WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngô Đình Diệm và kinh nghiệm tắm máu

HenryCabotLodge_TTNgoDinhDiem

Trong hơn 50 năm qua, cứ mỗi lần sắp đến ngày mồng 2 tháng 11, ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát, “cuộc chiến” giữa hai phe phò Ngô và chống Ngô thường trở nên quyết liệt hơn. Cả hai phe thường nói theo cảm tính, tức theo ý muốn của mình, không cần biết tài liệu lịch sử đã nói gì. Hoặc nếu có đọc một số tài liệu đi nữa, thì chỉ chọn phần tài liệu nào hợp với ý mình để trích dẫn, còn phần tài liệu bị coi là “không hợp” đều loại đi. Nói cách khác, họ chỉ dùng một nữa sự thật. Đây là trường hợp của Vũ Ngự Chiêu và nhóm Thư Viện Hoa Sen của Tâm Diệu Nguyễn Xuân Quang.

Giới luật của nhà Phật coi những lối viết trái với sự thật hay chỉ dùng một nửa sự thật là VỌNG NGỮ. Nhưng nhóm Thư Viện Hoa Sen của Nguyễn Xuân Quang đã coi việc truyền bá VỌNG NGỮ chống Ngô Đình Diệm ngang với việc truyền bá kinh Phật. Nếu sự thật về biến cố trước đài phát thanh Huế tối 8.5.1963 đúng như Nguyễn Xuân Quang, Nguyên Giác và Nguyễn Kha đã viết, Đặng Sĩ đã bị Tòa Án Cách Mạng Bi Trí Dũng đem ra bắn năm 1964 rồi! (Chúng tôi đã dẫn chứng nhiều lần).

Nhìn chung, đa số không phân biệt được sự khác biệt giữa sử liệu (historic document) với thông tin (information), tin đồn (rumour), quan điểm, (opinion)… Tệ hơn nữa, một số còn coi những thứ người này nhổ ra người kia liếm lại đều là “sử liệu” và trích dẫn búa xua! VỌNG NGỮ đã trở thành “con đường giải thoát” còn lại của những người, những tổ chức vi phạm sai lầm trong lịch sử.

MẶT TRÁI CỦA LỊCH SỬ

Ngồi đọc lại mấy trăm ngàn trang tài liệu do Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng và CIA Hoa Kỳ tiết lộ, mặc dầu còn một số văn kiện đang được che dấu, chúng ta sẽ thấy rằng các diễn biến lịch sử trong 20 năm của cuộc chiến Việt Nam do Mỹ điều hành phần lớn khác với những gì đa số đã tưởng.

Tài liệu cho thấy Mỹ đã không can thiệp gì vào việc Bảo Đại chỉ định ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng năm 1954, nhưng khi ông Diệm mới về chấp chánh ngày 7.7.1954 (thường được gọi là ngày Song Thất) thì ngày 4.8.1954 Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (HĐANQG Hoa Kỳ) bắt đầu họp để “Duyệt xét lại chính sách của Hoa Kỳ ở Viễn Đông”, sau đó đưa ra các nghị quyết mang số NSC 5429/1, NSC 5429/2 và NSC 5429/3 ấn định chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp Định Genève. Cho đến nay toàn văn của 3 nghị quyết này vẫn chưa được công bố. Bộ Ngoại Giao chỉ cho biết tổng quát các nghị quyết nói trên gồm 6 điểm chính sau đây:

(1) Pháp phải trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam
(2) Truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai)
(3) Bầu cử quốc hội và soạn thảo hiến pháp.
(4) Thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government).
(5) Kết hợp việc cải cách ruộng đất với việc định cư người tỵ nạn.
(6) Xây dựng những lực lượng quân sự có thể bảo đảm an ninh quốc nội.(01)

Những quy định trong các nghị quyết này đều là những lối chơi cha trên đầu của cả Pháp lẫn VNCH. Căn cứ vào các nghị quyết đó, chính phủ Hoa Kỳ đã đẩy chính phủ Ngô Đình Diệm đi. Ông Diệm, ông Nhu và các tổ chức chính trị tại miền Nam không hay biết gì hết!

Việc thi hành các điểm 1, 3, 5 và 6, nhiều người đã biết rõ. Nhưng điềm 2 (truất phế Bảo Đại) và điểm 5 (thành lập chế độ độc đảng) gồm nhiều bí ẩn lịch sử, nếu không đọc sử liệu không thể biết được!
TRUẤT PHẾ BẢO ĐẠI HAI LẦN!

Ngày 29.4.1955 đại diện 18 đảng phái, đoàn thể và 29 nhân sĩ có tên tuổi đã đến dự cuộc họp tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ. Đến 4 giờ chiều, dưới danh nghĩa Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng (HĐNDCM), hội nghị đã đưa ra một bản tuyên cáo tuyên bố truất phế Bảo Đại kể từ ngày 29.4.1955 và ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập một chính phủ lâm thời quốc gia Việt Nam kể từ ngày 29.4.1955.

Mặc dầu chưa có sự đồng ý của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, ngày hôm sau, 30.4.1955 HĐNDCM đã tổ chức một cuộc họp tại Phòng Khánh Tiết Tòa Đô Chánh Sài Gòn, trình bày diễn biến cuộc họp ngày hôm trước, tố cáo Bảo Đại là bù nhìn, không xứng đáng đại diện cho Việt Nam và công bố bản tuyên cáo của Hội Đồng. Trong không khí sôi sùng sục, một số người đã trèo lên Tòa Đô Chánh gỡ chân dung Bảo Đại ném xuống đường giữa trời mưa.

Được tin này, ngày 3.5.1955, Tướng Collins đến gặp ông Diệm lúc 20 giờ và cho biết: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng nếu truất phế Bảo Đại theo yêu cầu của HĐNDCM, tình hình sẽ rất nguy hiểm.(02)

Các đoàn thể trong HĐNDCM không hay biết năm 1954, HĐANQG Hoa Kỳ đã ra nghị quyết phải truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai), nên mới làm như trên và bị Mỹ phản đối. Ông Ngô Đình Nhu phải trình ông Diệm triệu tập một tổ chức khác có căn bản pháp lý hơn để thay thế HĐNDCM, đó là Hội Nghị Đại Biểu Các Hội Đồng Tỉnh, Thành Phố và Thị Xã. Trong cuộc họp ngày 6.5.1955 tại Dinh Độc Lập, khoảng 100 đại biểu đã đưa ra một bản kiến nghị yêu cầu Quốc Trưởng Bảo Đại tạm thời trao quyền cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ổn định tình thế và triệu tập Quốc Dân Đại Hội trong vòng 6 tháng.

Ngày 26.9.1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thông báo cho Đại Sứ Reinhardt biết sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế Bảo Đại vào ngày 23.10.1955 và biểu quyết hiến pháp vào ngày 27.11.1955.

Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10.1955, có 5.838.907 cử tri đi bầu, 5.721.735 cử tri đồng ý truất phế Bảo Đại và suy tôn Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc Trưởng. Như vậy Bảo Đại đã bị truất phế đến hai lần!

TRANH LUẬN VỂ ĐẢNG CẦN LAO

Đại Tá Không Quân Edward Lansdale, người có nhiều kinh nghiệm chống loạn quân Cộng Sản Huk ở Philippines trong thập niên 1950s đã được chính phủ Hoa Kỳ cử cầm đầu Phái Bộ Quân Sự Saigon để giúp Việt Nam ổn định tình hình. Không có ông, chính phủ Ngô Đình Diệm khó bình định được các lực lượng giáo phái và thành lập chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Ông được thăng lên Thiếu tướng.

Tướng Lansdale đã tranh luận rất gay gắt với ông Reinhardt, Đại Sứ Hoa Kỳ tại VNCH (1955 – 1957) về việc thành lập Đảng Cần Lao. Ông cho biết khi ông trình bày, mặt ông Đại Sứ có vẻ lạnh lùng. Sau khi ngập ngừng, ông Đại Sứ đã nhỏ nhẹ nói rằng một quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đã được định đoạt rồi (a U.S. policy decision had been made). Người Mỹ chúng ta phải giúp đỡ những gì chúng ta có thể giúp được vào việc xây dựng một đảng quốc gia mạnh để ủng hộ ông Diệm. Vì ông Diệm nay là Tổng Thống được bầu, ông ấy cần có một đảng riêng của ông. Tướng Lansdale cho biết thêm: “Ông Reinhardt nói với tôi một cách cương quyết rằng quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đã được ấn định và tôi phải hướng các hành động của tôi theo nó.”

Ông Lansdalle cho biết ông không tranh luận với các viên chức sứ quán nữa mà trở về Washington để trình bày vấn đề. Ông đã nói chuyện với hai ông John Foster Dulles, Bộ Trưởng Ngoại Giao, và Allen W. Dulles, Giám Đốc CIA, vì hai nhân vật này có tiếng nói trong quan hệ với Việt Nam. Họ đã có cái nhìn thân thiện về các quan điểm của ông, nhưng cho rằng quan điểm của ông quá xa vời và ảo tưởng (too visonary and idealistic).(03)

Trong báo cáo mang số 279 ngày 2.3.1959 gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Elbridge Durbrow, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa (1957 – 1961), nói rằng tổ chức Cần Lao đã gần như theo mô thức của một đảng Cộng Sản, với các chi bộ, cán bộ, v.v., và cũng có thể so sánh với Quốc Dân Đảng của Trung Hoa (Can Lao organization is based largely on the model of a Communist party, with cells, cadres, etc., and is also conparable to the Kuomintang).(04)

Đầu năm 1961, Tướng Edward Lansdale được Bộ Quốc Phòng cử trở lại Việt Nam. Ngày 17.1.1961 ông có làm một tờ phúc trình, trong đó ông nói rõ Đảng Cần Lao không phải là ý kiến của nhà Ngô; “trước tiên nó được đề xướng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ” để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước (the CLP was not their idea; it “was originally promoted by the U.S. State Department” to rid the country of communists).(05)

Như vậy, Đảng Cần Lao đã được thành lập theo quyết định của Washington để giúp chính phủ Ngô Đình Diệm loại bỏ cộng sản.

KHI HOA KỲ ĐỔI GIỌNG

Như đã trình bày trên, Washington muốn ông Diệm thành lập tại miền Nam một chế độ gióng các chế độ chuyên chế của Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan, của Park Chung Hee ở Nam Hàn, của Sukarno và Suharto ở Nam Đương và của Lý Quang Diệu ở Singapore để loại bỏ cộng sản khỏi đất nước (to rid the country of communists). Nhưng khi thấy Trung Quốc và Hà Nội chuẩn bị đánh chiếm miền Nam, Hoa Kỳ đề nghị ông Diệm cho Mỹ đổ quân vào miền Nam, nhưng ông Diệm từ chối. Hoa Kỳ liền bắt đầu đổi giọng.

Ngày 2.3.1959, Đại Sứ Durbrow gởi về Bộ Ngoại Giao một bản báo cáo mang số 279, dài 27 trang, phê rằng Đảng Cần Lao, gióng như Trung Hoa Quốc Dân Đảng, đã thiết lập một tổ chức cầm quyền theo khuôn mẫu của Cộng Sản. Ông liệt kê nhiều vụ bê bối và lạm quyền trong Đảng Cần Lao, đề nghị loại bỏ ông Nhu, đòi thực hiện dân chủ để được lòng dân và thắng cộng sản, và nói rằng nếu vị thế của ông Diệm không còn thích hợp, cần tìm một lãnh tụ khác để có thể hoàn thành mục tiêu của Hoa Kỳ.

Năm 1960 Đại Sứ Durbrow đã yểm trợ thành lập Khối Tự Do Tiến Bộ, thường được gọi là nhóm Caravelle, do ông Phan Khắc Sửu làm Trưởng Khối, để vận động thay thế ông Diệm.

Trước đây Đại Tá Lansdale là người chống thành lập Đảng Cần Lao, nhưng sau khi đọc các báo cáo của Đại Sứ Durbrow về Đảng Cần Lao và chế độ Ngô Đình Diệm, ông đã viết một giác thư (memorandum) dài đề ngày 20.9.1960 phân tích những báo cáo và đề nghị sai lầm của Đại Sứ Durbrow.(06) Lúc đó ông không biết Đại Sứ Durbrow đang thực hiện một sứ mạng mới là lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm để đổ quân Mỹ vào miến Nam.

Một cuộc đảo chánh đã xảy ra ngày 11.11.1960, có nhiều thành phần của nhóm Caravelle tham dự. Cuộc đảo chánh thất bại. Hôm 4.12.1960 Đại Sứ Durbrow đã phải cho Luật sư Hoàng Cơ Thụy ngồi co gối trong thùng ngoại giao (valise diplomatique) để đưa ra khỏi Việt Nam.

Vì Đại Sứ Durbrow có nhiều bất đồng với chính phủ Ngô Đình Diệm và tai tiếng trong vụ đảo chánh ngày 11.11.1960, ngày 15.3.1961, Tổng Thống Kennedy đã quyết định cử ông Federick E. Nolting làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn thay thế Durbrow. Nhưng ngày 17.8.1963 Bộ Ngoại Giao đã cử ông Henry Cabot Lodge đến làm đại sứ tại Sài Gòn để tổ chức lật đổ và giết Tổng Thống Diệm.

Tóm lại, khi cần hình thành một chính phủ mạnh để loại bỏ cộng sản, Hoa Kỳ bảo ông Diệm phải hình thành một chế độ theo mô thức của Đài Loan, Nam Hàn, Nam Dương, Singapore lúc đó. Nhưg khi muốn loại bỏ ông Diệm để đổ quân vào, Hoa Kỳ đòi ông Diệm phải “thực thi dân chủ để được lòng dân và thắng cộng sản”. Miệng kẻ sang có gang có thép, nói xuôi nói ngược gì cũng được.

Bỏ ra ngoài “cuộc chiến” gay cấn do Mỹ tạo ra giữa phe phò Ngô và phe chống Ngô để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm mà hậu quả còn kéo dài đến ngày nay, chúng ta thấy lịch sử chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của Việt Nam có thể được tóm gọn lại trong một chương: “Hoa Kỳ đã xây dựng rồi phá sâp chế độ Ngô Đình Diệm như thế nào?” Đó là một chương bi thảm và là một kinh nghiệm tắm máu, nhưng người Việt đấu tranh cho đến nay vẫn chưa học được gì nhiều.

Tuần tới, chúng tôi sẽ nói về Kịch Bản Điều Cày trong chiến lược quay lại Việt Nam của Mỹ.

© Lữ Giang

© Đàn Chim Việt

Ghi chú:
1.- [William C. Bibbons, The U.S. Goverment and The Vietnam War, Part I, 1954 – 1960, tr. 267 – 269. NSC 5429 4 August 1954, FRUS 1952 – 1954, Vol XII, Phần 1, tr. 716 – 733. NSC 5429/1 12.8.1954, FRUS 1952-1954, Vol. XII, Phần 1, tr. 719 – 723].
2.- FRUS, 1955 – 1957, Vulume I, trang 359 – 360.
3.- Edward G. Lansdale, In the Midst of Wars, Fordham University Press, New York, 1991, tr.341 – 344.
4.- FRUS, 1958 – 1960, Vol. I, document 56, tr. 146.
5.- United States-Vietnam Relations, 1945 – 1967, Book 11, tr. 1 – 12.
6.- FRUS, 1958 – 1960, Vol. I, tr. 579 – 585.

123 Phản hồi cho “Ngô Đình Diệm và kinh nghiệm tắm máu”

  1. lequan says:

    ” Nếu tôi chết hãy trả thù cho tôi ” Ngô đình Diệm . Nếu đảng viên đảng Cần Lao làm được điều này thì chẳng có tên thực dân đế quốc nào dám đưa bộ mặt thực dân đế quốc với dân tôc VietNam

    • Việt Quốc Thiên says:

      Cụ Ngô Đình Diệm không sống vì bản thân, mà sống cho dân cho nước. Vì thế cụ không nói câu “Nếu tôi chết hãy trả thù cho tôi”, mà là:

      (Anh hùng tử, Chí hùng nào tử)!

      Tôi tiến, hãy tiến theo tôi;
      Tôi lùi, hãy bắn tôi;
      Tôi chết, hãy nối chí của tôi.
      Tôi không phải là thần thánh,
      Tôi chỉ là một người bình thường,
      Tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc VN.

      Chí sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM

  2. TTK says:

    Ông già chống VC says:

    “…À, “Cộng Sản ngày càng gia tăng hoạt động …” thì VC cũng nên “vái” lũ khốn mượn danh Phật Giáo, đã “gia tăng” …châm lửa đốt, nướng, nhau chẳng khác lũ súc vật trên đường phố SG?

    ……………..

    Cứ chửi người ta như thế này đến lúc có người khác chửi lại thì đừng khiếu nại bà Mạc Việt Hồng hay đừng thưa kiện BBT nhá
    BBT danchimviet tôn trọng quan điểm, ý kiến độc giả, cho anh chửi nhưng đến khi người ta chửi lại thì anh đừng có trách móc mắng mỏ BBT để cho bọn vô học xả rác diễn đàn nhá
    Yên chí đi, sẽ có người họ chửi lại

    • Bin Lalàng says:

      TTK gian ngoa quá,lẻo mép như lũ vẹm cộng láo,hôm nay TTK tình cờ chụp được lời còm này và nhảy tót lên đem so sánh với hàng chục còm bất xứng của loài cẩu tạp chủng được người ta dung dưỡng bấy lâu nay,phải công nhận TTK dùng chiêu đánh dưới hạ bộ người nhưng không biết thẹn,vô liêm sỉ có thừa.

    • Bin Lalàng says:

      TTK = Trần Thiện Khiêm ?

    • Ôg chống VC says:

      Sơn à, mày với “bà” MVH có quan hệ gì gì, thì thây kệ tụi bây chớ, tao là ông già chống cộng đó mậy! hehehe
      Mày thử hỏi “bà” MVH tao “com pờ len” hồi nào ?
      Lúc nào rảnh tao vào đây chỉ để chửi lũ súc sanh Giao Điếm, thôi à, tao thấy mày diễn tuồng cũng khá đó chớ! Đừng xoá ý kiến tao nghen, mậy! hehehe…

    • Thích Nói Thật says:

      Nóng mất ngon, giận mất khôn. Hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi mở miệng!

      Tôi không binh vực “Ông già chống VC”. Nhưng cái; (trich) “lũ khốn mượn danh Phật Giáo, đã “gia tăng” …châm lửa đốt, nướng, nhau chẳng khác lũ súc vật trên đường phố SG?” thì không chỉ rất đáng bị chửi thẳng vào mặt, mà còn phải nguyền rủa chúng nữa thì mới hả dạ. Vì đấy là hành động lợi dụng tôn giáo, lừa gạt Phật tử, làm ô danh Phật Giáo!

      Không biết bác TTK nghĩ thế nào mà says: “Cứ chửi người ta như thế này đến lúc có người khác chửi lại thì đừng khiếu nại bà Mạc Việt Hồng hay đừng thưa kiện BBT nhá. ” ?

      Tôi nghĩ, chửi bới người khác vô ý vô cớ thì đúng là; “ bọn vô học xả rác diễn đàn “. (Lời của bác TTK)

      Nhưng nếu binh vực “bọn vô học”, bọn giả danh Phật giáo, thì có phải là người có học không, thưa bác TTK?

  3. Lại Mạnh Cường says:

    Trong bài bình luận này tôi đọc sơ qua thấy ngay có hai lỗ hổng thật to:

    1/

    MẶT TRÁI CỦA LỊCH SỬ

    Ngồi đọc lại mấy trăm ngàn trang tài liệu do Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng và CIA Hoa Kỳ tiết lộ, mặc dầu còn một số văn kiện đang được che dấu, chúng ta sẽ thấy rằng các diễn biến lịch sử trong 20 năm của cuộc chiến Việt Nam do Mỹ điều hành phần lớn khác với những gì đa số đã tưởng.

    Tài liệu cho thấy Mỹ đã không can thiệp gì vào việc Bảo Đại chỉ định ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng năm 1954, nhưng khi ông Diệm mới về chấp chánh ngày 7.7.1954 (thường được gọi là ngày Song Thất) thì ngày 4.8.1954 Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (HĐANQG Hoa Kỳ) bắt đầu họp để “Duyệt xét lại chính sách của Hoa Kỳ ở Viễn Đông”, sau đó đưa ra các nghị quyết mang số NSC 5429/1, NSC 5429/2 và NSC 5429/3 ấn định chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp Định Genève. Cho đến nay toàn văn của 3 nghị quyết này vẫn chưa được công bố. Bộ Ngoại Giao chỉ cho biết tổng quát các nghị quyết nói trên gồm 6 điểm chính sau đây: (nguyên văn)

    Ba nghị quyết quan trọng làm căn bản cho điều tác giả khẳng định Mỹ ko can thiệp vào nội tình VN như tin đồn, thì chỉ công bố ra ngoài vài nét khái quát, còn chi tiết cụ thể chưa bạch hoá ! Lữ Giang là luật sư, sao không biết nếu ko có tài liệu kia trong tay làm bằng chứng (hard proof), thì không thể “support” giả thuyết của ông đứng vững được !

    Không lẽ chính Pháp hay Bảo Đại mời ông Diệm làm thủ tướng, trong khi ai ai cũng rõ thái độ của ông Diệm ra sao trong quá khứ?

    Đó là đầu thập niên 30, khi BĐ cải tổ nội các, mời Diệm làm thượng thư bộ Lại quan trọng, nhưng chỉ ít lâu sau Diệm từ chức. Lý do ông Diệm từ quan, bởi thấy Pháp không thật lòng nên chổng Pháp.

    Sau đó ông Diệm đã tôn thờ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ, nói khác đi thân Nhật, muốn canh tân theo kiểu Nhật, chọn mô hình quân chủ lập hiến như Nhật. Rất tiếc khi cần Nhật lại sử dụng con bài Bảo Đại và Trần Trọng Kim ngay trước khi đầu hàng, khiến thày trò Cường Để và Ngô Đình Diệm “hổng cẳng” !

    Ông Trần đã hỏi Bảo Đại tạo sao ko mời một chính khách thứ thiệt như Diệm mà lại mời mình, một nhà giáo dục ? BĐ giả lả kể lể có đưa thư nhờ Nhật gửi tới ông Diệm, nhưng ko nhận hồi âm !

    Ông Trần biết rõ là trước khi đảo chánh Pháp Nhật đã đưa ông và đồng chí “cất giữ” ở Singapore, trong khi mặc kệ ông Diệm “lêu bêu” ở Sài Gòn, dể bị bọn mật thám và bọn thân Pháp, cũng như bọn Vẹm thanh toán ! Ngoài ra Nhật đánh lừa Cường Để, không đưa về nước như đã hứa. Chính ông Trần đã viết rõ trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi (aka Bị Vong Lục), để cố giải thích chuyện tại sao ông bất đắc dĩ phải làm chính trị trong giai đoạn tranh tối tranh sáng 1945 !

    Trên Đàn Chim Việt Online cách đây đã lâu có đăng bài viết (quên tác giả) cho bíêt thêm một số chi tiết ngoài lề khá hay, ông Trần nhất định từ chối ra lập nội các, bởi xưa nay có thành kiến với Bảo Đại là ông vua ăn chơi, bất tài vô tướng ! Nhưng khi tiếp xúc thấy BĐ đàng hoàng đứng đắn hơn ông nghĩ và còn khuyên ông Trần: Giờ người Nhật trao trả độc lập cho ta, đây là cơ hội bằng vàng mà ta không nhận thì biết tính sao bây giờ ? Ông Trần nghe thế, cực chẳng đã phải nhận lời thôi !

    Riêng tôi Nhật đã nhất quyết “triệt buộc” thì hai ông Bảo Đại và Trần Trọng Kim “chạy trời không khỏi nắng” !

    Tương tự vào lúc tranh tối tranh sáng 1954, đằng sau hậu trường sân khấu thực dân Pháp với đế quốc Mỹ đi đêm với nhau, chia phần “half and half”. Đó là giải pháp Bảo Đại (con bài của Pháp) làm quốc trưởng, nhưng phải ở lại bên Pháp (không được ở Paris vì e hay tiếp xúc với báo giới và bị “đuổi” về miền Nam Pháp), và ông Diệm (con bài của Mỹ và Vatican) làm thủ tướng toàn quyền, một hình thức nguyên soái trấn ngoài biên ải quan trọng, có quyền “tiền trảm hậu tấu” và “mình mang giáp trụ và đeo gươm” khi vào chầu vua, để khỏi bị qùy lạy lôi thôi (như trong truyện dã sử Tàu ngày xưa :-)).

    Rồi scenario kế tiếp Mỹ bất ngờ ra tay hất cẳng Pháp hoàn toàn bằng trưng cầu dân ý 1955, khi họ đã củng cố vững vàng địa vị ông Diệm, bằng sự hổ trở tích cực tiểu trừ nạn sứ quân, nhất là đám tay sai thân Pháp như Bảy Viễn và cả tướng Hinh trong quân đội; rồi lại tung tiền như nước nhằm nâng đỡ hệ thống (kinh tế) tài chính thay cho đám nhà băng Pháp (Banque Franco-chinois), đồng thời trả lương cho quân đội, mua chuộc các sứ quân như Trình Minh Thế … trở về qui thuận chính phủ …. Kẻ nào chống đối tìm cách tiêu diệt thẳng tay như Ba Cụt …

    Nói tóm lại chuyện xưa như trái đất, nhưng ông Lữ Giang lại cố lội ngược giòng lịch sử. Bởi ở phần cuối bài bình luận ông bật mí sơ là “Tuần tới, chúng tôi sẽ nói về Kịch Bản Điều Cày trong chiến lược quay lại Việt Nam của Mỹ.” (sic)

    2/
    Đảng Cần Lao đã được thành lập theo quyết định của Washington để giúp chính phủ Ngô Đình Diệm loại bỏ cộng sản. (sic)

    Đây là một sự sỉ nhục sĩ phu hay chính giới quốc gia Việt Nam. Như thế chính đề tác giả là ông Nhu vất vả “ngâm kíu” vất cho chó gậm à Lữ Giang ?
    Nếu tôi nhớ không lầm thì chính Đỗ Mẫu viết hồi ký cho hay trong lúc ông Diệm ở Mỹ thì tại quê nhà tay chân bộ hạ của ông Diệm đã tích cực chuẩn bị đón chào cụ Diệm về nước chấp chính. Nói khác đi cả gia đình họ Ngô Đình đã huy động toàn lực để “trải nệm” hay “dọn ổ” cho ông Diệm về nước khi thời cơ chín muồi !
    Tôi nghĩ điều này là đúng, rất “lô-gíc mắt xích”, bởi ông anh tham chính và sáng giá nhất nhà thì mọi người trong gia tộc phải lo toan góp phần cho sự nghiệp chính trị vĩ đại chứ. Huống chi gia tộc Ngô Đình lại có thanh thế lớn xưa nay từ thời cụ Ngô Đình Khả, rồi tới ông con lớn là giám mục Ngô Đình Thục, đó là chưa kể ông anh cả Ngô Đình Khôi và con trai cả đã bị CS sát hại !

    Nếu Lữ Giang lý luận, Mỹ chấp nhận mô hình tổ chức chính trị của thời đệ Nhất Cộng hoà giống như phía CS thì tôi hoàn toàn đồng ý. Bởi tôi cho là, Mỹ không can thiệp vào nội tình VN miễn là CHỐNG CỘNG HIỆU QUẢ. Nói theo Đặng Tiểu Bình, mèo trắng hay đen đều OK miễn là bắt được chuột !
    Bằng chứng Mỹ đã ủng hộ Quốc dân đảng Tàu cai trị Taiwan bằng bàn tay sắt bọc nhung ở các thập niên 50, 60, 70 và 80. Tại Nam Hàn từ thời Lý Thừa Vãn sang thời quân phiệt như Phác Chánh Hy, Toàn Đầu Hoán, Lỗ Thái Ngu …. Ở Thái Lan cũng bọn quân phiệt múa may quay cuồng chả khác thời đệ Nhị Cộng hòa.

    Vâng tôi đã thưa BI KỊCH của VNCH là khi anh em ông Diệm Nhu lại chủ trương DĨ ĐỘC TRỊ ĐỘC, GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG.
    Bằng chứng chủ thuyết Cần lao Nhân vị vs chủ thuyết CS; đảng Cần Lao vs đảng Lao Động; Phong trào Cách mạng Quốc gia vs Mặt trận Tổ quốc; đoàn ngũ hoá thanh niên qua hình thức Thanh niên Thanh nữ Cộng hòa vs cơ chế tôi gọi đùa là Ba Đê “Đội-Đoàn-Đảng” ; cũng bắt dân và công chức và cả trí thức (giáo sư đại học) học tập Tố Cộng và chủ thuyết Nhân vị cùng quốc sách “Ấp chíên lược” chẳng khác gì CS bắt dân và cán bộ công nhân viên học tập nghị quyết đảng bla bla bla

    Tóm tắt, độc tài gia đình trị là tiền đề cho độc tài quân phiệt … tại VN và mọi nơi.
    Nhưng Mỹ đâu thực sự ưu tiên chuyện dân chủ hoá, họ rất thực dụng, khoái “mì ăn liền” !
    Vâng họ luôn chủ trương thiết lập ngay một chính quyền thân Mỹ, dù có tham nhũng, độc tài …
    Điển hình hiện tại ở Ai Cập, Afghanistan, Iraq …, và biện hộ là cần “an ninh xã hội và ổn định chính trị (vùng)” !

    Kết, Mỹ thò tay mặt đặt tay trái, nên dù Mỹ giúp nhiều, nhưng ai ai cũng ghét và sợ Mỹ (làm kẻ thù dễ hơn làm bạn Mỹ)

    • Lại Mạnh Cường says:

      Cải chính:

      Hồi ký Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim còn có tên khác là KIẾN VĂN LỤC !

      ===

      Date: Mon, 3 Nov 2014 06:37:22 -0800
      From: bshieu
      Subject: Re: chuyện đời :-) !

      1- Đồng ý với điểm 1 của bs LMC; người viết tóm-tắt ba tài-liệu rồi nói đó là tài-liệu chưa/không phổ-biến.
      V/v Thử-tướng TTKim không muốn nhận việc với Bảo-Đại lúc đầu, sau mới đổi ý (mà LMC viết là quên mất nguồn tin), tôi nhớ mang-máng hình như là trong hồi-ký của Hoàng-Xuân-Hãn?
      2- Tôi không chia-sẻ ý của LMC về điểm 2, về việc gia-đình Ngô đã sửa-soạn tổ-chức đảng Cần-lao lâu trước khi Hoa-kỳ nghĩ đến việc này. Tôi chắc có thể trong gia-đình và thân-tín có những mong-muốn hay cố-gắng lẻ-tẻ để phò NĐD nhưng không chắc đã có những tổ-chức kế-hoạch quy-mô như Đỗ-Mậu kể lại. Có tin được hồi-ký của ông này không nhỉ?
      bsh

      =====

      Thưa anh Hiếu,

      Tôi tin chuyện phía người nhà ông Diệm đã chuẩn bị ngày về chấp chánh của ông Diệm, mặc dù có tin cho hay là ông Diệm qua Mỹ và muốn đi tu !
      Tham vọng chính trị không còn nằm riêng ở cá nhân ông Diệm, mà ông là nguồn hy vọng sáng giá nhất của đại gia đình NGÔ ĐÌNH cùng các tay chân thủ túc thời đó. Đỗ Mậu chỉ là một trong số những người ngưỡng mộ gia đình Ngô Đình và xin vào làm gia nhân cho giòng họ Ngô Đình mà thôi. Phải sống trong không khí còn đậm chất thời phong kiến ở các thập niên 40-50-60 ta mới hiểu được điều này; cũng như hiểu tại sao Diệm lại chọn ông Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ !
      Cũng nên biết giòng họ Ngô Đình là tín đồ catho thuần thành, cho nên ít nhiều họ cũng học được lối tổ chức chặt chẽ trong giáo hội catho. Cụ thể như ta thấy cách tổ chức các họ đạo rất qui củ thành các xóm đạo, sống khá biệt lập về mặt tự quản trong xã hội ta, nhất là ở một số địa phương ngoài Bắc, nổi tiếng như các vùng Bùi Chu, Phát Diệm; trong Nam sau 1954 có các vùng như Hố Nai, Gia Kiệm, Định Cư, Định Quán, hay các họ đạo nằm trải dài ở Nga Ba Vũng Tàu cho tới tận Bãi Trước với các địa phương như Phước Tỉnh, Phước Lý …
      Và chuyện này cũng chẳng lấy làm lạ, bởi ở thời buổi nhiễu nhương tranh tối tranh sáng ấy, không biết bao nhiêu hội đoàn kín lẫn hở mọc ra như nấm. Phương chi như ai cũng rõ ông em Ngô Đình Nhu là người có học cao (so với thời đó), có lúc làm ở thư viện Đông Dương, tha hồ nghiên cứu sách báo để nung nấu trong đầu các giấc mộng chính trị, một khi cờ đến tay. Cứ xem trong giòng họ Ngô Đình, ông bố tham chính giữ chức quan to trong triều, cho đến các ông con đều là những kẻ có học cao và không ít người tham gia chính trị lẫn tham chính

      wikipedia
      * Ngô Đình Khả (chữ Hán: 吳廷可; 1850 – 1925) là một quan đại thần nhà Nguyễn. Ông từng được biết đến như một đại thần phản đối việc chính quyền thực dân Pháp truất ngôi và lưu đày vua Thành Thái. Ngoài ra, ông còn là thân sinh của Ngô Đình Diệm, tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.
      Ngô Đình Khôi (chữ Hán: 吳廷魁; 1885 – 1945) là quan nhà Nguyễn, tổng đốc Nam Ngãi (Quảng Nam – Quảng Ngãi).
      Ông là con cả của Ngô Đình Khả, tức người anh lớn nhất trong gia đình các ông Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện.
      Ông được tập ấm lúc còn nhỏ và được triều đình Huế bổ nhiệm vào làm trong Bộ binh năm 1910. Được ít lâu ông về làm rể Thượng thư Nguyễn Hữu Bài.
      Năm 1930 ông thăng chức tổng đốc Nam Ngãi. Con trai của ông là Ngô Đình Huân thì làm thư ký và thông ngôn cho Yokoyama Masayuki, Viện trưởng Viện Văn hóa Nhật Bản tại Sài Gòn, sau đó làm Thanh tra Lao động. Vì ý hướng thân Nhật, Ngô Đình Khôi bị ép về hưu năm 1943 sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra.[1]
      Khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương vào Tháng Ba năm 1945, ông khuyên hoàng đế Bảo Đại đừng thoái vị vì ông đã tích trữ được một số vũ khí, lại có thêm Ngô Đình Huân giữ vai trò liên lạc giữa triều đình Huế và Đế quốc Nhật Bản nên có người cho là ông toan dùng vũ lực chống lại lực lượng Việt Minh.[2] Mùa thu năm 1945 ông và Ngô Đình Huân bị Việt Minh bắt cùng với Phạm Quỳnh, cựu thượng thư Bộ Lại và đem hành quyết ở rừng Hắc Thú.[3]
      Ngô Đình Nhu (chữ Hán: 吳廷柔; 1910-1963) là một nhà lưu trữ và một chính trị gia Việt Nam. Ông nổi tiếng với danh nghĩa là cố vấn chính trị cho anh mình là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm; tuy nhiên, hầu hết các tài liệu lịch sử đều nhận định ông là kiến trúc sư của mọi chủ trương, chính sách của nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam.[1] Ông còn được đánh giá là một nhà lưu trữ xuất sắc, từng làm việc tại Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (từ năm 1938), từng giữ vai trò Chủ tọa Hội đồng Cứu nguy Châu bản và Cố vấn Kỹ thuật (1942-1944), Phó giám đốc Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (1945), và Giám đốc Nha Lưu trữ Công văn và Thư viện toàn quốc (từ sau tháng 8 năm 1945).[2]

      • VN says:

        Thưa quan Đốc,

        Ngài ham cứu nhân độ thế mà nhiều khi quên bẵng bản thân!
        Cứ như những gì mà “thần sắc” cuả ngài bộc lộ thì tôi đồ rằng, ngài đang mang trong mình những bệnh hiểm nghèo!

        Chỉ với vài dòng giao lưu với đàn anh Hiếu, ngài đã lòi ( cái ấu)…TRĨ!

        Ngài thường mắc chứng “ĂN KHÔNG TIÊU”, thậm chí bị NGỘ ĐỘC…( kiến văn). Thay vì để nó được “nghiền (ngẫm) nát” , rồi thủng thỉnh được tiêu hoá. Nhập cái tinh hoa vào máu, thải những chất cặn bã ra ngoài, thì tiếc thay ngài không phân biệt được đâu là thứ bổ dưỡng, đâu là độc chất- dùng tất, nên không it lần mắc chứng “thương thổ, hạ tả”!

        LÃNG TAI, KHIẾM THÍNH thì …kinh niên! Thay vì kiểm lại những nguồn tin, lưạ lấy cái đúng, bỏ cái vô bằng, phi logic, thì ngài chỉ ôm lấy cái “chõ” để…”nghe hơi” cho sướng!

        Cuối cùng là cái bệnh con người chúng ta hiếm khi mắc phải : NHAI (chép) LẠI!. Ôi, cái máng wiki sao nó thân thuộc và cao siêu với ngài thế, hèn chi hễ có dịp là y như rằng ngài … dùng tới, dùng lui. Chắc là cho …khỏe răng, cho bớt…sầu (đời tị nạn)?

        Đốc Tưa Trùm.

  4. Trung Kiên says:

    Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm tôi còn là một thiếu niên nhưng rất say mê chính trị, luôn theo dõi sát sao tin tức liên quan đến công việc bài phong đả thực và xây dựng quốc gia của Tổng Thống Diệm. Qua tin hành lang, tôi còn được nghe nhiều người tán tụng Tổng Thống là người độc thân và rất nhân đức…

    Những năm thái bình khoảng 1957-1960 thôn quê VN rất an bình, đời sống quê tôi tấp nập, nhộn nhịp. Nhưng từ khi VC xuất hiện, đêm đêm xâm nhập vào rải truyền đơn và ám sát cán bộ, giáo chức, cảnh thanh bình từ đó từ đó không còn được như trước. Sau khi có ấp chiến lược thì VC không còn bén mảng vào làng được nữa.

    Cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 tôi thức cả đêm theo dõi tình hình, lúc đầu tưởng là đảo chánh giả để dụ và tóm cổ những kẻ có dã tâm phản bội. Nhưng ngày hôm sau khi nghe tin… “Tổng Thống và ông cố vấn tự sát” (?) làm tôi chưng hửng và thất vọng. Tuy vậy, tôi vẫn không tin là các cụ “tự sát”, có thể đó chỉ là tin giả và các cụ vẫn còn ẩn nấp đau đó.

    Nửa tháng sau tôi được biết (chắc chắn) là “các cụ đã bị nhóm tướng tá phản loạn sát hại” là có thật, có tin đồn rằng;… có một số người, hay một vài đơn vị quân đội thất vọng, bất mãn với Mỹ và nhóm đảo chánh đã bỏ vào bưng (?), có người “nhảy núi” đi theo MTGPMN!

    Bài viết này của ông Lữ Giang giúp tôi củng cố thêm suy nghĩ nhận định của mình. Đây cũng là nghi ngờ của tôi suốt mấy chục năm qua, rằng;… người Mỹ muốn lũng đoạn chính trường miền Nam, buộc ông Diệm phải làm theo Mỹ, nhưng ông Diệm là người yêu nước, ông quyết tâm giành lại chủ quyền đất nước không cho ngưoìi ngoại quốc tự tung tự tác, vì thế mà ông bị Mỹ, csvn và các thế lực thù nghịch hè nhau sát hại!

    Xin dâng nén hương lòng tưởng nhớ đế vị Tổng Thống vị quốc vong thân “Ngô Đình Diệm” và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn.

    Cám ơn ông Lữ Giang và ĐCV.Info

  5. Ông già chống VC says:

    Trích: “Nếu anh em ông Diệm thành công trong việc kiểm soát tình thế thì Mỹ đành chấp nhận và dần dần gỡ bớt cái độc tài của chế độ ông Diệm. Nhưng ở đây, thì Mỹ thấy Cộng Sản ngày càng gia tăng hoạt động nên không đồng ý với cách cai trị của anh em ông Diệm.”

    Hồ đồ quá !!

    Nếu Mỹ mần cha một nguyên thủ Quốc gia như thế, thì chính ông Diệm PHẢI “…gỡ bớt (GIÙM) cái độc tài của chế độ …Mỹ” mới hạp nhĩ, chứ lị!

    À, “Cộng Sản ngày càng gia tăng hoạt động …” thì VC cũng nên “vái” lũ khốn mượn danh Phật Giáo, đã “gia tăng” …châm lửa đốt, nướng, nhau chẳng khác lũ súc vật trên đường phố SG?

  6. ng h says:

    Bài viết không có tính nhất quán, lang bang khó hiểu
    Tác giả không tập trung vào đề tài

  7. ng nhu says:

    Một đất nước trong tình trạng chiến tranh chính quyền cần vững mạnh, nhưng không có nghĩa là có uy quyền tuyệt đối với người dân
    Đánh giá một người, một cá nhân rất khó, mà đánh giá một chính quyền, một chế độ lại càng khó hơn. Những đánh giá một chiều, khi yêu thì củ ấu cũng tròn hay ghét thì ghét cả tông ti họ hàng .. thì nghe rất chán, chẳng muốn nghe

  8. Minh Đức says:

    Trích: “Nhưng khi thấy Trung Quốc và Hà Nội chuẩn bị đánh chiếm miền Nam, Hoa Kỳ đề nghị ông Diệm cho Mỹ đổ quân vào miền Nam, nhưng ông Diệm từ chối. Hoa Kỳ liền bắt đầu đổi giọng.”

    Chuyện Mỹ muốn đem quân vào hồi trước 1963 thì ông Đinh Từ Thức có viết bài cho thấy là không có. Không phải là khi Mỹ thấy Trung Quốc và Hà Nội chuẩn bị đánh miền Nam mà vào năm 1963 thì Hà Nội đã đem hàng ngàn tấn vũ khí vào nhiều cán bộ vào miền Nam rồi nên áp lực quân sự của CS trở nên mạnh mẽ, hoạt động quân sự của CS ngày càng có qui mô lớn hơn. Mỹ cho rằng cách cai trị của ông Diệm không hữu hiệu nên CS mới gia tăng hoạt động. Thực sự là có sự gia tăng cả về mặt phe quốc gia bất mãn với chế độ ông Diệm lẫn việc CS gia tăng vũ khí và quân số để đánh lớn. Chuyện Mỹ đem quân vào là sau 1963, khi tình thế trở nên nguy ngập.

    • Thích Nói Thật says:

      Tôi chưa đọc bài viết của ông Đinh Từ Thức nên không biết ông ta viết gì. Nhưng không phải Đinh Từ Thức viết “không có” thì có nghĩa là “không có” thật.

      Mà nếu ông Định Từ Thức (thật sự) có viết “KHÔNG” nhưng ông Lữ Giang viết “CÓ” thì biết tin ai?

      Chi bằng ta hãy dùng bộ trí não thông minh (trời cho) của mình để suy nghĩ, tìm hiểu qua những diễn biến ở miền Nam (VNCH) từ 1954 cho đến 1975 thì có thể tìm ra câu giải đáp “CÓ hay KHÔNG” ngay thôi.

      Mỹ đã lũng đoạn chính trường miền Nam, xúi đảo chánh và giết chết ông Diệm, sau đó Mỹ đổ quân ào ạt vào Việt Nam, mở rộng và điều khiển chiến tranh.

      Sau khi bắt tay làm ăn (kinh tế) được với TQ thì thì Mỹ bán đứng VNCH, buộc ông Thiệu phải ký HĐ Paris ngày 27.1.1973.

      Suy từ những điểm này thì câu; “Hoa Kỳ đề nghị ông Diệm cho Mỹ đổ quân vào miền Nam, nhưng ông Diệm từ chối , vì thế Mỹ xúi đảo chánh và giết ông Diệm là điều có thật 100%.

  9. Cựu nữ sinh Trưng Vương says:

    Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, tôi mới chỉ là một nữ sinh trung học, nhưng đại đa số chúng tôi đều rất kính trọng Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm, vì ông là một người trung thực, liêm chính, đầy đủ phẩm chất đạo đức, và nhất là một người có lòng yêu nước thiết tha, và hết lòng hy sinh chăm lo cho dân tộc. Tiếc thay trời đã ban cho dân VN có một người lãnh đạo anh minh như thế, mà những kẻ ác tâm đã giết đi, để sau đó đất nước bắt đầu đi vào tình trạng xáo trộn, và giệt vong!
    Những ai nhúng tay vào máu người công chính, ắt sẽ phải đền trả xứng đáng! Vì không đơn giản họ chỉ giết một người, mà đã đưa đẩy cả đất nước và dân tộc VN vào cảnh ngục tù ngày hôm nay!

    • Thích Đô La says:

      Muốn hiểu về NĐD một cách đầy đủ (với những người còn ít tuổi như CNSTV) nên đọc các tài liệu của các chính khách Hoa Kỳ và VNCH. Đừng hiểu và đánh giá theo cảm tính.
      Nhân kỷ niệm 51 năm ngày NĐD bị giết, BBC Việt ngữ có trích đăng tải bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cựu Cố vấn TT Nguyễn văn Thiệu.
      Nên cố đọc để hiểu về NĐD và anh em nhà Diệm.

      Trích một đoạn bài viết của Dr Hưng.

      @Paris, Ngày 4 tháng 8, 1954

      Kính gửi: Ngoại Trưởng

      “Cuối tuần qua tôi có nói chuyện với ông La Chambre một cách hết sức thẳng thắn. Ông ta cho rằng tương lai của chính phủ Việt Nam sẽ tùy thuộc vào ba yếu tố sau đây:

      Chính phủ ấy phải thực sự đại diện nhân dân; Phải tổ chức cải cách điền địa cho sớm; và Phải sửa soạn truất phế ông Bảo Đại để thành lập một nước Cộng Hòa trong mấy tháng tới.

      “Ông La Chambre nghĩ rằng chính phủ Diệm không (“tôi xin nhắc lại là không”) đủ khả năng để thi hành bất cứ điểm nào trong ba điểm này…”

      Dillon

      @ Bây giờ hai ông tướng lại gặp nhau trên chiến trường Miền Nam. Ngày 6 tháng 12, 1954, Collins gửi công điện ‘Sàigòn 2103’ về Washington nói về sự “nản lòng của tôi đối với tình hình đen tối tại nơi đây.” Ông cho rằng “khả năng của ông Diệm yếu kém” và đề nghị “Mỹ chỉ nên ủng hộ ông ta thêm vài tuần nữa thôi, sau đó nếu tình hình không tiến bộ, Mỹ nên có những biện pháp khác.”

      Đề nghị năm bước để loại bỏ ông Diệm.

      @ Mật Điện số 4448

      Ngày 9 tháng 4, 1955

      …..

      Thứ nhất, việc sắp xếp cho ông Diệm từ chức gồm 5 bước đi:

      Giải quyết vấn đề rút Cảnh sát và Công an ra khỏi tay Bình Xuyên, hoặc bằng một nghị định do ông Diệm ký rồi ông Bảo Đại, Pháp, Mỹ ủng hộ; hoặc cho ông Bảy Viễn một cơ hội để chính ông ta tự nguyện đề nghị như vậy;

      2. Thuyết phục ông Diệm từ chức, và nếu ông này không chịu thì yêu cầu ông Bảo Đại truất chức; Tìm người thay thế ông Diệm làm Thủ tướng, rồi ông Bảo Đại gọi người này sang Paris để tham khảo.

      Khi trở về Sài Gòn, người này sẽ tham khảo với mọi phía để thành lập tân chính phủ;

      Đi tới một thỏa thuận về một giải pháp đối với các giáo phái; và sau cùng,Vận động để các giáo phái chấp nhận giải pháp trên.

      (Vì giới hạn của bài này, chúng tôi không viết về phần thứ hai, “thẩm định hậu quả của việc ông Diệm từ chức”).

      Đề nghị xong, ông Collins lên đường về Washington để thuyết phục TT Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles dẹp ông Diệm.

      @ Mật điện thay thế Thủ Tướng Diệm

      Không phải đợi tới ngày 24 tháng 8, 1963 mới có mật điện ủng hộ các tướng lãnh đảo chính mà ngay từ tám năm trước đó cũng đã có mật điện sắp xếp việc dẹp ông Diệm:

      Bộ Ngoại Giao

      @ Ngày 27 tháng 4, 1955

      “Tướng Collins và Ely phải thông báo cho ông Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chính phủ mới nào được chỉ định…

      “ Chúng tôi tạm đề nghị một tân chính phủ như sau:

      1) Về Nội Các: quyền hành pháp đầy đủ sẽ được trao cho ông [Trần Văn] Đỗ hoặc ông [Phan Huy] Quát làm thủ tướng và phó thủ tướng;

      2)Thành lập một Hội Đồng Tư Vấn từ 25 tới 35 người đại diện cho các phe nhóm gồm cả các Giáo Phái…và

      3)Thành lập một Quốc Hội Lâm Thời, một cơ chế gần như một Quốc Hội Lập Pháp….”

      Dulles

      Đừng có tin bọn Bắc di cư 1954 theo Catholic nói, chúng còn nói láo hơn cả cộng sản.
      Hãy đọc bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đăng trên BBC Việt ngữ thì CNSTV sẽ hiểu về gia đình trị NĐD. Nếu có thời gian nên tìm đọc Khi Đồng Minh Tháo Chạy và Hồ Sơ Mật Phủ Tổng Thống của Dr Hưng sẽ rõ bộ mặt thật của NĐD.

      • Choi Song Djong says:

        Chỉ còn mỗi nơi đây chứa chấp tạo sân chơi cho Cò.

      • Vỏ quít dày, móng tay nhọn says:

        Dư lợn viên tdl chơi trò bẩn thỉu chỉ trích đăng những đoạn nói xấu về ông Ngô Đình Diệm .

        Dưới đây là nguyên trọn bài đăng trên BBC cho thấy tài trị an của ông Diệm :

        Nhìn vào nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở VN
        Nguyễn Tiến HưngCựu Tổng trưởng VNCH, gửi cho BBC từ Mỹ.
        31 tháng 10 2014

        Bầu không khí trong phòng họp thật nặng nề. Các thành viên đến họp đều đã biết rõ sẽ có những tranh luận hết sức gay go.

        “Ông Diệm không phải là một giải pháp tốt. Pháp và Mỹ đã cố gắng chứng minh ngược lại, nhưng chúng ta đã thất bại.

        “Lợi dụng lúc (Đại sứ Mỹ) Collins đi vắng, ông ta đã cho nổ súng và đã thắng thế nhưng cũng chẳng đóng góp gì được cho một giải pháp lâu dài. Quan điểm chống Pháp của ông ta là cực đoan, Diệm không những bất tài mà còn là một người điên (Fou).”

        Đây là lời phát biểu của Bộ Trưởng Các Quốc Gia Liên Kết, ông Henri Laforet. Chỉ trích việc Mỹ luôn luôn thay đổi lập trường đối với ông Diệm, Laforet tiếp tục: “Hai bên Mỹ-Pháp chúng ta đã đồng ý với nhau là chỉ ủng hộ ông Diệm một thời gian cho tới tháng giêng vừa qua (tháng 1, 1955), lúc đó nếu ông Diệm vẫn cứ thất bại thì ta phải kín đáo tìm người thay thế. Nhưng điều này đã không xảy ra,” Mỹ đã không tìm người thay thế ông Diệm.

        “Vấn đề là trước tình thế hiện nay ta phải làm gì,” Ngoại trưởng Foster Dulles trả lời, “và tình hình hiện nay là đang có một phong trào cách mạng dấy lên ở Việt Nam.”

        “Cách mạng gì đâu, Laforet cãi lại, “Chính cái gọi là ‘Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia’ lại đang bị Việt Minh chi phối vì Phó Chủ tịch Hồ Hán Sơn là một sĩ quan cũ của Việt Minh.”

        Dulles phản biện: “Nếu ông cho rằng một người trước đây đã cộng tác với Cộng sản thì bây giờ vẫn là Cộng sản thì chưa đủ lý do để kết luận…vì nếu lý luận theo kiểu ấy thì chính ông Bảo Đại cũng có thể là Cộng sản.”

        Nếu ông cho rằng một người trước đây đã cộng tác với Cộng sản thì bây giờ vẫn là Cộng sản thì chưa đủ lý do để kết luận…vì nếu lý luận theo kiểu ấy thì chính ông Bảo Đại cũng có thể là Cộng sản.

        Ngoại trưởng Mỹ nói với người tương nhiệm phía Pháp hồi năm 1955

        Thấy hai bên căng thăng quá, Ngoại trưởng Anh Harold MacMillan xen vào và đề nghị ‘Thôi ta hãy hoãn cuộc họp lại để nghỉ ngơi đã rồi sẽ bàn tiếp.” Đó là đối thoại trong một cuộc họp tay ba Pháp-Mỹ-Anh ở Paris bắt đầu từ ngày 7 tháng 5, 1955 sau khi Ủy Ban Cách Mạng họp tại Dinh Độc Lập ngày 29 tháng 4 ủng hộ Thủ tướng Diệm.

        Tới lúc này, sau khi ông Diệm ổn định được tình hình ở Sàigòn thì Mỹ mới dứt khoát ủng hộ.

        Trước đó, ngay từ khi ông Diệm vừa về nước, Pháp đã thuyết phục được Mỹ cũng đồng ý để loại trừ ông đi.

        Chỉ một tuần lễ trước cuộc họp này, Đại sứ Mỹ ở Sàigòn còn làm áp lực để Ngoại trưởng Dulles ký mật điện dẹp ông Diệm (như đề cập dưới đây). Pháp muốn bám víu vào Miền Nam nhưng lại gặp phải một ông thủ tướng có tinh thần siêu quốc gia nên chắc chắn là phải tìm mọi cách loại bỏ để thay thế bằng một người lãnh đạo thân Pháp.

        Hoàn cảnh ở Miền Nam thì lại thuận lợi: Quốc trưởng Bảo Đại vẫn còn ở Cannes, quân đội Việt Nam còn nằm trong Liên Hiệp Pháp, và Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội, Tướng Nguyễn Văn Hinh (con trai của cựu Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm) là một sĩ quan cũ trong Không quân Pháp. Cảnh sát thì do Bình Xuyên nắm giữ; ngay cả lực lượng an ninh ‘Sureté’ cho văn phòng phủ Thủ Tướng Diệm cũng do Cảnh sát gửi đến. Như vậy là ông Diệm đang ở trong hang cọp rồi.

        Pháp, Mỹ và Ngô Đình Diệm

        Trong một tài liệu mật ghi số 1691/5 (ngày 15 tháng 4, 1955), Bộ Quốc Phòng Mỹ thẩm định là có hai yếu tố làm căn bản cho tất cả những tính toán của Pháp ở Việt Nam, đó là Pháp nhất quyết:

        Giữ vai trò lịch sử lâu dài của mình tại Việt Nam; vàBảo vệ những đầu tư quá lớn của Pháp về kinh tế, tài chính tại nơi đây.

        Bởi vậy, Bộ nhận xét rằng: vấn đề quyền lợi của Pháp là yếu tố quyết định cho tất cả những diễn tiến chính trị tại nơi này. Pháp toan tính hành động ra sao?
        Bằng hai biện pháp:

        Tìm cách loại trừ ông Diệm hoặc bằng một cuộc đảo chính, hoặc bằng cách thuyết phục ông Bảo Đại truất chức ông Diệm; và bất hợp tác với Mỹ trong việc huấn luyện quân đội Quốc Gia Việt Nam

        Pháp ‘lobby’ Đại sứ Mỹ tại Paris và Sàigòn

        Muốn dẹp ông Diệm thì cũng không khó vì lực lượng của Pháp rút từ Miền Bắc vào Nam còn rất hùng hậu. Chỉ có một trở ngại, đó là chính sách của Mỹ đối với ông này.

        Tuy nhiên, vào lúc ấy thì sự ủng hộ của Mỹ đối với ông Diệm cũng chưa có gì là rõ ràng. Bởi vậy, Pháp tin rằng mình có thể tìm cách hạ uy tín ông Diệm. Dễ nhất là ‘lobby’ với Đại sứ Mỹ ngay tại Paris và Sàigòn.

        Tại Paris

        Ông Diệm chấp chính tháng 7 thì tháng 8, Đại sứ Mỹ ở Paris là Douglas Dillon đã đánh điện về Washington báo cáo về cuộc họp với ông Guy La Chambre, Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết. La Chambre nêu ra ba đặc điểm sau đây để phê phán ông Diệm. Đại sứ Dillon báo cáo:

        Paris, Ngày 4 tháng 8, 1954
        Kính gửi: Ngoại Trưởng
        “Cuối tuần qua tôi có nói chuyện với ông La Chambre một cách hết sức thẳng thắn. Ông ta cho rằng tương lai của chính phủ Việt Nam sẽ tùy thuộc vào ba yếu tố sau đây:
        Chính phủ ấy phải thực sự đại diện nhân dân; Phải tổ chức cải cách điền địa cho sớm; và Phải sửa soạn truất phế ông Bảo Đại để thành lập một nước Cộng Hòa trong mấy tháng tới.
        “Ông La Chambre nghĩ rằng chính phủ Diệm không (“tôi xin nhắc lại là không”) đủ khả năng để thi hành bất cứ điểm nào trong ba điểm này…”
        Dillon
        Dillon báo cáo thêm: (i) về điểm thứ nhất: ông La Chambre lưu ý Hoa Kỳ là theo thông tin nhận được thì ông Diệm sẽ không thể có khả năng đại diện nhân dân vì ông ấy không có được sự cộng tác và ủng hộ của các phe phái Miền Nam; (ii) về điểm thứ hai và thứ ba: “vì quá trình của ông Diệm là quan lại, nên ông ta sẽ phản đối cả việc cải cách điền địa cả việc truất phế ông Bảo Đại.”

        Bởi vậy, La Chambre đề nghị “Để Miền Nam có được một cơ may thắng thế trong kỳ tổng tuyển cử toàn quốc thì cần phải có ngay một chính phủ mới.” Đề nghị này là ‘gãi đúng chỗ ngứa’ của Mỹ vì Mỹ đang lo ngại về cuộc tổng tuyển cử Bắc-Nam (1956) theo như Hiệp Dịnh Geneva 1954. Ông La Chambre đề nghị ông Nguyễn Văn Tâm làm Thủ Tướng.

        Tại Sàigòn

        Ngày 26 tháng 8, Đại sứ Mỹ Donald Heath được mời dùng bữa tiệc tại nhà một người triệu phú Pháp tên là Jacques Raphael-Leygues. Tới nơi ông ta mới biết rằng thực ra đây chỉ là một cuộc hội họp chính trị.

        Tham dự, ngoài Tướng Nguyễn Văn Hinh, có lãnh đạo của các lực lượng giáo phái và một số quan chức Pháp. Trong bữa tiệc, mọi người tố cáo ông Diệm là người bất tài lại không chịu điều đình với các giáo phái.

        Một người đã hỏi thẳng ông Đại sứ Heath: “Nếu chúng tôi xúc tiến để thay thế chính phủ Diệm thì ông có đồng ý hay không?” Ngay ngày hôm sau, ông Heath đánh điện về Washington: “Chúng ta phải để ý theo dõi tìm một lãnh đạo khác.”
        Tổng Tham Mưu Trưởng công khai chống Thủ Tướng

        Tháng 8 thì như vậy, tới tháng 9 thì ‘hầu như ngày nào cũng có tin đồn về đảo chính.’

        Cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA báo cáo liên tục là có dư luận tại Việt Nam là Pháp đang đứng đằng sau một âm mưu lật đổ ông Diệm.

        Tướng Hinh công khai chống lại Thủ Tướng Diệm, và còn khoe “Tôi chỉ cần nhấc cái ống điện thoại lên là có thể dẹp được Diệm rồi.”

        Nghe vậy, ngày 11 tháng 9 ông Diệm đi tới một quyết định táo bạo: chỉ thị cho Tướng Hinh ‘đi nghỉ để nghiên cứu’ trong sáu tuần và phải xuất ngoại nội trong hai mươi tư giờ.

        Mặc dù đã có lệnh, Tướng Hinh bất chấp, ‘ông mặc áo sơ-mi đi chiếc xe môtô thật bự ngang nhiên chạy vòng quanh đường phố Sàigòn.’

        Một tuần sau, ông cho phổ biến lời tuyên bố về việc ông bất tuân lệnh ông Diệm và một điện tín ông đã gửi thẳng cho Quốc trưởng Bảo Đại yêu cầu can thiệp.
        Cùng ngày, ông Diệm tuyên bố là ông Hinh đã nổi loạn. Ông Hinh cho xe thiết giáp bảo vệ tư dinh của mình, đồng thời phái một lực lượng tới bao vây Dinh Độc Lập. Trong thời gian sáu tuần tiếp theo, tình hình đi tới chỗ bế tắc.

        Ngày 20 tháng 9, có tới 15 ông Bộ Trưởng trong nội các ông Diệm đồng loạt từ chức. Quân đội của ông Hinh cũng đã sẵn sàng chờ lệnh để tấn công.

        Trước sự cương quyết của ông Diệm, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ gửi một công điện chỉ thị cho Đại sứ Heath và Tướng O’Daniel là phải “nói không úp mở (với Pháp và Tướng Hinh) rằng Hoa Kỳ sẽ không dự trù hoặc triển hạn những viện trợ lâu dài cho quân đội Việt Nam nếu còn một chút nghi ngờ gì về sự trung thành của vị Tổng Tham Mưu Trưởng và các sĩ quan cao cấp.”

        Tướng Hinh ra đi ngày 13 tháng 11, 1954.

        Đại sứ Mỹ: “Chỉ ủng hộ ông Diệm vài tuần nữa thôi”

        Nhưng chưa xong. Tướng Hinh ra đi tháng 11 thì tháng 12, Tổng Thống Eisenhower cử ông Joseph Lawton Collins (một danh tướng trong Đệ Nhị Thế Chiến) làm Đặc sứ tại Việt Nam.

        Vừa tới Sàigòn, ông Collins đã được Tư lệnh Pháp là Tướng Paul Ély thuyết phục chống ông Diệm. Collins là chiến hữu của Ély trong thế chiến.

        Bây giờ hai ông tướng lại gặp nhau trên chiến trường Miền Nam. Ngày 6 tháng 12, 1954, Collins gửi công điện ‘Sàigòn 2103’ về Washington nói về sự “nản lòng của tôi đối với tình hình đen tối tại nơi đây.” Ông cho rằng “khả năng của ông Diệm yếu kém” và đề nghị “Mỹ chỉ nên ủng hộ ông ta thêm vài tuần nữa thôi, sau đó nếu tình hình không tiến bộ, Mỹ nên có những biện pháp khác.”

        Đề nghị năm bước để loại bỏ ông Diệm.

        Ngày 9 háng 4, 1955 ông Collins gửi Ngoại Trưởng Dulles một điện văn dài, đề nghị giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng tại Sàigòn.

        Đề nghị này: thứ nhất, sắp xếp việc ông Diệm ‘từ chức;’ thứ hai, thẩm định hậu quả của việc từ chức, được tóm tắt như sau:

        Mật Điện số 4448
        Ngày 9 tháng 4, 1955
        …..
        Thứ nhất, việc sắp xếp cho ông Diệm từ chức gồm 5 bước đi:
        Giải quyết vấn đề rút Cảnh sát và Công an ra khỏi tay Bình Xuyên, hoặc bằng một nghị định do ông Diệm ký rồi ông Bảo Đại, Pháp, Mỹ ủng hộ; hoặc cho ông Bảy Viễn một cơ hội để chính ông ta tự nguyện đề nghị như vậy;

        2. Thuyết phục ông Diệm từ chức, và nếu ông này không chịu thì yêu cầu ông Bảo Đại truất chức; Tìm người thay thế ông Diệm làm Thủ tướng, rồi ông Bảo Đại gọi người này sang Paris để tham khảo.

        Khi trở về Sài Gòn, người này sẽ tham khảo với mọi phía để thành lập tân chính phủ;

        Đi tới một thỏa thuận về một giải pháp đối với các giáo phái; và sau cùng,Vận động để các giáo phái chấp nhận giải pháp trên.

        (Vì giới hạn của bài này, chúng tôi không viết về phần thứ hai, “thẩm định hậu quả của việc ông Diệm từ chức”).

        Đề nghị xong, ông Collins lên đường về Washington để thuyết phục TT Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles dẹp ông Diệm.

        Ai thay ông Diệm

        Ngày 22 tháng 4, 1955 ông Collins dùng bữa ăn trưa với Tổng thống. Sau đó ông gặp Ngoại trưởng Dulles cùng với các đại diện Bộ Quốc Phòng và Trung Ương Tình Báo để thuyết phục.

        Ông nhắc lại quan điểm của ông một cách mãnh liệt và cứng rắn hơn trước là Mỹ phải thay thế ông Diệm và phải có kế họach hành động ngay tức khắc.

        Collins đề nghị ông Phan Huy Quát lên thay thế ông Diệm. Trước áp lực mạnh mẽ của Collins, vừa là đặc ủy của Tổng Thống, vừa là đại sứ, lại là chứng nhân có mặt tại chỗ để nhận xét, nên sau cùng ông ta đã thắng thế.

        Mật điện thay thế Thủ Tướng Diệm

        Không phải đợi tới ngày 24 tháng 8, 1963 mới có mật điện ủng hộ các tướng lãnh đảo chính mà ngay từ tám năm trước đó cũng đã có mật điện sắp xếp việc dẹp ông Diệm:

        Bộ Ngoại Giao
        Ngày 27 tháng 4, 1955

        “Tướng Collins và Ely phải thông báo cho ông Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chính phủ mới nào được chỉ định…
        “ Chúng tôi tạm đề nghị một tân chính phủ như sau:
        1) Về Nội Các: quyền hành pháp đầy đủ sẽ được trao cho ông [Trần Văn] Đỗ hoặc ông [Phan Huy] Quát làm thủ tướng và phó thủ tướng;
        2)Thành lập một Hội Đồng Tư Vấn từ 25 tới 35 người đại diện cho các phe nhóm gồm cả các Giáo Phái…và
        3)Thành lập một Quốc Hội Lâm Thời, một cơ chế gần như một Quốc Hội Lập Pháp….”
        Dulles

        Nhưng với sự may mắn lớn lao, mật điện này lọt ra ngoài, Thủ tướng Diệm biết đuợc nên trong khoảnh khắc đã cho lệnh tấn công Bình Xuyên (lúc ông Collins còn đang trên đường về Sài gòn), và đã lật ngược được thế cờ.

        Tháng 5, 1955: cuộc họp nảy lửa tại Paris

        Giải quyết được vấn đề Bình Xuyên cũng chưa xong.

        Tình hình tiếp tục căng thẳng. Ba cường quốc quyết định họp lại ở Paris để bàn tính như trích dẫn ở phần đầu.

        Tranh luận thật là gay go, kéo dài tới 5 ngày ( từ 7 tới 12, tháng 5, 1955). Để kết thúc, đến lượt Thủ tướng Pháp Edgar Faure hỏi thẳng Ngoại trưởng Dulles: “Ngài nghĩ thế nào nếu Pháp rút hết và triệt thoái Quân đội viễn Chinh ra khỏi Đông Dương sớm nhất có thể?”

        Để xoa dịu, ông Dulles bình luận rằng “Việt Nam không đáng để Hoa kỳ cãi nhau với Pháp, cho nên nếu như rút lui và cắt bỏ viện trợ cho Việt Nam mà giải quyết được vấn đề thì Hoa kỳ sẵn lòng.”

        Mỗi ngày họp xong, ông Dulles đánh điện tín về Washington để thông báo kết quả. Ông viết cả việc Thủ tướng Faure gọi ông Diệm là người điên, và mở ngoặc chữ “Fou”.

        Về việc ông Faure hăm dọa sẽ rút hết quân đội Pháp khỏi Việt Nam, trong lúc nghỉ giải lao ông Dulles gọi điện thoại về Washington để tham khảo ý kiến.
        Ông cho rằng “Ông Faure đã đưa ra một tối hậu thư, và như vậy, bây giờ Mỹ phải lựa chọn giữa việc tiếp tục ủng hộ ông Diệm và việc Pháp rút quân sớm.”
        Lúc ấy quân đội Quốc Gia Việt Nam còn non yếu, vậy nếu Pháp rút hết và Bắc Việt tấn công thì làm sao đây? Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ trả lời: “Chính phủ Diệm có khả năng lớn nhất để có thể thiết lập được ổn định nội bộ, một điều cần thiết cho an ninh Việt Nam. Bởi vậy, việc Pháp rút lui tuy tuy rằng sẽ làm cho Miền Nam bớt ổn định, nhưng rồi các biện pháp của Mỹ trong khuôn khổ SEATO sẽ giúp cho Miền Nam được an toàn cũng không kém gì sự có mặt tiếp tục của quân đội Pháp.”

        Ủy Ban Kế Hoạch của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia bình luận thêm “Việc Pháp rút lui lại giúp cho Hoa Kỳ hết bị dính vào dấu vết của thực dân (‘taint of colonialism’) và chấm dứt khả năng nguy hiểm là Pháp sẽ làm một sự đổi chác với Việt Minh.”

        Khai sinh nền Cộng Hòa

        Như vậy, nếu như tháng Tư năm 1975 đã thật đen tối thì tháng Tư năm 1955 cũng hết sức gay go (cách nhau đúng 20 năm).

        Về thời điểm này, tác giả nổi tiếng Joseph Buttinger là người có mặt tại chỗ đã viết lại: “Kể cả trong những tuần lễ trước cuộc đảo chánh và ám sát ông vào năm 1963, TT Diệm cũng đã không bị gian lao, cay đắng bằng trong tháng 4, 1955.”

        Ngoài khủng hoảng Bình Xuyên và sự việc là cả hai tư lệnh Pháp – Mỹ đã cấu kết để dàn dựng loại bỏ ông, Thủ tướng Diệm còn trăn trở hơn nữa về một vấn đề lương tâm.

        Khi Quốc trưởng Bảo Đại ra lệnh cho ông sang Pháp để tường trình thì ông đã sửa soạn ra đi nhưng mọi người ủng hộ ông đã nhất quyết can ngăn.

        Theo một báo cáo của Đại tá Edward Landsdale (sau này lên Tướng), người cố vấn và rất gần gũi Thủ tướng Diệm thì có ba lần chính Landsdale đã chứng kiến cảnh đau đớn dằn vặt của ông Diệm (“he cried over my shoulder”).

        Một trong ba lần đó là khi ông Diệm phải miễn cưỡng chấp nhận việc truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Theo như Tướng Trần Văn Đôn (người trong cuộc) thì ông “Bảo Đại dự định khi Ngô Đình Diệm ra khỏi nước thì cách chức liền, đưa Lê Văn Viễn, tư Lệnh Bình Xuyên lên làm Thủ tướng” (Việt Nam Nhân Chứng, trang 124).

        Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ mà nhiều người đã coi như là vô vọng.

        Sau cuộc họp quan trọng tại Paris, quân đội Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Sự chiếm đóng của quân lực Pháp từ Hiệp ước Patenôtre năm 1884 tới đây đã hoàn toàn chấm dứt.

        Sang Thu 1955 Thủ tướng Diệm ở vào cái thế mạnh. Đối nội, ông đã chấm dứt được sự đe dọa của Cảnh sát, và Quân đội Quốc Gia đã tuân lệnh ông quét sạch lực lượng Bình Xuyên. Sau đó ông được Đại Hội các đoàn thể chính đảng bầu ra nhất mực ủng hộ.

        Thêm nữa, ông có hậu thuẫn mạnh mẽ của gần một triệu người di cư. Đối ngoại thì ông Diệm đã cương quyết chống trả và khuất phục được kế hoạch dẹp tiệm của cặp Ély-Collins, bây giờ lại được Washington nhất mực ủng hộ.

        Ngày 26 tháng 10, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên.

        Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam:

        Thưa Tổng Thống,

        “Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ mà nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ quá là nhanh chóng…” (Thư TT Eisenhower gửi TT Diệm ngày 22 tháng 10, 1960).

      • Dân Miền Nam says:

        Tôi không cần biết ông đọc bao nhiêu tài liệu, có bao nhiêu kiến thức, nhưng từ câu nói của ông, trích “Đừng có tin bọn Bắc di cư 1954 theo catholic nói, chúng còn nói láo hơn cả cộng sản…” Thì lộ rõ cái bộ mặt khốn nạn bợ đít cộng sản của ông rồi. Thôi cứ tiếp tục bợ đít nó đi, vì nó ăn cứt bọn Tầu nhiều lắm, tha hồ mà nhận Đô La để đổi lấy chủ quyền đất nước…Một người có tâm với dân tộc không ai miệt thị những người dân đã xứ sở, làng quê để lánh nạn cộng sản, bất kể họ theo tôn giáo nào, nên nhớ gần 2 triệu di cư từ Bắc vào Nam và sau này là trên 1 triệu người đi tìm tự do ở các nước khác, không lẽ ông không tin họ là nạn nhân?

  10. Minh Đức says:

    Trích: “Hoa Kỳ bảo ông Diệm phải hình thành một chế độ theo mô thức của Đài Loan, Nam Hàn, Nam Dương, Singapore lúc đó”

    Đài Loan, Nam Hàn, Nam Dương và Singapore không theo cùng mô thức. Đài Loan có Quốc Dân Đảng được tổ chức theo hình thức như đảng Đức Quốc Xã, hay đảng CS. Nam Hàn là chế độ quân nhân giống như Nam Dương và miền Nam sau 1963. Đảng phái nếu có không quan trọng bằng người quân nhân cầm quyền. Singapore là chế độ đa đảng nhưng Lý Quang Diệu chèn ép đối lập một cách khôn khéo. Lý Quang Diệu không phải là quân nhân hay có một đảng tổ chức theo cơ cấu như Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Tất cả các chế độ đó chỉ có chung một điểm là có chính quyền mạnh, mặc dù theo mô thức khác nhau.

    Nói tóm lại, Mỹ chỉ muốn miền Nam có chính quyền mạnh, có đảng phái để có thể đương đầu với đảng CS nhưng không muốn có một đảng nắm quyền theo lối toàn trị, cài người theo lối chân rết vào tất cả các cấp chính quyền. Nhìn xem trường hợp Tây Ban Nha thì thấy rõ . Mỹ ủng hộ tướng Franco. Tướng Franco cai trị theo lối độc tài hàng chục năm, nhưng Mỹ bắt Franco bỏ rơi đảng Falange, vì đảng Falange là đảng kiểu phát xít, độc tài toàn trị. Dù cho có việc Mỹ đề nghị anh em ông Diệm lập đảng thì có lẽ họ cũng không có ý định đó phải là một đảng kiểu đảng Đức Quốc Xã. Theo tôi, chính anh em ông Diệm muốn lập đảng vào kiểm soát mọi mặt xã hội để CS khỏi lợi dụng xen vào xã hội quấy phá. Điều này được chứng tỏ qua việc anh em ông Diệm hồi còn ở Hà Tĩnh, trước 1954, đã phổ biến tư tưởng Quốc Gia Xã Hội trong vùng của mình. Linh Mục Cao Văn Luận có nói điều này. Ông Đoàn Thêm cũng nói rằng sau 1954, ông Nhu có trình bày tư tưởng Quốc Gia Xã Hội cho ông ta nghe nhưng ông ta không hiểu gì cả. Quốc Gia Xã Hội viết tắt là Quốc Xã. Nếu anh em ông Diệm thành công trong việc kiểm soát tình thế thì Mỹ đành chấp nhận và dần dần gỡ bớt cái độc tài của chế độ ông Diệm. Nhưng ở đây, thì Mỹ thấy Cộng Sản ngày càng gia tăng hoạt động nên không đồng ý với cách cai trị của anh em ông Diệm.

    • DâM TiêN says:

      “Nói tóm lại, Mỹ chỉ muốn miền Nam có chính quyền mạnh, có đảng phái
      để có thể đương đầu với đảng CS .” ( Minh Đức)

      Lời kêu xin : Ông / Bà Minh Đức tái xét lại ý tưởng ri rà.

      Cái sự Mỹ mún Miền Nam có…đảng phái, thật ra là để …terreur blanche
      với ông Diệm mà thôi… Vả , Mỹ có giúp VNCH …chống Kộng à ơi?

      Mỹ giúp VNCH chống Cộng cái gì, mà thằng Kissinger nó hét, ” Sao chúng
      nó [ QLVNCH] không chết quách đi cho dzồi ? (?) Và sao tướng William
      Weyand viết trong phúc trình lên President rằng , ” Ngưới Mỹ đến đây là để
      giúp người dân Miền Nam (?) chứ không phải để đánh thắng Cộng sản!”

      Mời MĐ nghiền ngẫm lại cái sự No-Win War, hay Victory without War của Mỹ.

      ( Người ” thua cuộc oan ức” mà chằm chặp y theo lời Mỹ là làm sao, cơ? )

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Không cần phải “nói tóm lại”, mà câu “Mỹ chỉ muốn miền Nam có chính quyền mạnh, có đảng phái để có thể đương đầu với đảng CS ” chỉ là câu nói cửa miệng để biện minh cho hành động kẻ cả của Mỹ mà thôi.

        Trên thực tế thì Mỹ chỉ muốn Việt Nam có một chính quyền, trong đó có những người mà Mỹ có thể sai bảo, điều khiển được. Còn nếu không chịu làm theo chủ trương của Mỹ thì hãy nhìn gương ông Diệm, ông Thiệu.

        Ông Thiệu phải từ chức ngày 21.4.1975 và phải ra đi khỏi VN cũng không ngoài bàn tay của Mỹ.

        Dương Văn Minh được đưa ra làm tổng thống giờ thứ 25 cũng không ngoài sự sắp đặt của Hoa Kỳ. Có như thế thì CS-Bắc Việt mới có thể nuốt miền Nam một cách trơn tru xuôi lọt đúng như nước cờ của Mỹ đã hoạch định.

    • Vân Nam says:

      Hu,hu!
      Nếu tư tưỏng “Quốc Gia, Xã Hội” (viết tắt là QUỐC XÃ, theo kiểu Đảng Quốc Xã cuả Hitler), mà đến nỗi một người có tầm hiểu biết như ông Đoàn Thêm mà cũng không hiểu thì nó có còn là “Quốc Xã” nữa không?

      Đừng nhập nhằng!

      Xin hỏi câu nữa. Thế các đảng cầm quyền cuả các nước theo chế độ dân chủ có các viên chức cuả Đảng đó trong nội các, trong chính phủ không? Họ thi hành chính sách cuả đảng hay tự ý làm theo ý mình để khỏi mang tiếng là “toàn trị”, là “cài người vào các cấp chính quyền”?

      Cái mà người ta lên án là việc đưa ĐẢNG vào Quân Đội (vì quân đội chỉ phục vụ QUỐC GIA, chứ không phục vụ ĐẢNG PHÁI), chứ không ai lên án việc đưa người cuả đảng vào chính phủ!

      Thêm tí nữa nhé.
      “Nhưng ở đây, thì Mỹ thấy CỘNG SẢN NGÀY CÀNG GIA TĂNG HOẠT ĐỘNG nên không đồng ý với CÁCH CAI TRỊ cuả anh em ông Diệm”( trích)
      Vậy hệ quả cuả việc CS gia tăng hoạt động là do cách cai trị cuả anh em ông Diệm ?
      Sao giống dư luận cuả CS cho rằng vì luật 10/59 mà CS phải nổi dậy thế?

      • Minh Đức says:

        Trích: “Cái mà người ta lên án là việc đưa ĐẢNG vào Quân Đội”

        Trong một cuộc phỏng vấn đại tướng Cao Văn Viên, ông Cao Văn Viên nói rằng chế độ ông Diệm đưa người của đảng Cần Lao vào các cấp quân đội giống như Cộng Sản đưa đảng viên vào làm chính ủy trong các cấp quân đội.

        Ý nghĩ cho rằng việc CS gia tăng hoạt động là vì cách cai trị của ông Diệm là ý nghĩ của người Mỹ. Ý nghĩ này có đúng hay không thì khá phức tạp. Cách cai trị của ông Diệm gây ra sự bất mãn trong hàng ngũ quốc gia, còn về phía CS thì dù chính quyền miền Nam cai trị cách nào thì CS cũng vẫn tấn công để chiếm miền Nam.

        Về hình thức, chế độ ông Diệm được tổ chức như chế độ Đức Quốc Xã với đảng chi phối mọi hoạt động và các đoàn thể thanh niên, phụ nữ nắm quần chúng. Về thực chất, chế độ ông Diệm không gây được tinh thần cuồng tín tin vào đảng và lãnh tụ như chế độ Đức Quốc Xã.

Leave a Reply to lequan