WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao Bob Dylan im lặng trước Nobel?

 

Adam Kirsch, nhà thơ/văn/phê bình văn học thử lý giải trên tờ The New York Times tại sao Bob Dylan im lặng vô tuyến khi ban giám khảo ở Thụy Điển muốn trao giải Nobel Văn Chương cho anh lần này. ĐCV xin thoáng dịch các ý kiến của Kirsch. Vì là dịch thoáng để giúp vui bạn đọc, xin đừng ném đá nếu có chỗ nào chưa đạt yêu cầu. Người dịch đội ơn.

Bob Dylan. Ảnh Huffington Post

Bob Dylan. Ảnh Huffington Post

Mùa hè năm 1964, Bob Dylan phát hành album thứ tư, có tựa “Another Side of Bob Dylan,” Mặt khác của Bob Dylan.
Trong album này có bài “It Ain’t Me Babe,” Đấy không phải là anh đâu cưng.

Bài hát bắt đầu:

“Hãy đi ra xa khỏi cửa nhà anh.
Đi theo nhịp độ mà cưng đã chọn.”

Và sau đó có đoạn:

“Anh không phải là người cưng muốn, đâu cưng,
Anh không phải là người cưng cần.”

Mùa thu năm đó, triết gia Jean-Paul Sartre cũng chơi một bài tương tự, công bố lý do tại sao khi được trao giải Nobel Văn Chương, ông lại nói em chả.

Triết gia người Pháp nhấn mạnh: “Nhà văn không được cho phép tự biến mình thành một tượng đài, cho dù chuyện đó xảy ra trong những hoàn cảnh vinh dự nhất.”

Bài hát của Dylan nhắm đến một người tình trong trí tưởng tượng, còn tuyên bố của Sartre hướng đến Hàn lâm viện Thụy Điển. Hai hướng khác nhau nhưng cùng một thông điệp: Nếu bạn yêu tôi vì cái tôi là, đừng bắt tôi trở thành thứ tôi không là.

Giờ đây chúng ta không biết Dylan có để ý đến câu chuyện của Sartre vào mùa thu cách nay 52 năm hay không, nhưng khi được trao giải Nobel Văn Chương lần này, dường như anh đã đi theo vết chân của (con ngựa hoang) Sartre.

Thật vậy, chẳng những đi theo mà còn muốn qua mặt triết gia: thay vì tuyên bố không nhận giải, anh khước từ nhìn nhận sự hiện hữu của nó. Anh không đưa ra một tuyên bố nào, thậm chí còn không trả lời điện thoại của Hàn lâm viện Thụy Điển. Trang mạng chính thức của Dylan có chớp chớp một mẩu tin về chuyện này nhưng sau đó đã được gỡ bỏ, theo lệnh Dylan hay không, chỉ có Trời biết.

Còn người Thụy Điển, vẫn hay nhận được lời cảm tạ chân thành của những người nhận giải, dường như đã mất kiên nhẫn: một thành viên của Hàn lâm viện gọi thái độ của Dylan là “bất lịch sự và ngạo mạn.”

Thật ra cũng có khá nhiều sự công bằng thơ mộng ở cái nút thắt này.

Trong gần 25 năm qua, kể từ khi Toni Morrison đoạt Nobel năm 1993, ban giám khảo của Nobel hành xử giống như văn học Mỹ là nơ pa. Đến lượt một người Mỹ hành xử giống như ban giám khảo của Nobel không hiện hữu. Trao giải Nobel lần này cho Dylan là một sự nhục mạ tất cả các nhà văn lớn, nhà thơ lớn của Mỹ đã từng nhiều lần được đề cử nhận giải.

Có thể ban giám khảo không muốn công khai, nhưng trong bụng họ nghĩ văn học Mỹ, theo cách định nghĩa truyền thống, chưa xứng tầm.

Đây là một ý tưởng phi lý, nhưng lại được người Thụy Điển ôm ấp: Vào năm 2008, Thư ký thường trực của Viện hàn lâm, Horace Engdahl, tuyên bố rằng các nhà văn Mỹ “không thực sự tham gia vào cuộc đối thoại to lớn của văn học” và họ bị hạn chế bởi sự “dốt nát” này.

Hiện vẫn chưa rõ sự im lặng của Dylan có phải là để bảo vệ danh dự cho văn chương Mỹ hay không. (Trước đây, anh đã nhận giải Pulitzer nhờ “soạn ra những ca từ có sức mạnh thơ mộng đáng nể.”)

Không ai biết ý định của Dylan lần này là gì. Anh luôn luôn là người rất khó hiểu, vừa tư cách con người, vừa tư cách nhà soạn nhạc, nhưng đó cũng là một lý do thiên hạ thích anh.

Có lẽ cách hay nhất để hiểu sự im lăng của anh, và để ca ngợi sự im lặng này, là quay lại với Sartre, đặc biệt là khái niệm “mất tin tưởng” của Sartre.

Sartre đã giải thích khái niệm này trong “L’Être et le Néant,” Hữu thể/Tồn tại  và Hư vô. Mất tin tưởng có nghĩa là trái với hàng thật, thứ xịn.

Sở dĩ có sự mất tin tưởng vì con người không thể nào đơn giản trở thành người mình đang là, giống như một lọ mực đơn giản chỉ là lọ mực. Thay vào đó, bởi vì chúng ta là những người có tự do, chúng ta phải “tự thể hiện mình là cái gì.”
Trong một đoạn văn nổi tiếng, Sartre dùng ví dụ của anh bồi pha cà phê mỗi ngày một cách chăm chỉ, nhiệt tình, khúm núm. Anh ta là một người bồi đóng vai trò của một người bồi. Nhưng khi “trở thành con người không phải là mình” thì coi như ta đã từ bỏ sự tự do; tự biến mình thành một đồ vật, một vai, để làm vừa lòng người khác. Muốn giữ sự tự do, muốn hành động một cách lương hảo thì ta phải trở thành những sinh vật khó xác định, tự do, tự điều chỉnh như chúng ta thực sự là, cho dù đó là một cuộc sống có âu lo.

Lối tư duy này trước đây được gọi là chủ nghĩa hiện sinh, mà Dylan là một trong những tông đồ theo sát. Sống giống như một người hoàn toàn không ai biết đến, giống như một hòn đá lăn, là sống theo cuộc sống lương hảo của Sartre; và hầu hết những thái độ kỳ lạ của Dylan có thể giải thích như là một ý đồ tuyệt vọng để bảo vệ sự tự do khi đối mặt với áp lực của sự nổi tiếng. Một bài báo trên tờ The New Yorker cùng năm 1964 ghi lại câu nói của Dylan, anh ta không muốn “viết cho thiên hạ nữa” mà chỉ muốn “viết từ nội tâm.”

Khi trở thành người lãnh giải Nobel, ta sẽ cho phép “thiên hạ” định hình ta là ai, ta sẽ trở thành một món đồ, một khuôn mặt của quần chúng, thay vì một con người tự do.

Thực ra thì giải Nobel cũng là một ví dụ điển hình về sự mất tin tưởng: Một nhóm nhỏ nhà phê bình người Thụy Điển giả vờ đóng vai tiếng nói của Thượng Đế, và công chúng giả vờ rằng người đoạt giải Nobel là hóa thân của Văn chương. Tất cả sự giả vờ này đi ngược với tinh thần đích thực của văn chương, một sinh hoạt chỉ có sức sống khi có sự giao lưu cá nhân giữa người đọc và người viết.

Rồi đây có thể Dylan sẽ nhận giải, nhưng tính đến giờ phút này, việc anh từ chối chấp nhận uy quyền của Viện hàn lâm Thụy Điển là một bày tỏ tuyệt vời cho thấy thế nào là tự do nghệ thuật và tự do triết lý đích thực.

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Tại sao Bob Dylan im lặng trước Nobel?”

  1. Trúc Bạch says:

    Cuối cùng thì Bob Dylan đã nhận giải Nobel .

    It’s taken 15 days, but Bob Dylan has finally accepted that he won the Nobel Prize for Literature.
    “It’s hard to believe,” the legendary singer-songwriter told The Telegraph in his first interview since the Oct. 13 announcement, calling the honor amazing, incredible. Whoever dreams about something like that?

Phản hồi