WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giáo sư Hồ Ngọc Đại: “Việt Nam tụt hậu 1-2 thế kỷ”

Trong thế kỷ 21 này, ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết, đó là sư phạm.

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại – người đã từng từ chối làm Thứ trưởng để dạy tiểu học đã bình luận như vậy khi nói về vai trò của người thầy – yếu tố thiên cốt tạo nên sức sống của nền giáo dục.

“Ai cũng dạy được, thất cơ lỡ vận có chữ là dạy được”

GS Hồ Ngọc Đại nhận định: “Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi chúng ta bắt đầu chuẩn bị cuộc cải cách giáo dục với nhiều ảo tưởng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi về tôi cuộc cải cách giáo dục như thế nào? Tôi trả lời ngay: “Sẽ thất bại, vì chiến lược về nền giáo dục hiện đại dông dài, ly kỳ, khó hiểu. Cho đến bây giờ, Việt Nam chúng ta nếu nhìn về mặt triết học thì ngang bằng lịch sử, nhưng thực chất là đang tụt lùi 1-2 thế kỷ”.

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại: Trong thế kỷ 21 ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết (kể cả nguyên tắc lý thuyết) đó là sư phạm. Ảnh: Ngọc Quang.

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại: Trong thế kỷ 21 ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết (kể cả nguyên tắc lý thuyết) đó là sư phạm. Ảnh: Ngọc Quang.

Nếu đặt ra câu hỏi: Trước quá nhiều chuyện xấu xí của nền giáo dục, chúng ta phải chọn vấn đề gì cần phải làm trước để mở đường cho một cuộc cải cách? Hẳn bất cứ ai có hiểu biết về giáo dục đề sẽ trả lời: Cái lõi của sự đổi mới, không gì hơn được, đó chính là người thầy. Nếu người thầy năng lực không tốt, không mẫn cán mà nói vui là không chịu được áp lực “lái tàu cao tốc” thì hệ lụy là sẽ làm hỏng nhiều thế hệ học sinh. Nhưng dường như ngành giáo dục chưa có một kế hoạch đủ mạnh để thay đổi vai trò của người thầy. Do đó, GS Hồ Ngọc Đại đánh giá rằng, trong thế kỷ 21 này, ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết (kể cả nguyên tắc lý thuyết) đó là sư phạm.

Đi đến đâu tôi cũng kể lại câu chuyện ông bố Kennedy mở lớp dạy cho trẻ con và nói rằng, dòng họ Kennedy sẽ làm tổng thống nước Mỹ. Nếu không làm Tổng thống nước Mỹ mà làm bất cứ nghề gì, kể cả đó là nghề móc cống thì cũng là người móc cống giỏi nhất nước Mỹ. Điều đó có nghĩa là xã hội đòi hỏi sự chuyên nghiệp hóa, nhưng chúng ta hiện nay không có tính chuyên nghiệp gì cả.

Khi nghiên cứu về tâm lý học, tôi thấy rất tự ái về nghề, vì rằng ai cũng làm giáo viên được cả, kể cả thất cơ lỡ vận có chữ là dạy được. Do đó, tôi muốn biến cái nghiệp vụ sư phạm thành công việc chỉ có thầy giáo mới làm được, ngoài ra không ai làm được”, GS Đại chia sẻ.

Đào tạo giáo viên dư thừa quá lớn

Song song với yêu cầu nâng cao chất lượng đời sống cho người thầy thì công tác tuyển sinh ngành sư phạm cũng phải siết thật chặt, không nên để điểm đầu vào quá thấp như mấy năm qua. Nói cách khác, những ai không xứng đáng thì cũng đừng đứng vào hàng ngũ người thầy.

PGS.TS Nguyễn Thám – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Huế cho hay: “Tôi thống kê hiện nay có 43 trường sư phạm, hoặc các trường không sư phạm nhưng lại có khoa sư phạm đào tạo giáo viên, thậm chí có những trường không có khoa sư phạm cũng đào tạo giáo viên. Năm trước, chỉ tiêu đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục là 16 nghìn có ngân sách nhưng các trường ở địa phương thì tăng lên 25.500 chỉ tiêu. Dù chủ trương của Bộ Giáo dục là giảm chỉ tiêu đào tạo giáo viên, nhưng năm nay vẫn có tới 25.250 chỉ tiêu đào tạo ở tất cả các trường trên cả nước. Như vậy là quá dư thừa”.

Trước thực trạng trên, PGS Nguyễn Thám đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục cần phải ngăn chặn được sự phát triển ồ ạt vượt quá hệ thống các trường đào tạo giáo viên.

Nếu không kiên quyết điều chỉnh lại hệ thống các trường đào tạo giáo viên, không kiên quyết giảm chỉ tiêu của các trường đào tạo giáo viên thì đừng nói đến chuyện. Tôi biết rằng chuyện này khó, nhưng phải kiên quyết làm cho được, đây là câu chuyện mang tầm quốc gia và nếu chỉ có riêng Bộ Giáo dục thì không thể làm được“, PGS Thám nói.

Chia sẻ về những lo lắng này với PV Báo Giáo dục Việt Nam, GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhận định rằng “đào tạo vẫn rất nhiều và tuyển dễ dãi dẫn tới vàng thau lẫn lộn”.

GS Thuyết đánh giá, chương trình – SGK hay trang thiết bị dạy học rất quan trọng, nhưng vai trò của nhà giáo luôn luôn là số một. Chính vì vậy, trong lần đổi mới này, chúng ta cần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, nếu không đổi mới được trước thì ít nhất cũng phải song song với đổi mới chương trình – SGK.

“Trước hết, cần đổi mới ở khâu tuyển sinh. Lâu nay, biện pháp miễn học phí cho sinh viên, học viên sư phạm đã tỏ ra hết hiệu lực, không hấp dẫn được học sinh giỏi như trước nữa; bởi vì được miễn vài triệu đồng học phí, lúc ra trường phải chạy hàng trăm triệu đồng mới có một chỗ dạy học thì thầy cô lương ba cọc ba đồng lấy tiền đâu để bù vào khoản “tiêu cực phí” ấy? Chi bằng họ chọn nghề khác, tuy lúc ra trường vẫn phải “chạy việc” nhưng khả năng kiếm thêm, bù lại vẫn nhiều hơn. Để hấp dẫn người giỏi vào ngành sư phạm, theo tôi, Nhà nước cần xác định được tương đối chính xác nhu cầu giáo viên để không đào tạo tràn lan và đảm bảo công ăn việc làm cho giáo sinh lúc ra trường. Xác định điều này hoàn toàn không khó khi đã có số liệu về trường, lớp, môn học, số trẻ sinh ra mỗi năm…

Sau khâu tuyển sinh là phương thức đào tạo. Công tác đào tạo ở các trường sư phạm phải gắn với đơn vị sử dụng lao động. Giáo sinh chỉ nên dành tối đa 60% thời gian học ở trường sư phạm, còn 40% thời gian học ở trường phổ thông. Có như vậy thì đào tạo mới gắn liền với thực tế, giáo viên mới giỏi được”, GS Thuyết chia sẻ.

Theo Baomoi.com

9 Phản hồi cho “Giáo sư Hồ Ngọc Đại: “Việt Nam tụt hậu 1-2 thế kỷ””

  1. TT says:

    GSTSKH Hồ Ngọc Đại sống với Cộng Sản từ lâu mà không biết chánh sách ” 100 nằm trồng người” cua “bác” hay sao?

  2. Cao bồi Texas. says:

    Mấy GSTS VC nói nhiều quá, nói dài quá mà thông tin thì ít. Làm thì “tầy wầy” chẳng ra cái gì cả. Muốn cải cách cải …mẹ gì đi nữa mà ông thầy bà cô lương chỉ đủ sống 1 tuần thôi, thì làm được gì? Mấy ông duy …con vật chứ duy vật gì!! Còn chuyện chương trình SGK ì xèo cả năm nay, tiến tới đâu rồi? Trên thế giới này chẳng có ai như các ông cả. Chương trình là chương trình, còn sách là sách. Hai cái hoàn toàn khác nhau!! Mấy ông ghép cái kiểu “kinh tế thị trường đính hướng XHCN” đó hả? Phải vạch ra cái chương trình cái đã, còn ai muốn viết sách thì cứ viết. Sách nào thầy cô giáo thấy đúng chương trình, học sinh dễ xài thì họ chọn. Nhìn bên Tây (Tây là Pháp chứ không phải là thằng đen đói Nigeria cũng là Tây?) bên Mỹ người ta làm gì, mình bắt chước. Đừng có dấu dốt. Tôi thí dụ: Calculus có bao nhiêu là tác giả viết, mỗi trường, có thể là mỗi GS, ai thích cuốn nào thì xài và cho học trò xài cuốn đó (Stewart cũng tốt mà Larson cũng tốt …) Coi cách người ta viết, viết không được thì mượn hoặc xin, dich ra mà xài. Còn nữa: thi cử. Thi cho khó vào, vô trường xong 4 năm ra trường, chẳng cần “chất lượng” mẹ gì cả (phong bì cho thầy là xong!) Vậy mà tốn cả năm tranh cải nhau thi như thế nào? thi môn gì ? hai trong một? Một trong hai? Nghe thấy mà tội nghiệp. Vậy mà hết trường này đến trường khác đòi vô tốp ten thế giới. Con nít mới lớp mẫu giáo mà mẹ đưa đi học thêm? Con nít nào có biết mùa hè vui chơi là gì đâu!! Tụt hậu 1,2 thế kỹ mà ăn thua gì. Còn tụt nũa, các GSTS VC ạ!

  3. Quang Nguyễn says:

    Triết lý giáo dục của chế độ XHCN mà ông sống, theo GS Hồ Ngọc Đại – được ông đánh giá là đã “ngang bằng lịch sử”. Đó là triết lý “Muốn xây dựng CNXH thì phải có con người mới Xã Hội Chủ Ngĩa” và Bác Hồ đã tiên định rõ ràng: “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Xuyên suốt từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước đã kiên trì làm theo lời Bác, lời Đảng, nghĩa là sẽ biến cái triết lý giáo dục “ngang bằng lịch sử” đó thành hiện thực. Sau 30-4-1075 “Đại thắng mùa xuân”, Đảng nối tiếp sự nghiệp Giáo dục đó bằng cách xóa bỏ toàn bộ nền giáo dục của Miền Nam, vốn hai mươi năm trước kể từ 1954 theo đuổi với triết lý giáo dục “phản động” là “Dân tộc. Nhân Bản và Khai phóng” mà Đảng đánh giá là chỉ biến xã hội Miền Nam thành đĩ điếm, ma cô và những bộ óc bù nhìn, mông muội, tay sai đế quốc, điên cuồng chống phá và bán đất nước. Nhưng sau bốn mươi năm làm chủ và thay tên Sài Gòn, hiện thực XHCN mà Đảng ta xây dựng như thế nào, cả thế giới đã thấy rõ. Khỏi dài dòng mang tiếng bôi bác. Riêng về nghành Giáo Dục, thời gian qua, cả trò lẫn thầy, cả các quan chức, cán bộ Đảng và nhà nước, cả nhân dân và thế giới, đều thấy là nó tụt dốc. Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho là đã thụt hậu đến một, hai thế kỷ. Đảng và Nhà nước cùng hầu hết các nhà trí thức, đều loay hao, động não tìm cho ra cái “vì đâu lên nỗi”. Và nay, Giaó Sư Đại chỉ ra rằng…Mấu chốt là Thầy. Xem như thế, đây cũng chỉ là một sự xác tín lại vị trí “Ông Thầy” của Khổng Khâu (tức Khổng Tử). Đó là “Nhất tự vi Sư, bán tự vị Sư”. Trong thời đại tin học ngày nay, thế giới chỉ to bằng vị trí của một ngôi làng. Ngẫm ra cái hình ảnh mọi học trò đều là một thực thể phản ánh y hệt “Ông Thầy”, không y như thầy cũng bị chê, mà qúa mức mẫu mực “Ông Thầy” cũng bị dèm pha, lên án thì thật là khủng khiếp. Đó là chưa kể đến hạt nhân nào mọc lên cái cây “Ông Thầy” đó. Nhưng xét cho cùng, người Thầy cũng chi là một trung gian chuyển tải, giữa cái “Triết lý giáo dục ngang bằng lịch sử” tới học trò. Và nếu nói như vậy, thầy càng giỏi chuyển tải, thăng hoa triết lý giáo dục đề ra, thì trò càng lãnh hội và thẩm thấu để từ đó, phát triển cái cốt lõi của nền Giáo Dục do Đảng và Nhà nước đề ra. Với khung thời gian mười năm trồng cây, trăm năm trồng người, đất nước và con người XHCN Việt Nam hôm nay, nhìn lại thấy đầy những bi quan: Xã Hội đầy ứ những bất công, tệ nạn. Đạo đức suy đồi đến mức khủng khiếp nhất trong lịch sử nước nhà. Cướp bóc, bạo lực, lừa đảo như rươi. Chưa có triều đại nào mà con gái của Mẹ Việt Nam phải đô xô nhau đi bán thân thể, lấy chồng Tầu để kiếm ăn. Con trai của Mẹ thì xuất khẩu ra nước ngoài làm lao nô. Nhân viên Nhà nước, quan chức của Đảng trong nước thì tham nhũng, hễ cứ ra nước ngoài công cán là ăn cắp, buôn lậu, dân thường đi du lịch thì tham lam, lếch thếc không thua gì Tầu Lục Địa. Khoa học, công nghệ thì sau gần thế kỷ xây dựng nền công nghiệp tiên tiến XHCN, ông Lãnh đạo nhà nước họp báo tuyên bố đầy hãnh diện: “Ta đã xản xuât được con vít, và chất lượng tốt”, thật là thảm hại. Vì thế, Nếu muốn thật lòng cải tổ nền Giáo Dục “đương đại” của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thiết tưởng, phải cải tổ ngay từ cái gốc, nghĩa là cái “Triết lý ngan bằng lịch sử” từ ngày có Đảng, song song đó là “Ông Thầy” như nhận định của GS Hồ Ngọc Đại. Chứ còn cứ nuối tiếc, ăn mày qúa khứ mà sửa chữa loanh quanh cái thân, cái ngọn không thôi thì rồi đâu cũng lại hoàn đó. Trong một nền Giáo Dục mà ở đó, Thầy không muốn dạy, trò không muốn học thì chỉ là những cải tổ như thế, chỉ là què quặt, giả mù xa mưa. Càng ngày càng đưa đất nước đến tan hoang đổ vỡ để rồi cuối cùng, đền một mức độ mà nhân dân chán ngấy và cơ cực qúa, thấy thà làm dân của Trung Hoa Lục Địa còn hơn là làm con cháu Bác Hồ là Đảng hoàn thành Mật ước Thành Đô. Và Lãnh tụ Tập Cận Bình của Đảng CSVN hoàn thành “Trung Hoa Mộng”.

  4. Người dân says:

    Nhà giáo trong nhà trường XHCN không chỉ kém về kiến thức, nhưng còn kém về phẩm chất, về nhân cách, đạo đức, giảng dạy như con vẹt được “tập cho nói”, điều xạo, điều sai cũng ra sức giảng để lãnh lương! Tính hèn nhát,bảo sao nghe vậy, không dám lên tiếng trước những sai trái bất công,vô cảm, thiếu trách nhiệm với tổ quốc, đồng bào, cộng thêm tham tiền và thiếu nhân cách, đẻ ra đủ thứ “phí” để bóc lột học sinh, làm sao dạy học trò nên người tốt được?
    Ngày xưa “Lương sư hưng quốc”, ngày nay “gian sư phá quốc”!

  5. Việt cộng láo lường says:

    ( Trích ) Nhiều Sách Tự Lực Văn Đoàn (TLVD) Bị Việt cộng Cắt, Sửa Khi In Lại
    03/10/2014 – VB

    Đối với những người quan tâm về văn học Việt Nam, buổi Thuyết Trình Và Ra Mắt Kỷ Yếu Tự Lực Văn Đoàn đã để lại nhiều tin tức rất đáng quan tâm.

    Nhà văn Phạm Phú Minh đưa ra những chứng cớ về hiện tượng Việt cộng khi in lại những tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã cắt xén và sửa đổi nhiều tác phẩm — điển hình, cuốn Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng khi Việt cộng in lại đã cắt bỏ phần gặp nhau ở chùa Long Giáng; cũng như nghiên cứu của học giả Nhật Bản về TLVĐ và khám phá của sinh viên tiến sĩ Tanaka Aki rằng cuốn “Đời Mưa Gió” của Khái Hưng và Nhất Linh trong bản do Hội Nhà Văn trong nước xuất bản năm 2010 so với ấn bản do nhà xuất bản Đời Nay in trước 1975 đã có nhiều khác biệt — điều mà nhà văn họ Phạm nói là Việt cộng có tội phá hoại văn hóa khi bóp méo văn bản cổ.

    Buổi thuyết trình về Tự Lực Văn Đoàn này hôm Chủ Nhật 28 tháng Chín năm 2014 tại Viện Việt Học đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và nghệ sĩ, trong đó có giáo sư Trần Ngọc Ninh, giáo sư Lê Xuân Khoa, giáo sư Lê Văn Khoa, Bùi Bỉnh Bân, Võ Thắng Tiết, hai nhà thơ Thái Tú Hạp – Ái Cầm, nhạc sĩ Trần Chí Phúc…

    Buổi nói chuyện trở nên trầm lắng và ưu tư hơn, khi Phạm Phú Minh nói về nỗ lực khôi phục văn học TLVĐ không đơn giản chỉ vì để giúp người nghiên cứu văn học sử sau này, mà còn để giữ trung thực các văn bản TLVĐ đã và đang bị các nhà xuất bản trong nước hiện nay cắt xén tự tiện.

    Nhà văn Phạm Phú Minh nói, đã có nhiều người khám phá ra chuyện các nhà xuất bản Việt cộng in lại và cắt xén văn bản các tác phẩm văn học trước 1975, dù là các tác phẩm thuần túy văn học, không liên hệ đến chính trị.

    Như trường hợp nhà văn Ngự Thuyết khi nghiên cứu về Khái Hưng đã thấy các bản in ở VN gần đây có nhiều sai lạc, nên cuối cùng phải mua bản in ở nhà xuất bản Tự Lực ở hải ngoại.

    Nhiều sách khác cũng bị cắt xén, như “Tuấn Chàng Trai Nước Việt” của Nguyễn Vỹ, hay như “Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê.”

    Việt cộng cắt xén thô bạo tới mức học giả quốc tế cũng thấy. Nhà văn họ Phạm kể về trường hợp nhà nghiên cứu Nhật Bản Tanaka Aki – học ở Đaị Học Ngoaị Ngữ Tokyo và được giáo sư Kawaguchi hướng dẫn nghiên cứu về Tự Lực Văn Đoàn -. Khi cô Aki dịch tác phẩm “Đời Mưa Gió” của Khái Hưng và Nhất Linh, mới khám phả ra nhiều dị biệt trong ấn bản cô mua ở Sài gòn do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2010 so với ấn bản do nhà xuất bản Đời Nay in tại Sài Gòn trước năm 1975 mà thày Kawaguchi có trong tay.

  6. Minh says:

    1951.

    Việt Minh , họ đến gặp gia đình tôi dụ dỗ chớ không giết đi
    như nhiều gia đình khác bởi người ăn người ở nhà tôi rất đông
    không dám hung hăng, tôi chỉ cười mĩm, một xu cũng không
    giúp.

    Họ hỏi sao vậy?

    Gia đình tôi trả lời rằng , làm sao mà các anh dành độc lập
    nước nhà cho được khi mà súng đạn và mọi thứ của các anh
    dùng điều là do Trung Cộng viện trợ?!

    Họ tái mặt bỏ đi.

    Không có những người Việt Quốc Gia không cộng sản tham gia
    ồ ạt thì Việt Minh đã bị xụp đổ ngay từ đầu bởi vì cộng phỉ được
    mấy người?

    Lỗi lầm tai hại từ những người Việt Quốc Gia không cộng sản
    khiến con cháu phải trả giá cho tới ngày hôm nay

    Chúng ta cần phải diệt cộng phỉ từ trong trứng nước

    Ngày nay cũng vậy , mọi phần tử đi hàng hàng hai , hàng ba ,
    láo lếu ngụy biện muốn thấy cộng phỉ thực thi Nhân Quyền ,
    muốn thấy Đảng càng ngày càng trong sạch , tốt đẹp hơn ,
    chống tham nhũng hiệu quả hơn..(?!!! ) điều là những tên
    cộng sản bịp bợm của thời đại mà chúng ta cần phải diệt ,
    vạch trần ngay từ trong trứng nước

    Chúng ta chỉ có thể giải thể cộng phỉ thành công khi mà
    bọn này láo lếu thất bại

    ( Trọng Dân ơi , nghe đồn gia đình Monsieur trước cũng
    thuộc gốc Việt Minh ngu xuẫn có đúng không vậy?
    hihihi…toa thành thật khai báo đi nhá , moa còn hồ sơ đấy !)

    Done!

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Hehehe… anh Minh đúng là khéo chọc .

      Nhà của mình bị Việt Minh cáp duồng chống trả mệt mõi gần cả đêm. Chết 22 người , 15 lính Việt Minh , 7 người trong nhà , chưa kể bị thuơng

      Sáng ngày hôm sau , ông cò trên quận dẫn thêm người tới , thế là gia đình của mình bỏ luôn cái chuyện kháng Tây từ đó

      Sau này , ông thày Ba đốc học đi cùng với Kiệt, đại diện Việt Minh gởi thơ chính thức tới nhà – cái gọi là “xin lỗi vì đã cáp duồng lầm?!!” ,

      Cái trong khi nhà mình ủng hộ Việt Minh cả núi gạo ra vô trước đó , tiền bạc ra vô trước đó , đó là chưa kể vận động người làm , gia nhân cùng tham gia kháng chiến chống Tây

      Việt Minh hôm đó bị người nhà mình đuổi ráo riết bằng mã tấu & súng , vốn chứa sẵn trong nhà vì tính đi kháng chiến.

      Mục tiêu của Việt Minh không phải là để đuổi Tây mà là để cũng cố Mác Lê

      Người Pháp trở lại Đông Dương không phải với tư cách Thực Dân nữa mà với tư cách quân đội Đồng Minh. Việt Nam trước sau gì cũng sẽ được trao trả độc lập theo tinh thần của hiệp nghị Teheran 1942.

      Cộng Sản đã núp bóng Việt Minh đã lừa đảo cả một dân tộc, cũng giống như sau này , Cộng phỉ Hà Nội núp bóng bà Bình để chiếm miền Nam Việt Nam Cộng Hòa phá nát cam kết tại hội nghị Paris năm 1973 vậy

      Không lừa đảo và dối trá cũng như bạo tàn , cộng sản không thể tồn tại

      Kinh anh Minh

      ( Sau anh Minh đưa phản hồi không dính dáng gì đến bài chủ vậy? Thank you)

  7. Viễn thám says:

    VN ta tụt hậu là đúng thôi vì khi nhóm nào trong đảng lên nắm chính quyền thì việc đầu tiên người đầu ngành nghĩ cách làm sao bỏ túi thật nhanh .Cái ngành ăn nên làm ra là xây dựng cầu cống ,đường sá ,cơ quan ,kinh tế ,ngân hàng nhưng ta thấy sau 1 thời gian các công trình xuống cấp rất nhanh như cầu xây chưa xong đã sập ,đường nứt nẻ ,ngân hàng phá sản …và …Ngành giáo là ngành ngày xưa không kiếm được nhiều lợi nhuận nhưng nay thì sao chắc phụ huynh đều thấy nhất là người đứng đầu hoặc hiệu trưởng nhà cửa và cách ăn xài, nhận hối lộ đâu thua các ngành khác .

  8. nguenha says:

    Ai củng biết “mở thêm một trường học là giảm được 3 nhà tù “.Nhưng ở nước VNCS, thì điều nầy lại đi ngược. Trường học càng nhiều,tội phạm càng tăng ! Đó là hệ quả : “Học tập noi gương Bác “.!
    Khỏi cần phải chứng minh dài dòng,hảy đi qua các khu đại học , thì sẽ thấy ,đầy dẩy tiệm cầm đồ,thư giản,đĩ điếm…
    không có ngày nào SV không “đâm chém” vì tình,vì tiền…Từ một thành phố đang êm-ả,
    có trường Đại Học ,bổng chốc thành phố trở nên ồn ào,mất an ninh,trật tự…đó là điều dễ thấy nhất
    ở VN. Hảy dẹp bỏ cái Đảng quái gở, cùng hình tượng “yêu quái’ HCM,trước khi nói đến cải cách Giáo dục ! Mong thay!!

Leave a Reply to Việt cộng láo lường