và xin lỗi lẫn nhau… vì chúng ta đã vui cười, tận hưởng trong vô tâm…

© Tuấn Khanhmotthegioi.com

30 Phản hồi cho “Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng – Lời xin lỗi dù muộn màng”

  1. Nguyễn Trọng Dân says:

    Loạn Thi

    Ẩn số của lòng em , anh giải hoài chưa được
    Phương trình đầu , là nổi nhớ được bình phương
    Phương trình sau , là chia hai những đoạn trường
    Hai chúng minh nổi trôi mùa chiến trận

    Bọn Cộng quân , Mác Lê cuồng hận
    Dội pháo từng ngày vào xóm vào quê
    Có những khi anh từ trận trở về
    Ta nhìn nhau, lệ trào trong lo lắng…

    Anh lấy đạo hàm phương trình thầm lặng
    Những tháng ngày em vất vã thăm nuôi
    Một đời hồng , bương chãi những ngược xuôi
    Căn bậc hai cho khổ buồn bớt réo

    Ẩn số lòng em , nếu anh nhân tréo
    Thì khổ đau là hằng số không dời
    Còn nhớ nhung là hệ số mù khơi
    Bao trắc trở vì bạo quyền Cộng Phỉ

    Anh vẫn biết , em thản nhiên bền bỉ
    Mái tóc dài đau khổ đã ngàn năm
    Anh lấy đạo hàm -trừ cộng xa xăm
    Cố bù đắp lòng em tình cao cả…

    Có phải em là cây Thánh Giá ,
    Lại cưu mang đức hạnh Quan Âm
    Cứu đời anh – xe nối tơ tầm
    Cho cuộc sống không còn vô nghiệm?

    Ẩn số của lòng em , cả đời anh tìm kiếm
    Em mĩm cười , “đố anh giải thử coi-
    Thân xác này , tọa độ lõm lòi ,
    Đố anh biết , yêu đương gồm mấy độ? ..”

    Em biết anh bí mà cứ hoài làm bộ…
    Ẩn số lòng em, anh sẽ giải không ra
    Ôi tình thuơng năm tháng quá đậm đà
    Cám ơn em , một phương trình sự sống !

  2. Kevin To says:

    MATH FOR FINANCE (Toán học trong Tài chánh)
    [ The University of Washington]

    Tìm trị số của “x” trong biểu thức sau đây:

    x – [sin(x) / cos(x)] = -1

    BÀI GIẢI
    (kỳ tới)

    Kevin To, USA.

    • Kevin To says:

      ĐỀ TOÁN TRÊN CÓ HAI TIÊU ĐIỂM..

      Đề toán này có hai tiêu điểm cần (phản biện) viết lại; bởi vì, đề toán viết đúng phải là
      như vầy:

      Tìm trị số của “x” trong phương trình sau đây:

      x – [sin(x) / cos(x)] = – x

      BÀI GIẢI

      {Chúng ta giới hạn 0 < x x = arcsin(x)^1/2
      với 0 < x < 1, và 0 < arcsin(x)^1/2 < pi/2

      (còn tiếp)

      Kevin To, USA.

Phản hồi