WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phật ở đâu?

Lễ chùa Hương. Ảnh mang tính minh họa

Lễ chùa Hương. Ảnh mang tính minh họa

Cả nhà tôi đi chùa Hương, bé Ớt nhà tôi 11 tuổi, một trẻ con thành thị điển hình chỉ biết gắn chặt với màn hình vi tính và những điệu nhảy hip-hop hiển nhiên ậm ạch khi vừa phải leo núi vừa chen chúc…

Bé hỏi luôn: “Mẹ ơi mình phải leo núi thế này để làm gì?”. Tôi trả lời không cần suy nghĩ: “Để đi lễ Phật con ạ”.

Bé lại hỏi: “Phật ở đâu hả mẹ?”. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi chọn câu trả lời cho có vẻ gần gũi một chút: “Phật trong tim mình con ạ. Khi con phải lựa chọn giữa hai việc tốt và xấu, mà con dám chọn việc tốt để làm, cho dù khó khăn, thì khi ấy con đã có Phật ở trong mình.” Bé Ớt vẫn không buông tha: “Phật ở trong tim mình rồi thì việc gì mình phải leo lên đây cho khổ hả mẹ?”

Câu hỏi của bé làm tôi suy nghĩ nhiều về hành động đi lễ chùa của mình. Tôi sẽ cầu gì khi chắp tay cúi mình trước tượng Phật?

“Con cầu xin cho cả nhà con được khoẻ mạnh, hạnh phúc, ăn nên làm ra, các cháu ngoan, học giỏi, con viết được những tiểu thuyết hay…” – toàn những điều có lợi cho bản thân mình.

Tôi nhìn ra những người đang chen chúc cúi đầu lầm rầm khấn vái xung quanh và tự hỏi: họ xin được hoá giải tội lỗi, thăng quan tiến chức, có nhiều tiền của, nhà lầu xe hơi, đi nước ngoài nước trong hay cầu cho kẻ thù khuynh gia bại sản???

Tôi lại hỏi mình: mình giảng giải cho con như thế về Phật, nhưng liệu mình có làm được như thế? Tại sao mình đi chùa Hương lễ Phật tới 2 lần? Với thời gian ấy, với chi phí ấy để đi lễ chùa, giá như mình bỏ ra để tặng, để chăm sóc cho một cháu bé mồ côi, cho một người già không nơi nương tựa, thì có hữu ích hơn không, tâm mình sẽ thanh thản, lòng mình thoả mãn hơn không?

Một lần, tôi vào miền Trung, cầy cục tìm vào tận nhà anh Lê Nuôi, người từng một thời là chồng của nghệ sĩ Lê Vân. Anh có một biệt thự tuyệt đẹp ven sông, và ngôi biệt thự này không bao giờ đóng cửa, bất cứ người nào dù quen biết anh hay người lạ, đều có thể vào nhà anh tá túc, ở chơi, thức ăn có trong tủ lạnh, tự nấu, tự ăn, ở rồi đi tự do như nhà mình. Có lẽ vì cái tình hiếm có đó của anh, mà ngôi biệt thự dù không có bảo vệ, dù mở cửa thông thoáng đêm ngày, nhưng không bao giờ mất trộm.

Trong khuôn viên biệt thự, anh trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhiều đồ lưu niệm đẹp đẽ và giá trị, người nào đến ở, nếu thích có thể lấy đi để giữ làm của riêng, nhưng không được lấy đi bán. Cũng có người đến lấy đi, nhưng lại có người khác mang đến tặng anh những thứ khác, và ngôi biệt thự góc nào ta cũng có thể ngắm say sưa, vì những món đồ,  những điều đẹp đẽ ngự trị…

Trò chuyện với Lê Nuôi, tôi thấy anh vô cùng bức xúc về chuyện có những nhà thờ, những chùa chiền giờ đây mọc lên trên khắp đất nước chúng ta, xây cao to đẹp đẽ với số tiền lên tới hàng chục tỷ mỗi ngôi chùa, nhưng tối đến thì lại khoá kỹ kín cổng cao tường, kẻ thất cơ lỡ vận không nhà không cửa chẳng vào được cửa Phật để tá túc, phải nằm ghé mái hiên lạnh lẽo bên ngoài! Vô lý lắm thay! Cửa chùa rộng mà lòng người lại hẹp!

Vậy thì Phật có ở chùa hay không?

(Bài được gửi tới hộp thư BBT Đàn Chim Việt, nhưng không rõ nguồn gốc)

20 Phản hồi cho “Phật ở đâu?”

  1. Con Ong says:

    Đọc bài viết của người vô danh không rõ nguồn gốc.. Phật ở đâu?
    cùng với những lời bình loạn của các trí thức gia. Tôi lẩm bẩm tự hỏi .
    Ừ nhỉ Phật ở đâu mà sao đông người xì sụp lạy như thế? Thế còn Chúa Giêsu Ma
    ở đâu mà sao lắm người cũng đến nhà thờ hôn chân Chúa cầu xin hồng ân, ân sũng cũng như
    phép lành,phép lạ của Chúa nhiều như thế hử? nên tôi mới vào diễn đàn này để nêu ý kiến.
    Nhưng tôi đoán chắc sẽ có nhiều bạn trên diễn đàn này sẽ trả lời rằng.
    Gớm cái bác nhà này chẳng hiểu gì cả . Ông Phật thì ông ấy nhập niết bàn ở cõi hư vô nào
    không biết rổi,còn Đức Chúa Giêsuma thì ngài đang ở trên Thiên Đàng trên chín tầng mây,
    trong một gia đình một bà với ba ông chồng đó là ĐM Maria với ba ông chồng là Chúa Trời,
    Thánh Giuse và ông chồng trẻ là đức Chúa Giêsu ma đấy .

  2. Chiêu Dương says:

    Chào anh Lê quốc Trinh.

    Tôi không phải là một Phật tử ngoan đạo, lại kém cỏi kiến thức về Phật học; đúng ra không nên lạm bàn với anh về chuyện nhà Phật. Nhưng, do quý mến anh qua nhiều bài chủ cũng như còm của anh đây đó trên mạng, đồng thời, hồi trẻ tuổi tôi cũng đã từng như anh thổ lộ “rất bực mình với cái cỏi cực lạc trong kinh a di đà” mà mẹ tôi hết mực tín ngưỡng, nên viết còm này tâm sự cùng anh. Sự bực mình của tôi hồi trẻ rồi cũng bị dẹp qua bên trong những giai đoạn mẹ tôi không còn đủ thì giờ tụng kinh niệm Phật, tôi lây lất với cuộc sống vô vọng.

    Thế rồi, mẹ tôi qua đời trong cảnh khổ cùng cực như mọi dân đen VN khác dưới thời được gọi đơn giản là “bao cấp”. Trước khi mất, bà đã trải qua nổi đau thân xác chừng nửa năm. Chứng kiến nổi đau của mẹ, tôi không biết làm gì để chia xẻ; chỉ biết chảy nước mắt và nói “mẹ ơi, mẹ niệm Phật như hồi trước đi”. Đám tang mẹ tôi, một người từng đi chùa rất thuần thành không có thầy chùa, không có kinh kệ gì hết, vì hồi đó CSVN làm khó trăm điều đối với nhà chùa. Tôi không rỏ cái gọi là hương linh của mẹ tôi còn đó hay không còn đó. Nhưng, trong tôi, tôi không muốn mẹ rời xa chúng tôi trong nhọc nhằn đau đớn. Suốt thời gian tang lễ, tôi thường lẩm bẩm niệm “a di đà Phật” và nguyện cầu cho mẹ được vãng sanh cực lạc; điều mà hồi trẻ, tôi hết sức bực mình.

    Sau đó, mỗi lần nhìn thấy mẹ trên bàn thờ, tôi cảm thấy ân hận rằng tại sao tôi đã từng bực mình khi nghe mẹ niệm Phật hay tụng kinh a di đà. Cuộc sống với nhiều đổi thay, khi có điều kiện tôi tìm hiểu ngay về kinh a di đà như là một việc làm tạ tội với mẹ tôi. Điều đó đến nay đã khá lâu và rồi cũng đi qua đời tôi vì như tôi đã nói với anh, tôi không phải là một Phật tử ngoan đạo. Nếu tôi nhớ không nhầm, kinh a di đà do đức Phật thuyết cho một người mẹ từng là hoàng hậu, bị con mình nhốt vào ngục tối nên đã hóa dại khờ. Nhà Phật không xử dụng phù phép mà chỉ phương tiện, khế cơ, tuỳ duyên và bất biến giúp cho tha nhân bớt khổ, thoát khổ. Trước một bà hoàng hậu sân hận, dại khờ; đức Phật đã nói về cảnh giới cực lạc không có 3 đường ác. Kinh điển là ánh sáng soi dọi vào con đường đạo, độ sáng phải phù hợp với thị lực của từng người. Vấn đề quan trọng là ánh sáng đó có rọi đúng vào con đường an lạc hay không, phương pháp thực hành trong kinh điển đó có đúng với tiêu chí “định” trong cốt lỏi của nhà Phật hay không. Pháp môn niệm Phật phù hợp với giới bình dân, ít hoạt động về trí nảo ( tạm gọi là giới trí thức ) , cho nên nó rất phù hợp trong các xã hội lạc hậu như Tàu, VN.

    Anh Lê quốc Trinh may mắn được sinh hoạt trong giới trí thức từ nhỏ cho đến nay, có thể anh không thông cảm được giới bình dân cần nghe gì và họ hiểu như thế nào về 2 chử trí tuệ hay triết lý. Vấn đề mê tín hóa Phật giáo tại VN hiện nay, xin tạm gác trong dịp khác. Tôi xin gởi đến anh 2 câu đối mà tôi rất tâm đắc trong nhà Phật, như một lời chào thân ái :

    “Nhất trần bất nhiễm, bồ đề địa.
    Vạn thiện đồng quy, bát nhã môn”.

  3. Le Quoc Trinh says:

    Kính chào thầy Thích Đủ Thứ và các bác Phật tử,

    Xin lỗi đã làm phiền lòng thầy. Nói thật thầy nghe nhé, 5 câu hỏi đó tôi chỉ muốn hướng vào những hạng người sính thờ cúng, thích cầu an cầu siêu, tụng kinh gõ mõ và miệng niệm Nam Mô A Di Đà Phật liên hồi.

    Đây không phải là lần đầu tôi đặt những câu hỏi như vậy, và chưa bao giờ tôi nghe một câu trả lời trung thực và trực tiếp vào vấn đề, nhất là với những Phật tử ngoan đạo nhưng không có can đảm nhìn vào sự thật. Đây là một vấn nạn lớn căn bản cho Đạo Phật ngày này, bởi vì quá nhiều thiện nam tín nữ lên chùa không bao giờ biết đến hai chữ GIÁC NGỘ để hiểu rằng chân lý của nền triết học Nhà Phật là dựa trên hai chữ TRÍ TUỆ, hoàn toàn không có tín ngưỡng hay niềm tin gì cả. Đó là tất cả những gì mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cố công tìm tòi và để lại cho hậu thế. Ngày nay có rất nhiều nhà bác học lừng danh phải ngưỡng mộ Ngài, bởi vì căn bản khai thông trí tuệ và những luận đề chính hoàn toàn phù hợp với tinh thần tìm tòi khoa học kỹ thuật hiện nay.

    Các bác vào Diễn Đàn ĐCV này có nhận thấy rằng chính sách “phát huy tôn giáo tín ngưỡng” của ĐCS và Nhà Nước VN hiện nay đã và đang ru ngủ và lừa dối toàn dân. Một mặt thì chào mời bọn buôn thần bán thánh Đài Loan và TQ tung tiền xây cất chùa chiền hoành tráng, đúc tượng vĩ đại để đưa hết Phật tử thuần thành vào con đường mê tín. Mọt mặt thì cố sức ngoại giao hòa hoãn với toàn thánh Vatican để làm hậu thuẫn cản trở làn sóng chống đối của tín đồ Thiên Chúa Giáo trong nước. Đây là sách lược vô cùng nguy hiểm nhằm ru ngủ toàn dân, khiến họ mất sức không tập trung tìm hiểu bộ mặt thật của lãnh đạo Nhà Nước.

    Kính chào,

    Lê Quốc Trinh, Canada
    28-02-2015

Leave a Reply to Con Ong