WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Festival Huế: Lịch sử được phục hiện như đồ…giả!

Múa kiếm diệt giặc, tay đeo… đồng hồ điện tử

Trong chương trình Festival Huế 2010 có màn trình diễn đặc sắc: Tái hiện thủy chiến oai hùng của thủy binh thời Chúa Nguyễn. Hàng ngàn diễn viên với cả một rừng màu sắc được dàn dựng một cách công phu, hoành tráng chứng tỏ những nhà thiết kế, đạo diễn đã nỗ lực rất nhiều! Tuy nhiên, cảm giác chung của khán giả thì cái gọi là phục hiện lịch sử ấy nó giông giống với một vở tuồng chứ không phải là hiện thực lịch sử của cha ông.

Trước hết, phải thống nhất rằng lịch sử sẽ không còn là lịch sử nữa nếu chúng ta tùy tiện sắp đặt và dàn dựng một cách phi lý. Vi phạm nguyên tắc này thì mọi chương trình sẽ trở thành “đồ giả” tẻ nhạt và nhàm chán. Chẳng hạn, người xem phim “Thăng Long đệ nhất kiếm” đã phải cười vỡ bụng khi thấy các “kiếm sĩ” múa kiếm diệt giặc Thanh mà tay lại đeo đồng hồ điện tử!

Nói một cách khác, tính chân xác của lịch sử càng cao bao nhiêu thì chương trình càng lôi cuốn và hấp dẫn bấy nhiêu. Ngược lại, nếu lịch sử chỉ được sự phục dựng một cách sơ sài, hời hợt kiểu tùy hứng, phi lý của đạo diễn thì làm sao Festival trở nên đặc sắc, riêng biệt?

Các thủy binh thời Chúa Nguyễn đã từng làm cho “hải quân nhiều nước phương Tây phải khiếp nhược” (lời dẫn của MC Trần Thu Hương) có lẽ đã buộc người xem phải giật mình về tính quá lời của nó. Minh chứng rõ nhất là chưa thấy cuốn sử sách nào khẳng định rõ rệt điều này.

Sự hồ nghi tăng thêm khi thấy rằng tại sao thời các Chúa Nguyễn – cụ thể ở đây là bắt đầu từ năm 1635, khi Chúa Nguyễn Phúc Lan quyết định chọn Huế làm kinh đô, lại có thể ăn mặc lòe loẹt với đủ kiểu trang phục xanh lam, xanh lục, đỏ, tím, vàng, nâu, tía, hồng, chàm… như thế? Làm gì có chuyện thủy quân Việt Nam nghèo lại có thể “giàu có” quá mức và quá “lố” về trang phục?

Rất nhiều diễn viên nữ nhưng không ít cô đeo kính cận làm cho người thưởng lãm có cảm giác lịch sử đang bị đánh lừa. Ít nhất, thời đó chưa có (nếu không muốn nói là không có) các cặp kính cận sang trọng đến mức ấy. Nó làm chúng ta nhớ đến nền văn minh thời cao tốc: Giàu có quá mức so với thực tế của đất nước, cha ông.

Ngoài sông, khá nhiều thuyền “chiến” đậu và tất cả đều giương cao những lá buồm lớn hình vuông. Có đời thuở nào thuyền cặp bến rồi mà buồm không hạ lại hay không? Nếu biện minh rằng đó là cảnh đoàn thuyền đang tiến đến thì lý giải ra sao cái vụ đại bác (tức pháo hoa) bắn, nhưng nền nhạc lại cứ đều đều, dật dờ chẳng giống với chiến trận một chút nào?

Thao diễn thủy binh thời các Chúa Nguyễn (Nguồn: Huefestival.com)

Thao diễn thủy binh thời các Chúa Nguyễn (Nguồn: Huefestival.com)

Tái hiện hay coi thường lịch sử?

Đạo diễn chương trình đã bất chấp lịch sử khi “mặc” cho “Chúa” trang phục là hoàng bào (!) Đó là màu áo của riêng nhà vua và chỉ có vua Lê mới có quyền mặc nó chứ Chúa Nguyễn chẳng “dại gì” (và không dám) ngạo ngược đến như vậy. Không một vị chúa nào lại dám ngang nhiên phạm tội khi quân trừ phi tự mình xưng vương.

Đó là chưa nói chuyện chính các sắc màu phản cảm, phô trương đã làm giảm hẳn tính chiến đấu, sự hào hùng của lực lượng thủy binh. Lẽ tất nhiên, chẳng có thủy binh nào lại mặc áo quần màu vàng hay màu hồng! Đó là màu của khuê phòng (và chỉ có hoàng tộc) trong chốn thâm cung, bí sử.

Thủy binh hay bất kỳ đội quân nào thời phong kiến đều có quy định nghiêm ngặt về trang phục. Các nhà tổ chức có biết điều đó hay không? Huế có rất nhiều nhà sử học nghiên cứu về thời trung đại của Việt Nam. Không hiểu các nhà tổ chức đã chọn những ai làm cố vấn về trang phục hay cứ tùy tiện, ưa chi làm nấy, sao cho lóa mắt người xem là được? Nhầm lẫn này về lịch sử đã làm giảm đi rất nhiều những ý nghĩa, thực tế của hai chữ “phục hiện” (hay phục dựng, tái hiện).

Tái hiện lại lịch sử theo cách như trên thực chất là coi thường lịch sử. Thời các Chúa Nguyễn lam lũ, nhọc nhằn lắm; chẳng có ai đủ tiền, đủ của để ăn mặc như vậy đâu. Chương trình không “nói” rõ đây là trích đoạn hay trường đoạn nào trong hàng trăm năm của Chúa Nguyễn.

Bởi người xem thấy là phần thao diễn trên bộ có rất nhiều người lính vác súng trường nhưng đến khi xung trận thì lại chỉ có giáo, kiếm mà thôi? Lẽ ra nếu các khẩu súng tây phương đó có xuất hiện thì cũng phải để chúng vào những cảnh sau cùng.

Thao diễn (gần giống với tập trận như cách gọi thời nay) phải càng thực càng tốt chứ chỉ có hàng đoàn thuyền độc mộc đi qua đi lại thì buồn tẻ lắm. Nếu suy rộng ra thì những con thuyền độc mộc có mạn thuyền thấp như thế (chúng là những “diễn viên” chính), làm sao đủ sức để khiến hải quân phương Tây bạt vía, kinh hồn?

Về sáng tạo nghệ thuật trên nền lịch sử, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng thời của các Chúa Nguyễn phải khác so với thời các Vua Nguyễn. Đây là điều đạo diễn chương trình đã “quên”. Ăn mặc, phong cách, nghi lễ – cái gì cũng giống y chang nhau thì còn gọi để phân biệt hai thời vua – chúa làm gì?

Rất mong những ý nghĩ chủ quan của người viết bài này được các nhà tổ chức Festival rút kinh nghiệm để cho những lần sau, lịch sử sẽ được tái hiện giống như là nó đã xảy ra. Có như thế thì Huế mới là Huế.

Hàng vạn du khách muốn nhìn thấy Huế của ngày xưa nó ra làm sao chứ không phải là cái ngày xưa ấy được ngày nay chế biến theo khuôn mẫu Game online! Nếu lịch sử chỉ là “đồ giả” thì chỉ nên gọi đó là vở kịch hóa trang chứ không thể liều lĩnh gọi là “tái hiện” lịch sử. Đó là nguyên tắc. Vi phạm sự trung thực của lịch sử tức là chúng ta đã làm giả lịch sử đến hai lần.

Nguồn: Tuanvietnam.net

6 Phản hồi cho “Festival Huế: Lịch sử được phục hiện như đồ…giả!”

  1. nguyenha says:

    Trong lịch sử Văn-hóa DCS-VN,chưa có triều dại phong kiến náo bị phỉ-báng, mạt-sát, chửơi-rủa thậm tệ bằng triều-dại nhà Nguyễn. Ấy thế mà hôm nay triều Nguyễn lại “hiện về” với dầy dủ Lễ-hôị” vang bóng
    một thời’. Người dựng cảnh không ai khác hơn, cũng chính những người CS!! Làm sao không giả dược.! Những người CS và ngay cả con em chúng ta cũng biết một cách “mù-mờ”về triều Nguyễn, ngòai những chuyện kể dầy tôị-ác, bán nước…nhan nhãn trên sách vở, báo chí. Cũng khó dể có một Festival thu phục dược mọi người,khi chính những người Tổ-chức thiếu hẳn chữ TÂM.

  2. Vũ Duy Giang says:

    Festival Huế là do Pháp bầy đặt ra,vì trong”đầu người Pháp thường có 1 ông vua nằm ngủ”(Dans chaque Français,il y a un Roi qui sommeille!).Nghĩa là Pháp là dân”bảo Hoàng”,nên Bải Đại(vua cuối cùng của triều đình Nguyễn Ánh)khí lấy bà”Ô sìn”Pháp,là người đã có công và tiền để nuôi BĐ(rất nghèo khổ vào cuối đời phải sống nhờ wellfare của Pháp,và đi khai chượng tiệm ăn VN ở Pháp để lấy tiền!) cho đến khi BĐ chết, nên đã được BĐ phong cho làm”công chúa Vĩnh Thụy”(Princesse Vinh Thuy)!Trong lịch sử VN,chỉ có vua nhà Hồ,và nhà Nguyễn dời Đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa(có thành nhà Hồ),và Huế,nên đã mất nước cho Tầu(thời nhà Hồ),và Pháp(thời nhà Nguyễn).Nguyễn Ánh cũng đã”cõng rắn,cắn gà nhà”khi cầu cứu triều đình Pháp viện trợ súng ống,và cho các”cố vấn”quân sự qua dậy dỗ quân lính nhà Nguyễn để đánh thắngTây Sơn(sau khi Nguyễn Huệ chết bệnh
    rồi cho quân lính đào mồ Nguyễn Huệ để lấy sọ đầu làm đồ cho vua Nguyễn tiểu tiện,còn bộ xương thì nghiền nát thành bột để pha vào thuốc súng bắn đi,không cho người VN thờ phụng nữa.Cuối cùng thì vua quan nhà Nguyễn cũng dần dần”cắt đất,nhượng biển”(bắt đầu bằng khu vực được gọi là”Tây cống”, mà Tầu Chợ lớn đọc ngọng là”Sây goong”,hay”Sài gòong”)cho thực dân Pháp đến bảo hộ toàn bộ bán đảo”Trung Ấn”(Indo-Chine),mà có người dịch nhầm là Đông dương(biển Đông!). Như vậy cũng gần giống như CSVN đang”cắt đất,nhượng biển”cho”tầu lạ,Tầu quen,tầu nào vẫn là Tầu cả”!

  3. NAM VIỆT says:

    Noi Tom lai la khong the trach duoc vi day la thoi dai do deu ma

  4. backy says:

    Ong HVT viet dung qua roi, dau can “vach la”, “boi long” gi , “sau” , “vet” day ca ra day. Chi co dieu, nguoi co kien thuc hieu biet va tran trong lich su that su thi moi nhin thay sau va len tieng. Con nguoi nong can, kem coi thi co de con sau ngay truoc mat thi cung van nghi day la hoa la buom…

    Thuc ra nhung dip nay cung la de cac xep o cac ban nganh van hoa xa hoi kiem chac chut chao (xau ho ma noi, toi cung da tung la nhung nguoi nhu the), nhung cai “dau tom” nay (nhieu khi con khong phan biet duoc ai la Nguyen Hue ai la Quang Trung) chi nghi lam sao tao ra va dut tui nhung % chenh lech giua “duyet chi” va “thuc chi”, tao cac hoa don de hop thuc so chenh lech giua cac phieu thu tu quang cao, ho tro tu cac doanh nghiep va cac phieu chi nop len tren (khoan nay moi ngon a nghen, co khi kiem ca 50% vi co su thoa thuan chia chac cua ca nguoi nop lan nguoi nhan)… Ho dau can quan tam den chat luong the nao, nen duoc nhu the cung la tot lam roi. May phuoc lam roi.
    Neu ong HVT la nha giao va chi chuyen tam vao nghe giao, nghien cuu… thi ong ay khong du “trinh do” de hieu cac manh khoe kiem tien dang nay dau.

    • TaTon says:

      BắcKầy chuá đễu, biết ”rầu” cha
      Xưa nay mánhkhoé, chuyện thường mà!
      Ngay cả ”thánh, thần” còn buôn bán…
      Chuá già có giá cũng nhờ ma!!!

      Con cậy vào cha,
      Cha nhờ ma…

      TaTon biết kwá mà!

  5. TaTon says:

    Những trò ”vạch lá tìm sâu,
    Bới lông tìm vết”…thui biết ”rầu”, bỏ đi!!!

    Thương ai, thương cả đường đi,
    Ghét ai, ghét cả tông ty họ hàng!!!

    Chén wá, chén wá…

Leave a Reply to TaTon