WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dương Thu Hương – Người đi giữa hai làn đạn

Duong-Thu-Huong-l-anti-communiste-vietnamienne_portrait_w858

Không hiểu thế quái nào, từ những thập niên cuối của thế kỷ hai mươi đến nay, văn chương đất Việt, lại mắc phải chứng bệnh lệch pha. Âm phần thịnh vượng khí xung. Dương phần sợ gió máy, đụng chạm chướng khí, đâm ra lại còi cọc. Điều này, càng rõ ràng hơn, ngay sau khi ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh hứa hẹn cởi trói, bóc keo dán miệng cho văn nghệ sỹ. Chúng ta thấy, đã xuất hiện một loạt tên tuổi của những văn nhân, nữ sĩ, từ Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo, đến Phạm Thị Hoài… Sự can đảm, tiếp nối nhau ấy của họ, tuy ở những mức độ khác nhau, nhưng đã góp phần không nhỏ, cho sự hồi sinh dòng văn học hiện thực phê phán.

Cho đến tận hôm nay, vẫn có những ý kiến, đôi lúc còn khác nhau, nhưng có lẽ, không ai có thể phủ nhận, nhà văn Dương Thu Hương là người đã bập nhát cuốc đầu tiên, khơi thông dòng chảy này.

*Có một giai điệu lạ, lạc ra khỏi trong dàn đồng ca ấy.

Tôi không rõ, chính ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, hay văn kiện của Đảng, hoặc ai đó đã viết: TBT Nguyễn Văn Linh kêu gọi, hãy cởi trói cho các văn nghệ sĩ. (Như vậy, có sự khẳng định, từ trước đến nay, các văn nghệ sĩ đã bị trói tay, bịt miệng) Câu văn này, đã được nhắc lại nhiều lần, trong bài viết của các giáo sư, các nhà ngôn ngữ học và từ cả các văn nghệ sĩ ở trong nước. Đọc nó, tôi thấy rất mâu thuẫn và dường như có một chút hề hề. Bởi, Đảng cộng sản là đảng cầm quyền. Từ trước đến nay, chính Đảng (mới đủ khả năng) trói tay, bịt miệng các văn nghệ sỹ và kiểm duyệt sách báo. Vậy, ông TBT đứng đầu đảng kêu gọi ai, cởi trói cho các văn nghệ sĩ? Khi chính ông thắt và đang cầm cái dây đó. Hay ông đang kêu gọi chính ông? Người bình thường, không ai, làm một công việc kỳ quái như vậy.

Vâng! Một lời kêu gọi, rặt tính vờ vịt, vô trách nhiệm, chạy tội này, không hiểu các giới trí thức trong nước, có suy nghĩ gì, khi sử dụng câu văn này?

Phải nói, đây là thời kỳ khởi sắc nhất của văn học trong nước, kể từ sau Nhân Văn- Giai Phẩm. Một loạt tên tuổi nhà văn và các tác phẩm của họ, đã tách hẳn ra khỏi dàn đồng ca, tụng ca, tìm một hướng đi, cách viết mới, rửa lại bộ mặt nhem nhuốc cho nền văn học trong nước. Những Thân Phận Tình Yêu(Nỗi Buồn Chiến Tranh) của Bảo Ninh, Tướng Về Hưu của Nguyễn Huy Thiệp…gắn liền với tên tuổi của bà đỡ Nguyên Ngọc. Thiết nghĩ, dù có đổi mới, có cởi trói cho văn nghệ sĩ, nhưng nếu không có Nguyên Ngọc, khao khát cái mới của người đọc ở thời điểm ấy, thì những tác phẩm trên chưa chắc đã thành công đến như vậy. Bởi, đến nay, có nhiều tác phẩm, xét về nghệ thuật cũng như nội dung, không hề thua kém Nỗi Buồn Chiến Tranh, hay Tướng Về Hưu, nhưng lại không được công kênh, chào đón nồng hậu như vậy, vì thiếu địa lợi, vắng nhân hòa và bàn tay bà đỡ như Nguyên Ngọc. Qủa thực, văn chương thơ phú, cũng như con người, đều có số phận của nó.

Khi các nữ sĩ Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài…vẫn đủ can đảm và nội lực viết thẳng tưng về những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội, con người, thì các đấng văn nhân dường như, ngòi đã bị xì, bị tịt. Người đọc, chờ cuốn tiểu thuyết kế tiếp của Bảo Ninh, đến nay, đã một phần tư thế kỷ, nhưng vẫn thấy tít tắp mù xa. Nguyễn Huy Thiệp lại chuyển sang (gam) truyện dài, tiểu thuyết lịch sử, nhưng anh đã thất bại, về cả nội dung, tư tưởng lẫn nghệ thuật viết. Gần đây, nghe nói, anh tuyên bố, rửa tay gác bút.

Thật là buồn thay! Các nhà văn thuở ấy, hồn khí ở nơi đâu bây giờ?

Nhà văn Dương Thu Hương, sinh năm 1947 tại Thái Bình, chị đã có những năm tháng dài là người lính, ở mặt trận ác liệt Bình Trị Thiên. Rất may mắn, chị còn sống và trở về, sau chiến tranh. Giải ngũ, chị vào học trường viết văn Nguyễn Du và làm việc trong ngành điện ảnh. Và từ đây, chị chuyên tâm, và hoàn toàn dấn thân vào con đường văn chương đầy khổ ải này.
Có thể nói, trong chiến tranh, Dương Thu Hương đã mờ mờ nhận ra, không riêng thế hệ chị, mà cả một dân tộc bị dối lừa. Nhưng chỉ đến khi, kết thúc cuộc chiến, chị mới nhận thức được rõ ràng, đầy đủ. Đắng cay là như vậy, nhưng dường như, Dương Thu Hương đã kịp kìm lại nỗi đau ấy. Sự dồn nén, đợi chờ đó, nó chỉ phát nổ và cháy lên, khi chị đã có một chỗ đứng, và trở thành nhà văn Dương Thu Hương nổi tiếng.

Thật vậy, những bài văn chính luận, những trang sách hiện thực phê phán của chị đã phơi trần những sự thật, từ cung đình xuống đến đời sống dân cày. Để từ đó, Dương Thu Hương đã xổ toẹt Đảng, ly dị hội nhà văn. Và cánh cổng nhà tù, đã mở ra cho chị từ đây…

Có một số nhà văn, nhà nghiên cứu cho rằng, những tác phẩm của Dương Thu Hương gây tiếng vang và đọng lại trong lòng người, phần nhiều do chính trị. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, chị đã đứng hẳn về phía nhân dân để viết. Và chính sự thật trong những cuốn sách của chị, đã mở cửa, cho độc giả nước ngoài, tiếp cận và hiểu đúng về văn học Việt, cũng như nỗi thống khổ của con người. Từ đó, làm tên tuổi của chị gần gũi, và được người đọc trong, ngoài nước yêu mến nhiều hơn, là lẽ đương nhiên.

Tuy đến với văn chương hơi muộn, nhưng Dương Thu Hương viết nhanh và khỏe. Kể từ năm 1980, đến những năm cuối thập niên chín mươi, dường như năm nào chị cũng ra sách. Đặc biệt, năm 1985, chị cho in ba, bốn tập truyện ngắn và tiểu thuyết. Viết nhanh và khỏe như vậy, nhưng có thể nói, tập truyện nào của Dương Thu Hương cũng hay, nhiều người tìm đọc, kể cả những truyện ngắn đầu tay. Tư tưởng, cách viết của chị đã vượt ra khỏi cái dàn đồng ca, tụng ca ấy. Và cũng chính nó, đã xé toạc bóng tối của đời sống con người, xã hội, mà bấy lâu nay người ta cố tình che đậy. Thật vậy, nếu văn chương không đi thẳng vào đời sống xã hội, một cách trung thực nhất, thì nó chỉ là những trang viết chết.

Nếu như được phép lựa chọn, những cuốn sách đại diện cho sự nghiệp văn chương của Dương Thu Hương, thì chắc chắn, tôi sẽ nghĩ đến tiểu thuyết Những Thiên Đường Mù và tập truyện Chân Dung Hàng Xóm. Đây là hai cuốn sách điển hình về tư tưởng, nghệ thuật viết truyện của chị. Nhưng nhìn từ góc độ khác, Tiểu Thuyết Vô Đề (Khải Hoàn Môn), lại là cuốn sách tôi thích hơn cả. Bởi Dương Thu Hương rất can đảm, đánh giá lại, đưa ra cái nhìn rất mới về chiến tranh, ngoài ra còn nhiều chi tiết, tình huống phức tạp, dễ gây tranh luận với lối hành văn nhanh, sinh động, khác với cách viết thông thường của chị.

*Nhà văn phản kháng- Sự phản kháng trong văn chương

Cùng với Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, Tháng Ba Gãy Súng của Cao Xuân Huy, Tiểu Thuyết Vô Đề là cuốn sách viết về chiến tranh hay nhất mà tôi đã được đọc. Có thể nói, Tiểu Thuyết Vô Đề là cuốn tự truyện trong tiểu thuyết, mổ xẻ tâm lý người lính, trước sự tàn nhẫn man rợ của chiến tranh. Cuốn sách này, được xuất bản ở Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1991, khi Dương Thu Hương đang ngồi tù ở Việt Nam. Đặt bút viết Tiểu Thuyết Vô Đề, chắc chắn, chị đã lường trước được áp lực không chỉ của chính quyền trong nước, mà còn cả phần đông người Việt ở nước ngoài. Nhưng chị đã vượt qua cả hai làn đạn ấy, để có một tác phẩm văn học, hay đến như vậy. Thì quả thật, làm cho người đọc không chỉ yêu mến tài năng, mà còn cảm phục, tinh thần, lòng dũng cảm của chị.

Có thể nói, khuynh hướng mới, tự truyện trong tiểu thuyết gần đây, đã cho người đọc hiểu được tác giả và cuộc sống, thời đại đó, soi rọi qua chính những tình tiết, gắn liền cuộc đời hay những trải nghiệm thật của họ. Tiểu Thuyết Vô Đề cũng vậy, nhà văn Dương Thu Hương, đã dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, thay cho Quân, thuật lại thân phận, cuộc đời người lính chiến. Tư tưởng, cảm xúc của tác giả, được thông qua sự hồi tưởng, hành động nhân vật, bằng thủ pháp bẻ đôi câu chuyện, cắt ngang cuộc đời Quân. Và lời tự thuật của người lính, được bắt đầu từ nhát cắt ấy.

Ngay những dòng đầu tiên, Dương Thu Hương đã dẫn người đọc vào cận cảnh rùng rợn của cuộc chiến. Dù không có tiếng bom rơi, đạn nổ, nhưng ta đã cảm được cái chết ở đâu đó, hoặc nó đang đến rất gần: “ Suốt đêm tôi nghe gió hú ngoài vực cô hồn.

Tiếng rên rỉ triền miên, tiếng nức nở, đôi lúc tiếng rít hỗn hào như ngựa cái hí ngày động cỡn. Mái lán rung bần bật, những ống tre nứt thổi sáo từng hồi, tấu lên giai điệu thê lương của đám tang vùng thôn dã. Cây đèn chai của chúng tôi phập phù như muốn tắt. Tôi thò cổ khỏi chăn, thổi tắt ngọn lửa, mong bóng đêm sẽ bịt hết mọi giác quan…“ (chương1)

Vâng! Đó là cái chết tang thương của sáu cô gái ở binh trạm hay thanh niên xung phong, người miền Bắc, mà tác giả cho rằng, (có thể) do những người lính thám báo VNCH gây ra. Chi tiết này, gây ra phản ứng, tranh cãi cho người đọc, nhất là những người lính VNCH. Như có lần tôi đã viết, là người sinh sau đẻ muộn, rất may, tôi không phải tham gia, cuộc chiến huynh đệ tương tàn, đẫm máu và nước mắt này. Nhưng đọc và nghe, tôi cảm được quân kỷ, cũng như phẩm chất của người thám kích nói riêng và người lính VNCH nói chung. Cho nên, đến lúc ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn không tin, hành động dã man bỉ ổi đó, do một số người lính thám báo gây ra. Nhưng, đọc Tháng Ba Gãy Súng của người sĩ quan VNCH Cao Xuân Huy, viết về hành động giết chính đồng đội mình, của lính thủy quân lục chiến, rồi quăng xác xuống biển, chỉ vì chỗ ngồi trên tàu, khi di tản, rút chạy, làm tôi thấy khó hiểu. Buộc tôi phải hoài nghi: Sự quân kỷ của lính thám báo VNCH, có lẽ, nó lại nằm trong cái (xác suất) số dư như trong toán học chăng?

Sự giết chết đồng đội của nhóm lính thủy quân lục chiến, giữa chốn đông người, tôi cho rằng, còn dã man, tàn bạo hơn nhiều lần, so với những kẻ đã giết 6 nữ thanh niên xung phong, là người của phía bên kia.

Tôi hoàn toàn, không tìm ra lời giải đáp. Và tôi chỉ còn có thể an ủi mình: Chiến tranh điều gì cũng có thể xảy ra.

Vâng! Chúng ta nghĩ gì? Khi đọc đoạn trích hồi ký dưới đây:

“…Chưa kịp tìm chỗ ngồi, tôi nghe một tiếng súng nổ.

Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh:

“Ðụ mẹ, có xuống không?”

“Tôi lạy anh, anh cho tôi đi theo với.”

“Ðụ mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn.”

“Tôi lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này.”

“Ðụ mẹ, một.”

“Tôi lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết. Tôi lạy anh, tôi lạy anh.”

“Ðụ mẹ, hai.”
“Trời đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh mà.”
“Ðụ mẹ, ba.”

Tiếng ba vừa dứt, tiếng súng nổ.

Người trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng. Viên đạn M-16 chui vào từ đỉnh đầu. Xác của anh ta được hai người lính Thủy Quân Lục Chiến khác khiêng ném xuống biển.

Tên lính vừa bắn người thản nhiên tiếp tục chĩa súng vào đầu một thiếu tá Bộ Binh đang sợ hãi nằm mọp người ở cạnh đó, mặt lạnh băng đầy sát khí:

“Ðụ mẹ, tới thằng này, mày có xuống không?”

Ông thiếu tá Bộ Binh này hơi lớn tuổi, mặt cắt không còn hột máu, run lên cầm cập, năn nỉ:

“Anh tha cho em, anh tha cho em.”

“Ðụ mẹ, một….” ( Tháng ba gãy súng –chương 5- Cao Xuân Huy)

Vâng! Tôi cũng định dừng sự việc đau đớn này ở đây, bởi tình tiết trên, không phải là điều chính, tôi muốn viết, muốn bàn trong bài này. Nhưng trời đã về khuya, màn đêm dày đặc trước ô cửa, không có gió, mà lòng cứ thấy nao xao, buộc tôi phải bật dậy. Tôi ngồi, viết những suy nghĩ của mình, gửi cho hai người anh văn chương lớn tuổi. Các anh là sĩ quan cấp tá quân đội VNCH, đều chỉ huy trung đoàn ngoài mặt trận. Rất may, cả hai anh đều viết, trả lời những thắc mắc, suy nghĩ của tôi. Tuy nhiên, là kẻ hậu bối, tôi không dám, không đủ khả năng kết luận đúng sai. Nhưng khi đi sâu vào phân tích Tiểu Thuyết Vô Đề, tôi giữ nguyên những tình tiết vốn có trong tác phẩm.

Và cũng xin phép các anh, tôi đưa nguyên văn bức thư ấy lên đây, để bạn đọc tự suy xét, có đánh giá của riêng mình vậy:

“1/- Lính thám báo ( biệt kích) hầu hết đều được chọn lựa rất kỹ càng, sau đó cũng phải trải qua một thời kỳ huấn luyện nghiêm khắc. Không phài chỉ có khả năng tác chiến, mưu sinh giỏi mà quan trọng là tinh thần kỷ luật rất cao. Tất cả đều đáng tin cẩn. Vì các toán thám báo hoạt động đơn độc và hầu hết trong các công tác thật nguy hiểm, nếu không có kỷ luật, họ sẽ không thi hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của cấp chỉ huy, nhất là trong tình trạng sinh tử. Vì vậy, việc nhà văn Bảo Ninh (hay là Dương Thu Hương) kể về hành động của tham báo (biệt kích) trong các tác phẩm của họ, dưới con mắt của người lính miền Nam, sẽ trở nên quá cường điệu, nếu không nói là …không thể.

Điều nên nhớ là nhiệm vụ chính của lính thám báo hay biệt kích là đột nhập ( âm thầm) vào vùng địch để ghi nhận tin tức, tình hình của quân địch, hay bắt sống địch mang về khai thác. Chỉ nổ súng khi thực sự cần tự vệ ( nếu bị phát hiện), và nhanh chóng phân tán,tìm mọi cách thoát ra khỏi vùng địch. Với họ, nổ súng là điều tối kỵ và bất lợi nhất. Như vậy các sự kiện ( theo Bảo Ninh và DTH) kể: các thám báo bắt địch quân ( lính gái hay TNXP) tra khảo, hảm hiếp …(nhẫn nha ngay trong lòng địch một thời gian khá dài) là điều không đúng !

2/- Về chuyện đám lính TQLC bắn giết các quân nhân không cùng binh chủng trên các tàu di tản từ Đà Nẵng ( theo Tháng Ba Gãy Súng của Cao Xuân Huy) là chuyện có thật. Là một vết nhơ đáng lên án. Nhưng bản chất sự việc khác hẳn với chuyện Thám Báo.
Vì đám lính này thuộc loại vô kỷ luật. ( Có nhiều thanh niên du đảng, phạm pháp, sau thời gian thụ xong án, cũng được đưa vào lính, bổ sung cho một số đơn vị hao hụt quân số). Với bản chất ( xấu) ấy, lợi dụng khi đơn vị gặp lúc xáo trộn, mạnh ai nấy sống, không còn được sự chỉ huy chặt chẽ nữa, thì những con người này trở về với bản chất xấu của họ, giết người , cướp bóc. Vì vậy, sau khi các chiếc tàu di tản từ miền Trung vào Nam, đã không cho cặp bến Vũng Tàu hay Sài gòn, mà tất cả được lệnh cặp vào Đảo Phú Quốc. Một Tòa Án Mặt Trận đã được thành lập khẩn cấp tại đây, hầu hết những người lính TQLC phạm tội đều bị xử bắn.

Do đó, theo mình, những tên lính lưu manh. phạm tội này, không thể so sánh với những người lính thám báo hay biệt kích. Khác nhau rất xa, mà người sĩ quan miền Nam nào cũng nhận thấy khác biệt rất rõ ràng.“

Tuy có lần, nhà văn Dương Thu Hương đã tuyên bố, dùng văn chương để làm chính trị. Nhưng khi đọc, nghiên cứu, tôi thấy những tác phẩm của chị được chia thành hai mảng, chính luận và văn hiện thực phê phán nhân đạo, rất rõ ràng. Nếu như, văn chính luận của chị đanh thép, quyết liệt, hừng hực sức chiến đấu chống bạo quyền, làm nên tên tuổi nhà văn phản kháng Dương Thu Hương, thì văn học hiện thực, nhân đạo xoáy sâu vào nỗi đau của con người, xã hội, lại làm nên một nhà văn Dương Thu Hương can trường và tài hoa khác.

Phải nói thẳng, từ sau Nhân Văn- Giai Phẩm bị đàn áp, đến năm đầu đầu thế kỷ này, chưa có nhà văn nào, can đảm viết thẳng thắn, máu lửa như Dương Thu Hương. Những ngày tháng tù đày ấy, dường như càng làm cho tinh thần chị vững vàng và can đảm hơn lên. Những bài viết, những trang sách của chị, không chỉ còn là nhát dao chọc vào ung nhọt của xã hội nữa, mà nó như trái bom, dội xuống đầu chế độ và nhà cầm quyền. Do vậy, sách của chị, cho đến nay, hoàn toàn bị cấm xuất bản và phát hành trong nước.

Việc cấm xuất bản và phát hành, kể cả những cuốn sách văn học hiện thực nhân đạo, của những nhà văn Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài …gần đây, cho thấy rõ một điều, nhà nước chưa bao giờ từ bỏ lý lịch hóa, chính trị hóa văn học. Với cách quản lý văn hóa, nhưng lại thiếu văn hóa, ích kỷ, thiển cận như vậy, gây thiệt thòi cho người đọc và tổn hại cho cả nền văn học, vốn dĩ đã èo uột.

*Hệ quả quái thai được sinh ra từ chiến tranh.

Ngược dòng lịch sử, đất Việt ta đã trải qua bao phen chống ngoại xâm và những năm tháng dài nội chiến, chém ngang hình đất nước, nhưng chưa cuộc chiến nào tàn nhẫn, man rợ như cuộc chiến huynh đệ tương tàn vừa qua. Chủ thuyết nào, ý thức hệ nào, đã ấn súng, ấn dao vào tay học sinh, sinh viên, và cả những người nông dân chất phác, hiền lành, để họ lao vào nhau chém giết, một cách thú vật, điên cuồng như vậy?

Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản, vậy mà, trải qua mấy chục năm và bao thế hệ, không tìm ra câu trả lời. Bởi, lời giải đáp ấy, đã được che giấu, bằng họng súng và tù đầy. Và chỉ đến khi, người nghệ sĩ, nhà văn Dương Thu Hương dám đánh đổi tù đày, thì sự thật mới được phơi bày. Một sự thật, ai cũng biết, nhưng không đủ can đảm nói và viết ra.

Để viết những trang sách này, Dương Thu Hương đã bước ra khỏi cuộc chiến, ra khỏi hận thù, để tìm góc nhìn trung thực nhất. Thông qua lời tự thú của Quân, nhà văn không chỉ vạch trần tội ác dã man tàn bạo, của người lính miền Bắc, mà còn vạch ra hành động vô nhân đối với đồng loại của người lính thám kích miền Nam. Chúng ta, đọc lại đoạn trích dưới đây, để thấy được cách giết người man rợ của người lính miền Bắc:

“…Hùng thường nghĩ ra những cách giết người đặc sắc trong các trận giáp lá cà. Và gã kể lại cho đồng đội nghe với khoái cảm không che đậy. Kẻ thì gã xọc lê từ họng xuống tim, – kẻ gã chọc từ nách bên phải qua bên trái, – kẻ gã lại đâm từ hạ bộ ngược lên ở bụng. Kỳ thú nhất là một lần đánh ấp, gã bò vào phòng riêng một tên sĩ quan nguỵ , chờ tên này dính chặt với cô vợ trắng phôm phốp của y như một cặp cá thờn bơn, gã mới phóng lê từ trên xuống “Một xọc xuyên hai, bảo đảm là sướng mắt…“.(chương 11)

Khi người lính miền Bắc, đang sung sướng, vui mừng, tìm ra những kiểu giết người mới, thì người lính miền Nam lại điên cuồng với những với những kiểu hãm hiếp, giết người thời trung cổ:

“…Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực cô hồn, gặp sáu cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung quanh.

Nhờ những tấm khăn dù, nhờ những chiếc cổ áo sơ mi kiểu lá sen tròn và hai ve nhọn mà chúng tôi nhận ra đấy là những người con gái miền Bắc. Có lẽ họ thuộc một binh trạm hoặc một đơn vị thanh niên xung phong cơ động nào đó bị lạc. Cũng có thể họ đi kiếm măng hoặc rau rừng như chúng tôi rồi vấp bọn thám báo.

Chúng đã hiếp các cô tàn bạo trước khi giết! Những cái xác bầm đập méo mó! Da thịt con gái nõn nà tươi thắm vậy mà khi chết cũng thối rữa y như da thịt một lão già phung lỡ hay một con cóc chết! …“(chương 1)

Viết đến những hình ảnh man rợ này, chợt làm tôi nhớ đến câu chuyện, hơn bốn mươi năm trước. Tôi có người chị họ khá xinh đẹp, làm việc ở Hòa Bình. Đầu những năm 1969-1970, chị đang là đối tượng kết nạp Đảng. Thời kỳ đó, thương binh, bộ đội người miền Nam ra Bắc tập kết, an dưỡng khá đông. Thành phần này, rất được chính quyền ưu đãi. Bọn này, thường tụ tập bầy đàn, rượu chè, ăn nhậu, không chịu trả tiền, đập phá, đốt nhà, đánh người vô cớ…

Nhưng chính quyền thường làm ngơ. Không hiểu sao, có một thương binh quê ở miền núi An Khê, Bình Định, đem lòng yêu người chị họ tôi. Lúc đầu, chị không chịu, nhưng có lẽ, do sắp xếp của tổ chức hay vì cái thẻ Đảng viên, nên chị gật đầu. Cưới được một thời gian, chị dẫn hắn về nhà tôi chơi. Bữa tối, mẹ tôi mua lòng lợn, đãi khách. Cả nhà đang ăn ngon lành, tự nhiên hắn kể chuyện chiến trường. Đến đoạn giết tù binh, lấy gan xào với rau rừng ăn, làm cả nhà buông bát đứng dậy. Lúc đó, tôi hơn chục tuổi, nhưng do tính tò mò, ngồi nghe hết câu chuyện ăn gan người của bọn hắn. Theo hắn, bọn hắn ăn thịt đồng loại, không hẳn là vì đói, mà cần cảm giác và ăn cho biết vậy thôi. Sau năm 1975, hắn cũng không chịu về quê Bình Định. Sau này, nghe nói hắn bị điên. Không rõ, bị điên vì bị vợ bỏ, hay bị vật, bởi những linh hồn người, hắn đã ăn gan xẻ thịt.

Không ai có thể giải thích được, những cái quái đản, mà người ta đã đưa vào cuộc chiến này. Nó như những thứ bùa ngải hận thù, không chỉ nhử một dòng họ, gia đình, anh em, mà cả dân tộc lao vào chém giết nhau.

Vâng! Một sự nhồi sọ của chủ thuyết quái thai, không tưởng, hay một học thuyết bán mua chiến tranh của những kẻ đến từ bên kia bán cầu. Chúng cùng nhau, đưa cả dân tộc đến tuyệt lộ. Đoạn văn diễn tả sự dã man, lòng hận thù đến mù quáng, lên tới tột đỉnh, dưới đây, là những tiếng kêu bi thảm, xót xa, hay là một lời ai điếu cho cả một dân tộc, của Dương Thu Hương?

“…Hai bên đều hò hét, cả hai bên đều điên cuồng chém giết, – cả hai bên đều rú lên khoái trá khi máu đối phương phụt khỏi tim, óc đối phương vọt khỏi não, – cả hai bên đều quằn quại như sâu bọ dưới những làn đạn lửa, – phần sống sót lê khỏi chiến địa để làm mồi dự trữ cho các mặt trận tiếp theo, – phần đã chết tự hiến nốt hình hài cho các loài ác thú và dòi bọ.

Cả hai bên đều yên trí là mình đã hy sinh xứng đáng cho lý tưởng. Than ôi, họ có chung một nòi giống, con của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân. Họ là những hữu thể được tái sinh trong cùng một bào thai – không xứ sở nào có được cái huyền thoại mê ly đến thế!. “(chương 13)
*Quan tài, đường đi đến của cuộc chiến huynh đệ tương tàn

Hành trình, dòng người cõng những cỗ quan tài, đi ra nơi có tiếng súng nổ, là biểu tượng, là con đường chết của cuộc chiến này. Và đó cũng là thông điệp nhà văn muốn gửi đến người đọc, về giá trị, kết cục của nó, trong tác phẩm Tiểu Thuyết Vô Đề. Chiếc quan tài đó, không chỉ chứa thể xác, mà nó còn là những nấm mồ chôn đi ham muốn, linh hồn khát vọng của con người.

Nếu ta đã đọc, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, hay Những Thiên Đường Mù, thì thấy tính ẩn dụ, so sánh trong Tiểu Thuyết Vô Đề, đã đạt đến mức độ cao hơn. Thủ pháp nghệ thuật này, được chiếu rọi từ những ký ức rời rạc, đứt quãng của Quân, (người thuật truyện) xuyên suốt tác phẩm.

Đọc đoạn văn dưới đây, ngoài cái quặn đau cho một kiếp nhân sinh, ta còn thấy được, trong binh đao khói lửa, còn đâu nữa cái đẹp, thanh bình từ tạo hóa sinh ra. Chiến tranh đã nhập đồng vào linh hồn, với người lính, vẻ đẹp chỉ còn hiển hiện trong cái chết, trong sự chém giết nhau điên cuồng. Đây là một trong những đoạn văn ẩn dụ, so sánh, hay và rung động nhất, mà tôi đã được đọc:

“… Đoàn người mang những cỗ quan tài in hình trên đường viền của núi, giữa khung cảnh rạng đông. Bóng họ đi động chậm chạp nhưng kiên nhẫn, mê mải. Hành trình. Con người tự vắt kiệt sức mình để đem được quà dâng cho chiến trường. Trong các tặng vật ấy, biết đâu chẳng có một chiếc dành cho tôi?… Và tôi, và bất cứ người lính nào cũng đã sẵn sàng tiếp nhận món quà kì lạ đó… Trong cả hai hành động, có chung vẻ đẹp tuyệt vời của chiến tranh.

Bất chợt, tôi sực nhớ tiếng kêu xé ruột, man đại của mẹ tôi, gương mặt dầm mồ hôi, nỗi đau làm méo mó một cách kinh dị. Rồi cũng chính trên gương mặt méo mó kinh dị ấy, ngời lên nụ cười rạng rỡ hạnh phúc khi tiếng khóc oe oe của đứa con cất lên và đôi bàn chân đỏ hỏn của nó quẫy đạp trong không khí… Đó, vẻ đẹp mặn mòi của đời sống, vẻ đẹp của tạo sinh. Vẻ đẹp ấy đã xa vời. Nó lẩn khuất với những kỷ niệm vụn vặt thời thơ bé. Tôi bỗng kinh hoàng. Người ta không thể cùng một lần đắm mình vào hai dòng nước…” (chương 9 )

Có người đã mạt sát, hành vi chủ động, van xin được làm tình với Quân là thú vật của Viếng, người nữ quân nhân, một mình quanh năm canh nghĩa địa, sống với xác chết, giữa rừng. Tôi cho đây là cái nhìn khắt khe, thiếu cảm thông. Bởi, hành động đó là bản năng, khao khát sống, khao khát yêu, khao khát làm tình của con người. Ai cho Viếng, một cơ hội, một ước vọng đó? Khi chiến tranh bom đạn và những xác chết đang bủa vây lấy cô. Nếu như, ta đã đọc những câu thơ của người lính VNCH Huỳnh Hữu Võ, chắc chắn sẽ có cái nhìn khách quan, cảm thông hơn về Viếng, về những người lính cả hai phía, nơi chiến trường: Anh phải ngủ thật nhiều ban ngày/để đêm từng đêm ngồi ôm súng gác/anh phải cười nơi đây thật to/để khỏi nghe tiếng súng/anh phải văng tục nơi đây cho đã/vì thiếu bóng đàn bà suốt tháng/anh phải thủ dâm.

Tôi nghĩ, nếu như nhà văn để Quân không từ chối cự tuyệt Viếng, thì tính nhân đạo sẽ nhân lên. Và chắc chắn, người đọc sẽ thỏa mãn hơn. Tuy nhiên, ý đồ của tác giả, muốn bật lên cái tàn nhẫn tận cùng của chiến tranh, sẽ phải giảm đi.

Đọc Tiểu Thuyết Vô Đề, ta không chỉ thấy được bản năng sống, khao khát yêu, nhu cầu sinh lý con người bị tước bỏ, để cho những người lính, như Biền phải làm tình với cả súc vật, một cách nhục nhã như vậy. Mà ta còn thấy được, sự giả dối lưu manh ngay trong chiến tranh, của những tướng lãnh, những kẻ chuyên giảng giải đạo đức. Hình ảnh so sánh dưới đây, cho ta thấy rõ điều đó:

…Lũ dân thường như chúng ta, chịu cực đủ điều, bóp miệng bóp mồm, bóp cả đến con c… Tụi tướng lĩnh nó có khổ như thế đâu? Ra Bắc vào Nam, đâu đâu chúng nó cũng có đàn bà. Ngày xưa thì là phi là thiếp, giờ thì các đồng-chí-nữ phục vụ! Trò đểu, thời nào cũng giống nhau là thế!…”(chương 6)

Sự lưu manh, giả dối ấy, không dừng lại mức độ ăn chơi hưởng lạc, nó đã được đẩy lên mức giết người tàn nhẫn. Nhân danh đảng, cùng với sự dốt nát của mình, chính ủy trung đoàn đã đưa cả đại đội nướng vào cái cối say thịt. Từ đây, ta thấy rõ hơn, sinh mạng người lính trong chiến tranh, dưới bàn tay của những kẻ cuồng vọng này, quả thật, chỉ là trò chơi, quá rẻ mạt:

“Lão Hữu muốn lập công với sư đoàn nên quyết định đánh lẻ. Bọn dưới nịnh lão, ủng hộ kế hoạch tác chiến vắng mặt sư trưởng. Lão lại là bí thư đảng ủy trung đoàn, toàn thể các đảng ủy viên nhất trí quyết định của ban thường vụ. Đại đội trinh sát vừa muốn lấy lòng lão Hữu, vừa lười nên báo cáo ẩu, đia hình địa vật hoàn toàn sai. Thế là đại đội B41 của thằng em tôi được lệnh tiêu diệt các hỏa điểm của địch, mở đầu trận F.E.18. Chúng nó bò tới trận địa, vừa rút xẻng ra đào hầm trú ẩn thì bị ngay. Ở đó, không phải loại đất pha cát như tụi trinh sát báo cáo, thuần một thứ đất sỏi pha đá ong già, lưỡi xẻng chọc xuống là lửa lóe lên. Các hỏa điểm đích cứ thấy đốm lửa lóe lên ở đâu là nã cối và các loại đạn nóng vào đó. Đại đội B41 phơi lưng, không một hòn đá, gốc cây ẩn núp. Địch trút cả núi đạn xuống. Hôm sau phải điều động ba đại đội tới đánh trả và lấy xác các tử sĩ ra. Lại thêm năm mươi nhân mạng hy sinh…”(chương12)

*Lời sám hối dưới cái nhìn nhân bản

Thật kỳ lạ, hai cuốn tiểu thuyết có cách viết và cái nhìn rất mới về chiến tranh lại thuộc về hai nhà văn nữ. Đó là Tiểu Thuyết Vô Đề của Dương Thu Hương và Dạ Tiệc Qủi của Võ Thị Hảo. Khi đọc, tôi có cảm giác khác hẳn, bởi nó đã giải mã được bản chất của sự việc, cùng bộ mặt thật của những kẻ đứng sau cuộc chiến vừa qua. Mà những cuốn sách khác chỉ mới dừng ở mức độ, bóc trần sự tàn nhẫn, khốc liệt và thân phận con người sau chiến tranh, kể cả Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh.
Thật vậy! Khải hoàn môn ấy, được tạo bằng xương máu của cả một dân tộc khổ đau, nhưng vinh danh lại thuộc về những kẻ bán mua chiến tranh. Những lý tưởng, những hình tượng thánh thần, chỉ là liều thuốc, ru người vào trong khói lửa binh đao. Từ cái nhìn ấy, Dương Thu Hương đã mỉa mai, điểm mặt chỉ tên, những kẻ đứng sau, thực sự là ông chủ của cái Khải hoàn môn đó:“Chúng tao thờ một chủ thuyết. Chúng mày cũng thờ một chủ thuyết. Vị thần chúng tao thờ tên là Mác, mũi lõ, mắt xanh, râu rậm. Còn vị thần chúng mày thờ tên là gì? Tóc thưa hay tóc rậm? Trán hói hay trán vuông? Để râu dê hay râu cáo?“(chương 12)

Và cũng chính cái chủ thuyết hoang tưởng đó, đã đẻ ra tầng lớp thống trị mới, với những phương thức cai trị quái đản, phi nhân. Nếu nhìn lại lịch sử, từ cải cách ruộng đất đến những gì đang xảy ra trên đất mẹ hôm nay, ta mới thấy được trái tim nhạy cảm trong con người nghệ sĩ, nhà văn Dương Thu Hương:

“ …Bây giờ, đa phần là bọn phong học cương thường đạo lý. Họ học luân lý Mác-lê. Cướp vườn cướp ruộng nhà người ta cũng là theo sách Mác. Lột quần vợ người ta mà ngủ cũng là vì lợi ích của đấu tranh giai cấp…” (chương 6)

Khi chưa tàn cuộc chiến, Dương Thu Hương đã nhận ra bộ mặt tráo trở của chế độ. Và đã vạch ra, sự coi thường, rẻ rúng con người, của những kẻ ngồi trên, sau cuộc chiến. Đây là cái nhìn sáng suốt, đầy ắp nhân bản của nhà văn. Sự đập phá kho hàng chiến lợi phẩm, không để rơi vào tay những kẻ có chức, có quyền của những người lính, tuy là hành động tiêu cực, nhưng nó lại là phát súng, báo hiệu sớm, cho sự phản kháng của người dân lương thiện với cường quyền, sau này. Rất cảm ơn, nhà văn Dương Thu Hương, đã sớm chỉ ra điều này, từ mấy chục năm về trước: “- Em nghĩ nhiều… Em cũng nghe chán vạn điều thiên hạ nói. Nhưng mà, nhân dân lúc có thật, lúc như bóng ma: Nếu cần lúa, nhân dân là con bò kéo cày. Lúc có chiến tranh, con bò ấy mặc áo giáp và cầm súng. Rồi, khi mọi sự đã qua, vào những ngày lễ lạt, hội hè… người ta tôn xưng nhân dân như hú vọng các hồn ma, tưởng thưởng cho khói thơm và tro tiền, còn phần xôi thịt thì kẻ khác hưởng…”(chương 15)

Có thể nói, Tiểu Thuyết Vô Đề có lời văn đẹp và súc tích nhất, trong những cuốn sách của Dương Thu Hương, mà tôi đã đọc. Tâm trạng, cũng như cái nhìn của tác giả về chiến tranh và xã hội đương thời, đã hiện lên rõ nét, từ diễn biến nội tâm của (nhân vật) người lính. Và tác giả, đã giải quyết thành công mâu thuẫn nội tâm nhân vật. Tuy nhiên, không riêng Tiểu Thuyết Vô Đề, mà các tác phẩm khác, của Dương Thu Hương, có nhân vật và những câu thoại căng, khá lên gân làm cho người đọc, đôi khi cảm giác hơi bị hẫng.

Tôi không dám nghĩ, Tiểu Thuyết Vô Đề là kêu tiếng kêu đau đớn, lời sám hối chung cho một nòi giống, một cộng đồng, như có lần nhà văn Dương Thu Hương đã viết. Nhưng đọc nó, quả thật, tôi đã cảm được nỗi lòng người nghệ sĩ, nhà văn qua những hành động, hay giằng xé nội tâm nhân vật của mình. Và đây, là một trong ba cuốn sách viết về chiến tranh, mà tôi thích. Đọc xong, gấp cuốn sách lại, tôi vẫn cảm thấy thiêu thiếu, dường như có điều gì nhà văn chưa nói hết….

Đức Quốc ngày 25-10-2014

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

45 Phản hồi cho “Dương Thu Hương – Người đi giữa hai làn đạn”

  1. Nguyễn Thế Viên says:

    “Ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên”. Tuy nhiên, có những khác biệt giưã Quốc Gia và CS:
    - “Cái xấu và ác” là chủ trương có hệ thống cuả HCM và CSVN. Việc đấu tố cha mẹ mà còn được khuyến khích thì tội ác nào, cái xấu nào mà không làm được!
    - Ở bên Quốc Gia, cái xấu, cái ác chỉ là do những cá nhân.
    - Chiến tranh cướp Miền Nam là kết quả cũng như nguyên nhân và phương tiện lớn nhất để CSVN áp dụng “cái xấu và ác”.
    - Ngược lại Miền Nam chỉ tiến hành chiến tranh tự vệ. Vì chiến tranh bên Quốc Gia không có đủ điều kiện thuận lợi để dẹp bỏ hay giới hạn cái ác cuả các cá nhân lẫn phe nhóm.
    Ngoài ra, tuy chấp nhận “cường điệu” trong tiểu thuyết nhưng tôi thấy hình như các nhà văn dưới chế độ CS thường “cường điệu hơi nhiều”. Phải chăng nền giáo dục nặng về tuyên truyền dối trá đã ảnh hưởng phần nào trên họ (kể cả khi ra hải ngoại)?!
    Nguyễn Thế Viên

  2. tonydo says:

    Kính xin BBT (đặc biệt ) bà chủ nhiệm Mạc Việt Hồng cho tháo bài viết này càng sớm, càng tốt.
    Xin cám ơn.

    Thưa lý do là vì cái đoạn Thám Báo hiếp rồi giết, lại còn xẻo ” những cái đó” không thể có thực được. Không nên để thế hệ mai sau đọc cái “đặc sản” của những cái đầu không bình thường.

    Chuyện này thì chính mắt em thấy:
    Con đường đi về kho lãnh thực phẩm của trung đoàn luôn bị pháo “cầm canh” của Mỹ bắn điểm. Người Mỹ biết chúng em phải đi theo đường mòn đó mỗi đêm. Tất nhiên lai rai thỉnh thoảng cũng có đồng chí phải đi gặp ông bà vì mảnh pháo.

    Lần đó khi mang “gùi gạo” trên vai trở về thì thấy năm xác của đồng đội sinh bắc tử nam nằm chắn ngay giữa lối đi. Chân tay dạng ra, mồm mỗi người ngậm hai điếu thuốc lá ok salem chéo sang hai bên mang tai. Trời hôm đó mờ mờ nên nhìn hết hồn luôn.

    Người bạn gan lỳ của em còn rút lẹ hết mười điếu thuốc, sau về tới “Cứ” nó cho em một điếu. Đang thèm hút cũng phê.

    Những nhóm Thám Báo phải hành động thật nhanh rồi đi tới điểm đã định, gọi máy bay lên thẳng tới bốc thật lẹ. Họ không có thời giờ để “xẻo”. Vả lại người bình thường không làm được cái trò này.

    Ho cũng bị bắt và hy sinh nhiều.
    Kính cám ơn BBT và bà Mạc Việt Hồng.

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Thưa bác Tonydo và BBT

      ĐCV có thuận theo yêu cầu của bác tonydo gỡ bỏ bài này cũng chẳng giúp đưọc lợi ích gì. Hãy để nguyên vậy cho bà con đập, giã tơi tả, vả vào mặt những kẻ đặt điều viết lách ra nó, bẻ gẫy tay những kẻ sao chép nguyên văn nhưng trí não bị ù lì không chịu suy nghĩ!

      Cám ơn bác tonydo đã có nhãn ý tốt. Những kẻ bịa chuyện tầm bậy để gây hận thù và đầu độc thế hệ trẻ kiểu này đáng bị đạp, xô đẩy xuống hố rác làm phân bón!

    • Tudo.com says:

      Trích : tonydo says:
      29/10/2014 at 12:04
      “Kính xin BBT (đặc biệt ) bà chủ nhiệm Mạc Việt Hồng cho tháo bài viết này càng sớm, càng tốt.
      Xin cám ơn.
      Thưa lý do là vì cái đoạn Thám Báo hiếp rồi giết, lại còn xẻo ” những cái đó” không thể có thực được. Không nên để thế hệ mai sau đọc cái “đặc sản” của những cái đầu không bình thường.”. . . .

      Đề nghị của bác tonydo có vẻ bênh vực hay thiên vị ” tụi nguỵ “. Vả lại DCV có gở xuống thì sách của bà Hương vẫn còn đó.
      Có thể đó là hành động của một vài tên nguỵ bệnh tâm thần chứ những tên nguỵ bình thường không dám làm.
      Cũng đâu ai ngờ những vĩ nhân như bác Lenin bị bệnh giang mai, bác Mao bị thiên pháo nổ lụp bụp, rồi cha già Dân Tộc của ta trở thành cha già Dâm Tặc giết người !

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Tudo.com says: “……Có thể đó là hành động của một vài tên nguỵ bệnh tâm thần chứ những tên nguỵ bình thường không dám làm“.

        Tôi thì nghĩ khác! “chuyện “thám báo” Cắt L, xẻo Vú” 6 cô gái miền bắc, và “Hùng bò vào phòng riêng một tên sĩ quan nguỵ , chờ tên này dính chặt với cô vợ trắng phôm phốp của y như một cặp cá thờn bơn, gã mới phóng lê từ trên xuống “Một xọc xuyên hai, bảo đảm là sướng mắt…” chỉ là sản phẩm suy diễn của những đầu óc bệnh hoạn của nô bút miền Bắc?

  3. UncleFox says:

    _”“…Hai bên đều hò hét, cả hai bên đều điên cuồng chém giết, – cả hai bên đều rú lên khoái trá khi máu đối phương phụt khỏi tim, óc đối phương vọt khỏi não, – cả hai bên đều quằn quại như sâu bọ dưới những làn đạn lửa, – phần sống sót lê khỏi chiến địa để làm mồi dự trữ cho các mặt trận tiếp theo, – phần đã chết tự hiến nốt hình hài cho các loài ác thú và dòi bo.

    Cả hai bên đều yên trí là mình đã hy sinh xứng đáng cho lý tượng Than ôi, họ có chung một nòi giống, con của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quận Họ là những hữu thể được tái sinh trong cùng một bào thai – không xứ sở nào có được cái huyền thoại mê ly đến thế” …

    Chị Hương mới sáu bó, còn hăng tiết vịt, còn chưa gột rửa được bản chất CS lắm . Đợi dăm mười năm nữa may ra chị sẽ có cái nhìn “thoáng” hơn chăng ? Chứ hiện tại chị đang tự đóng vai phán quan có toàn quyền ăn nói, không thèm phân biệt đúng sai, nhập nhằng đánh lận đưa nạn nhân vào đứng chung cùng hung thủ trước vành móng ngựa … thì chịcòn phải bò dưới hai làn đạn là chuyện thường .
    Tiếc rằng có những người nửa mê nửa tỉnh như ông Đỗ Trường, nhìn sự việc chỉ ngang tầm đái của chị nhà văn đang cơn đồng cốt mà cứ tưởng đấy là thánh thần giáng nhập . Một mình ông vái lạy chưa đủ sao còn hò hét kêu gào những người khác mê tín theo ông ?

  4. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Một bài viết “hổ lốn” chẳng ra đầu không ra đuôi. Cũng chẳng có gì chứng minh “Dương Thu Hương – Người đi giữa 2 làn đạn“, mà chỉ là những cóp nhặt những chuyện suy diễn tầm bậy từ những đầu óc bệnh hoạn!

    Trích: “…Hùng thường nghĩ ra những cách giết người đặc sắc trong các trận giáp lá cà. Và gã kể lại cho đồng đội nghe với khoái cảm không che đậy. Kẻ thì gã xọc lê từ họng xuống tim, – kẻ gã chọc từ nách bên phải qua bên trái, – kẻ gã lại đâm từ hạ bộ ngược lên ở bụng. Kỳ thú nhất là một lần đánh ấp, gã bò vào phòng riêng một tên sĩ quan nguỵ , chờ tên này dính chặt với cô vợ trắng phôm phốp của y như một cặp cá thờn bơn, gã mới phóng lê từ trên xuống “Một xọc xuyên hai, bảo đảm là sướng mắt…“.(chương 11)

    Có xạo ke thì cũng vừa vừa thôi, xạo quá để lòi cái ngu to tổ bố như anh hùng tí hon Lê Văn Tám tẩm xăng vào mình châm lửa đốt kho xăng địch, chỉ lũ con nít mới tin.

    Ban đêm hay ngày mà tên Hùng “bò vào phòng riêng một tên sĩ quan nguỵ, chờ tên này dính chặt với cô vợ trắng phôm phốp của y như một cặp cá thờn bơn“?

    Tên này làm như chỗ không người muốn vào thì vào, ra thì ra, rình mò, chờ đợi? Ban ngày thì chắc chắn là không được, còn ban đem thì làm sao hắn nhìn thấy được “cô vợ trắng phôm phốp”?

    Hay như: “Trich: “…Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực cô hồn, gặp sáu cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung quanh……Chúng đã hiếp các cô tàn bạo trước khi giết! ” …

    Vô lý đến như thế, khi đến thì thi thể đã thối rữa hôi thối rồi thì làm biết được “Chúng đã hiếp các cô tàn bạo trước khi giết”?

    Ấy thế mà có những người trích dịch, tô cho đậm, (không một lời bình luận) làm như chuyện có thật thì kể cũng lạ?

    • Lê Thanh Nhân says:

      Các bác nên đọc kỹ hãy bình luận. Tác giả viết một đường, các bác hiểu một nẻo.

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Thỉnh cầu bác Lê Thanh Nhân chỉ giáo cách hiểu (ý tác giả) thế nào cho hợp với bác?
        Đồng thời cũng mong bác chỉ ra cho biết, tôi đã hiểu sai ở điểm nào?

  5. ha loi says:

    Hàng tôm hàng cá chợ Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh đó
    D

  6. laivămạnh says:

    1/Tiểu thuyết thì tác giã muốn vo tròn bóp méo sao cũng được.Viết quá đi chút (có ít xít cho nhiều) hay theo bài bản viết vói sự tương tương j phong phú càng phong phú càng hấp dẩn gay cấn càng hay :Câu chuyên thăng linh TQLC băn nguqofi sq bb trên tàu di tản vào SG ,dù là của một sqtqlc có cấp bậc khá cao ,nhưng,KHÓ TIN vì:
    -hoăc tác giả trên tàu đó chứng kiến ,đôi khi là lính của minh ,bắn đông bạn mà không dám nói gì là Hèn . Nhưng thời đó Ai không hèn .Hổn quân hổn quan (quân lịnh vô hồi),nói ra Chúng NÓ làm thịt luôn (nếu vậy thì làm gì có tháng 3 gãy súng?), Đã rụt cổ thì thôi, Im đi chớ bêu rếu thêm làm gì . Chiến tranh có số phận của nó. Bao nhiêu cảnh đau thương xãy ra.Như có trung úy TQLC đưa vọ ra cầu TMT /ĐN di tản.Lú c đó rất nhiều sắc linh và cả dân ,cả du đãng,chen nhau Tà áo dài cô vợ trật khuy ,xú chiêng bị lêch. Một thằng bóp .La oai oái.Ong chồng bị xô đẩy ,xa vợ cũng cố hét lên “vợ tao !” Nhưng có người giật phăng áo .quần .Cô nàng lỏa lồ …và sau cùng ,dù lên tàu được cũng ngồi co ro ,khóc tủi sợ cho mình…và còn khóc chồng vì không lên được !)
    - hoạt tc giã nghe kể lại rồi thêm gia vị cho tháng 3 gãy súng u ám hơn dù đã quá u ám.
    -hoặc tác giả tưỡng tượng quá thần sầu mà khong qua trường lóp đào tạo nào như trường làm văn ND/HN.

    Cho nên tháng 3 gãy súng chĩ là tiểu thuyết hóa ,cường điêu hóa mà thôi .
    2/Vụ thám báo giêt người man rợ như xẻo tưng bộ phận nữ sau khi hãm hiếp rồi quăng lung tung thì cũng là tướng tượng /là mẩu mực của trường viết vân Nguyễn Du (CS)mà hết tên này đem vào tiểu thuyết ,tên khác cũng kể y chang (học một trường) chớ mấy ai chưng kiến ? (nếu tụi thám báo này biết thì làm gì ngày nay có chuyện đẻ kể ác độc phi nhân của ngụy quân ? Ngoài ra đã là hoạt động bí mật có thì giờ đâu mà ung dung hiếp giét và chặt ra ừng mảnh như thê/? Thám báo cung không đi nhiều (nhóm nhỏ) ,không hế 5 cô gái không phải không thể nhưng có thể bị lộ vì biết đâu trong 3 cô có cô cócái miệng la lơn ,có cô có lựu đan . Thám kích giữ bí mật ,chắc là không băn đẻ khống chế các cô rồi . Chĩ có thể rút lui…(phòng ngừa tình trạng bị phát hiện trong lúc làm nhiệm vụ thì đúng hơn !).
    Cho nên người viết này đọc với nhiều NGHI NGỜ như có lần đọc “…?” nói về 9 hầm nhưng lẫn lộn cả không gian thời gian, Sg – Huế không có khoãng cách . Thoáng thấy Ong Diệm từ SG ra ,thoáng thấy ông ta ở trong dinh độc lập…
    3/ Đọc DTH ,BN ,nhất là DTH dân miền Nam thích thú vì đọc được một phần nào cái xhcn do một người miền Bắc viết, Nhân vật xưng tôi càng thêm vẻ trung thực ,Nhưng có lẻ chị viết về miền Bắc ,về đấu tố, về cái ngu dốt của CB ,cái lợi dụng chức quyền ,lưu manh hũ hóa của CB thì hay hơn (như trong chuyên chi viết về Ong cậu trưỡng ban văn hóa mà không biết cụ N Đ Chiểu là “cái thằng nào ?’” …).
    Cố nhiên trong Chiến tranh chuyên đau thương nào cũng có thể xãy ra ,như người cán binh VC đã khoét mắt một tr/u VN
    vì “có mắt như mù!”.(thản nhiên như móc mắt một con cá)
    (lvm)

  7. noileo says:

    Trich: “…Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực cô hồn, gặp sáu cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung quanh. Nhờ những tấm khăn dù, nhờ những chiếc cổ áo sơ mi kiểu lá sen tròn và hai ve nhọn mà chúng tôi nhận ra đấy là những người con gái miền Bắc. Có lẽ họ thuộc một binh trạm hoặc một đơn vị thanh niên xung phong cơ động nào đó bị lạc.

    Cũng có thể họ đi kiếm măng hoặc rau rừng như chúng tôi rồi vấp bọn thám báo, cũng có thể họ vấp quân của Chín Vinh, cũng có thể, có nhiều phần chắc là họ vấp bọn Bảo Ninh, bọn này nổi tiếng hung ác, dâm loạn.

    Chúng đã hiếp các cô tàn bạo trước khi giết! Những cái xác bầm đập méo mó! Da thịt con gái nõn nà tươi thắm vậy mà khi chết cũng thối rữa y như da thịt một lão già phung lỡ hay một con cóc chết! …“

  8. Hành Trang says:

    Đọc xong bài này không biết ông Trường muốn nói gì ? Có phải ý ông nói cách viết,cách hành xử của bà Hương khiến cả hai phía cộng sản và không cộng sản đều chửi hay ý ông nói lập trường bà Hương khi vầy khi khác ? Hoặc cũng có thể ông ngẫm nghĩ,’tôi viết là viết như vậy chứ tôi còn không biết mình muốn viết cái gì huống hồ quý vị ? !”

    • Thày Thừa Cơm says:

      Những năm 1972 đến hết thập niên 1980s Dương Thu Hương có nhiều truyện ngắn mang tính chất bồi bút cho chính quyền Lê Duẩn, mụ chửi VNCH, bài xích xua đuổi người Việt gốc Hoa ở VN, ca ngợi sự lãnh đại tài tình của đảng (cướp) thống nhất đất nước. Nhưng rồi chỉ vì bất mãn, mụ quay ngoắt 180 độ, chẳng khac gì Bùi Tín, mụ ta chửi từ HCM trở xuống. DTH chính là mụ phù thuỷ Việt nam.

  9. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Phe Cộng sản là phe…láo. Từ Hồ chí Minh trở xuống, chúng…láo đủ thứ.

    Một anh có cái căn bản lớp…7 khi ra đời, cầm đầu. Cái tổ chức đảng cs VN thành công chiếm được quyền cai trị, vận hành đất nước, thì dân VN, đúng là bị…khốn nạn.

    Cs lấy…lừa láo làm căn bản để cai trị. Cho nên, xin lỗi, những người thuộc phe cs, có…mở mắt, cũng còn cái…thói quen, khó bỏ. Ngôn từ, hành xữ “văn minh” hàng ngày khi ở trong xã hội cs, không cách chi mà…hoà đồng ngay được với dân tự do. Rất dể hiểu lầm nhau.

    Cò mồi cs nằm vùng, lại luôn lừa thế…chọt. Lúc giả dạng….thường dân, lúc lén lút sau lưng xúi giục dân ngu, dân…hận thù mờ mắt, gây khó khăn cho những người cựu cs, hay cựu dân có cái văn hoá giáo dục láo của cs lâu năm….

    Thế là thêm…cắn đắng, thêm…ganh tị, thêm ngờ vực, phun phân nhau búa xua, mang lữa đốt…vàng. Em nào vàng thứ thiệt, thì chịu được, tảng lờ hoặc…nín thinh.
    Thế nhưng chịu đựng nín thinh hay…phun lại, cả hai điều xãy ra này, cò mồi VC vẫn…thoã mãn.

    Cho nên em Hương, bị em Vững lập Trường hay em…Tiên Ngu bắn, là chuyện…bình thường. Không nên…rên rỉ mà cò mồi Cộng láo nó…khoái ( Vững lập Trường đâu mất rồi he? Có em Hương đây, ra múa đi chớ?)

    Về chuyện chiến tranh, là do lũ Cộng gây ra, chúng bảo là dân miền Nam cần được….giãi phóng cho sướng như dân miền Bắc…

    Hỡi ơi, đến khi chúng giãi phóng được miền Nam rồi, toàn dân mới té ngũa…

    Dân miền Nam dưới sự kềm kẹp của Mỹ Nguỵ, sướng gấp một tỉ lần dân miền Bắc cs. Người sống ra người không sống như…súc vật, làm việc ăn uống không theo tiếng…kẽng, Văn học, nghệ thuật, giáo dục, kỷ thuật, văn minh giữa người và người, cái gì cũng…ra người cả. không có kiểu láo lừa khoe tự sướng như xã hội cs Bac Việt.

    Người lính miền Nam chống Cộng, đánh đuổi cs để bảo vệ tự do, bảo vệ đời sống người dân an lành, luôn hát hoà bình ơi VN ơi, luôn mơ ước một ngày…qua cơn mê, giã từ vũ khí. (Các cò mồi VC không tin, có thể gú gồ hoặc youtube, nghe….qua cơn mê và một mai giả từ vũ khí, do Giang Tử trình bày, hay hết phãn.)

    Do đó, những gì văn sỉ cs viết về lính miền Nam, tất…láo. trước khi lên khuôn trình làng, chúng đều phải được thgo6ng qua bởi ban văn hoá tư tưỡng cò mồi của đảng cs.

    Còn văn sỉ miền Nam viết về lính miền Nam, ngoại trừ văn sỉ có máu…phãn chiến, còn lại đều là khả tín.

    Vì sao không nên tin văn nghệ sỉ phản chiến miền Nam?

    Thưa, vì cái lũ khốn này, đa phần là….bất lương, mắt hí, (y chang như lũ khốn Giao Điểm, Thông Luận.)

    Bất lương, là bởi chiến tranh do cs kích động, phát động. Từ đó mời có…vụ việc VN bị tàn phá hằng giờ, ngoại bang có dịp xâm nhập, cớ này cớ nọ, dân tình xã hội đạo đức kỷ cương ông bà để lại đều…tan hoang. Ấy thế mà lũ khốn phãn chiến lại…chửi cả hai mien, bền đông, bên bị động gì cũng…như nhau. đánh đồn một cách bất lương cũng như tên Dâm hay hát bài một dân tộc với hai hàng bia…đở đạn. Nghe mà muốn…tọng cái giẽ rách.

    Mắt hí, vì chúng thấy một, mà chẳng thấy hai, ba, bốn. Như Giao Điểm phun phân Diệm Nhu, Công giáo, mà không thấy không có Diệm Nhu, không có Công Giáo, lũ điếm cũng chẳng có được miền Nam, hay nước VN. Như Thông luận Gia Kiểng phun phân vua Quang Trung, phun phân dân ũng hộ Quang Trung là…mê sức mạnh, mê…vũ phu mà quên đi rằng, không có sức mạnh Quang Trung, làm…éo gì còn có VN để sau này cho Gia Long,,,thống nhất?

    PS: Riêng vụ việc Cao xuân Huy và lính TQLC, đó cũng là chuyện….bình thường. Bãn chất của con người khi tranh cái sống trong gang tất, đều lộ ra cả. Hoàn cảnh hỗn quan hỗn quân, lính xứ nào cũng có lưu manh, cướp của lộ diện. Những tên lính sát nhân này cũng đã đền tội, nghe nói ông Hoàng cơ Minh, mang ra biển Phú Quốc tử hình tại chổ hết. Tiên Ngu chỉ thắc mắc, không hiểu các sỉ quan TQLC của đơn vị ấy, lúc đó ở đâu? Các em này cũng nên ra mặt mà…chịu tội; thường nhật, các em không biết dạy lính, cho nên khi gập chuyện, chúng mới không biết qúi cái tình Huynh đệ chi binh…

    Rất mong được biết tên tuổi, đơn vị của các em sỉ quan TQLC này để Tiên Ngu thay mặt các nạn nhân bị chửi, bị bắn, mà…luận tội…

    Hỡi các anh hùng…không chạy tội, hãy lên tiếng.

    • TT says:

      Trích ” Phe Cộng sản là phe…láo. Từ Hồ chí Minh trở xuống, chúng…láo đủ thứ.”
      Đúng vậy, Việt Cộng miến Bắc hồi trước năm 1975 có bộ Tuyên Truyền và Cổ Động mà lúc đó bộ trưởng là Trần Huy Liệu đã bịa ra ngay một nhân vật là Lê Văn Tám!! Rồi ngay cả ‘bác” cũng đã hành động bỉ ổi trong vụ giết người ân nhân của bác là bà Nguyễn Thị Năm! vừa viết bài lên án bà Năm với cái tên là C.B. ( c..ặ…c b..u…ồ..i hay của bác) sau đó lại hiện nguyên hình HCM để bào chữa cho bà ( dựa trên Đèn Cù của tác giả Trần Đỉnh)

  10. Théc Méc @ says:

    Đọc đoạn này tui có thắc mắc:

    Trích: “Khi người lính miền Bắc, đang sung sướng, vui mừng, tìm ra những kiểu giết người mới, thì người lính miền Nam lại điên cuồng với những với những kiểu hãm hiếp, giết người thời trung cổ:

    …Chúng tôi hướng vào góc rừng đã tỏa ra mùi thối khủng khiếp mà đi. Tới vực cô hồn, gặp sáu cái xác truồng. Xác đàn bà. Vú và cửa mình bị xẻo, ném vung vãi khắp đám cỏ xung quanh. Nhờ những tấm khăn dù, nhờ những chiếc cổ áo sơ mi kiểu lá sen tròn và hai ve nhọn mà chúng tôi nhận ra đấy là những người con gái miền Bắc. Có lẽ họ thuộc một binh trạm hoặc một đơn vị thanh niên xung phong cơ động nào đó bị lạc. Cũng có thể họ đi kiếm măng hoặc rau rừng như chúng tôi rồi vấp bọn thám báo. Chúng đã hiếp các cô tàn bạo trước khi giết! Những cái xác bầm đập méo mó! Da thịt con gái nõn nà tươi thắm vậy mà khi chết cũng thối rữa y như da thịt một lão già phung lỡ hay một con cóc chết! …

    Thắc mắc: Khi gặp những xác chết đã xình rữa không toàn vẹn, toả ra mùi thối khủng khiếp. Vậy làm sao tác giả Đỗ Trường biết những người phụ nữ này đã bị “bọn thám báo” (lính miền Nam) hiếp các cô tàn bạo trước khi giết chết?

    • Sai Gòn says:

      chứng tỏ bác này, không đọc bài viết, hay đọc không hiểu nên còm chệch, viết lung tung. Không phải ông Đỗ Trường viết 6 cô gái bị lính biệt kích giết, mà trong tiểu thuyết của bà DƯương thu hương lận.

Leave a Reply to TT