WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

TQ phát triển cảng nổi để cải tạo đất trái phép ở Trường Sa

Trung Quốc đang phát triển nhiều cảng nổi để hỗ trợ cho quá trình cải tạo đất trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

Dùng cảng nổi để cải tạo đất Trường Sa

Thông tin này được các quan chức trong ngành đóng tàu Trung Quốc cung cấp tại triển lãm Shiptec China 2014 tổ chức ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh nước này.

Hãng tin IHS Jane’s dẫn lời quan chức từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Tàu biển Trung Quốc (CSSRS) cho biết, nước này đang phát triển hàng loạt cảng nổi đa năng để triển khai trái phép ở 2 quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Trung tâm CSSRS là một trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIS).

Phiên bản đồ họa của những cảng nổi này được trình chiếu tại triển lãm Shiptec China 2014.

Phiên bản đồ họa của những cảng nổi này được trình chiếu tại triển lãm Shiptec China 2014.

Theo kế hoạch, những cảng nổi này sẽ được đóng ở đất liền và vận chuyển tới những hòn đảo do Trung Quốc chiếm đóng trái phép để hoàn thành quá trình lắp đặt cuối cùng. Theo thông tin được CSSRS đưa ra, cảng nổi này sẽ bao gồm cả 1 cây cầu để nối với hòn đảo.

Hãng tin IHS Jane’s cho biết, Trung Quốc sẽ triển khai những cảng nổi đa năng này tới quần đảo Hoàng Sa để thử nghiệm. Sau khi thử xong tại Hoàng Sa, những cảng nổi sẽ được triển khai tới quần đảo Trường Sa.

Các quan chức CSSRC cũng tiết lộ có 2 biến thể của cảng nổi đang được phát triển. Cảng nổi sẽ có thành phần cơ bản là một nền tảng đa chức năng có thể được kéo đi và một cây cầu. Nền tảng đa năng của cảng nổi có thể hỗ trợ làm chỗ cập bến cho tàu 1000 tấn, bảo dưỡng và sửa chữa cho tàu cá. Ngoài ra, nền tảng đa năng còn có thể cung cấp điện, làm bể chức nước sạch, khử muối nước biển, làm kho chứa cho trang thiết bị và các đồ hậu cần.

Biến thể thứ 2 dựa trên chiếc tàu bán chìm – có thể tự di chuyển những chặng ngắn. Biến thể cảng nổi này có thể sử dụng cho việc xây dựng các công trình nhỏ và bảo dưỡng cho một hòn đảo như nâng cao bãi cát, loại bỏ các rặng san hô. CSSRC liệt kê khả năng bổ sung của nó như là khu nhà ở tạm thời cho các đội xây dựng, và xử lý nước thải. Cây cầu của biến thể này có thể cho phép chiếc xe tải 10 tấn hoạt động.

Điểm hạn chế của những cảng nổi này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp nhiên liệu từ biên ngoài. Để cải thiện điều này, CSSRC đang phát triển biến thể mới sử dụng năng lượng gió.

Những cảng nổi sẽ cho phép Trung Quốc nhanh chóng xây dựng trái phép các khu định cư nhỏ ở quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cảng nổi theo biến thể thứ 2 có thể mở rộng và nâng cấp những hòn đảo đã được cải tạo, cũng như mang theo những hậu cần thiết yếu. Nếu những cảng nổi này được triển khai số lượng lớn, Trung Quốc có thể xây dựng hàng loạt các khu định cư ở các đảo do nước này chiếm đóng trái phép ở Trường Sa và Hoàng Sa. Qua đó, Trung Quốc sẽ làm mạnh hơn yêu sách chủ quyền trên Biển Đông của mình.

Sự nguy hiểm từ các hành động cải tạo đất trái phép của Trung Quốc

Nỗ lực phát triển cảng nổi chỉ là một trong chuối các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền tại Biển Đông của Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc tiến hành hàng loạt các hành vi cải tạo đất ở các bãi đá như Gạc Ma.

Trong tháng 9, Rupert Anthony Wingfield-Hayes -phóng viên kỳ cựu của BBC làm việc ở Tokyo, đã thực hiện chuyến đi trên tàu cá của ngư dân Philippines đến Trường Sa với mục tiêu xác minh cáo buộc gần đây của quốc tế cho rằng Trung Quốc đang đào đắp, cải tạo thực địa ở các bãi đá ngầm trên Biển Đông. Trong chuyến đi của mình, phóng viên Rupert Anthony Wingfield-Hayes đã tận mắt chứng kiến việc Trung Quốc đang biến bãi đá ngầm Gạc Ma thành một công trường xây dựng khổng lồ.

Trung Quốc biến Gạc Ma thành công trường xây dựng khổng lồ.

Trung Quốc biến Gạc Ma thành công trường xây dựng khổng lồ.

Hai chuyên gia James Hardy và Sean O’Connor của IHS Jane’s khẳng định, chương trình cải tạc Gạc Ma ở Trường Sa của Bắc Kinh phớt lờ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 mà Trung Quốc ký với ASEAN, trong đó các nước có liên quan cam kết không làm phức tạp tình hình.

Các hoạt động của Trung Quốc ở Trường Sa là thách thức lớn với hiện trạng Biển Đông khi họ tạo nên các cơ sở có năng lực hỗ trợ binh lính đồn trú ở các khu vực rất gần với các điểm mà các nước khác kiểm soát ở Trường Sa.

Qua theo dõi tiến độ xây dựng các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Gạc Ma và một số đá khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hai chuyên gia quốc phòng của IHS Jane’s cảnh báo nguy cơ Bắc Kinh dùng các điểm này làm bàn đạp để tấn công các mục tiêu của các nước cùng có tranh chấp trong khu vực.

Trao đổi với Kiến Thức, Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cũng khẳng định mối lo ngại về việc Trung Quốc tiến hành hàng loạt các hoạt động xây dựng trái phép ở đảo Gạc Ma bao gồm xây đường băng và trạm radar nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

“Từ Gạc Ma vào TP HCM chỉ 800 km, đường bay từ đảo Gạc Ma, Phú Lâm, Chữ Thập có thể khống chế các khu vực phòng thủ của mình. Việc này cực kỳ nguy hiểm. Sau động thái xây dựng sân bay nhân tạo ở Gạc Ma, Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay nhân tạo tại đảo Chữ Thập. Nếu hoàn thành thì sẽ là mối lo ngại của hệ thống phòng thủ quốc phòng của ta. Bởi vì nó sẽ thành một cụm từ Gạc Ma, Phú Lâm, đảo Chữ Thập, từ đây Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến như Su-30, J-11 và J-10 mà không phải tiếp dầu ở trên không”, Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định.

“Trung Quốc có thể không chỉ lắp đặt một trạm radar, mà có thể là nhiều trạm radar khác. Mục đích của việc làm này là kiểm soát vùng không lưu. Nếu lắp đặt hệ thống radar, Trung Quốc có thể nắm được hoạt động của tàu ngầm Việt Nam và bộ đội của ta trên các đảo của Việt Nam.

Những hành động trái phép trên Gạc Ma thể hiện sự ngang ngược của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận quốc tế; phản ánh bản chất cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc; thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông, mở đường ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương để thực hiện mưu đồ đế quốc biển”, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết thêm.

Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc, trả lời câu hỏi về phương thức đối phó của Việt Nam, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho hay: “Việt Nam phải đấu tranh ngoại giao, làm tốt công tác tuyên truyền đối ngoại. Thời gian qua, Trung Quốc huy động bộ máy tuyên truyền đồ sộ để “biến không thành có” như việc Trung Quốc cho rằng tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc mà thực tế thì ngược lại, chính tàu họ đâm tàu Việt Nam. Tuy sự thật đã chứng minh, nhưng Trung Quốc nói nhiều, thế giới sẽ có nước tin.

Việt Nam cần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân, quyết liệt trên con đường ngoại giao để Trung Quốc phải chùn chân trong hành trình thực hiện những âm mưu sai trái. Cùng với đó, chúng ta phải chuẩn bị các phương án khi thấy dấu hiệu nguy hiểm, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Hiện, Bộ Quốc phòng đã có những biện pháp đấu tranh tích cực trên mặt trận ngoại giao và nhiều mặt trận khác. Tôi tin chúng ta sẽ làm Trung Quốc phải chùn bước tham vọng”.

Song Tử (kienthuc.net)

2 Phản hồi cho “TQ phát triển cảng nổi để cải tạo đất trái phép ở Trường Sa”

  1. Tien Ngu says:

    Thua,

    Thật…lợi hại…

    Các đảo…cứt chim ngoài khơi VN, bây giờ lần lượt biến thành các hàng không mẫu hạm bất khả…chìm, các pháo đài nguyên tử trong tương lai gần…

    Lãnh đạo nước VN Cộng láo hát bài…vươn ra biển lớn, thì quả là…dân trí cùn, mắt hí. Vươn ra đâu?

    Trung Cộng là anh em đồng chí của Việt Cộng, họ khéo bơm cho Việt Cộng đánh VNCH liền tù tì 20 năm dài. VNCH,,,kiệt quệ năm 1974, thì VC cũng…xí lắc léo.

    VC xí lắc léo nhưng cố…chiến thắng, gia tốc tấn công VNCH dữ đội năm 1974. Ngao cò tranh ăn, Trung Cộng…hưỡng lợi, chúng rãnh rang mang quân đánh chiếm Hoàng Sa. VNCH bị VC kềm chân trong đất lien, đành…chịu chết. Hoàng Sa mất hẳn về tay Trung Cộng kể từ đó.

    1988, đất nước VN dưới bàn tay các đình cao trí tuệ của loài người, VC, cai trị, được xếp loại đói nghèo…nhất thế giới. Trung Cộng nghêng ngang đánh chiếm Trường Sa Gạc Ma, bộ đội VC chỉ…lấy mắt nhìn, đưa…ngực đở đạn Trung Cộng. Dư âm của bài học 1979 còn kinh hoàng chăng?

    Nay Trung Cộng hành động…trái phép trên các quần đảo VN, ai sẽ làm gì Trung Cộng?

    Mỹ? Nga? Liên Hiệp quốc? Em nào sẽ ra tay giúp VC, bắt Trung Cộng hành động…phải phép trên biển đảo VN?

    Vòng kim cô của Tàu lục địa càng ngày càng xiết chặc VN từ tây sang đông, từ nam xuống bắc, bàn tay lại…thọc vô ruột, quay tưng bánh…

    Dân VN mấy người thấy được cái lợi hại khi được lãnh đạo bời các anh nông dân…dốt, it học?
    Cho dẫu con cháu của chúng sau này có điều kiện ăn học, thay thế chúng cầm quyền cai trị, vẫn phải đi theo đường lối..dốt, tự bơm, tự sướng, láo là căn bản. Cha ông nó…dốt, nhất định con cháu nó sẽ…không khá, bởi tính…di truyền.

    Không kể việc Tàu lục địa đang di dân lũ lượt qua Lào, Campuchia là đàn em ruột xưa nay, chỉ tính các cái…hàng không mẩu hạm, các pháo đài hiện đại không bao giờ chìm kiềm toã ngoài khơi VN, VN nhúc nhích…đi đâu? Tiếp tục tung cò mồi ngậm phân phun phãn động hay hát tự sướng nữa mà làm gì…

    VN ơi, có thấy cái hiểm hoạ của nạn cộng sản chưa?

  2. Góp ý says:

    Trước 1975 có thể tuyên bố Hoàng sa ,Trường sa là của VN nhưng từ khi có mật ước Thành Đô lời tuyên bố hay những phản đối này có vẻ không còn hợp thời của Bộ ngoại giao VN hay của ông Dũng ở các cuộc hội nghị trong cũng như ngoài nước chỉ là những lời do TQ mớm cho đảng CSVN nhằm mục đích hạ nhiệt những phong trào chống đối của nhân dân trong và ngoài nước.Mọi sự việc ngày nay xảy ra ở VN từ chính trị đến xã hội đều có bàn tay lông lá của TQ điều khiển công khai hoặc bí mật và nhân dân ai cũng biết vụ việc nhưng đành làm ngơ chỉ có vài người can đảm nói lên sự thật thay cho nhân dân .

Phản hồi