WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mối tình Maneli hay “bà mối” Maneli ?

Myeczyslaw Maneli là tên một giáo sư Luật Đại học Varsovie, trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế Giám sát hiệp định Genève 1954, người được coi là làm trung gian trong sự móc nối giữa ông Ngô Đình Nhu và ông Phạm Văn Đồng mấy tháng trước khi hai anh em họ Ngô bị lật đổ và bị giết. Giới tình báo Mỹ thời đó gọi sự trung gian này là “Sự việc Maneli” (Maneli affair). Tác giả Tú Hoa, trong một bài viết mới đây trên Đàn Chim Việt, dịch là ‘Mối tình Maneli’. Tôi thấy nên dịch là “Bà mối Maneli” thì đúng hơn, nếu theo như sự kể lại của tiến sỹ sử học Pierre Journoud trong cuốn ” De Gaulle et le Vietnam ” (De Gaulle và Việt Nam).

ACH002758922.0.580x580

Theo cuốn này, người đầu nậu sự móc nối ông Phạm Văn Đồng với ông Ngô Đình Nhu không phải là Maneli mà là Roger Lalouette, đại sứ Pháp ở Sài Gòn. Là một nhà ngoại giao lão luyện có nhiều hiểu biết về những vấn đề Việt Nam, ông Lalouette, tuy có vẻ như không nắm trong tay chỉ thị viết tay rõ ràng của Điện Élysée hay của bộ Ngoại giao, cũng vẫn tự coi là được Paris ủy nhiệm công việc tìm cách móc nối miền Bắc với miền Nam. Ông Lalouette cũng biết công việc này rất tế nhị, vì chỉ cần lộ liễu một chút là ông Diệm có thể bị thay thế bằng một chính phủ hoàn toàn theo đường lối của Mỹ. Ông thấy chỉ có một người có thể tin cậy được là giáo sư Maneli nên nhờ Maneli làm chuyện này theo một kế hoạch gồm 3 giai đoạn : Mở cuộc đối thoại giữa Hà Nội và Sài Gòn. Thiết lập trao đổi kinh tế và văn hóa. Tổ chức những cuộc đàm phán chính trị. Maneli , trước vẫn phục tài ngoại giao của Lalouette, nay lại thêm bị quyến rũ bởi một kế hoạch quá táo bạo, đã chấp thuận làm người môi giới.

Ông đi đi lại lại nhiều lần Hà Nội trong thàng Ba năm 1963. Trong những cuộc tiếp xúc, Phạm Văn Đồng khẳng định với ông Maneli là chính phủ VNDCCH sẵn sàng mở những cuộc thương lượng, công khai hay bí mật, bất cứ lúc nào, và tất cả có thể thương lượng được ” trên nền tảng của độc lập và chủ quyền Việt Nam “.

Theo lệnh của Hồ Chí Minh và của thủ tướng, bộ trưởng bộ Ngoại giao Xuân Thủy đưa ra bản liệt kê những đồ vật có thể trao đổi với miền Nam. Để chứng tỏ thiện chí của mình đối với chính phủ Diệm, Phạm Văn Đồng còn nói sẵn sàng cung cấp cho miền Nam mà không đòi hỏi một điều kiện chính trị nào, một vài sản phẩm chế biến công nghiệp, than với giá rẻ hơn giá thị trường quốc tế, để đổi lấy gạo, thực phẩm và cao su. Hà Nội khi đó bị hạn hán khá nặng và cũng muốn thoát khỏi sự giúp đỡ, của Tàu, quá bao trùm miền Bắc từ khi Tàu và Nga tuyệt giao.

Maneli, khá lạc quan, trở về Sài Gòn và quyết định gặp Ngô Đình Nhu. Trước đó từ 1-6-1963, Lalouette đã thường xuyên báo cho tổng thống Diệm những chỉ dẫn mà Maneli thâu thập được ở miền Bắc. Ngày 2-9-1963, Maneli được ông Nhu tiếp đãi rất niềm nở. Ông Nhu nói Ba Lan là nước thứ hai sau Pháp được tôn trọng và được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Washington khi đó đã quyết định bỏ rơi ông Diệm vì ông Diệm nhất quyết không rời ông Nhu, và Tình báo Mỹ thâu thập được nhiều chứng cớ là ông Nhu liên lạc bí mật với phía bên kia.

Cũng theo ông Maneli, CIA đã tích cực hỗ trợ Phật giáo chống lại ông Diệm trái với ý của đại sứ Nolting. Ông này bị Cabot Lodge thay thế vì bị coi là thân ông Diệm. Còn có nguồn tin cho cuộc sát hại ngày 8-5 ở Đài Phát thanh Huế là do đại úy Scott, một nhân viên của CIA gây ra. Sự kiện hòa thượng Thích Trí Quang, linh hồn của cuộc nổi loạn Phật giáo chống Diệm, chạy trốn trong một nhà của một nhà ngoại giao Mỹ rồi sau ẩn trú trong tòa Đại sứ Mỹ, là một thí dụ hiển nhiên có sự nhúng tay của Mỹ.

Với thời gian, có nhiều chứng cớ sở dĩ ông Diệm bị sát hại là vì ông chống đối Mỹ tăng cường sự hiện diện ở Việt Nam để còn duy trì tính chính đáng và sự độc lập của mình. Ở Hà Nội thì phe Hồ Chí Minh – Phạm Văn Đồng, cũng vì muốn thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và sự lệ thuộc Tàu khi hòa hiếu với miền Nam, nên cũng bị phe Lê Duẩn – Lê Đức Thọ cho ngồi chơi xơi nước.

© Phong Uyên

© Đàn Chim Việt

27 Phản hồi cho “Mối tình Maneli hay “bà mối” Maneli ?”

  1. Minh Đức says:

    Với các tài liệu của bộ Ngoại Giao Ba Lan được công bố thì việc ông Maneli làm trung gian cho đề nghị trung lập của tổng thống Pháp Charles De Gaule đã không có thật như là những lời đã đồn đãi.

    Điều mà người Mỹ muốn ở chính quyền Ngô Đình Diệm là mở rộng chính quyền cho các phe quốc gia khác tham gia. Việc có thêm nhiều phe tham gia trong khi ông Diệm vẫn nắm quyền chủ động liệu có làm giảm bớt sự bất mãn của các tướng tá trong quân đội? Cái khả năng làm giảm bớt sự bất mãn cao hơn khi ông Diện biết hợp tác và lắng nghe các phe khác. Họ cũng là những người chống Cộng và ông Diệm có thể chọn lựa trong số nhừng phe chống Cộng để hợp tác. Có người sau này phê bình là ông Diệm đã thất bại trong việc xây dựng cuộc đấu tranh Quốc – Cộng mà chỉ xây dựng cuộc đấu tranh Diệm – Cộng. Vì thế mà anh em ông Diệm bị lẻ loi. Muốn xây dựng cuộc đấu tranh Quốc – Cộng phải biết hợp tác với các phe chống Cộng khác.

    Nói tóm lại đề nghị của Mỹ đòi hỏi anh em ông Diệm phải biết làm việc với người khác, chứ không phải chỉ làm việc với người thân thuộc trong gia đình. Khả năng làm việc với người khác dường như không mạnh mẽ lắm ở ông Diệm và ông bà Nhu. Có lẽ vì họ tự cao tự đại, xem những người khác thấp hơn chỉ đáng để cho họ sai khiến. Muốn làm việc với người ngoài cần có công tâm, cần phải xét người một cách công bằng dựa trên khả năng của họ chứ không xét người theo cách họ có phải là người thân của mình hay không, phải tôn trọng họ xem họ là bình đẳng với mình và lời nói của họ là có giá trị đáng phải nghe. Người dân miền Nam đã gọi chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ “độc tài gia đình trị”. Tuy là độc tài nhưng lại dùng những người quanh quẩn trong gia đình mà thôi. Phải dùng người trong gia đình vì thiếu khả năng hợp tác với người ngoài. Dùng người trong gia đình sẽ làm những người khác bất mãn vì họ thấy họ không còn phục vụ cho quốc gia nữa mà chỉ phục vụ cho một gia đình. Lời khuyên của người Mỹ là có lý. Nếu ông Diệm làm theo lời khuyên của Mỹ thì có lẽ đã không xảy ra vụ đảo chánh. Cứng quá thì gẫy, mềm thì lại còn.

    • Nguyễn Thanh says:

      Bọn đối lập – tướng lãnh cũng như dân sự- là phường “xôi thịt” . Đòi chia quyền hành, thế nhưng lúc cướp được chính quyền thì thế nào ? :

      (Trích ) Sau cuộc đảo chánh 1963, xảy ra ba cuộc binh biến liên tiếp trong thời gian hai năm: Binh biến ngày 31/1/64, binh biến 13/9/64 và binh biến ngày 19/2/65. Sáu chính phủ nối tiếp nhau trong thời gian hai năm: Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ, chính phủ Nguyễn Khánh, chính phủ Nguyễn Xuân Oánh, chính phủ Trần văn Hương, chính phủ Phan Huy Quát, và chính phủ Thiệu/Kỳ. Chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng , kể từ tháng 11 năm 1963 đến tháng 7 năm 1965, đã lần lượt thay đổi đến 5 lần .

      Chỉ trong vòng 6 tuần sau ngày đảo chính, đã có đến… 62 đảng phái ra đời. Có những đảng cũ tái sinh rồi chia ra làm bốn, làm năm. Có đảng được thành lập từ những chính trị gia vừa trở về sau khi lưu vong bên Miên, bên Pháp. Có đảng chỉ loe hoe ông đảng trưởng và vài ba đảng viên. Các đảng phái ô hợp này không đóng góp được gì cho tự do dân chủ ngoài việc thi hành quyền tự do chỉ trích chính phủ và chỉ trích lẫn nhau một cách ô hợp .

      Những cuộc xuống đường biểu tình diễn ra liên miên. Các tướng dùng quân đội tranh quyền cai trị đất nước, lãnh tụ những đảng phái đố kỵ nhau, Phật tử xung đột với Ky-tô hữu, Quốc Trưởng và Thủ Tướng không ưa nhau ( Phan khắc Sửu/ Phan huy Quát)…Các đơn vị quân đội nổi loạn, quân đội ghìm súng trước quân đội. Lính Mỹ tự do đổ vào miền Nam càng ngày càng nhiều. Tệ đoan xã hội, đĩ điếm, cần sa, bạch phiến, bước nhịp theo những gót chân ngoại bang trên một mảnh đất Miền Nam không còn chủ quyền….

      Kịp đến tháng Tư Đen năm 75, các tướng đảo chánh năm 63 Nguyễn văn Thiệu, Dương văn Minh và đối lập Caravelle Trần văn Hương kẻ thì từ chức, kẻ thì đầu hàng Việt cộng .

  2. Tác giả Tú Hoa dịch thành ” mối tình Maneli ” đọc cảm thấy ý văn nhẹ nhàng ,thanh thoát …người đọc thấy như bị lôi cuốn vào một chuyện tình …nào đó ! Còn dịch là bà mối đọc lên sao cảm thấy nó trần trụi , lố bịch , phủ phàng …vẫn biết chính trị là thủ đoạn , dã man ,bẩn thỉu …vv . Tất cả những bài dịch khảo cứu từ những tài liệu tình báo được giải mã sau một thời gian bảo mật cần thiết , tuỳ theo nhận định và kiến thức của từng dịch giả . Độc giả có quyền nhận xét và phê bình riêng tôi rất thích những bài khảo cứu của dịch giả Tú Hoa lời văn ý tưởng xắp xếp mạch lạc ,trong sáng …nó giúp người đọc nắm bắt được những khuất tất lịch sử hoặc những biến cố chính trị có thể xảy ra trong tương lai !

  3. Phong Uyên says:

    Trả lời bác Chiêu Dương :

    1) Ông Nhu biết dư sở dĩ Mỹ với Nga dàn xếp Hiệp ước Đình chiến và Trung lập hóa Lào, để ngỏ cửa cho CSBV xâm nhập miền Nam, là cốt để có cớ đổ quân vào miền Nam. Nếu thật sự Mỹ muốn cắt đường xâm nhập của Bắc Việt thì chỉ cần huy động mấy chục ngàn quân, đóng quân cắt ngang nước Lào từ biên giới vĩ tuyến số 17 đến Savannakhet , khoảng mấy trăm cây số, chứ cần gì phải huy động mấy trăm ngàn quân đóng dọc bờ biển xa lắc xa lơ, để ngỏ hơn 1 ngàn cây số dọc Trường Sơn ? Ông Nhu cũng biết sở dĩ Mỹ đổ quân vào VN là cốt dùng Việt Nam như mộg quân bài để mặc cả với Tàu cộng và một ngày kia thỏa thuận với nhau thì vứt VN cái rụp. Cũng chính vì vậy mà ông đòi Mỹ phải rút 14 ngàn quân và Mỹ phải triệt hạ ông Nhu ông Diệm chứ không phải vì 2 ông muốn miền Nam trung lập.

    2) Việc Pháp muốn Nam Việt Nam trung lập và sau này công nhận nước CHNDTQ chỉ có lợi cho VNCH vì thời đó Trung Cộng không đòi hỏi gì hơn là có một miền Nam Việt Nam trung lập, không có quân đội Mỹ và Bắc VN hoàn toàn phụ thuộc mình. Vả lại khi Pháp công nhận Trung Cộng thì ông Nhu ông Diệm đã chết rồi nên không thể nói Pháp bắt tay kẻ thù (Trung cộng) sau lưng 2 ông.

    3) Về chuyện 2 ông Nhu Diệm bị thủ tiêu thì tôi cũng không tin là có bàn tay Mỹ. Nhưng cũng khó nói là có bàn tay Trung cộng. Chỉ biết là các tướng tá sau này hoàn toàn theo lệnh Mỹ.

    • Nguyễn Thanh says:

      Ngoài một số các tướng tá người Việt, ai nữa chủ mưu hạ bệ chế độ Ngô Đình Diệm ?

      *** Tổng Thống Richard M. Nixon viết trong tác phẩm “No More Vietnams” : “Lỗi lầm tệ hại nhất của chúng ta là đã xúi dục lật đổ tổng Thống Diệm năm 1963…”

      *** Trong cuốn hồi ký, dưới tiêu đề “Mùa Thu Định Mệnh Năm 1963, ông Robert S. McNamara viết: Vào ngày 1.2.1966, Tổng Thống Johnson đã gọi điện thoại cho Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthay than phiền về việc chính quyền Kennedy (lúc đó ông Johnson là Phó Tổng Thống) và liên minh cánh tả của ông ta ở Thượng Viện đã ủng hộ việc ông ta đi vào cuộc chiến Việt Nam, nhưng lại không ủng hộ ông trong việc tiệp tục cuộc chiến đó. Ông nhắc lại chuyện chính quyền Kennedy tổ chức giết ông Diệm để có thể tham chiến ở Việt Nam:

      “Ngài nhớ, lúc đầu họ nói với tôi về Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và xử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyễn rủa để hạ sát ông ta. Bây giờ chúng ta không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”

      (They started on me with Diem. He was corrupt and he ought to be killed. So we killed him. We all got together and got a goddam bunch of thugs and assassinated him. Now, we’ve really had no political stability [in South Vietnam] since then.)

      *** Trong tác phẩm “Assaasination, Coup and Madame Nhu”, Monique Brinson Demery viết: Giám Đốc CIA John A. McCone không ngừng chỉ trích cái ý kiến đảo chánh. Trong một cuộc họp với Nhóm Đặc Biệt chuyên trách về Việt Nam, McCone đã nói rằng thay thế Diệm và Nhu bằng những người chưa biết là ai là “qúa nguy hiểm” và hầu như có thể mang đến “sự tai hại tuyệt đối” cho Hoa Kỳ. Ông cũng đã nói riêng với Tổng Thống Kennedy rằng cuộc đảo chánh này “có thể dẫn đến những cuộc đảo chánh khác theo sau.

      ***Vào năm 1964, theo hai sử gia Arthur M. Schesinger Jr. và Robert Dallek, TT Johnson đã nói với các ký giả: “Chuyện xảy ra cho ông Kennedy giống như sự trừng phạt của Thượng Đế” (what happened to Kennedy may have been divine retribution).

    • VN War says:

      Muốn biết tại sao Mỹ trung lập hóa Lào thì cứ đọc các sách của các nhà học giả Mỹ viết về VN war là biết ngay:
      Khi Lào bị CS xâm lược, Kennedy không muốn giữ Lào vì phải gửi ít nhất là 6 sư đoàn , giữ Lào thì sẽ phải bỏ miền nam VN mà Lào không quan trong bằng VN cho nên Mỹ phải chọn bỏ Lào tức trung lâp hóa Lào để giữ VN, VN quan trọng hơn nhiều
      Muốn biết diễn tiến lịch sử chính xác nhât là đọc nhiều sách, nếu suy đoán theo cá nhân thì có hàng trăm lối giải thích khác nhau

    • Nguyễn Thanh says:

      Có thể Kennedy không khăng khăng đòi giết TT Diệm và ông Nhu, nhưng chắn hẳn Kennedy cần họ chết. Nếu không, một khi được tị nạn chính trị ở đâu đó, họ sẽ đóng đinh Kennedy trên báo chí thế giới và tin này sẽ được các đối thủ chính thị thuộc đảng Cộng Hoà lợi dụng để chống lại Kennedy trong cuộc tái tranh cử tổng thống. Nước Mỹ sẽ nghĩ gì về Kennedy sau khi đồng minh Diệm mới bị hạ bệ tung ra một chiến dịch bôi tro trát trấu vào mặt Kennedy? Bao nhiêu người sẽ bỏ phiếu cho Kennedy trong cuộc bầu cử sắp tới?
      ( Trích )

      Tổng thống Diệm bị hạ sát sáng ngày 02-11-1963, thì ngay trong buổi chiều hôm đó, nữ ký giả Marguerite Higgins- người thường bám sát tổng thống Diêm để viết bao đã hỏi Roger Hilsman- Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao đặc trách Đông Á vu- một người trong nhóm chủ mưu giết tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, rằng: “Bàn tay ông đã nhuốm máu, ông thấy thế nào?” Hilsman lạnh lùng trả lời: “Ồ Maggie, thôi mà. Cách mạng thì phải gian khổ. Máu đổ thịt rơi.” (sách Bàn Tay Hoa Kỳ Cái Chết Ông Diệm, trang 285, chuyển ngữ của Vũ Văn Ninh & Trần Ngọc Dung, nguyên tác của nữ tiến sĩ Ellen J. Hammer).

      Lời của ông TT Trần Văn Hương được bộ trưởng quốc phòng McNamara thuật lại:
      “Một dân chính, ông Trần Văn Hương, người đã từng chỉ trích ông Diệm, từng vào tù vì chống chế độ, đã nói : “Những tướng lãnh hàng đầu đã quyết định giết anh em ông Diệm sợ hãi đến chết được. Họ biết rất rõ họ là những kẻ chẳng có tài cán, đức độ hay hậu thuẫn chính trị gì, dù một chút cũng không có, nếu để Tổng Thống và ông Nhu sống, hai ông sẽ trở lại cầm quyền một cách ngoạn mục mà họ không có cách gì ngăn cản được.”

    • Chiêu Dương says:

      Xin chân thành cảm ơn ông Phong Uyên đã hạ cố trả lời.

      Như tôi đã viết, chuyện đệ nhất cọng hòa của Nam VN bị đổ vở là một mớ bòng bong luôn gây chia rẻ những con người VNCH, cho nên, tôi chỉ xin ghi lại đây đôi điều suy nghĩ của bản thân chứ không có ý gọi là “thảo luận” và xin hoàn toàn không “tranh luận”.

      1) Sau vụ trung lập Lào là kế đến vụ Cuba, không khí chiến tranh lạnh Mỹ– Liên-xô lắng dịu. Việc các nhà lãnh đạo tìm kiếm những thõa hiệp ( hay trung lập) để dập tắt chiến tranh không có gì là xấu, và có lẻ đó là xu hướng chung, ngoại trừ những cái đầu hầm hập hận thù đầy tham vọng ở Bắc Việt và Trung cọng. Tháng 7 /1962 trung lập Lào thì Trung cọng chưa lộ dã tâm xúi CSBV quyết đánh miền Nam VN. Cho nên, với Mỹ, việc CSBV ém quân ở Bắc Lào và lén lút xây dựng đường mòn hồ chí minh thì chẵng có kí lô nào cả, chẵng phải Mỹ lợi dụng để ngõ đường mòn hồ chí minh mà có cớ đổ quân. Tháng 3/1963 Mao mới xếnh xáng tuyên bố “dẫn 500 triệu bần nông tràn xuống Đông Nam Á”; có thể nói người Mỹ toan tính việc đổ quân vào Nam VN chỉ sau tháng 3/1963. Nói rằng Trung cọng muốn Nam VN trung lập thì quả là khó tin. Nếu lấy câu chuyện Trung cọng – Pháp có ý muốn giúp VNCH chống lại CSBV trong những ngày cuối tháng 4/ 1975 để gán cho thời điểm 1963 thì hoàn toàn không hợp lý. Sau 12 ngày đêm ăn bom Mỹ ở Hà nội, CSBV đã hoàn toàn bỏ thầy củ mà chạy theo Liên xô nên TC phải bám víu vào đám Mặt trận “phỏng giái” miền Nam để bắt cầu chứ chẵng phải TC muốn miền Nam VN trung lập. TC ký tên vào hiệp định Paris 73 nhưng vẫn tuồn xe pháo đạn dược cho CSBV ồ ạt tấn công miền Nam chứng minh cho ý kiến vừa nêu.

      2) Ông P. Uyên cũng đã viết ông Nhu từng chẵng ưa gì Mỹ trước 1962, việc Mỹ trung lập Lào mà chính quyền Nam VN không được tham khảo là giọt nước làm tràn ly “bực tức” của ông Nhu đối với người Mỹ. Theo tôi, sự bực tức người Mỹ của ông Nhu là do sự cộng hưởng các đường lối của “Pháp De Gaulle”. Ông P. Uyên hãy ngẫm lại quan điểm và tư thế của De Gaulle ( tôi xin ngừng dùng chử Pháp để tránh gây ngộ nhận ) trong NATO, nó có nét rất gần giống với tư thế và quan điểm của ông Nhu trong quan hệ với người Mỹ. Nếu quả thực De Gaulle có khả năng hòa hoãn với TC thì việc nghe theo De Gaulle để trung lập VN hay Nam VN, điều đó đúng là phước ba đời cho dân tộc VN. Lịch sử cho thấy nó không phải như vậy.

      3) Chính quyền De Gaulle công nhận Trung cọng vào tháng giêng 1964; như thế, lúc De Gaulle xé rào tiếp cận Trung cọng thì phải xảy ra trước đó, và có thể nói nó song song với câu chuyện “bà mối Maneli”.

      4) Việc giết 2 ông NĐ Diệm và NĐ Nhu, trách nhiệm chắc chắn phải thuộc về các tướng tá ở Sài gòn hồi đó. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm xét đến động cơ giết người, tôi nhận thấy rằng khó kết luận có một tay tướng tá nào đó có đủ “3 đầu 6 tay” dám hạ thủ, nếu không bị hay được “giật dây”. Sau 11/1963, mọi tướng tá hoàn toàn theo lệnh Mỹ là điều tất yếu bởi họ đã thấy sự sụp đổ của một hệ thống chính quyền muốn thoát rào ảnh hưởng Mỹ ngay trước mắt. Việc thủ tiêu 2 ông Diệm – Nhu, ông P. Uyên cũng đã không tin là có bàn tay Mỹ.

      Cuối cùng, xin cám ơn ông P. Uyên và BBT đã có bài “bà mối Maneli” để có dịp “ôn cố tri tân”. Chúng ta liệu có xoay sở được một thế trung lập trong vòng xoáy hiện nay ? hay chúng ta vì quá sợ sự “mặc cả” mà lớ ngớ “mất nước” ?

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Washington khi đó đã quyết định bỏ rơi ông Diệm vì ông Diệm nhất quyết không rời ông Nhu, và Tình báo Mỹ thâu thập được nhiều chứng cớ là ông Nhu liên lạc bí mật với phía bên kia.”

    Đề nghị của người Mỹ với ông Diệm là đừng để ông Nhu tham gia vào chính trị cho thấy lý do người Mỹ muốn thay anh em ông Diệm không phải là vì họ bí mật đàm phán với bên kia. Nếu vì anh em ông Diệm bí mật đàm phán với CS mà người Mỹ ủng hộ đảo chánh thì họ sẽ không chỉ đòi đừng cho ông Nhu làm chính trị mà họ sẽ chủ trương loại bỏ cả hai. Nếu ông Nhu bí mật đàm phán với bên kia thì chắc chắn là ông Diệm cũng đồng tình. Có lẽ nào ông Nhu bí mật đàm phán với CS mà không nói cho ông Diệm biết? Nếu ông Diệm cũng đồng tình thì có lẽ nào người Mỹ loại ông Nhu mà giữ ông Diệm lại? Vì thế việc Mỹ đề nghị đừng cho ông Nhu làm chính trị rồi sau đó khi ông Diệm không chịu nghe thì Mỹ cho làm đảo chánh là vì Mỹ không đồng ý với đường lối chính trị của ông Nhu. Đường lối của ông Nhu là dành độc quyền chính trị vào tay ông Diệm và đảng Cần Lao. Trong khi đó, Mỹ muốn ông Diệm mở rộng chính trị cho các phe quốc gia khác tham gia để họ bớt bất mãn.

  5. Minh Đức says:

    Theo tài liệu của Wilson Center, The International Cold War History Project, thì qua các hồ sơ mà bộ ngoại giao Ba Lan công khai hóa gần đây, the Polish Foreign Ministry archive (Archiwum Ministerstwa Spraw Zagranicznych; AMSZ), thì không có chuyện ông Myeczyslaw Maneli làm trung gian giữa Hà Nội và Sài Gòn vào thời gian trước khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Chính phủ Ba Lan đã cấm ông này làm chuyện trung gian đó. Bộ Ngoại Giao Ba Lan đã cấm ông này gặp gỡ riêng ông Nhu. Những gì ông ta làm ở miền Nam khi gặp ông Nhu chỉ là trong vòng vai trò của nhân viên Ba Lan trong Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến mà thôi.

    Cũng theo tài liệu này thì ông Phạm Văn Đồng và ông Xuân Thủy nhờ ông Maneli chuyển lời đến Sài Gòn để ướm thử xem phản ứng của Sài gòn về việc trao đổi văn hóa và buôn bán gạo, than. Tài liệu của Ba Lan cũng nói rõ việc này không có nghĩa là ông Maneli làm trung gian trong việc trung lập hóa Việt Nam theo đề nghị của tổng thống Pháp. Cũng theo tài liệu này, thì Hà Nội tò mò muốn biết nội dung khi ông Maneli gặp ông Nhu gồm có những gì và nói rằng khi có dịp gặp trở lại thì thử nói về ý định của Hà Nội muốn trao đổi văn hóa và hàng hóa nhưng không có đề nghị nào liên quan đến chính trị.

    Cùng theo tài liệu của Bộ Ngoai Giao Ba Lan thì cả Hà Nội lẫn Sài Gòn đều không tin tưởng ông Maneli nên việc trung gian chắc chắn là không có. Những người lãnh đạo ở Hà Nội cũng nói với ông Maneli là không hề có cuộc gặp gỡ riêng nào giữa Sài Gòn và Hà Nội.

    Cũng theo tài liệu này, trong cuộc gặp gỡ giữa ông Maneli với ông Nhu thì hai người có bàn một chút về đề nghị trung lập hóa của tổng thống Pháp Charles De Gaule và ông Nhu nói ông ta và ông Diệm có nghiên cứu về vấn đề này, nhưng không có bàn thêm điều gì quan trọng về vấn đề này cả. Có nghĩa là ông Nhu không cho đề nghị này là nghiêm chỉnh, có giá trị. Theo ông Maneli thuật lại thì ông Ngô Đình Nhu có thái độ dè dặt, cẩn thận và đa nghi khi nói chuyện với ông ta vì thế ông ta cho là ông Ngô Đình Nhu không tin tưởng ông ta đến mức nói chuyện gì quan trọng hơn. Do đó cũng không có chuyện ông Nhu nhờ ông Maneli nói gì với Hà Nội cả. Theo báo cáo của ông Maneli với bộ ngoại giao Ba Lan thì ông Nhu có thể chịu nói chuyện về trao đổi văn hóa, hàng hóa với miền Bắc và có thái độ bất bình với cách làm việc của người Mỹ nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy ông Nhu muốn cắt đứt quan hệ với Mỹ để bắt tay với Hà Nội.

  6. Phong Uyên says:

    Không phải vì ông Nhu tính sai nước cờ giả đò thương lượng với Cộng sản để dọa Mỹ mà Mỹ phải ra tay trước. Mỹ thấy muốn đổ quân vào Việt Nam, bắt buộc phải triệt hạ ông Nhu ông Diệm :

    1) Ngay từ tháng 5 năm 1958, Mỹ đã ghét ông Nhu rồi khi ông nói với một nhà báo Pháp là viện trợ kinh tài Mỹ chỉ cốt để mua đồ tiêu thụ chứ không cốtr để phát triển hạ tầng kinh tế.Lời tuyên bố này đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nho nhỏ giữa Washington và Sài Gòn.

    2) Tháng 10-1960, đại sứ Pháp ở Washington đã nghe giới ngoại giao Mỹ nói với mình là phải làm sao đẩy ônvg Nhu xa ông Diệm với bất cứ giá nào vì ông Nhu là “một handicap nặng nhất cho chế độ”.

    3) Nhưng cái lí do khiến Mỹ phải triệt ông Nhu ông Điệm là vì dưới sự thúc đẩy của ông Nhu, đầu năm 1963 ông Diệm đã đòi Mỹ phải rút lần lần số quân Mỹ ở Việt Nam hồi đó là 14 000 người. Ngày 7-3-1963 bộ Tham mưu Mỹ đã chấp thuận cho tới cuối năm 1965, sẽ trở lại số cố vấn thời khởi đầu là 1500 người. Lẽ tất nhiên là Mỹ không bao giờ muốn giữ lời cam kết đó. Nổi loạn Phật giáo chỉ là một lá bài của Mỹ

    • rút cố vấn says:

      Năm 1963, Kennedy theo lời yêu cầu của McNamara cho rút dần 16,000 cố vấn Mỹ (coi trong hồi ký McNamara In Restropect…) từ cuối 1963 cho tới 1965 chứ không phải do VNCH yêu cầu, McNamara báo cáo trước Hội đồng an ninh QG tình hình miền nam đã yên, đề nghị Tổng thống cho rút dần và TT chấp thuận đề nghị, Kennedy và McNamara không muốn sa lầy tại VN.

      Đối với Mỹ, ông Nhu hay Diệm không quá quan trọng như vậy. Cuộc đảo chính không hoàn toàn do Mỹ điều khiển và muốn vậy, chính phủ của TT Diệm bị dân chúng chống đối dữ dội, độc tài thối nát mất lòng dân không thể tồn tại được, chế độ Diệm có làm được nhiều cái tốt đẹp thập niên 50 (55-59) nhưng sang thập niên 60 ngày càng thối nát, lũ anh em của ông Diệm nhất là Nhu, Cẩn lộng hành làm ung thối chế độ, các trường học kể cả trường nữ Trưng vương Gia Long bãi khóa chống chính phủ
      t/g nói
      “Nổi loạn Phật giáo chỉ là một lá bài của Mỹ”
      là rất đụng chạm, có thể gây tranh cãi đề nghị cương vị một tác giả nên cẩn thận trong phát ngôn

      De Gauule muốn nhẩy vào VN ăn có nhưng thực ra Pháp chỉ là cường quốc hạng ba, núp dưới cây dù nguyên tử của Mỹ, cái thân còn chưa lo xong làm sao lo chuyện “nghĩa vụ quốc tế”?
      Năm 1945 De Gaulle núp sau xe tăng Mỹ về giải phóng đất nước, sau đó núp dưới cây dù nguyên tử Mỹ nhưng chống Mỹ, chửi Mỹ xâm lăng BV

      • Đồng Tử says:

        Phật giáo đã làm ung thối miền Nam VN từ đệ nhất đến đệ nhị Cộng Hòa. Đã là một tôn giáo tốt, chẳng ai đem Phật ra đường lập bàn thờ biểu tình chống chính quyền. Hãy xem lại đoạn clip thiêu sống đại đức Thích quảng Đức, kè đại đức ra đường và nhìn nhân vật xách thùng xăng đổ lên đầu đại đức một cách nhanh chóng không đầy một phút lửa bùng cháy. Sau đó, lửa không thiêu cháy trái tim bất tận của ngài? Ngày hôm nay, trái tim ấy để ở đâu? Bảo tàng viện quốc gia? Hay ở chùa Thiên Mụ Huế vẫn còn giữ chiếc xe chở đại đức đi thiêu sống.
        Khốn thay, dùng người để tạo nên làn sóng chống đối chính quyền để có lợi cho giặc. Chế độ Diệm thối nát, còn chế độ đệ nhị Cộng hòa thế nào? Cũng thối nát nên đã chìu theo ý các hòa thượng như Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu CS đội lột để đánh phá chính quyền. Vậy ai là kẻ phá rối miền Nam VN? Diệm thối nát, còn ông Ngô đình Cẩn có tội ác dân tộc không, sao lại xử bắn ông ta như đấu tố một tên khát máu, tội đồ dân tộc bởi xúi dục của Thích trí Quang? Trong chính trị có những thù hận, nhưng nếu biết suy nghĩ nên làm điều gì có lợi cho dân tộc hơn thì hãy nên làm. Tà tâm để gieo rắc hận thù và giết đi những người tốt, hậu quả cho đất nước lầm than, khốn cùng cho đến ngày nay.

  7. Chiêu Dương says:

    Theo cuốn này, người đầu nậu sự móc nối ông Phạm Văn Đồng với ông Ngô Đình Nhu không phải là Maneli mà là Roger Lalouette, đại sứ Pháp ở Sài Gòn. Ông Phong Uyên hoàn toàn đúng khi viết câu in nghiêng vừa dẫn.

    Tuy nhiên, cả Tú Hoa và Phong Uyên đã thiếu sót khá lớn khi nói về chuyện “bà mối Maneli” mà không nói đến 2 sự kiện tầm quốc tế rất ảnh hưởng đến ông Nhu trong việc qua mặt Mỹ, bí mật thảo luận với CSBV. Đó là :

    1) Hiệp ước đình chiến và trung lập hóa quốc gia LÀO do Hoa kỳ và Liên xô dàn xếp, được các bên tham chiến ở Lào ký ngày 23 tháng 7 năm 1962.

    Con đường xâm nhập từ Bắc Việt vào Nam VN ( đường mòn hồ chí minh ) đã được CSBV xây dựng từ năm 1959. Hiệp ước nêu trên đã gây ra 1 lổ hổng lớn là Mỹ và Liên xô rút các đơn vị của mình, thế nhưng 7000 quân CSBV vẫn lén lút có mặt ở Bắc Lào và con đường mòn hồ chí minh vẫn được CSBV lén lút xây dựng.

    Ông Ngô đình Nhu đánh giá Hoa kỳ trung lập Lào như thế thì chẵng khác gì giúp CSBV có cơ hội đánh chiếm miền Nam VN.

    2) Song song với việc Roger Lalouette, đại sứ Pháp ở Sài Gòn tiến hành việc 2 miền Nam Bắc VN bí mật gặp nhau; ngay tại Pháp, De Gaulle cho người bí mật tiếp xúc với Trung cọng và sau đó vào tháng giêng năm 1964, Cọng hòa Pháp công nhận nước Cọng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    Pháp là quốc gia đầu tiên xé rào chính sách đối ngoại của Mỹ, đặt quan hệ ngoại giao với Trung cọng. Cũng giai đoạn này, Pháp là quốc gia luôn gây khó khăn cho Mỹ trong NATO và đỉnh cao là Pháp hoàn toàn rút khỏi NATO vào năm 1966 cũng như bộ tư lệnh NATO phải rời khỏi đất Pháp vào năm này.

    Ông Ngô đình Nhu là người bị ảnh hưởng văn hóa Pháp sâu đậm, cho nên, có thể nói chính sách xé rào đường lối đối ngoại của Mỹ mà Pháp chủ trương, cụ thể là trung lập hóa VN rất ảnh hưởng đến ông Nhu.

    Kết hợp 2 yếu tố nêu trên, ông Nhu vượt rào Mỹ, muốn tự định đoạt sự trung lập cho VN theo kiểu Pháp ( nhưng ông Nhu đã thiếu thông tin, người Pháp đang bắt tay với Trung cọng, kẻ thù của ông, ngay sau lưng ông ).

    Với Kennedy, khi trung lập Lào, ông đã bị các giới chức Mỹ phản đối, cho rằng đó là một sự đầu hàng cọng sản. Do đó, khi các giới chức Mỹ hay tin ông Nhu muốn trung lập VN thì hầu hết chính giới Hoa kỳ đều phản đối, họ yêu cầu ông Diệm thải ông Nhu ra khỏi chính quyền VNCH. Một cá nhân ông Nhu với lực lượng an ninh tình báo lèo tèo không thể nào sống còn với cả 3 guồng máy cồng kềnh cọ xát nhau, đó là Mỹ, Pháp, Trung cọng; Bắc Việt chỉ là những tay lon ton chạy bàn, đâm bị thóc thọc bị gạo theo lệnh của chủ mới “Tàu phù”. Người Mỹ thật sự hạ bệ ông Diệm vì ông ấy không chịu rời ông cố vấn Ngô đình Nhu; tuy nhiên, chưa có một tài liệu nào từ phía Mỹ cho thấy rỏ ràng Mỹ hạ lệnh giết 2 người này, tất cả chỉ là suy đoán qua các xâu chuổi thiếu mạch lạc.

    Một ngày nào đó, cọng sản Tàu tan hàng, mọi hồ sơ bí mật của Tàu cọng được phanh phui; người ta sẽ có được một cái nhìn rỏ ràng hơn về cái chết của 2 ông Ngô đình Diệm và Ngô đình Nhu. Nếu xét về động cơ giết người thì Tàu cọng là kẻ có lợi hơn cả trong sự giết hại đó. Vì sao ? phía Mỹ thiệt mất một tổng thống trong cùng tháng 11/1963; người Pháp xôi hỏng bỏng không ở VN vì miền Bắc rơi vào tay Tàu qua ngỏ Duẩn-Thọ, miền Nam thì hoàn toàn chịu ảnh hưởng Mỹ ; chiến tranh VN được Duẫn-Thọ tiến hành đúng theo lệnh của Mao, con người có đủ khả năng lý thuyết kêu gọi chống Tàu là ông Nhu không còn, chính giới miền Nam VN bấn loạn do sự đổ thừa, nghi kỵ lẫn nhau qua cái chết của ông cố tổng thống NĐ Diệm làm cho khả năng chống lại miền bắc cọng sản yếu hẳn. Vậy nên, ai trồng khoai đất này trong 2 cái chết mà đã lung lạc được cả Mỹ, Pháp và Sài gòn. Mọi người tự hiểu.

    Hiện nay, Tàu cọng lộ rỏ bản chất xâm chiếm VN, mớ bòng bong gây chia rẻ người dân VNCH tốt nhất ( thành phần luôn chống Tàu ) là cái chết của cố tổng thống NĐ Diệm. Những ai chống Tàu xâm lược nên cẩn thận.

  8. Nguyễn Thanh says:

    Câu chuyện hai ông Diệm và Nhu muốn thương lượng với miền Bắc chỉ là một thế cờ (dọa Mỹ) tính sai nước cuả ông Nhu (?). Ông Nhu chỉ muốn chứng minh với Hoa Kỳ rằng nếu bị Hoa Kỳ bỏ rơi ông ta có khả năng thương lượng trực tiếp với Bắc Việt. Không như ông Nhu tính, đây lại chính là bằng chứng duy nhất để phía Hoa Kỳ lập luận ông Nhu muốn thay đổi chiến lược chống Cộng của Hoa Kỳ. Người Mỹ đã phản phé nước cờ một cách tàn nhẫn lấy lý do này. Theo bản tóm lược tháng 9 năm 1963 về Mục tiêu cuả Hoa kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa kỳ, nhiệm vụ cuả các nhân viên Hoa Kỳ là phải: ”… Ngụy tạo những tài liệu liên kết Nhu với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Hà Nội) làm cho Nhu mất tín nhiệm với các tướng lãnh…”.(Nguyễn Quang Duy ).

    Sau 1/11/1963, Phạm văn Đồng đã giải thích cho Maneli các nguồn tin từ tướng đảo chánh về các cuộc đàm phán Bắc Nam như sau: ”Đó chỉ là giả dối, phe đảo chánh thông báo tin này chỉ để giải thích lý do phản lại Diệm”. (Gnoinska K. Magaret, 2005, Poland and Vietnam , 1963: New Evidence on Secret Communist Diplomacy and the “Maneli Affair”, Working Paper No 45, Cold War International History Project, Woodrow Wilson International Center for Scholar ). Myeczyslaw Maneli là giáo sư luật Đại học Varsovie, trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế Giám sát hiệp định Genève 1954.

    Tin đồn Ngô đình Nhu gặp Phạm Hùng ( CS Bắc Việt) đã được cựu đại sứ William Colby ghi trong hồi ký của ông. Colby còn cẩn thận ghi thêm “Giai thoại này có thể là chuyện bịa” (Ở thời điểm này, ông William Colby đang làm vụ trưởng Vụ Viễn Đông của Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ (CIA).

    Tối thứ bảy 24-8-1993, phe chủ chiến Hoa kỳ M – W. Averell Harriman, Roger Hilsman, Ball, Getsinger và V. Forrestal, đã đồng ký một công điện mang số 243 chỉ thị cho ông Lodge thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm. Công điện ghi rõ: “Chính phủ Hoa Kỳ không thể để cho Nhu nắm quyền hành trong tay. Chúng ta sẽ cho Diệm cơ hội để tách rời ra khỏi Nhu và bè đảng của Nhu và thay vào đó bằng những nhân vật có khả năng trong giới quân nhân và chính trị có thể tìm được. Tuy nhiên, sau khi dùng mọi nỗ lực mà Diệm vẫn khước từ và đối kháng, chúng ta sẽ phải đối diện với một khả thể: chính ông Diệm cũng không thể nào được để tồn tại.” Như vậy việc lật đổ Chính phủ Ngô đình Diệm đã được quyết định trước ngày Maneli gặp ông Nhu.

    (Trong cuộc tiếp tân chiều ngày 25-8-63 của Quyền Ngọai Trưởng VNCH Trương Công Cừu, các ông Lalouette, d’Orlandi, Goburdhun and d’Asta đã giới thiệu Maneli với ông Nhu. Ông Nhu đã vui vẻ ngỏ lời mời Maneli thu xếp gặp riêng. Ngay ngày hôm sau văn phòng của ông Nhu đã liên lạc và hẹn cuộc gặp vào sáng ngày 2-9-1963.

    Chiều hôm đó – 2/9, ông Nhu đã tiếp Đại sứ Hoa kỳ Lodge, Đại sứ Ý d’Orlandi và Khâm sứ tòa thánh Vatican d’Asta. Ông Nhu cho biết về cuộc gặp gỡ với Maneli vào ban sáng. Ông Nhu nói Maneli đã yêu cầu ông chú ý đến tuyên bố của De Gaulle và Hồ Chí Minh về giải pháp trung lập Việt Nam và tiến hành tổng tuyển cử, rồi hỏi ông Nhu muốn chuyển lời gì cho Phạm Văn Đồng. Ông Nhu trả lời “Chẳng có gì cả.” )

    Nhà biên khảo Minh Võ : …những tin đồn về việc Hồ Chí Minh đã gửi thiệp chúc Tết tới Ngô Đình Diệm và cho mở những tiếp xúc sơ khởi với Ngô Đình Nhu trong ý hướng tiến tới lập “liên bang Đông Dương”
    cho tới nay, không hề có một tài liệu nào ở cả mọi phía cho thấy những tin đồn này là sự thực.

    • Minh Đức says:

      Trích: “Ông Nhu nói Maneli đã yêu cầu ông chú ý đến tuyên bố của De Gaulle và Hồ Chí Minh về giải pháp trung lập Việt Nam và tiến hành tổng tuyển cử, rồi hỏi ông Nhu muốn chuyển lời gì cho Phạm Văn Đồng. Ông Nhu trả lời “Chẳng có gì cả.”

      Điều trên phù hợp với tài liệu của Wilson Center, có tựa đề là “Poland and Vietnam, 1963: New Evidence on Communist Secret Diplomacy and the “Maneli Affair”, (Ba Lan và Việt Nam, 1963, Bằng Chứng Mới Về Cuộc Ngoại Giao Bí Mật của Cộng Sản và “Maneli Affair”) được viết năm 2005, khi họ xem tài liệu do bộ ngoại giao Ba Lan mới được công bố ra lúc đó. Điều đó có nghĩa là ông Nhu không quan tâm đến đề nghị của ông De Gaule.

  9. qdnb says:

    Đọc cho vui thôi
    Thời kỳ chiến tranh lạnh mọi chuyện trên thế giới do Mỹ-Nga-Trung Cộng giải quyết De Gaulle chẳng có tư cách gì mà xía vô chuyện VN.
    Năm 1945 De Gaulle núp sau xe tăng Mỹ về giải phóng quê hương làm lãnh đạo chính phủ lâm thời Pháp tới 1946, năm 1958 trở lại chính trường, chủ trương trung lập hóa miền nam nhưng tiếng nói của Pháp yếu như cơn gió thoảng..
    Đ

  10. Minh Đức says:

    Trích: “Ngày 2-9-1963, Maneli được ông Nhu tiếp đãi rất niềm nở. …. Washington khi đó đã quyết định bỏ rơi ông Diệm vì ông Diệm nhất quyết không rời ông Nhu”

    Bài viết này thiếu phần nói về tình hình chống Cộng tại miền Nam lúc đó. Vào tháng 9, 1963 thì miền Bắc đã có ba năm đưa vũ khí nặng và người vào miền Nam, tính từ 1960. Súng đạn đi đường biển, người đi bằng đường mòn Hồ Chí Minh. Trong ba năm, hàng chục ngàn tấn vũ khí đã được các chiếc tàu từ miền Bắc chở vào miền Nam. Một mình chiếc tàu bị bắn chìm ở Vũng Rô trung bình mỗi năm đi bốn chuyến, mỗi chuyến chở hơn 100 tấn. Chỉ một mình chiếc tàu này trong ba năm có thể đã đưa vào Nam đến hơn ngàn tấn vũ khí. Ngoài ra còn các chiếc tàu khác. Vì thế tình hình chiến sự sôi động trở lại sau thời kỳ 1959 yên ổn. Cộng sản ngày càng đánh lớn vì có vũ khí mới và nặng hơn. Trong khi đó, về phần phe quốc gia, số người bất mãn với chính quyền Ngô Đình Diệm cũng gia tăng. Vì thế chỉ kể ra một chuyện anh em ông Diệm mật đàm với Hà Nội thì chưa đủ và có thể làm cho người đọc tưởng là chỉ vì anh em ông Diệm mật đàm với Hà Nội nên bị Mỹ lật đổ. Các yếu tố khác là Cộng Sản ngày càng gia tăng tấn công, có sự bất mãn trong quân đội quốc gia và các trí thức miền Nam. Chính sự gia tăng tấn công của CS đã làm cho người Mỹ lo rằng nếu anh em ông Diệm tiếp tục cầm quyền thì tình hình sẽ tệ hơn.

    • Nguyễn Thanh says:

      Khả năng chống Cộng của chế độ TT Diệm?

      Tính cho tới năm 1963, tình hình quân sự ở Miền Nam vẫn khả quan. Lúc đó không chỉ có một mà hai phái đoàn các viên chức cao cấp trong quân đội Hoa kỳ đã sang Việt nam để thẩm định tình hình:

      Ngày 7/9/63, phái đoàn của trung tướng Victor Krulag theo lệnh của đại tướng Taylor- tham mưu trưởng liên quân. Theo ý kiến của tướng Victor Krulag thì cuộc chiến đấu quân sự vẫn đang tiến hành với một nhịp độ đáng khâm phục ( và rằng cuộc khủng hoảng chính trị cũng có ảnh hưởng đến, nhưng không bao nhiêu, Việt cộng sẽ thua, nếu Mỹ vẫn tiếp tục những chương trình viện trợ về quân sự và xã hội).

      Và rồi ngày 2/10, một phái đoàn khác do chính bộ trưởng quốc phòng Mcnamara và đại tướng Taylor hướng dẫn. Bản phúc trính của họ lạc quan về tình hình quân sự (nhưng bi quan về tình hình chính trị).

      Trong phiên họp của Kennedy với các cố vấn ngày 26 tháng 08 năm 1963, Giám Đốc CIA McCone phát biểu :: “Tổng Thống Diệm là người lãnh tụ xứng đáng nhất tại Việt Nam “.

      Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết. Ông ta mất rồi, chính quyền ở Nam Việt Nam trở thành cái mà ai cũng chộp giật được. Những viên chức chính quyền (Kennedy) đã từng nôn nóng ngấm ngầm mưu đồ chống ông Diệm đã sớm khám phá ra rằng những cộng tác viên của mình ở Nam Việt Nam chỉ là những người lãnh đạo tồi đến vô vọng. Cái tài cần có để lật đổ một chính phủ không đắc dụng để điều hành một chính phủ. Lãnh đạo một cuộc đảo chính và lãnh đạo một nước là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Cuộc khủng hoảng lãnh đạo đến hỗn loạn sau đó ở miền Nam Việt Nam là hậu quả trực tiếp của việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm…………………………“Trong khi Kennedy và các cố vấn của ông càng ngày càng trở nên bực bội với người bạn đồng minh cương nghị này, họ đã bắt đầu mờ mắt không còn nhìn rõ sự thể là vấn đề lúc ấy không phải là Nam Việt Nam có thể phát triển được một nền dân chủ hiến định hoàn hảo không, mà là nó có được một chính phủ có khả năng chống lại sự bành trướng của Cộng Sản nó (là chế độ) sẽ tiêu diệt hoàn toàn nền dân chủ không?”

      • Minh Đức says:

        Nếu nhìn vào thực tế thì chúng ta thấy kể từ 1960, miền Bắc ráo riết chuyển người vũ khí vào miền Nam. Nhiều vũ khí mới như AK-47, đại liên lớn 12,7 ly, súng B-40, B-41 được đem vào làm cho bên phía CS có hỏa lực mạnh hơn thời trước 1960 và làm nghiêng cán cân về phía CS. Một mình chiếc tàu bị bắn chìm ở Vũng Rô năm 1965, trong vòng 5 năm nó đi 22 chuyến, mỗi chuyến chở hơn 100 tấn vũ khí. CS có hàng chục chiếc tàu như vậy. Như vậy vào thời điểm năm 1963, CS có thể đã đem vào miền Nam hơn 10 ngàn tấn vũ khí. Chỉ trong năm đầu sau 1960, 10 ngàn người đã được đưa vào Nam. Theo bức điện của đại sứ Ba Lan thì Trung Quốc dự định cung cấp vũ khí cho đội quân 500 ngàn người tại miền Nam. Với đà gia tăng quân số và vũ khí như vậy, trận Ấp Bắc xảy ra vào tháng 2, 1963 là dấu hiệu cho thấy phía CS có khả năng đánh lớn. Và đó chỉ là mở đầu. Nếu CS gia tăng quân số đến mức 500 ngàn thì vượt quân số của VNCH lúc đó và phía CS được trang bị AK trong khi bên phía VNCH chỉ có súng bắn phát một Carbine, Garand thì chế độ Ngô Đình Diệm sẽ lâm nguy, dù cho ông Diệm là người lãnh đạo có khả năng chăng nữa. Nhìn vào thực tế thì thấy chế độ Ngô Đình Diệm đang phải đối phó với một cuộc chiến tương đương với một cuộc chiến toàn diện giữa hai quốc gia. Mà ở đây, phía bên kia bao gồm cả Trung Quốc, lúc đó dân số hơn 600 triệu. Trong khi đó, bên phía Mỹ, dường như chưa có tin tình báo cho biết là CS đang xâm nhập một cách qui mô nên nhiều người Mỹ vẫn nghĩ là chính quyền Ngô Đình Diệm phải chống lại một cuộc chiến tranh nổi dậy, nghĩa là từ phía những người dân sống ở miền Nam mà thôi, không có sự cung cấp đáng kể từ phía miền Bắc. Vì thế họ không cung cấp đủ vũ khí cho chế độ VNCH lúc đó. Người Mỹ có thể đã không đánh giá đúng tình hình lúc đó nên các ý kiến lạc quan của một số người Mỹ cần phải xét lại với thực tế.

        Cũng tương tự, có người Mỹ cho rằng sau khi lật chế độ Ngô Đình Diệm thì vào năm 1965 trở đi, CS có khả năng đánh lớn. Cho rằng vì chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ nên CS có khả năng đánh lớn là điều cần phải xét lại. Với cái đà CS đem vũ khí và người vào Nam như vậy thì dù chế độ Ngô Đình Diệm không bị lật đổ CS cũng vẫn có khả năng đánh lớn. Nếu CS tại miền Nam không được tiếp tế với khối lượng vũ khí lớn lao như vậy thì dù chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ CS cũng vẫn không có khả năng đánh lớn. Không có vũ khí làm sao đánh lớn được. Người Mỹ đó đã không để ý đến yếu tố là CS đang gia tăng người và vũ khí từ miền Bắc rất nhiều trong giai đoạn đó.

    • Nguyễn Thanh says:

      Các nhà báo hồi ấy làm rầm rộ về trận Ấp Bắc mà hầu như không bao giờ nói đến những trận thắng lớn của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, ví dụ những trận Đức Huệ , trận Kiến Hòa, trận U Minh Hạ , trận Thới Lai, trận mật khu Tô Hạp (ngày 16 tháng 7 năm 1961, trong đó 200 V.C. bị hạ cùng với một thượng tá.)….

      Trong tác phẩm “The vantage point” (tạm dịch “Ưu thế”), Tổng Thống Johnson đã viết:

      “Hạ tuần tháng 9 Tổng Thống Kennedy yêu cầu tổng trưởng quốc phòng McNamara và tướng Taylor- lúc ấy là chủ tịch ban tham mưu liên quân- tới Việt Nam để trực tiếp quan sát. Những biến cố xảy ra tại đó khởi đầu từ tháng 5 đã gợi lên trong trí Tổng Thống Kennedy những câu hỏi về những triển vọng chống Cộng thành công trong ngắn hạn cũng như hiệu quả của cố gắng của chúng ta trong dài hạn.

      “Hai ông đã trở về ngày 2 tháng 10 và lập tức báo cáo cho Tổng Thống Kennedy hay là “chiến dịch quân sự đã tiến triển rất tốt đẹp và vẫn tiếp tục tiến triển.” Hai ông kết luận rằng trong khi chính quyền Diệm càng ngày càng mất lòng dân, những xung đột chính trị vẫn không ảnh hưởng xấu đến các cuộc hành quân quân sự. Nếu điều đó tiếp tục đúng như vậy thì hai ông tin rằng chúng ta sẽ có thể rút một số cố vấn của chúng ta về nước vào cuối năm 1963 “.

      Francis X. Winters trong tác phẩm “Năm Con Mèo” đã khám phá ra một công điện của đại sứ Cabot Lodge đánh về Hoa Thịnh Đốn ngày 30 tháng 8 năm 1963 trong đó có nguyên văn lời đại sứ Pháp Roger Lalouette nhận xét về ông Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu như sau: “Diem has a steadfastness and determination which is rare in Asia and is valuable. In many ways he is the best chief of state in South East Asia. His weakness is that he is not a political leader, cannot make speeches, cultivate the press, etc. He is much better with Nhu than without him. Nhu is efficient and intelligent. The war against the Viet Cong can be won with Diem administration in office.” Tạm dịch: Ông Diệm có đức tính kiên định và quả quyết là điều hiếm có ở Á Châu và điều đó rất đáng qúy.Về nhiều mặt ông ta là vị quốc trưởng tốt nhất ở Đông Nam Á. Nhược điểm của ông ta là ông không phải thủ lãnh chính trị, không biết ăn nói trước quần chúng và gây cảm tình với báo giới. Có ông Nhu bên cạnh thì tốt cho ông ta nhiều hơn là không có ông Nhu. Nhu là người thông minh và đắc lực. Chiến tranh chống Cộng có thể thắng với chính quyền Diệm tại chức.”

    • Nguyễn Thanh says:

      Nhà văn Xuân Vũ, trong cuốn sách Đồng Bằng Gai Góc, nói về trận Ấp Bắc do một đại đội phó Việt Cộng tên Bình, họ Lê, tham dự trận đó kể lại như sau:

      “Tiểu đoàn em chết gần hết. Ban chỉ huy tiểu đoàn không còn aị Các ban chỉ huy đại đội hi sinh hoàn toàn. Em lúc đó là tiểu đội phó được cho làm đại đội phó. Nhưng đại đội em chỉ được 2 tiểu đội. Cả tiểu đoàn quân số trên 200 còn lại độ năm mươi.”

      “Rồi sao?

      Dạ rồi ở trên xuống úy lạo, tuyên dương phong chức và đặt tên là đơn vị anh hùng Tiểu Đoàn Ấp Bắc .

Phản hồi