WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giáo trình Đại học

480216-IMG_7510Tôi là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nên không sành văn chương. Tuy nhiên, con tôi hiện là sinh viên Khoa văn, nên tôi quan tâm đến những vấn đề liên quan. Vừa rồi con tôi hỏi: Có phải hiện nay được phép sử dụng chữ Y dài và I ngắn như nhau không? Tôi giật mình trước câu hỏi này. Chẳng lẽ ba năm ở trường Đại học, con mình không đủ trình độ để nhận biết một vấn đề sơ đẳng của ngôn ngữ tiếng Việt?

Tôi cố gắng tìm nguyên nhân và vỡ lẽ. Trong cuốn giáo trình bậc đại học Văn học Việt Nam hiện đại 1930 – 1945 rất nhiều từ sử dụng y dài thay cho i ngắn. Tác giả cuốn giáo trình là của tiến sĩ Hoàng Thị Huế, do nhà xuất bản Đại học Huế in năm 2015. Đây là một cuốn giáo trình có quá nhiều sai sót về lỗi chính tả, lỗi diễn đạt và lỗi trích dẫn. Đặc biệt một số kiến thức liên quan đến Hồ Chí Minh theo tôi là khá lệch lạc.

Trước hết, cuốn sách này sai quá nhiều lỗi chính tả. Hầu như tác giả không phân biệt được chữ y dài và i ngắn của tiếng Việt. Chẳng hạn: tư liệu thì thành tư lyệu, liên thì thành lyên, kính thì thành kýnh, hích thì thành hých. Không phải một vài trang mà phải đến cả trăm trang như vậy. Để khỏi dài dòng, tôi xin dẫn ra để bạn đọc tiện theo dõi. Chẳng hạn Trần Huy Lyệu (tr.5, tr.22), đả kých (tr.29), tư lyệu (tr.33), công kých (tr.49), lyếc nhìn (tr.50), gắn lyền (tr.53), đả kých (tr.74), nhân vật huyện Lyên (tr.76), sự kiện lyên quan (tr.80), sự kiện lyên kết (tr.81), vô lyêm sỉ (tr. 83), chương trình Lyên Á (tr.87), xe hơi lyệt máy (tr.93), tư lyệu (tr.97), chất lyệu phóng sự (tr.98), mối lyên hệ chặt chẽ (tr.102), gắn lyền với cái nhìn (tr.109), mãnh lyệt (tr.113, tr.126), dịch tễ lyên tiếp (tr.129), dữ dằn bạo lyệt (tr.133), vùng địch hậu lyên khu ba (tr.143), âm thầm và quyết lyệt (tr.145), quy luật lyên quan (tr.171), cây lyễu (tr.176), điều sâu kýn (tr.179), An và Lyên (tr.188)… Còn nhiều, nhiều nữa tôi không thể kể hết.

Ở đây loại trừ việc cài đặt sẵn, bởi một số từ trên cùng một trang nhưng lại viết i ngắn. Tôi cho đây là trình độ sử dụng ngôn ngữ của tác giả giáo trình. Vì một số từ khác, tác giả cũng không phân biệt được dấu (~) và dấu (?). Chẳng hạn mâu thuẫn thì ghi mâu thuẩn (tr.134), dàn trải thì ghi dàn trãi (tr.137), cấy rẻ thì viết cấy rẽ (tr.225)…

Càng đọc, tôi càng phát hiện ra cuốn giáo trình này có quá nhiều lỗi. Chỉ có chương đầu là tạm ổn, còn lại lỗi tràn lan. Cuốn sách gồm 260 trang thì chiếm đến hơn 200 trang có lỗi: hoặc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, hoặc lỗi trích dẫn, lỗi trình bày. Có những câu văn rối, rườm, không diễn đạt được nội dung của vấn đề cần nói. Một số câu rất ngớ ngẩn, không hiểu người viết muốn nói gì? Có những câu văn lặp đến 6 từ (tết, tết, tết, tết, tết, tết). Xin được dẫn ra trang 204 – 205: “Cũng trong ngày 30, tết Bính Ngọ 1966, khi đến ăn tết tại nhà một người bạn ở xã Hòa Lý, huyện Lý Nhân, là Đỗ Văn Hứa – một người cũng có làm văn viết báo lấy bút hiệu là Tân Thanh, tuy làm nghề bốc thuốc Đông y, tết thời chiến nên Nguyễn Bính đạp xe về Mặc Hạ, Lý Nhân thăm bạn trước rồi mới về quê ăn tết với vợ con sau nhưng tối 29 tết (tính 30 tết) năm đó, Nguyễn Bính bị trúng gió độc và qua đời tại nhà bạn” (Trích từ Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại 1930 – 1945, Tiến sĩ Hoàng Thị Huế, Nxb Đại học Huế, năm 2015).

Trên là một câu văn viết về cái chết của Nguyễn Bính trong Chương 7 của giáo trình. Và kiểu câu rối, rườm như thế này không phải ít trong cuốn sách này. Tôi nghĩ, học sinh cấp một cũng không thể viết câu văn tồi hơn thế, huống hồ đây lại là một giảng viên, tiến sĩ ở trường đại học.

Đặc biệt chương 8: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, cuốn giáo trình bộc lộ một số lệch lạc khi viết về Hồ Chủ Tịch. Trước hết, tác giả đã nhận định sai về quan điểm sáng tạo nghệ thuật của Bác Hồ. Ở trang 259, tác giả viết: “Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh sở dĩ đa dạng chính là vì Người đã: “khước từ sự chăm lo tới phong cách” (Trính từ giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại 1930 – 1945, Tiến sĩ Hoàng Thị Huế, Nxb Đại học Huế, năm 2015). Thiết nghĩ, nhận định này là một sự báng bổ đối với Hồ Chủ Tịch. Bác Hồ luôn quan tâm đến vấn đề phong cách trong sáng tạo nghệ thuật. Nếu khước từ sự chăm lo tới phong cách thì sao các tác phẩm của Bác lại có sức thuyết phục như vậy?

Ở đây, giáo trình có dẫn câu của một tác giả Mácxen nào đó để lý giải về phong cách của Bác Hồ, theo tôi là sai lệch. Xin trích lại: “Mácxen Pruxt nói: “Tôi càng sáng tác nhiều thì càng tin rằng nếu quyết tâm muốn thể hiện sự thật một cách đầy đủ thì cần khước từ sự chăm lo tới phong cách” (tr.259, lưu ý: tác giả không trích dẫn nguồn của câu này ở đâu?). Tôi cho rằng, không thể lấy tùy tiện một phát biểu của ai đó để nhận định về phong cách của một vị lãnh tụ. Tôi không đủ trình độ để bàn về phong cách trong văn chương, nhưng tôi cho rằng câu nói của tác giả trên không có cơ sở xác đáng để đánh giá phong cách của bất kỳ ai, nhất là của Hồ Chủ Tịch.

Cũng trong chương này, giáo trình nhầm lẫn về giai đoạn sáng tác của Hồ Chủ Tịch. Tên giáo trình là Văn học Việt Nam hiện đại 1930 – 1945, nhưng phần d. Ngôn ngữ đầy tính nhân văn và trí tuệ (tr.242) lại phân tích rất dài về Di chúc. Ai cũng biết Di chúc được Bác hoàn tất trước khi mất năm 1969… Nếu trình bày như trong giáo trình thì hóa ra bác Hồ mất trước năm 1945?

Cũng do viết sai giữa chữ y dài và i ngắn nên giáo trình đã “bịa ra địa danh” của Bác: “Quê nội của Bác làng Kim Lyên” (tr.225). Nếu người Việt Nam thì không sao, nhưng là một du khách nước ngoài, họ muốn tìm về quê Bác để thăm viếng thì biết đâu mà lần?

Ngoài những sai sót trên, tôi thấy việc trích dẫn trong cuốn sách này không rõ ràng. Hàng loạt trang lấy ý của người khác mà không có nguồn chú dẫn. Một số trang có đề tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử nhưng các ý kiến dẫn ra không bỏ trong ngoặc kép, không có nguồn chú giải, trích dẫn. Có những đoạn văn chỉ được một câu, có những mục chỉ vẻn vẹn được một dòng. Chẳng hạn mục 1.2.3. Kịch: Đóng góp (1951) (tr.146). Tôi nghĩ, một tiêu mục thì phải có nội dung bên trong, trừ phần phụ lục để người đọc tra cứu; nếu không giải quyết vấn đề gì thì không nên đặt một mục to tát như vậy. Điều này cho thấy tác giả giáo trình – tiến sĩ Hoàng Thị Huế rất ẩu, rất bất cẩn. Bất cẩn với bản thân mình – một giảng viên, tiến sĩ; bất cẩn với người tiếp nhận: sinh viên đại học.

Thiết nghĩ, giáo trình ở đại học cần phải chính xác về nội dung và trong sáng về sự diễn đạt. Một cuốn sách sai sót như thế này mà đem dạy cho sinh viên, e rằng sẽ rất tác hại. Đây lại là trường Đại học sư phạm – một trường mẫu mực, với mục đích đào tạo những giáo viên trong tương lai thì việc tác hại lại càng gấp bội.

Tôi không đủ trình độ để luận bàn những vấn đề cao siêu về chuyên môn, xin nhường cho các bậc giáo sư, tiến sĩ. Tuy nhiên, ở một trường Đại học mà lại tồn tại những cuốn giáo trình như thế này, chứng tỏ nền giáo dục của Việt Nam đã xuống cấp nghiêm trọng.

Võ Văn Kha
Nguồn Blog Nguyễn Trọng Tạo

10 Phản hồi cho “Giáo trình Đại học”

  1. Nguyễn Văn says:

    Chúng ta đã chẳng biết hầu như các cấp lãnh đạo đều thất học nhưng ngày nay đều có cử nhân hay tiến sĩ, giáo sư cả đấy sao?
    Ai nói gì mặc kệ. Thế giới phê phán gì họ (cộng sản) cũng bỏ ngoài tai. Như vậy không phải cộng sản không biết; họ biết tất cả nhưng họ muốn vậy. Có thể gọi họ là ngu theo cách nhìn và đánh giá của một người bình thường, nhưng họ không bao giờ nhìn nhận như thế mà còn tự cho họ là đỉnh cao trí tuệ. Họ nắm quyền và cai trị cả một đất nước, và mọi người đều phải, cách này hay cách khác, thuần phục thì nói họ ngu hay khôn? Chẳng riêng chỉ có giáo dục và có vậy mà là tất cả mọi thứ, mọi lãnh vực đều phải đi theo đúng đường lối của đảng đề ra. Mọi vấn nạn của đất nước nói chung hay giáo dục tiêu cực một chiều theo chính sách trồng người nói riêng, tất cả phải theo lề phải của đảng đề ra, không ai được hay dám trái ngược. Đây là một chính sách tiêu diệt nhân phẩm nhưng được thay vào đó là những con người chỉ còn biết ăn, nói, và suy nghĩ trái ngược với lương tâm và luân thường đạo lý. Đây là chính sách ngu dân hóa, trồng người để trị, đào tạo ra “cử nhân” hay “tiến sĩ”, “giáo sư” để phục vụ cho đảng, cho chế độ, và chế độ phục vụ cho họ, thay vì phục vụ cho tha nhân và đất nước.

    nv

  2. Tudo.com says:

    Béc Hồ đi nàm kách mệng kộng xãng chủ nghỹa. . . ,
    thỳ cháu tyến xỉ Hồang Thỵ Huế kéo cái . . .i ngắng của béc ra. . . .dzày thêm vài phân nữa cho nó. . . .phê. . .thỳ kó. . . .sao đâu pà con ?

  3. Quang Nguyễn says:

    Đảng CSVN đúng là một bọn gian tà, thiếu học. Chúng đang cố tình phá nát cơ đồ Việt Nam, để từ đó dọn đướng cho “bố của chúng” là bọn Tầu Cộng tiếp thu VN thành một tỉnh của Bắc Kinh- Chính bọn Tầu Cộng này coi Việt Nam như một đứ con hư. Nghe vậy mà bọn đảng và chánh quyền vẫn im thin thít. Chúng làm cho chúng ra rã rời trên mọi khía cạnh, văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội v..v…để từ đó, khi chúng công bố tờ khai sinh mới, với thân phụ của chúng là bọn Tầu Cộng, thì người dân đã qúa ê chề và vô cảm, không đủ sức để chống đối nữa. Thật buồn cho Dân ta, Nước ta trong đại họa Cộng Sản.

  4. Trần giả Tiên says:

    Hì hì “lỗY kậu đánh máI” chứ đảng toàn là “đỷnh cao trý tuệ” thỳ làm sao mà saY(!?)
    Hýc, hýc.

  5. Trần giả Tiên says:

    Hì! Hì lũ chăn trâu đi cướp chính quyền trình độ tiểu học trở xuống viết giáo trình vănG hột kiểu Hồ chó, thằng cs ở hang (lời Stalin) với trình độ tiểu học chuyên gia bưng bô Tàu (“bác Mao không bao giờ sai”) kiêm chuyên gia bồi bàn cho Tây, cọng thêm những Thằng Ba Trợn (TBT) của đảng cs chuyên thiến heo, phu cạo mũ và nay là thằng Tưởng Thú y tá rừng vào đảng năm 11 tuổi lớp ba trường làng, chính tả viết té lên té xuống thì những con LỢN trí thức xã nghĩa không bằng cục phân (lời Mao trụi lông) viết vănG Hột sai chính tả chuyện thường ngày ở huyện của lũ bầy đàn cs.
    Ngay cả quan toà thời cs trong CCRĐ cũng còn chưa biết đọc biết viết mà còn đập bàn đập ghế xử người như QUAN CÔNG nữa là.
    Ôi! CS có 1001 chuyện ngu để chửi chúng.

  6. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Dưới triều đại Cộng…láo cai trị, dẫn dắt…

    Văn học, giáo dục…, thấy mà phát…rét

    Các em nhà văn, nhà giáo, đa phần là …cò mồi VC, chúng bảo sao, nghe vậy, cãi bậy là…vô tù. Ông Nguyễn chí Thiện là một bang chứng hùng hồn nhất!

    Sách vở ghi chép, soạn thảo, đều phải qua tay…ban tuyên giáo, chúng Ok, mới được in ra, phát hành, giảng dạy.

    Cho nên, Cộng…láo Vn cũng có cái gọi là…công dân giáo dục. Nhưng hành xữ của…công dân dưới cái thể chế Cộng…láo, ngày càng…tệ bạc….

    Con cái chửi cha mắng mẹ
    Anh em …chém nhau
    Thanh niên nam nữ lúc nào cũng…cộc cằn, chữi thề…như nhau
    Trộm cướp thì…đã có báo công an diễn tã…every minute, đọc mệt xỉu…
    Học sinh nam nữ uýnh lộn tơi bời hoa lá, từ Bắc chí Nam
    Thầy giáo gài độ, mua dâm, bán dâm nữ sinh…

    Vân vân và vân vân,,,Kể hết, chắc phải…vài tháng..

    Nó…láo kể từ Hồ chí Minh ra đời trở đi…
    Thượng bao giờ cũng….bất lương, hạ làm sao mà…khá?

    Nhìn ba cái sách, cái book của VN, thời Cộng…láo, mà…chán mớ đời…

    Xin chia buồn với các nhà văn, nhà giáo VN, những ai còn có lương tâm…

  7. theky says:

    Tin vỉa hè nghe được là Tiến Sỹ Hòang Thị Huế có người con gái yêu tên là Hòang Thị Thúy,theo kiểu viết mới sẽ viết là Hòang Thị Thúi.Có người nói hơi đâu mà nói với Tiến Sỹ VC.

  8. Đan Phượng says:

    Không phân biệt được đâu là i, đâu là y thì đó sẽ là một tai hoạ cho ngôn ngữ Việt.
    Tôi xin đưa ra 2 ví dụ để bạn đọc xem chơi:
    1) Đi ỉa cũng có thể viết là đi ỷa
    2) Đi đái cũng có thể viết là đi đáy

    • TIẾU NGÀN says:

      GIÁC NGỘ

      Ừ ừ xem cũng ngộ ghê
      Y dài i ngắn quả mòi choảng nhau
      Dễ nào đi đái viết y
      Còn như cô Thúy viết i khổ à
      Vậy nên dân Việt xem ra
      Bây giờ tụt hậu quả đà khác chi
      Chữ mình mà dốt kiểu ni
      Đúng là ngu thậm còn gì nữa sao
      Thật là thứ ngộ tào lao
      Giác hơi đú đỡn tầm phào thế ư

      TẾU NGÀN
      (24/6/15)

  9. ĐẠI NGÀN says:

    NÓI VỀ CHỮ I VÀ CHỮ Y TRONG KÝ ÂM TIẾNG VIỆT

    Chữ viết là văn bản công khai của một dân tộc, một đất nước, do đó không được chễnh mảng hay coi nhẹ, xem thường, vì như vậy chẳng khác gì tự mình bêu rếu, chửi mình.

    Chữ viết thật ra là phương diện ký âm của một ngôn ngữ, tức tiếng nói. Và thông thường phát âm chuẩn (có thể là địa phương trung tâm hay thủ đô của một nước) vẫn là nguồn gốc tiêu biểu cho chữ viết của đất nước đó. Do vậy không ai phủ nhận người miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội vốn căn bản biểu hiện sự phát âm chuẩn hơn các miền khác của đất nước.

    Một điều đáng nói khác, tiếng Việt vốn đã được la tinh hóa từ hơn một thế kỷ nay, và càng ngày nó càng được hoàn thiện không thua bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới về các mặt. Tuy vậy nó vẫn lưu giữ một phần lớn từ Hán Việt trước kia và nay là thể thống nhất không thể nào tách rời được phần lớn với các ngữ nghĩa của nước ta.

    Đó cũng là ý nghĩa của việc viết I (ngắn) hay Y (dài) cũng như các dấu hỏi (?), ngã (~) trong chữ Việt mà ai cũng biết. Như thế, nếu ai thắc mắc về cách viết hỏi, ngã hay chữ có (g) hoặc không (g) ở cuối từ, thì nên thận trọng tra từ điển hoặc đơn giản tìm một người phát âm giọng Bắc chuẩn mà dựa theo.

    Còn thông thường hay theo nguyên tắc bất thành văn, từ nào có gốc Hán Việt về hỏi, ngã thường viết dấu ngã (như bản ngã), và nhất thiết phải viết với y (dài) như (ý chí). Chỉ duy các từ thuần âm việt, hay thuần phát âm kiểu diễn âm mới viết theo i (ngắn) như con chí, lí nhí, í a í ới v.v… Tức không thể tùy tiện viết lẩn lộn i và y như một kẻ dốt. Không thể viết có lí, mà phải viết có lý, không thể viết lí do mà phải viết lý do, bởi vì ý nghĩa xuất xứ do từ Hán Việt chung của chúng.

    Có số người coi chữ viết chỉ là ký âm thuần túy, nên nghĩ viết sao cũng được. Đó là sự suy nghĩ nông cạn, hời hợt. Bởi ý nghĩa của chữ viết càng ngày càng phải có ý nghĩa tinh vi, không thể kiểu đụng đâu viết đó theo lối xoàng xỉnh. Nên nhiều người trí thức, có học mà theo quan niệm đó là hoàn toàn ẩu tả, tầm thưởng, thiếu ý thức, thiếu sâu sắc.

    Riêng ông Hồ Chí Minh, hay có khuynh hướng chính trị hóa, bình dân hóa do nhu cầu thực tiển trong hoạt động, nên có khuynh hướng sai như viết nhân dzân, kách mệnh … không thể ông Hồ sai lại cho là đúng và bắt chước theo cách vô lối được. Bởi ngôn ngữ là chuẩn của quốc gia, không phải của cá nhân nào. Hiện giờ nhiều người có cái mã là “tiến sĩ” như Hoàng Thị Quế, viết một giáo trình đại học về Văn học Việt Nam hiện đại, mà viết sai chính tả búa xua thì quả thật khiến người ta có quyền nghi ngờ về thành quả của nền giáo dục đất nước và là điều hoàn toàn không thể nào tha thứ hay cho qua được.

    THƯỢNG NGÀN
    (23/6/15)

Leave a Reply to Tien Ngu