WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người ‘đẹp’ nhất trong Đèn Cù

dencu-2

Cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh đang được phổ biến ngày càng rộng trong và ngoài nước.

Với tôi cuốn sách giúp nhớ lại biết bao cảnh cũ người xưa. Do hoàn cảnh lịch sử tôi đã có một số cuộc gặp Hồ Chí Minh, khá nhiều lần gặp làm việc với Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Đỗ Mười, Nguyễn Cơ Thạch, Tố Hữu…, cũng rất nhiều lần làm việc với các tướng Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Nguyễn Hữu An, Vũ Lăng…

Tôi cũng từng ở trong tòa soạn báo Nhân Dân 2 lần, lần đầu trong cả năm 1972, lần sau trong hơn 8 năm (tháng 2/1982 – 8/1990), cùng một cơ quan với nhà báo Trần Đĩnh, khi Trần Đĩnh đã bị kỷ luật khai trừ khỏi đảng rồi đi lao động cải tạo ở nhà in báo Nhân Dân, hàng ngày khuân các cuốn giấy in từ ngoài đường lên tầng 3 nhà in và đúc lại các chữ chì cho máy in. Trong 8 năm sau, tôi tham gia đảng ủy Ban biên tập, dự họp các buổi giao ban hằng tuần, họp Biên ủy hàng tháng, hằng năm, bàn bạc đủ chuyện – xem xét khen thưởng, kỷ luật, đảng viên tiên tiến, lên cấp, lên lương, xét đi học nước ngoài, đi họp quốc tế, cấp nhà mới, tuyển phóng viên…Tôi thận trọng, ngồi nghe, suy ngẫm, vì vẫn còn xa lạ, nhưng vẫn hiểu ra sự thật.

Tôi có thể chứng thực những điều Trần Đĩnh viết ra là chân thực, 2 tuyến nhân vật, một bên là bầy nịnh thần, bầy đàn «ngu trung» của chế độ độc đảng sùng bái Mao, sùng bái bạo lực, một bên là những người có tư duy độc lập, có tư duy đòi xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin, xây dựng một kiểu chủ nghĩa xã hội có bộ mặt Người, chủ trương tranh đua hòa bình giữa các chế độ xã hội khác nhau. Số này bị lên án, bị vu cáo tay sai đế quốc, sợ gian khổ, sợ hy sinh. Phần lớn bị khai trừ ra khỏi đảng, bị tù không có án, bị đưa đi cải tạo lao động, chăn dê, chăn bò, đi lao động ở nhà in, mỏ than, con cái bị phân biệt đối xử.

Có một vài người lúc đầu hăng hái theo Xét lại, chống sùng bái cá nhân, ca ngợi con đường đấu tranh không bạo động, cổ vũ biện pháp đấu tranh của Mahatma Gandhi, của Nelson Mandela, nhưng về sau chuyển hẳn sang thành đồ đệ trung thành của Mao-ít. Nổi bật nhất là 2 anh em nhà báo, anh ruột là Thép Mới nhà báo cột trụ của báo Sự Thật và báo Nhân Dân. Trong loạt bài “Thời thắng Mỹ”, Thép Mới từng ca ngợi hết mức ông Lê Duẩn, rằng “anh Ba đã sáng láng hơn cả bác Hồ, bản lĩnh hơn bác Hồ”. Ông em Hồng Hà còn hơn ông anh nữa, xoay lập trường 180 độ, được lọt vào mắt nâu của cả 2 ông họ Lê, còn kế thừa ông Hoàng Tùng làm tổng biên tập báo Nhân Dân, từ đó lên chức Trưởng Ban đối ngoại trung ương. Hồng Hà là nhân vật trung tâm cùng tướng Lê Đức Anh mẫn cán thu xếp cuộc gặp lịch sử ở Thành Đô tháng 9/1990, “đánh dấu thời kỳ Bắc thuộc mới cực kỳ nguy hiểm”, như ông Nguyễn Cơ Thạch cảnh báo ngay lúc ấy.

Khuôn mặt thứ 3 đáng nhớ là nhà báo Hữu Thọ, một nhân vật thâm hiểm của phái “Mao-nhều” (theo cách gọi của Trần Đĩnh) ở báo Nhân Dân. Trần Đĩnh đã nhiều lần dùng ngòi bút trào lộng khắc họa lại nhân cách đáng thương của ông này, một tay cơ hội lắm mẹo vặt, leo lên đến chức tổng biên tập báo Nhân Dân, rồi Trưởng ban tư tưởng và văn hóa – để dạy bảo đạo đức bác Hồ cho toàn đảng vào dịp “45 năm học Bác” tháng 9 /2014 mới đây, khi ông đã về hưu hơn 10 năm nay.

Bên cạnh vài ba nhân vật “Mao-nhều” khá lý thú có thể nhận rõ mặt trên đây có một nhân vật đứng giữa, không theo Mao mà cũng không chống Mao, nhưng nổi bật, được tác giả Trần Đĩnh nói đến rất nhiều trong Đèn Cù với lòng quý mến đặc biệt. Tôi muốn nói riêng về ông trong bài báo này. Đó là ông Nguyễn Trung Thành (NTT), một thời là cánh tay phải của Lê Đức Thọ, nắm chức vụ then chốt về nhân sự – Vụ trưởng Vụ bảo vệ chính trị trong Ban Tổ chức trung ương do ông Thọ làm trưởng ban. Ông NTT là nhân vật nắm trọn hồ sơ của 36 người dính vào vụ án “Xét lại chống đảng” mà danh sách có khá đầy đủ trong Đèn Cù, cùng với tất cả các vụ án chính trị khác. Sau khi đã về hưu vào năm 1990, ông NTT đọc lại toàn bộ hồ sơ của các vụ án, xem kỹ các lời phản cung, kêu oan, đặc biệt là các lời trần tình của các ông Hoàng Minh Chính, Hoàng Thế Dũng, Vũ Đình Huỳnh, Lê Liêm (khi 2 ông này còn sống), gặp và lắng nghe ông Lê Hồng Hà, từng là Chánh văn phòng bộ Công an, cũng bị bắt giam trong vụ án «Xét lại chống đảng làm gián điệp cho nước ngoài» .

Theo Trần Đĩnh thuật lại trong Đèn Cù, với lòng ngay thẳng NTT bắt đầu hoài nghi về kết luận vũ đoán của toàn vụ án, nhận ra bản thân đã mù quáng a dua theo định kiến của cấp trên là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, gây nên quá nhiều bất công. Thức tỉnh, hối hận sâu sắc, năm 1993 ông thảo ra thư gửi cho Tổng bí thư Đỗ Mười và thường trực ban bí thư Phan Diễn, trình bày rành rọt những sai lầm của vụ án làm hàm oan 36 đảng viên cấp cao của đảng, những người không hề làm gián điệp cho nước ngoài, họ chỉ sử dụng quyền có ý kiến khác với lãnh đạo do có tư duy độc lập. Tất cả những lời kết tội đều mang tính chất định kiến, suy diễn, và khiên cưỡng. Nhưng Đảng vẫn một mực im lặng. Năm 1996, NTT lại đến gặp Tổng bí thư Đỗ Mười, trình bày rõ ý kiến về vụ án do ông thụ lý và nói rõ chính kiến của mình là minh oan, xóa án cho người ngay là việc đúng đắn, nên làm, sẽ được lòng đông đảo đảng viên và toàn dân. NTT đề nghị lập một tiểu ban thẩm tra để đi đến kết luận lại vụ án. Đỗ Mười trừng mắt, lắc đầu buông ra một câu: «về hưu rồi sắp đi chơi với giun rồi, sao còn viết kiến nghị gửi vung lên?». Vẫn theo Trần Đĩnh, NTT biết là hỏng rồi, nhưng vẫn cưỡng lại. Ông nói với Đỗ Mười: “Anh đã 78 tuổi, hơn tôi 6 tuổi còn làm việc mà. Tôi thấy đồng chí mình bị oan, không thể bỏ mặc được”. Ngay sau đó NTT bị khai trừ, bị trả thù cay độc, bị đuổi ra khỏi đảng, tước mọi khen thưởng cũ, không còn lương, phụ cấp ngang cấp thứ trưởng, sống trong cô đơn đạm bạc đến tận nay. Không rõ nay NTT còn sống hay đã đi xa.
Điều quan trọng là NTT được Trần Đĩnh nói đến khá nhiều trong Đèn Cù. Thật rất hiếm trong đảng CS có một con người như vậy. Giữa một hồ đầy bùn vẫn giữ mình trong sạch. Con người có lương tri, không a dua theo quyền lực, danh vị, có lòng nhân ái sâu đậm, sống ngay thật, biết nhận ra sai lầm, hối hận và có ý chí sửa chữa sai lầm. Tôi mong rằng với cuốn Đèn Cù, vụ án “Xét lại chống đảng làm gián điệp cho nước ngoài” sẽ không bị dìm chết trong quên lãng. Nó sẽ bật dậy sống lại trong dư luận xã hội, trong lương tâm của đông đảo đảng viên CS bình thường khi Đại hội XII đang đến gần. Không thể để chậm nữa. Cho dù phần lớn nạn nhân đã chết uất ức oan uổng. Chậm vẫn còn hơn không.

Mong rằng trong đảng CS sẽ vang lên nhiều tiếng nói yêu cầu đảng CS thực hiện mong muốn cao đẹp của NTT, xem xét lại vụ án «Xét lại chống đảng» đã tồn tại quá lâu. Tuy thật đáng buồn là có tin NTT đã không còn nữa, nhưng cũng may là một số nhân vật khác vẫn còn sống – , còn nhân chứng Lê Hồng Hà, và theo tôi được biết, còn các ông Lê Trọng Nghĩa, Phan Thế Văn, Phùng Mỹ đang sống ở Hà Nội. Ở nước ngoài còn có các ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội, sống ở Nga; còn nhà văn Vũ Thư Hiên sống ở Pháp…Và vẫn còn những người lãnh đạo chịu trách nhiệm kế tiếp về vụ án cực lớn ấy như: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng… Họ không thể phủi trách nhiệm. Chính họ đã mù quáng theo đường lối của Mao, dẫn dắt đất nước vào thảm họa huynh đệ tương tàn, cố tình chà đạp “quyền tự quyết thiêng liêng của nhân dân miền Nam VN” được ghi rõ trên 2 Hiệp định Genève và Paris, mà họ đã long trọng ký kết. Để dẫn đến đất nước lạc hậu, tan hoang, không pháp luật ngày nay.

Vợ con, gia đình, con cháu, chắt, bạn bè của 36 nạn nhân vụ án chắc chắn sẽ cảm thấy vui lòng, được an ủi, xoa dịu niềm đau đã kéo dài hơn nửa thế kỷ, một khi vụ án được minh oan một cách công khai, theo «một nền pháp quyền nghiêm minh» mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn từ đầu năm, nhưng đến nay vẫn chưa thấy tăm hơi. Đây có thể là dịp tốt.

Bùi Tín

24 Phản hồi cho “Người ‘đẹp’ nhất trong Đèn Cù”

  1. Tran Trang says:

    Thực tình mà nói ,khi nghiên cứuu về Việt nam cần phải có một cách nhin đọ lượng hơn.Việt nam là cái Địa ngục của Thế giới , là nơi ngã ba ngă tư đường nơi Ma qưy Cô hồn cát đảng thường tự tập.Trong mỗi con Người Việt nam có toi 6phần là Quỷ, chỉ có 4 phần là người .Ông Hồ Chí Minh là Quỷ Vương .điều này đã được mội người biết từlâu rồi , Quỷ Vương cũng là một Thiên sứ nhưng bị trục xuất khỏi Thiên Đường vì mác tội Kiêu ngạo, Bản Chất của Quỷ Vương là muốn bắt chước Thượng đé sáng tạo ra muôn vật. Nhưng Quỷ vương không thể Hoàn thiện những Sản phẩm của mình ,Nên cuối cùng bao giơ nó vũng làm hỏng mọi việc.Nên Quỷ Vương mói có một cái Chân Dê và cái Đuôi dài,t tức là cái bản chất thực của QV sẽ lộ ra, mọi nguơ sẽ nhân ra Đâu la Sản phẩm của Quỷ Vương, Đâu là Sản Phẩm của Thương đế.
    Ông Hô Chí Minh chính là Quỷ Vương , rất phù hợp với Việt nam là nơiDịa Ngục ,Vì vây không thể lấy Luật của Thương đé để kêt án Ông Hô Chi Minh là Quỷ Vương được ,Vạy nên nhưng gì Ông và các Quỷ sứ lâu la cua Ông làm đều sẽ hỏng,Tuy nhiên Quỷ Vương cũng rất thich thú được đám Quỷ Lâu la ca tụng và thương thì Quỷ Lâu la sẽ ca tụng Quỷ vưởngđe tôn Quỷ Vương sánh ngang bằng Thượng đế .
    Âu cũng là lẽ Thường Tìng ở đời vậy

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Bravo Tran Trang.

      Đem kinh bổn đạo Catholic, để giải mã hiện tượng Qủy vương Hồ Chí Minh cùng lũ lâu la !

      Đây chính là hai mặt cuộc đời, cũng như hai mặt đồng tiền, hay tấm mể đay nào cũng có hai mặt cả ! Cũng như thuốc chữa bệnh nào cũng có phản ứng phụ, không ít thì nhiều, ít nguy hiểm đến vô cùng nguy hiểm.

      Cái sự tài giỏi và khéo léo là làm sao biết sử dụng thuốc nào với liều lượng ra sao, trong trường hợp bệnh nào và ở cá nhân nào ?

      Đây là cả một nghệ thuật, cần từ lý thuyết cho đến thực tiễn, ko ăn ốc nói mò được.

      Lão Ngoan Đồng

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Qủi vương Hồ nói riêng và đảng CSVN nói chung, đâu phải từ đá nứt ra như con khỉ chúa Tôn Ngô Không, mà là sinh sản từ trong lòng dân ta và ở ngay trên đất nước ta.

      Con khỉ chúa họ Tôn đã dám xưng hùng xưng bá và cho rằng chính mình đã đánh thăng trời qua ngoại hiệu “Tể Thiên đại thánh”.
      Hồ và Cộng đảng cũng chả khác gì bon khỉ này. Tự xưng là “cha già dân tộc” và cho rằng chính đảng cướp của y đã cứu dân cứu nước bla bla bla

      Người ta đã nói DÂN NÀO CHẾ ĐỘ ĐÓ ! Cứ thẳng thắn nhìn vào đất nước, xã hội và cộng đồng hải ngoại thì rõ tại sao chúng ta vẫn còn hết đại hoạ này đến đại hoạ khác !

      Chính chúng ta cần phải LỘT XÁC trước tiên, để hoàn thiện chính mình, từ đó mới nuôi mộng đội đá vá trời là cứu dân cứu nước !

      Chỉ cần một ngày các diễn đàn viên không chửi nhau, là đã có một tiến bộ lớn trong công cuộc cách mạng tự thân ấy.

  2. tonydo says:

    Hồi mấy cụ “Xét lại chống đảng” bị bầm dập, phong tỏa, tù tội.v.v. không biết cụ Bùi Tín có chơi với cụ nào trong số đó không?

    Chắc chắn cụ “cạch” hết phải không ạ?

    Đặc biệt khi cụ Trần Đĩnh bị tước đảng tịch, làm thợ in trong toà soạn nơi cụ Bùi Tín đang làm lớn, có lần nào cụ Bùi Tín “giúi” cho cụ Trần Đĩnh củ khoai để đút miệng cho đỡ đói lòng người lao động?

    Cụ Bùi Tín viết:
    Chính họ đã mù quáng theo đường lối của Mao, dẫn dắt đất nước vào thảm họa huynh đệ tương tàn, cố tình chà đạp “quyền tự quyết thiêng liêng của nhân dân miền Nam VN” (hết trích)

    Em hỏi cụ câu này, cụ có chửi em cũng đành chịu:

    Thế cái ngày cụ vô dinh Độc Lập nhận sự đầu hàng của chính quyền Miền Nam thì cụ có bảo với họ cái “quyền tự quyết thiêng liêng của nhân dân miền Nam VN” được ghi rõ trên 2 Hiệp định Genève và Paris mà chính phủ Hồ Chí Minh của cụ hồi đó đã long trọng ký kết?

    Em lại xin hỏi cụ Bùi Tín thêm một câu nữa:
    Cụ đã thấy cái tàn ác trong Cải Cách Ruộng Đất ngay lúc đó, và cụ lại đã gặp từ Hồ Chí Minh….tới Vũ Lăng.v.v. vậy cụ có viết bài nào hay xin miệng với mấy quan lớn trên tha cho địa chủ?

    Chúc cụ sức khoẻ.
    Em Tony trọng kính.

    • DâM TiêN says:

      TonyDO ơi, xin đừng tạo dịp cho ngài Bùi Tín ” nhận vơ.”
      Tôi quý mến Bùi Tín, chỉ ” ghét” ông ta là đã nhập nhằng…

      Cái sáng ngày 30.4.1975, chỉ có một chi đội xe tang T-54
      chạy thục mạng vô cái Rinh Độc Nập, sợ rủi mà tụi MTGP
      MN đến trước thì trắng tay xôi hỏng bỏng không!

      Ê a, ông BT mải hôm sau mới vô Dinh! Xin đừng cho
      ông nở mũi đã nhận lời đầu hàng, ngoại trừ một quan
      VÕ như Bùi Tùng. Chính B. Văn Tùng rút số tay ra thảo
      vội cái Lời Dầu Hàng Cho ông Big Minh đọc…

      Chú ý, nghiêm ! Nhật lệnh ! Này ơi, nếu cánh Bắc Kỳ sơ
      hở mà để cho MTGPMN tới Dinh trước, tuyên bố :” Miền
      Nam Việt Nam
      từ hôm nay theo quy chế trung lập và chể thể cộng hòa…
      Chúng tôi vô cùng biết ơn Miền Bắc XHCN đã chi viện …

      Thì Miền Bắc sẽ ngẩn tò te ra, dã tràng xe cát biển Đông!

      It ai biêt rõ trường hộp Sơn Tin – Thủy Tinh này, ngoài cậu
      Trung sĩ DâM TiêN… *( còn tiếp…)

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Gớm….Ai mờ văn chương có duyên quá xá thợ mộc … vậy cà…!

      • DâM TiêN says:

        Con mèo ( Bắc Kỳ) mà trèo cây cau…
        Hỏi thăm chú Chuột ( Thiệu) đi đâu vắng nhà.
        Con Chuột (VNCH) đi chợ đàng xa,
        Mua mắm mua muối giỗ…Cha chú mèo !

        ( Ấy a, năm 1975 cầm tinh con Ất Mão)

        Nay kính,

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear tonydo,

      Tôi khuyên anh bạn già nên đọc tác phẩm cực hay của THẾ GIANG tựa đề THẰNG NGƯỜI CÓ ĐUÔI !

      http://sangtao.org/2011/04/20/th%E1%BA%B1ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-co-duoi/

      Vâng chúng tôi vốn người “quốc gia”, “bên thua trận”, nhưng KHÔNG HỀ xét lý lịch quá kỹ như bạn già.
      Bạn hãy còn giữ cái quán tính đáng tởm đó của con người được lớn lên và giáo dục trong môi trường xã nghĩa ! Chẳng khác gì nhân vật chính trong tác phẩm kia của Thế Giang !

      Hãy nhớ Phật dậy câu “HỒI ĐẦU THỊ NGẠN” : quay đầu là ra khỏi …BẾN MÊ !
      Hay ĐỒ TỂ VẤT DAO ĐI CŨNG THÀNH PHẬT !

      Hãy tìm hiểu cho kỹ THÊ NÀO là Hoà giải hoà hợp dân tộc, để tìm thấy được mẫu số chung chống Cộng nói riêng, độc tài đảng trị, gia đình trị, quân phiệt … nói chung !

      Cứ chống Cộng như Bùi Tín cũng đủ OK Salem ! Thế cũng đủ tới được BẾN GIÁC !
      Riêng tôi nghĩ, khó có kẻ can đảm từ bỏ quá khứ, cũng như kiên trì chống Cộng như Bùi Tín trong nhiều thập niên cuối đời, để chiu bao oan trái, bởi đi giữa hai lằn đạn !

      Lão Ngoan Đồng

      =====

      XIN BAN BIÊN TẬP CHO ĐĂNG LẠI ĐOẠN VĂNI NÀY ĐỂ DẪN CHỨNG RẰNG, CÓ NHIỀU NGƯỜI ĐANG CÒN MANG CÁI ĐUÔI NHƯ NHÂN VẬT CHÍNH DƯỚI ĐÂY :-) !

      (…)
      Xuống tàu phải mua ngay mấy tấm vé số! Tôi hạ quyết tâm cho lòng yên ổn (lại tự lừa mình?) để còn nghĩ sang chuyện khác. Ðúng lúc đó thì có tiếng «hèm» sau lưng. Lại một cụ ông, cụ bà bản xứ với những câu hỏi đầy bác ái như cho kẹo trẻ con về cảnh ngộ, sự hội nhập, phong cảnh quê hương? Tôi gắn vội nụ cười ba phải lên môi, chuẩn bị sẳn mấy câu thuộc lòng để trả lời.

      - Xin lỗi, anh là người Việt Nam?

      Trời ơi tiếng Việt! Tôi quay phắt lại ngó sững người bắt chuyện.

      - …

      - Xin lỗi ông tôi lầm lẫn…

      Người đàn ông tuổi trạc bốn mươi, mắt sáng, ăn mặc buông thả lúng túng xin lỗi bằng tiếng bản xứ, vẻ mặt đầy thắc mắc. Tôi hiểu ngay sự thắc mắc đó. Người Việt gặp gỡ tình cờ ở ngoài đường ít khi nhìn nhận nhau vì họ không nói được tiếng Việt.

      - Không, tôi là người Việt!

      Tôi vội vã xác quyết.

      - Anh đi từ miền Bắc?

      Người đàn ông vồ vập. Tôi cũng nhận ra ngay cái giọng Bắc toang toác của ông ta.

      - Dân tỉnh nào đấy?

      - Hà Nội đây!

      - Ðây cũng Hà Nội!

      Khỏi cần nói về nỗi mừng. Chúng tôi xoắn xuýt ôm lấy nhau mà hỏi chuyện. Chuyện bên nhà, chuyện đi đứng, chuyện ổn định đời sống bên này… Khi đã cạn những vấn đề thời sự (miếng trầu của đầu câu chuyện) trong tiếng xe xé gió, chúng tôi ôn lại những ngày tháng xa xưa của Hà Nội. Như hai anh lính trẻ đi giữa Sài Gòn, cái phố huyện hẻo lánh giáp vùng thượng du Bắc Bộ của họ là nhất thì Hà Nội đối với chúng tôi là vô địch. Bát phở Quyền ở ngã tư Phú Nhuận (té ra anh cũng đã nếm) thịt thà hùng hậu, nước độc đáo thật, nhưng độc đáo trên cái nền nhòe nhoẹt đánh lẫn với nước hủ tiếu ở Sài Gòn, không «ác ôn» bằng phở Thìn đối diện đền Ngọc Sơn ngoài Hà Nội.

      - Cậu thử tưởng tượng xem, về khuya đi ngược gió đông, cách cả trăm thước mà cái thằng phù thủy ấy nó dở nắp thùng phở lên có sởn gai ốc không hả…? Trong túi không có tiền thì bỏ mẹ!

      Tôi cảm thấy hơi phở nóng phả ra từ mặt anh nên gật gù.

      - Thế mới là phở chứ những chỗ cậu kể đi sắp ngã vào nồi cũng không hay, bát phở bưng đến trước mặt, mở mắt ra mới biêát thì còn gì là phở?

      Sau khi đi một vòng các hàng quà Hà Nội, anh dắt tôi đến quán cà phê. Cà phê Hà Nội cũng lại nhất. Anh kể ra tên mấy cái quán ít ỏi của đất Thăng Long với từng «gu» của nó. Quán «Moka» phố Bùi Thị Xuân có cô con gái đẹp như Kiều, nhưng không át được mùi thơm của cà phê ông bố. Quán «Nhỉ» phố Hàng Cá đậm đà chút nước mắm nhỉ (nên mới gọi là ông Nhỉ). Quán «Nhân» đầu Hàng Gai có hương vị huyền ảo khó tả, người không biết, tưởng ông đánh thuốc phiện khách… Anh thừa nhận không gì sánh nổi hạt cà phê Ban Mê Thuột, nhưng Sài Gòn có vẻ chưa để ý đến nghệ thuật pha trộn. Cà phê nó có nhiều loại. Vối cho vị chát, mít cho vị chua, và chè cho vị đắng. Nếu nhiều chè một chút, tí vối, tí mít thì thành gu « Moka», hoặc đổi lại thì thành Nhân thành Nhỉ… Rốt cục tròn trịa, óng ả, no đủ như hạt cà phê Ban Mê Thuột chỉ cho được mùi thơm choáng ngợp khi mở nắp phin. Hết!

      - Nhưng hình như các ông Nhân, Nhỉ, Moka bây giờ pha hơi nhiều muồng muồng trong đó thì phải…?

      Tôi rụt rè phát biểu. Anh xìu người, gãi đầu rồi cười. Dù sao cũng phải công nhận anh là bậc thượng tọa trong cái đạo ăn uống này.

      Hết chuyện ẩm thực, chúng tôi xoay sang chuyện người đẹp. Trong địa hạt này anh không dám cục bộ địa phương nữa vì biết tôi cũng đã chui qua cái xã hội lấy chiêu bài «bình đẳng, giải phóng» để đẩy người phụ nữ xuống bùn, chui rúc trong hầm mỏ, lẫn lộn ngoài chiến trường như nam giới. Bên cạnh đó là hệ thống tuyên truyền đồ sộ, ăn ý như dàn nhạc giao hưởng luôn gõ trống thúc dục cho bắp thịt nở nang của phái yếu trong bức tranh «ai nhanh tay cuốc bằng tay em…» trong nhịp nhạc «niềm vui cô gái mở đường Trường Sơn» trong văn học. Gái Bắc Hà đạ bị déformée biến dạng thành cái vai nở, thân hình trùng trục vì lao động nặng.

      - Cứ nhìn thấy gái Sài Gòn là tớ nghĩ đến chuyện ly dị…

      Anh đốt điếu thuốc, phả khói lên trần toa lim dim mắt cười. Tôi nói đến gái Cần Thơ, Vĩnh Long, đất gạo trắng nước trong da thịt mơn mởn như xoài. Anh kể về mấy chị Huế nhu mì e ấp dưới mái tóc thề, ẩn dật kín đáo với làn da trắng xanh, nhưng con mắt thì đi nhiều hơn chân, làm nhiều hơn tay, nói nhiều hơn miệng, quả tim như núi lửa chỉ chực bất tử phun nham thạch.

      - Ờ lạ thật… Sài Gòn là đất tứ xứ, nhưng bất cứ người ở đâu hễ nhập vào nó ba bốn năm là thay da đổi thịt, biến thành dân Sài Gòn. Ðâu như Hà Nội mình, anh từ Hải Phòng lên, sống cả hai chục năm, đẻ con ra vẫn lơ lớ giọng nước lợ, tính tình tềnh toàng của dân thành phố cảng. Chị ở chiến khu về, sống đến mấy đời hộ khẩu vẫn không tẩy được cái cách nhấm nước bọt đếm tiền. Sức cảm hóa, khả năng hội nhập ở Sài Gòn nó khác…

      Tôi lấy Huế để giải thích hiện tượng đó cho anh. Nếu chính anh có dời cư về đó ở, không phải hai chục năm mà bốn-sáu chục năm, cho đến chết, chất Huế cũng không thắm vào anh được. Vùng đất nào đã được chọn làm kinh đô trên một thế kỷ tự nó sẽ tạo nên bản sắc riêng biệt cho mình, hội nhập sẽ rất khó…

      Chúng tôi cãi nhau như mổ bò (dấu hiệu đã thân thiện) về những vấn đề cả hai đều không nắm vững, hoặc chả có gì đối nghịch nhau. Ðể đừng đập vào đầu nhau trong lần gặp gỡ đầu, tôi lái câu chuyện trở về người đẹp Hà Nội. Thế là lại một màn truy tìm các bóng dáng xưa. Ðể chứng tỏ mình cũng là tay cung kiếm một thời, những con nhà nọ, em gái thằng kia… Câu chuyện trở nên gần gũi, tôi râm ran bồi hồi với tên tuổi một vài người đẹp đã làm mình điêu đứng. Lần mò một lúc, anh dẫm trúng phải cô em vợ tôi ở phố Hàng Ngang. Người đồng hành, đồng hương càng trở nên thân thiết. Tôi như thấy cả Hà Nội đang thở nóng bên tai mình.

      Ðêm đó tôi không ngủ được. Khi chia tay chúng tôi cho nhau địa chỉ, hẹn nhất định phải gặp lại. Tôi sắp xếp thời gian rãnh rỗi trong đầu rồi sốt ruột mong sớm được ăn tục nói phét với ông bạn còn quí hơn vàng ở cái xứ buồn hiu này. Cũng nhờ anh mà ký ức vốn trí tuệ vì mưu sinh của tôi được khai thông. Tôi trằn trọc nhớ Hà Nội, tưởng tượng rõ ràng từng quán cà phê, góc phố, cô láng giềng với từng tiết xuân, hạ, thu, đông. Thơ thẩn đi hết một vòng thành phố, bắt đầu mỏi mệt với ký ức, tôi trở về với con người anh. Lứa tuổi ấy, nghề nghiệp ấy, số nhà ấy, la cà ở quán cà phê ấy với những người quen ấy… Tôi cười tủm trong bóng tối vì sự trùng lặp những ham hố, thói hư tật xấu của mình với anh bạn. Ờ, tại sao không biết anh từ trước nhỉ? Tôi lần mò những mối quan hệ trong đầu, vẫn không lòi ra con người ấy. Khuôn mặt này cũng chưa nhác thấy ngoài phố một lần. Tôi lay vai vợ để hỏi xem có biết anh nào tên Q. hồi trước có đến tán em gái không. Nàng đang ngủ, sẳng giọng trả lời là không cho xong chuyện.

      Tôi lại trằn trọc hâm nóng trí nhớ sét rỉ để tìm kiếm. Cái phố nhỏ ấy, với số nhà, không nhớ chính xác, nhưng tôi có thể mường tượng được anh ở đâu gần quán phở mậu dịch, nơi thôi thường đến tán tỉnh mấy cô bán hàng để được mua bia hơi không kèm đồ ăn. Mắt mày cũng là bợm nhậu, sau chưa tặng nhau mũ cối vào đầu trong những lần chén nhỉ? Hay ít nhất cũng hối lộ vài điếu thuốc để được nhường khéo đứng trước mình với lý do gửi chỗ? Lạ thật, Hà Nội nó nhỏ như cái túi vải dắt trong cạp quấn của bà bán rau, đồng xu cắc bạc cọ xát nhau luôn xoành xoạch mà sao không bật ra khuôn mặt này. Tôi điểm lại trường hợp ra đi của anh. Theo như lời kể thì lẫn trong làn sóng người Hoa năm 79, vợ chồng anh không đủ tiền, phải sang lại căn buồng cho người khác để lấy tiền hoa hồng. Ðồ đạc trong nhà bán sạch từ quạt bàn, giường tủ, xoong nồi, chổi cùn, rế rách.v.v… Anh là người Việt, để che mắt mọi người về chuyện bất thường này, hai vợ chồng phải đóng kịch, cứ tối tối đóng cửa chửi nhau toáng lên ở trong nhà, ra cái điều cơm không lành, canh không ngọt. Ðước hôn một tuần, ngó chừng màn kịch đã ngấm sang hàng xóm, họ mới mở cửa đi rêu rao với mọi người rằng không thể sống với nhau được nữa, phải bán nhà, bán đồ chia đều tiền rồi ai đi đường nấy. Cũng có thể đúng vì ngoài Bắc rất nghèo, ở những chốn nghèo nhất cử nhất động đều bị để ý. Tuy mỗi xuất đi thời đó chỉ ba ngàn đồng (một lạng vàng) nhưng không sang lại nhà thì tiền đâu mà đóng. Tất cả mọi chuyến táu ra đi từ Hải Phòng đều cặp bến Hồng Kông, tôi cũng ở đó cả năm trời mà sao không thấy mặt anh? Có điều gì bất ổn rồi! Tôi khựng người như húc phải bức tường, ngồi bật dậy đi tìm thuốc hút. Mường tượng lại khuôn mặt anh, thái độ vồ vập của anh khi bắt chuyện, tôi đưa lên kính hiển vi rọi chiếu, phân tích từng câu nói rồi ráp những dữ kiện rời rạc lại với nhau để tìm sự mâu thuẫn của chúng. Không lòi ra một kẻ hở vô lý nào. Anh không hề vờn dứ, dò dẫm tôi về thái độ chính trị. Những chuyện anh đã nói với tôi được toát ra từ lỗ chân lông của con người, không có sự nhào nặn, gửi gắm của mưu tính, thậm chí còn có phần luông tuồng phàm tục thái quá của con người bị ức chế, đè nén lâu ngày mới được giải phóng.

      Tôi mừng như chính mình được minh oan đốt thêm điếu thuốc tự thưởng. Có thế chứ, chưa gì đã để cho thói đa nghi hàm hồ của mình giết chết một người bạn, một con người! Ra đi từng vùng đất nghi kỵ, tỵ hiềm, vô tình tôi đã mang theo thói quen của ông bác sĩ sống trong thế giới bệnh tật, nhìn đâu cũng thấy vi trùng.

      Nhưng niềm lạc quan đó không kéo dài, điếu thuốc chưa kịp tàn thì từ bên trong cất lên tiếng nói ma quái «mày vẫn còn phổi bò, nhẹ dạ như đàn bà. Kết luận một cách dễ dãi về con người là khởi đầu một tai họa!»

      Tôi dụi vội điếu thuốc, vò nát mớ tóc, bực bội với thằng người ma quỷ trong mình. «Tao nói không sai đâu, đời mày vẫn bao lần vấp ngã, hộc máu mồm củng chỉ vì tính cả tin đó. » Tôi thù ghét thằng người này. Nó luôn canh chừng nhắc nhở tôi, nó đông lạnh con mắt nhìn đời của tôi, đục đẽo khuôn mặt tôi, xoá nhoà bóng mát trên mặt người khác. Nhưng tôi nể sợ nó, vì chính nó đã cứu tôi bao lần thoát khỏi tai họa, đưa tôi đến được bến bờ tự do. Sao lại không nhỉ, với những thằng nằm vùng thì lần sơ kiến nào cũng bao bọc mình cẩn thận, nó chuẩn bị lương khô cho cả quãng đường dài mười, hai mươi năm, nó chống Cộng hơn ai hết, nó kháng chiến hơn ai hết để sau khi «hoàn toàn nhiệm vụ cách mạng» nó được tha bổng bên cạnh những án tử hình khác với lý do «thành khẩn» rồi thay áo ngồi viết bản báo cáo thành tích. Ðã vậy thì việc đội lốt, hoá thân vào một mẫu người có thật ngoài đời chỉ là trò vặt. Tôi rùng mình vì những điều vừa phát hiện. Chế độ chỉ dạy cho tôi vài thủ thuật điều tra sơ đẳng của thói quen, một thứ Công An theo bản năng, đụng đến vấn đề phức tạp có tính phản gián này thì ôm đầu chịu thua.

      Ðốt hết nửa gói thuốc, đầu óc tôi càng thêm rối. Vợ tôi bị ngợp khói, tỉnh ngủ. Nhìn bóng chồng in nghiêng trên tường, sau ánh đèn mờ, im lặng hút thuốc, nàng bực mình cằn nhằn rồi với tay tắt cái đèn ngủ.

      - Khuya rồi không đi ngủ còn ngồi sừng sững như ma hiện hình!

      - Tôi không trả lời, đầu thuốc lá vẫn lập loè cháy sáng. Nàng ngạc nhiên bật lại đèn, tung chăn vùng dậy.

      - Có chuyện gì thế anh?

      - Không… Anh nghĩ chuyện kiếm việc làm…

      Tôi trấn an, ấn nhẹ nàng xuống giường, phủ chăn lên người.

      - Anh nói đi, em thấy có chuyện gì không thường thì phải…?

      Nàng nhỏm dậy, lo âu hỏi. Tôi thấy khó trả lời, nấn ná hút thuốc câu giờ. Từ lo âu chuyển sang hoảng sợ, nàng bấu mạnh lấy tay chồng tìm sự che chở. Phụ nữ thường có linh cảm bén nhạy trước tai họa. Khi còn ở Việt Nam, mỡi lần bị mối nguy hiểm đe doạ, biết nói với vợ mình cũng không ích gì, tôi lặng lẽ hút thuốc trong đêm một mình để nghĩ cách thoát hiểm. Nàng đánh hơi được, không dám hỏi, chỉ rón rén đến bên cạnh sửa lại cổ áo cho chồng, tìm hộ bao diêm, tay cũng bấu chặt lấy vai chồng như để truyền thêm sức. Từ ngày sang đây cuộc sống của chúng tôi đã an toàn, những khó khăn về mưu sinh được bạch nhật hoá giữa hai vợ chồng, tôi không còn trầm ngâm trong bóng tối một mình để tìm kẻ hở lách qua tù đày nữa, và nàng cũng mất đi thói quen đánh hơi tai hoạ trên mặt chồng, hồn nhiên sống với tiền trợ cấp thất nghiệp. Thật không ngờ đằng sau vẻ mơn mởn hồi sinh đó sự lo sợ vẫn tìm ẩn trong nàng, nó như cuốn phim lắp sẵn trong máy, chỉ đợi chồng bật đèn là hiện hình ra mặt mũi, cử chỉ hành động. Tôi chợt hiểu nàng đã lo hơn tôi lo, đã sợ hơn tôi sợ trong những ngày còn ở Việt Nam.

      - Không có gì đâu em ạ.

      Tôi ôm chặt bờ vai nhỏ của vợ, kéo vào lòng mình. Biết không dấu được nàng, mà bịa ra chuyện khác chỉ làm nàng nghi ngờ lo sợ thêm, tôi kể lại đầu đuôi chuyến gặp gỡ trên tàu của mình. Vẻ mặt nàng biến đổi dần theo câu chuyện. Cặp mắt lạc thần bình tĩnh trở lại, nàng đứng dậy mở cửa sổ cho loãng bớt khói thuốc trong nhà, vừa làm vừa nói:

      - Con Quyên nhà mình không có ai là bạn tên Q. cả, nhưng có thể anh ta lẫn trong đám bạn trai từng tới nhà, hoặc đứng từ xa phải lòng thì sao?

      - Không, nghe cách kể qua tay này thì có vẻ thân thiết lắm, những chi tiết về gia đình em anh ta còn biết cơ mà?

      Nàng cười, vẻ mặt rạng rỡ như thơm lấy với nhan sắc của cô em gái mình được người khác để ý.

      - Thì cũng như anh đấy. Khi em chưa biết mỗi tối trời mưa có thằng trộm koát áo đứng ngóng trước cửa sổ nhà mình thì anh đã kể vanh vách với cô em gái về em rồi cơ mà?

      Tôi cười ngượng ngịu, nhưng cố vớt vát:

      - Anh vẫn thấy có gì bất ổn em à…

      Nàng gạt phắt đi:

      - Anh chỉ vớ vẩn, sang đến đây rồi còn sợ. Cứ mời tay đó đến đây chơi, thật giả trắng đen gì rồi mình kết luận vẫn còn chưa muộn!

      Tôi không đồng ý cách giải quyết của nàng, nó có vẻ thụ động theo cảm tính đồng bóng của phụ nữ. Tôi cũng không muốn mời khách vào nhà để rồi đóng cửa vĩnh viễn những lần gõ sau. Còn dung dưỡng một quái thai trong bụng mình thì chả khoái chút nào.

      Tôi bỏ dự định đến thăm anh ta. Q. gọi điện thoại tới hai lần, mời đến nhà anh chơi. Nại cớ con ốm, tôi từ chối khéo. Ðến lần thứ ba thì anh ngỏ ý muốn lên tôi chơi thay vì tôi xuống. Thật khó trả lời, tôi ậm ừ cho xong chuyện rồi cầu mong anh lạc đường kiếm không ra nhà.

      Q. mò đến được, vẫn cái áo khoát lần trước, trên tay ôm đồm mấy gói quà cho vợ con chủ nhà. Tôi đứng trước cửa ra vào, lúng túng không biết nên chọn thái độ đón tiếp nào cho thích hợp. Còn anh thì tự nhiên như người trong nhà, thấy chủ nhân ngần ngại đứng sau cửa, tưởng bị nhắc khéo đôi giày dính tuyết nên vội quẹt quêt vào miếng thảm nhỏ rồi cảnh cáo nhẹ:

      - Ở Hà Nội người ta không bắt khách cởi giày khi vào nhà đâu…

      Tôi cười gượng gạo, đỡ giúp mấy gói quà cho anh cởi áo khoác. Ðống đồ của nợ này khiến tôi thêm khó chịu, nó có vẻ “gài” cho mối quan hệ mới mở đầu. Q. tinh ý nhận ra ngay thái độ đó, cười hềnh hệch:

      - Thủ tục bắt buộc khi đi hỏi vợ, tớ cũng giả vờ làm cho xong chuyện. Nhưng xuống nhà tớ cậu đừng dở lại trò này nhé, một lần là đủ.

      Tôi phì cười vì lối giải thích ba bứa, đi treo giúp anh chiếc áo khoát nặng chình chịch.

      - Ấy, nhẹ tay thôi… – Q. nhắc nhở rồi chạy theo – Có cái nhày cho tụi mình…

      Anh moi từ cái túi to tổ bố khâu bằng tay ở mặt trong chiếc áo ra nào thuốc sợi, tẩu, khăn giấy hỉ mũi dở, rồi một chai rượu mạnh.

      - Dân “quốc lủi” tụi mình thì phải “chơi” cái này. Uống khắp mặt rượu ở đây tớ chỉ thấy mỗi nó là gần gủi với rượu lậu Hà Nội.

      Anh nháy mắt cười với tôi. Tôi thì e ngại với đống đồ nghề anh mang tới, nó chứng tỏ anh không dừng lại ở mức xã giao. Vợ tôi biết khách sẽ đến từ hôm trước nên chuẩn bị sẵn sàng để tiếp. Khi thấy chúng tôi đã yên vị trên ghế, nàng kín đáo nhìn qua khe cửa bếp, quan sát khách. Q. không hay biết gì, đảo mắt nhìn quanh nhà rồi hỏi thăm vợ con tôi. Lúc đó nàng mới bưng cà phê ra để chào khách. Anh nói chuyện ồn ào, về đủ các vấn đề mà phụ nữ quan tâm tới ở xứ này. Vợ tôi khép nép nghe ầu luôn luôn gật, thỉnh thoảng mới thêm vài ý kiến nhỏ. Thật oái ăm, khách thì ăn nói hoạt bát tự nhiên như chủ nhà, còn chúng tôi thì rụt rè giữ ý như làm khách vậy. Q. không nhận thấy điều đó, chiều đến, vợ tôi nhấp nhổm đắn đo hai ba lần rồi mới mời khách ở lại ăn cơm, giọng thăm dò. Anh sốt sắng nhận lời rồi buộc miệng kêu đói. Tuy chỉ định bụng mời rơi, nhưng nàng chuẩn bị khá kỹ càng. Thịt, rau được thái ướp từ sáng sớm, đống đồ biển này mới lấy khỏi ngăn đá từ lúc khách nhấn chuông cho nó tươi. Chuyện vãn giữa hai gã đàn ông trở nên uể oải, anh xắn tay áo đòi vào bếp giúp bà chủ nhà làm cơm. Tôi cản cho có lệ rồi nằm dài ra ghế, vớ bừa một cuốn sách để đọc. Nếu ở Việt Nam thì tôi không ngạc nhiên với thái độ tự nhiên thoải mái của anh, nhưng ở đây, nhất là sau những thắc mắc tôi thấy nó có vẻ đi đúng bài bản “hoà mình xâm nhập quần chúng” nên những nghi ngờ càng có điểm tựa.

      Ngoài tài ăn tục nói phét, ông khách còn chứng tỏ khả năng nấu bếp có hạng. Ngồi trên phòng khách nghe tiếgn dầu sôi lửa cháy phừng phừng một cách hết sức đàn ông, tôi biết vợ tôi đã bị gạt ra ngoài. Tài năng của nàng chỉ riu riu ở món kho, sình sịch ở món hầm. Cái rón rén của phụ nữ khi dùnglửa khác với sự phóng khoáng của đàn ông nên món ăn không bao giờ lên tới cỡ, chỉ lưng chừng ở ngang dốc rồi nhoè nhoẹt giống nhau ở trong tất cả các món xào nát nhũn.

      Mặt đỏ bừng, chiếc khăn bàn làm bếp trên vai, hai tay bưng đĩa cá đút lò bốc khói. Q. nghiêng mặt như mấy ông bồi bàn có ngạch bước lên phòng khách. Tôi luống cuống nhỏm dậy thu dọn đĩa tách cà phê cho anh có chỗ bày. Tưới một chút rượu mạnh trong chai mình mang tới lên đĩa cá. Q. bật diêm cho lửa bùng cháy rồi hãnh diện nhìn chủ nhà. Tôi trố mắt như trẻ xem trò ảo thuật. Vợ tôi đứng sau lưng Q. cười ngượng ngùng như muốn đổ lỗi sự vụng về cho thái độ sốt săáng của khách. Anh rút chiếc khăn trên vai thấm mồ hôi gáy rồi chả hiểu sao lại lau bừa lên mặt, bất kể mùi đồ ăn ngấm lưu cửu trong đó.

      Phong cách giang hồ của mấy món ăn quyến rũ tôi ăn, uống nhiều. Có chút hơi men Q. nói càng hoạt bát, mà ăn cũng không kém. Anh kháo chuyện Hà Nội, tự diễu mình về những bỡ ngỡ khi mới đặt chân lên xứ văn minh. Những câu chuyện bình thường được anh diễn tả bằng thứ ngôn ngữ giang hồ như món ăn trở nên có duyên đến tức cười. Lũ trẻ ngồi quanh bàn cứ há hốc mồm nghe ông khách lạ, quên cả ăn. Tôi bị cuốn vào câu chuyện hồi nào không hay, vừa nhồm nhoàm nhai vừa kình cãi với khách. Vợ tôi ăn ít, nàng chống hai khuỷu tay lên bàn, xoa xoa hai bàn tay vào nhau nghe chúng tôi nói chuyện và tiếp thức ăn cho mọi người. Q. gắp cho nàng một khúc cá, khi đưa đến gần chén của nàng thì nó trượt khỏi đôi đũa rơi tòm xuống chén nước sốt.

      - Ðấy, chết rồi mà vật lộn với nó còn khó. Tôi luôn luôn chỉ bắt được vẩy cá trong những lần tát ao.

      Anh chữa thẹn rồi thản nhiên lấy tay chùi nước sốt văng trên áo mình, đưa lên miệng liếm .

      Tối đó anh ngủ lại nhà tôi. Cơm nước xong thì đã chín giờ rưỡi, chuyến xe lửa cuối cùng hai giờ sáng mới chạy, tôi buộc lòng phải giữ anh lại. Q. thấy đó là điều đương nhiên, không một câu từ chối khuôn sáo, anh hăng hái giúp chủ nhà dọn dẹp để lấy chỗ ngủ. Nhà chật nên chúng tôi dùng chiếc ghế sa lông lớn kéo ra làm giường cho khách. Ngồi trên đống chăn gối mới mang ra, anh nạp một mẩu thuốc, nhìn vợ tôi và mấy cháu nhỏ như dò hỏi rồi tự cho phép mình mồi lửa hút.

      Nằm trong phòng ngủ tôi sốt ruột đợi vợ vào để nghe nàng đưa ra những nhận xét về ông khách mới. Nàng còn lịch kịch rửa chén dưới bếp, chuẩn bị nồi cháo gà cho bữa điểm tâm sáng mai. Tôi ngủ quên lúc nào không hay.

      Nửa đêm tôi tỉnh giấc vì khát nước. Uống xong ly nước lạnh thì tỉnh ngủ hẳn, tôi lần ra phòng khách kiêùm thuốc lá hút. Cả nhà đã ngủ say, tiếng Q. ngáy rền cả phòng khách. Anh đã uống khá nhiều rượu, hơi thở nặng nề, nồng nặc mùi men. Tôi định vào phòng ngủ hút, nhưng sợ nàng thức gậy lại phát hoảng lên như lần trước nên lộn trở ra ban công. Tuyết rơi nhiều, lún phún rắc trong ánh đèn đường, bay cả vào nhà. Ðứng một lúc người đã thấm lạnh, tôi lập cập mở cửa bước vào phòng khách. Q. vẫn ngáy như sấm, thỉnh thoảng nói lảm nhảm điều gì khôgn rõ rồi cười khì khì trong mơ. Tôi nảy ra ý định quan sát anh khi đang ngủ. Phải rồi, con người không thể dấu mình được trong trạng thái này. Những nét nhuần nhuyễn của kịch cợm lúc tỉnh sẽ bị lột sạch, cái ưu cái khuyết, những hang hốc mối mọt của cái tủ cũ sẽ bị cạo mất lớp son lẫn ghét phủ ngoài, trơ ra chất gỗ thật của mình dưới vòi nước xịt mạnh. Không cưỡng lại được ý định ngắm anh, tôi dò dẫm lần đến cây đèn mờ đứng ở phòng, bật nhẹ. Ánh sáng vừa đủ rọi tới mặt Q., anh hơi nhíu mày, rồi mặt dãn nở lại, ngáy tiếp. Mớ tóc cứng, bồng bềnh những nếp quăn tự nhiên lúc này bết mồ hôi bám quanh sọ. Chân mũi vuông, vun đọng thịt ở chóp của con người thiên về hành động, ăn nhậu. Những chân rễ chằn chịt như dây võng bắt nguồn từ đuôi mắt toả rộng ra hai bên thái dương hằn rõ mồn một. Lúc tỉnh, cặp mắt sáng tia điện nghịch ngợm đã toả lấp phần nào cái nhàu nát ở vùng mắt anh. Trán anh cao, gồ, sần sùi những nếp nhăn xếp sóng. Quai hàm vuông, ngay trong giấc ngủ cũng bạnh ra như đang ngấm ngầm chịu đựng cơn đau bụng. Khuôn mặt đó là dương bản của bộ não sau khi trải qua thuở thiếu thời cơ cực, tuổi thanh niên lận đận với mắm muối củi lửa bám rêu trong đầu.

      Không thấy quen, cũng chả phát hiện ra điều gì bất thường khi đưa khuôn mặt này rọi chiếu trước quang tuyến, tôi tắt đèn ngồi hút thuốc. Con người thật thảm hại, đáng thương trong giấc ngủ, nếu đẹp có chăng chỉ là nàng công chúa được tạo hóa sàng lọc những đường nét thanh tú từ đời ông bà cha mẹ, ướp mình trong nhung lụa rồi nằm mơ bị con sâu bò đến gần đe dọa. Không biết vợ tôi có thường ngắm chồng trong giấc ngủ? Hôm nay rõ ràng Q. đã kiếm được nhiều điểm của mẹ con nàng. Cứ nhìn con mắt, nụ cười trong trẽo của nàng thì rõ, những điều cảnh giác trước của tôi tan biến ngay khi con người xù xì này lướt vào nhà. Thật đúng là đàn bà với con nít. Giá họ có ác cảm với anh ta thì ngược lại, tôi sẽ chú tâm tìm kiếm những điểm dễ thương để biện hộ trước vợ con, xác tín với mình. Tôi ngồi trong bóng tối hàng giờ, nghi ngờ phủ nhận, đốt sạch gói thuốc Q. vẫn say sưa ngủ, không hay biết chủ nhà đang trăn trở thắc mắc về mình, thỉnh thoảng lại đưa tay quệt nước dãi ở miệng.

      Sau đó đều đều mỗi tháng anh vẫn đến nhà tôi chơi, còn dắt theo cả vợ con (để làm tin?) Tôi bị xô đẩy vào mối quan hệ như ép duyên, rồi cũng quen dần với nó. Hai người đã làm tốn khá nhiều thời giờ và rượu bia của nhau. Mặc dù vậy, sau mỗi lần trò chuyện, chi bộ nhỏ trong tơi vẫn họp lại để kiểm thảo, đào bới xem anh có mặc áo giấy đi đêm không. Một nửa con người tôi phải lòng anh, chấp nhận anh, đi với anh trên bề nổi cuộc sống, nhưng phần chìm, khuất trong bóng tối vẫn nhắc nhở, cảnh tỉnh khiến tôi khổ sở như ăn hộp cá ngon mà không biết date, xuất xứ của nó.

      Hai bà vợ thân thiết với nhau hơn cả chị em ruột. Họ đã tìm lại Hà Nội thuở ấu thời, hàng quà hàng bánh, chợ Ðồng Xuân, chợ Cửa Nam trong nhau. Lũ trẻ mất dần đi những câu “con bác Q.”, “tụi nó…” mà thành “anh R…”, “chị H…”. Chúng xóa nhoà ranh giới giữa hai nhà, ôm tất cả vào lòng rồi chia đều theo thứ tự tuổi tác.

      Không được phép đầu độc cuộc sống của vợ con bằng những nghi ngờ, tôi thu mình lại bên cạnh những mối quan hệ cởi mở đó. Những lời tâm sự giữa hai vợ chồng tắt dần, thỉnh thoảng buột miệng đưa ra một nhận xét lạc lõng về Q. làm cả nhà ngạc nhiên, khó hiểu, tôi vội xoá nó bằng nụ cười gượng gạo rồi giải thích sang hướng khác. Mỗi lần bị qủy ám, nửa đêm tôi không dám ngồi trong phòng ngủ, ngoài phòng khách mà chui vào toilette khoá cửa lại đốt thuốc trong đó. Tôi cố gắng chặt lìa con ma nghi ngờ ra khỏi người mà không được, sau mỗi nhát dao chém nó càng bấu chặt lấy ruột gan tôi hơn, xác nhận tính cấu thành vững chắc trong tôi. Tôi kinh hoàng nhận ra mình là kẻ tàn tật đi trên cõi đời này. Tôi không phải đoàn viên, chả phải đảng viên, chưa một ngày đứng trong cơ chế Cộng Sản, trong tôi không có những cuộc đấu tố rùng rợn, không có bội phản, giả trá, nhưng thói đa nghi, đề phòng cảnh giác luôn bắt tôi phải soi mói, phân tích và phê bình con người. Tôi không hài lòng với thời trang, tôi bực bội với đầu tóc của kẻ khác, tôi tuyên chiến với những cặp nhân tình ôm hôn nhau ở ngoài đường, tôi nhìn vạn vật với con mắt cần cải tạo. Tôi trở thành kẻ thù của con người lúc nào không hay. Những cố gắng đẽo gọt, cạo rửa bản thân mình trở nên vô ích, tôi là viên gạch vô tình nằm trong lò sát sinh và đã bị ám khói lửa thiêu người.

      Jean Paul Sartre sau khi phản tỉnh đã thổ lộ “Tôi ly khai chủ nghĩa Cộng Sản, có nghĩa đã ghê tởm, phỉ nhổ nó, đoạn tuyệt hẳn với nó, nhưng mỗi sáng ngủ dậy đứng trước bồn tắm rửa mặt tôi vẫn thấy một thằng cán bộ đang rình mò, xoi mói nhìn mình trong gương…” Không biết ông đã đặp vỡ bao nhiêu miếng gương, còn tôi, tôi luôn sống với cảm giác sau lưng mình có mọc một cái đuôi.

      Thế Giang
      6 / 1986
      Nguồn: Văn Tuyển

    • Tudo.com says:

      @tonydo says: ” Hồi mấy cụ. .Xét lại chống Đảng. . .bị bầm dập. . .
      Lúc Trần Đĩnh bị tước Đảng tịch. . .
      Hồi vào dinh Độc Lập. . . v.v. . . . .

      Xin lổi bác Tonydo, cụ Bùi Tín quá bận không được đọc những thắc mắc của bác. Nhưng, nếu cụ Bùi có đọc thì cũng khó trả lời vì tuổi cao trí nhớ kém !

      Vã lại những câu hỏi của bác tonydo thiệt nà. . .rắc rối. Rắc rối mới có théc méc, théc méc mà không được trả lời thì cũng thiệt nà. . .buồn!
      Thôi thì theo sách vở kinh nghiệm đấu tranh giai cấp vô sản, xin mạo muội trả lời thế cụ Bùi:
      1- lúc đó. . .không biết
      2- nếu biết cũng. . .không dám

      Chúc bác tonydo bớt buồn.

  3. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Người ‘đẹp’ nhất trong Đèn Cù là Hồ Chí Minh, và người kế tiếp là Trường Chinh; “ hôm đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”.

    Ai không tin cứ hỏi Trần Đĩnh, tác giả cuốn Đèn cù thì biết!

    Không những thế “cụ Hồ” còn lấy bút danh “C.B” viết bài “Địa chủ ác ghê” trên báo Nhân Dân tố cáo bà Nguyễn Thị Năm đã từng giết chết 14 nông dân, làm chết 32 gia đình, phản cách mạnh,”. Một bài viết sặc mùi đấu tố để trả ơn cho bà Nguyễn Thị Năm là bản án tử hình.

    “Càng đẹp hơn” sau khi giết bà Năm và hơn 20 vạn ‘địa chủ’, “cụ Hồ” đã khóc lóc công khai trên TV, lấy khăn lau nước mắt cho toàn dân thấy như một màn kịch “tuyệt vời”, xứng danh là “cha già rân tọc” (cha già dâm tặc)!

  4. Việt cộng bám đít ngoại bang says:

    Thời thập niên 1940, khi Cộng sản đệ Tam Stalin dùng lời lẽ buộc tội Cộng sản đệ Tứ rằng” Chủ nghĩa Trốt kít dùng phương pháp đấu tranh hèn hạ nhất, nhơ bẩn nhất, khốn nạn nhất. Nấp trong bóng tối, đàn chó Trốt kít tụ tập những kẻ không còn tính người, sẵn sàng gây mọi tội ác… ” và sai thủ hạ lùng giết thủ lãnh Cộng sản đệ Tứ Trotsky thì ở Việt nam, tên Hồ chí Minh tay sai cũng phụ họa : “Đối với bọn Trốt kít, không thể có một thỏa hiệp hay nhân nhượng nào cả. Phải lột mặt nạ chúng như là tay sai của phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị” , “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể sai được ” và sai thủ hạ tìm giết những người trí thức gộc thuộc phe Cộng sản đệ Tứ Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Vặn Thạch, Phan Văn Chánh v…v…

    Năm 1956, sau khi tổng bí thư Khrushchev của quan thày Liên xô chủ trương đường lối mới “Các nước không cùng lập trường chính trị có thể sống chung” thì nội bộ của đám Cộng sản Việt nam phân hóa thành hai phe : Phe thân Nga, phe thân Tàu . Kết cục hơn 40 nhân vật quan trọng đã bị bắt ở Hà Nội vì bị cáo buộc là đã theo đuổi chủ nghĩa xét lại. Đây là những đảng viên thâm niên. Họ bị tra tấn và giam giữ không đưa ra xét xử, có người bị biệt giam trong suốt chín năm trời sau đó, có người biến mất, có lẽ đã bị thủ tiêu.

    Sau tháng Tư năm 1975, quan thày Tàu cộng ngày càng lộ rõ bộ mặt đế quốc sừng sỏ chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan , Bãi Tục Lãm, Thác Bản Giốc, Núi Đất, trên 700 cây số vuông các tỉnh biên giới, trên 10 ngàn cây số vuông lãnh hải, vịnh Bắc Bộ , thế nhưng bọn Cộng sản Việt nam tay sai lại hèn hạ thề thốt: “Việt Nam không hai lòng với Trung quốc ” .

    Gần 80 năm bè lũ Việt cộng bám chân bọn đế quốc Trung- Xô là thế đấy !

  5. Minh Đức says:

    Trích: “Tôi thấy đồng chí mình bị oan, không thể bỏ mặc được”. Ngay sau đó NTT bị khai trừ, bị trả thù cay độc, bị đuổi ra khỏi đảng, tước mọi khen thưởng cũ, không còn lương, phụ cấp ngang cấp thứ trưởng, sống trong cô đơn đạm bạc”

    Xã hội nào, dân tộc nào cũng có những người làm theo lương tâm mình. Xã hội càng có tự do cho những người có lương tâm thì những người đó càng có cơ hội phát huy khả năng của mình và xã hội đó càng có nhiều khả năng sửa những sai lầm.

    Những người hành động theo lương tâm đó thời xưa Nho giáo gọi là “bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” và dạy cho Nho Sĩ nên sống như thế. Ngày nay, những nền tư pháp độc lập có khả năng phát xét vô tư, theo đúng pháp luật có được là nhờ những quan tòa, những luật sư có lương tâm như vậy.

  6. Nói Không Được says:

    Bác Tín vẫn còn hiến kế để tìm cách cứu đảng hay sao đây ?
    Khi nào hết CS thì lịch sử sẽ được viết lại cho đúng sự thật thôi. Còn bây giờ nên để yên hay “xúi” CS làm thêm những sai lầm để tụi nó mau chết !

  7. Lại Mạnh Cường says:

    Trong đám theo V+ lần lượt PHẢN TỈNH rồi PHẢN KHÁNG, bởi họ mới nhận chân ra bộ mặt thật của Cộng Sản, sai từ lý thuyết cho đến con người.

    Lý thuyết thì KHÔNG TƯỞNG (non-imaginaire), có tính HUYỄN HOẶC, bởi cốt làm mê hoặc lòng người, từ anh đại trí thức như đám tríêt gia học giả khắp thế giới, điển hình như Jean-Paul Sartres, cho đến tầng lớp trí thức tiểu tư sản, sang đến học sinh sinh viên và sau cùng quảng đại quần chúng ít học ở khắp thế giới.

    Con người CS thì TÀN ÁC VÔ NHÂN TÍNH, từ thằng to đầu như Lên Nin, Stalin, Mao, Hồ, Kim … cho đến lũ đàn em xung quanh, cho đến đám cán bộ các cấp thấp hơn.

    Sách viết về TỘI ÁC CS của quốc tế nhiều lắm, kể ra không hết.

    Sách hay nhất theo tôi vẫn là của cụ Hoàng Văn Chí viết nguyên tác bằng tiếng Anh và sau được chính tác giả dịch ra Việt ngữ thành TỪ (CHỦ NGHĨA) THỰC DÂN ĐẾN (CHỦ NGHĨA) CỘNG SẢN.
    Cụ Chí còn dựa vào tài liệu thu thập được qua vụ án văn nghệ Nhân văn Giai phẩm trong chiến dịch Trăm Hoa đua nở (trăm nhà đua tiếng = Bách hoa tề phóng, bách gia tề minh) để soạn thành sách tựa đề TRĂM HOA ĐUA NỞ TRÊN ĐÂT BẮC và ký tên dưới bút danh khác.

    Ngoài ra có có tác phẩm tiếp theo như TRẠI ĐẦM ĐÙN của Trần Thái; bộ truyện dài KHU RỪNG LAU của Doãn Quốc Sỹ … Rồi bút ký chiến trường của Phan Nhật Nam (Mùa hè đỏ lửa, Dựa lưng nỗi chết …). Về tội ác Tết Mậu thân của CS có Nhã Ca qua GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ !
    Nổi bật ở thập niên 60 có tác phẩm VỀ R của một cán binh Việt Cộng hồi chánh bút danh Kim Nhật.

    Sau 1975 của các binh lính sĩ quan VNCH viết hồi ký về chế độ lao tù CS mang danh hiệu tù cải tạo (một dạng như Trại Đầm Đùn của Trần Thái) khá nhiều, kèm theo hồi ký của các tướng tá VNCH.

    Trong đám CS VN phản tỉnh trong hai ba thập niên qua, ta thấy có những tác phẩm nổi bật xuất bản ở hải ngoại. Chẳng hạn như của các tay phản tỉnh phản khác gộc, mà điển hình là cựu đại tá nhà báo Thành Tín tức ông Bùi Tín (Hoa xuyên tuyết, Mặt thật, Mây mù thế kỷ …) khơi mào đầu tiên, rồi đến Trần Thư (Tử tù xử lý nội bộ), Vũ Thư Hiên (Đêm Giữa Ban Ngày), Bủi Ngọc Tấn (Chuyện kể năm 2000), Trần Mạnh Hảo (Ly thân), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Dương Thu Hương (Khải hoàn môn aka Tiểu thuyết vô đề) v.v…
    Của đám tướng tá và cán bộ cao cấp còn ở trong nước, điển hình như Trần Độ (Nhật ký rồng rắn), Nguyễn Văn Trấn (Viết cho mẹ và quốc hội) …
    Các trí thức hay văn nghệ sĩ khác nổi bật nhất là Hà Sỹ Phu qua bài viết dài mang nặng tính lý luận “Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, các bài thơ chính sự của Bùi Minh Quốc, Nguyễn Duy (qua các bài trường thi: Nhìn từ xa … tố quốc; Kim mộc thủy hoả thổ, Đánh thức tiềm lực ..)

    Xin để dành lời sau cùng tuyên dương cho tập thơ VÔ ĐỀ của Nguyễn Chí Thiện khi đột nhiên xuất hiện ở hải ngoại được thiên hạ hâm mộ cho in ấn và đặt dưới nhiều tên, như Hoa địa ngục, Tiếng vọng từ đáy vực … còn tác giả lúc đó chẳng ai biết rõ tông tích là ai, sau này mới biết sơ sơ nên phong cho một tước hiệu hơi bị khôi hài là “ngục sĩ”. Đó chính là nhà thơ chống Cộng số một La Mã NGUYỄN CHÍ THIỆN.
    Ông Thiện đã lột trần trụi diện mạo của đảng CS cùng các lãnh tụ như Hồ, Tôn … và chửi đủ kiểu, có khi nói tục bằng câu kết “KỆ CHA BÁC”, để ông ‘ĐI LÀM CHUYỆN KHÁC” !

  8. Nguyễn Thế Viên says:

    Đúng là ọng Bùi Tín ” mơ hão huyền”!
    NTV

  9. DâM TiêN says:

    Sau khi ” định thần qua cơn mê” Dâm tôi thấy như ban ngày rằng:

    Ông Hồ Chí Minh là người đáng XẤU nhứt ( hai lần) và ĐẸP nhứt
    ( một lần).Ấy a, bởi đoạn Sử VN cần phải viết ” ngược lại” mới diễn
    tả đủ những cái ” ngược đời, mâu thuẫn, phi lý của tình huống VN
    từ năm 1941 cho tới…ngày rày! Ngược lại rằng — xin các ngài bên
    Cộng Hòa bớt giận làm lành nhá, rằng:

    – Ông HC Minh rất là đáng yêu nhứt, yêu khủng, yêu cực đối với chú
    Sam, qua bàn tay Patti OSS, đã thu nạp ông Hồ từ năm 1941 tại Côn
    Minh bên Tàu Phù, với lời tuyên thệ nhập vai gián điệp OSS đàng
    hoàng, có bí danh Lucius, có bí số O19/OSS.

    Và chính Deer Team/OSS đã dự trù, chuẩn bị, lên kế hoạch, và dẫn
    dắt ông Hồ làm đảo chánh trăm phần trăm chắc ăn (nhờ uy danh của
    đồng minh Mỹ mà !). ( Ới a, 20 năm sau, 1975, lại chính bàn tay của
    CIA đã dàn dựng cái thắng trận ăn gian cho bên ông Hồ nhằm xử dụng
    tiếp phe Rợ Hồ làm chó dẫn đường…mà xử lý Ba Tàu gần đấy thôi”

    Vậy rằng thì và là mà, bởi ông Hồ “ nằm vùng” cho chú Sam, nên dĩ
    nhiên là kẻ “XÂU nhứt, xấu cực kỳ, uýnh tàn tạ CS Quốc tế (Công
    trạng ông Hồ với chú SAM không phải là nhỏ).

    Và, than ôi ! đối với Dân tộc Việt Nam, không biết nói gì hơn, là điểm
    mặt già Hố trong cái…cầu tiên công cộng mà rằng: Hồ ui, chính mi à
    đứa vong thân mại bản, dám đánh đổi hàng bao nhiêu triệu sinh linh
    giống nói VN cho cái DANH – Fame không bao giờ thỏa mãn của mi!

  10. Kang says:

    Cám ơn bác Tín, vạch tổ sâu để bà con thấy bộ mặt thật của họ thật ghê tởm và đáng khinh bỉ; bác nên cho biết danh hiệu, tên giả và luôn tên thật của họ.. Hồng Hà và ông Lê Hồng Hà có phải là một?

    • dân says:

      Lê Hồng Hà là Chánh Văn phòng Bộ Công an, còn Hồng Hà là Bí thư trung ương ĐCS- tay này là tín đồ của CNCS tàu mao: bảo thủ, cực đoan, cuồng tín, mưu mô …

    • VN says:

      Hồng Hà là bút danh cuả Hà Văn Trường, sinh năm 1928 tại Nam Định, không phải là Lê Hồng Hà, có lúc làm chánh VP bộ CA. Y có người anh là Thép Mới, tức Hà Văn Lộc (1925). Cả hai đều hoạt động trong ngành báo chí, tuyên truyền cuả Việt Cộng, Lộc thì tham gia VM rất sớm và là cây bút chủ lực cuả tờ Cứu Quốc, hay Cờ Giải Phóng (gì đó),đã từng được phái vào cục R, khi có chiến tranh xâm chiếm miền Nam. Em hắn , Hồng Hà từng là Uỷ Viên TW đảng và là TBT tờ baó “chùi đít” Nhân Dân. Tội cuả tên Hồng Hà- Hà Văn Trường rất lớn , như Bùi Tín nói, y môi giới, dàn xếp cho bọn đầu lĩnh đảng Việt Cộng bái lậy Tàu và bán nước Việt trong Hội Nghị Thành Đô.

      Nói chung, tất cả bọn VC đều có tội với tổ quốc VN, với người dân Việt qua hơn 60 cai trị cuả đảng CS, chỉ có khác là it hay nhiều thôi!

Leave a Reply to VN