WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cũng góp đôi lời về tình hữu nghị

Đặc trưng của nhà nước toàn trị là tuy nó kiểm soát tư tưởng, nhưng nó lại không xác dịnh dứt khoát tư tưởng ấy là gì. Nó đưa ra một số tín điều không được tranh cãi, nhưng các tín điều ấy lại thay đổi hàng ngày. Chế độ cần tín điều vì cần các thần dân phục tùng một cách tuyệt đối, nhưng nó không thể không thay đổi theo các nhu cầu của tầng lớp nắm quyền. 

George Orwell 

Nowy obraz

Tới bây giờ tôi mới biết là đã có thời mà người Hà Nội được nghe Liên Xô và Trung Cộng chửi nhau bữa một:

Lúc bấy giờ ta cho hai ông anh trong phe tiếp âm, Bờ Hồ có thể nói là tổng phát hành của hai đài. Dân có thú giải trí duy nhất rẻ và mát là ra ngồi nghe hai ông anh tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau…(Trần Đĩnh. Đèn Cù I, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Tôi cũng có “cái thú giải trítương tự vào những ngày hè (năm 1987) ở thành phố Sisophone, Cambodia. Từ đây, tôi nghe được rất rõ cả hai đài Hà Nội và Khmer Đỏ phát thanh bằng tiếng Việt.

Cả hai cũng “tự khen tài giỏi rồi bắt đầu chửi nhau” ra rả suốt ngày là “bọn phản động.” Theo đài phát thanh thứ nhất thì thủ phạm gây ra cảnh chiến tranh điêu tàn diệt chủng cho dân tộc Cao Miên chính là bọn phản động khát máu Pol Pot và Ieng Sari, tay sai của bọn giặc bá quyền Bắc Kinh. Còn theo đài phát thanh thứ hai thì tập đoàn lãnh đạo phản động Hà Nội, tay sai của quan thầy Liên Xô, mới là thủ phạm gây ra một nước Kampuchea đau thương và tang tóc.

Lịch sử rồi cũng sang trang. Khmer Đỏ đã tan hàng. Nhà đương cuộc Hà Nội thì hết hung hãn từ lâu, và hiện đang mỗi lúc một thêm nhũn nhặn trong vòng tay anh bạn Trung Quốc vỹ đại. Hai nước Trung/Xô cũng không còn hục hặc.

Nowy obraz (1)

 

BBC lại vừa loan báo một tin vui: “Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.

Tình cảm giữa các nước anh em XHCN (xa xưa) bỗng trở nên mặn mà, và nồng ấm thấy rõ. Thế giới vô sản lại trở nên đoàn kết như chưa thể hề có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra ráo trọi.

Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm nhưng chỉ riêng nhà văn Nguyễn Đình Bổn thì không. Ổng buồn lòng thấy rõ, và phàn nàn quá xá:

Tuyên bố này quả đã xát muối vào lòng dân Việt, nhất là những người sinh ra tại phía bắc tổ quốc, những người từ lâu xem nhà nước Liên Xô là thần tượng và khi nhà nước đó sụp đổ cái quán tính dai dẳng đó vẫn làm họ tiếp tục “yêu mến” Putin sau này.

Với những người sinh ra và lớn lên tại phía Bắc, từ người bình dân cho đến người có học, gần như suốt một thời gian dài, họ chỉ được dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu…

Bẽ bàng! Đúng là quá bẽ bàng! Nó giống như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa, khi mà lòng yêu vẫn còn tràn đầy trong tim, sau đó tặng thêm vài lời thô bỉ rồi quay ngoắt đi cùng một cô gái khác giàu có hơn!

Kể thì cũng có hơi bẽ bàng (chút đỉnh) và chỉ “hơi” thôi, chớ nói là “quá bẽ bàng” thì tui e là không hoàn toàn đúng. Tui cũng vô cùng lấy làm tiếc là đã không thể chia sẻ với nhà văn Nguyễn Đình Bổn về cách so sánh (“như một cô gái bị người yêu giáng cho một bạt tai nảy lửa”)của ông:

Theo tôi thì đây là một cái tát của một thằng ma cô dành cho một con mụ thập thành, chứ chả phải là cô gái nhà nhà lành (vừa) bị người tình vũ phu phụ bạc. Có phải lúc nào người dân miền Bắc cũng được Đảng Nhà Nước “dạy về một Liên Xô hùng mạnh, bất khả xâm phạm, một nền văn hóa Nga rực rỡ, một đất nước tươi đẹp, những con người nhân hậu” đâu?

Cũng có bữa đực, bữa cái; lúc này, lúc khác đấy chứ:

Khi Việt Nam kịch liệt lên án Liên Xô, chị Nona người Nga, giáo sư đại học ở ta, vợ Nguyễn Tài Cẩn, mấy lần mếu máo bảo tôi là đi đường chị vẫn bị người lớn trẻ con ném đá, và chửi “đ. mẹ con xét lại!” Dân Việt Nam say mê chính trị lắm, mà thể hiện chủ yếu bằng gạch đá và chửi tục, chị nói.

Nhân Nona nói đến gạch đá tham gia chống xét lại, tôi hi chị có biết quân đội 12 nước xã hội chủ nghĩa đá bóng với nhau ở Hà Nội hồi sắp ra Nghị quyết 9 không. Nona nói có, có nghe. Bảo kinh hoàng lắm.

Tôi nói chính tôi chứng kiến. Tôi cùng ngồi xem với Trần Đức Hinh cục trưởng điện ảnh và Khánh Căn, báo Nhân Dân, sau này thông gia với Tố Hữu. Hôm ấy quân đội Liên Xô đấu với ai đó, tôi không nhớ – hình như Anbani

Dần lại thấy có những bị cói và sọt đan kín phủ báo ở chân mấy người xem gần chỗ chúng tôi. Thì ra đựng đầy đá củ đậu. Trận đấu bắt đầu được chừng mười lăm phút, người xem ở khắp bốn phía sân vân động thình lình nhất tề nhè vào cầu thủ Liên Xô ném đá tới tấp. Ba chúng tôi kinh ngạc. Khánh Căn nói phong trào quăng đá này nhất định là phải có tổ chức từ trên rồi.(Trần Đĩnh. Đèn Cù II, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Ôi, tưởng đâu và tưởng ai, chớ từ trên thì còn có nhiều vụ ngu xuẩn hơn nhiều. Sau khi ném đá củ đậu vào “bọn xét lại Liên Xô,” trên lại có sáng kiến độc đáo là ghi đích danh “bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược” vào hiến pháp cho nó khỏi quên. Đã thế, rồi còn giận cá chém thớt một cách rất tiểu nhân và bất nhân nữa:

Sáng sớm ngày 9 tháng 4 năm 1979, phòng tổ chức mời vợ tôi lên. Cuộc gặp mặt gồm Bùi Đình Phảng, bí thư đảng ủy, Nguyễn Đình Mão, phó bí thư kiêm bệnh viện phó, Nguyễn Gia Hòa, đảng ủy viên, trưởng phòng Tổ Chức Hành Chính cùng một số nhân viên …

Sau vài lời rào đón, Nguyễn Đình Mão bảo vợ tôi :

Việt Nam và Trung Quốc đã xảy ra chiến sự, Chúng ta đang chống quân bá quyền, bành trướng Trung Quốc. Chị là người Việt, nhưng chồng chị là người Hoa. Chúng tôi đang giải quyết anh ấy nghỉ chế độ mất sức. Còn chị muốn tiếp tục công tác, chị phải làm đơn ly dị và trả lại 3 cháu cho anh ấy, nộp cho chúng tôi.

Vợ tôi bàng hoàng … Thấy vợ tôi im lặng, trưởng phòng tổ chức Nguyễn Gia Hòa an ủi:

Chúng tôi muốn giúp đỡ, cho chị lối thoát chứ không có ý gì khác.(Lâm Hoàng Mạnh. Vui Buồn Đời Thuyền Nhân, Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia: 2011).

Cũng theo cung cách “giúp đỡ” này mà trên đã đứng ra tổ chức những chuyến vượt biên để cho những gia đình người Hoa có “lối thoát” thân:

Cuối thập niên 70 cùng với những ghe vượt biển mong manh còn xuất hiện những thuyền nhiều tầng được Công an Biên phòng hộ tống ra tận cửa biển, do chính nhà nước đứng ra tổ chức dưới tên gọi Vượt biên Bán Chánh thức. Với chính sách bài Hoa, chính quyền muốn triệt tiêu “đội ngũ Hán gian” nhưng trong thực tế là những gia đình Hoa kiều đã sinh sống nhiều thế hệ trong Chợ Lớn và có cả những thanh niên Việt mua khai sinh Tàu để ra đi.

Giá trung bình là 12 lượng vàng cho người lớn và 7 lượng vàng cho trẻ em, cùng hai trăm đồng “cụ Hồ” cho thị thực khai sinh ma. Ðóng cho chủ tàu và công an thị xã điểm xuất phát. Chuyến tàu MT-603 khởi đi từ Mỹ Tho đêm 29 rạng 30 tháng 5-1979 chứa 405 thuyền nhân đã đâm vào bãi ngầm Trường Sa bốn ngày sau đó. Ngày 21 tháng 6-1979 khi được Hải quân Phi Luật Tân cứu đưa vào hải đảo Liminangcong, điểm danh còn đúng 285 người. Tôi ở trong số những thiếu niên đi chuyến tàu này, ghi lại dưới dạng tiểu thuyết. (Trần Vũ. Biển San Hô, Tuần Báo Trẻ, Dallas, Texas: 2015).

Đó là chưa kể “những chuyện độc ác đếu giả như lấy vàng bạc của người ta xong lại cho tàu đuối theo xả súng giết chết hết hay đục thuyền cho đắm. Chính con rể tôi nói đơn vị anh đã đi vớt thuyền nhân bị đắm tàu ở ngay tại bên kia cầu Sài Gòn, thường chờ cho qua phao zê-rô mới rút nút, vâng, đục thuyền ra cắm nút vào rồi đến lúc sẽ rút nút ra, nhưng lần ấy đem rút sớm quá, xác người nằm san sát nhau trên sông như củi rều vậy.(Đèn Cù II, sđd, trang 92).

Ấy thế mà không bao lâu sau trên lại mặt dầy, mày dạn lục tục kéo nhau sang Tứ Xuyên để dự Hội Nghị Thành Đô, rồi chữa hiến pháp để đổi lấy một liều thuốc an thần có tên là Bốn Tốt & Mười Sáu Chữ Vàng.

Ảnh: RFA

Ảnh: RFA

Chả ai được biết nội dung và những thoả thuận (hay thoả hiệp) của hội nghị này nhưng ai cũng rõ là Hà Nội đã không nhận được vàng (thật) như mong muốn. Thế nên trên lại quay ra ve vãn “những thế lực thù địch phương Tây” để có thể được vay vốn ODA, được dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế, và cấm vận vũ khí sát thương … nhưng mồm vẫn cứ lu loa: Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông.Văn hóa tương đồng.Vận mệnh tương quan.

Với cái tính bữa đực/bữa cái, và cái thói lá mặt/lá trái như thế thì bị chúng “giáng cho những bạt tai nẩy lửa” là phải (giá) chứ có oan ức có oan ức gì đâu mà kêu than là “quá bẽ bàng!

© Tưởng Năng Tiến

5 Phản hồi cho “Cũng góp đôi lời về tình hữu nghị”

  1. nguyen ha says:

    Ai củng “chê” TT Deterte của Phi về kế hoạch diệt ma-túy. Thế nhưng vừa rồi Duterte lại “đồng ý” quan điểm của Tòa Tối cao của Phi : ” bán chủ quyền đất nước phải bị Luận tội” .Duterte còn nhấn mạnh vị Thẩm phán phát biểu câu đó là đúng !! Đem đất nước “bán mà ăn”, nhưng ở VN không-ai-có-tội-cả ! 3
    khuôn mặt bán nước cụ thể : PVD-Đổ Mười -Nguyện v Linh ,nhà nước Vn không ngừng Vinh danh !!
    Có đất nước nào như thế không,hở bà con ??

  2. đỗ bù says:

    Bây giờ đây,nhân dân thế giới có thể khẳng định là phe Cộng sản càng phát ngôn,càng thúi rùm.Tổng thống Putin đứng về phe tq bảo là không chấp nhân phán quyết của tòa án quốc tế về biển đông[một trong những cái thúi] Tâp cận bình thì bảo biển đông thuộc tq từ xa xưa[cái thúi thừ 2].Phùng quang thanh thì nói nhân dân chống tq thì nguy hiểm cho dân tộc!?!?.Tổng bí thư miệng thúi trong lú nói biển đông vẫn yên ổn!? Giữ nước từ xa.v.v…?Hoặc tổng bí thư phải là người miền bắc,phải biết ” ní nuận”Tổng kết lại ,thì Trọng lú phát ngôn thúi nhất,phành quang thung thúi thứ nhì rồi lần lượt các đỉnh cao trí tệ khác.Nhưng tựu trung lại,Cộng sản phát ngôn là thúi.Càng nói càng thúi!

    • CS fúc ngôn says:

      Đỗ bù nói như vậy coi chừng Đỗ Đù cho là cực đoan đó.
      Phải nói người cs fuác ngôn có mùi thơm như trong…….lăng của bác Hồ!

  3. Nguyễn Kim Nên says:

    Cũng đúng đấy. Việt cộng thì mặt dầy hơn con đượi, tráo trở hơn thằng ma cô. Nhưng tác giả Tưởng Năng Tiến cũng nên biết là đàn anh Tàu cộng mới là người khai sinh ra “4 tốt, 16 chữ vàng”. Và cũng chính là kẻ hay lu loa “Sơn thủy tương liên. Lý tưởng tương thông.Văn hóa tương đồng.Vận mệnh tương quan” nhưng hành động thì luôn muốn tiêu diệt dân tộc Việt. Hội nghị Thành Đô cũng là sáng kiến của Tàu cộng do đã mất hết đồng minh cộng sản, muốn thu phục lại kẻ cựu thù Việt cộng sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Đó cũng là sự hợp tác của 2 con điếm chính trị chớ đâu phải của riêng thằng Việt cộng ?

    Tất cả những gì Tàu cộng làm với Việt cộng cũng chỉ là phục vụ cho quyền lợi đại Hán của Tàu cộng . Tàu cộng cũng phản phé Liên Xô bằng cách tuyên truyền “chống xét lại” rầm rộ. Lại còn tiến hành cuộc chiến vớ vẩn vượt sông Hắc Long Giang đánh bất ngờ quân đội Xô Viết, chết vài trăm lính Tàu, lính Liên Xô, đánh vài ngày rồi rút quân … để làm gì ? chỉ để chứng minh với Mỹ là Tàu quyết chống Liên Xô. Tàu cộng cũng lợi dụng thằng Khmer đỏ để khuấy Việt Nam rất tàn bạo. Như vậy thì “con đượi” VN đi theo thằng đàn anh khác cũng có lý do chứ ?

    Tưởng tác giả có vẻ rất cay đắng cho Tàu cộng? Sao không cay đắng cho số phận dân VN không may, lỡ cơ hội phục hồi dân chủ khi Liên Xô sụp đổ vào đầu thập niên 1990, vì Tàu cộng lại đỡ đầu cho thằng Việt cộng? Té ra cái gốc Tàu của Tưởng lại nặng hơn cái tinh thần (lẽ ra) yêu tự do dân chủ của 1 người đã sống ở thế giới tự do (VNCH và Hoa Kỳ) lâu năm.

  4. ĐẠI NGÀN says:

    Ý NGHĨA CỦA LÃNH ĐẠO CHÍNH TRỊ

    Lãnh đạo chính trị là lãnh đạo toàn dân, lãnh đạo đất nước. Như vậy lãnh đạo này phải dồn vào cho một người chịu trách nhiệm trước lịch sử chung mà không thể chỉ thủ công theo cách tập thể cuối cùng không có ai chịu trách nhiệm hết.

    Kiểu làm việc theo tập thể là kiểu làm việc cụ bộ theo cách ở nông trường, công trường, hay nhóm lao động tay chân theo cách thủ công nào đó. Tuy vậy tối thiểu vẫn phải có một tay cai thầu, cai thợ chỉ huy, nếu không cũng loạn hết. Nhưng một đất nước thì không phải chỉ rặt những người lao động mà bao gồm mọi thành phần trí tuệ lẫn tài bộ khác nhau. Đó chỉ là lẽ tự nhiên khách quan trong lịch sử.

    Chính bởi vậy người lãnh đạo đất nước trước hết phải có tâm, có tài, có đạo đức, có năng lực làm việc hữu ích cho toàn thể đất nước không phải chỉ cho ích lợi cụ bộ hay riêng biệt nào. Do đó người lãnh đạo phải được toàn dân bầu lên một cách công khai, đúng đắn, đó là nguyên tắc chính trị tự do dân chủ phổ biến và hữu ích mà nhiều thế kỷ qua khắp nơi trên thế giới đều theo như thế. Và lãnh đạo cũng phải theo nhiệm kỳ để lượng định năng lực cũng như để chờ đợi những người khác tài năng hơn lên thay thế trong nhiệm kỳ bầu cử khác.

    Lãnh đạo đất nước cũng không phải chỉ trong thời bình mà phòng cả thời chiến, thời hổn loạn. Thời bình thì lãnh đạo kinh tế chính trị, lãnh đạo chính sách văn hóa xã hội. Thời loạn, thời chiến thì có thể điều khiển được quân đội, lực lượng quân sự để chống xâm lược và bảo vệ an ninh đất nước. Chính tài năng và trách nhiệm lịch sử cá nhân riêng mới đáp ứng được hiệu quả tất cả mọi điều đó.

    Nhưng ở các nước cộng sản xưa nay lại hoàn toàn khác. Tất cả mọi cái đều phải tập thể và lãnh đạo cũng phải lãnh đạo tập thể. Kết qua luôn chỉ là cá mè một lứa, không ai trội vượt hay được quyền trội vượt lên trên ai cả, mà chỉ tập thể mới quyết định, và thậm chí tài năng và trách nhiệm lịch sử của cá nhân cũng không ai có, do đó mọi người chỉ núp bóng nhau, đùn đẩy nhau, và xã hội luôn chỉ xoàng xỉnh cũng như lịch sử chỉ luôn tầm thường.

    Lãnh đạo kiểu ấy người ta gọi là lãnh đạo theo cách phong trào. Tức dân ở dưới hoàn toàn mù tịt về mọi phương diện, chỉ lãnh đạo nói sao hay bảo làm sao đều nhất nhất phải làm như vậy, không thể có ý kiến hay quan niệm gì riêng. Do đó chính trị luôn luôn xoay chiều theo chong chóng. Khi vừa ủng hộ cái này thì đã xoay sang ủng hộ cái khác, khi vừa theo hướng này đã liền xoay sang hướng khác. Không thể ai có lập trường riêng hay ý kiến riêng chính đáng gì cả. Tức chỉ theo hoàn cảnh và áp lực bên ngoài quyết định, không ai có chủ tâm tự do độc lập hữu lý riêng vì các lợi ích chung nào hết. Thật sự kiểu chế độ toàn trị từ trên xuống dưới đều như thế, tức chỉ như một đám quần chúng tạp nhạp vào khuôn phép mà không còn là công dân hay lãnh đạo nhân dân gì nữa.

    Tất cả mọi điều đó đều bắt nguồn sâu xa từ lý thuyết đấu tranh giai cấp của Mác, từ quan niệm kinh tế xã hội tập thể mọi mặt của thuyết mác xít, từ kiểu lãnh đạo quần chúng theo lối tập thể và tổ chức toàn diện của Lênin kết hợp vào mà ra, không cần biết yêu cầu khách quan của xã hội, nguyên tăc khoa học của lịch sử là gì nữa cả. Tính chất kỳ quái của học thuyết Mác chính là như thế. Nên dẫn tới hiện giờ là Liên Xô và khối Đông Âu cũ đã sụp đổ và tan rã, nhưng các nước cộng sản còn lại cũng cứ loay hoay hoài không biết có phương hướng gì về đâu cả thảy.

    Kết luận cuối cùng, tuy bao nhiêu thế hệ lãnh đạo từ đầu tiên đều không ý thức được trách nhiệm lịch sử riêng của mình, nhưng không ý thức không phải trách nhiệm lịch sử riêng của bản thân họ đối với đất nước và xã hội là hoàn toàn không có. Đó tức là uy tín hay giá trị của họ thế nào thì sau này các thế hệ đến sau và toàn thể lịch sử tương lai đều ghi nhận, phân biệt, đánh giá và kết luận hết. Được quyền năng một thời, được vinh quang hình thức, giả tạo một thời, nhưng trách nhiệm lịch sử muôn đời thì không tránh khỏi, đó chính ý nghĩa của lãnh đạo chính trị đói với cả dân tộc và đất nước là như vậy.

    THƯỢNG NGÀN
    (12/10/16)

Leave a Reply to đỗ bù