Tanh bành cơ chế CS Tầu
Phong trào chống tham nhũng của Chủ-tịch Tập Cận Bình đang lan rộng khắp Trung Quốc. Sau đây là năm điều quan trọng mà mọi người cần phải biết về cao trào này:
1. Phong trào này thực chất không phải để chống tham nhũng mà là để thanh trừng nội bộ:
Tập Cận Bình tuyên bố sẽ cương quyết dẹp sạch tham nhũng và bỏ tù các viên chức từ cao đến thấp, từ “cọp” đến “ruồi” trong đảng. Thế nhưng, sự thật lại không phải như vậy. Thực tế, họ Tập đang tiến hành một cuộc thanh trừng các phần tử chống đối trong nội bộ rất khốc liệt như vẫn thường thấy trong lịch sử trước đây. Ông ta không hề bỏ tù thân nhân của ông ấy, đang giàu nứt vách một cách nhanh chóng, và ông ta cũng không bỏ tù những quan tham nhưng hậu thuẫn cho ông ta. Ngược lại, họ Tập lại bỏ tù các phe cánh trong đảng chống đối ông ta, như bỏ tù Chu Vĩnh Khang chẳng hạn, nguyên trùm mật vụ an ninh đảng và cũng là người muốn đẩy mạnh việc chống tham nhũng.
2. Họ Tập đẩy các phe chống đối mình đoàn kết lại với nhau:
Họ Tập đang bỏ tù vây cánh của Hồ Cẩm Đào, và cũng đang có bằng chứng họ Tập tìm cách bắt Giang Trạch Dân, được cho là con “cọp” hung hiểm nhất đối với họ Tập.
Vây cánh Thuợng Hải của họ Giang và thế lực Đoàn Thanh Niên Cộng Sản của họ Hồ, từ lâu chọi nhau như nước với lửa, lần đầu tiên chưa từng thấy, đang đoàn kết lại để chống họ Tập. Điều này tạo ra một sức cuốn xoáy mãnh liệt bên trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc- Họ Tập càng gia tăng bắt bớ phe cánh chống mình bao nhiêu thì phe cánh chống mình lại càng đông và mạnh lên bấy nhiêu.
3. Thanh trừng nội bộ ảnh huởng đến quốc sách:
Giới chức Trung Cộng ngấm ngầm thừa nhận tăng trưởng kinh tế chỉ có 2,2% chứ không phải là 7% như loan báo chính thức. Đương nhiên, điều này dẫn đến tình trạng giới chóp bu đổ vạ cho nhau ở bên trong để chạy tội tạo ra nhiều đồn đãi ở Bắc Kinh về việc các viên chức bị cưỡng bức nghỉ hưu.
Cái trò đổ vạ cho nhau này rất nguy hiểm vì xảy ra ngay lúc đang có thanh trừng trong nội bộ đảng khốc liệt ngụy trang bằng cao trào chống tham nhũng của họ Tập; ai ai trong giới lãnh đạo cũng điều hoang mang lo sợ mình sẽ bị thanh trừng.
Và đương nhiên, với tình huống tâm lý như thế thì chẳng có viên chức nào muốn quyết định một điều gì cả. Vì thế, điều hành đất nước trở nên trì trệ.
4. Mị dân thì hay nhưng phản kháng trong dân chúng vẫn gia tăng:
Cao trào thanh trừng các viên chức tham nhũng được sự đồng tình của bình dân bá tánh. Hầu hết, chẳng ai nghĩ sâu hơn là họ Tập đang núp bóng phong trào này để thanh trừng nội bộ dữ dội vì mục đích chính trị quyền lực. Chỉ cần thấy các viên chức cao cấp đầy quyền uy bị tù tội là bình dân bá tánh cảm thấy khoan khoái rồi.
Tuy thế, sự đồng tình này của người dân không làm cho họ Tập từ bỏ độc tài. Ông ta đã tiến hành một chiến dịch quảng bá chủ nghĩa Mao rộng rãi nơi nơi, đả kích mọi hình thức tổ chức dân sự nằm ngoài sự khống chế của đảng cũng như đả kích các quyền tự do chính kiến, và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên huấn nhằm cũng cố “quán triệt” và giữ vững lập trường của đảng Cộng Sản (với giấc mơ “Trung Hoa Vĩ Đại”)
Quan điểm cực đoan của họ Tập khiến người dân Trung Quốc ngày một ghét bỏ ông ta và vì thế buộc các biện pháp cưỡng chế áp đặt tư tưởng quan điểm Mao lên đầu người dân phải ngày càng gia tăng do có nhiều chống đối.
5. Họ Tập làm banh nát Cộng đảng:
Ai cũng nghĩ rằng họ Tập nhanh chóng có toàn quyền khi trở thành Tổng Bí Thư đảng Cộng sản vào tháng 11 năm 2012. Nếu thực sự là như vậy, thì không việc gì ông ta phải gia tăng thanh trừng nội bộ. Mỗi lần thanh trừng là tạo ra thêm một thế lực thù nghịch bên trong cần phải khử trừ tận gốc mới an tâm.
Bất luận là họ Tập có thành công khi thanh trừng hay không thì ông ta cũng đang khiến nội lực đòan kết của đảng bị lung lay bằng cách phá hủy mọi quy lệ về các mối quan hệ vây cánh bảo vệ liên kết lẫn nhau bên trong giới chóp bu của đảng, tạo ra ổn định quyền lực cho đảng.
Họ Tập cũng phá nát các ước lệ nhằm ổn định nội bộ đảng. Hơn bốn chuc năm qua, các vây cánh khác nhau trong đảng lúc nào cũng cố duy trì sự cân bằng về nhân sự quyền lực bên trong đảng.
Sau thời kỳ sóng gió trong nội bộ dưới thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã cố dàn xếp mọi tranh chấp nội bộ bằng thỏa thuận chia sẽ quyền hành và quyền lợi giữa các vây cánh bên trong đảng. Họ Tập hoàn toàn đi ngược lại ý chỉ này của Đặng Tiểu Bình ngày trước. Quan niệm của họ Tập là chỉ có vây cánh của ông ta tồn tại mà thôi. Tất cả các vây cánh khác trong đảng phải bị diệt.
Cho nên ngay lúc này, đảng Cộng Sản Trung Quốc ngập tràn gió tanh mưa máu thanh toán thanh trừng trong nội bộ, hàng loạt các tin đồn về đảo chánh, ám sát rộ lên vào đầu năm 2012 khi họ Tập vừa bước lên ngôi, cũng như những tin đồn này lại rộ lên lần nữa vào năm 2014, 2015. Tin đồn, hầu hết là trật- tuy nhiên, các tin đồn này vẫn chứng tỏ có điều gì đó không ổn bên trong nội bộ cầm quyền Trung Cộng.
Sự bình ổn tạm thời của nền chính trị độc tài giúp Trung Quốc tăng trưởng trong thời gian qua đã đến hồi kềt thúc.
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
© Đàn Chim Việt
Source: Breaking Apart the Communist System
————————————————
Gordon G. Chang sanh năm 1951, tốt nghiệp môn Luật tại đại học Cornell, một đại học tư danh tiếng của Hoa Kỳ, thành lập năm 1865. Gordon G. Chang là tác giả của cuốn sách gây nhức cho nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc với tựa đề “The Coming Collapse of China ” (Sự Sụp Đổ Sắp Đến của Trung Quốc.) Hiện Chang đang cộng tác cho hang thông tấn Forbes.
NGÀN NĂM TRUNG HOA
Ngàn năm đất nước Trung Hoa
Biết bao tên tuổi triết gia lẫy lừng
Một thời Khổng Mạnh hào hùng
Một thời Trang Lão tâm hồn phiêu diêu
Sao nay như cảnh chợ chiều
Rập đầu học Mác quả điều thương đau
Đấu tranh giai cấp những ngày
Mũ lừa ai đội còn đâu không hèn
Tôn Mao toàn chỉ lèng èng
Chẳng qua tấc sắt người dân không còn
Phải đành nuôi miệng bán trôn
Nói liều một sách để còn sống lâu
Ôi thôi đất nước quả rầu
Hỏi còn đâu nữa những ngày xa xưa
Lưu Bang, Lưu Bị thành thừa
Hiện thời Đặng, Tập mới người hôm nay
PHƯƠNG NGÀN
(11/5/16)
Lời thơ như thể than thầm
Lương tâm dân trí thăng trầm về đâu?