WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ: Cựu thống đốc Martin O’Malley tranh cử tổng thống

 Martin O’Malley. Ảnh Politico.com

Martin O’Malley. Ảnh Politico.com

Nếu ở một thời điểm khác, có lẽ ông Cựu Thống Đốc Martin O’Malley của tiểu bang Maryland sẽ là một trong những chính trị gia tranh cử tổng thống mà cử tri Hoa Kỳ cần chú ý tới.

Sinh hoạt chính trị từ lúc còn là sinh viên, mới 27 tuổi đã làm nghị viên thành phố Baltimore, năm 36 tuổi làm thị trưởng, góp công đưa thành phố này từ chỗ nghèo nàn đến vị trí một trong những thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển mạnh của nước Mỹ. Từ Baltimore ông trở thành thống đốc của Maryland, đắc cử 2 nhiệm kỳ liên tiếp thật dễ dàng, được ca ngợi là một trong những vị thống đốc vừa trẻ vừa tài ba của đảng Dân Chủ, một chính trị gia rất giỏi về hoạch định chính sách và thực hiện chính sách. Về mặt xã hội, ông nổi tiếng là người vui tính, bình dân, lại đàn hay hát giỏi: từng là ca sĩ và tay dàn guitar chính cho một ban nhạc rock. Tất cả nhưng điều kiện này đủ để ông trở thành một ứng cử viên được mọi người lắng nghe, đương nhiên ở trong danh sách những chính trị gia dẫn đầu cuộc đua chiếm chìa khóa mở cửa Tòa Bạch Ốc.

Rất tiếc, ông quyết định dự cuộc đua 2016.

“Có nhiều trở ngại cho ông O’Malley”, nhà báo Dan Balz chuyên viết tin chính trị của tờ The Washington Post nói. “Ba điều quan trọng nhất là thứ nhất, nước Mỹ bây giờ đang chú ý tới bà Hillary Clinton, điều thứ nhì là với những người không thích bà Clinton, ông O’Malley phải tranh giành từng lá phiếu một với Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, người cũng ra tranh cử với lập trường chẳng khác gì ông ta, và điểm thứ ba là hầu hết các nhà ủng hộ đều nghiêng về phía bà Clinton, nghĩ rằng bà là người có cơ hội thành công nhất”.

Cả 3 điều đó ông O’Malley đều nghĩ đến trước khi chính thức loan báo tin tranh cử tổng thống vào sáng thứ Bảy vừa rồi. Nói với những người ủng hộ và trong cuộc họp báo ngay sau đó, ông cho hay trong gần 2 năm trời thăm dò bầu cử, “tôi thấy rõ cử tri đang muốn thấy thay đổi, cần người có thể thay đổi từ chính sách hành động cho đến lối làm việc của chính quyền thủ đô”. Ông hãnh diện bảo với mọi người “tôi là người sẽ đưa nước Mỹ tiến về phía trước, là người của tương lai chứ không phải là người cứ khư khư ôm quá khứ”. Trong bài nói chuyện ông trình bày thẳng thắn hơn: vai trò tổng thống không phải là vai trò truyền từ người này sang người khác, là vai trò “được định đoạt bởi cử tri chứ không phải là chiếc ghế để truyền hết nhà Bush đến nhà Clinton”.

Chỉ 8 năm trước đây, ông là một trong những vị thống đốc Dân Chủ đầu tiên lên tiếng ủng hộ bà Hillary Clinton, hãnh diện giới thiệu bà là “người bạn thân của tôi, người có những ý tưởng mới cho quốc gia, và là vị tổng thống tương lai của chúng ta”. Phát biểu đó được hầu hết các nhà quan sát chính trị đều xem là bằng chứng xác nhận quan hệ giữ ông với gia đình Clinton “là mối quan hệ đặc biệt và vững chắc”, vững chắc và đặc biệt tới mức khi ông O’Malley ra tranh cử thống đốc nhiệm kỳ hai, Cựu Tổng Thống Bill Clinton chỉ thị cho tài xế quay ngược trở lại văn phòng để ông có thể quay một đoạn video ngắn mang nội dung ủng hộ ông O’Malley. Bây giờ, ông và “người bạn thân Hillary Clinton” tranh cử đối đầu với nhau, cả 2 đều tin sẽ được đảng để cử, sẽ được cử tri tín nhiệm để lãnh đạo quốc gia.

“Quả thật hồi 2007, tôi tin bà Clirnon là người xứng đáng nhất”, ông trình bày với báo chí trước khi lên đường đi Iowa và New Hampshire, tiếp tục cuộc vận động ông đã thức hiện trong 18 tháng qua. “Tình hình giờ đã đổi khác, khác hẳn những gì xảy ra 8 năm trước đây”, ông nói tiếp. “Giấc mơ của nước Mỹ bao giờ cũng vẫn còn, nhưng giấc mơ của chúng ta ngày nay tựa như sợi chỉ treo chuông, không còn vững vàng như xưa nữa. Đó không phải là giấc mơ của người Hoa Kỳ. Thế hệ tương lai của nước Mỹ phải lãnh trách nhiệm xây dựng tương lai, phải xây dựng lại đất nước ngay từ bây giờ, và tôi là người sẽ cùng với mọi người dân xây dựng lại giấc mơ đó”. Vẫn theo lời ông, “hệ thống kinh tế và chính trị của chúng ta không thật sự vững mạnh, đang thụt lùi, và người dân trông chờ một thế hệ lãnh đạo mới để thay đổi các điều đó”.

Điều ông O’Malley trình bày “là điều rất nhiều người đang nghĩ đến”, theo nhận xét của Cựu Thượng Nghị Sĩ Gary Hart của tiểu bang Colorado, cũng là chính trị gia từng dự cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân Chủ hồi 1984. “Rõ ràng đây là (trận chiến chính trị) giữa các thế hệ, giữa những ngưởi (có thể) không khác biệt mấy về tư tưởng bảo thủ hoặc cấp tiến, nhưng khác biệt rất rõ ràng về tương lai và quá khứ”.

Ba mươi năm trước đây, cậu sinh viên O’Malley quyết định tạm nghỉ học để làm tình nguyện viên cho ứng cử viên Gary Hart, người cả nước Mỹ tin “không hy vọng thành công” dù “muốn thổi một làn gió mới vào chính trường quốc gia”. Suốt cả năm 1983 ông Hart luôn luôn “lẹt đẹt” đứng sau ứng cử viên sáng giá Walter Mondale, cho đến khi ông bất ngờ thành công ở New Hampshire và chỉ chấp nhận thua cuộc trước ngày Đại Hội Đảng diễn ra. Nhìn lại chuyện cũ, ông Cựu Thống Đốc Maryland vừa cười vừa bảo “lịch sử sẽ tái diễn”, nói dù không phải là người đang dẫn đầu cuộc đua như bà Clinton “nhưng cử tri sẽ ủng hộ tôi sau khi họ biết tôi là ai và tôi sẽ làm gì cho quốc gia”.

“Cử tri không bao giờ bị lôi cuốn bởi những người có nhiều tiền tranh cử, họ cũng chẳng bị lôi cuốn bởi kết quả các cuộc thăm dò. Chính cử tri đã đưa những người không mấy ai biết tới trở thành hiện tượng chính trị, tôi tin chúng ta sẽ nhìn thấy điều đó trong cuộc đua lần này”.

BOX BOX BOX BOX BOX

NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG BIẾT VỀ ỨNG CỬ VIÊN DÂN CHỦ MARTIN O’MALLEY

Kinh tế: ông Martin O’Malley tin rằng tình trạng lương bổng không đồng đều là trở ngại khiến kinh tế quốc gia không phát triển đúng mức. Hồi 2014, ông ký luật tăng mức lương tối thiểu cho công nhân Maryland, ông đồng ý tăng quyền lợi cho những người đang hưởng trợ cấp xã hội và chủ trương cho sinh viên được quyền “refinance” số tiền học họ còn thiếu, để họ có thể trả tiền nợ với mức lời thấp hơn. Nhưng cũng trong thời gian làm thống đốc, ông nhiều lần tăng thuế với những ai có mức thu nhập cao, thuế dịch vụ, thuế xăng, thuế đánh trên những mặt hàng xa xỉ phẩm (như thuốc lá, rượu bia…).

Thương mại: ông O’Malley không ủng hộ Hiệp Định Đối Tác Chiến Lược Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (TPP), cho rằng hiệp định này “cướp việc làm của công nhân Hoa Kỳ”. Hồi 2006 ông cũng phản đối bản Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Trung Mỹ, nhưng hồi 2011 lại ủng hộ bản hiệp ước kinh tế ký kết với Nam Hàn, thể theo lời yêu cầu của Hiệp Hội Công Nhân Ngành Xe Hơi Hoa Kỳ.

Di trú: khác với Tòa Bạch Ốc và bà Clinton, ông không đồng ý việc trao trả trẻ em từ Trung Mỹ trốn sang Hoa Kỳ về lại nguyên quán. Lúc còn làm thống đốc, ông ban hành luật cho phép sinh viên cư trú bất hợp pháp trong tiểu bang được hưởng quyền lợi học phí như những sinh viên cư ngụ trong tiểu bang (in-state tuition) và được phép lấy bằng lái xe. Ông ủng hộ ý kiến chính phủ liên bang nên ban hành một đạo luật để giải quyết tình trạng cư trú của 11 triệu người đang sống không có giấy tờ.

Xã hội: năm 2012 ông ban hành luật công nhận hôn nhân đồng tính, kêu gọi mọi người “tôn trọng quyền của người đồng tính” vì đó là “nhân quyền”. Ông cũng ủng hộ quyền phá thai của phụ nữ, nhưng với điều kiện “phải an toàn, hợp pháp”.

Luật pháp: trong thời gian còn làm thống đốc, ông thành công khi vận động quốc hội tiểu bang hủy bỏ án tử hình, đồng thời tỷ lệ phạm pháp toàn tiểu bang giảm, ngoài ra ông cũng ký ban hành luật bắt buộc người mua súng phải lăn tay và cấm bán 45 loại súng. Tuy nhiên trong những năm làm thị trưởng thành phố Baltimore (1999-2007), ông bị chỉ trích vì chủ trương cứng rắn đối với kẻ phạm pháp, tạo điều kiện cho nhân viên công lực áp dụng biện pháp mạnh với dân chúng. Trong khoảng thời gian đó, số lượt người bị cảnh sát bắt giữ vì những tôi danh khác nhau bằng 1/6 tổng số dân cư ngụ trong thành phố.

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Mỹ: Cựu thống đốc Martin O’Malley tranh cử tổng thống”

  1. NON NGÀN says:

    NÓI VỀ NỀN DÂN CHỦ PHƯƠNG TÂY

    Ở các nước dân chủ phương Tây, ba lãnh vực xã hội, hành chánh và chính trị của thế giới loài người đều luôn phân biệt nhau.

    Xã hội là sinh hoạt nền tảng, tự nó phát triển, không cần ai can dự vào, nó là thực thể khách quan, ở trong đó mọi cá nhân con người đều có quyền hưởng thụ và có quyền đóng góp như nhau tùy theo năng lực, hoàn cảnh của mình. Đó gọi là xã hội dân sự. Xã hội dân sự phát triển tự nhiên qua lịch sử, nó là nền móng của mọi cái còn lại trong văn minh đi lên của nhân loại.

    Hành chánh là lãnh vực của nhà nước, tức của riêng từng quốc gia, đất nước, như là bộ máy quản lý chung, theo các nguyên tắc chuyên môn của nó. Bộ máy hành chánh là công cụ của pháp lý, không có nó pháp luật không thể thực thi được. Nhưng hành chánh và pháp luật đều là chuyên môn, chính trị không xía vào, và cũng không được quyền xía vào. Bởi hành chánh quản lý xã hội, và có khi pháp luật cũng quản lý được cả chính trị. Ấy tính cách chuyên môn, tức tính cách khoa học và khách quan phải luôn được đề cao và quyết định là như thế.

    Trong khi đó chính trị là sự dẫn đường chung Nó phải thể hiện tinh hoa của toàn xã hội. Tức bất kỳ ai có tài, có năng lực, có tâm huyết hơn mọi người đều có thể ra ứng cử chính trị để được dân bầu. Dân bầu ai thì người đó trúng. Ý nghĩa tranh cử là đưa ra cương lĩnh để mọi người hiểu mình, tin mình, thấy tài cán của mình và chịu mình thế thôi.

    Như thế các chính đảng nói chung là đảng bầu cử, vai trò của nó là đưa ra và hỗ trợ các ứng cử viên. Vai trò của đảng không phải vai trò cầm quyền kiểu hành chánh, người làm chính trị hay chính khách cũng không phải là tầng lớp đặc quyền kiểu truyền nối muôn đời. Ý nghĩa của chính trị là tư duy độc lập của mọi người, không hề là ý thức hệ tiền chế của bất kỳ một lý thuyết nào có sẳn trước cả.

    Điều này thật hoàn toàn khác với mọi nước cộng sản mác xít. Đảng cầm quyền mác xít là độc đảng theo thuyết mác xít hay nhân danh thuyết Mác xít. Khái niệm lãnh đạo toàn diện có nghĩa là nắm quyền từ A tới Z, cả hành chánh, xã hội và chính trị. Bởi các đoàn thể xã hội cũng là các đoàn thể chính trị, đều là công cụ thừa hành của đảng cầm quyền mác xít. Cho nên cũng không có tam quyền phân lập tức ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập như các nước tự do dân chủ phương Tây.

    Tất cả mọi điều đó đều phát sinh ra từ tư tưởng độc tài của Mác. Ngay từ đầu ông ta đã bảo người nào không cùng quan niệm cộng sản như ông đều là tư sản và phản động. Cho nên đối với ông ta chỉ có một đảng duy nhất điều khiển xã hội, một giai cấp duy nhất, một tư tưởng duy nhất, đó mới là cộng sản. Còn kiểu tam quyền phân lập và phân biệt chính trị, hành chánh, xã hội theo ông ta chỉ là tư sản. Chuyên chính vô sản cuối cùng toàn bộ quyền lực xã hội đều rơi vào một nhóm nhỏ cầm quyền theo cách chủ quan và lợi riêng không tránh khỏi, đó chính là hệ lụy mà Mác có thể không nghĩ đến.

    Ngày nay ai cũng biết học thuyết Mác càng ngày càng lố bịch và xa thực tế so với ý nghĩa của thế giới. Cho nên nói chung dân chủ phương Tây chính là quy luật khách quan của phát triển xã hội loài người nói chung. Bởi mọi con người sinh ra đều bình đẳng, cho nên không thể nhân danh giai cấp, nhân danh chính trị để gom toàn xã hội vào một cái chuồng chung, cái rọ chung, đó là cái rọ ý thức hệ, khiến chỉ có lợi cho một thiểu số cầm quyền còn toàn thể xã hội đều bị hi sinh mọi mặt. Mà nếu như vậy thì làm sao còn hiệu quả xã hội, còn phát triển xã hội theo hiệu suất và khách quan được nữa.

    Có nghĩa dân chủ tự do là nguyên tắc khách quan, không phải là sự tưởng tượng. Chính độc tài mới là sự giả tạo và tưởng tượng. Bởi nguyên lý của tự nhiên không hề có chỗ cho sự độc tài độc đoán. Bởi vì nếu thế thì vạn vật cũng không thể phát triển đi lên được. Chẳng khác chối bỏ Thượng đế rồi tự thay vào đó làm Thượng đế của tất cả mọi người. Cái ngố cái bậy bạ và thậm chí cái tội lỗi hay tội ác xưa nay trên thế giới mà Mác đã nghĩ ra và áp dung cho lịch sử loài người từ khi học thuyết của ông ta xuất hiện chính là như thế.

    NGÀN KHƠI
    (04/6/15)

  2. CÂY GẬY BỰ says:

    Bất kể Dân Chủ hay Cộng Hòa, kỳ này cử tri chúng tôi sẽ chỉ bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng Thống nào có lô-gô cái gậy, gậy càng to càng nhiều phiếu . Vì chưng uy tín của Mỹ bị xuống cấp qua chừng chừng .

Phản hồi