WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?

ngo dinh diem 1Vài tháng trước trên internet xuất hiện bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH” với nội dung chính: “Ngày 20.09.2013 khi người Việt tại Đức được vinh dự đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác, Ngài đã kể lại 1 câu chuyện thật cảm động. Những thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà xa số tội ác với dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng. Năm 1959 Đức Dalai Lama phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn. TQ lúc bấy giờ như con hổ đói, họ dùng đủ mọi cách để truy lùng Ngài. Khoảng thời gian đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về 1 thanh niên với nụ cười thật nhân hậu đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước mũi súng bạo tàn của Mao Trạch Đông. Ấn Độ luôn có đụng độ với TQ về vấn đề biên giới, vi vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị TQ cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm. Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã.

May thay ở vùng Đông Nam Á có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém. Ông từng biết thế nào là tỵ nạn CS, vì chính ông cũng đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ hằng triệu đồng bào của ông chạy nạn CS từ Bắc vào Nam… Đó là cố TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm đối với dân tộc của ông vào những ngày tháng khó khăn nhất”.

Vài hôm sau tôi nhận bài viết phản bác bài viết trên với cái tựa khá dài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ”” của tác giả Nguyễn Kha. Tác giả dành khá nhiều công sức để tìm kiếm gần như tất cả các phương tiện truyền thông thông dụng, từ google cho đến các trang web Tây Tạng và nhất là nghe kỹ youtube thu lại buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở chùa Viên Giác.

Theo tác giả Nguyễn Kha, ngoài ba lần nhắc đến Việt Nam trong chiến tranh, trong toàn bộ buổi thuyết pháp “Đức Dalai Lama đã không còn đả động gì đến Việt Nam nữa. Nhất là Ngài HOÀN TOÀN KHÔNG NÓI MỘT TIẾNG “PRESIDENT DIEM” HAY MỘT TIẾNG “RICE DONATION” NÀO CẢ. Do đó, dĩ nhiên là không có câu chuyện hoang đường “Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm” đã “âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng.” như “Chị Hoa Lan” đã gian trá phịa ra”.

Một lần, bạn tôi, Luật sư Nguyễn Xuân Phước ở Dallas gọi để thảo luận về chuyện “TT Ngô Đình Diệm tặng gạo cho dân Tây Tạng” này. Tôi nói với anh, trên quan điểm chính trị và nhân đạo, tôi tin là có nhưng thú thật tôi không chứng minh được bằng tài liệu nào. Biết tôi sắp đi Đức, anh Phước dặn tôi để đích thân nhờ Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Hannover xác nhận dùm chuyện “hàng tấn gạo” này. Tôi hứa sẽ bạch với thầy.

Tôi đến Hannover chiều thứ Năm tuần trước. Lần đầu đến viếng chùa Viên Giác, nhưng về tình cảm, với tôi đây là chuyến trở về. Viên Giác Hannover không có bóng đa già và những mùa thu ngập lá như Viên Giác Hội An. Viên Giác Hannover không có thằng bé ngồi nhìn bóng trăng soi trên sân gạch mà nhớ đến mẹ mình trong những đêm rằm Vu Lan tháng Bảy như Viên Giác Hội An. Cây đa già đã chết, thằng bé đã đi xa nhưng ký ức của một phần đời cô đơn nhất vẫn còn nguyên vẹn trong tâm hồn nó.

Sau những chuyện riêng tư, thăm hỏi sức khỏe, tôi bạch với Hòa thượng Thích Như Điển trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm chùa Viên Giác hôm 20 tháng 9, 2013, khi ngài thuyết pháp, khi ngài trò chuyện, khi ngài nói trong chương trình, khi ngài thăm hỏi ngoài chương trình, có bao giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc đến việc “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” không?
Hòa thượng Như Điển xác định “Không”.

Nhưng rồi hòa thượng nói tiếp, sau khi đọc bài viết chính hòa thượng cũng thắc mắc về chuyện “hàng tấn gạo” và bảo các đệ tử, trong đó có nhiều người tu học tại Ấn Độ truy cứu tài liệu để tìm xem nếu Việt Nam Cộng Hòa đã từng viện trợ gạo cho nhân dân Tây Tạng. Ngày 7 tháng 8 vừa qua, hòa thượng nhận được kết quả truy cứu.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã hai lần tặng gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng

Hoà Thượng Như Điển trước chùa Viên Giác, Đức

Hoà Thượng Như Điển trước chùa Viên Giác, Đức

Tài liệu xác nhận Việt Nam Cộng Hòa đã có cứu trợ gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn, và không chỉ cứu trợ “hàng tấn gạo”, vài chục ngàn tấn mà đã gởi hai lần tổng cộng một ngàn năm trăm tấn gạo qua trung gian chính phủ Ấn. Hòa thượng chuyển cho tôi nguyên văn tài liệu và cả đường link dẫn đến tài liệu. Ngài cũng khuyến khích tôi dịch các đoạn liên hệ đến Việt Nam để phổ biến cho công chúng. “Sự thật cần phải làm sáng tỏ”, thầy dặn tôi như thế.

Tôi thật có duyên với câu chuyện “hàng tấn gạo” này vì người đón gia đình tôi ở phi trường và cả nhà ga Berlin lại là chị Hoa Lan. Chúng tôi không biết nhau trước. Chị ở Berlin nên Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác nhờ chị đón chúng tôi ở phi trường, đưa sang nhà ga đi Hannover và đón chúng tôi khi về lại Berlin. Khi chị đón tôi ở nhà ga Berlin, trên đường về khách sạn, tôi hỏi có phải chính chị đã nghe đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” hay không? Chị Hoa Lan trả lời “Không”. Chị Hoa Lan cũng không biết ai đã dùng tên chị để đưa vào bài viết. Vì tôi đã được hòa thượng xác nhận bằng tài liệu chính thức của chính phủ Ấn nên việc chị Hoa Lan có nói hay không, không còn là chuyện quan trọng.

Giá trị của tài liệu

Tài liệu do Hòa thượng Như Điển chuyển dày 116 trang do Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách và Quốc Hội Tây Tạng (Tibetan Parliamentary and Policy Research Centre) công bố năm 2006. Trung tâm đặt văn phòng tại H-10, 2nd Floor, Lajpat Nagar – III, New Delhi – 110024, INDIA. Đây là tổng kết các biên bản ghi lại các buổi phỏng vấn các lãnh đạo trong chính phủ Ấn Độ. Những người được phỏng vấn có Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru, Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon, Bộ trưởng Thương mại Shri D.P. Karmarkar, Thứ trưởng Ngoại Giao Shri A.K. Chanda, Bộ trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ Shri T.T. Krishnamachari và nhiều viên chức cao cấp khác có liên hệ đến tiến trình định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn từ năm 1952 đến năm 2005.

Phỏng vấn Thủ tướng Nehru

Ngày 19 tháng 12 năm 1960, người phỏng vấn tên Shri Harihar Patel hỏi Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru: “Thủ tướng vui lòng cho biết tên các quốc gia, cơ quan cứu trợ tư có liên hệ đến công việc cứu giúp và định cư người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn và số lượng cũng như tên các trại do các cơ quan đó điều hành tại Ấn, Sikkim và Bhutan?”

Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru: “Các chính phủ Úc, Mỹ và Tân Tây Lan đã viện trợ 10 lakhs Rupees, 4,75,000 Rupees, 2,63,920 Rupees theo thứ tự để chính phủ Ấn chi dùng cho các chương trình tỵ nạn Tây Tạng. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng 1300 tấn gạo”.

Các cơ quan thiện nguyện tư cung cấp thức ăn, áo quần, thuốc men v.v. gồm có (1) Co-operative for American Relief Everywhere; (2) American Emergency Committee for Tibetan Refugees; (3) Catholic Relief Services in India; (4) National Christian Council of India; (5) World Veterans’ Federation; (6) Indian Red Cross Society; (7) Junior Chamber International; (8) The Buddhist Society of Thailand. Không có một trại tỵ nạn nào được đặt dưới sự điều hành bởi các cơ quan từ thiện ngoại quốc.”

Phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon

Ngày 30 tháng Tư, 1962, người phỏng vấn tên Shri N. Sri Rama Reddy phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon: “Thủ tưởng có vui lòng cho biết đúng hay không rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã đề nghị tặng 200 tấn gạo để cứu giúp người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn Độ”. Bộ trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon đáp “Đúng vậy, thưa ông”.
Như vậy, việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chỉ một lần mà hai lần và cũng không chỉ vài ngàn mà hàng trăm ngàn tấn gạo là chuyện thật.

Người xác nhận nghĩa cử cao quý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không phải là một viên chức cấp thấp chăm lo công việc cứu trợ hay một phóng viên báo chí góp nhặt tin tức đó đây mà chính từ lời phát ngôn trang trọng của cố Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru, người có thẩm quyền cao nhất của chính phủ Ấn và cũng là nhà kiến trúc nên quốc gia dân chủ Ấn Độ hiện đại ngày nay.

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng gạo cả hai lần đều qua trung gian của chính phủ Ấn và các trại tỵ nạn Tây Tạng ngày đó như Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru xác nhận, đều đặt dưới quyền điều hành của các cơ quan xã hội Ấn nên đức Đạt Lai Lạt Ma có thể không biết.

Lý do không “hoang đường” mà rất đơn giản và dễ hiểu

Về mặt nhân đạo, việc cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tặng gạo cho nhân dân Tây Tạng phát xuất từ tình người. TT Ngô Đình Diệm đâu cần phải vượt qua hàng rào tôn giáo như người viết bài gán ghép cho cố tổng thống. TT Ngô Đình Diệm cũng không phải “âm thầm” giúp đở chỉ vì ngài là “Tổng Thống Công Giáo” mà lại giúp đở “những người Phật Giáo Tây Tạng”. Đạo Công Giáo chẳng những không cấm cản mà còn khuyến khích con cái Chúa giúp đỡ những người khó khăn, đói khát, chịu đựng không cùng tôn giáo. Hình ảnh Mẹ Teresa sẽ mãi mãi như ánh trăng thương yêu soi sáng sông Hằng Hindu Ấn Độ. Hàng triệu người Việt tỵ nạn Cộng Sản sau 1975 đã vượt qua được chặng đường đầu đầy khó khăn phần lớn cũng nhờ vào bàn tay cứu giúp của những người không cùng tôn giáo.

Về mặt chính trị, cố Tổng thống Ngô Đình Diệm chắc chắn biết rằng Việt Nam Cộng Hòa và Tây Tạng có nhiều điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử và địa lý chính trị. Hai dân tộc từng chịu đựng dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, hai quốc gia nhỏ chịu số phận vùng trái độn sát biên giới Trung Cộng, hai cuộc di dân tìm tự do trong đói khát, chịu đựng, viện trợ gạo, do đó, là một cách để thế giới thấy rằng Việt Nam Cộng Hòa luôn đứng về phía những người cùng chiến tuyến tự do. Tổng thống Ngô Đình Diệm không làm việc đó trong “âm thầm” mà đã chính thức thông báo cho Thủ tướng Ấn Độ Shri Jawaharlal Nehru biết và được thủ tướng vui mừng đón nhận. Ngày nay rất nhiều quốc gia có cảm tình với Tây Tạng nhưng trong thời điểm 1960 chỉ vỏn vẹn bốn quốc gia, trong đó có Việt Nam Cộng Hòa đã đóng góp trực tiếp vào việc cứu trợ dân tỵ nạn Tây Tạng. Và trong số bốn quốc gia, Việt Nam Cộng Hòa có thể là nước nghèo nhất về của cải nhưng giàu hơn nhiều cường quốc về lòng nhân đạo.

Hai lý do đó chẳng “hoang đường” nhưng rất đơn giản và dễ hiểu mà vị lãnh đạo một quốc gia cùng số phận với Tây Tạng hẳn phải biết.

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm có đức tính sống cao cả hơn và có một tâm hồn trong sáng hơn nhiều người đang “ca tụng” hay “vinh danh” ngài. Nếu biết kính trọng, hãy để ngài là cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, đừng cô lập ngài thành một vị “Tổng Thống Công Giáo”. Lịch sử để lại nhiều vết thương đau nhưng không có vết thương đau nào là của riêng Công Giáo hay Phật Giáo mà là vết thương đau của dân tộc.

Phản bác bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH”, tác giả của bài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ” cũng chẳng xây dựng hay tích cực gì hơn. Thái độ hiềm khích, hằn học thể hiện ngay trong cách dùng từ, đặt tựa.

Không thể đánh giá một con người đã sống, một biến cố đã xảy ra hơn nửa thế kỷ bằng tiêu chuẩn ngày nay. Phương pháp đó thiếu đặc tính khách quan và lịch sử. Dân chủ là một tiến trình từ thấp đến cao, từ non trẻ đến trưởng thành chứ không phải là một sản phẩm được chế tạo theo một công thức, mẫu mực nhất định hay được nhập từ một quốc gia nào. Nền dân chủ Mỹ trả giá bằng sinh mạng của sáu trăm ngàn người lính hai miền trong năm năm nội chiến. Nền dân chủ Nam Hàn cũng phải chịu đựng ám sát, đảo chính, độc tài, tham nhũng trước khi trở thành một trong G20 của thế giới ngày nay.
Việt Nam Cộng Hòa, sau hiệp định Geneva, từ một thường dân cho đến nguyên thủ quốc gia đều bắt đầu hành trình dân chủ đầy gai góc bằng hai bàn tay trắng, vừa học vừa hành trong máu và nước mắt. Không ai muốn nhưng đã để lại những hố sâu, những vết nứt trên đường đi của các thế hệ hôm nay. Một người Việt Nam có trách nhiệm, nếu không giúp lấp lại những cách ngăn, không giúp xoa dịu nỗi đau, không giúp bắt một nhịp cầu cảm thông thì cũng không nên đào sâu thêm hố hận thù, chia rẽ trong lòng một dân tộc đang quá khao khát thương yêu và đoàn kết.

Prague, chiều 26-8-2014

© Trần Trung Đạo

© Đàn Chim Việt
—————————————–
Tham khảo:

• Indian Parliament on the issue of Tibet RAJYA SABHA DEBATES 1952 -2005 (http://www.tpprc.org/publication/rajya_sabha_debates_on_tibet-2006.pdf)

87 Phản hồi cho “TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ?”

  1. Trích đoạn từ : ” Thư gởi ông Trần Trung Đạo ” Sắp được đăng trong một thời gian gần.
    …”Trở lại vấn đề tặng gạo cho nhân dân Tây Tạng (TT), (Yêu cầu ông đính chính cái chi tiết : Không những TT Diệm có tặng gạo cho TT mà TT còn tặng cả hàng TRĂM NGÀN TẤN GẠO CHO TT). Mà tôi thấy nó có rất nhiều mắc mứu trong đó. Hai lần ông Diệm gởi tặng gạo cho TT, lần thứ nhất, là 1300 tấn! Lần thứ hai 200 tấn! Tổng cộng 1500 tấn!!! Số lượng này nó gây thắc mắc lớn cho tôi. Vì nếu chỉ để tỏ lòng tương thân, tương ái với dân TT thì từ 50 tấn tới 100 tấn là đúng mức, vừa phải. Vì một trăm tấn tức là 1 ngàn tạ gạo 1 trăm ký, mà một tạ gạo có thể nuôi sống một gia đình 2 vợ chồng với 4 đưá con trong 2 tháng. Thế nên đóng góp cho một công tác nhân đạo với một quốc gia khác 200 tấn, tức mỗi lần 100 tấn là đúng mức trong tình trạng một quốc gia còn đang phải phấn đấu với cái nghèo (như Đài Loan, Nam Hàn vv… lúc đó).

    Trong trường hợp nam VN ở thời điểm này, đang có chiến tranh với miền Bắc và chắc chắn không phải là một quốc gia giầu vì vẫn phải nhận viện trợ từ đồng minh Mỹ mà lại vác tới 1500 tấn (tức 15.000 tạ gạo 100 ký) đi cứu trợ thì qủa thật là đìều bất thường.

    Ta hãy đi tìm sự bất thường này bằng cách xem cái bối cảnh miền Nam VN vào thời điểm 1960 xem sao?
    Đây là năm có cuộc đảo chánh lần thứ nhất xảy ra, do nhóm của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi chủ xướng vào 11/11/1960. Như vậy cuộc cứu trợ chắc chắn phải xảy ra trước thời điểm này, ta cứ cho là vào khoảng giữa năm đi, tức là vào khoảng tháng 6/1960.

    Trong năm này có một biến cố lớn khác là tờ kiến nghị cải tổ của 18 nhân vật chính trị, chính khách, xin được trích đoạn phần nhận xét trong mục kinh tế vì nó có phần nào liên can đến câu chuyện, và phản ảnh rõ nét tình hình Nam VN trong năm gíúp gạo cho nhân dân TT :

    Trích tư bản kién nghị, link : http://sachhiem.net/HOANHLINH/VNMLphlucD.php

    VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI…
    …Một xứ sở giàu có và phì nhiêu với thực phẩm dư thừa, một ngân sách không cần phải đối phó với những chi phí Quốc phòng, (chi phí Quốc phòng của miền Nam Việt Nam do kinh viện và quân viện của Hoa Kỳ đài thọ: ghi nhận thêm của Bernard Fall) những ngân khoản bồi thường chiến tranh lớn lao, mức lời cao đẻ ra từ công khố phiếu quốc gia, một chương trình ngoại viện khổng lồ, một thị trường bành trướng và đủ sức nhận vốn đầu tư của ngoại quốc. Đó là nhiều điều kiện thuận lợi có thể biến Việt Nam thành một quốc gia sản xuất cao và thịnh vượng. Thế mà hiện nay nhiều người không có việc để làm, không có nhà để ở và không có tiền bạc. Gạo nhiều nhưng bán không được, các tiệm đầy hàng mà hàng hóa lại không di chuyển – nguồn lợi nằm trong tay những kẻ đầu cơ, dùng phe nhóm, đoàn thể của chính quyền để che dấu việc tbuôn bán độc quyền đem lợi về cho một thiểu số tư nhân. Trong lúc đó, hằng ngàn dân bị huy động đi làm việc cực nhọc, bị ép buộc phải rời bỏ công ăn việc làm, nhà cửa gia đình của mình để tham gia vào công tác xây dựng những “Khu Dinh Điền” tuy đồ sộ nhưng vô ích. Điều này làm họ mỏi mệt và mất thiện cảm với chính quyền càng làm cho mối bất mãn thêm trầm trọng và tạo một môi trường lý tưởng cho công tác tuyên truyền của địch. “Hếttrích”

    Tôi xin gạch đít câu : “Gạo nhiều nhưng không bán được”. Chi tiết này nó cho ta thấy rõ ý nghĩa của hành động tặng 15 ngàn bao gạo 100kg cho nhân dân TT.

    Thì ra chính quyền hậu đậu, kém tài đã không bán được cái huê lợi từ nông dân của mình, nhưng nếu đem phát không cho dân cũng kẹt, có lẽ điều này sẽ làm giảm quota viện trợ của ông nhà giầu tư bản, đồng minh Mỹ chăng? Thế nên điều đó cũng giải thich cho cái nguyên do chính quyền đem tặng số gạo khổng lồ cho dân TT mà trong dư luận cũng như báo chí trong nước lại tịnh vô không hay biết gì. Sao ông NĐD không cho người dân biết để họ còn mà hãnh diện vi mồ hôi của mình đã được đem đem đổi lấy điều thiện!

    Rõ ràng đây là một vụ lạm quyền, qua mặt nhân dân, vì chính phủ đã dùng tài sản lớn của quốc gia mà lại không cho người dân biết

    Âu đó cũng là cái thiệt thòi cho dân tộc Việt, trong khi như trong bàn điều trần của các chính khách Caravelle :.. “Thế mà hiện nay nhiều người không có việc làm, không có nhà để ở và không có tiền bạc…” Vậy mà cái chínhquyền bất tài, tham nhũng lại đem cả khối tài sản khổng lồ đem cho, chỉ để che dấu cái kém cỏi, tham nhũng của mình.

    Nhưng cũng là điều may cho dân TT, phải ăn đến bội thực tới 15000 ngàn bao gạo, mỗi bao nặng tới 100 kg gạo lậng, chỉ để che dấu dùm cái bất tài, tham nhũng của Tổng Thống “Nước Bạn” .
    Ông Trần Trung Đạo và tất cả những ông con chiên số một Tú Gàn, Nguyễn Văn Lục những người đã và đang ca tụng ông NĐD là con người “Đạo đức cao trọng”. Hãy trà lời tôi câu hỏi này :

    Một chính quyền vì bất tài, tham nhũng đã không giải quyết khối tài nguyên thặng dư để làm cho dân bớt khổ, bớt đói ăn lại che dấu nó bằng hành động “tống khứ” nó ra ngoại quốc thì người lãng đạo có xứng đáng để được ca tụng là “đạo đức” là “vì dân” chăng? Và hắn có nên bị truất phế và đưa ra tòa không?

    Cái táng tận lương tâm của ông NĐD là đã “âm thầm” tẫu tán tài sản của nhân dân chỉ để không gì khác hơn là che dấu cái bất tài, cái trì trệ của guồng máy công quyền, cái tham nhũng của chính quyền và để tiếp tục được nhận viện trợ từ đồng minh tốt bụng. Quí đọc giả có nhận ra cái xấu xa này của NĐD không? Vậy mà các con chien mấy ngày nay trên diễn đàn cứ ngoạc mõm ra để ca tụng cái bóng ma hại nước, hại dân này. Thật là bất hạnh cho dân tộc Việt.

    Cùng thời gian này, ông NĐD đã tuyên bố rõ ràng là đã nhận được giải Magsaysay (Giải lãnh đạo, báo chí, truyền thông từ TT Magsaysay Phillipinne). Nhưng sự thật ông ta (NĐD) chưa hề được cái giải nào từ giải Magsaysay cả, vậy mà ông ta lại còn liếng láo tường trình rằng ông ta đã giốc túi tặng hết 10 ngàn dollars cho ngài Dalailatma TT. Xin vào linh này để đọc cái lếu láo của TT “Đạo đức cao trọng” của ông Trần Trung Đạo : http://lexuannhuan.tripod.com/Magsaysay.html.

    Tổng kết hai sự kiện, tôi xin dành cho bạn đọc quyết định là có nên tặng cho ông NĐD cái mỹ từ “đạo đức cao trọng” của ông Trần Trung Đạo gán cho ông NĐD chăng?..Hêt trcíh.
    Xem ra, các CCCĐ có vẻ hồ hởi về cái “Tiết chien, tâm heo” (từ câu Tiết trực ,tâm hư hay gàn cho NĐD) hơi bị sớm đó nghen.

    • nguyễnthiếuđũ says:

      SÚC VẬT HẠ ĐẲNG
      Dân đói , khoai săn cũng thiếu ,phải ăn rau tàu bay ,rau má hay lá sắn ,nấm dại ,ăn cả lá xương rồng ,đào củ mài lên ăn…
      …MÀ csvn TẶNG gao cho dân cuba, dân bắc hàn đấy! (có năm 2002 tặng tới 5000 tấn gạo)Không những vậy còn tăng tiền (2007:$US50,000 )
      “Gần đây, “Chính phủ ta đã tặng Triều Tiên: năm 2000, tặng 1000 tấn gạo; năm 2001: 5000 tấn gạo; năm 2002: 5000 tấn gạo; năm 2005: 1000 tấn gạo và 5 tấn cao su nguyên liệu; năm 2007: 50.000 USD (viện trợ khẩn cấp) và 2000 tấn gạo.”(Trich)
      Vậy Cụ Diệm ,nhân danh TT/VNCH,TẶNG GẠO cho dân Tây Tạng TNCS (Tàu cộng xâm lăng ,dân TTchạy qua Ấn Tỵ nạn)
      Năm 60 dù có đão chánh thì đã sao ? Đão Chánh nhưng Gạo vẩn bội thu trong các vụ mùa. Ai nói bán không được .? Dù giã dụ bán không ai mua ,thì đem cho cũng là một nghĩa cử tốt.
      Mà nay nước nào cũng làm vậy .VNCS hay TC học theo nghĩa cử này. .Có gì mà phê bình cụ Diệm hả đồ chó ?
      Đầu óc u mê,nên nhìn đâu cũng thấy tăm tối.
      Ngay trước 75 có người nói vì Bắc Kông trong chiến tranh chết nhiều quá nên Diêm Vương không có đũ người đầu thai nên cho bọn quĩ ma lên đầu thai.Sau chiến tranh kết thúc.một sô quĩ đầu thai chưa kịp chết ,nên sống (hoặc DV quên tên ,bỏ sót tên nên không kêu về trình diện) và dú đã lâu ,quỉ vẩn mang đầu quỉ ,nghĩa là có oác bã đậu ,óc cưt khô,đặc quanh nên cứ nói như CHO sủa.
      Không Ai bắt MI ca ngơi Cụ Diêm ,nhưng cũng nên học thói văn minh lich sự biết điều của con người một chút.SỦA HOÀI KHÔNG THẤY MÌNH LÀ CHÓ SAO? .
      (ntđ)

    • Trúc Bạch says:

      Con gì kêu ???

      • Choi Song Djong says:

        Ngoài con Chó Săn sủa thì ông bạn còn tưởng tiếng con gì kêu ? con Chó Săn này đổi áo và đổi giọng luôn xoành xoạch để không bị bbt liệng vào sọt rác.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Bé đã dốt mà bé xạo quá trời xạo nha bé.

      Tổng Thống Ngô Đình Diệm cố gắng khuyến khích xây dựng nền kỹ nghệ nước nhà từ con số không , từ một nền kinh tế nông nghiệp phong kiến & nhập khẩu toàn diện kéo dài suốt mấy chục năm thời thuộc Pháp

      Nhờ chính sách khuyến khích này , Việt Nam chính thức có nhà máy sản xuất giấy ĐẦU TIÊN ở Biên Hòa năm 1961, cung cấp gần như 85 % nhu cầu giấy của cả nước.

      Các nhà máy từ các ngành công nghiệp khác lần hồi được thiết lập như những nhà máy đầu tiên của Việt nam trong ngành dệt , ngành hóa chất , ngành sản xuất phụ tùng , thiết bị…

      Chính sách khuyến khích kỹ nghệ phát triển của Ngô Tổng Thống khiến Biên Hòa lần hồi trở nên là khu công nghiệp kỹ nghệ cao đầu tiên Việt Nam. Khu công nghệ này được cộng phỉ cho phục hồi hoạt động trở lại vào 1990 khiến kỹ nghệ cả nước vực dậy cho tới những năm gần đây

      Lạm phát được ổn định , tỉ giá hối đoái là 35 đồng Việt Nam đổi được một dollar chớ không phải tới hơn HAI MƯƠI MỐT NGÀN đồng cộng láo đổi được một đô la như ngày nay ( Chính xác 21170 đồng : 1 dollar ) làm miền Nam thặng dư Về kinh tế , có thể tự chủ tồn tại

      Tổng Thống Ngô Đình Diệm LẦN ĐẦU TIÊN “mở account” trong Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF , mà cộng phỉ xin sài lại vào đầu năm 1990. Việc làm này của TổngTthống khiến lần đầu tiên , Việt Nam khẳng định sự tự cường độc lập về pháp lý cũng như nổ lực độc lập về kinh tế

      Nền kinh tế miền Nam Việt Nam bắt đầu surplus trong ngân sách từ 1958 trở đi , tức là ngân sách thu vào nhiều hơn chi ra , khiến kinh tế Việt Nam KHÔNG MẮC NỢ , phát triển vô cùng vững mạnh.

      Giới trung lưu trí thức , nông dân nghèo , tiểu thuơng & giới kỹ nghệ thụ huỡng mạnh nhất sự phát triển kinh tế này của miền Nam.

      Ngân sách giáo dục gia tăng , trong đó quỹ tài trợ học đường , tài trợ du học tăng

      Ngân sách tài trợ người nghèo ở nông thôn gia tăng , trong đó các thành phần di cư từ miền Bắc bắt đầu ổn định & có thu nhập

      Miền Nam Việt Nam , thông qua chính phủ Ngô Đình Diệm , CHÍNH THỨC KÊU GỌI SẴN SÀNG ĐỨNG RA VIỆN TRỢ TÁI PHỤC HỒI KINH TẾ MIÊN BẮC ( 6/1961 ) TOÀN DIỆN để miền Bắc khỏi lệ thuộc vào khối Cộng Sản.

      ( Tình đồng bào cao hơn tình đồng chí )

      Cả Hoa Kỳ & Hồ Chí Minh hoảng sợ trước đề nghị bất ngờ này.

      Một kế hoạch làm xáo trộn chính trị miền Nam cho kinh tế chậm lại bớt được bắt đầu…

      Tổng Thống Ngô Đình Diệm tặng gạo cho Tây tạng như là một continuous message của ông là Bắc Việt hãy tin tưỡng vào thặng dư kinh tế miền Nam mà đừng dựa dẫm vào hậu thuẫn viện trợ kinh tế của Trung Cộng nữa

      Cũng cùng năm , ông Ngô Đình Nhu có một đoạn viết nói về hiễm họa xâm lăng của Trung Cộng , nhằm nhắc khéo Hồ Chí Minh

      Tiếc thay , đất nước người ngay cầm quyền thì ít , mà Khốn Nạn kiểu như Hồ Chí Minh , Đấu Tố sát hại dân thì lại nhiều.

      Mặt Trận GPMN được Hồ hậu thuẫn ra đời cùng với hàng loạt những hoạt động khủng bố gài bom đặt mìn

      Hoa Kỳ thì giật dây các vụ Phật Giáo & “Ca ra veo”

      Thấy không xong , Hoa Kỳ phải dùng đến binh biến để lật đổ ông

      Ông chết rồi , mấy chục năm sau , các du kích con con còn sợ , tiếp tục thành lập giáo điếm để tuYên truyền bôi nhọ ông.

      Càng bôi thì hình ảnh Ngô Đình Diệm càng sáng NHƯ MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC- VỊ QUỐC VONG THÂN

      Hồ Chí Minh , càng bơm thì càng lộ ra là một tiên Diệt Chủng !

      Bé có đồng ý Hồ Chí Minh là một tên DIỆT CHỦNG- ĐẤU TỐ SÁT HẠI 200 NGÀN NGƯỜI THUỜNG DÂN VÔ TỘI không?

    • Sách Hiếm, Giao Điểm: cccđ says:

      Những kẻ mò vào nguồn “Sách Hiếm”, ” Lê xuân Nhuận” nếu không phải là Việt cộng thì cũng là những đứa ” cầm cu Cộng đái ” ( chữ của bạn Bùi Lan) thì tốn thì giờ đọc chúng làm gì ?!

      Cưu đại tá Bùi Tín nhận xét về tên ” cầm cu Cộng đái” Trần chung Ngọc là một kẻ ” ca ngợi tâng bốc ông Hồ đến mức sùng bái, vái lạy “cha già dân tộc” .

      Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Gorbachev phát biểu: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

      Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS : Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

      Nhà văn Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến: Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

    • Búa Tạ khủng says:

      E hèm Magsaysay Phét Dổm!

      Làm gì mà lồng lộn điên cuồng như thế? Đường rộng thênh thang không đi lại chúi đầu vào bụi rậm sáchhiếm?

      Người ta đã trích tài liệu: “The Prime Minister and Minister of External Affairs (Shri Jawaharlal Nehru): (a) the Governments of Australia, United States of America and New Zealand have placed Rs. 10 lakhs, Rs. 4,75,000 and Rs. 2,63,920 respectively at the disposal of the Government of India for the relief and rehabilitation of Tibetan refugees. The Government of the Republic of Vietnam donated 1,300 tons of rice.“

      Việc giúp dân di cư tị nạn CS từ Bắc vào Nam, và việc cứu đói dân tị nạn Tây Tạng ở Ấn Đô, cũng như việc gíup đỡ xây Chùa của ông Diệm chính là tấm lòng “đạo đức cao trọng”.

      Còn mi thì ngược lại, là một tên tiểu nhân hèn hạ, lấy bụng tiểu nhân của mi để suy lòng người quân tử, ngậm cứt phun người!

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Lại thêm một con chột cống trụi lông, ghẻ lở từ ống cống sáchhiếm chui ra?

    • VIỆT says:

      TT. NĐD …kém tài đến nỗi dân miền Nam gạo ăn dư giả, có gạo mà không bán được !?? HCM tài cao đức trọng, nên THIẾU gạo,gạo cho dân ĂN còn chưa có lấy đâu bán ! dân phải ăn khoai, củ, côn trùng v.v… tạo 1 thế hệ thanh niên đẹt căm suy dinh dưỡng ??!!! Lũ người … khỉ này nó cũng đau khi đọc bài viết của TTĐ mà tìm hiểu đữ dội để phản bác.Càng phản bác càng thua là vậy.TT. NĐD là 1 con người TÀI BA hay không thì để bác Hồ các anh đánh giá nghe hay hơn. Khi được tin TT.NĐD bị giết, thì bác của các anh đã thốt : ” Mỹ NGU thật ” !

  2. Thích Nói Thật says:

    Tác giả Trần Trung Đạo viết: “Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm có đức tính sống cao cả hơn và có một tâm hồn trong sáng hơn nhiều người đang “ca tụng” hay “vinh danh” ngài. Nếu biết kính trọng, hãy để ngài là cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, đừng cô lập ngài thành một vị “Tổng Thống Công Giáo”. Lịch sử để lại nhiều vết thương đau nhưng không có vết thương đau nào là của riêng Công Giáo hay Phật Giáo mà là vết thương đau của dân tộc“. (hết trích)

    Tôi quý mến Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải vì ông là người theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa Giáo, hay đạo Cao Đài, mà ở đức tính trung thực, nhân ái, lòng bao dung và tinh thần yêu nước nồng nàn của ông.

    Những kẻ chống đối hoặc thù ghét TT Diệm chỉ vì ông là người Công Giáo, là mù quáng và không hề có nhân tính và lòng yêu nước chút nào.

    Tôn Giáo như là một “cái mũ đội trên đầu”, ngưòi thích mầu trắng, kẻ thích mầu nâu, mầu xanh, mầu tím hay mầu vàng, ai thích đội mũ mầu gì là quyền của họ.

    Người ta chỉ có thể yêu mến hay thù ghét con người vì tính tình, nhân cách và hành động (nhân đức/ độc ác) của người đó, chớ không thể vì ghét “mầu mũ” rồi ghét luôn cả con người!

    Tác giả viết: “Phản bác bài viết “Câu chuyện thật cảm động của đức ĐẠT LẠI LẠT MA nói về ĐỆ NHẤT VNCH”, tác giả của bài “ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ” cũng chẳng xây dựng hay tích cực gì hơn. Thái độ hiềm khích, hằn học thể hiện ngay trong cách dùng từ, đặt tựa“.

    Qua bài viết trên, Nguyễn Kha đã để lộ lòng hẹp hòi tiểu nhân, hận thù tôn giáo. Người như thế thì không có nhân cách, bài viết của ông ta do đó cũng chỉ là thứ rác rưởi?

    Người ta “HOÀI NGÔ” là HOÀI cái đức tính tốt, lòng nhân hậu và lòng yêu nước của cụ NGÔ ĐÌNH DIỆM. Không ai “hoài” cái bài viết rác rưới của Nguyễn Kha, mà ngược lại đạp nó dưới chân hay hất nó vào thùng rác!

  3. Thích Nói Thật says:

    Nguyễn Trung Thực says; “nhớ thuở còn bé dưới thời ông Ngô Đình Diệm đã từng thấy và đã từng được ăn gạo MỸ VIỆN TRỢ rồi . Không biết gạo ở đâu ra hàng trăm ngàn tấn gạo để tặng dân tỵ nạn của đức Đạt Lai Lạtma. Gạo nuôi lính không đủ,gạo nuôi dân Chúa tỵ nạn bác HỔ chưa xong,mà có gạo cả trăm ngàn tấn gởi sang Ấn Độ giúp đỡ dân tỵ nan Tây Tạng” (hết trích)

    Chắc là ông Thực chỉ nhớ thời “mới biết mặc quần” (?), khi gần một triệu đồng bào di cư ồ ạt từ Bắc vào Nam để xa lánh tên quái ác HCM và cộng đảng. Mỹ và một số quốc gia khác đã viện trợ nhân đạo gồm; gạo, quần áo, thuốc men, vật dụng để đáp ứng nhu cầu cấp bách lúc bấy giờ là những năm 1954-1955.

    Nhưng ông Thực đã quên, hay không biết rằng; nhờ sự giúp đỡ, chăm sóc chu đáo của chính phủ VNCH mà chỉ trong một thời gian ngắn “dân di cư” đã có thể ổn định được cuộc sống, bắt tay vào việc sản xuất lúa gạo. Do vậy mà những năm sau đó VNCH có dư thừa lúa gạo để dùng trong nước mà còn xuất cảng nữa?

    (Wikipedia) “Theo phân tích của Madison (1995) thì GDP đầu người của Nam Việt Nam cuối thế kỉ 19 vào loại cao nhất châu Á, ngang ngửa với Nhật bản, cao hơn Thái Lan.
    Giai đoạn 1955-1965 là giai đoạn mà kinh tế của Việt Nam Cộng hòa tăng trưởng tương đối nhanh, song vẫn giữ được mức độ tăng giá vừa phải. Ngân sách Nhà nước thời gian đầu cân đối thậm chí có thặng dư, song từ năm 1961 trở đi bắt đầu chuyển sang thâm hụt. Mức độ đầu tư lớn, nông và công nghiệp nói chung đều phát triển mạnh.
    Năm 1955, chính quyền Đệ nhất Cộng hòa thời Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Viện Hối đoái, phát hành đơn vị tiền tệ mới thay cho tiền Đông Dương, ấn định tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam Cộng hòa và dollar Mỹ là 35:1.
    Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa ban hành hiến pháp trong đó có nêu rõ việc thành lập và vai trò của Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Phó Tổng thống sẽ làm chủ tịch hội đồng này. Cũng năm 1956, Việt Nam Cộng hòa gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
    Tháng 3 năm 1957, Ngô Đình Diệm đọc Tuyên ngôn của Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa trong đó có kêu gọi đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước, cam kết về những quyền lợi họ và những khuyến khích đầu tư (ưu đãi về thuế thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, thuế lợi tức.

    Vậy thì vào năm 1960 – 1962 chính phủ VNCH viện trợ cho dân tị nạn Tây Tạng 1’300 hay 1’500 tấn gạo thì có thấm thía gì?

    Nên nhớ: Tỷ giá hối đoái giữa đồng VNCH và dollar Mỹ là 35 ĐVN = 1 US$. Còn với chế CSVN thì tỷ giá hối đoái hôm nay là: 21’170 ĐVN = 1 US$.

  4. Sự thật không thể chối bỏ says:

    Văn hào Nga Alexandre Soljenitsym – Giải Nobel năm 1970- :” Tội ác lớn nhất của những người được hưởng tự do là im lặng . Khi thấy cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo “.

    Cám ơn nhà thơ Trần Trung Đạo về bài viết .

  5. Nguyen Thi says:

    Cám ơn tác giả Trần Trung Đạo về nỗ lực đi tìm sự thật cùng bài viết .

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Tác giả Trần Trung Đạo cất công đi tìm sự thật.

      Hoà Thượng Thích Như Điển cũng là người “muốn biết sự thật” nên cất công truy tìm tài liệu. Khi tìm ra rồi thầy trao cho tác giả với lời nhắn nhủ: “Sự thật cần phải làm sáng tỏ”.

      Cả sư ông Thích Như Điển lẫn tác giả Trần Trung Đạo đều là những người “yêu sự thật”!

      • Nguyen Thi says:

        Cuối tuần có rông thì giờ, đọc kỹ lại bài thì đúng như bạn Nói Toẹt Móng Heo nhận xét.

  6. Phan Tin says:

    Đọc qua tài liệu
    Tham khảo:
    • Indian Parliament on the issue of Tibet RAJYA SABHA DEBATES 1952 -2005 (http://www.tpprc.org/publication/rajya_sabha_debates_on_tibet-2006.pdf)
    đoạn nào đề cập “TT Ngô Đình Diệm đã từng giúp gạo cho dân Tây Tạng” ? Hay chỉ ra…Nếu không thì đay là một chuyện phịa…

    • Thẳng Ruột Ngựa says:

      Phan Tin hãy cúi xuống đọc phần góp ý của ông Hoa Tử Đằng trả lời bạn Théc Méc:

      Xin bạn đọc ấn bản dưới đây của nhà McGraw Hill, 1962. Cũng free nhưng không ôi. Vào trang 225 trong chương 13, Present and Future, sẽ thấy VNCH tặng Tibet gạo. (http://www.scribd.com/doc/154840733/Dalai-Lama-My-Land-My-People)

      Nhớ nhá, trang 225, tôi cũng đã đọc đoạn dưới đây;

      The governments of Britain, America, Australia, and New Zealand have sent us gifts to help us educate our children, and the government of South Vietnam has sent us gift of rice. We are very grateful indeed for all this kindness…” .

    • Thích Nói Thật says:

      Bạn Phan Tin bấm vào đọc lại trang 58 (gần cuối).

      19 December 1960 Written Answers to Questions FOREIGN AGENCIES ENGAGED IN THE RELIEF AND REHABILITATION WORK OF TIBETAN REFUGEES.

      “The Prime Minister and Minister of External Affairs (Shri Jawaharlal Nehru):
      (a) the Governments of Australia, United States of America and New Zealand have placed Rs. 10 lakhs, Rs. 4,75,000 and Rs. 2,63,920 respectively at the disposal of the Government of India for the relief and rehabilitation of Tibetan refugees. The Government of the Republic of Vietnam donated 1,300 tons of rice.“.

    • Trúc Bạch says:

      Phan Tin hay mở to mắt ra mà đọc tại phần ghi ngày 19 December 1960 (khoảng giữa của tái liệu :

      http://www.tpprc.org/publication/rajya_sabha_debates_on_tibet-2006.pdf

      (nguyên văn)

      19 December 1960 Written Answers to Questions
      FOREIGN AGENCIES ENGAGED IN THE RELIEF AND REHABILITATION WORK OF TIBETAN
      REFUGEES
      267.Shri Harihar Patel: Will the Prime Minister be pleased to state:
      (a) the names of foreign countries and foreign private relief agencies engaged in the relief and rehabilitation work of
      the Tibetan refugees in India; and
      (b) the number and names of camps run by them in India, Sikkim and Bhutan?
      The Prime Minister and Minister of External Affairs (Shri Jawaharlal Nehru):
      (a) the Governments of Australia, United States of America and New Zealand have placed Rs. 10 lakhs, Rs. 4,75,000
      and Rs. 2,63,920 respectively at the disposal of the Government of India for the relief and rehabilitation of Tibetan
      refugees. The Government of the Republic of Vietnam donated 1,300 tons of rice.
      The following private organizations (foreign and Indian) have been providing foodstuffs, clothing, medicines, etc:
      1. Co-operative for American Relief Everywhere;
      2. American Emergency Committee for Tibetan Refugees;
      3. Catholic Relief Services in India;
      4. National Christian Council of India;
      5. World Veterans’ Federation;
      6. Indian Red Cross Society;
      7. Junior Chamber International;
      8. The Buddhist Society of Thailand.
      (b) No camps are run by any foreign Government or private agency in India.

      *****

      Tác giả ghi là :Ngày 19 tháng 12 năm 1960 , thì anh nên dò theo thứ tự ngày thàng trong tài liệu đã dẫn….

      Đáng thương cho anh !

    • Tran Hung says:

      12 / 1960 “The Government of the Republic of Vietnam donated 1,300 tons of rice”

      Search đoạn này đi bạn

  7. Tommy Ho says:

    Tôn giáo chỉ là một bộ phận nhỏ của Dân Tộc, Tổ Quốc và dân Tộc là trên hết. Nên bảo vệ và phát huy tinh thần đòa kết của cả Dân Tộc, để thay đổi những bất công và hiện tình đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đó chính là sự bứt thiết phải làm và phải hành động, không nên tạo ra những Hố Sâu ngăn cách trong cộng đồng người Việt Quốc Gia.

  8. Vọng Ngày Xanh says:

    Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Mọi người dù có học thức hay không học thức, giàu hay nghèo, đen hay trắng, ngay cả xanh dương hay xanh lục; đều giống nhau. Tôi không xem chính trị tự nó là điều gì đấy sai lạc, nhưng bởi vì người ta sử dụng chính trịvì mục đích ích kỷ, và cuối cùng chính trị trở thành dơ bẩn. Trong tôn giáo cũng vậy, nếu con người sử dụng trong cung cách sai lầm thì tôn giáo cũng trở thành tôn giáo dơ bẩn“.

    Hoà Thượng Thích Như Điển (chùa Viên Giác ở Đức quốc) trao cho tác giả TTĐ tập tài liệu 116 trang và dặn dò: “dịch các đoạn liên hệ đến Việt Nam để phổ biến cho công chúng. “Sự thật cần phải làm sáng tỏ”.

    Trần Trung Đạo: “Về mặt nhân đạo, việc cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tặng gạo cho nhân dân Tây Tạng phát xuất từ tình người. TT Ngô Đình Diệm đâu cần phải vượt qua hàng rào tôn giáo như người viết bài gán ghép cho cố tổng thống. TT Ngô Đình Diệm cũng không phải “âm thầm” giúp đở chỉ vì ngài là “Tổng Thống Công Giáo” mà lại giúp đở “những người Phật Giáo Tây Tạng”. Đạo Công Giáo chẳng những không cấm cản mà còn khuyến khích con cái Chúa giúp đỡ những người khó khăn, đói khát, chịu đựng không cùng tôn giáo. Hình ảnh Mẹ Teresa sẽ mãi mãi như ánh trăng thương yêu soi sáng sông Hằng Hindu Ấn Độ. Hàng triệu người Việt tỵ nạn Cộng Sản sau 1975 đã vượt qua được chặng đường đầu đầy khó khăn phần lớn cũng nhờ vào bàn tay cứu giúp của những người không cùng tôn giáo.

    Những tấm lòng lớn gặp nhau?

    Cám ơn cụ Diệm về tấm lòng nhân. Cám ơn HT Thích Như Điển, và tác giả Trần Trung Đạo đã truy lục tài liệu để chứng minh sự thật về vụ việc VNCH đã giúp đỡ hàng ngàn tấn gạo cho dân tị nạn Tây Tạng ở Ấn Độ vào năm 1960.

  9. Nguyễn Trung Thực says:

    @ Trực Ngôn và các Chien trong diễn đàn.
    Trực Ngôn.
    Ông thắc mắc về câu tôi viết.
    ” Gạo nuôi lính không đủ,gạo nuôi dân Chúa tỵ nạn bác HỔ chưa xong,mà có gạo cả trăm ngàn
    tấn gởi sang Ấn Độ giúp đỡ dân tỵ nan Tây Tạng . Nếu có chuyện này thì cả thế giới biết đến chứ
    chẳng là chỉ người VIệt Nam không thôi đâu.”
    Xin đọc lại vài phần nguyên văn trong bài.
    (Trích trong bài viết)
    “Hoà Thượng Như Điển chùa Viên Giác, Đức quốc.
    Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã hai lần tặng gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng
    “Nhưng rồi hòa thượng nói tiếp, sau khi đọc bài viết chính hòa thượng cũng thắc mắc về
    chuyện “hàng tấn gạo” và bảo các đệ tử, trong đó có nhiều người tu học tại Ấn Độ truy cứu tài liệu
    để tìm xem nếu Việt Nam Cộng Hòa đã từng viện trợ gạo cho nhân dân Tây Tạng. Ngày 7 tháng 8
    vừa qua, hòa thượng nhận được kết quả truy cứu.
    Tài liệu xác nhận Việt Nam Cộng Hòa đã có cứu trợ gạo cho dân tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn,
    và không chỉ cứu trợ “hàng tấn gạo”, vài chục ngàn tấn mà đã gởi hai lần tổng cộng một
    ngàn năm trăm tấn gạo qua trung gian chính phủ Ấn. Hòa thượng chuyển cho tôi nguyên
    văn tài liệu và cả đường link dẫn đến tài liệu. Ngài cũng khuyến khích tôi dịch các đoạn
    liên hệ đến Việt Nam để phổ biến cho công chúng. “Sự thật cần phải làm sáng tỏ”, thầy dặn
    tôi như thế.”….(Ngưng trích )
    Xin chú ý câu : không chỉ cứu trợ “hàng tấn gạo”, VÀI CHỤC NGÀN TẤN mà đã gởi hai lần
    tổng cộng một ngàn năm trăm tấn gạo.
    Ông hỏi tôi .
    (Trích câu hỏi của ông)
    ” 1) Ông có biết sự khác biệt giữa con số “một ngàn năm trăm tấn” (1’500) với “hàng trăm ngàn tấn” (100’000) không?” (Ngưng trích).
    Vậy tôi xin hỏi lại ông ,ông có biết sự khác biệt giữa 1,500 với vài chục ngàn tấn là bao nhiêu không?.
    Chưa hết đâu Trực Ngôn .
    Tiếp theo nhé.
    Đây mới là phần chính yếu cho thắc mắc của Trực Ngôn nè.
    (Trích trong bài viết)
    “Phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Shrimati Lakshmi Menon
    Ngày 30 tháng Tư, 1962, người phỏng vấn tên Shri N. Sri Rama Reddy phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon: “Thủ tưởng có vui lòng cho biết đúng hay không rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã đề nghị tặng 200 tấn gạo để cứu giúp người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn Độ”. Bộ trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon đáp “Đúng vậy, thưa ông”.
    Như vậy, việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chỉ một lần mà hai lần và cũng không chỉ vài ngàn
    mà hàng trăm ngàn tấn gạo là chuyện thật.” (Ngưng trích)
    Xin lưu ý : Như vậy, việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chỉ một lần mà hai lần và cũng
    không chỉ vài ngàn MÀ HÀNG TRĂM NGÀN TẤN GẠO là chuyện thật. ..Nên nhớ là
    chuyện thật đấy nhé. Ông Trực Ngôn bằng lòng chưa ?
    (Trích trong bài viết tiếp theo)
    “Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng gạo cả hai lần đều qua trung gian của chính phủ Ấn
    và các trại tỵ nạn Tây Tạng ngày đó như Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru xác nhận, đều đặt
    dưới quyền điều hành của các cơ quan xã hội Ấn nên đức Đạt Lai Lạt Ma có thể không biết.”
    (Ngưng trích)

    Câu này hay lắm .
    Nó có thể hoá giải được vấn đề tôi đã đặt ra là.
    Hiện nay đức Đạt Lai Lạtma còn sống . Ngài còn rất minh mẫn. hệ thống liên lạc toàn cầu
    nhanh như chớp . Yêu cầu các hệ thống truyền thông VN nên liên lạc trực tiếp với ngài để
    làm rõ thực hư . Nhưng trên đời này nhiều MA GIÁO lắm. Nếu có thể thì xin được phỏng
    vấn ngài trực tiếp trên video rồi đưa lên Youtube tho mọi người cùng nghe.
    Và cũng thêm một nghi vấn nữa là. Tại sao một nhân chứng sống. Môt chính nhân trong cuộc
    nhận sự giúp đỡ còn đang sống,mà không hỏi lại đi nhờ một tên trọc đầu đi tìm tài liệu cho
    việc này ? Cái tên trọc đầu Thích Như Điển này nhất định là Thằng Sư CÀ CHỚN rồi .
    Phật tử xây chùa cho nó tu. Cúng dường tiền nuôi béo nó để nó tu học nghiên cứu kinh
    Phật để hướng dẫn cho Phật tử,chứ không phải nó rửng mỡ đi làm những chuyện tào lao
    thiên điạ này,giống như Linh Mục Sư Thích Nhất Hạnh vậy.
    Trong bài viết.
    Lúc thì hàng tấn gạo.
    Lúc thì 1,500 tấn gạo.
    Lúc thì 1,300 tấn gạo.
    Lúc thì Đề nghị 200 tấn gạo.
    Lúc thì Hàng trăm ngàn tấn gạo !!! Chẳng biết đâu mà rờ.
    Dầu sao đi nữa tôi cũng đoán được it nhiều thâm ý của bài viết.Nhưng thôi miễn bàn,tuy đã có
    một ý kiến trên diễn đàn này cho bài viết là. Cá tháng tư thì ít nhiều cũng có phần đúng.

    • Thẳng Ruột Ngựa says:

      Ông Nguyễn Trung Thực đã lẫn lộn, “gom chung” cả phần ý kiến của thầy Như Điển và tác giả vào tài liệu. Ông hãy cúi xuống đọc phần góp ý của ông Hoa Tử Đằng trả lời bạn Théc Méc: http://www.scribd.com/doc/154840733/Dalai-Lama-My-Land-My-People (trang 225)

      Tôi đã đọc đoạn dưới đây; “The governments of Britain, America, Australia, and New Zealand have sent us gifts to help us educate our children, and the government of South Vietnam has sent us gift of rice. We are very grateful indeed for all this kindness…” .

      Điều chính yếu là VNCH đã giúp đỡ, tặng gạo cho người tị nạn Tây Tạng ở Ấn Độ. Theo tài liệu tác giả trích dẫn thì:

      1.) “Thủ tướng Shri Jawaharlal Nehru: “Các chính phủ Úc, Mỹ và Tân Tây Lan đã viện trợ 10 lakhs Rupees, 4,75,000 Rupees, 2,63,920 Rupees theo thứ tự để chính phủ Ấn chi dùng cho các chương trình tỵ nạn Tây Tạng. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tặng 1300 tấn gạo”.

      2.) “Ngày 30 tháng Tư, 1962, người phỏng vấn tên Shri N. Sri Rama Reddy phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon: “Thủ tưởng có vui lòng cho biết đúng hay không rằng Chính phủ Nam Việt Nam đã đề nghị tặng 200 tấn gạo để cứu giúp người tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn Độ”.

      Cũng cần nên biết là có hai cuộc phỏng phấn bởi hai người và ở hai thời điểm khác nhau;

      1.) Ngày 19 tháng 12 năm 1960, người phỏng vấn tên Shri Harihar Patel hỏi Thủ Tướng Shri Jawaharlal Nehru.
      2.) Ngày 30 tháng Tư, 1962, người phỏng vấn tên Shri N. Sri Rama Reddy phỏng vấn Bộ Trưởng Ngoại Giao Ấn Shrimati Lakshmi Menon.

      Theo suy đoán của tôi; “Có thể” lúc đầu chính phủ VNCH đề nghị tặng 200 tấn gạo, nhưng khi thấy tình trạng bi đát nên đã tặng tiếp, do vậy mà số lượng đã lên đến 1300 tấn? Hoặc là sau khi đã tặng 1300 tấn gạo rồi, chính phủ VNCH tặng thêm 200 tấn nữa, tổng cộng là 1500 tấn?

      Ông Thực là kẻ rất hàm hồ khi viết: “Cái tên trọc đầu Thích Như Điển này nhất định là Thằng Sư CÀ CHỚN rồi” (sic) !!!.

      Sau khi truy tìm ra tài liệu, Thầy Như Điển chỉ dặn dò ông Trần Trung Đạo; “Sự thật cần phải làm sáng tỏ”, vậy mà ông Thực đã ăn nói những lời xấc xược và xúc phạm như trên!

      Hễ ai phát biểu, góp ý không theo ý của các ông, thì liền bị gộp chung vào một hũ “chien”! Ngay cả sư gian tà như Thích Nhất Hạnh cũng bị treo vào cổ bảng hiệu “Linh Mục Sư Thích Nhất Hạnh”!

    • Trực Ngôn says:

      Nguyễn Trung Thục càng nói càng thêm hồ đồ, giống như một kẻ té xuống vũng bùn bẩn, càng giãy càng lấm lem mặt mũi lem luốc như hề?

  10. Hồ Bác Cụ says:

    Tổng thống Diệm âm thầm tặng dân Tây Tạng tị nạn vài tấn gạo thì đã có gì là ghê gớm? Boác Hồ ta ngoài việc âm thầm tặng cả nước VN ta cho Tàu, còn cho mỗi đứa VN NGU TRUNG vài ba củ khoai mì “độc lập – tự do – hạnh phúc” nhai mấy chục năm vẫn sau chưa chán! Nhai đến hàm răng trên vẩu ra y như bác PV Đồng cũng cứ mãi mãi mang ơn boác. Ngu đến thế là hết cỡ!!!!

Phản hồi