WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam trước những vấn nạn kinh tế và chính trị

Kể từ ngày 30/4/1975 toàn bộ đất nước đặt dưới sự thống trị của đảng cộng sản việt nam (ĐCSVN), nên sự thăng trầm của nền kinh tế  phụ thuộc rất nhiều vào giới lãnh đạo và các chính sách của Đảng này .Trong 39 năm qua, Đảng đã khai thác tối đa các nguồn lực cũng như thay đổi liên tục các mô hình kinh tế để phát triển đất nước .Nhưng đến nay Việt nam vẫn chưa ra khỏi tình trạng kém mở mang .Quốc gia đang đứng trước những vấn nạn: Lợi tức bình quân đầu người còn quá thấp so với các quốc gia láng giềng.Tốc độ tăng trưởng và phát triển dưới tiềm năng của nền kinh tế , xuất khẩu lệ thuộc Trung Hoa, Nợ công , nợ xấu ngân hàng, nợ doanh nghiệp quốc doanh và nợ nước ngoài tăng nhanh , số doanh nghiệp phá sản tăng cao, tham ô, lãng phí tràn lan , tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm , bất công xã hội ngày càng trầm trọng, yêu cầu dân chủ hóa canh tân đất nước mỗi lúc bức thiết .

Kinh tế phát triển còn ở trình độ thấp

Từ 1975-1985 ĐCSVN áp dụng mô hình phát triển kinh tế Xô Viết để tiến nhanh,tiến mạnh lên chủ nghia xã hội (CNXH).Đường lối chủ đạo trong giai đoạn này là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm. Thành phần kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ. Nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Từ năm 1976 đến 1980,tăng trưởng tổng sản lượng nội địa (GDP) chỉ tăng 0,4%/năm, GDP bình quân đầu người sau 5 năm thống nhất là 80 USD năm 1980 .Vào thời điểm 1960, trong số 10 quốc gia Á châu, Việt Nam Cộng Hòa đã có GDP đầu người (223 USD) đứng sau Singapore (395 USD), Malaysia (299 USD), Philippines (257 USD), nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155 USD), hơn gấp đôi Thailand (101 USD), gấp 2,4 lần Trung quốc (92 USD), gấp 2,7 lần Ấn độ (84 USD), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ( 73 USD).

Sau sự thảm bại nặng trong giai đoạn 1976 -1980 .Từ năm 1982, Đảng thay đổi sách lược,tập trung phát triển nông nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng, phân cấp cho địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản xuất. Kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến khích.Nhờ điều chỉnh chính sách,GDP bình quân 1981-1985 tăng 6,4%/ năm.Lạm phát đầu những năm 80 là 50%,đến 1985 lên 587,2%.

Thời kỳ 1986-2000 gọi là thời kỳ „Đổi mới“ kinh tế , từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo mô hình phát triển của Trung Hoa. Giai đoạn 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Song Đảng vẫn chủ trương kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác . Đến năm 1990, GDP bình quân đầu người đạt mức 98 USD.Việc đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới (Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,WB,IMF,ADB, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ,ASEAN) đã làm nền kinh tế khởi sắc.GDP bình quân đầu người đạt mức 396 USD năm 2000.Tăng trưởng (GDP) bình quân mỗi năm ở thời kỳ 1991-2005 đã tăng lên 7 % , tuy nhiên phân hóa xã hội và tham nhũng cũng gia tăng. Lợi tức bình quân đầu người vào năm 2010 sau 35 năm kết thúc chiến tranh lên được 1061 USD.

Từ 2007 Việt nam lại rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị: Mức tăng trưởng kinh tế GDP suy giảm từ 8,5%( 2007) xuống 5% (2012), lạm phát trên 20% (2011), nợ công vào năm 2011 lên trên 128,7 tỷ USD (107% GDP) trong đó nợ nước ngoài bằng 38,9% GDP, số doanh nghiệp phá sản tăng cao ,chỉ trong vòng ba năm từ 2010 đã có trên 230.000 doanh nghiệp tư phải phá sản. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ba lần phá giá đồng tiền VND.và đầu năm2011,VND lại bị phá giá thêm 9,3%.
Theo những số liệu chính thức được công bố , Năm 2010 Việt nam có GDP là 101 tỳ USD và GDP đầu người là 1061 USD , 2011 là 119 tỳ USD và GPP đầu người là 1300 USD , 2012 là 122 tỷ USD và GDP đầu người là 1600 USD .Độ tăng trưởng GDP cho năm 2013 ước tính là 5,42%, mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với trước đây (trên 8%) và cũng thấp hơn mức tăng trưởng của Lào (7,9% năm 2012) và Cambodia (7,2% năm 2012).Năm 2013 GDP của Việt Nam đạt mức 171 tỷ USD và GDP đầu người đạt 1.960 USD nhưng thua xa Nam Hàn (23.838 USD) Trung Hoa (6.807 USD) và các nước láng giềng.. .

Sau gần ba thập kỷ kể từ năm 1986-2013 áp dụng mô hình phát triển kinh tế của Trung Hoa, ĐCSVN tự cho rằng kinh tế Việt nam là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Nhưng Hoa Kỳ, Liên minh Âu châu (EU) và Nhật Bản vẫn chưa nhìn nhận kinh tề Việt nam là nền kinh tế thị trường. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xem Việt nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp,chất lượng tăng trưởng còn kém, nhất là về hiệu quả đầu tư, năng xuất lao động . Tới nay, Việt nam mới chỉ tạo ra được một nền kinh tế gia công, lắp ráp là một nền kinh tế chỉ bán đi được những thứ đất nước tự có: lao động rẻ, tài nguyên, đất đai, môi trường, vị trí địa lý…chứ chưa bán được các sản phẩm có chất lượng cao do chính quốc gia tự sản xuất .

Nền kinh tế Việt nam phụ thuôc cao vào xuất cảng và đầu tư nước ngoài FDI. Khu vực FDI từ nhiều năm đã trở thành một động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Khu vực FDI đã chiếm khoảng 45% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% GDP, gần 2/3 kim nghạch xuất khẩu,gần ¼ tổng lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.Năm 2013 kim nghạch xuất khẩu đạt 132 tỷ USD (doanh nghiệp nước ngoài FDI đạt 81 tỷ trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 51 tỷ). Các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu đầu tư vào lãnh vực thâm dụng lao động,tận dụng lợi thế lao động giá rẻ của Việt nam, vào các nghành khai thác tài nguyên ,chế biến khoáng sản,tận dụng giá năng lượng rẻ,điều kiên ít ràng buộc về ô nhiễm mội sinh.Tuy khu vực doanh nghiệp FDI hoạt động mạnh, nhưng Việt nam không hưởng lợi nhiều từ khu vực này cho sự phát triển đất nước. Điển hình Tập đoàn Đại Hàn Samsung đã đầu tư vào Bắc ninh 2 tỷ USD,xuất cảng từ Việt nam trong năm 2013 lượng hàng Smartphone tri giá 24 tỷ USD nhưng đồng thời nhập cảng các phụ kiện trị giá 21 tỷ USD từ các xi nghiệp cũa mình ở Trung Hoa.Điều này cho thấy Việt nam chỉ kiếm được chút ít qua việc lắp ráp và bao bì . Ngoài ra nhiều doanh nghiệp FDI còn sử dụng phương thức chuyển giá (transfer pricing ) để khai lỗ khỏi phải trả thuế.

Tại diễn đàn Phát triển Châu Á (ADF) tổ chức ngày 19/9/2014 ở Hà Nội, đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá Việt Nam đến năm 2020 chưa trở thành nước „Cơ bản công nghiệp hóa theo hướng hiện đại“ và sẽ cần 40 năm nữa mới vượt ngưỡng thu nhập trung bình. Theo ngân hàng Thế giới, một quốc gia có thu nhập trung bình có nghĩa là lợi tức bình quân đầu người ở trong khoảng 7.000 USD đến 12.000 USD một năm vì Việt Nam hiện chỉ đạt GDP đầu người khoảng 1.900 USD ở năm 2013. So với láng giềng Việt Nam tụt hậu khá xa,cụ thể năm 2013 Malaysia có GDP đầu người 10.514 USD, Thái Lan 5.779 USD . Những láng giềng này cũng đang nằm trong mức thu nhập trung bình, nhưng theo OECD Malaysia sẽ là quốc gia Đông Nam Á tiến lên nước thu nhập cao vào năm 2020, Thái Lan vào năm 2031. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có GDP đầu người 6.807 USD và có khả năng thoát ngưỡng thu nhập trung bình vào năm 2026.

Tổng sản lượng nội địa (GPP) các quốc gia thuộc hiệp hội Đông nam Á (ASEAN) ước tính vào năm 2019 (Nguồn Quỹ tiền tệ quốc tế IMF)

Tổng sản lượng nội địa (GPP) các quốc gia thuộc hiệp hội Đông nam Á (ASEAN) ước tính vào năm 2019 (Nguồn Quỹ tiền tệ quốc tế IMF)

Áp lực nợ công tăng một cách đáng ngại

Từ năm 2007 nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nổi bật là núi nợ công bao gồm nợ nhà nước vì ngân sách bội chi,,nợ xấu ngân hàng, nợ doanh nghiệp, nợ bất động sản và nợ nước ngoài.

Tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 là 128.9 tỷ USD bằng 106% GDP (121.7 tỷ USD) đã vượt xa tỷ lệ an toàn 65% GDP theo khuyến cáo của các định chế tài chính quốc tế. Theo đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) của tạp chí The Economist công bố ngày 20.08.2014 nợ nhà nước Việt nam đã lên tới 83 tỷ USD tăng thêm 3 tỷ USD trong vòng 5 tháng, nếu tính thêm 150 tỷ nợ xấu ngân hàng và nợ trong lãnh vực doanh nghiệp nhà nước và bất động sản thì tổng số nợ công đã lên mức 233 tỷ USD.

Nợ xấu tăng có nguyên nhân từ sự yếu kém của các tổ chức tín dụng (Việt nam hiện có 43 ngân hàng thương mại).Chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích tăng trưởng không kiểm soát được dẫn đến đầu tư công tràn lan, bất chấp nhu cầu thật của phát triển kinh tế – xã hội.

Tình trạng thiếu cơ chế giám sát, quản lý không minh bạch đã dung dưỡng cho căn bệnh lãng phí, quan liêu, tham nhũng hoành hành, khiến nguồn vốn lớn bỏ ra không thu hồi được, làm gánh nặng nợ xấu tăng lên. Một đặc điểm của chính sách kinh tế Việt Nam là lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo và chính sách khiếm hụt ngân sách để thúc đẩy tăng trưởng. Doanh nghiệp nhà nước được cấp tín dụng khá dễ dãi từ hệ thống các ngân hàng thương mại nên nhiều doanh nghiệp nhà nước vay mượn xả láng và sử dụng đồng vốn một cách vô trách nhiệm.

Nợ xấu ở Việt Nam còn gắn chặt với kinh doanh bất động sản. Nhìn thấy lợi nhuận khổng lồ trong bất động sản, lợi dụng chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhà nước, hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển tự phát. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đua nhau vay tiền đổ vào các dự án đô thị, các khu công nghiệp. Cơn sốt bất động sản cũng kéo người dân đổ xô vào vay tiền ngân hàng để đầu tư.Giá bất động sản bị thổi phồng quá giá trị thực và quá mãi lực của người dân.Bong bóng bất động sản vỡ. Hàng tồn kho bất động sản tăng mạnh khiến cho nợ xấu của khu vực này tăng cao.

Từ nhiều năm, các chuyên gia kinh tế đã nhiều lần cảnh báo nợ công sẽ còn lên cao nữa nếu đảng và nhà nước vẫn tiếp tục chính sách tăng trưởng GDP dựa vào bơm tín dụng. Tổng số dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng lên trên 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 135 tỷ USD. Nên một chương trình tái cơ cấu đâu tư công,tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại hay tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được đưa ra thảo luận rất nhiều, nhưng gặp nhiều chống đối của các phe nhóm lợi ích, nên trên thực tế không triển khai được.

Vì giải quyết nợ công là chuyện “vá trời lấp biển” nên nhà nước chỉ thực hiện những biện pháp vá víu như thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) để mua lại nợ xấu hoặc tìm mọi cách mượn tiền (phát hành trái phiếu, vay nước ngoài..) để trả nợ.Nợ công tăng nhanh đe dọa sự ổn định của nền kinh tế và là gánh nặng trả nợ cho ngân sách nhà nước.Nợ công đã trở thành vấn nạn có thể dẫn Việt nam đến chỗ vỡ nợ..

Kinh tế phụ thuộc Trung cộng

Tính chung cả năm 2013 kim nghạch nhập khẩu ước đạt 131,3 tỷ USD chủ yếu là nhập nhiên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu,trong đó nhập khẩu lớn nhất là từ Trung Hoa..

Trung Hoa là đối tác thương mại lớn nhất của Viêt nam trong năm 2013 với kim ngạch hàng hóa trên 50 tỷ USD (xuất 13 tỷ, nhập 37 tỷ) . Các doanh nghiệp Việt Nam lệ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu từ Trung Hoa (chẳng hạn, nhập khoảng 70% số giống lúa, 80% số nguyên liệu dệt may…từ Trung Quốc) và mối quan hệ kinh tế mật thiết với Trung hoa còn làm quốc gia hoàn toàn phụ thuộc.,Việt nam đã trao quá nhiều công trình cho nhà thầu Trung Hoa làm tổng thầu EPC ( Engineering, Procurement and Construction contract Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình ):. 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án chế biến khoảng sản, 49/62 dự án xi măng, 16/27 dự án nhiệt điện, và rất nhiều dự án giao thông, khai khoáng (bauxite), cho thuê rừng và đất rừng ở vùng biên giới.

Quan hệ giữa Việt-Trung căng thẳng vì sự tranh chấp mỏ dầu ở Tây thái bình dương. Trung hoa đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào đặc khu kinh tế Việt nam ở biển đông gây ra nhiều cuộc biểu tình ở Việt nam vào tháng 5.2014.Các công ty kỹ nghệ của Trung hoa đã trở thành đích chống đối .Các xưởng sản xuất Đài loan, Nam Hàn và Tân gia ba cũng bị vạ lây. Các vụ đập phá khoảng 800 xí nghiệp trong hai ngày 13 và 14.05.2014 làm hàng ngàn chuyên gia Trung hoa phải di tản vể nước. Biến cố này đã đặt Việt Nam trước những lo ngại về bất ổn kinh tế và chính trị có thể xảy ra vượt khỏi sự suy tính của đảng.

Từ tháng năm 2014, các giàn cần cẩu xoay ở Hà Nội ngưng hoạt động.Trung hoa xây đường tốc hành dài 16,5 cây số trong Hà nội để giải tỏa vấn đề giao thông cho thủ đô có 6,5 triệu dân.Dự trù sẽ khởi động vào cuối năm 2014, bị hoãn vô thời hạn.Vì các xí nghiệp Trung hoa bị đập phá , nên các công trình xây cất ở Hà nội cũng bị đình chỉ. Các dự án giá trị hàng tỉ của Trung hoa cũng ngưng thực hiện.

Từ nhiều năm, thiếu hụt cán cân thương mại trên chục tỷ USD là căn bệnh thường niên của Việt nam trong quan hệ buôn bán với Trung hoa.Năm 2013 Việt nam nhập siêu gần 24 tỷ USD . Trung hoa cung cấp phần lớn phụ liệu, cho các công ty nước ngoài hoạt động ở Việt nam dùng lắp ráp và tái xuất cảng sản phẩm.Thành quả kinh tế và khà năng cạnh tranh của môi trường sản xuất việt nam có được là nhờ nhập cảng rẻ từ Trung Hoa. Nay căng thẳng bang giao khiến Hà nội phải nghỉ đến phương hướng giao thương khác. Nếu không có sự chuẩn bị tìm kiếm thay thế các đối tác thương mại , GDP có thể giảm tới 10% một khi Trung Hoa cấm vận kinh tế đối với Việt Nam.

Tham ô ,lãng phí tràn lan , bất công xả hội và thất nghiệp gia tăng

Tham nhũng hiện nay đã trở thành quốc nạn.Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng và lãng phí ngày càng có xu hướng tăng lên ở mọi cấp lãnh đạo trong đảng, chính quyền và các doanh nghiệp nhà nước.Lạm dụng chức quyền,nhận hối lộ trở nên phổ biến lan rộng trong tất cả các lãnh vực từ hành chính,công an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế, giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Một số vụ án tham nhũng gây chấn động và nhiều bất bình trong nhạn dân: Vụ EPCO-Minh Phụng, Vụ Dự án PMU 18, Vụ Tham Nhũng PCI, Vụ Đề án 112, Vụ công ty Mỹ Nexus Technologies hối lộ ,Vụ chia chác đất công ở Hải Phòng, Vụ Vinashin, Vụ Vinalines… Tháng 8.2014 báo chí quốc tế loan tin một vụ tham nhũng hàng triệu đô la ảnh hưởng đến quốc thể của một số quốc gia ở Á châu. 17 quan chức cao cấp ở Úc, Việt Nam, Mã Lai và Nam Dương đã nhận rất nhiều tiền hối lộ. Trong số đó có tên những người lãnh đạo nhà nước Việt nam. Những nhân vật này đã được doanh nghiệp in tiền tệ „Note Printing Australia and Securency” (NPAS) thuộc Ngân hàng dự trữ Úc đút lót trong thời gian từ 2001 đến 2011.

Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng năm 2013 vẫn bị Tổ chức Minh Bạch Quốc tế.(Transparency international) xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong khu vực công.

Tại Việt Nam, phân biệt giầu nghèo ngày càng tăng nhanh chóng.Các cán bộ đảng viên cộng sản,đặc biệt những cán bộ cao cấp, hết sức giàu có nhờ tham nhũng và lạm dụng của công sống sung sướng xa xỉ ,trong khi đại đa số dân chúng sống nghèo khổ.Ngân quỹ quốc gia hiện nay đang phải nuôi một hệ thống cai trị quan liêu ăn bám bao gồm hệ thống đảng,chính quyền và mặt trận tổ quốc.

Để trấn an dư luận và xoa dịu sự bất bình ở dân chúng, đảng cho thực hiện một cuộc kê khai tài sản.Cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên kể cả đảng viên, sĩ quan từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, các giới chức điều hành và thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước cũng bị bắt buộc kê khai tới 9 khoản về tài sản, bao gồm bất động sản, quyền sử dụng đất cho tới xe cộ từ xe gắn máy, ô tô cho tới tàu thuyền, máy bay, tiền mặt kể cả ngoại tệ, vàng bạc, kim cương tất cả đều phải thành thực khai báo.Các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, mỗi năm phải bổ sung về tổng thu nhập năm trước và cập nhật phần tài sản tăng thêm.Theo báo cáo kết quả của Thanh tra Chính phủ về việc phòng, chống tham nhũng, trong năm 2013, có tổng số 944.425 người đã kê khai tài sản thu nhập,nhưng chỉ có 5 người bị liệt vào dạng phải xác minh lại và chỉ có một người bị kỷ luật vì kê khai không trung thực. Dư luận đánh giá viêc kê khai tài sản chỉ là một hài kịch.
Tỷ lệ thất nghiệp mỗi lúc gia tăng vì các doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động.Trong ba từ năm 2010 đã có trên 230.000 doanh nghiệp chính thức khai giải thể.Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lưc lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01.01.2014 là 53,65 triệu người.Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 15-24 năm 2013 ước tính 6,36% ,trong đó khu vực thành thị là 11,11%. Hàng triệu thanh niên tốt nghiệp đại học phải nhân những việc đơn giản không tương xứng trong lãnh vực lao động phi chính thức.Lãnh vực này chiếm khoảng 25% trên tổng số lực lượng lao đông cả nước.Đây là khu vực thất nghiệp tiềm ẩn.Nhìn chung tình trạng thiếu viêc làm có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn. Theo ngành kinh tế, thu nhập bình quân tháng của lao động nhóm ngành “nông-lâm nghiệp và thủy sản” vẫn thấp nhất: 3 triệu đồng/tháng, trong khi nhóm ngành “công nghiệp-xây dựng” là 4,3 triệu đồng và nhóm ngành “dịch vụ” là 5,2 triệu đồng. Theo nghề thì thu nhập bình quân tháng của nhóm “lãnh đạo” là cao nhất (7,7 triệu đồng); tiếp đến là nhóm “chuyên môn kỹ thuật bậc cao” (6,5 triệu đồng); thấp nhất là nhóm “lao động giản đơn” (3 triệu đồng).

Dân chúng bất mãn – Lòng tin của đảng viên suy giảm

Tại Việt nam không có thực hiện các cuộc thăm dò ý kiến để có thể xác định mức độ bất mãn của người dân về đường lối cai trị của ĐCSVN.Nhưng công luận trong và ngoài nước vẫn có thể thẩm định qua những thông tin về các hành đông đối kháng chế độ biểu hiện dưới mọi hình thức.-: Các cuộc biểu tình chống Trung Hoa bành trướng,chống tham quan cướp đất, ruộng của nông dân và chống đàn áp tôn giáo đã diễn ra liên tục ở thành thị và nông thôn.- Các cuộc hội thảo chính trị về tự do,dân chủ,công lý, nhân quyền và xã hội dân sự được nhiều trí thức, nhân sĩ và các cưu đàng viên cộng sản khởi xướng tham gia -.Các tuyên ngôn đòi cải cách chính tri-kinh tế và sự thành hình các hội đoàn độc lập ngày càng được quần chúng hỗ trợ.-.Đặc biệt phong trào đấu tranh trực diện qua Internet. Hệ thống trực tuyến đã có ở Việt Nam từ năm 1997. Ba doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các đường dây nhập mạng: Công ty VNTP (Bộ viễn thông), FPT (Bộ khoa học) và Viettel ( Bộ quốc phòng) .Cảnh sát Việt nam mới đây lắp một hệ thống kiểm soát hiện đại FinFisher của công ty Anh Gamma International.Dù bị kiểm soát, làng báo mạng vẫn có thể sử dụng internet để đăng tải thông tin, phản biện phục vụ cho công luận.Số người dùng mạng Internet từ 10 triệu (2010) đã tăng lên 24 triệu (2014). Chính quyền đã gia tăng nhiều biện pháp trù đập, bắt bớ các Blogger ,nhưng đã không dập tắt được những đốm lửa đòi tự do, công lý và chuyển hóa chế độ độc đảng.Không chỉ dân chúng,mà nhiều đảng viên ngày càng mất niềm tin vào khả năng giải quyết những khó khăn kinh tế – chính trị của đảng và chính quyền.Trong đảng đã có sự chia rẽ vì lập trường và quyền lợi trên các vấn đề đối ngoại thân Tây phương hay Trung Hoa, hoặc gia nhập hiệp định thương mại xuyên thái bình dương (TPP).Về nội chính,các phe nhóm bảo thủ,cải cách và lợi ich tranh cãi, đổ lỗi cho nhau về thảm trạng đất nước hiện nay. Bộ chính trị với 16 thành viên và ban chấp hành trung ương với 175 ủy viên đã bất tín nhiệm vai trò chống tham nhũng của chính quyền và lấy lại trách nhiệm cho đảng đồng thời đòi hỏi chính quyền phải tường trình báo cáo hoạt động trước đảng.

Nhu cầu cải cách thể chế chính tri và mô hình phát triển đất nước

Việt nam hiện rơi vào một cuộc khủng hoảng nặng nề trên mọi phương diện.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thảm trạng này,nhưng nguyên nhân chính nằm ở thể chế chính trị độc đảng áp dụng một mô hình phát triển hỗn hợp chủ nghĩa Marx và tư bản.Người công sản đã nhận chân được những giá trị căn bản mà các quốc gia tư bản phương tây xây dựng: Chính trị dân chủ-Nhà nước pháp quyền-Kinh tế thi trường.Nhưng lại có tham vọng đề ra một mô hình phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội (XHCN): Chính trị độc đảng toàn trị,nhà nước pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.Thế nào là định hướng XHCN toàn đảng đến nay vẩn chưa rõ,vẫn đang tiếp tục nghiên cứu.Chế độ chính trị độc đảng,tự nhận là dân chủ nhân dân về bản chất mâu thuẫn đối kháng với một nhà nước dân chủ pháp trị và một hệ thống kinh tế thị trường.Nhà nước pháp quyền XHCN được hiểu là một chế độ nhà nước thông nhất ba quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp dưới sự lãnh đạo của đảng.Vì thiếu sự kiểm soát,nên quyền lực quốc gia bị lạm dụng phục vụ cho các quyền lợi phe nhóm.Chế độ bầu cử theo nguyên tắc „Đảng cử dân bầu“,đảng bố trí nhân sự nên tạo ra nạn „mua quan bán chức“.Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN lấy kinh tế nhà nước chủ đạo và kinh tế tập thể làm nền tảng của nền kinh tế quốc dân.Quan điểm này làm kinh tế thị trường bị biến dạng và méo mó, gia tăng vai trò quan liêu mệnh lệnh nhà nước.Đồng thời tăng trưởng kinh tế lệ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Nói chung tình hình đất nước nay đòi hỏi phải chuyển đổi thể chế toàn trị độc đảng qua dân chủ đa nguyên.Đây là điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng một mô hình phát triển mới đưa đất nước tiến lên phù hợp xu hướng hiện đại : Chế độ dân chủ- Quốc gia pháp trị -Kinh tế thị trường.

©Vũ Ngọc Yên

6 Phản hồi cho “Việt Nam trước những vấn nạn kinh tế và chính trị”

  1. tonydo says:

    Xin chia sẻ với quý bạn đọc không cư trú trên đất Mỹ.
    Những gì ngài Nguyễn Thế Viên, nhà thơ Trọng Dân, và tác giả bài này nói là rất đúng.

    Tuy nhiên, nó chỉ đúng với người giàu và người thật nghèo (người nghèo mà lại tàn tật thì được xã hội hết sức quan tâm).
    Lại cũng đúng với đàn bà goá và con nít.

    Nhưng cái “giai cấp” cổ cày vai bừa, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm mà người ta gọi là “trung lưu-middle class” thì phãi suy nghĩ lại trước khi quyết định sinh sống lâu dài trên đất Mỹ.

    Nhiều người khi được gia đình bảo lãnh qua xứ Cờ Huê, (đặc biệt là qúi ông có nhà, có cửa ở Việt Nam ) đã bỏ về cố quốc sau một thời gian ngắn sinh sống nơi Thiên Đường hạ giới.

    Lập luận của họ khi trở rất đơn giản:
    Ỏ Việt Nam còn có người làm
    Ở Việt Nam, sáng cà phê, chiều nhậu nhoẹt, đâu phải làm tời 10,12 tiếng ngày.
    Ở quê nhà, quát một tiếng là vợ con im phăng phắc.
    Đâu có nợ nhà, nợ xe, tháng tháng ký bills mệt nghỉ

    Họ ở lâu quen rồi, đâu vào đó, mình ngu gì đút đầu vô.

    Chỉ có một cái lạ là các cháu trẻ con ông bà lớn, giàu có thì vừa qua du học là tìm mọi cách lấy cho được công dân Mỹ gốc Việt để được định cư lâu dài nơi Hợp Quốc.

    Và chắc chắn, nhiều trong số này sẽ trở thành “Middle Class”.
    Welcome to America…

  2. Diệt Cộng cứu nước says:

    Vũ Ðình Huỳnh – cựu bí thư của Hồ chí Minh:”Muốn cho dân tộc ta không thua kém các dân tộc khác, muốn cho đất nước được thịnh vượng, dân ta không nghèo khổ mãi thì không thể thiếu một điều kiện tiên quyết: ấy là phải gạt bỏ sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản” .

  3. Nguyễn Trọng Dân says:

    Theo số liệu bài chủ mà tính ra thì thu nhập bình quân của người dân Việt Nam một tháng ( khoảng 225đô/tháng ) còn THUA cả người nghèo thất nghiệp lãnh trợ cấp bên MỸ là sao?

    Cộng phỉ Ba đình điều hành kinh tế như……..hạch !

    ********************

    Nguyễn Thế Viên says:
    22/09/2014 at 09:06

    Sau đây là ngân sách cuả một người (độc thân) thuộc loại nghèo ở Hoa KỲ :

    Thu: ( per month )
    - Trợ cấp SSI: khoảng $800.00 (thay đổi tuỳ vật giá cuả mỗi tiểu bang).
    - Phiếu thực phẩm: $200.00 ( nt )
    - Y Tế: miễn phí
    _____________
    Cộng thu $1000,00

    Chi:
    - Tiền Nhà (housing) $ 100.00
    - Thực phẩm 200.00 (dùng hết phiếu TP và thường không tốn thêm vì có thể xin ở nhiều food banks)
    - chi linh tinh 100.00
    _____________
    Cộng chi $400.00

    Như vậy một người ngèo Mỹ gốc Việt nếu hà tiện thì có thể để dành được từ $300.00 đến $600.00 một tháng để hằng năm về VN chơi hay gởi giúp bà con, thân nhân ở VN.

  4. Việt cộng đần độn says:

    “Năm 2013 GDP của Việt Nam đạt mức 171 tỷ USD và GDP đầu người đạt 1.960 USD nhưng thua xa Nam Hàn (23.838 USD) Trung Hoa (6.807 USD) và các nước láng giềng.. .” – Tác giả: Vũ Ngọc Yên .

    Giáo sư Nguyễn văn Tuấn : ” Nội các chính phủ Việt Nam có nhiều tiến sĩ hơn chính phủ Mỹ và Úc ! Nội các Việt Nam có 26 người thì có tới 13 bộ trưởng có bằng tiến sĩ (chiếm 50%), 10 người có bằng cử nhân và 3 người có bằng thạc sĩ…”

    Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng – nguyên chuyên viên đối ngoại Học viện Hành Chính Quốc Gia – ” tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam ta có nhiều tiến sĩ nhất.”

    Bè lũ Việt cộng đần độn muốn muôn năm trường trị kiếm đủ mọi mưu ma chước quỷ để lừa bịp , ru ngủ dân !

  5. Góp ý says:

    Cái nỗi nhục lớn lao nhất đối với dân tộc VN là với dân số 90 triệu ,1 nước đất nước rừng vàng biển bạc cộng với sự lãnh đạo tài tình của đảng CSVN lại để cho thằng Tàu đè đầu ,cỡi cổ . 40 năm cai trị đất nước mà chánh quyền hầu như năm nào cũng đi van xin sự giúp đỡ nước ngoài nhiều khi dân số của họ ít hơn gấp chục lần thậm chí tài nguyên của họ cũng không có gì.Lỗi này tại ai ? Trong khi đó cấp chóp bu của đảng lên xe xuống ngựa ,thâu tóm ,chia chác tài sản quốc gia ,tiền của đâu mà các cấp chóp bu cho con cái du học , ăn xài “khủng”.Câu trả lời chắc chắn có trong đầu của mọi người dân VN kể cả trong đầu của tất cả các đảng viên CSVN.

  6. Nguyễn Văn says:

    Đất nước làm sao tốt được khi cộng sản còn ngự trị?
    Có nước cộng sản nào mà người dân có tự do và ấm no? Cộng sản Đông Âu? Đông Đức? Liên Xô, VN hay cộng sản Tàu ngày nay? Chẳng có nước nào cả! Chẳng có nước nào sống dưới chế độ cộng sản mà người dân có tự do và không đói nghèo. Chẳng có nước cộng sản nào lãnh đạo không sống trên nhung dưới lụa hay nhà cao cửa rộng.

    Chế độ cộng sản hiện hữu một thế kỷ kể từ năm 1917 từ Liên Xô. Nhưng cái nôi cũng đã chết 1/4 thế kỷ rồi mà VN vẫn còn nhắm mắt tiếp tục bước đi, dù lãnh đạo biết đi hết thế kỷ này cũng chẳng biết cái mặt xã hội chủ nghĩa cộng sản nó ra sao? Đất nước ta ai ai cũng chỉ biết ngồi trông đợi. Dân đen đợi lãnh đạo thay đổi, lãnh đạo đợi thế giới bên ngoài tác động mới chịu đổi thay. Chưa tới 0.00001%, tức khoảng 1/100.000 là người yêu nước nhiệt thành, can đảm, dám đứng dậy lên tiếng đòi tự do dân chủ, đòi nhà cầm quyền phải bảo vệ dân, bảo vệ đất nước, nhưng tất cả đều bị nhà cầm quyền bắt bỏ tù. Lãnh đạo và cán bộ đảng ngày ngày chỉ biết lo tham nhũng, họ lo buôn dân bán nước làm giàu, còn lại gần 90 triệu dân sống thờ ơ vô cảm, chấp nhận đau thương tủi nhục sống cho qua kiếp…người.

    Mẹ Việt Nam ơi? Mẹ còn hay đã mất? Hay Mẹ đang hấp hối chờ ngày ra đi vì đàn con yêu của Mẹ không lo thuốc thang cho Mẹ?
    Có lẽ mất Mẹ rồi chúng con mới hiểu, mới quí, và mới biết yêu Mẹ, Mẹ VN ơi!

    nv

Leave a Reply to Việt cộng đần độn