WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Loretta Sanchez: Lưỡng quốc dân đảng

Ảnh www.loretta.org

Ảnh www.loretta.org

Nữ Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Loretta Sanchez, thành viên cao cấp trong Ủy ban An ninh Nội địa và Ủy ban Quân vụ Hạ viện, đồng chủ tịch và cũng là sáng lập viên Nhóm Làm việc về Việt Nam tại Hạ viện Mỹ (Vietnam Caucus) lại vừa có một hành động biểu thị nghĩa cử cao đẹp đối với tiến trình Dân chủ hóa và Bảo vệ Quyền Con Người ở Việt Nam. Bà khởi xướng bức thư ngỏ gửi Tổng Thống Barack Obama nhân dịp Tổng Thống chuẩn bị sang thăm Việt Nam từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 5 năm 2016.

Tòa Bạch Ốc nói chuyến công du Việt Nam của ông Obama nhằm ‘thăng tiến hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực bao gồm kinh tế, giao tiếp giữa nhân dân hai nước, an ninh, nhân quyền, cùng các vấn đề khu vực và toàn cầu.’
Bưc thư có 20 chũ ký của 20 nhà lập pháp Hoa Kỳ đồng thanh đề nghị ông Obama nêu quan ngại về các vi phạm nhân quyền tiếp diễn tại Việt Nam và thúc đẩy phóng thích tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam cầm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ.

Trong thư ngỏ gửi Tổng thống Obama các dân biểu Mỹ cũng đề nghị ông Obama khi tới Việt Nam dành thời gian thăm gặp trực tiếp giới bảo vệ nhân quyền và gia đình các nhà hoạt động đang bị giam cầm để gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của Hoa Kỳ trong việc cổ súy cho các quyền tự do của con người.

Ngoài ra, thư còn lưu ý Tổng thống đảm bảo rằng Việt Nam phải chứng tỏ nghiêm túc cải thiện nhân quyền trước khi được Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí sát thương.

Áp lực dỡ bỏ lệnh cấm vận này và những chỉ trích về vi phạm nhân quyền Việt Nam được xem là hai khúc mắc lớn nhất đối với ông Obama trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam.

Chính phủ Hà Nội kỳ vọng ông Obama sang thăm với món quà tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí áp dụng từ thập niên 80. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất chính là những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam bị quốc tế lên án lâu nay.

Cuối thư ngỏ gửi Tổng thống Mỹ, giới lập pháp thuộc cả hai đảng ở Hạ viện nhấn mạnh yêu cầu Tổng thống Obama phải công khai rõ ràng điều kiện cần thiết cho mối quan hệ đối tác toàn diện thực thụ giữa hai nước Việt-Mỹ: một đất nước Việt Nam dựa trên các nguyên tắc dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Thư nói làm được điều đó không những đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam mà còn là yếu tố để lịch sử phán xét sự thành công của chính quyền Tổng thống Obama trong bang giao với Hà Nội.

Thư đính kèm danh sách hơn 100 nhà hoạt động, ký giả, blogger đang bị Hà Nội giam cầm chỉ vì thực thi ôn hòa các nhân quyền căn bản mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng trong các Công ước quốc tế, đồng thời yêu cầu Tổng thống áp lực Hà Nội trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm.

Thư có đoạn viết ‘Chúng tôi đặc biệt hối thúc Tổng thống ưu tiên kêu gọi phóng thích những người bảo vệ nhân quyền can đảm đang gánh chịu các bản án dài hạn và bất công như linh mục Nguyễn Văn Lý (8 năm tù) cùng các nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn (8 năm tù), Hồ Đức Hòa (13 năm tù), Đặng Xuân Diệu (13 năm tù), và Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù).

Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức là người thực sự vừa có tài, vừa có tâm, vừa có tầm. Không chấp nhận gợi ý cho di cư sang Mỹ, ông tuyên bố sẽ bắt đầu tuyệt thực từ ngày 25 tháng 5 cho đến chết nếu không được trả tự do để tiếp tục đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền ở ngay quê nhà.

Trao đổi với VOA Việt ngữ, em của nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức nói gia đình ông kỳ vọng Mỹ và cộng đồng thế giới, trong các hoạt động tăng cường giao tiếp với Việt Nam như chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama, sẽ giúp đẩy mạnh nhân quyền để Việt Nam có thể theo chân Miến Điện phóng thích vô điều kiện hàng loạt tù nhân lương tâm bị giam cầm phi pháp và phi nhân quyền. Ông Trần Huỳnh Duy Tân nói:

“Anh Thức không chấp nhận sự bất công hoặc không bình đẳng. Anh sẵn sàng tranh đấu tới cùng để chỉ ra sự sai trái, bất công, lạm quyền. Anh vận dụng luật pháp, các điều luật của Việt Nam và quốc tế để tranh đấu cho lẽ phải. Anh không lật đổ chính quyền, mà anh chỉ chống cường quyền. Gia đình rất mong muốn chính quyền lắng nghe, hiểu anh Thức, trả tự do cho anh và cho tất cả tù nhân lương tâm đấu tranh giống như anh. Chúng tôi cũng mong thế giới và những người dân trong và ngoài nước cùng lên tiếng áp lực chính quyền Việt Nam để họ hiểu điều đó và trả tự do cho những tù nhân lương tâm như anh Thức.”.

Ngày 11 tháng 5 năm 1999, Dân biểu Loretta Sanchez cũng đã từng vận động 27 Dân biểu Hoa Kỳ đồng ký tên trong một bức thư gửi nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tôi khi tôi bị Nhà nước tống giam chỉ vì lên tiếng đấu tranh vì Dân chủ và Nhân quyền.

Bức thư viết:

Ngài Thủ tướng Phan Văn Khải kính mến,

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm tha thiết của chúng tôi về vụ bắt giữ Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang là một nhà Địa Vật lý đáng kính trọng và là một nhà viết văn, đã bị bắt tại Hà Nội vì lý do lưu giữ các tài liệu “chống Cộng sản”.

Thật đáng tiếc, đây không phải là lần đầu tiên Tiến sĩ Giang bị nhà cầm quyền quấy rối vì đã bày tỏ một cách ôn hoà quan điểm của ông ở Việt Nam. Vào tháng giêng năm 1997, ông Nguyễn Thanh Giang đã viết bài “Nhân quyền – Khát vọng ngàn đời”. Bài viết này đã bàn bạc về tính phổ biến của Quyền Con Người và kết luận rằng “Thế giới cần thống nhất hành động vì Quyền Con Người”. Trong tháng ba năm 1997, Tiến sĩ Giang đã bị triệu đến trước ban Văn hoá Tư tưởng Trung ương để “đấu tố”.

Chúng tôi cùng với Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả lại tự do cho Tiến sĩ Giang 63 tuổi. Chúng tôi rất quan tâm vì tự do ngôn luận được Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền bảo vệ và Hiệp ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Công dân bảo vệ và cũng đã được nhà nước Việt Nam ký kết .

Chúng tôi rất muốn có được những thông tin cập nhật về tình trạng của Tiến sĩ Giang.

Cám ơn sự quan tâm của Ngài về vấn đề này.

Chúng tôi mong đợi trả lời sớm của Ngài.
Năm 2000, bà tháp tùng Tổng thống Bil Clinton sang thăm Việt Nam. Một ngày sau khi đến Hà Nội bà gọi điện cho tôi ngỏ ý muốn gặp tôi và một số “đồng chí” của tôi. Hồi ấy vì nhà tôi bị bao vây rất chặt nên tôi đành hẹn bà đến nhà đại tá Phạm Quế Dương ở 21 phố Lý Nam Đế Hà Nội. Không dám gọi điện thoại vì sợ lộ, tôi phải trực tiếp đến mời từng người một. Kết quả chỉ có Trần Độ, Hoàng Minh Chính đến được.

Hồi ấy dám tự tụ tập quanh một quan chức Mỹ được xem là tội tầy đình. Bởi vậy ai cũng đắn đo ngần ngại. Không chỉ trên đường đi mà khi đã ngồi được đàng hoàng trong phòng khách của nhà đại tá Phạm Quế Dương mà tim ai cũng còn đập thình thịch. Tất cả đều như nín thở nghe ngóng sự đột nhập của cơ quan an ninh. Thế rồi, dẫu nóng lòng mong đợi nhưng khi bà xuất hiện chúng tôi đều rất ngỡ ngàng. Loretta dũng cảm quá,. Bà như một kỵ sỹ trên lưng ngựa một thanh gươm dám xông vào nơi gió cát mịt mù. Thật vậy, trước chuyến thăm của Tổng thống Bil Clinton Việt Nam và Hoa Kỳ còn mông lung thăm thẳm. Không ai từ bên này đoán định được đặt chân vào thế giới bên kia, nơi mà ở đấy mình được xem vốn là kẻ thù đã tắm máu phơi xương đồng bào họ thì mình sẽ gặp những gì. Huống hồ đây là cuộc hẹn hò vụng trộm với những người bị họ xem là phản động đang chống lại họ.

Dẫu rất kính nể nhưng khi nắm tay Loretta Sanchez, tim tôi bỗng rung lên nhè nhẹ. Loretta đẹp quá. Một nét đẹp vùa sang trọng Âu Tây, vừa đằm thắm dịu hiền Châu Á.

Tôi bỗng nhớ lại những tình cảm xốn xang khi được tiếp xúc với một phụ nũ nước ngoài ở Hà Nội. Nàng đã hut hồn tôi và để lại ấn tượng không phai. Mãi đến năm tuổi gần tám mươi, khi viết cuốn tự truyện mang tên “Người Đội Số Phận” tôi vẫn không thể không dành cho nàng những dòng còn rất tươi trẻ: “Mấy năm công tác ở Vụ Kỹ thuật Tổng cục Địa chất, tôi là Ủy viên Thường vụ Đoàn Thanh niên phụ trách Tuyên-Giáo, trong đó có nhóm tốp ca nữ tập hợp hầu hết “người đẹp” của cơ quan Tổng cục, kể cả một người sau này là phu nhân của Tổng cục trưởng Phạm Quốc Tường.Nhưng, nói thật, không ai lọt vào tâm tưởng tôi. Bởi vì … tôi đang tương tư Galia. Galia là chuyên gia Liên Xô công tác trong đoàn bay đo từ trường Trái Đất sang giúp ta thành lập bộ bản đồ địa từ trường tỷ lệ 1/200 000 trên tòan lành thổ Miền Bắc. Galia hút hồn tôi đến nỗi mỗi sáng, mỗi chiều tôi cứ đứng đón ở cổng Tổng cục để chiêm ngưỡng nàng. Buổi sáng đón cái gót chân nàng bước xuống từ bậc thềm ôtô. Buổi chiều nhìn qua cửa kính ôtô cho đến khi xe đi khuất. Có lần tôi đã vô kỷ luật “lẻn” vào phòng làm việc của nàng lấy cớ là để trao đổi về tài liệu Địa Vật lý Máy bay. Tiếc rằng trình độ tiếng Nga của tôi hạn chế nên không tán gì được nhiều, trong khi nàng rất lịch duyệt, chuyện tró rất thoải mái, rất có duyên, rất cuốn hút. Hôm liên hoan tiễn nàng về nước, tự tay nàng đã chuốc rượu tôi say đến mức khi ra về, đạp xe đi tôi thấy con đường cứ đung đưa đung đưa. May mà tôi vẫn tỉnh táo đến mức biết bám lấy một bìa đường, vả chăng lúc ấy đã hơn 12 giờ khuya mà Hà Nôi ngày ấy xe cộ còn vắng lắm.

Tôi không làm được bài thơ nào tặng Galia nhưng đã cố học thuộc bài thơ của Pushkin để đọc cho Galia nghe. Sau đây là một đoạn dịch:

VÔ TÌNH

Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau

Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Vô tình anh không nói
Nên đôi mình xa nhau

Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngả
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi

Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau da diết
Vô tình em không biết,
Hay vô tình em quên?

Nỗi buồn anh da diết,
Lẽ nào em lại quên!”
Tôi đã dông dài vượt hơi xa chủ đề bài viết nhưng xin cho tôi lạm dụng gián tiếp thổ lộ những cảm tình rất sâu kín bấy lâu với vị nữ dân biểu Hoa Kỳ rất khả ái và khả kính. Toàn dân Việt Nam rất sủng ái bà, vì Loretta Sanchez thực lòng yêu Việt Nam. Bà từng tự xưng mình là người con gái của cộng đồng Việt Nam và đã tận lực tận tâm vì Quyền Con người Việt Nam. Bà không chỉ là Dân biểu Hoa kỳ mà cả Việt Nam.

Mong sao Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thực lòng vì đất, và biết thương yêu nhân dân Việt Nam được như Loretta Sanchez.

Hà Nội ngày 22 tháng 5 năm 2016

2 Phản hồi cho “Loretta Sanchez: Lưỡng quốc dân đảng”

  1. Lan says:

    Mong Ngân được như Loretta? LOL… Cụ tác giả này già nua lẩm cẩm hay khổ quá hoá… mơ màng? Loretta được dân Mỹ bầu lên qua những vòng tranh đua, tranh tài công khai thẳng thắn đầy thử thách… Còn em Ngân được cái tướng õng ẹo và ăn mặc như phường tuồng của cụ, ai bầu? Phong Loretta là “dân biểu Việt Nam” thì cũng được, nhưng không cùng một guộc với cái cuốc hủi xã nghĩa Ba Đình của cụ đâu nhé, như thế là vô tình sỉ nhục người ta đấy!

  2. kimkiến says:

    Thật ra chẳng có gì mà NTGiang ca gơi bà Sanchez dử vậy .
    Cư nghe như vua VN phong lưỡng quốc Dân (không phai trang nguyên ) cú như vua Việt phong cho bà Mỹ (góc Mể) nay lại thêm nước Việt nam dân chủ cộng hòa nữa a thỉ phải là tam quốc dân mói phải ,,,
    Thật ra bà ta chĩ làm trọn bổn phận của một dân biểu ,nhưng bà ta sắc sảo bắt mạch những v.đ thời sự ở Vn mà CĐ Việt TN trên đát Mỹ quan tâm làm vừa lòng dân việt mà KIẾM PHIẾU thôi!
    Nhưng bà ta dù sao cũng trợ gúp tới người TNVN,,,
    Cho nên kỳ này bỏ phiếu cho bà ta là hợp nhân tình thế thái nhất,
    Riêng cá nhân tồi ,lần nào bẩu của có tên bà ra ứng cư ,tôi dều bỏ phiếu cho bà,,,và sẻ vẫn bỏ phiếu cho bà vì không ai xứng đáng hơn LORRETTA SANCHEZ .!
    (kk)
    tb/Tôi cuũng bở phiếu cho Madison Nguyễn vì đây là con người trẻ VN đã từng làm việc trong GD ,TTC (nghi viên và phó thị trưỡng ) .Chọn người có kinh nghiwjm hơn là chọn kẻ thât bại hay mỵ dân Việt dỏm …
    (kk)

Leave a Reply to Lan