WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Đăng Trừng: Tính nhân, mệnh vật

id n egoĐời sống của mỗi người gồm hai địa bàn: tính và mệnh. Tính là tư tưởng, mệnh là hành động. Yêu điều thiện là tính. Làm việc thiện là mệnh. Từ yêu điều thiện đến thực hiện điều thiện phải có những bước đi can đảm, can đảm làm người. Thiếu cam đảm vừa kể, điều được gọi là “làm việc thiện” chỉ là một ảo tưởng. Từ đó, tính và mệnh phân ly.

Thế nào là tính? Tính xuất phát từ đâu?

Phải chăng nhân chi sơ tính bản thiện?

Phải chăng nhân chi sơ tính bản ác?

Thưa rằng: Nhân chi sơ vô kỷ tính (Theo nhà tư tưởng Lý Đông A).

Con người vừa mới chào đời đâu đã nhận ra cái tôi (tự kỷ) của mình. “Vô kỷ” đồng nghĩa với vô thiện, vô ác. Tâm hồn của trẻ sơ sanh như tờ giấy trắng. Thế rồi, theo dòng thời gian, đứa trẻ từ từ khôn lớn, từ từ làm quen và hội nhập với dòng sử để cảm nhận rằng: lịch sử vận động theo những réo gọi thiết tha của niềm ước mơ được sống như một con người, sống trong tự do dân chủ, sống với chữ Nhân rạng rỡ. Lực réo gọi kia chính là hồn sử, hồn hướng nhân của sử. Hồn hướng nhân này dự phần định hình và bảo trợ tính của mỗi người từ trẻ thơ cho đến già lão.

Do nhận thức được mối quan hệ như hình với bóng giữa hồn sử và tính người, nhà cầm quyền giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã chuẩn bị cho công dân vào đời bằng cách lấy nhân bản và khai phóng làm nền tảng cho mọi hoạt động giáo dục, giáo dục học đường cũng như giáo dục đường phố.

Như vậy, hồn sử và sinh hoạt xã hội, đặc biệt là hoạt động giáo dục của chế độ chính trị đã hun đúc thành tính người.

- Giáo dục hướng nhân: tính người và hồn sử giao thoa đồng điệu, tính và mệnh là một hợp tấu tuyệt vời.

- Giáo dục lạc hướng: tính vẫn có khuynh-hướng hướng-nhân (do hồn sử hướng nhân là chân lý có tính bất di dịch) nhưng mệnh bị đẩy xa tính, đôi khi chống lại tính.

Tính và mệnh tuy gần nhưng rất xa. Tính và mệnh hợp quần, đây là chân ý nghĩa của niềm hạnh phúc cao rộng. Tính và mệnh chia tay, đó thực sự là nỗi đau khổ sâu sắc nhất trong thân phận con người.

Để thấy được một cách tròn đầy và linh động cuộc kết hợp khi hiện thực, khi mờ xa giữa tính và mệnh, kính mời Bạn Đọc theo dõi bản tin thời sự có liên quan đến luật sư Nguyễn Đăng Trừng của cơ quan truyền thông BBC Việt ngữ ngày 6 tháng 8, 2014:

“Hôm 31/7, báo chí trong nước loan báo quyết định của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khai trừ Đảng đối với ông Trừng vì có những dấu hiệu ‘suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống’.

Ông Trừng, năm nay 72 tuổi, từng tham gia trong phong trào sinh viên học sinh chống chính quyền ở miền Nam trước năm 1975 và từng bị chính quyền khi đó kết án vắng mặt 10 năm khổ sai.

Ông Trừng từng là đại biểu Quốc hội nổi tiếng nói thẳng tại nghị trường. Ông cũng từng là cán bộ công an sau chuyển sang làm bí thư Đảng đoàn và chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã gần 20 năm.” (Hết trích)

Nguyễn Đăng Trừng sanh năm 1942 tại Quảng Ngãi. Nam Tiểu Học Đà Nẵng là trường lớp đầu đời của Trừng. Kế đó Trừng theo học trung học đệ nhất và đệ nhị cấp tại Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Năm 1963 cầm mảnh bằng “Tú Tài Toàn Phần, ban Văn Chương Anh Ngữ”, Trừng bước vào Đại Học Luật Khoa Saigon. Cuối thập niên, 1960 Trừng gia nhập Luật Sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm Saigon.

Như đã trình bày ở trên, chương trình giáo dục của VNCH thuộc mọi cấp đều hàm chứa nội dung nhân bản và khai phóng. Từ những năm niên thiếu cho đến thời kỳ thực sự trưởng thành, Nguyễn Đăng Trừng đã được nuôi dạy trọn vẹn trong môi trường đồng điệu giữa hồn sử hướng nhân và giáo dục nhân bản. Công trình nuôi dạy kia có mục đích trang bị cho tâm trí của Trừng lòng yêu người, ý chí phục vụ con người, gọi tắt là tính nhân. Thế nhưng, thay vì biến tính nhân thành hành động sống cụ thể của mệnh, vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Đăng Trừng gia nhập đảng CSVN. Từ đó, mệnh của Trừng đã bị Cộng Sản hóa.

1) Người CS đề cao tam vô, đặc biệt là vô gia đình. Động vật không có ý thức về gia đình.

2) Người CS chủ trương đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực để tranh sống. Động vật thỏa mãn tính nhu yếu bằng sức mạnh của xương và bắp thịt.

3) Người CS vận dụng “bạo lực” của giai cấp để giải quyết mọi bất đồng ý kiến giữa đảng CSVN và những thành phần khác trong xã hội. Động vật giải quyết mọi tranh chấp với đồng loại theo bản năng mạnh được yếu thua.

4) Người CS sống trong xã hội nhưng chỉ lo bảo vệ quyền lợi của đảng, quyền lợi của quốc gia chỉ là chiêu bài. Động vật sống theo bầy đàn nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến thịnh suy của bầy đàn. Động vật chỉ biết chăm sóc bộ da của chính nó.

Không còn nghi ngờ gì nữa, mệnh của Trừng bị CS hóa đồng nghĩa với mệnh kia đã bị động vật hóa. Đó là ý nghĩa của hai chữ mệnh vật.

Bây giờ hãy nói về tĩnh và động. Vạn vật vận động.

Vận động bất ổn định gọi là động.

Vận động ổn định gọi là tĩnh.

Vận động hướng nhân của hồn sử là vận động đúng theo qui luật sử quan của triết học Con Người, đây là vận động ổn định, hồn sử là tĩnh.

Con người suy nghĩ đồng điệu với hồn sử giúp cho nhân tính vận động ổn định. Tính nhân là tĩnh.

Tính nhân sinh ra mệnh nhân, đời người ổn định, đời tĩnh. Tính nhân bị cưỡng bách chung sống với mệnh vật kiểu đời sống của Nguyễn Đăng Trừng, đời người là một đấu tranh gay gắt giữa nhân và vật, đời như vậy là đời bất ổn định, đời động.

Câu hỏi được đặt ra là: Trong cuộc đấu tranh kia, tính nhân thắng mệnh vật hay mệnh vật khống chế tính nhân?

Thưa rằng: Lịch sử nhân loại cùng với thực tiễn của đời sống đã mạnh mẽ khẳng định: Tĩnh là gốc của động. Động phải tìm về tĩnh, phải qui hàng tĩnh.

Giông bão phải tìm về mưa thuận gió hòa.

Chiến tranh phải tiến tới nghị hòa.

Tội ác phải cúi đầu trước công lý.

Mệnh vật phải thuần phục tính nhân.

Câu chuyện Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ ra khỏi đảng CSVN đã mở ra trước công luận hai công lý:

Công lý thứ nhất: Đảng CSVN là một tập thể mệnh vật điển hình. Quyết định khai trừ Nguyễn Đăng Trừng ra khỏi đảng CSVN không hề là chỉ dấu “thắng cuộc” của phe mệnh vật. Quyết định kia rõ ràng là bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tính nhân và mệnh vật với ghi chú mệnh vật phải thua cuộc trước tính nhân, đó là mệnh lệnh của hồn sử.

Công lý thứ hai: Không riêng gì cá nhân Nguyễn Đăng Trừng, trong thâm tâm của mỗi đảng viên đảng CSVN đều ẩn chứa một mặt trận đối kháng giữa nhân và vật.

Mỗi mặt trận là một ngọn lửa than. Muôn ngàn lửa than gom lại thành bão lửa.

Lửa thiêu rụi CSVN độc tài tham ô.

Lửa công bố: tính nhân toàn thắng mệnh vật.

Lửa mang ánh sáng dân chủ nhân quyền đến với Quê Hương Việt Nam.

© Đỗ Thái Nhiên

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Nguyễn Đăng Trừng: Tính nhân, mệnh vật”

  1. Minh Đức says:

    Lý thuyết tính, mệnh thì quá cao siêu. Thật ra việc ông Nguyễn Đăng Trừng làm khi giữ sự độc lập cho luật sư đoàn chỉ là làm theo sự đòi hỏi của nghề nghiệp. Mỗi nghề có những đòi hỏi về điều kiện làm việc. Nghề luật sư, quan tòa thì đòi hỏi phải được độc lập. Chính vì thế mà thời trước 75 tại miền Nam, các nghề bác sĩ, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư được gọi là nghề tự do. Những người làm nghề tự do có thể đi làm cho một văn phòng hoặc tự mở văn phòng, không phải đặt dưới sự chi phối của ai cả. Sở dĩ để cho họ tự do là vì tự do là điều kiện để họ làm việc tốt nhất.

    Luật sư, quan tòa không có sự độc lập thì kết quả việc làm của họ rất tệ hại vì không còn vô tư, công minh trong việc xử án. Chế độ CS không cho ngành tư pháp được độc lập đưa đến kết quả là có một nền tư pháp thất bại. Nền tư pháp có bị thất bại thì mới có hàng chục triệu người dân bị giết oan dưới chế độ CS tại Liên Xô, tại Trung Quốc.

    Người CS cho rằng họ phải nắm tư pháp để có toàn quyền sinh sát với dân và họ cho đó là nền tư pháp thành công. Không. Nền tư pháp thành công là nền tư pháp có khả năng phân biệt kẻ có tội và kẻ vô tội và chỉ phạt kẻ có tội mà thôi. Còn nền tư pháp của chế độ CS thì phạt tất cả mọi người theo lệnh của đảng CS, bất kể kẻ đó có tội hay vô tội. Đó là nền tư pháp thất bại.

  2. Thị Nghè says:

    Đăng Trừng, Tuấn Kiệt, Hiếu Đằng, Ngọc Nhuận, Bảo Cự…, toàn là mấy anh quê xệ. Xe duyên cùng tướng cướp, giờ mà giữ mạng được là may.

  3. Dân miền Nam says:

    Thấy mình sai thì phải sửa, đi lầm đường thì phải quay lại tìm đường ngay nẻo chính, dù có phải mệt công tốn sức, và cả chịu thiệt thòi! Có như thế mới là người ngay chính! Đàng này hầu hết các người “trí thức u mê” ở miền Nam lầm lạc theo CS, chưa nói đến cái u mê ngay lúc đầu, sau này húc đầu vào đống rác thối tha bất nhân CS rồi, vẫn cứ có húc, cố lủi sâu vào, không biết hợp lại với nhau mà cứu nước, cứu mình, cố giữ cái chức vụ, bổng lộc của chế độ khốn nạn CS ban cho! Thật là hèn nhát và mang tội với dân nước! Khi bị loại hay đời gần tàn rồi mới lải nhải vài câu như Hạ Đình Nguyên, Huỳnh Tấn Mẫm và cả nhóm SV “trâu đánh” cũ, thì nào có ích gì? Cũng là phường “giá áo túi cơm” thôi! Thật đáng tủi buồn!

  4. Trực Ngôn says:

    Trích: “Như đã trình bày ở trên, chương trình giáo dục của VNCH thuộc mọi cấp đều hàm chứa nội dung nhân bản và khai phóng. Từ những năm niên thiếu cho đến thời kỳ thực sự trưởng thành, Nguyễn Đăng Trừng đã được nuôi dạy trọn vẹn trong môi trường đồng điệu giữa hồn sử hướng nhân và giáo dục nhân bản. Công trình nuôi dạy kia có mục đích trang bị cho tâm trí của Trừng lòng yêu người, ý chí phục vụ con người, gọi tắt là tính nhân. Thế nhưng, thay vì biến tính nhân thành hành động sống cụ thể của mệnh, vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Đăng Trừng gia nhập đảng CSVN. Từ đó, mệnh của Trừng đã bị Cộng Sản hóa“.

    Cha mẹ thương yêu, muốn dạy dỗ con nên người hữu dụng cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước, dân tộc. Nhưng khốn nỗi có những đứa con hoang đàng, nghịch ngơm, ngang tàng bướng bỉnh, không chịu suy nghĩ, không chăm chỉ học hành cho nên người, lại đua đòi theo đám lưu manh, giở thói “anh hùng trộm cướp”, đi theo đám ma cô rồi đâm đầu vào xì ke má tuý, tự phá hỏng cuộc đời mình, lại còn làm liên lụy cho xã hội và người khác!

    Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến!

    Trích; “Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

    Không biết có bao giờ các ông Nguyễn Đăng Trừng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, – Ngọc Tường (và nhiều người khác nữa) hồi tưởng lại thời quá khứ, so sánh giữa nền Giáo dục thời VNCH và CSVN ngày nay không nhỉ?

    Có bao giờ các ông nói với con cái câu; “Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”?

  5. Trực Ngôn says:

    Trích: “Con người vừa mới chào đời đâu đã nhận ra cái tôi (tự kỷ) của mình. “Vô kỷ” đồng nghĩa với vô thiện, vô ác. Tâm hồn của trẻ sơ sanh như tờ giấy trắng. Thế rồi, theo dòng thời gian, đứa trẻ từ từ khôn lớn, từ từ làm quen và hội nhập với dòng sử để cảm nhận…………“.

    Có câu; “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Thế nhưng đối với những người bị quáng gà thì hình như khi “gần đèn” họ bị choá mắt không nhìn rõ, không cảm nhận được sự vật trước mắt!

    Thay vì phải cố gắng tìm hiểu, trau luyện cho đôi mắt làm quen với ánh sáng (Dân chủ) thì họ lầm lẫn, lần mò chui đầu vào bóng tối, rừng rú cho đỡ “choá mắt”, không ngờ hành động đó đã hại họ, biến họ thành những kẻ, không chỉ bị mờ mắt mà còn mù luôn cả trí não và tâm hồn, đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn!

    Ông Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đăng Trừng, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, – Ngọc Tường và nhiều người khác nữa đã nằm trong trường hợp này?

  6. Lê Tuấn says:

    Nguyễn Đăng Trừng bị VNCH kết án 10 năm biệt xứ khi đang là chủ tịch ban Đại Diện của ĐH Luật Sài Gòn và cũng là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn nhiệm kỳ 1967-1968. Y chưa tốt nghiệp cử nhân luật (chế độ 3 năm). Y chưa bao giờ là luật sư của Luật Sư Đoàn thuộc Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn cho dù là luật sư tập sự.

  7. Builan says:

    _ Trước hết xin BBT hoặc TG “điều chĩnh” giúp cho bài viết thêm giá trị – chính xác !!! (ở đoạn nầy )
    “Nguyễn Đăng Trừng sanh năm 1942 tại Quảng Ngãi. Nam Tiểu Học Đà Nẵng là trường lớp đầu đời của Trừng. Kế đó Trừng theo học trung học đệ nhất và đệ nhị cấp tại Trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Năm 1963 cầm mảnh bằng “Tú Tài Toàn Phần, ban Văn Chương Anh Ngữ”, Trừng bước vào Đại Học Luật Khoa Saigon. Cuối thập niên, 1960 Trừng gia nhập Luật Sư Đoàn Tòa Thượng Thẩm Saigon. ”

    _ ĐỊNH MỆNH :
    CỘNG SẢN là tam vô > CS – Chung sơn > chó săn ……. TAM VO^ ! Thoả mãn tính súc vật !.
    NĐT và dồng bọn _ tách khoỉ bạn bè cùng trang lứa PCT… tự nguyện “động vật hoá”, còn năn nĩ xin xõ làm chi cho thêm nhục NĐT ơi !!!! Trông gương LHĐ kià ! Tôi vẫn tiếc thương !! TỆ HAỊ THAY, vì cái SỔ HƯU , nhiều anh còn cố tình lấp liếm nguỵ biện – tôị tình như TDBC ! HDN , Đào Hiếu… còn CƯƠNG giùm VTTh (hết thể tự cuơng !!) hahaha
    Chỉ có LƯA – Lưả thui sạch lông CẦY !
    Cảm ơn tG đã goí gọn

    “Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Đăng Trừng gia nhập đảng CSVN. Từ đó, mệnh của Trừng đã bị Cộng Sản hóa.

    1) Người CS đề cao tam vô, đặc biệt là vô gia đình. Động vật không có ý thức về gia đình.

    2) Người CS chủ trương đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực để tranh sống. Động vật thỏa mãn tính nhu yếu bằng sức mạnh của xương và bắp thịt.

    3) Người CS vận dụng “bạo lực” của giai cấp để giải quyết mọi bất đồng ý kiến giữa đảng CSVN và những thành phần khác trong xã hội. Động vật giải quyết mọi tranh chấp với đồng loại theo bản năng mạnh được yếu thua.

    4) Người CS sống trong xã hội nhưng chỉ lo bảo vệ quyền lợi của đảng, quyền lợi của quốc gia chỉ là chiêu bài. Động vật sống theo bầy đàn nhưng chẳng bao giờ quan tâm đến thịnh suy của bầy đàn. Động vật chỉ biết chăm sóc bộ da của chính nó.

    Không còn nghi ngờ gì nữa, mệnh của Trừng bị CS hóa đồng nghĩa với mệnh kia đã bị động vật hóa. Đó là ý nghĩa của hai chữ mệnh vật. “

  8. Dân Việt says:

    Gương Nguyễn Đăng Trừng

    Tội nghiệp cho anh vẫn tự hào!
    Cầm đầu phản chiến vác cờ sao
    Quyết tâm theo đảng vung liềm búa
    Quậy phá miền Nam một thuở nào.

    Miền Nam nhân bản đã nuôi anh
    Cho anh ăn học đến thành danh
    Công ơn dưỡng dục không đền đáp
    Anh lại đầu quân đảng bất nhân.

    Mẹ mong anh học để nên người
    Nào ngờ anh chọn kiếp đươi ươi
    Bây giờ anh bị khai trừ đảng
    Chúng vắt chanh anh bỏ vỏ rồi.

    Thôi anh nên lui về giữ mạng
    Cũng may chúng chẳng dứt đường tơ
    Nhưng anh sống đó mà như chết
    Dân tộc khinh khi đứa trở cờ.

    Nếu anh còn đó cái lương tâm
    Thú nhận công khai những lỗi lầm
    Vạch trần cái đảng phi dân tộc
    Cho dù có chết cũng cam tâm.

    Hoạ chăng dân tộc động lòng thương
    Tha thứ cho anh những lật lường
    Phản nhà hại nước ôm chân giặc
    Suốt cả cuộc đời kẻ bất lương.

    Gương của anh Đằng thật đáng soi
    Những ai trót lỡ phận tôi đòi
    Hãy nhìn cho kỹ vào gương ấy
    Sẽ nhận ra mình đang nhúc nhoi.

    Phan Huy MPH
    http://fdfvn.wordpress.com

Leave a Reply to Dân Việt