Cỏ Bù Xít
Các đảng phái chính trị của một nước luôn luôn xuất phát từ nguyện vọng và nhu cầu chính trị của người trong nước, do người trong nước thành lập. Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ngược lại, được thành lập ở nước ngoài, do nhu cầu bành trướng của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản (ĐTQTCS) và do quyết định của ĐTQTCS. Người được ĐTQTCS ủy nhiệm việc thành lập đảng CSVN là Hồ Chí Minh (HCM).
Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, đổi tên thành Nguyễn Tất Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc và hàng trăm tên khác. Trong bài nầy, xin gọi tên nhân vật nầy tùy hoàn cảnh và thời gian.
1.- HỒ CHÍ MINH VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP
Hồ Chí Minh và đảng CS luôn luôn rêu rao rằng HCM ra nước ngoài năm 1911 nhằm tìm đường cứu nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy khi qua đến Pháp ngày 6-7-1911, HCM lúc đó ký tên là Nguyễn Tất Thành, làm đơn ngày 15-9-1911 xin vào học trường Thuộc Địa Paris, để ra làm quan cho Pháp, nghĩa là HCM ra đi chỉ để mưu sinh mà thôi. Đơn xin học bị từ chối, HCM tiếp tục làm việc trên tàu đi biển.
Khi thế chiến thứ nhứt bùng nổ năm 1914, việc tàu bè đi lại trên biển nguy hiểm vì bị tấn công, HCM đến London (Anh quốc) sinh sống, rồi qua Paris (Pháp) năm 1919. Tại đây, HCM gặp Phan Châu Trinh, bạn cùng khoa phó bảng Hán học với phụ thân HCM là ông Nguyễn Sinh Sắc. Nhờ Phan Châu Trinh, HCM làm quen với Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền. Từ đó HCM cùng hoạt động với các ông nầy, dùng chung bút hiệu Nguyễn Ái Quốc, rồi HCM chiếm dụng luôn bút hiệu nầy làm tên riêng của mình.
Nguyễn Ái Quốc (NAQ) gia nhập đảng Xã Hội Pháp năm 1920, xa dần các ông Trinh, Trường và Truyền. Lúc bấy giờ, ở Moscow (Nga), Lenin thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) năm 1919. Đảng Xã Hội Pháp đứng giữa hai khuynh hướng: nên theo Đệ nhị Quốc tế hay Đệ tam Quốc tế? Tại Hội nghị Tours của đảng Xã hội Pháp từ 26 đến 31-12-1920, NAQ vào nhóm bỏ phiếu theo ĐTQTCS.
Điểm đáng ghi nhận là khi quyết định bỏ phiếu theo ĐTQTCS tại Tours, NAQ thú nhận với bà Rose (Rô-dơ), nữ tốc ký của đại hội, là HCM chưa hiểu chủ nghĩa CS, nhưng HCM vẫn bỏ phiếu theo Đệ tam Quốc tế. (Trần Dân Tiên [tức Hồ Chí Minh], Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1976, tr. 48.) Sau Hội nghị Tours, đảng CS Pháp được thành lập, NAQ gia nhập đảng nầy. Như thế có nghĩa là trước khi vào đảng CS, NAQ (HCM) chưa hiểu gì về CS.
Sau khi theo CS, NAQ lại nhảy qua theo tổ chức đối lập với đảng CS là hội Tam Điểm (Franc-maçonnerie) ngày 14-6-1922, do sự giới thiệu của một người thợ chạm tên là Boulanger. (Jacques Dalloz, Francs-maçons d’Indochine, Paris: Éditions Maçonniques de France, 2002, tr. 48.) Chủ trương của hội Tam Điểm chống lại với chủ nghĩa CS.
Hoạt động trong hội Tam Điểm chẳng được bao lâu, NAQ ra khỏi hội nầy vào cuối năm 1922 và viết bài đả kích mạnh mẽ hội Tam Điểm. (Thu Trang, Nguyễn Ái Quốc ở Pari 1917-1923, Hà Nội: Nxb. Thông tin Lý luận, 1989, tr. 201.) Suốt đời còn lại, NAQ (HCM) không hé lộ việc ông gia nhập Tam Điểm và còn ra lệnh giết Phạm Quỳnh năm 1945 chỉ vì học giả nầy biết rõ NAQ đã từng theo Tam Điểm..
2.- HỒ CHÍ MINH ĐƯỢC ĐTQTCS KẾT NẠP VÀ ĐÀO TẠO
Tháng 10-1922, tại Paris diễn ra Đại hội kỳ II đảng CS Pháp. Tham dự Đại hội có đại diện đảng CS Nga cũng là đại diện của ĐTQTCS tên là D. D. Manuilsky. Nhân đó Manuilsky mời NAQ sang Moscow tham gia Hội nghị Quốc tế Nông dân vào năm 1923. (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại 1892-1924, tập 1: 1892-1924, in lần thứ hai, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 224.) Sự việc nầy có nghĩa là ĐTQTCS kết nạp NAQ (HCM) để đưa qua Liên Xô huấn luyện, còn NAQ kiếm được công ăn việc làm mới.
Ở đây xin nhắc lại kinh nghiệm của cụ Phan Bội Châu. Trong hồi ký của mình, Phan Bội Châu kể rằng năm 1920, tại Bắc Kinh (Trung Hoa), ông gặp hai người Nga là Grigorij Voitinski và một viên tham tán tòa đại sứ Nga tại Bắc Kinh. Khi Phan Bội Châu ngỏ ý muốn nhờ Nga giúp đỡ, đưa thanh niên Việt Nam sang Nga du học, viên tham tán nầy chỉ vẽ cặn kẽ, và hứa rằng Nga sẽ giúp đỡ tận tình, với điều kiện là phải chấp nhận “…tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản, học thành rồi về nước tất phải gánh lấy những việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông … ra sức làm những sự nghiệp cách mạng.” Viên tham tán Nga yêu cầu Phan Bội Châu dùng tiếng Anh viết sách kể hết chân tướng người Pháp. Có thể những yêu cầu của người Nga về “tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản” làm Phan Bội Châu e ngại, nên ông tránh mặt người Nga. Phan Bội Châu từ chối một cách tế nhị bằng cách nói rằng ông không viết được tiếng Anh, nên ông “không lấy gì trả lại thịnh ý ấy”. (Phan Bội Châu, Tự phán, hay Phan Bội Châu niên biểu, trong Phan Bội Châu toàn tập, tập 6 của Chương Thâu, Huế: Nxb. Thuận Hóa, 1990, tr. 272.)
Nếu viên đại diện Nga tại Bắc Kinh đưa ra cho Phan Bội Châu điều kiện như thế, thì NAQ (HCM) chắc chắn cũng phải theo những điều kiện như thế, mới được viên đại diện của Nga (đổi thành Liên Xô năm 1922) kết nạp, lo giấy tờ, đưa HCM rời Pháp đi Liên Xô ngày 13-6-1923. Như thế, nghĩa là HCM bán linh hồn cho quỹ từ đây, dấn thân vào con đường phiêu lưu mới, đến Moscow ngày 30-6-1923.
Đại hội Quốc tế Nông dân diễn ra vào tháng 10-1923. Hồ Chí Minh có tên mới bằng tiếng Nga là Lin hay Linov, lên diễn đàn Hội nghị ngày 13-10 và được cử vào Đoàn Chủ Tịch Quốc Tế Nông Dân trong ngày bế mạc (15-10-1923). Hồ Chí Minh ở lại Moscow, vào học ở Học Viện Thợ Thuyền Đông Phương, học chủ nghĩa Mác-xít, và bắt đầu học tiếng Nga.
Khi rời Việt Nam, HCM học chưa hết lớp nhứt niên (tức lớp 6 ngày nay) trường Quốc Học Huế. Vì vậy, HCM chưa đủ trình độ văn hóa, ngoại ngữ và toán học để học về chú nghĩa Mác-xít. Vả lại, ở Moscow trong thời gian ngắn, nên HCM chỉ học những thủ đoạn để làm cán bộ tình báo CS mà thôi.
Đến Moscow, HCM được đại diện ĐTQTCS hứa hẹn trong vòng ba tháng, ĐTQTCS sẽ gởi HCM qua Trung Hoa hoạt động. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do nào, ĐTQT giữ HCM ở lại Moscow, chưa thực hiện lời hứa nầy. Đợi một thời gian khá lâu, HCM viết thư ngày 11-4-1924 bằng tiếng Pháp, gởi ban Chấp hành ĐTQTCS, xin tình nguyện qua Viễn đông để hoạt động. Trong thư, HCM còn xin cấp phát cho ông mỗi tháng 100 Mỹ kim (rất có giá trị vào thời đó), không kể tiền vé từ Liên Xô qua Trung Hoa. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, tt. 251-252.)
Theo lời yêu cầu trên, tháng 10-1924 ĐTQTCS gởi HCM qua Trung Hoa với tư cách uỷ viên Đông phương bộ, phụ trách cục Phương nam. Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) lấy bí danh mới là Lý Thụy, một công dân Trung Hoa, và ngụy trang làm thông dịch viên cho cơ quan Russia Telegraphic Agency (ROSTA) [Đại lý Bưu tín Nga], do Mikhail Borodin, đứng đầu. (Trần Mỹ-Vân, A Vietnamese Royal Exile in Japan, Prince Cường Để (1882-1951), New York: Routledge, 2005, tr. 113. Tác giả nầy lấy tài liệu từ S. Quinn-Judge, Ho Chi Minh: The Missing Years 1919-1941, Singapore, Horizon, 2003.)
3.- THÀNH LẬP ĐẢNG CS THEO LỆNH ĐTQTCS
Liên hiệp Quốc-Cộng Trung Hoa lần thứ nhứt tan rã ngày 12-4-1927. Tưởng Giới Thạch (Quốc Dân Đảng Trung Hoa) chẳng những tấn công đảng CSTH, mà tấn công cả những nhóm CS các nước khác. Borodin phải về Liên Xô. Lý Thụy (HCM) bỏ trốn đi Vũ Hán, đến Thượng Hải, theo đường biển lên Vladivostok, qua Moscow khoảng giữa tháng 6 năm 1927.
Tháng 11-1927, HCM (Lý Thụy) được ĐTQTCS gởi từ Moscow qua Pháp. Tháng sau, ông qua Bỉ, tham dự Hội nghị Quốc tế Liên đoàn chống đế quốc, rồi qua Đức chờ quyết định của ĐTQTCS. Cuối tháng 5-1928, ông đến Ý, và xuống tàu ở hải cảng Naples, qua Xiêm La (Thái Lan). Ông đến Xiêm tháng 8-1928, lập tỉnh uỷ U-đon, thống nhất việc lãnh đạo Việt Nam Cách Mệnh Thanh Niên Hội (VNCMTNH) ở Xiêm. (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, Portland, OR, U.S.A.: 1991, tr. 43.)
Đang hoạt động ở Xiêm La, ngày 27-10-1929 Lý Thụy được ĐTQTCS ra lệnh phải qua Trung Hoa để giải quyết những tranh chấp giữa các kỳ bộ VNCMTNH ở trong nước Việt Nam. Nguyên các kỳ bộ VNCMTNH (Bắc Kỳ, Nam Kỳ và Trung Kỳ) bất đồng về việc thành lập đảng CSVN.
Trước tình hình nầy, ban bí thư Đông Phương bộ của ĐTQTCS ra nghị quyết cho những người CS ở Đông Dương, theo đó “nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuyệt đối cần kíp của tất cả những người cộng sản Đông Dương là sớm lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản, nghĩa là một đảng cộng sản quần chúng. Đảng ấy phải là một đảng duy nhất ở Đông Dương, chỉ có đảng ấy là tổ chức cộng sản mà thôi.” (http://www.cpv.org.vn. Vào mục “Tư liệu về Đảng”. Vào muc “Lịch sử Đảng”. Bài: “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của đảng”. Mục III “Hội nghị thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam…” (Trích internet ngày 10-2-2008.) Đồng thời ĐTQTCS chỉ thị cho Lý Thụy, lúc đó đang ở Xiêm La, chịu trách nhiệm “hợp nhất các phần tử cộng sản chân chính lại, để thành lập một đảng duy nhất.”
Theo lệnh của ĐTQTCS, Lý Thụy từ Xiêm La (Thái Lan) đến Hương Cảng ngày 23-12-1929. Ông tổ chức cuộc họp tại một sân bóng tròn (sân đá banh) ở Hương Cảng ngày 6-1-1930, để tránh sự theo dõi của nhà cầm quyền Hương Cảng. Ngoài Lý Thụy (đại diện ĐTQTCS), hiện diện trong cuộc họp nầy còn có Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, đại diện Đông Dương Cộng Sản Đảng (ĐDCSĐ) ở Bắc Kỳ, Nguyễn Thiệu (Nghĩa) và Châu Văn Liêm, đại diện An Nam Cộng Sản Đảng (ANCSĐ) ở Nam Kỳ, không có đại diện của Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (ĐDCSLĐ) ở Trung Kỳ đến họp.
Cuộc họp đi đến quyết định thống nhứt ba đảng, kể cả đảng bộ cộng sản Hoa kiều ở Việt Nam, thành một đảng, lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam, có “cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản. Các đại biểu phải tổ chức một Trung ương lâm thời gồm 7 uỷ viên chính thức và 7 uỷ viên dự khuyết.” (Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc đề ngày 18-2-1930. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3.)
Trần Phú, lúc đó vẫn còn đang ở Liên Xô, có tên Nga là Likvei hay Li-Kvei, được ĐTQTCS chỉ định làm tổng bí thư đầu tiên của đảng CSVN. Sau đó, ĐDCSLĐ (Trung Kỳ) chính thức gia nhập đảng CSVN ngày 24-2-1930. (Văn kiện đảng toàn tập, tập 2 (1930), (Quyết nghị chấp nhận ĐDCSLĐ gia nhập đảng CSVN ngày 24-2-1930.) Mục “Văn kiện đảng toàn tập”, <http://www.cpv.org.vn/vankien>). Về Việt Nam, Trần Phú được lệnh của ĐTQTCS, triệu tập hội nghị ban chấp hành Trung ương đảng lần thứ nhứt tại Cửu Long (Kowloon) ngày 10-10-1930, đổi tên đảng CSVN thành đảng Cộng Sản Đông Dương.
Hồ Chí Minh (Lý Thụy) tiếp tục làm nhiệm vụ của một nhân viên ĐTQTCS ở Trung Hoa. Cần chú ý một điểm là Lý Thụy (Nguyễn Tất Thành, HCM) là đại diện của ĐTQTCS, vâng lệnh ĐTQTCS đứng ra thành lập đảng CSVN, nhưng lúc đó Lý Thụy không phải là thành viên đảng CSVN, không có chức vụ gì trong đảng CSVN, nghĩa là HCM (Lý Thụy) không có chân trong đảng CSVN hay CSĐD.
Theo báo cáo chính trị HCM viết ngày 11-2-1951, đảng CSVN thành lập ngày 6-1-1930. (Hồ Chí Minh toàn tập tập 6, tr. 154.) Tuy nhiên, về sau tại Đại hội III đảng Lao Động (hậu thân của đảng CS) ở Hà Nội từ 5 đến 10-9-1960, Bộ chính trị Trung ương đảng yêu cầu Đại hội thông qua quyết định thay đổi ngày thành lập đảng là 3-2-1930, vì “các đồng chí Liên Xô cho biết ngày đó mới đúng theo tài liệu lưu trữ của Liên Xô”. (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, Nxb. Tuổi Xanh, không đề nơi xuất bản, 2001, tr. 74.) Như thế, đảng CSVN được thành lập do quyết định của ĐTQTCS, người thành lập tuy gốc Việt Nam nhưng cũng là một nhân viên của ĐTQTCS, đại diện cho ĐTQTCS, ngày thành lập và tên đảng cũa do ĐTQTCS quyết định.
Rồi đây, đảng nầy do ĐTQTCS ở Liên Xô trợ cấp để hoạt động theo mệnh lệnh của ĐTQTCS. Năm 1950, tại Moscow, Stalin ủy nhiệm cho Mao Trạch Đông, lãnh tụ Trung Cộng, phụ trách viện trợ, giúp đỡ cho HCM và CSĐD, để có điều kiện chống Pháp. Stalin nói với HCM: “Đảng Cộng Sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô hoàn toàn nên viện trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của các đồng chí. Song, chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn…” (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong sách Hồi ký của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, Dương Danh Dy hiệu đính, tạp chí Truyền Thông, Montreal, số 32 & 33, tr. 45.)
Trong hồi ký, Hoàng Tùng (ủy viên trung ương đảng CS) viết về việc HCM gặp Stalin trong chuyến qua Liên Xô nầy như sau: “Khi đó Stalin nói: Bây giờ cách mạng Trung Quốc thành công rồi, Trung Quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước phương Đông, cũng như Liên Xô có trách nhiệm giúp đỡ các nước châu Âu và châu Mỹ. Trung Quốc cho như thế là Quốc tế Cộng sản đã phân công.” (Hồi ký Hoàng Tùng, nguồn: Internet: Văn Tuyển, Hội ngộ văn chương toàn cầu.)
4.- CỎ BÙ-XÍT
Khi được tin Nguyễn Tất Thành (NTT tức NAQ, HCM) theo CS để chống Pháp, Phan Châu Trinh viết thư gởi NTT đề ngày 12-2-1922, cho rằng việc NTT theo CS để chống Pháp, “thì quốc dân đồng bào vẫn nguyên là cái lưng con ngựa, chỉ thay người cỡi mà thôi”. (Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945, Amarillo TX: Nxb. Chuông Rè, 2000, tt. 39-40.) Như thế, có nghĩa là việc NTT theo CS chống Pháp chẳng ích lợi gì vì chẳng có thay đổi gì cho dân tộc, mà chỉ thay thực dân Pháp bằng CS ngoại bang mà thôi.
Về Phan Bội Châu, từ cuối năm 1925 ông bị Pháp giam lỏng ở Huế. Trong cuộc phỏng vấn năm 1938 của báo L’Effort, phát hành tại Hà Nội, về đề tài giai cấp đấu tranh, từ Huế, Phan Bội Châu phát biểu như sau: “Hô hào giai cấp đấu tranh [chủ nghĩa cộng sản] ở xứ nầy là một việc cực ngu! Những người thức thời không bao giờ làm như thế…” (Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập, tập 4, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1990, tt. 368-371. “Về vấn đề giai cấp đấu tranh” (Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo L’Effort.)
Một nhà nho lớn tuổi, điềm đạm, từng trải như Phan Bội Châu, mà thốt lên hai chữ “cực ngu”, thì hết sức đặc biệt, và đã nói lên phản ứng của giới trí thức thời bấy giờ. Cần nhớ lại Phan Bội Châu là nhà cách mạng theo chủ nghĩa dân tộc, từ chối sự giúp đỡ của Nga năm 1920. Sau đó, Phan Bội Châu bị HCM bán tin cho Pháp bắt ở Thượng Hải ngày 1-7-1925. Về sau, sau khi Phan Bội Châu từ trần năm1940, trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Nghệ An năm 1956, ảnh của Phan Bội Châu trên bàn thờ gia đình bị CS đem xuống đấu tố (gọi là đấu ảnh), và bị quăng vào chuồng trâu. (Phan Thiện Chí, tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 50, TpHCM ngày 15-12-1990. Xem thêm thư của Lê Nhân gởi cho bạn là Phan Văn Khải (thủ tướng CS) ngày 5-12-2005 trên Đàn Chim Việt ngày 5-12-2005.)
Bên cạnh ý kiến hai nhà cách mạng lão thành trên đây, nhà văn Phan Khôi (1887-1959), lớn HCM vài tuổi, đã tuyên bố trong cuộc mít-tin chào mừng sự thành lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do nhà cầm quyền Việt Minh tỉnh Quảng Nam tổ chức sau ngày 2-9-1945, rằng ông hoan nghênh nền độc lập dân tộc, nhưng ông không đồng tình với con đường chủ nghĩa cộng sản. (Phan Cừ, Phan An, “Phan Khôi niên biểu”, đăng trong Chương Dân thi thoại của Phan Khôi, Nxb. Đà Nẵng tái bản, 1996, tr. 161.)
Năm 1957, tại Hà Nội, trung tâm quyền lực của CSVN, Phan Khôi tập họp một số truyện ngắn, bút ký của ông từ năm 1946 trở về sau, thành tập Nắng chiều, trong đó có truyện ngắn “Cây cộng sản”, mà Phan Khôi mô tả như sau: “Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, ở Bắc Việt không chỗ nào là không có… Không mấy lâu rồi nó mọc đầy cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có trong những năm 1930-1931, đồng thời với Đông Dương Cộng Sản Đảng hoạt động, phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là “herbe communiste”, đáng lẽ dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản… Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thứ cỏ ấy mọc lên…”
Phan Khôi còn cho biết rằng có nơi gọi thứ cỏ nầy là “Cỏ bù-xít” vì cỏ ấy hôi như con bọ xít, có nơi gọi là “cây cứt lợn”, hay “cây chó đẻ”. Xin chú ý, Phan Khôi chơi chữ, nên thay vì gọi là “cỏ Mác-xít” thì ông gọi là “cỏ bù-xít”. Khi Phan Khôi xin xuất bản sách nầy thì bị cộng sản cấm, nhưng Đoàn Giỏi trích nguyên văn một số đoạn, trong đó có đoạn trên đây để viết bài đả kích Phan Khôi, tựa đề là “Tư tưởng phản động trong sáng tác của Phan Khôi” trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) số 15, tháng 8-1958. Sau Đoàn Giỏi bị cộng sản kết tội là lợi dụng việc viết bài phê bình để giới thiệu Phan Khôi. (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Sài Gòn: Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hóa, 1959, tr. 94.)
KẾT LUẬN
Những nhận xét trên đây của những nhà hoạt động chính trị và văn học trước và đồng thời với HCM cho thấy ngay từ đầu, đã có nguời hiểu rõ chủ nghĩa CS không phải là giải pháp tốt đẹp cho tương lai dân tộc Việt Nam, nhưng vì tham vọng quyền lực, HCM du nhập chủ nghĩa ngoại lai nầy vào Việt Nam, làm hại đất nước chúng ta cho đến ngày nay.
Như thế, ngay từ đầu đảng CSVN là một đảng chính trị có nguồn gốc ngoại bang, theo lý thuyết ngoại bang, thành lập do nhu cầu của ngoại bang, được ngoại bang nuôi duõng, tài trợ, để làm việc cho ngoại bang, hay nói trắng ra là làm tay sai cho ngoại bang.
Hiện nay, thực tế diễn tiến lịch sử thế giới cho thấy các đảng CS, dầu giỏi tổ chức và giỏi tuyên truyền, đã thành công nhứt thời lúc ban đầu trong việc chiếm được quyền lực ở một số nước, nhưng cuối cùng không mang lại ấm no hạnh phúc cho dân chúng, nên đã bị đào thải, kể cả tại Liên Xô, quê hương của Lenin, nơi đầu tiên thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Từ cuối năm 1989, khối CS Đông Âu bắt đầu tan rã. Đảng CS Liên Xô cướp chính quyền năm 1917 và sụp đổ năm 1991.
Đảng CSVN ở gần Trung Cộng, dựa vào Trung Cộng để tồn tại cho đến ngày nay, nhưng trước sau gì rồi cũng sẽ không tránh khỏi phải sụp đổ trong thời đại dân chủ hóa toàn cầu. CỎ BÙ-XÍT HÔI QUÁ. KHÔNG AI CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC. THẾ NÀO RỒI CŨNG SẼ BỊ DIỆT.
(Toronto 01-5-2016)
© Trần Gia Phụng
© Đàn Chim Việt
Hồ chí Minh là con đẻ của Đại Hán Mao trạch Đông – tấm hình đăng bố Mao đang dắt tay đứa con Hồ :
Thạc sĩ triết học Trần Đức Thảo nhận định: “Cộng Sản Việt Nam rất sùng bái Trung Quốc, ‘cứ như là con đẻ của đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Trích:(Hoạt động trong hội Tam Điểm chẳng được bao lâu, NAQ ra khỏi hội nầy vào cuối năm 1922 và viết bài đả kích mạnh mẽ hội Tam Điểm. (Thu Trang, Nguyễn Ái Quốc ở Pari 1917-1923, Hà Nội: Nxb. Thông tin Lý luận, 1989, tr. 201.) Suốt đời còn lại, NAQ (HCM) không hé lộ việc ông gia nhập Tam Điểm và còn ra lệnh giết Phạm Quỳnh năm 1945 chỉ vì học giả nầy biết rõ NAQ đã từng theo Tam Điểm..)
À thì ra Hồ Chí Minh cho đàn em giết Phạm Quỳnh vì ông PQ biết HCM đã từng vào hội Tam Điểm, vậy mà khi bà PQ hỏi thì Hồ giả nhân giả nghĩa sẽ điều tra sự “lầm lẩn” nầy.
Qua chứng minh lịch sử của sử gia Trần Gia Phụng, tôi nghĩ quý vị nào thân hoặc biết nhạc sĩ (Phạm Tuyên?) con ông Phạm Quỳnh nên chuyển bài nầy cho ông ấy đọc. Vì nếu không, nhạc sĩ Phạm Tuyên tiếp tục bị nhồi sọ, tiếp tục viết nhạc ca tụng kẻ giết cha mình thì lỗi đạo làm con quá!
anh TGP,
Anh có biết chuyện tên thiếu tá Bát Lộ Quân Hồ Quang lấy tên HCM để lên kế hoạch diệt chủng dân Việt mà chiếm nước VN hay không ? Anh viết bái này trong mục đích ghép và chứng minh HCM là Nguyễn Tất Thành là người Việt Nam chăng ? Có lần ngồi bên anh tại Atlanta tôi thấy anh trông ngố ngố nay đọc bài này thì tôi nghĩ nhà sử học TGP nên đọc thêm các tài liệu về Hồ Quang rồi viết đừng để tụi nhỏ nó cưới.
(Anh viết bái này trong mục đích ghép và chứng minh HCM là Nguyễn Tất Thành là người Việt Nam chăng ?)
Vậy HCM là người gì?
Và nếu người không…..ngố như Nhất Hướng có thể cho một bài chính xác về HCM chứ?
Nhìn tấm ành Mao xếng xáng với Hồ xếng xáng tay trong tay “dzung dzăng dzung dzẻ dắt trẻ đi chơi…” mà không có lời thấy thật là tiếc. Thôi thì thêm lời vào hình cho rỏ nghĩa:
Mao xếng xáng : Lại, Lại, Hồ lão đệ lại đây … huynh có cái này dzui lắm lắm …
Hồ xếng xáng: Hí, hí, Mao đại ca mà nói dzui thì chắc chắn là phải dzui rồi … hí hí…
@Tư xích lô:
Ý tui thì câu dưới hình:
Chèn ơi, anh Mao nắm tay em Hồ thấy thiệt là. . .tình cho không biếu không.
Và Hồ xớn xác nói với Mao xến xán, nhẹ nhẹ thôi nắm mạnh quá đau tay. . . em anh Mao ơi!
“Đồng Chí Luyến Ái” giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai – Trần Đông Đức : Cuốn sách của tác giả Lý Minh Hán xuất bản tại Hồng Kông mang tựa đề: Tình Yêu Và Cách Mạng – (Nguyên tác tựa đề Hoa Ngữ: Ái Tình Dữ Cách Mạng – Việt Nam Quốc Phụ Hồ Chí Minh ) .
Lý Minh Hán một chuyên gia tiếng Việt tốt nghiệp Đại Học Bắc Kinh vào năm 1969 có uy tín lớn đối với sự nghiệp nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong thế giới Hoa Ngữ. Lý Minh Hán cũng là tác giả trong đội ngũ hợp tác Trung Việt sản xuất bộ phim “Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng” vào năm 2003 và từng được tiếp kiến bởi thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai”Đồng Chí Luyến Ái” Trong cuốn “Tình Yêu và Cách Mạng…”, Lý Minh Hán đã ý nhị dành một chương lấy tên Đại Hồ để miêu tả tình cảm y như tình yêu giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Những phụ nữ đến với Hồ Chí Minh đa phần đều có kết cục u buồn như trường hợp Tăng Tuyết Minh nhưng với Chu Ân Lai thì tình cảm nồng nàn cho đến phút cuối.
Đại Hồ là bí danh của Hồ Chí Minh đồng thời lối xưng tụng thân mật với Tiểu Hồ tức là Chu Ân Lai. Với lối miêu tả ngụ ý cùng với sự gợi ý về tình cảm thân thiết triền miên không thể nào nguôi giữa hai lãnh tụ cao cấp Trung Việt mà họ từng gặp nhau trong thời trai trẻ ở Pháp làm cho độc giả không thể nào không hiếu kỳ về mối tình có hơi hám như chuyện đồng tính của vua chúa Trung Hoa thời xưa.
Ngay trong những năm tháng khó khăn của cách mạng văn hóa ở Trung Quốc mà Chu Ân Lai vẫn tìm cách sắp xếp cho cả đội ngũ bác sĩ Trung Quốc sang chăm sóc tận tình cho Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Tình tiết quan tâm chi li tới mức rằng lúc Hồ Chí Minh tỏ ý thèm ăn vịt quay Bắc Kinh, Chu Ân Lai đã phái chuyên cơ chở vịt từ Bắc Kinh tới Hà Nội liền.
Khi Chu Ân Lai bận quốc sự ở Trung Quốc thì an bài cho cả phu nhân của mình Đặng Dĩnh Siêu, xưng tụng với nhau là Tiểu Siêu đến thăm Đại Hồ (HcM) như người nhà. Có khi “Tiểu Siêu” xuống tận Việt Nam thăm viếng, khi thì đón tiếp Hồ Chí Minh sang nghỉ dưỡng ở đảo Hải Nam thư nhàn cả tháng… có khi thì tự tay đan áo tặng Hồ. Đặng Dĩnh Siêu có lẽ biết được bí mật tình cảm tay ba này… và chỉ có người cộng sản mới thấu hiểu về những quan hệ phức tạp không phù hợp với nhân tính thông thường.
Ngày Hồ Chí Minh qua đời, Chu Ân Lai khóc than thống thiết. Cho dù quốc sự Trung Quốc bận rộn mà đường đường là thủ tướng Trung Cộng, Chu Ân Lại lại đến Hà Nội đưa tang tới bốn ngày. Một trong những yêu cầu vượt qua lễ nghi ngoại giao là yêu cầu cho “tổng lý” Chu Ân Lai được thấy di thể của chủ tịch Hồ Chí Minh lần cuối trước khi tiến hành ướp xác do đội ngũ Liên Xô phụ trách. Phía Bắc Việt lúc đó đã đồng ý để cho nghi thức cáo biệt dành riêng cho Chu Ân Lai.
Thứ tình cảm Chu – Hồ có khả năng đặt nền móng và sự ảnh hưởng lớn trong quan hệ Việt Trung cho đến hôm nay. Giai thoại Trung Quốc ghi nhận, lần đầu tiên Chu Ân Lai khóc vì thương nhớ đời trai xảy ra trong thời Quốc Cộng phân tranh tại Trung Quốc. Ngay lúc khói lửa chiến tranh, Chu Ân Lai lại phải lòng Trương Xung – một đặc phái viên của Quốc Dân Đảng. Trên bàn thương lượng thì hai bên đối đầu rắn mặt, nhưng ra khỏi phòng thì nói chuyện thân thiết Ân Lai – Hoài Nam (tự của Trương Xung) không dứt. Khi Trương Xung đột ngột qua đời vào năm 1942, Chu Ân Lai đã khóc than như muốn lật đất.
Chu Ân Lai đối với Mao Trạch Đông cũng được đánh giá là sự thống thuộc góc cạnh đồng tính luyến ái nào đó vì thế Chu Ân Lai đã sống sót trong các vụ thanh trừng trong lúc Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ đều bị hạ bệ không thương tiếc.
Trong hồi ký của Lý Chí Thỏa, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông cũng từng nói đến những thú tiêu khiển biến thái của Mao ở Trung Nam Hải.
Trong lúc đó ý kiến về tình nồng ấm giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh được ghi nhận tràn trề tạo nên chủ đề về tình đồng chí. Trong mối tình đồng chí Chu – Hồ này, cũng đã phát sinh ra một số cử chỉ thiện chí về mặt lịch sử mà Chu Ân Lai dành cho Việt Nam .Chu Ân Lai đề xuất tỉnh Quảng Tây làm khu tự trị dân tộc Choang như là một ý tưởng thông thân với dân tộc Tày ở Việt Nam – thúc đẩy tình hữu nghị thân thuộc lên tầm cao mang tính bà con với nhau. Choang ở Trung Quốc và Tày ở Việt Nam vốn cùng một dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa và đều là dân tộc thiểu số lớn nhất của hai nước Trung Việt.
Có khả năng, vì cảm tình với Hồ Chí Minh chi phối lan tỏa sang Trung Việt hữu nghị tình, Chu Ân Lai mới có những chính sách thân thuộc để tỏ tình thương mến thương một cách đầy bí ẩn trong sự bền chặt răng môi mang tính dân tộc tương thông như thế. Chu Ân Lai có tình cảm uỷ mị và thân thiết với Hồ Chí Minh vô hình trung vượt qua quan hệ quốc tế hữu nghị nhưng lại ràng buộc tâm tính Hồ Chí Minh vào Trung Quốc một cách sâu sắc hơn nhưng nghẹt thở hơn.
Ma đầu Hồ chí Minh :
Trong cuốn sách Ho Chi Minh on Revolution, sử gia, phóng viên thiên tả Bernard Fall đã kể rằng đối với những người từ chối không theo cộng sản, Hồ chí Minh sai đảng viên cộng sản tiết lộ danh tánh họ cho tình báo Pháp để cho họ bị bắt khi về tới trong nước.
Nhà cách mạng ái quốc Phan Bội Châu đã tham gia công cuộc chống Pháp ngay từ lúc còn trẻ 17 tuổi ( 1883) . Ông từ giã vợ, đi khắp nơi trong nước, Nhật và Trung Hoa tổ chức các phong trào kháng Pháp . Đến tháng sáu năm 1925 thì bị Pháp bắt do sự chỉ điểm của hai tên Việt gian cộng sản Hồ chí Minh và Lâm đức Thụ để lấy thưởng 100 ngàn đồng bạc Đông Dương .
Dù đã dành cả cuộc đời hy sinh tranh đấu cho nền độc lập của đất nước, ông không bao giờ tỏ ý khoe khoang . Trái lại, nhà cách mạng họ Phan còn ngỏ lời xin lỗi đồng bào cho đại cuộc không thành.
Còn tên Việt gian Hồ chí Minh thì sao ? Theo nhà báo Bùi Tín “Hồi 1945, mới 55 tuổi, ông tự nhận là cha già dân tộc và xưng Bác với đồng bào trong đó có cả cụ già 70, 80 tuổi” .
“DSCVn dù giỏi tổ chức và giỏi tuyên truyền đả thành công nhứt thời lúc ban đầu trong việc chiếm quyền lực…” đọc đến đây tôi lại nhớ câu nói nổi tiếng của Abraham Lincoln,vị TT lừng danh của Mỹ “anh có thể lừa dối vài người ở mọi lúc,và mọi người ở một lúc nào đó. Nhưng anh không thể lừa dối mọi người ở mọi lúc” ( you can fool some people allof the time and all of the people some of the time. But you can not fool all of the people all of the time”. Người VN có câu “cháy nhà ra mặt chuột”,kể từ khi DCS Liên xô và Đông âu sụp đổ,không khác nào “cháy nhà “,bao nhiêu” mặt chuột CS”bị lộ ra hết.Trong đó Hồ-tặc là “mặt chuột” to nhất! Quả thật Đông -Tây đả gặp nhau ở một điểm : Lộ hàng (giả) !!