Các dòng họ Việt trên nước Hàn
(Tựa đề của bàn viết ngắn hơn trên Chuyển Hoá là Người Việt trên nước Hàn)
Sau họ Lý, chạy loạn sang Hàn Quốc từ tk XII (Lý Dương Côn, em Lý Thần Tôn tức Lý Dương Hoán ) và tk XIII ( Lý Long Tường, chú vua Lý Huệ Tông ), còn có họ Mạc để lại giọt máu Việt trên đất Hàn. Cả hai họ Lý và Mạc đều nẩy nở phồn thịnh trên đất Áp Lục, cả Việt lẫn Hàn đều nằm ở thế hợp tung trong nền văn minh cầm đũa hữu lễ, vì thế cho đến nay, Hàn Việt đều tương quan trong cả thời chiến lẫn thời bình, chính Bạch Mã tướng quân Lý Long Tường đã đánh thắng Mông Cổ cho vua Hàn (1253) tại Hoa Sơn, trước cả Trần Hưng Đạo tới 5 năm! và thập niên 1960-70, Sư đoàn Đại Hàn lấy tên Bạch Mã tham chiến ở Việt Nam là có ý ấy!
Gần đây, tháng 5-2015, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon (Phan Cơ Môn [Văn]) tới tận nhà thờ họ Phan Huy-chi Sài Sơn, Hà Tây, thắp hương nhận gốc mình thuộc dòng Phan Huy Chú, Sài Sơn, Sơn Tây (Hà tây), tính ra đã 7 đời an cư trên đất Hàn.
Như vậy trên đất Hàn hiện có 3 dòng họ gốc Việt là họ Lý, họ Mạc và họ Phan Huy.
Khi sang sứ Tầu, sứ giả Việt và Hàn thường trao đổi thơ văn qua chữ Nho, nay còn khá nhiều tài liệu, như Phùng Khắc Khoan, đi sứ 1597, Lê quí Đôn đi sứ 1760 (ghi lại chuyến đi trong Bắc Sứ thông lục- sách Quần thư khảo biện của Lê Quý Đôn được sứ thần Triều Tiên tán thưởng và đề tựa), Phan Huy Ích, Phan Huy Chú đi sứ 2 lần 1825 và 1831 đời vua Minh Mạng, Nguyễn Tư Giản (sứ cuối triều Nguyễn 1868).
Từ Bắc Kinh sang Triều Tiên không xa, có thể các đoàn đi sứ đã sang thăm Triều Tiên, có thể nhân viên tuỳ tùng tuỳ duyên lưu lại lập nghiệp-như một vị nào thuộc họ Phan Huy chăng?
ĐÔI NÉT VỀ HỌ PHAN HUY
Được đọc qua Gia phả họ Phan Huy và tra cứu trên các mạng, vài chi tiết đáng ghi lại như sau:
1-Theo Gia Phả họ Phan Huy, viết năm 1962, thì tổ đời thứ 7 là Phan Huy Cẩn 1722- 1789.từ Hà Tĩnh đổi ra Sài Sơn, Sơn Tây,
2-Ðời 8 là Phan Huy Ích 1750- 1822, học trò Ngô Thời Sĩ, được thầy gả cho con gái là Ngô thị Thục, bà này là em Ngô Thời Nhiệm.
3-Ðời 9, con trai thứ 3 của Phan Huy Ích, là Phan Huy Chú 1782- 1840, chỉ đậu Tú Tài, tự khảo cứu, tác giả Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí.
4-Con gái Phan Huy Vịnh (1800-1870) là Phan thị Chú (1830- 1888) lấy Tiến sĩ Nguyễn Thượng Phiêu, sinh ra Nguyễn Thượng Hiền (con trai thứ hai).
Dòng họ Phan Huy gốc từ họ Nguyễn Huy-Nguyên một bà thiếp của Nguyễn Huy Tựu là Phan thị Trừu, có chuyện trong gia đình, nên bà lấy họ mình đặt cho con trai.
BS Phan Huy Quát 1908-1979 là con trưởng của TS Phan Huy Tùng 1878–, đậu đầu Y Khoa Bác sĩ tại Hà Nội- Từng làm Chủ tịch Tổng hội SV Hà Nội, Đổng Lý văn phòng cho Thủ tướng Trần Trọng Kim 1945- mất trong lao tù CS 1979 (web. của Lãng Nhân viết rất cảm động về PH Quát, một người bạn và bệnh nhân của Bs Quát).
Các dòng họ Phan ở VN bây giờ nhận viễn tổ là một vị tướng từ đời Hùng Vương, quán Hà Đông.
CÓ HAI CHI HỌ LÝ Ở NƯỚC HÀN
Theo tài liệu của Sở Cuồng Lê Dư trên số Xuân 1942 Tri Tân (sang Hàn quốc 1914) và của Trần Văn Giáp, thuộc Viện Khảo Cổ Hà Nội, năm 1959, thì có 2 vị dòng dõi nhà Lý chạy sang nước Hàn:
1- Lý Dương Côn, em vua Lý Thần Tôn 1128 -1138 (tức Lý Dương Hoán), tước Kiến Hải Vương, chức Đại Đô Đốc Thủy Quân, chạy sang Hàn quốc để “tránh quốc loạn“, không nói rõ loạn gì và tại sao lại chạy mãi sang Hàn Quốc, chỉ biết Lý Tinh Thiện hiện đại là dòng dõi chi này. Có tài liệu ghi Kiến hải Vương Lý Dương Côn là con nuôi Lý Nhân Tông, khi Lý Thần Tôn băng hà, hoàng thái tử mới lên 2 (sau là Lý Anh Tông), nên triều thần muốn đưa Lý Dương Côn, 22 tuổi, lên ngôi, nhưng việc không thành nên Lý Dương Côn phải bỏ trốn sang Hàn năm 1150, thuyền táp vào Nam Triều Tiên, vùng Pusan. Đời thứ sáu của Lý Dương Côn là Lý Nghĩa Mẫn làm tới chức Tể Tướng triều Uijong suốt 14 năm.
2- Lý Long Tường, tước Kiến Bình Vương, con thứ 7 của Lý Anh Tông ( 1138-1175) và hoàng phi Lê Mỹ Nga, chú vua Lý Huệ Tông (1211 – 1224), con vua Lý Anh Tông (1138- 1175) em vua Lý Cao Tông (1176- 1210), lúc ấy đang giữ chức Đại Đô Đốc Thủy quân, cùng với Lý Quang Bật mang đồ thờ cúng chạy ra biển Đông (Đồ Sơn), trốn khỏi bàn tay Trần Thủ Độ, trên ba con thuyền. Một thuyền bị bão dạt vào đảo Đài Loan, hoàng tử Lý Đăng Hiển và vợ con ở lại đây, thuyền của Lý Long Tường đến được Bắc Triều Tiên, cửa Phú Lương Giang, tỉnh Hoàng Hải ngày nay, vào năm 1226.
Lý Long Tường khi ấy ở khoảng tuổi 50, ông ra đi với tâm nguyện noi gương Vi Tử đời Ân (khi nhà Ân mất thì Vi Tử chạy sang nhà Chu để giữ việc cúng tế gia tiên theo sử Tầu), vì thế ông lấy hiệu là Vi Tử Động và có ghi trên bia Thụ Hàng Môn Ký Tích ở Bồn Tân, Hàn quốc, tâm nguyện đó.
Tương truyền vua Hàn quốc là Cao Tông nằm mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lên, đậu bên bờ sông Tây Hải, khi cho người tìm kiếm thì thấy thuyền của Lý Long Tường và tùy tùng đang dạt vào bờ, vua Hàn nhớ lại giấc mơ cho là việc kỳ diệu nên đối xử với họ Lý rất tử tế.
Hai mươi bảy năm sau, 1253, quân Mông Cổ do Đường Cơ chỉ huy xâm lăng Hàn quốc. Lý Long Tường năm ấy đã vào khoảng 78 tuổi, cưỡi ngựa trắng đôn đốc dân chúng trong vùng chống trả quân Mông Cổ suốt 5 tháng. Quân Mông thấy khó thắng bèn lập kế khuân 5 hòm vàng lớn tới dâng Bạch Mã Tướng quân Lý Long Tường. Lý Long Tường biết là mưu kế nên cho khoét lỗ, đổ nước sôi vào hòm, quả nhiên sát thủ Mông nấp kín trong hòm bị phát giác và chịu chết. Sau khi thủy binh của đô đốc Katan Khan bị hỏa công phá tan, bộ binh của Đường Cơ mất tinh thần, bị quân Hoa Sơn bản địa họ Lý nòi Việt tiêu diệt chỉ còn lại vài tên chạy về Mãn Châu.
Sau chiến công ấy, vua Hàn cả mừng, phong Lý Long Tường làm Tướng quân, đổi Trấn Sơn nơi họ Lý trú ngụ thành Hoa Sơn (bởi thế có tên Hoa Sơn Tướng quân ), lại lấy 30 mươi dặm vuông, nhân khẩu 20 hộ cho họ Lý làm Thái ấp. Nơi quân Mông Cổ đầu hàng được gọi là Thụ Hàng Môn, lại cho lập bia để ghi công Lý Long Tường, di tích nay hãy còn.
Khi Lý Long Tường mất, mộ táng cách Thụ Hàng Môn (ở Bồn tân ) 10 dặm, tại chân núi Di Ất, gần Bàn Môn Điếm bây giờ.
Trong thời gian ở Hoa Sơn, Lý Long Tường lập làng Giao Chỉ, làng Nhật Nam, lại hay lên đỉnh núi ngồi vọng về phương Nam mà khóc, nơi ấy gọi là Vọng quốc đàn! Mỏm đá họ Lý đặt chân lên đất Hàn vẫn còn gọi là Việt Thanh Nham.
Về sau dòng họ Lý ở Hoa Sơn chia làm hai chi, từ Bình Nhưỡng (cố đô) ở Bắc Hàn, rời về Hán Thành Seoul là đô mới của nước Hàn ở phía Nam, có tộc phả dày 400 trang ghi rõ chi tiết. Hâu duệ họ Lý này hiện có trên 200 hộ, hơn 600 người, cháu đời thứ 26 là Lý Xương Căn đã về lễ tổ tại Đình Bảng lần đầu tiên vào năm Tuất 18-5-1994 (xin ghi chú Lý Công Uẩn sinh năm Tuất). Bắc Hàn còn 1500 hộ dòng họ Lý. Cựu TT Lý Thừa Vãn là dòng thứ 25, Lý Khánh Huân (cha của Lý Xương Căn) đã sang VN trước 1975.
Tại nước Hàn, nhiều sách truyện về Hoa Sơn Tướng quân được truyền tụng, tập Hoa Sơn Quân bản truyện còn ghi sự tích cây hạnh lớn do Lý Long Tường trồng trên nền nhà Văn Nhã Đài là nơi Lý Long Tường từng ngồi dạy học, vì thế Lý Long Tường còn có tên là Hạnh Đàn Công tử. Như vậy đủ thấy Lý Long Tường cũng như nhiều danh nhân khác đời Lý Trần, có đủ tài kiêm văn võ, theo đúng truyền thống Đại Việt mà đời sau, từ đời Lê trở đi, để mất, đổi từ Văn ôn võ luyện sang tiên học lễ, hậu học văn, biến kẻ sĩ thành ra “trói gà không chặt”, hư danh khoa bảng, thật đáng tiếc. *
Ở Việt Nam hiện nay, dân chúng vùng Cổ Pháp (Đình Bảng là tên mới từ đời Trần) vẫn làm lễ hội rất lớn tại đền Đô (tức đền Lý Bát Đế thờ 8 vị vua Lý), họ truyền tụng câu : “Đền Đô đến hẹn lại lên”.
Hẹn gì ở ngôi đền đất Kinh Bắc, cố đô tinh thần hương quán nhà Lý và của nền quân chủ nhân quốc văn hiến Việt Nam? Lại lên và bao giờ lên? câu sấm hay đồng dao này xuất hiện từ bao giờ và do ai đặt ra, không mấy ai biết rõ, nhưng chắc rằng có mang mầu sắc huyền nhiệm nên cả dân chúng lẫn giới truyền thông đều tin rằng có gì thiêng liêng trùm lên dòng sử Việt nhất là từ khi con cháu họ Lý từ Hàn Quốc trở về giỗ tổ sau gần 1000 năm tính từ năm 1010 khai triều thịnh đức nhà Lý.
Sấm Trạng Trình cũng có câu :
Lý đi rồi Lý lại về
…Ngẫm về sau nhà Lý xưa nên
Nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn…
Lý Thái Tổ lên ngôi năm 1010, một nghìn năm sau, khoảng 2010, nền vương đạo nhân quốc Lạc Việt sẽ lại phục hoạt sau 500 năm long mạch đất Giao Chỉ bị Cao Biền trấn yểm.
CHUYỆN TRẠNG MẠC ĐĨNH CHI VÀ NGƯỜI VỢ NƯỚC HÀN.
Sử sách ghi việc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Tầu có chi tiết Trạng nước Hàn mời Trạng nước Việt sang chơi Hàn Quốc và lại tìm một giai nhân nước Hàn cho làm thiếp Trạng Mạc. Chi tiết này được tìm thấy qua bài “Ông Trạng Mạc Đĩnh Chi ở Cao Ly ” của Sơn Sa Lê Khắc Hòa đăng trên An Nam Tạp Chí số 4, tháng 8 năm 1926. Bài này được in lại trong tập sách Người Việt Nam Ở Triều Tiên, xuất bản năm 1997 tại Hà Nội.
Theo Tác giả Lê Khắc Hòa thì ông gặp một người Cao Ly dòng dõi Mạc Đĩnh Chi năm 1925 trên chuyến xe đò đi Khoái Châu (Hưng Yên), hai bên bút đàm (chắc bằng chữ Nho) và người Cao Ly kể lại rằng cả hai Trạng Hàn và Việt đều được vua Nguyên phong chức Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Mạc Đĩnh Chi có nhận lời mời của Trạng nước Hàn sang chơi Hàn Quốc 4 tháng, Trạng Cao Ly đã làm mối một người cháu gái trong họ làm thiếp Trạng Mạc.
Người thiếp ấy theo Trạng Mạc về Tầu, 5 năm sau mới trở về Cao Ly, dắt theo 2 đứa bé, một trai, một gái. Bà thiếp ấy kể lại rằng Trạng Mạc khi từ biệt về Đại Việt có dặn dò bà nuôi con nên người vì không biết có ngày nào được gập lại nhau! Nào ngờ 10 năm sau, bà đang ngồi khâu vá thì Trạng Mạc bất ngờ đến (đi sứ lần thứ hai?), bà xúc cảm quá ngất đi ! Lần này Trạng Mạc lưu lại nước Hàn 6 tháng và khi rời Hàn thì bà thiếp lại có mang được 3 tháng. Trong 6 tháng lưu lại nước Hàn với vợ con, Mạc Đĩnh Chi đi thăm khắp nước và có làm tập thơ truyền thế, hiện nay còn nhiều người Hàn truyền tụng.
Khi Trạng Mạc vĩnh biệt quê hương thứ hai này, bà thiếp làm bàn thờ sống ngày đêm hương hoa vừa tỏ lòng nhớ nhung vừa tỏ lòng kính trọng, đúng đạo thờ chồng của cổ nhân ! Khi bà sinh ra người con trai út thì bày sôi gà làm lễ trước bàn thờ sống của ông bố xa xăm ngàn dặm! Được một tuổi cậu bé út họ Mạc bị bệnh sốt rét mê man bất tỉnh, hai ba ngày không ăn uống, thuốc thang vô ích… bà thiếp lo quá mới làm lễ cầu nguyện trước bàn thờ chồng, cầu mãi tới nửa đêm thì đứa bé tự nhiên trút cơn sốt, sáng ngày sau tỉnh táo khỏe lại. Từ đấy tiếng đồn Trạng Mạc linh ứng lan truyền khắp làng xóm, châu huyện, rồi lan ra cả nước. Nhiều người Hàn đến xin duệ hiệu ông Trạng Mạc về thờ… in hệt như ta thờ đức Thánh Quân, linh ứng hiển thánh kỳ diệu. Bà thiếp thường ở với người con trai út, sau bà vào chùa tu, thọ tới 93 tuổi.
Dòng dõi Mạc Đĩnh Chi ở Hàn Quốc rất đa đinh, con trai cả sinh 12 con, con trai út đậu Cử Nhân, sinh 4 con, ngành thứ nẩy nở nhiều nhân tài, đời thứ 8 sinh ra một đại thi sĩ làm bài phú Con Rùa nổi tiếng, ví Cao Ly tuy tiến chậm nhưng tiến chắc, vua Tầu hậu thưởng 100 tấm lụa, mời sang Tầu làm quan, nhưng ông từ chối ! Người bút đàm với tác giả họ Lê, thuộc ngành cả, đa đinh nhưng không hiển đạt bằng ngành thứ.
Riêng đền thờ Mạc Đĩnh Chi, nằm trên đường đi tới Chí Linh (ngã rẽ từ đường Hải Phòng lên Côn Sơn) nay chỉ còn di tích tấm bia đá, sau đền có ao nước lấp loáng ánh nắng, chúng tôi chưa tìm ra ngôi mộ khỉ là mả tổ đại phát của họ Mạc chắc cũng không xa đền thờ bao nhiêu. Đặc biệt trong đền thờ có tấm bảng dâng cúng của con cháu họ Mạc tại Nghệ Tĩnh, hỏi ra mới biết họ Mạc sau này tản mát, có nhóm chạy lên Cao Bằng và thượng du Bắc Việt, đổi họ ra họ Mao… hoặc nhiều họ khác như họ Phạm ở Nam Định, có chi chạy vào Thuận Hóa (một cô công chúa họ Mạc lấy chúa Sãi), có chi cùng với họ hàng đại thần nhà Mạc là Nguyễn Quyện… chạy vào Nghệ Tĩnh, chính dòng họ Nguyễn Du thuộc nhóm họ Nguyễn Quyện từ Thăng Long chạy vào (bố Nguyễn Quyện là Trạng Nguyên Nguyễn Thiến triều Mạc lại là dòng dõi Nguyễn Trãi, viễn tổ là Đại công thần Nguyễn Bặc đời Đinh Tiên Hoàng )…
Gần đây người ta tìm ra cả thanh long đao của Mạc Đăng Dung ở Nam Định và đất phát tích của họ Mạc nằm ngay ở Khê Chanh, Quảng Yên. Các cuộc di cư trên đất Việt qua các thời đại tranh bá đồ vương cho thấy loạn lạc chiến tranh là động cơ chính chuyển hóa xã hội.
Điểm cần điều chỉnh lại sử sách cũ là triều đại chính trên đất Việt từ 1527 tới 1592, suốt 65 năm, từ Bắc tới Thuận Hóa, là nhà Mạc. Lê Trịnh trung hưng vào năm 1543 chỉ quanh quẩn ở góc Thanh Hóa- Lào (có lẽ cũng không hơn đất Cao Bằng của nhà Mạc sau này khi mất Thăng Long, từ 1592 tới 1667, qua 4 đời vua, 75 năm). Cho Lê Trịnh lúc đó là Nam triều ngang với nhà Mạc ở thủ đô Thăng Long thì không hợp lý. Đất Cao Bằng thời xưa không thuộc hẳn Việt Nam, có thể là vùng thuộc quyền Trung Quốc, nên nhà Mạc chạy lên đấy, an toàn đựơc 75 năm, và sau này thời Tây Sơn lên, nhóm theo Lê Chiêu Thống cũng lẩn trốn nơi đây.
© Hạ Long Lê Văn Vịnh
(Viết 1995-Cập nhật 10-2015)
Nguồn: Chuyển Hoá
Trích: “chính Bạch Mã tướng quân Lý Long Tường đã đánh thắng Mông Cổ cho vua Hàn (1253) tại Hoa Sơn, trước cả Trần Hưng Đạo tới 5 năm! và thập niên 1960-70, Sư đoàn Đại Hàn lấy tên Bạch Mã tham chiến ở Việt Nam là có ý ấy!”
Tự sướng tầm bậy. Sư đoàn 9 Bộ Binh Nam Hàn được đổi tên thành sư đoàn Bạch Mã sau khi cùng quân đội đồng minh giữ vững phòng tuyến chống lại tập đoàn quân 38 của Tàu Phù vào tháng 10, 1952 tại đồi Bạch Mã (Bạch Mã Sơn chỉ cao có 395 thước).
https://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_White_Horse:
Following the battle, the ROK 9th division gained the nickname White Horse Division.
Anh có lời cho các em Hai Ngàn, Mười Ngàn..gì gì đấy: bựa như các em thì chỉ có cháu bác hồ mới làm được. Nghe lời anh, bảo với các đồng chí lãnh đạo xì ra ít tiền mướn đám có chút óc và ít…rau lên diễn đàn mà “đấu đài” với dân chơi như anh. Lưu manh cở bọn em thì nên chở vợ hay mẹ ra phố hàng đụi kiếm khách. Ngậm hay phun đồ dơ ngoài ấy dầu gì cũng kiếm được vài…Trăm Ngàn.
Cứ mang những lời vàng ngọc của anh cho bố em xem. Không chừng hắn lại vái anh là thánh sống chứ lị. Đời anh chỉ mãi lo cho các gia đình văn hóa ngoài ấy. Hể có cơm thì việc gì cũng làm tất.
Cho dù tàitrí caosiêu
Cũng toàn ăn với ”ị” rùi cũng tiêu cái cuộc đời!?,
Caosang cỡ cấp chuátrời
”BigBang” táidiễn thì cuộc đời cũng tiêu!
BạtNgàn thơthẩn con tiều,
Rõràng là BạtMạng, chỉ nói liều, nói ngông!
Tưởng mình vạn sự đều thông?
Thông công, thông cống? Hay cái thùng kêu to?
Mặt dày hơn cả mặt mo
Mâm mô cũng có kậu, một chùm nho hai hòn!
Tòn teng, lỏngthỏng, lòngthòng
Nho chùm 2 hột, tròn tròn đen đen…
Thơ hay !
CHÓ BẦY
Chó đâu chỉ có một con
Nên khi hai chú cũng không lạ gì
Con sủa lại con sủa đi
Ai không biết chó thường luôn sủa hùa
TỨ NGÀN
(12/11/15)
Chó ”ngàn”, ”ngàn” chó, chạy đầy đàng,
Káo kầy, chiên chó, sủa oang oang !
Đinh tai, nhức óc, ”ngàn” con chó,
Chó Ngàn, chó vạn, đầy diễnđàn !!!
DÂN TA
Dân ta mà có ngử này
Thật là nhục nhã ông thầy biết không
30 ông đói cành hông
Sao chưa vồ nó cho xong dạ dày
SAO NGÀN
(12/11/15)
Dân ta đâu có ngử mày
Cúi đầu kêu cọp bang thầy, thúi thay!
Dù cho cọp đói dạdày
Cũng không thèm xực ngử mày: ”lơ chiên”!!!
(M)Amen!
NGƯỜI VIỆT Ở HÀN
Kể ra người Việt quả tài
Từ ngàn xưa đã lắm người danh cao
Bao nhiêu quan Trạng thuở nào
Đỉnh Chi là một từng qua nước Hàn
Cũng như còn Lý Long Tường
Tướng quân Bạch Mã lẫy lừng một phen
Thắng quân Mông Cổ ai bằng
Giống Trần Hưng Đạo ở nơi quê nhà
Rồi từ ngày ấy mở ta
Bao nhiêu con cháu niệm về người xưa
Tổ tiên máu huyết đâu thừa
Làm nên sự nghiệp hỏi thua ai nào
Nên từng đã lắm người tài
Biết quay về nước khấn nguyền tổ tiên
Nước non vạn dặm đôi miền
Đều mang giòng máu Lạc Hồng chớ sao
Vậy mà trong nước tào lao
Hướng theo danh hão có nào bằng ai
Trở thành một chuyện khôi hài
Dễ chi sánh được với người ngày xưa
GIÓ NGÀN
(08/11/15)
Xin đọc “Rồi từ ngày ấy mở ra”
Con bà nó ,lần này ông lấy nick “năm ngàn” không biết có đụng chạm gì đến nó không ?
Ông Ban Ki Moon tìm về nguồn gốc Phan Huy ở Việt Nam – thật là đáng kính trọng .
Nhưng còn thua “bác Hồ”, vì “bác Hồ” khi chết cũng quyết tâm tìm về tổ tiên của mình – không phải một mà là hai; Đó là Tổ Mác và tổ Lê .
Thế cho nên Tố hữu mới có câu thơ để ca tụng sự việc cao cả việc này của “bác”:
“Bác đã đi về với tổ tiên
Mác Lê Nin thế giới người hiền …”
Đỗ mười …”bác” .
THƠ TỐ HỮU
Thơ Tố Hữu đọc mà điên con ráy
Thơ tầm thường dung tục đến ngây ngô
Hữu làm thơ duy cốt nịnh “Bác Hồ”
Đời là thế những anh quèn là thế
Càng nịnh dữ càng làm người chán phứa
Thơ còn đâu chỉ tự tố mình thôi
Hữu danh ư mà vô hạnh ở đời
Phản nhân thế chỉ trở thành danh hão
DẶM NGÀN
(09/11/15)
Ông Ban-Ki-Moon tìm lại Tổ tiên của mình. Ai thấy củng cảm-kích . Đây không phải lần đầu,theo tôi biết, có lần cả đoàn người Nam Hàn qua VN tìm lại nguồn gốc ,họ là con cháu của Hoàng tử Lý long Tường . Còn Bắc Hàn thì sao ?? Họ chẳng bao giờ nhìn lại “gốc gác”.Thế mới biết CS !! VNCS củng như thế. Lăng mộ của Hoàng Tử
Lý long Tường (tướng quân Bạch Mả) ở gần làng Bàn -môn Điếm ,có bao giờ quan chức CSVN để mắt đến. Rất nhiều cán bộ cấp cao,từ TBT cho đến Thủ tướng, qua Nam Hàn.,nhưng chủ yếu xin-tiền,còn Tổ-tiên đâu thèm để ý. So với Ông Ban -ki-Moon,TTK LHQ thì Bọn csvn không đáng “xách dép” ,đứng về nghĩa tình !!Danh xưng “Vua” với “chúa” bọn CS mới dùng sau này. Còn trước đây,từ khi HCM còn sống,tất cả là “Thắng” tất!!
Ban Ki Moon viết theo chữ Hán là 潘基文 dịch sang chữ Việt là Phan Cơ Văn.
Rất có thể ông Phan Cơ Văn là hậu duệ của dòng họ Phan Huy, nhưng nên làm DNA mới có thể “tuyên bố” chính thức được.
Nguyenha đừng “thấy người sang bắt quàng làm họ” và đừng coi thường người khác.
Thiên hạ nhân thiên hạ tài, trước Phan Cơ Văn đã có biết bao người từng giữ chức TTK Liên Hiệp Quốc mà họ là dân da đen Phi châu nghèo khổ nhất thế giới đấy!
LÂU LÂU
Lâu lâu thấy được người mình
Làm nên danh giá trên đời cũng vui
Nhưng mà chung lại loài người
Đều như nhau cả khác điều kiện thôi
VẠN NGÀN
(09/11/15)