WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân 100 năm ngày sinh Dương Thiệu Tước: Một Nhạc sĩ tiền phong của nền tân nhạc Việt Nam

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Giai đoạn xây dựng Tân nhạc

Tân nhạc còn gọi là âm nhạc cải cách xuất hiện vào cuối thập niên 1930 sau phong trào thơ mới và dòng văn học lãng mạng vài năm.Các nhạc sĩ Tân nhạc ở giai đoạn này phần lớn chịu ảnh hưởng âm nhạc Tây phương.Các ca khúc nhạc mới tiếng Viêt được soạn theo âm luật Tây phương thường mang phong cách trữ tình.

Tờ Ngày Nay của  Tự Lực Văn Đoàn, một tờ báo uy tín bấy giờ, ra ngày 31 tháng 7 năm 1938 đã đăng bài hát đầu tiên, bài  Bình Minh  của  Nguyễn Xuân Khoát  lời ca của Thế Lữ.Sau đó nhiều ca khúc đã sáng tác từ trước,được các nhạc sĩ phát hành, bày bán tại các hiệu sách. Tân nhạc Việt Nam chính thức ra đời.

Những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc mới: Nguyễn Văn Tuyên, Lê Yên,Văn Chung,Nguyễn Văn Thương,Lê Thương,Doãn Mẫn,Thẩm Oánh, Đặng Thế Phong,Dương Thiệu Tước, Hoàng Qúy. Và các nhạc phẩm của những nhạc sĩ này được quân chúng yêu thích như : Một Kiếp Hoa, Ngựa Phi Đường Xa,Bóng Ai Qua Thềm, Trên Sông Hương, Xuân Năm Xưa,Biệt Ly,Khúc Yêu Đương,Con Thuyền Không Bến,Tâm Hồn Anh Tìm Em, Cô Láng Giềng…

Trong giai đoạn khởi đầu xây dựng một nền Tân nhạc, còn có sự đóng góp to lớn của nhiều nhóm nhạc như:

Nhóm nhạc Hoa lưu ly Myosotis gồm các nhạc sĩ  Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Phạm Văn Nhượng, Trần Dư, Vũ Khánh, Nhóm chủ trương sáng tác nhạc cải cách có âm hưởng nhạc dân tộc.Từ 1938 đến 1942 nhóm này với hai nhạc sĩ chính Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước đã cống hiến nhiều nhạc phẩm tuyệt vời.

Nhóm Trice´a của Văn Chung, Lê Yên, Doãn Mẫn.Tên nhóm có nghĩa 3 chữ C và 3 chữ A được viết tắt từ Collection des Chants Compose´s par des Artistes Anamites Associes (Tuyển chọn các ca khúc do nghệ sĩ Việt Nam biên soạn ).Nhóm đã để lại nhiều ca khúc nổi tiếngị.

Nhóm Đồng Vọng với Hoàng Quý,Đỗ Nhuận,Phạm Ngữ, Lưu Hữu Phước,Văn Cao, Cao Thân, Tô Vũ.Ngoài những sáng tác tình ca, Đồng vọng còn tung ra nhiều bản hùng ca khơi dậy lòng yêu nước.

Phong trào tân nhạc phát triển nhanh chóng đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận. một số đánh giá tác động tích cực của tân nhạc đối với âm nhạc truyền thống.Một số khác nhận xét Tân nhạc là một hình thức văn hóa ngoại lai. Đó thường là những âm điệu đàn Tây phương, nhanh nhẹn,vui vẻ nhưng không có tính cách Việt Nam.

Những phê bình xây dựng đã được giới nhạc mới lưu tâm và một khuynh hướng sáng tác những bài mới mang âm hưởng tây phương nhưng chứa chất tình tự dân tộc xuất hiện sau đó vào những năm 1939,1940 . Đại diện cho khuynh hướng này là Nguyễn Xuân Khoát và Dương Thiệu Tước.Cả hai nhạc sĩ sau này đều chủ trương nghiên cứu âm nhạc truyền thống suốt cuộc đời.

Thân thế và sự nghiệp

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là một trong số vài nhạc sĩ tiên phong mở đầu cho sáng tác tân nhạc.. Ông sinh ngày 14.01.1915, trong một dòng tộc thuộc diện khoa bảng ở làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ông nội Dương Thiệu Tước là cụ nghè Dương Khuê, nguyên Đốc học tỉnh Nam Định.,tác giả bài hát nói „ Hồng Hồng Tuyết Tuyết „ danh tiếng ,đến nay các nghệ sĩ hát ả đào vẫn còn sử dụng.Cụ Dương Khuê được bạn yêu văn học biết nhiều qua bài thơ “Khóc Dương Khuê” của nhà thơ Nguyễn Khuyến). Thân phụ Dương Thiệu Tước là cụ Dương Tự Nhu, từng giữ chức Bố chánh tỉnh Hưng Yên.

Thuở nhỏ, Dương Thiệu Tước học ở Hà Nội. Cụ Dương Tự Nhu là người quý trọng chữ nghĩa, yêu nghệ thuật nên Dương Thiệu Tước đã may mắn được tiếp xúc với âm nhạc rất sớm. 7 tuổi học đàn nguyệt , đàn tranh. Năm 14 tuổi, bắt đầu chú ý tới âm nhạc Tây phương, chuyển qua học dương cầm ( piano),sau đó học thêm đàn hạ uy di cầm và tây ban cầm (guitar).Tây ban cầm là loại nhạc cụ gắn bó bền bỉ,lâu dài với người nhạc sĩ cho tới mãi những năm về sau.Dương Thiệu Tước sử dụng được bẩy loại nhạc cụ Tây phương và cổ truyền và cũng là người hát có tiếng ở Hà Nội.

Những năm thập niên 1930, ông là chủ của một cửa hiệu bán đàn ở phố Hàng Gai, Hà Nội và tại đây, ông còn mở lớp dạy đàn.

Dương Thiệu Tước là người có sáng kiến soạn „nhạc Tây theo điệu Ta“ .Những nhạc phẩm đầu tay của ông viết bằng tiếng Pháp có tên Joie d´´Aimer ( Thú yêu đương) , Souvenance (Kỷ niệm) và Ton doux sourire (Nụ cười ngọt ngào của em) mà phần ca từ là do Thẩm Bích (anh ruột của nhạc sĩ Thẩm Oánh) soạn.

Năm 1938 ông cho in những ca khúc như Tâm hồn anh tìm em, Một ngày mà thôi,Bên cây lục huyền câm,Dập dìu ong bướm.. Sau đó một loạt nhạc phẩm mới cũng được phổ biến :Kỷ niệm một buổi chiều , Thuyền mơ,Kiếp hoa,Áng mây chiều,Nhạc ngày xanh,Dưới nắng hồng.,Trời xanh thẳm, Vừng trăng sáng…, Các điệu nhạc mà Dương Thiệu Tước vận dụng một cách sáng tạo trong các ca khúc đã làm cho giới yêu nhạc thời đó rất phấn khích.

Từ 1946 đến 1953 các nhạc phẩm của ông được xuất bản rất mạnh vì quanh ông không có ai là địch thủ cả.

Về sau khi nhạc dân ca phản ảnh đúng tâm hồn dân tộc. Dương Thiệu Tước quay hẳn về nhạc ngũ cung (Pentatonic) Việt Nam. Trong hồi ký, Dương Thiệu Tước viết: “Tôi quan niệm là nhạc mới Việt Nam phải là những bản nhạc khi trình diễn thể hiện được dân tộc tính Việt Nam, và muốn được như vậy nhạc sĩ sáng tác nên biết âm nhạc dân tộc bằng cách đờn hay ca loại nhạc này và nhờ đó phát huy ra hơi nhạc dân tộc”. Ông đã sọan ba ca khúc , mỗi bài tương ứng với thức nhạc của mỗi miền Việt Nam: Tiếng xưa có âm hưởng miền Nam, Đêm tàn Bến Ngự với âm điệu miền Trung và Thề non nước (phổ thơ Tản Đà) theo âm hưởng miền Bắc.

Năm 1954 Dương Thiệu Tước và gia đình di cư vào Nam . Vào thập niên 60 và 70, ông được mời dạy guitare classique tại trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Saigon. Trong hai thập niên dạy đàn, Dương Thiệu Tước đã đào tạo được nhiều học trò giỏi, sau này là những danh cầm của thành phố..Ngoài việc giảng dậy ở trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ, Ông còn tổ chức các chương trình „Cổ kim hòa điệu“ trên đài phát thanh Sài Gòn ,phối hợp tiếng tiếng đàn nhạc cụ cổ truyền với âm thanh nhạc cụ Tây phương.

Sau năm 1975,Cả nước đặt dưới sự thống trị của chế độ độc đảng , nhạc Dương Thiệu Tước bị câm đoán và ông cũng bị mất chỗ dây học tại trường Quốc gia Âm Nhạc và Kich nghệ Sài Gòn.

Ngày 01.08.1985, Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đã từ trần tại Sài Gòn .

Đặc điểm nhạc Dương Thiệu Tước qua một số bài tiêu biểu

Trong di sản trên 200 nhạc phẩm, có nhiều tuyệt tác thường được nhắc tới : Áng mây chiều,Bến xuân xanh, Bóng chiều xưa (lời nhạc Minh Trang), Cánh bằng lướt gió, Chiều ( phổ thơ Hồ Dzếnh), Đêm ngắn tình dài, Đêm tàn bến ngự, Kiếp Hoa, Ngọc Lan, Ôi quê xưa, Ơn nghĩa sinh thành, Thuyền mơ, Tiếng xưa, Trời xanh thẳm. Uống nước nhớ nguồn (soạn chung với Hùng Lân).

Dương Thiệu Tước là một nhạc sư trong nghệ thuật dung hợp cái rất Tây và rất Ðông trong Tân nhạc. Trong các ca khúc tuyệt vời mà Dương Thiệu Tước viết trong thời kỳ thử thách của nhạc cải cách,đa số các nét nhạc đều là nhạc ngũ cung Việt Nam. Ví dụ các bài „Tâm hồn Anh tìm Em“ , „ Vừng Trăng Sáng“. Nhưng ở bài tình ca „Trời Xanh Thẩm“ Dương Thiệu Tước đã hòa cả nhạc thất cung (heptatonic) và ngũ cung.

Vì nhạc sĩ nắm vững nhạc pháp trong cả hai loại nhạc cổ truyền Việt Nam và nhạc cổ điển Tây phương cũng như sử dụng được mấy thứ đàn cổ truyền và Tây phương nên Dương Thiệu Tước sáng tác được nhiều ca khúc hết sức đặc biệt .

Bài „ Đêm tàn Bến Ngự“. Bản nhạc này vừa có cung bậc Tây phương, vừa mang âm hưởng Đông phương dìu dặt, mơ hồ, cùng với nét buồn man mác, trữ tình của miền sông Hương núi Ngự. Bài Ðêm Tàn Bến Ngự.là một tác phẩm viết dựa trên thể thức ca Huế cổ truyền.Ca khúc là một câu chuyện về sự gặp gỡ giữa người đàn ông với cố nhân,người hát ca Huế trên thuyền dọc sông Hương. Lời ca có kể đến hai chất liệu điệu thức là Nam Bình và Nam Ai.

Bài „Tiếng Xưa“ là ca khúc đã hòa chung nhiều hình tượng cổ điển của Ðường thi trong làn điệu của cổ nhạc miền Nam. Hãy nghe “cung đàn nhỏ lệ Tầm Dương và phím loan vương tình” trên sóng nước Cửu Long

Dương Thiệu Tước soạn nhạc Việt với các tiết điệu Âu châu, Những nét nhạc Tây phương ấy đã tạo thành các ca khúc nhẹ nhàng, êm ái, du dương mà vẫn không mất tình tự dân tộc , Bài „Thuyền Mơ“ tiết điệu Valse, Bài „Cánh Bằng Lướt Gió“ tiết điệu Tango.

Tình ca Dương Thiệu Tước không phải là nhạc ”than mây khóc gió’ ủy mị. Nhạc tình của Dương Thiệu Tước là mối tình của những người nghệ sĩ Có „so phim tơ,có nắn cung đàn“ và sau này cũng vẫn có „tơ chùng phím loan“ trong một bản nhạc tuyệt vời là bản Ngọc Lan .Nhạc tình Dương Thiệu Tước là cảm xúc trữ tình của người nghệ sĩ đối với thiên nhiên trong “ Bến Xuân Xanh“ dạt dào sóng nước .

„Bóng Chiều Xưa“ là bản tình ca bất hủ. „Chiều“ là ca khúc rất phổ biến,Dương Thiêu Tước phổ ý từ thơ Hồ Dzếnh. „Uống Nước Nhớ Nguồn“ viết với Hùng Lân và bài „Ơn Nghĩa Sinh Thành“ là các bài mang nội dung dậy dỗ thiếu nhi được đại chúng yêu thích.

Một trăm năm đời người, đời nhạc

Học Tây để hiểu ta ,tiếp thu tinh hoa nước ngoài để phục vụ Việt nhạc là tâm huyết cả đời của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Trong giai đoạn khởi sự xây dựng một nền âm nhạc mới,ông đứng ra cổ xúy sáng tác và phổ biến nhạc .Ông viết các bài tham khảo trên tập san Việt Nhạc .Cùng với nhạc sĩ Thẩm Oánh tiến hành một phong trào khuyến nhạc để rồi về sau có được Hội khuyến nhạc tại Hà Nội .

Qua các công trình sáng tác và những cống hiến cho âm nhạc, Dương Thiệu Tước được vinh danh là một trong các nghệ sĩ đầu tiên đã đặt nền móng cho nền tân nhạc của Việt Nam và có công nối kết phong hóa cổ truyền với nghệ thuật cao nhã Tây phương.

Ra đi vĩnh viễn Nhạc sỉ để lại cho đời nhiều nhạc phẩm bất hủ.

Dân miền Nam và miền Trung đã đặt tên Dương Thiệu Tước cho đường phố ổ Sài Gòn và Huế để đáp lại tình cảm sâu sắc của người nhạc sỉ tài hoa,tâm hồn phong phú đã thể hiện qua hai tuyệt phẩm Tiếng Xưa và Đêm Tàn Bến Ngự.

Hoa Hướng Nam

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Nhân 100 năm ngày sinh Dương Thiệu Tước: Một Nhạc sĩ tiền phong của nền tân nhạc Việt Nam”

  1. Hoa Hướng Nam says:

    Đường Dương Thiệu Tước ở quận Tân Phú , Sài Gòn và ở Huyện Hương Thủy – Huế
    Tên được đăt sau năm 2000

  2. Nhường says:

    Xin hỏi tác giả Hoa Hướng Nam, viết về Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: Ở Huế, và Saigon, có đường phố mang tên Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước ? Đường đó ở đâu, được đặt tên năm nào ? Cám ơn tác giả.

    • Hoa Hướng Nam says:

      Đường DTT ở quận Tân Phú- Sài Gòn và Huyện Hương Thủy -Huế
      Năm chính thức đăt tên,tôi không rõ chỉ biết các đường này mang tên DDT sau khi nhạc sĩ từ trần năm 1995 ( trong bài đánh máy lầm 1985).
      HHN

    • Nguyễn Phan says:

      Theo tôi được biết:
      Đường Dương Thiệu Tước, ở Huyện Hương Thuỷ, Huế.
      Đường Dương Thiệu Tước, ở Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh.
      Tôi không biết rõ Đường được đặt tên vào năm nào, nhưng
      chắc chắn sau năm 1985.

  3. ĐẠI NGÀN says:

    THI CA VÀ NHẠC VIỆT

    Dân ta có thể tự hào
    Thi ca là một nhạc lời là hai
    Thi ca muôn sắc muôn màu
    Nhạc lời réo rắt toàn màu thi ca !

    Do âm hưởng tiếng ta là vậy
    Năm dấu thanh đâu tiếng nào bằng
    Trong thơ nhạc điệu vẫn hằng
    Còn lời ca khúc sánh bằng thi ca !

    Quả thể cách chan hòa là thế
    Nhạc và thơ luôn quyện cùng nhau
    Nguyễn Du thi chất hàng đầu
    Mà Đoàn Thị Điểm có hầu thua chi !

    Còn nói nhạc ai bì thời mới
    Tách ngũ âm tiến tới phương Tây
    Tạo bao giai điệu ngất ngây
    Vạn phần trí thức ai người không mê !

    Một thuở ấy ngàn năm có một
    Tân nhạc lên tựa gió bọc diều
    Đời đời lịch sử mến yêu
    Cái hồn dân tộc mỹ miều là đây !

    Tài năng thật mê say là thế
    Như ca dao nuôi tuổi nhi đồng
    Thi ca âm nhạc một lòng
    Cùng hòa vào máu người mình khác chi !

    Dương Thiệu Tước, Phạm Duy … sống mãi
    Nơi rừng hoa âm nhạc ngút ngàn
    Nhà thơ, nhạc sĩ rõ ràng
    Luôn hòa quyện mãi trong hồn dân ta !

    NON NGÀN
    (21/6/15)

Leave a Reply to Nhường