WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đặng Xuân Diệu, tiếng kêu cứu tắc nghẹn giữa chốn lao tù

Chúng tôi biết Fx. Đặng Xuân Diệu như một thanh niên đầy nhiệt huyết, một người hoạt động vì lợi ích cộng đồng và dấn thân hy sinh cho những cuộc đời cay đắng của người cùng khổ. Hiện anh đang phải chịu những đòn thù hèn hạ trong tù Cộng sản.

Đặng Xuân Diệu

Đặng Xuân Diệu

Một con người dấn thân

Đặng Xuân Diệu chăm sóc các cháu nhỏ bất hạnhVới trình độ là một kỹ sư công trình, anh có thể ổn định cuộc sống để nuôi mẹ già bệnh tật, ốm đau của mình như bao nhiêu thanh niên khác. Thậm chí, nếu anh vô cảm và đặt mục đích là cuộc sống riêng tư, ích kỷ của riêng mình và gia đình, hẳn rằng với ý chí và nghị lực của anh, anh không thiếu cơ hội.

Thế nhưng, anh đã không chịu chấp nhận chỉ biết lo cho bản thân mình, mà anh đã hành động bằng tất cả nghị lực, tinh thần của một người nhận thức sâu sắc về sự dấn thân của mình cho xã hội, cho đất nước, cho dân tộc.

Phiên tòa 14 thanh niên công giáo

Phiên tòa 14 thanh niên công giáo

Với tư cách là Phó trưởng Cộng đoàn Bảo vệ sự sống Gioan Phaolo II, biết bao mảnh đời đã được anh giúp đỡ, những trẻ em vô thừa nhận, những đứa bé bị giết hại ngay bởi chính mẹ mình, những cô gái đã lỡ làng, đua đòi mang trong mình hoang thai… Tất cả đều được anh và những người bạn của anh giúp đỡ, cứu giúp và đem lại niềm vui, niềm an ủi và hạnh phúc cho họ.

Với một quá trình tham gia các công tác xã hội, anh dần dần nhận thức được những nguyên nhân của tình trạng kinh tế xã hội, đạo đức suy đồi ở Việt Nam. Và từ nhận thức, anh đã có những hành động để thúc đẩy xã hội tiến bộ hơn cũng như tinh thần yêu nước trong anh được hun đúc mãnh liệt. Và anh đã hành động. Những cuộc biểu tình yêu nước có mặt anh, những trò bầu cử mị dân theo cách “đảng cử dân bầu”, anh đã lên tiếng vạch mặt… Tất cả những điều đó đã được nhà cầm quyền để ý.

Rồi anh bị bắt một cách mờ ám bất chấp những quy định của luật pháp.

Anh bị đưa ra trong một “phiên tòa công khai xử kín” và kết án anh 13 năm tù – Một phiên tòa chứa đầy các vi phạm tố tụng và là một sự ô nhục điển hình của nền tư pháp thế kỷ 21.

Trong phiên tòa, Đặng Xuân Diệu đã mạnh mẽ tố cáo việc anh bị bắt bớ trái phép, bị đánh đập, bị bỏ đói và khủng bố của Công an trong suốt thời gian anh bị giam giữ. Anh cũng bác bỏ mọi cáo buộc qui chụp, vô căn cứ từ Viện kiểm sát cũng như các cáo buộc tại tòa. Luật sư Vương Thị Thanh, người bào chữa cho anh cũng đã bác bỏ hoàn toàn bản cáo trạng cũng như bản án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với anh.

Để phản ứng với sự bất chấp pháp luật, sự tàn bạo của những phiên tòa đó, anh đã bác bỏ phiên tòa bằng văn bản. Và nhà cầm quyền đã không cho anh có mặt trong cái gọi là phiên tòa phúc thẩm tiếp theo sau đó.

Nhà tù Cộng sản và sự kiên cường của một tù nhân

Từ lâu, có một lời nhận xét rằng: Nếu chế độ thực dân Pháp ngày xưa duy trì chế độ nhà tù như Cộng sản, thì dân tộc này đã chấm dứt được nạn cộng sản gần một thế kỷ nay.

Không rõ trên thế giới có nơi nào như chế độ nhà tù ở đất nước “ưu việt” của chúng ta hay không. Nhưng, ít nhất thì qua hai chế độ mà “đảng ta” luôn sỉ vả, nhiếc móc là chế độ phong kiến thối nát và chế độ thực dân đế quốc tàn bạo, thì người dân Việt Nam không được những “ân huệ” như sau đây.

Ở đây, nhà nước đưa người dân đi tù và thân nhân của tù nhân đi theo để xin phép được thăm và nuôi. Việc thăm, nuôi trở thành chuyện hiển nhiên phải có và không thể thiếu. Những câu chuyện từ những người từ nhà tù ra, đã cho thấy những tù nhân không được thăm nuôi, không có tiền… thì coi như không được sống kiếp con người. Ngược lại, đồng tiền có thể khiến mọi điều trở nên hài hước ngay trong nhà tù Cộng sản.

Chính vì khi đã trở thành điều hiển nhiên, là không thể thiếu cho tù nhân, thì việc “được thăm nuôi” lại đã trở thành ân huệ xin cho của bộ máy công an và cai tù. Những tù nhân dù là tội giết người, ma túy, cướp của… tóm lại là kẻ thù của nhân dân, của xã hội, nhưng ngoan ngoãn, lắm tiền, có thế lực, thì sẽ được hưởng chế độ tù cấp cao kể từ chuyện thăm hỏi, quản lý cũng như những ưu tiên ưu đãi ngay trong tù.

Không chỉ là chuyện gia đình thăm nuôi, mà khi có thêm một tù nhân, thì hệ thống trại tù và nhà nước có thêm một nguồn thu khá lớn. Đó là thân nhân nuôi tù không được phép mang đồ ăn, thức uống và các vật dụng cho tù nhân từ nhà hoặc mua ngoài xã hội mà đa số phải mua tại trại làm “dịch vụ”. Hẳn nhiên là với giá cắt cổ so với ở ngoài. Thực chất, đó là dịch vụ kinh doanh trên thân xác, sức khỏe tù nhân và tình cảm gia đình.

Và như vậy, càng nhiều tù nhân, thì khối lượng tiền của của xã hội, của nhân dân lại càng đổ vào đây thật kinh khủng. Đó là chưa nói đến những tin đồn về bóp nặn tù nhân, về chạy tiền để được “ân xá”… Chưa nói đến việc vào tù sử dụng ma túy và được chính cán bộ trại giam, trung tá công an cung cấp… Tất cả đều góp phần làm băng hoại xã hội.

Mới đây, trên Facebook của Ls Trần Đình Triển còn đưa một thông tin về vụ án phạm nhân Nguyễn Tuấn Sơn bị chết trong trại và gia đình tố cáo là cán bộ Trại giam Bùi Ngọc Hưng yêu cầu vợ Sơn gửi cho Hưng 5 triệu đồng, vợ Sơn không đáp ứng được dẫn đến Nguyễn Tuấn Sơn bị giam kỷ luật và bị đánh chết.

Ngược lại, những tù nhân là kẻ thù của nhà nước, thì luôn được đặt vào hàng đối tượng chăm sóc và trả thù tàn bạo.

Đăng Xuân Diệu là một trong những người như thế.

Đã từ lâu, chúng tôi nhận được thông tin rằng Đặng Xuân Diệu đã không được gặp người nhà như các tù nhân khác. Lý do là vì anh đã không chịu nhận tội và không chịu mặc áo tù. Cũng từ lâu, chúng tôi nhận được những thông tin về sự kiên cường của anh trong nhà tù và các ngón đòn thù anh đang phải chịu. Thế nhưng, đó chỉ là những thông tin nhiều khi không thể kiểm chứng.

Cho đến ngày chúng tôi đón tù nhân lương tâm Trương Tam về nhà. Trương Minh Tam, một tù nhân lương tâm vì lòng yêu nước đã phải vào tù. Thay vì tội “trốn thuế” hay “Hai bao cao su đã qua sử dụng” hoặc “hai xe đạp, đi hàng ba”… anh đi tù với tội danh “chiếm đoạt tài sản công dân”. Có lẽ sẽ thành một quy luật, rồi đây những người yêu nước ở Việt Nam, những người cất tiếng nói của sự thật, của tình người, của lòng yêu nước, của lương tâm… sẽ dần dần được khoác cái tội danh hết sức đa dạng mà nhà nước của “trí tuệ nhân loại” có thể sáng tác ra.

Gặp Trương Minh Tam, những thông tin về Đặng Xuân Diệu chiếm hầu hết chủ đề cuộc gặp gỡ giữa anh em và gia đình. Nội dung những câu chuyện cho thấy một Đặng Xuân Diệu kiên cường, bất khuất và đang hứng chịu những đòn thù tàn bạo, cướp đoạt những quyền con người tối thiểu trong nhà tù. Anh cho biết: Ngay từ khi chuyển đến trại giam số 5 Thanh Hóa, những thông tin nhận được về tù nhân Đặng Xuân Diệu là thông tin độc ác, rằng đây là một phạm nhân giết người nhưng chối tội. Những thông tin đó đã tạo sự nghi kỵ và xa lánh người thanh niên bất khuất, kiên cường đã nhất định không chịu nhận tội và không coi mình là phạm nhân. Dù phải chấp nhận muôn vàn đòn trả thù hèn hạ.

Chúng ta có thể nghe Trương Minh Tam, bạn tù của Phạm Xuân Diệu kể về cuộc sống trong tù của Đặng Xuân Diệu và chế độ nhà tù Việt Nam tại đây:

Phần I: https://www.youtube.com/watch?v=ezGBNuC9Odw

Phần II: https://www.youtube.com/watch?v=J5SjKKAXyGI

Những câu chuyện về tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu cho thấy chế độ lao tù Cộng sản hiện nay ra sao và những thông tin về tình trạng của Đặng Xuân Diệu thật sự làm kinh hoàng những ai đang mơ hồ về nhà tù Cộng sản.

Chúng ta và những người có lương tri, không ai có thể ngồi yên để tính mạng Đặng Xuân Diệu bị giết chết mòn mỏi trong tù.

Xin hãy ra tay hành động cứu lấy một nạn nhân, một thanh niên yêu nước

Hà Nội, ngày 18/10/2014

© JB Nguyễn Hữu Vinh

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Đặng Xuân Diệu, tiếng kêu cứu tắc nghẹn giữa chốn lao tù”

  1. TT says:

    Cũng là Đặng Xuân đứa tên Khu đấu tố bố mẹ thì có chức cao, còn Đặng Xuân có tên là Diệu vì yêu mến trẻ thơ và công lý thì bị tủ tội cũng sống ở một đất nước, đất nước ấy có tên là Cộng Hoà Xã Hội Chú Nghia Việt Nam !

  2. Lại Mạnh Cường says:

    XIN BAN BIÊN TẬP VUI LÒNG CHO ĐĂNG BÀI VIẾT DÀI NÀY

    THÀNH THẬT CÁM ƠN RẤT NHIỀU

    =====

    “Mình đã đổ máu để cứu bọn lưu manh”
    TRẢ ƠN !
    Bài đăng trên blog của bác Bùi Văn Bồng. Đọc xong thấy nghẹn trong cổ họng.

    * MINH TÂM

    Hơn ba chục năm tôi mới gặp Trạch. Trận đánh thị xã Phước Long tháng 01-75, lão hứng trọn trái M79 nát tươm hai chân. Ai cũng tưởng lão ngoẻo rồi. Vậy mà bây giờ lão từ Thái Bình tìm đến nhà tôi tận Sài Gòn trên chiếc xe lăn.
    – Có việc cần lắm tao mới phải đến. Chứ lết nửa cái thân tàn này hơn nghìn cây số nhếch nhác lắm!
    Trạch vẫn nói bằng giọng bỗ bã, rồi cười móm mém, hai hàm răng chỉ còn vài chiếc, khuôn mặt nhăn nheo, đen đúa tương phản với mái tóc bạc. Trạch gần bằng tuổi tôi, ngoại lục tuần mà nhìn lão hom hem hơn ông cụ ngoài bảy mươi. Tôi hỏi có việc gì? Trạch chậm rãi mở ba-lô con cóc nhàu nát lôi ra một bọc giấy ở đáy ba-lô. Tôi nói:
    - Nhờ xác minh quá trình công tác trong quân đội chớ gì? Đang có đợt làm chính cho người có công đấy. Ông thì xứng đáng quá đi chứ! Trận Phước Long đã được thưởng huân chương chiến công hạng nhất cơ mà…
    Trạch nói:
    - Đời mình một nửa đã chôn ở Phước Long rồi, còn một nửa nay mai chôn nốt ở Thái Bình, cần huân chương huân chước làm gì? Vào đây là vì thằng con cần phải nhờ đồng đội giúp đỡ…

    Hình như khó khăn lắm Trạch mới thốt ra được mấy câu cuối. Giọng lão nghẹn ứ. Hơn ba chục năm trước Trạch đã từng bắn liền ba phát B40 trúng 3 xe tăng, bị thương nát cả hai chân mặt lão vẫn rắn đanh chứ có yếu đuối như vậy đâu. Cà đơn vị gọi là Trạch lì. Lão cũng hơi gàn, lại bướng, nói năng bỗ bã, nhưng tính thẳng băng và đối với đồng đội chí cốt.Tôi hỏi :
    - Con cái thế nào mà phải nhờ đồng đội?
    Trạch uống nước, hút thuôc rồi kể. Hôm đánh Phước Long lão bị thương , tưởng ngẻo , nhưng nhờ đồng đội nhiệt tình đưa vào quân y gấp , được truyền máu nên sống sót. Sài Gòn giải phóng lão vẫn nằm chết dí trong bệnh viện, chả biết hòn ngọc viễn đông nó như thế nào. Rồi lão được đưa ra Bắc, an dưỡng ở trại thương binh Thái Bình. Cứ nghĩ gửi nửa tấm thân tàn ở đây đến chết. Nào ngờ một cô thương binh cụt tay, mất một mắt cũng vào an dưỡng. Cùng cảnh ngộ thế là thương nhau, nên vợ chồng. Địa phương ưu tiên cho vợ chồng Trạch làm nhân viên thu lệ phí chợ. Vợ chồng ăn ở với nhau, ba lần đẻ chỉ nuôi được một. Trạch đặt tên con là Phước. Thì có phước mới có vợ và có đứa con nối dõi, chứ không thì nửa cái thân tàn chết không có người chống gậy. Trạch nói thế. Và lão bảo:
    - Tớ đặt tên con là Phước cũng là để kỷ niệm trận đánh cuối cùng đời lính!
    Vợ chồng lão Trạch kiếm được đồng nào dồn cho con ăn học hết . Nhờ trời, thằng Phước hay ăn chóng lớn, và chăm ngoan, học giỏi. Thấm thoát đã lên đại học, tốt nghiệp kỹ sư cầu đường loại ưu. Nhưng ra trường xin việc không chỗ nào nhận. Phải có chức, có quyền , hoặc có nhiều tiền. Vợ chồng Trạch đào đâu ra? Có thằng cò đòi 10 triệu chạy cho một chỗ , vợ chồng Trạch thế chấp hai quyển sổ thương binh lấy 10 triệu đưa cho nó. Nó cầm tiền xong là biến. Thằng Phước đành ra chợ thu lệ phí với bố mẹ. Nhìn con thất vọng , Trạch đau như đứt từng khúc ruột. Đêm nào Trạch cũng sang hàng xóm xem nhờ tivi, mong nơi nào đăng tin cần kỹ sư cầu đường . Cách đây một tuần, Trạch tình cờ nhận ra tôi và Mạnh xuất hiện trên TV. Lão biết Mạnh đang làm Tồng giám đốc một công ty xây dựng, và đang cần tuyển kỹ sư , nên vào xin việc cho con.
    Trạch nói với tôi:
    - Mừng quá suốt đêm không chợp mắt , mong trời sáng đi gặp chúng mày!
    Tôi nói vui:
    - Nếu không chắc quên béng tụi tôi rồi?
    Trạch cười khầng khậc, nói như kẻ mắc lỗi:
    - Cái thân tôi, tôi còn quên nữa là. Ông biết không? Nhiều đêm nằm mơ cứ tưởng mình còn chân, vùng dậy chạy, thế là té nhào , đổ máu đầu. Mới gần sáu chục , nhưng cực quá đâm đãng trí mất rồi!
    Tôi cảm thấy thương người bạn đã từng sống chết với mình. Còn nhớ mùa mưa năm 1968, đơn vị hành quân vào B2. Đói, sốt rét tả tơi. Càng vào sâu anh em rơi rớt càng nhiều. Một chiều, đến bãi khách thấy thiếu Mạnh, Trạch vứt ba-lô, xách AK quay lại đường cũ. Đêm ấy Trạch không về. Sáng hôm sau đơn vị hành quân tiếp, bỏ Trạch và Mạnh lại. Ai cũng nghĩ hai đứa “rụng” rồi. Nhưng ba hôm sau, đơn vị đang nghỉ ở bờ sông Xe-băng-Hiêng, thì Trạch cõng Mạnh về. Mạnh chỉ còn là một cái xác thoi thóp, xám ngoét. Trạch đã mò mẫm ba ngày đêm mới tìm thấy Mạnh trong rừng sâu. Trên đường Trường Sơn ngày ấy biết bao người lính như Mạnh, bỏ xác âm thầm vì đồng đội không quay lại tìm…
    Tôi sốt sắng điện thoại báo tin cho Mạnh. Tôi tưởng Mạnh mừng lắm , nhưng Mạnh lại tỏ ra lạnh nhạt. Mạnh hỏi tôi:
    - Lão Trạch còn sống à?
    Tôi nói cho Mạnh biết nguyện vọng của Trạch, và ngỏ ý đưa Trạch đến nhà Mạnh chơi. Mạnh nói mai đưa Trạch đến văn phòng công ty.
    Trạch vuốt ve cẩn thận tờ đơn xin việc và cái bằng kỹ sư của con. Nhà tôi chỉ cách Văn phòng công ty Mạnh hơn cây số. Tôi đặt nửa tấm thân người bạn lính quắt queo nhẹ bỗng lên cái xe lăn, rồi đẩy đi gặp đồng đội cũ . Đường phố Sài Gòn nhộn nhịp, người xe như nêm, Trạch chả thèm để ý, cứ luôn mồm hỏi :
    - Sắp đến chưa?
    - Đừng sốt ruột, thế nào thằng Mạnh cũng nhận con ông!
    Tôi trấn an Trạch nhưng trong lòng cảm thấy hơi băn khoăn. Vì Mạnh tỏ ra lạnh nhạt . Lẽ ra Mạnh phải vui mừng vì gặp lại người đã cứu sống mình . Chính Mạnh đã từng xúc động phát biểu trên TV về đền ơn đáp nghĩa cơ mà…
    Mạnh ra tận cửa, ôm choàng lấy Trạch, đón chúng tôi vào phòng khách. Tôi cảm thấy mối nghi ngại trong lòng mình dịu đi.
    Chuyện trò thăm hỏi vồn vã xong, Mạnh mời chúng tôi sang phòng bên. Một bàn tiệc thịnh soạn đã dọn sẵn. Ngoài Mạnh và chúng tôi còn có cán bộ công ty của Mạnh va phóng viên đài truyền hình. Mạnh giới thiệu Trạch , không quên nhắc lại những chiến công của người đồng đội cũ. Rồi ôm hôn Trạch thắm thiết trước ống kính Camera. Nước mắt Trạch ràn rụa chảy xuống hai gò má nhăn nheo. Phóng viên quay xong cảnh cảm động đó, nhận phong bì rồi tếch thẳng. Chúng tôi cụng ly , rôm rả chuyện trò. Bỗng Mạnh ghé tai tôi hỏi:
    - Cậu còn nhớ chuyện lão Trạch ngửi súng không?
    Tôi giật mình khi nghe Mạnh nhắc chuyện đó , mặt lạnh như tiền. Số là vào mùa hè năm 70, đơn vị làm nhiệm vụ chốt chặn đoạn quốc lộ Lộc Ninh đi Snun. Chiều chiều từng tiểu đội cắt rừng ra mặt lộ chôn mìn rồi mai phục. Xe tải, xe bọc thép của quân đội Việt Nam cộng hòa thường qua lại đoạn đường đó. Đơn vị chôn mìn rồi phục kích, khi xe đối phương trúng mìn, bắn bồi tiếp mấy phát B40. Thời kỳ đầu hiệu suất chiến đấu rất cao. Nhưng sau đối phương cảnh giác, cho biệt kích lùng sục, và công binh rà mìn rất kỹ trước các cuộc hành quân. Các tiểu đội đi phục mấy đêm liền đều trắng tay, gùi mìn đi lại gùi về. Riêng tiểu đội Mạnh đi lần nào thắng lần đó. Mạnh báo công: Đã cho nổ mìn lật nhào 10 xe bọc thép và bắn cháy 15 xe khác. Tiểu đội trưởng Mạnh được đề nghị tặng danh hiệu dũng sĩ diệt xe tăng. Trạch nghi ngờ thành tích của Mạnh, đã phát biểu công khai trong sinh hoạt đại đội. Nhưng Mạnh cho rằng Trạch “ghen ăn”. Đại đội trưởng, chính trị viên vừa không tin, vừa ghét Trạch, bởi Trạch nói bậy làm giảm ý thành tích của đơn vị…
    Buổi sáng hôm ấy, tiểu đội Mạnh đi phục về, báo cáo đã bắn ba xe bọc thép bằng súng B40. Chính trị viên đại đội đang định biểu dương thì Trạch nhảy xổ ra. Trạch giật khẩu B40 trong tay Mạnh, hỏi:
    - Bắn bằng khẩu B40 này à?
    - Đúng! Mạnh đáp.
    Trạch liền kề mũi vào nòng súng hít mạnh. Rồi lão dí nòng súng đó vào mũi đại đội trưởng, chính trị viên đại đội nói:
    - Các ông ngửi đi!
    Đại đội trưởng, chính trị viên không hiểu Trạch giở trò gì, nhưng cũng ngửi nòng súng. Chờ hai người ngửi xong Trạch hỏi:
    - Các thủ trưởng có thấy thối không?
    - Không! Hai người cùng đáp.
    Trạch thò ngóng tay ngoáy vào nòng khầu súng B40,rồi giơ lên cho mọi người nhìn thấy bụi bám đen xì, và hỏi:
    - Khẩu súng này chưa lau! Đúng không?
    - Đúng!
    Trạch mới chỉ mặt Mạnh hỏi :
    - Mày bảo đã bắn ba phát đúng không?
    - Đúng!
    Bấy giờ Trạch mới nói rành rọt :
    - Những thằng bắn B40 đều biết, chỉ bắn một phát, nòng súng đã thối hoắc. Không tin cứ bắn thử. Đồng chí Mạnh bắn ba phát , chưa lau chùi , mà nòng súng không thối.
    Nói xong, Trạch ra gốc cây, xách ba quả đạn B40 vào để trước mặt chính trị viên
    - Đây là ba quả đạn tiểu đội đồng chí Mạnh vứt đi rồi báo cáo đã bắn cháy ba xe bọc thép!
    Thì ra suốt đêm qua Trạch đã bám theo tiểu đội Mạnh để điều tra việc làm gian dối của Mạnh. Trước bằng chứng không thể chối cãi, Mạnh phải thú thực đã nhiều lần báo cáo láo thành tích. Mạnh cảnh cáo, bị bị gạch tên trong danh sách đề nghị khen thưởng…
    Đã hơn ba mươi năm mà Mạnh còn nhớ và thù Trạch. Tôi nói với Mạnh:
    - Quên chuyện cũ đi. Đó cũng là bài học Trạch dạy ông để có được ngày hôm nay. Tôi nghĩ điều ông cần phải nhớ là Trạch đã cứu ông , không chì một mà hai lần. Không có Trạch thì ông bỏ xác ở Trường Sơn rồi. Và trong trận Phước Long , Trạch đã lấy thân che cho ông . Nó hứng trọn trái M79, mất nừa thân thể…
    Mạnh cười nhạt:
    - Ông khỏi nhắc. Tôi sẽ trả ơn hắn!
    Nói rồi Mạnh móc túi lấy chiếc phong bao đã chuẩn bị sẵn bước tới bên Trạch. Một tay Mạnh ôm vai Trạch , một tay cầm cái phong bao giơ lên. Mạnh nói giọng xúc động:
    - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây! Tôi có ngày hôm nay là nhờ nhân dân đùm bọc, đặc biệt là những người đồng đội như anh Trạch đậy. Tôi có một chút quà xin đến đáp lại anh Trạch.
    Mạnh trao cái phong bao cho Trạch. Trạch cầm đặt xuống bàn. Và nói:
    - Tôi xin cảm ơn đồng chí Mạnh! – Trạch không bỗ bã theo thói quen, mà nói rất nghiêm túc, giọng rưng rưng xúc động – Tôi từ quê vào đây tìm đồng đội cũ chì có một việc nhờ đồng đội giúp. Vợ chồng có mỗi cháu Phước. Cháu tốt nghiệp đại học giao thông, nhưng hơn hai năm nay chưa xin được việc làm. Tôi mong đồng chí Mạnh và các đồng chí cưu mang cháu cháu vào làm ở công ty…
    Lão Trạch run run đưa cái đơn xin việc và cái bằng tốt nghiệp của con mình cho Mạnh. Tôi nhìn Mạnh như cầu khẩn Mạnh cầm lấy. Nhưng Mạnh không cầm . Mạnh nhếch mép cười từ chối khéo:
    - Anh Trạch thông cảm! Công ty đang cổ phần hóa nên không nhận thêm người. Anh chịu khó xin việc nơi khác cho cháu vậy.
    Rồi Mạnh vỗ mạnh vào vai Trạch, phá lên cười, nói bỗ bã:
    - Vả lại nhựa đường còn thối hơn nòng súng B40 anh Trạch ạ!
    Những cán bộ dưới quyền Mạnh cất tiếng cười tán thưởng câu nói đùa vừa ác ý vừa vô duyên của sếp. Những khuôn mặt no nê, nhầy nhụa phả ra toàn hơi rượu, nhìn bẩn thỉu như những đống phân. Trạch nhìn Mạnh, nhìn những khuôn mặt đó. Anh chợt hiểu ra tất cả. Chúng nó thù dai như đỉa nhưng nhanh chóng quên ơn . Bất đắc dĩ chúng nó phải bớt xén tiền ăn cắp của dân để bố thí cho mình gọi là đền ơn đáp nghĩa, làm mầu làm mè với thiên hạ, để xuê xoa che giấu tội lỗi, để tục lừa dối, chứ không hề nghĩ đến trách nhiệm đối với con mình. Mình đã đổ máu để cứu bọn lưu manh.
    Trạch cầm chiếc phong bao ném thẳng vào mặt Mạnh. Những tờ đô la bay tứ tung, dính vào khuôn mặt nhờn mỡ của Mạnh và đồng bọn. Rồi Trạch lết ra chiếc xe lăn. Anh không nhờ tôi bế lên xe, cũng không chờ tôi cùng về. Anh dùng hai bàn tay gầy quắt queo vần bánh xe lăn . Tôi cảm thấy tim mình buốt nhói.
    M T (Tác giả gửi BVB)
    http://bongbvt.blogspot.com/2014/10/tra-on.html

    Ảnh trên facebook

    ======

    Lại Mạnh Cường
    01:02 Ngày 19 tháng 10 năm 2014

    Kinh quá ! Nhưng vẫn chưa hãi bằng chuyện bây giờ.
    Đó là hiện nay chúng nó ăn kít T+ mà vẫn chối đây đẩy.
    Có ai dám ngửi mồm chúng và kêu thối hơn kít chăng ?

    Lại Mạnh Cường
    01:12 Ngày 19 tháng 10 năm 2014

    MẸ ĐÂU NGỜ

    Bùi Minh Quốc

    Mẹ đã bao phen đưa ngực gầy
    Lẳng lặng chịu những trận đòn chí mạng
    Sau lưng mẹ là Tổ Quốc mình trong khổ nạn
    Là những đứa con nằm vùng mẹ nuôi giấu ngày đêm
    Có những đứa mẹ chưa kịp nhìn rõ mặt biết tên
    Chỉ biết nó là Cách mạng

    Mẹ đâu ngờ
    Mẹ đâu ngờ
    Sau lưng mình từ máu đẫm trồi lên
    Trồi lên
    Chiếc ghế
    Có thằng con thoát chết vụ khui hầm
    Trở về ngồi chễm chệ

    Cái mặt nó bây giờ mới đạo mạo làm sao
    Nói năng đứng ngồi quan trọng
    Thâm tâm chỉ nghiền ngẫm cách nào
    Êm nhất
    Lẹ nhất
    Cho mỗi ngày chiếc ghế thêm cao

    Cao

    cao

    cao

    Đến tận chỗ không còn nghe tiếng cuộc đời oan trái
    Không còn thấy trên con đường gập ghềnh của Tổ Quốc đau thương

    Có người mẹ tóc bạc chân trần oằn lưng dưới chồng đơn khiếu nại
    Nặng hơn dãy Trường Sơn.

    Đà lạt 18.08.1988
    (Bài đã đăng trên báo Thanh Niên số kỷ niệm ngày quốc khánh 02.09.1988)

  3. Con Quái Vật says:

    Ngục tù tàn bạo cay thân phận
    Áp đảo tinh thần kiếp tù nhân
    Gian manh ngụy kế đầy thâm hiểm
    Bức ép anh hùng đủ tội danh
    Đạo đức phô trương giành cho giặc
    Trò hề ghê tởm phỉnh lừa dân
    Xã hội bấp bênh toàn lừa đảo
    Từ trên xuống dưới ngập gian manh
    Lãnh đạo, tướng hèn ôm chân giặc
    Gối đầu trên máu kẻ thù xưa
    Van lạy xin chừa không dám nữa
    Mặc cho dân tộc chết te tua
    Vì sao dân tộc chưa tỉnh ngộ
    Hay vì hồn Việt chết từ lâu
    Một liều thuốc độc cho tận diệt
    Để rồi hết sạch chất tinh anh
    Việt Nam đất nước đang cùng tận
    Nỗi nhục quê hương đắng vạn phần
    Cộng sản quỷ thần con quái vật
    Đày đọa muôn dân đến ngút ngàn…

  4. Diệt Cộng cứu nước says:

    Nhìn những gương mặt hiền hòa, trí thức của những người yêu nước, yêu dân tộc mà phải đứng trước cái gọi là tòa án của bè lũ Việt cộng phản quốc bẩn thỉu Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng, Phùng chí Thanh, Trần đại Quang,,,thì hiểu ngay được tại sao đất nước cứ mất dần biển , đảo vào tay bọn đế quốc Tàu, tại sao dân ta vẫn chưa chế được con ốc vít , chỉ vài năm nữa dân ta sẽ nghèo hơn cả Cao Miên …

Leave a Reply to Lại Mạnh Cường