Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi
Báo Tin An Ninh, đăng tên L H Đ viết tắt, còn cô nữ sinh ghi rõ: Phùng Thị Thanh, và đệm thêm: “Đ con nhà gia giáo, sống hiền hòa, chưa hề mất lòng ai, bà con lối xóm ai cũng thương.” Hàng trăm tờ báo khác của đảng, mô tả cô Thanh như một cô gái làm tiền, sau khi giết Đăng, Thanh tiếp tục ngủ với người bạn trai khác, lấy một trăm ngàn đồng, trước đó cũng đã ăn nằm với vài người, cũng mục đích tiền. Đăng chết trong lúc sắp cưới vợ.
Hồng mà chưa chuyên
Chỉ mấy dòng tin, đã thấy nhiều điều mâu thuẫn, “con nhà gia giáo” lại là cán bộ tài chính huyện, có thiếu gì tiền, một lần “ăn bánh” chỉ có một trăm ngàn, nghe nói hiện nay ở Việt Nam, cho trẻ con một trăm ngàn ăn kẹo, nó cũng chê? Chỉ một trăm ngàn, vì keo kiệt khiến mất mạng, uổng công sinh thành của mẹ cha, không hiểu gia giáo ở chỗ nào? Gia giáo mà đi chơi gái, lúc sắp cưới vợ, chỉ thấy giáo mác, chứ gia thì không!
Cán bộ huyện, hẳn thấm nhuần đạo đức bác dữ lắm, có lẽ Đăng học được mấy trang, mới tới chỗ dạy phương pháp quỵt, chưa tới đoạn dạy cách thủ tiêu nhân tình, lý ra phải học cho trót, nôn nóng làm gì, để dẫn đến thảm họa. Theo hình chụp thủ phạm, diễn lại vụ án, thấy tên Đăng này tệ thật, thân đàn ông, đã đè lên trên con gái,Thanh nằm dưới, giằng co tới những 90 phút, cuối cùng thua cuộc và mất mạng, gặp bác Hồ của Đăng, cô Thanh hết đường sống.
Lý ra hai nhát chém này, phải dành cho Tố Hữu mới đúng, vì suy cho cùng cán bộ Lê Hải Đăng, chỉ mới lừa dối giỏi lắm vài cô gái làng chơi. Tố Hữu và đảng CSVN, phỉnh phờ toàn thể đĩ điếm, trong bài: Tiếng hát sông Hương, đảng hứa nếu cách mạng thành công, chị em rất huy hoàng:
Trích…
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Trong như nước suối ban mai giữa rừng.
Ngày mai gió mới ngàn phương
Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân
Ngày mai trong nắng trắng ngần
Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng.
Từ ngày “giải phóng” tới nay đĩ tăng hay giảm? Đĩ dưới thời đại bác, có gì huy hoàng nhỉ?! Hai nhát dao kia, dành cho tác giả bài thơ này mới đúng.
Con chuột nhép Lê Hải Đăng, chết bỏ lại “chiếc bình” tanh nghí có tên Tài Chính Huyện, được làm ra trong thời kỳ XHCN, có lời chúc mừng cho cô vợ sắp cưới, sém phải lấy anh chồng “gia giáo” như báo Cộng Sản ca tụng.
Tháng ngày tới, trong tù cô Phùng Thị Thanh, có thừa cơ hội để nghiền ngẫm “Cộng Sản giải phóng cho dân nghèo, cho giai cấp.” Lê Hải Đăng, cán bộ huyện, trú ở Vĩnh Tường, làm tôi nhớ Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương, và nhại lại bài thơ:
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi
Nợ đĩ tiếc gì không chịu trả
Giờ đây thân xác rã lòng đất
Thế gian một trận cười vang trời
Đạo đức dân tộc giờ đã mất
Đàng điếm Mao Hồ lại lên ngôi
ân ái nhiều lần chỉ thoáng chốc
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!
Chúc quý bạn đọc báo ngày đầu tuần vui vẻ, tìm ra phương pháp mới hữu hiệu, tranh đấu chống Cộng Sản tham tàn, áp bức và bán nước.
© Ông Bút
© Đàn Chim Việt
Đọc xong bài chủ của Ông Bút, tự nhiên nước mắt tôi từ từ chảy xuống má lúc nào không hay.
Già rồi, sức yếu, chịu không nổi cảm xúc buồn…
Tôi bỏ đi lau mặt và quyết định sẽ không đọc bài này nữa.
Thế nhưng khi trở lại thì bài vẫn còn đó, và Comment của đàn anh Tư bản đỏ Việt cộng says: đang nổi trên màn hình.
Đọc vội cái comment này, nước mắt lần nữa lại lăn trên má tôi.
Cháu Phùng Thị Thanh, cháu Xuân và những nạn nhân “nô lệ chui” Việt Nam ở Nga có biết đâu rằng:
Cha Ông các cháu vì tin tưởng vào lời kêu gọi của tay Tổ Sư Máu Lạnh Điếm Chính Trị-Hồ Chí Minh và Đàn Em đã hy sinh tiền của, mồ hôi, xương máu để ngày hôm nay, những gì các cháu đang chứng kiến:
Tất cả chỉ là Lừa Đảo….
Từ Báo Chí tới Quan Tòa, từ Chính Quyền đến Tòa Đại Sứ, hoàn toàn vô nhân cách.
Xin chia buồn cùng nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.
Cầu xin Thương Đế, Đấng Toàn Năng thương xót những người khốn khổ của chúng con.
Đọc đi!
Đọc đi để mở mắt ra
Đọc đi để thấy xót xa dân mình!
T.Phạm
http://sangcongpha1.wordpress.com/
Ông Bút viết . Trích : ” Từ ngày “giải phóng” tới nay đĩ tăng hay giảm? Đĩ dưới thời đại bác, có gì huy hoàng nhỉ?! Hai nhát dao kia, dành cho tác giả bài thơ này mới đúng. ”
Sau cái ngày gọi là ” giải phóng ” , dân Miền Nam có nhiều câu dè . Không biết hai câu nầy xuất hiện trước hay sau khi Tố Hữu đi theo bác , theo ông ( bác Hồ , ông Stalin ) ?
” Cần Thơ có bến Ninh Kiều ”
” Dưới chân tượng Bác , đĩ nhiều hơn dân “
“Tháng ngày tới, trong tù cô Phùng Thị Thanh, có thừa cơ hội để nghiền ngẫm “Cộng Sản giải phóng cho dân nghèo, cho giai cấp”. Tác giả: Ông Bút
Người vô hình ở Nga
Hồng Nga
Moscow, Liên bang Nga
thứ năm, 28 tháng 11, 2013
Tôi gọi họ là Những người vô hình vì đi trên đường phố hay xuống các trạm metro ở Moscow, ít thấy người Việt.
Đáng ngạc nhiên, vì con số người Việt làm ăn sinh sống ở Nga, theo thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại đây, lên tới khoảng 100000.
Vậy thì họ đi đâu?
Hãy tới các khu chợ bán sỉ ở Moscow, những cái tên mà người Việt nào ở Nga cũngthuộc, như chợ Liublino, hay chợ Sadovod, còn gọi là chợ Chim.
Ngay từ cổng chợ, đã có thể thấy nhiều người Việt đi lại, quần áo sẫm màu, dáng vẻ tất bật, vất vả như những người Việt khác ở trong nước.
Bên trong các chợ, mà quy mô lớn gấp chục lần chợ Đồng Xuân, hay chợ Bến Thành, lớp lớp người Việt bận rộn chở hàng, bán hàng, ăn uống, trò chuyện, cãi cọ… như một bầy kiến.
Người Việt nhập cư trái phép ( illegal ) thì tập trung ở các xưởng may “chui”, mà người Việt gọi là xưởng may “đen”. Thông thường các xưởng may này được đặt ở các cơ sở sản xuất cũ của người địa phương nằm ngoài ngoại ô, nay bỏ hoang được cải tạo lại và bao bọc kín cổng cao tường.
Công nhân ở đây gần như chỉ ra ngoài khi trời tối. Mất nhiều tiếng đồng hồ, tôi mới nói chuyện được với một người như vậy.
Nguyễn Thị Xuân, 27 tuổi, là người Phú Thọ. Xuân không phải là tên thật, và chị cũng chỉ đồng ý nói chuyện với tôi với điều kiện giấu mặt và giấu cả giọng.
Câu chuyện của Xuân chắc là cũng giống như chuyện của hàng nghìn người Việt khác đang trôi nổi ở xứ sở Nga.
Nhà nghèo, vay nợ, Xuân vay tiếp hơn 2.000 đôla để công ty dịch vụ bố trí cho sang Nga qua đường du lịch. Visa du lịch dĩ nhiên đã quá hạn từ lâu.
Sang đây rồi, chị làm công nhân may, kiếm tiền trả nợ và tiết kiệm để gửi về cho gia đình.
Xuân và hơn 10 công nhân khác sống ngay tại xưởng. Máy may phía dưới, người ở phía trên, trai gái cùng chung một phòng không có cửa. Ngủ giường tầng, số giường ít hơn số thợ, đơn giản là vì làm việc theo ca, người này nghỉ thì người kia thức.
Mỗi ngày chủ bảo đảm hai bữa cơm, nếu đói thì ăn mì gói.
‘Quen vất vả’
Báo chí Nga và cả Việt đã nhiều lần có bài về cuộc sống cực khổ của lao động nhập cư bất hợp pháp người Việt ở Nga, mà một số bài báo ví với ‘nô lệ thời hiện đại’.
Năm ngoái, sau khi BBC đăng tải tố cáo của một số lao động Việt, Cục Di trú Liên bang Nga đã tổ chức tập kích một xưởng may “đen” và chứng kiến cảnh tượng hãi hùng bên trong nơi ở của các công nhân.
Những người này được giải cứu và sau đó được hồi hương về Việt Nam. Thế nhưng hàng chục nghìn người khác vẫn còn ở lại.
Câu hỏi đặt ra là tại sao sau những câu chuyện kinh hoàng như vậy, người lao động “chui” vẫn không muốn về và người mới vẫn tiếp tục sang từ Việt Nam?
Rất đơn giản: để kiếm tiền.
Xuân cười khi nghe hỏi về cuộc sống cực nhọc ở xưởng may: “Em quen vất vả rồi chị ạ. Ở Việt Nam làm gì ra tiền, tháng nào hết tháng ấy, còn phải vay nợ thêm”.
“Ở đây, mỗi tháng tiết kiệm cũng còn được 400-500 đô. Mà em lại chẳng có chỗ nào mà đi vì sợ công an bắt, nên không phí tiền vào việc gì khác.”
Để kiếm được ngần ấy tiền, các lao động may như Xuân phải làm việc tới 10 tiếng đồng hồ/ngày, thậm chí 14 tiếng. Giấy tờ không có, tiếng Nga không biết, đúng là họ chẳng biết đi đâu.
Có những người tiếng là ở Nga mấy năm mà chưa từng lai vãng tới những địa danh nổi tiếng ở thủ đô như Quảng trường Đỏ.
Số người Việt Nam đang sống và làm việc trái phép ở Nga là bao nhiêu, có lẽ không ai biết chắc. Những người sống ở Nga lâu năm ước tính khoảng 30% tổng số người Việt ở đây không có giấy tờ hợp lệ.
Công nhân Việt Nam bắt đầu ồ ạt vào Nga từ những năm 1980, sau khi Hà Nội ký với Moscow Hiệp định về xuất khẩu lao động, mà chủ yếu là để giúp cho nền kinh tế Việt Nam quá ọp ẹp sau những năm tháng chiến tranh.
Trong chưa đến một thập niên, hơn 100000 lao động Việt có mặt tại Liên Xô lúc đó. Đa phần họ tới từ các địa phương nghèo miền Bắc, và điều này giải thích tại sao Nga là thị trường truyền thống của lao động miền Bắc Việt Nam.
Sau khi Liên Xô tan rã, nhiều người ở lại, tiếp tục tổ chức cho người khác từ Việt Nam sang làm ăn.
Nghe chuyện mà tức anh ách. Thằng sắp cưới vợ mà còn đi chơi gái điếm quỵt tiền, lại được ngợi ca là “hiền lành, gia giáo” nữa. Không lẽ đạo đức XHCN suy đồi trầm trọng đến mức thế này sao?
Chơi gái quịt tiền không chịu trả
Kinh tài của huyện thiệt thân thôi
Tiếc chi trăm ngàn ̣đồng tiền lẻ?
Hai nhát dao ̣đâm phí một đời
Đạo ̣đức gia phong như thế á?
Điếm đàng trước lúc cưới ̣- thằng tồi!
Ai bênh cho hắn, đều mang nhục
Chết xuống tuyền đài chịu vạc sôi.
Một trong những tên lúc nhúc ở trong cái bình của ông Nguyễn Phú Trọng có tên Lê Hải Đăng. Một khi bình bị đập bể 100% là có Trọng, Sang, Hùng, và Dũng nữa!
Ta phải nói cách đóng kịch , tuyên tryền trong đảng CS thật là siêu việt nên từ hàng trí thức bằng cấp đầy mình còn phải bó tay huống chi hàng dân dã chân lấm tay bùn nên có hàng triệu người sẵn sàng hy sinh để thực hiện CNXH không tưởng .Những kẻ nào kể cả trong đảng đi ngược lại đường lối của đảng đều thân bại danh liệt hay cho đi mò tôm , ngày nay trong những ngày vinh danh liệt sĩ cấp lãnh đạo đảng cũng nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu coi như để thương tiếc nhưng tại sao có tình trạng xảy ra những vụ khiếu kiện vụ đất đai trong đó không ít gia đình liệt sĩ có công với cách mạng.